1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

35 3,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3 LỜI CẢM ƠN 4 PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Tình hình nghiên cứu 6 3. Mục tiêu của đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu 6 3.1. Mục tiêu 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Nội dung nghiên cứu 7 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 7 7. Phương pháp nghiên cứu 8 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM 9 1. Quản trị văn phòng (office management) và ngành quản trị văn phòng 9 1.1. Quản trị văn phòng 9 1.2. Ngành Quản trị văn phòng 10 2. Việc làm (job, career) 10 2.1. Khái niệm việc làm 10 2.2. Phân loại việc làm 11 3. Việc làm thêm (parttime jobs) 11 CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG 13 1. Thực trạng về việc làm thêm của sinh viên ngành Quản trị văn phòng 13 1.1. Lý do sinh viên đi làm thêm 13 1.2. Hình thức công việc làm thêm 15 1.3. Mức thu nhập từ việc làm thêm 18 1.4. Các phương thức tìm việc làm thêm của sinh viên 19 2. Tác động của việc làm thêm đối với sinh viên ngành Quản trị văn phòng 20 2.1. Về mặt Kinh tế 20 2.1.1.Tích cực 20 2.1.2. Tiêu cực 20 2.2. Về mặt học tập, kỹ năng 21 2.2.1. Tích cực 21 2.2.2. Tiêu cực 22 2.3. Về mặt sức khỏe 23 2.3.1. Tích cực 23 2.3.2. Tiêu cực 23 2.4. Về Đạo đức, lối sống 23 2.4.1. Tích cực 23 2.4.2. Tiêu cực 24 3. Nguyên nhân 25 3.1. Từ phía xã hội 25 3.2. Từ phía nhà trường 25 3.3. Từ phía sinh viên 26 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÍNH TIÊU CỰC TRONG VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN. 27 1. Từ phía sinh viên 27 2. Từ phía xã hội 29 3. Về phía nhà trường 29 KẾT LUẬN 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHỤ LỤC

Trang 1

BỘ NỘI VỤ Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Huyền Trang

Hà Nội, 8/2012

Trang 2

BỘ NỘI VỤ Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Người hướng dẫn : Trần Thu Hà Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Huyền Trang Thành viên tham gia : Trần Thị Tình

Phạm Thị Hương

Hà Nội, 8/2012

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI CẢM ƠN 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Tình hình nghiên cứu 6

3 Mục tiêu của đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3.1 Mục tiêu 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Nội dung nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 7

7 Phương pháp nghiên cứu 8

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM 9

1 Quản trị văn phòng (office management) và ngành quản trị văn phòng 9

1.1 Quản trị văn phòng 9

1.2 Ngành Quản trị văn phòng 10

2 Việc làm (job, career) 10

2.1 Khái niệm việc làm 10

2.2 Phân loại việc làm 11

3 Việc làm thêm (part-time jobs) 11

CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG 13

1 Thực trạng về việc làm thêm của sinh viên ngành Quản trị văn phòng 13

1.1 Lý do sinh viên đi làm thêm 13

1.2 Hình thức công việc làm thêm 15

1.3 Mức thu nhập từ việc làm thêm 18

1.4 Các phương thức tìm việc làm thêm của sinh viên 19

Trang 4

2 Tác động của việc làm thêm đối với sinh viên ngành Quản trị văn phòng .20

2.1 Về mặt Kinh tế 20

2.1.1.Tích cực 20

2.1.2 Tiêu cực 20

2.2 Về mặt học tập, kỹ năng 21

2.2.1 Tích cực 21

2.2.2 Tiêu cực 22

2.3 Về mặt sức khỏe 23

2.3.1 Tích cực 23

2.3.2 Tiêu cực 23

2.4 Về Đạo đức, lối sống 23

2.4.1 Tích cực 23

2.4.2 Tiêu cực 24

3 Nguyên nhân 25

3.1 Từ phía xã hội 25

3.2 Từ phía nhà trường 25

3.3 Từ phía sinh viên 26

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÍNH TIÊU CỰC TRONG VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN 27

1 Từ phía sinh viên 27

2 Từ phía xã hội 29

3 Về phía nhà trường 29

KẾT LUẬN 31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

PHỤ LỤC 33

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu khoa học là một môi trường để sinh viên học cách lập luận,

tư duy khoa học, giúp sinh viên có thêm kiến thức Để đẩy mạnh tác dụng củahoạt động này hơn nữa, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã phát động phongtrào nghiên cứu khoa học trong sinh viên và nhóm nghiên cứu chúng em đãmạnh dạn tham gia với đề tài “Nghiên cứu tác động của việc làm thêm đối vớisinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội”

Đây là lần đầu tiên chúng em tham gia nghiên cứu khoa học vì vậytrong quá trình thực hiện còn nhiều bỡ ngỡ Nhưng nhờ có sự hướng dẫn vàchỉ bảo tận tình của cô giáo Trần Thu Hà, giảng viên khoa Quản trị văn phòngtrường Đại học Nội vụ Hà Nội cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trongtrường chúng em đã hoàn thành đề tài này

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trongtrường và lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Thu Hà đã theo sát và địnhhướng cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện

Chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các cơ quan, cáccông ty, các cửa hàng đã tạo điều kiện cho chúng em được khảo sát thực tếtình hình sinh viên làm thêm tại những đơn vị này

Chúng tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên Khoa Quản trị văn phòng trườngĐHNVHN đã tham gia đóng góp ý kiến giúp chúng tôi xây dựng đề tài này

Vì kinh nghiệm còn thiếu cùng hiểu biết có hạn nên chắc hẳn đề tài củachúng em còn có những chỗ chưa được thỏa đáng Chúng em kính mong cácthầy cô giáo góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khái niệm “part-time” ra đời khá sớm ở những nước phương Tây, nơithời gian được coi là một trong những tài sản quý giá nhất của người laođộng Ở Việt Nam, tuy mới chỉ xuất hiện trong không đầy một thập kỷ nhưngcũng với xu hướng hội nhập toàn cầu, “part-time” thực sự đã trở thành một từkhóa “nóng” trên các diễn đàn, các công cụ tìm kiếm việc làm trực tuyến.Thậm chí ngay trên các tờ rơi, các bản thông báo viết ở đoàn trường, ở cơquan… nếu muốn thu hút sự chú ý của người tìm việc đều có những cụm từ

“việc làm bán thời gian”, “làm thêm” hay “part-time”

Việc làm bán thời gian, việc làm thêm ra đời như một giải pháp hữu hiệu

để tận dụng thì giờ và tăng thêm thu nhập cho người tìm việc trong xã hội.Người ta làm “part-time” không chỉ vì lý do đơn thuần kiếm thêm thu nhập chonhững khoảng thời gian còn có thể tận dụng được, mà còn vì những mục đíchlớn lao hơn như muốn tích lũy kinh nghiệm cho công việc tương lai, muốnđược giao lưu học hỏi, muốn được thay đổi liên tục môi trường làm việc, muốnlàm mới mình mỗi ngày Và như thế, “ làm thêm” trở thành một lợi ích, một sựyêu thích thực thụ, chứ không đơn thuần chỉ là một cách kiếm tiền

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bật của Internet, côngviệc “part-time” bắt đầu đến với sinh viên, học sinh rầm rộ hơn trước Hơn aihết, “part-time” đánh mạnh vào tầng lớp sinh viên, học sinh không chỉ bởi họluôn cần một khoản thu nhập để thêm vào nguồn cung hàng tháng, mà còn bởitầng lớp này luôn sẵn sàng làm việc với sự nhiệt tình, năng động đặc trưngcủa tuổi trẻ Người ta ví học sinh, sinh viên là “vua thời gian” vì vậy đó cũng

là cơ hội để sinh viên, học sinh có thể tận dụng thời gian để tích lũy kinhnghiệm cho mình trước khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp

Bên cạnh đó, Nếu không định hướng đúng đắn về công việc làm thêm

và mục tiêu trong tương lai mà chỉ chú trọng vào những mục đích trước mắtquên đi nhiệm vụ chính là Học, không cân đối được giữa việc học và việc làm

Trang 8

thêm thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe, đạo đức, lối sống củasinh viên.

Vậy, việc làm thêm có thể xem là “con dao hai lưỡi” Vấn đề đặt ra làsinh viên làm thêm như thế nào để làm thêm có thu nhập, có cơ hội có sát vớithực tiễn, hoàn thiện các kĩ năng mà không bị “tha hóa”, ảnh hưởng tiêu cựcđến việc học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống

Là những sinh viên - “người trong cuộc”, nhóm nghiên cứu chúng tôi

đã chọn đề tài: “ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐIVỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG” với mong muốnthông qua đề tài sẽ đưa ra một số định hướng cho các bạn sinh viên ngànhQuản trị văn phòng trong việc chọn lựa công việc làm thêm, đề xuất một sốgiải pháp nhằm giúp họ cân đối được việc học và việc làm thêm, để việc làmthêm thực sự bổ trợ tích cực cho việc học tập, hoàn thiện bản thân của ngườisinh viên, làm hành trang cho họ chinh phục tương lai

2 Tình hình nghiên cứu

Theo như thống kê của nhóm thực hiện cho thấy thông qua mạnginternet có một số đề tài của sinh viên các trường Đại học trong nước, các bàibáo tạp chí bàn về vấn đề này Có thể kể đến như đề tài “ Sinh viên với việclàm thêm”, “Khảo sát việc làm thêm của sinh viên” (Tailiêu.vn)

Theo khảo sát thực tế tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncũng có một số đề tài như “Nghiên cứu Hoạt động học tập, làm thêm, đờisống tình cảm và giải trí của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội vàNhân văn” nghiên cứu về việc làm thêm của sinh viên

Tuy nhiên “NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊMĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG” thì chưa có đềtài nào

3 Mục tiêu của đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Thông qua nghiên cứu tác động của việc làm thêm đối với sinh viên

Trang 9

ngành QTVP, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm cân đối giữa việc học vàviệc làm thêm của sinh viên ngành.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý về việc làm, việc làm thêm

Khảo sát thực tế, đánh giá tác động của việc làm thêm đối với sinh viênngành QTVP

Đề ra giải pháp cân đối giữa việc học và việc làm thêm của sinh viênngành QTVP

4 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của việc làm thêm đốivới sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội về cácmặt Kinh tế, Học tập, kỹ năng, Sức khỏe, Đạo đức lối sống

- Đối tượng: Sinh viên ngành Quản trị văn phòng ( Khoa QTVP,Trường ĐHNVHN)

- Thời gian: năm học 2009-2012

5 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung đề tài được kết cấuthành 3 chương sau:

Chương I: Một số khái niệm

Chương II: Tác động của việc làm thêm đối với sinh viên ngành Quảntrị văn phòng

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng tính tích cực và hạn chế tínhtiêu cức của việc làm thêm đối với sinh viên Ngành Quản trị văn phòng

6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Nếu được nghiệm thu, Đề tài có thể phản ánh được bức tranh toàn cảnh

về tác động của việc làm thêm đối với sinh viên nói chung và sinh viên ngànhQTVP - nhà QTVP trong tương lai nói riêng

Đề tài có thể được sử dụng trong khóa học Chính trị dành cho học sinh,sinh viên đầu khóa của trường Đại học Nội Vụ; trong các hội thảo sinh viên

Trang 10

về việc làm thêm; làm tài liệu tuyên truyền của Đoàn Thanh niên hoặc làm tàiliệu để nhà Trường nghiên cứu xây dựng, bổ sung, điều chỉnh chương trìnhđào tạo cho phù hợp với nhu cầu xã hội.

7 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chúng tôi sử dụngphương pháp thống kê học như phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát

số liệu, phương pháp so sánh , phân tích và tổng hợp để làm rõ các nội dungtrong đề tài

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1 Quản trị văn phòng (office management) và ngành quản trị văn phòng

Trước tiên, ta cần hiểu khái niệm “Quản trị” và khái niệm “ Vănphòng”

1.1 Quản trị văn phòng

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về “Quản trị”:

Thứ nhất, Quản trị là tiến trình hoạch định tổ chức bố trí nhân sự, lãnhđạo và kiểm soát những nỗ lực của con người Đồng thời vận dụng một cách

có hiệu quả moi tài nguyên bao gồm con người, máy móc, thiết bị để hoànthành mục tiêu đã định

Thứ hai, có thể hiểu Quản trị là nghệ thuật sử dụng các nguồn lực nhằmđạt mục tiêu với hiệu quả mong muốn

Thứ ba, Quản trị là những phương thức đạt mục tiêu chung thông qua

sự phối hợp hoạt động giữa cá nhân và tổ chức

Thứ tư, Quản trị là chức năng nhiệm vụ cơ bản của người đứng đầumột cơ quan được giao phụ trách một tập thể lao động nhằm tổ chức điềuhành hoạt động của cơ quan đó sao cho các nguồn lực được huy động mộtcách tối đa nhằm đạt được mục tiêu đã định

Về khái niệm văn phòng có một số quan điểm sau:

Theo từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên thì văn phòng là bộ phậnphụ trách công việc văn thư, hành chính trong một cơ quan

Văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, là địa điểm mà mọicán bộ công chức hàng ngày đến để thực thi công việc

Vậy Văn phòng được hiểu là bộ máy tham mưu giúp việc cho thủtrưởng cơ quan trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của cơ quan

Trên cơ sở những khái niệm về “ Quản trị” và “Văn phòng” có một số

Trang 12

ý kiến cho rằng Quản trị văn phòng đồng nghĩa với quản trị công sở,tức là quản lý, điều hành một cơ quan tổ chức.

Hay Quản trị văn phòng là những phương pháp khoa học được vận dụngtrong việc tổ chức và điều hành hoạt động của văn phòng, một bộ phận có chứcnăng tham mưu, giúp việc cho các cơ quan, tổ chức về lĩnh vực hành chính

Như vậy Quản trị văn phòng được hiểu là việc vận dụng những phương pháp khoa học về quản trị để tổ chức điều hành hoạt động của Văn phòng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đã định.

1.2 Ngành Quản trị văn phòng

Trong xã hội hiện đại, Quản trị văn phòng được đánh giá là một trongnhững ngành nghề có tính ổn định và lâu dài Mặc dù, chưa thực sự nổi bật,nhưng nó thật sự cần thiết và đang có mặt ở tất cả đơn vị hành chính tại các

cơ quan, tổ chức Mà nguồn cung ứng lao động chuyên nghiệp cho nó chính

là các sinh viên ngành Quản trị văn phòng, được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩnăng cần thiết và có thái độ làm việc, phát triển nghề nghiệp chuyên nghiệp

2 Việc làm (job, career)

2.1 Khái niệm việc làm

- Theo từ điển tiếng Việt: Việc làm là công việc được giao cho hàngngày và được trả công

- Theo Điều 9, Bộ Luật Lao động năm 2012: “ mọi hoạt động laođộng tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là

Trang 13

một người được đào tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể có mộtnghề nghiệp Tập hợp hàng loạt các công việc của một người trong cả cuộcđời là sự nghiệp của họ Một công việc phải có điểm đầu và điểm kết thúc,phải có mục tiêu, kết quả, có nguồn lực.

Như vậy có thể hiểu: việc làm là hoạt động lao động nhằm tạo ra

nguồn thu, không trái với luật pháp.

2.2 Phân loại việc làm

Phân loại theo thời gian làm việc, người ta chia thành: Việc làm toànthời gian, việc làm bán thời gian và việc làm thêm

- Việc làm toàn thời gian: chỉ một công việc làm theo giờ hành chính 8tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần

- Việc làm bán thời gian: chỉ công việc làm không đủ thời gian giờhành chính quy định của nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần Thờigian làm việc có thể giao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục

- Việc làm thêm (trình bày trong phần 3)

3 Việc làm thêm (part-time jobs)

Khái niệm làm thêm (part-time jobs) ra đời khá sớm, cùng với xu thếphát triển chung của xã hội, khái niệm này ngày càng trở nên phổ biến

Việc làm thêm là một công việc không chính thức, không thường xuyênbên cạnh một công việc chính thức và ổn định, là việc làm mà người lao độngtận dụng thời gian để tăng thêm thu nhập ngoài việc làm chính của họ

Việc làm và việc làm thêm có mối liên hệ tác động qua lại, có nhữngngười sử dụng trình độ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức từ công việc chính để

đi làm thêm, và từ công việc làm thêm sẽ giúp bổ sung cho công việc chínhcủa họ Như vậy, nhờ có việc làm thêm mà họ trau dồi kỹ năng nghề nghiệpchính của họ Tuy nhiên, có những người lại đi làm thêm không liên quan vớingành nghề chính của mình, việc làm chính không hỗ trợ cho việc làm thêm

về trình độ chuyên môn hay kiến thức kỹ năng nhưng họ có thể tận dụng cácmối quan hệ, các nguồn lực có sẵn từ việc làm chính Khi đó việc làm thêm

Trang 14

thiên về tác dụng giúp họ tăng thêm thu nhập.

Bình thường việc làm chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người laođộng Tuy nhiên, đối với trường hợp việc làm thêm của sinh viên thì có đặcthù riêng đó là sinh viên không có việc làm chính hiểu theo nghĩa của từ “việclàm” đã nêu ở phần trên, mà việc chính của sinh viên là học (không tạo ra thunhập trực tiếp từ việc học)

Trang 15

CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM

ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

1 Thực trạng về việc làm thêm của sinh viên ngành Quản trị văn phòng

1.1 Lý do sinh viên đi làm thêm

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là sau khi Việt Namgia nhập WTO, cơ hội cho người tìm việc càng được mở rộng Trong thế giớiviệc làm sôi động ấy, “part-time” chiếm một vị trí vững chắc với khối lượngcông việc khổng lồ Để có được một công việc “part-time” hoàn toàn khôngquá khó, vì theo đúng như nghĩa của chính cụm từ này, Việc làm thêm khôngnhất thiết đòi hỏi thời gian cụ thể, kinh nghiệm, bằng cấp hay một điều kiệnkhắt khe nào khác, vì vậy, ở thời điểm tuyển dụng nào, đó vẫn luôn là một từkhóa được ưa chuộng của người tìm việc

Thời sinh viên là thời kì khó khăn về đời sống vật chất đối với phầnđông sinh viên, đồng thời là thời kì đòi hỏi sinh viên nỗ lực trau dồi các kĩnăng, kinh nghiệm phục vụ nghề nghiệp tương lai, do đó việc làm thêm là mộtnhu cầu, đồng thời là một xu hướng mà sinh viên hướng tới

Theo như quan sát thực tế, sinh viên ngành quản trị văn phòng nóiriêng và sinh viên trường Đại học Nội vụ nói chung khá năng động trong vấn

đề làm thêm hiện nay Khảo sát 300 sinh viên đã cho ta thấy, trong 272 sinhviên thì có 147 người đang tham gia vào các công việc làm thêm, 76 sinh viênđang tìm việc làm thêm phù hợp với mình, mỗi bạn lại tìm cho mình mộtcông việc khác nhau phù hợp với sức khỏe, thời gian, lịch học của mình Sốcòn lại không có ý định làm thêm

Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát, cho thấy số liệu như sau:

Trang 16

Tối thiểu Số lượng Trung bình Số lượng Khá đầy đủ Số lượng

(Bảng khảo sát mức chi phí thực tế cho một sinh viên ở thời điểm hiện tại)

Vậy theo con số thống kê trên thì ở mức trên 1.000.000đ (82.1%) làsinh viên có thể trang trải cho cuộc sống hiện nay Nhưng c ó khá ít sinhviên nhận được hơn 1.000.000 đồng/tháng từ gia đình (26.4%) Có khoảng18% sinh viên sẽ đủ tiêu với số tiền 1.000.000đ Như vậy sẽ có khoảng55.70% số sinh viên không thể trang trải hết các khoản chi nếu chỉ nhậntrợ cấp từ gia đình, và đa số những sinh viên thuộc dạng này sẽ phải đilàm thêm

Yếu tố thu nhập là lý do quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi chọnviệc làm cũng như loại hình việc làm thêm Có những sinh viên gia đình khókhăn muốn kiếm thêm thu nhập để giúp đỡ cho gia đình, giảm bớt gánh nặngcho bố mẹ trong việc trang trải học phí, chi phí ăn ở Tuy vậy, không ít sinhviên được gia đình chu cấp khá đầy đủ nhưng vẫn kiếm việc bán thời gian vìnhiều mục đích, trong đó đa số (80%) muốn tăng thêm kinh nghiệm thực tế,

họ xem đó như là cơ hội để cọ xát, đi vào thực tế và có thể rèn luyện những

kỹ năng, tích lũy những kinh nghiệm mà trường học sẽ khó giúp họ có được

Trang 17

Là một sinh viên nếu chỉ bám lấy những kiến thức sách vở trong suốt 3- 4 -5năm thì e rằng khi cầm mảnh bằng trong tay, họ sẽ bỡ ngỡ trong một môitrường mới Ngoài việc kiếm thêm một khoản tiền đỡ cho gánh nặng mà giađình phải xoay xở hàng tháng, từ việc làm thêm, sinh viên còn có được nhữngkinh nghiệm thực tiễn bổ ích, trau dồi những kỹ năng cần thiết và khẳng địnhnăng lực làm việc thông qua việc làm thêm.

Tiêu chí quan tâm thứ hai sau thu nhập khi lựa chọn công việc là thờigian có phù hợp với lịch học tại trường hay không Sự eo hẹp về quĩ thời gianlàm sinh viên khó tiếp cận với công việc lương cao, đúng chuyên môn Hơnnữa do lịch học thường xuyên bị thay đổi nên nhiều bạn dù đang làm ở một vịtrí khá tốt nhưng cứ phải báo chuyển ca rồi xin nghỉ thường xuyên nên quản

lý cho nghỉ việc

1.2 Hình thức công việc làm thêm

Công việc sinh viên chọn lựa rất đa dạng và phong phú, vừa phải đápứng về thu nhập, vừa không bị trùng lặp thời gian học ở trường Các bạnthường làm các công việc chủ yếu như lễ tân, trực điện thoại, phục vụ trongcác quán ăn hay quán cà phê, nhân viên bán hàng, gia sư, kinh doanh mạng,làm việc tại các quán photocopy Một số bạn làm thêm phục vụ rất nhiềucho chuyên ngành của mình như chỉnh lý tài liệu lưu trữ Tuy nhiên để tìmmột công việc phù hợp với chuyên ngành mình đang học là điều rất khó, sốlượng sinh viên làm thêm những công việc này không nhiều bởi công việcđòi hỏi sinh viên cần có kiến thức thực sự theo đúng ngành mình học, phải

có người có uy tín giới thiệu và lương thường không cao như những côngviệc bán thời

Ngày đăng: 28/09/2016, 21:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w