A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn phức tạp, rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước. Vì vậy, với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một loạt các quy định về cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội như Quyết định số 1362001QĐTTg với Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 20012010; Quyết định số 1812003QĐTTg về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan nhà nước ở địa phương và gần đây nhất là Quyết định số 932007QĐTTg về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. Nhận thức được vai trò quan trọng đó thủ tục hành chính ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước tiến hành cải cách, thay đổi nhiều lần sao cho phù hợp nhằm đảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện tránh gây phiền hà cho người dân. Nhận thấy đây là một vấn đề mang tính cấp thiết và phù hợp với chuyên ngành mà tôi đang theo học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh Sơn La” làm đề tài báo cáo kiến tập của mình. 2. Muc tiêu nghiên cứu Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, đặc biệt là kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về hành chính và quản lý nhà nước được trang bị tại trường vào thực tiễn công tác. Tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Chiềng Hoa Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Chiềng Hoa 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nắm được vị trí pháp lý, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBND xã Chiềng Hoa Nghiên cứu những thủ tục hành chính được giải quyết tại UBND xã Chiềng Hoa và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng qua mô hình “ một cửa ” tại UBND xã Chiềng Hoa. Tổng hợp tình hình thực tiễn để cung cấp những căn cứ chính xác cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa ” ở xã Chiềng Hoa. Trên cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa ” tại UBND xã Chiềng Hoa. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại UBND xã Chiềng Hoa + Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: 3 năm ( 2012 – 2015 ) Phạm vi không gian: Xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh Sơn La 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: + Phương pháp quan sát: Trực tiếp, gián tiếp. + Phương pháp phỏng vấn. + Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. + Phương pháp điều tra 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về UBND xã Chiềng Hoa Chương 2. Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Chiềng Hoa Chương 3. Giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Chiềng Hoa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC _
Tên sinh viên: Hoàng long vũ
BÁO CÁO KẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP
Đề tài THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND XÃ CHIỀNG HOA, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH
SƠN LA
Hà Nội, năm 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA HÀNH CHÍNH HỌC _
BÁO CÁO KẾN TẬP NGHỀ NGHIỆP
Đề tài THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND XÃ CHIỀNG HOA, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH
SƠN LA Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thị Ngọc Hiền
Hà Nội, năm 2016
Trang 3TRANG THÔNG TIN
THÔNG TIN CÁ NHÂN SINH VIÊN
I.TÓM TẮT LÝ LỊCH BẢN THÂN
1 Họ và tên sinh viên: Hoàng Long Vũ
2 Ngày, tháng, năm, sinh: 09-7-1995
3 Quê quán: Mường La – Sơn La
4 Nơi tạm trú: Nhà số 08, ngách 2/51/8 Xuân Tảo, Từ Liêm, Hà Nội
3 Email: Không có
4 Địa chỉ: Không có
II CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1 Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Lò Văn Hùng
2 Chức vụ: Công chức Tư pháp – Hộ tịch
3 Nơi công tác: UBND xã Chiềng Hoa
4 Địa chỉ nơi công tác: Bản Tả, xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh
Sơn La
5 Số điện thoại liên hệ: 01248874803
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn tập thể ban giám Hiệu Nhàtrường, các khoa, Phòng và các thầy cô trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đãtận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức lý luận cơ bản về chuyên ngànhQuản lý nhà nước trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường và đặc biệt emxin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô Bùi Thị Ngọc Hiền là giảngviên trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thiện bài báo cáo một cách hiệu quả nhất Trong suất thời gian kiến tập tại UBND xã Chiềng Hoa, em luôn nhận đượcsự giúp đỡ, tạo điều kiện của các bác, các cô, các chú, các anh, chị làm việc tạiUBND đặc biệt là các anh, chị làm việc tại bộ phận một cửa đã tận tình hướng dẫn
để em hoàn thành đợt kiến tập một cách tốt nhất Qua đây em xin gửi lời cảm ơnchân thành và sâu sắc nhất tới các cô, các chú, các anh, chị đặc biệt là anh Lò VănHùng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợigiúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này!
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
4 Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân HĐND - UBND
Trang 7A.PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn phức tạp,rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê Điều này đã ảnh hưởngtrực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dânđối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước Vì vậy, với mục đích đơn giản,công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triểnkinh tế xã hội Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một loạt các quy định về cải cáchthủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai thực hiện cảicách thủ tục hành chính theo hướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội nhưQuyết định số 136/2001/QĐ-TTg với Chương trình tổng thể cải cách hành chínhNhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc ban hànhquy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan nhà nước ở địa phương và gần đâynhất là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế
“một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địaphương
Nhận thức được vai trò quan trọng đó thủ tục hành chính ở nước ta đã đượcĐảng và Nhà nước tiến hành cải cách, thay đổi nhiều lần sao cho phù hợp nhằmđảm bảo sự nhanh chóng, thuận tiện tránh gây phiền hà cho người dân Nhận thấyđây là một vấn đề mang tính cấp thiết và phù hợp với chuyên ngành mà tôi đang
theo học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “
Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh Sơn La” làm đề tài báo cáo kiến tập của mình.
Trang 82 Muc tiêu nghiên cứu
- Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp, đặc biệt là kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về hành chính vàquản lý nhà nước được trang bị tại trường vào thực tiễn công tác
- Tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa tại UBND xã Chiềng Hoa
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ
tục hành chính tại UBND xã Chiềng Hoa
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm được vị trí pháp lý, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của UBND xã Chiềng Hoa
- Nghiên cứu những thủ tục hành chính được giải quyết tại UBND xã Chiềng
Hoa và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng qua mô hình “ một cửa ” tạiUBND xã Chiềng Hoa
- Tổng hợp tình hình thực tiễn để cung cấp những căn cứ chính xác cho việc
đánh giá hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa ” ởxã Chiềng Hoa
- Trên cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “ một cửa ” tại UBND xã Chiềng Hoa
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tạiUBND xã Chiềng Hoa
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: 3 năm ( 2012 – 2015 )
- Phạm vi không gian: Xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
Trang 9+ Phương pháp quan sát: Trực tiếp, gián tiếp.
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
+ Phương pháp điều tra
6 Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tàigồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về UBND xã Chiềng Hoa
Chương 2 Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Chiềng Hoa
Chương 3 Giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Chiềng Hoa
Trang 10B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ CHIỀNG HOA
1.1 Khái quát chung về UBND xã Chiềng Hoa
Cơ cấu tổ chức của UBND xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm có cơ cấu, tổ chức như sau:
Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND, người lãnh đạo và điều hành công việccủa UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn củamình, và cùng tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trướcHĐND cấp xã và cơ quan Nhà nước cấp trên Phó chủ tịch là thành viên củaUBND [7.tr33]
1.1.2 Đặc điểm tình hình của UBND xã Chiềng Hoa
1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Chiềng Hoa có tọa độ địa lý: 21047’ - 21036’ vĩ độ Bắc
104008’ - 104019’ kinh độ Đông
+ Phía Bắc giáp xã Chiềng Muôn
+ Phía Đông giáp xã Tạ Bú
Trang 11+ Phía Nam giáp xã Pắc Ngà.
+ Phía Tây giáp xã Chiềng Công
Với mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, từ trung tâm xã đến trung tâmhuyện là 19km đường giao thông đi lại thuận tiện
Địa hình
Xã Chiềng Hoa là một xã miền núi có địa hình phức tạp mang nét đặc trưngcủa vùng núi Mường La, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi và hệ thống các khe,suối Nằm xen kẽ giữa các dãy núi là những phiêng bãi được nhân dân khai tháctrồng cây ăn quả nhiệt đới và các loại cây lương thực Địa hình phức tạp đã ảnhhưởng rất lớn đến quá trình khai thác sử dụng đất đai, đất nông nghiệp thường bịkhô hạn vào vụ đông xuân, khó khăn cho việc nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộngdiện tích đất canh tác và chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như cơ giới hóa trongsản xuất nông nghiệp
Chiềng Hoa chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổivào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng
Thủy văn
Trang 12Xã Chiềng Hoa tương đối nhiều các sông suối chảy qua như sông Đà, suốiNậm Pia Các con suối này ngoài cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp có tácdụng như là hệ thống thoát nước vào mùa mưa.
1.1.2.2 Về kinh tế
Nền kinh tế Chiềng Hoa những năm qua đã có bước phát triển, thu nhậpbình quân đầu người năm 2014 khu vực trung tâm xã đạt 10 triệu đồng/người/năm,khu vực vùng sâu, vùng xa đạt 7 triệu đồng/người/năm Tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt 7,5% duy trì sự phát triển ổn định bền vững theo ngành
Cơ cấu kinh tế của xã đã có bước chuyển dịch quan trọng, đúng hướng, phùhợp với đường lối phát triển kinh tế của huyện theo xu hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá Năm 2014 Cơ cấu GDP theo ngành: ngành nông - lâm nghiệp chiếm80%; ngành dịch vụ và các ngành khác chiếm 20% Tổng thu ngân sách năm 2014ước đạt 2,2 tỷ đồng Nhìn chung số thu hàng năm toàn xã chưa lớn nhưng đều hoànthành và vượt chỉ tiêu cấp trên giao
1.1.2.3 Văn hoá - xã hội
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đạichúng từ xã tới bản được tổ chức tốt, các chủ trương của Đảng, chính sách phápLuật của Nhà nước được phổ biến kịp thời tới từng bản, tiểu khu Phong trào xâydựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng
Cuộc vận động ‘‘Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh’’, công
tác phòng chống ma tuý, an toàn giao thông, di dân TĐC thuỷ điện Sơn La, đượctuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân
Duy trì các hoạt động đội văn hóa, văn nghệ, tập trung phản ánh diễn biếnđời sống chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của xã Duy trì 18 độivăn nghệ bản, hoạt động có hiệu quả với tổng số 36 buổi diễn phục vụ trên 4.680
Trang 13mở các lớp giáo dục quốc phòng Lực lượng dân quân tự vệ được thường xuyên luyệntập sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu Tổng số có 103 đồng chí dân quân dự bịtrong đó có 02 đồng chí đảng viên.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã cơ bản đượcgiữ vững và ổn định Vận động quần chúng nhân dân không học và truyền đạo tráiphép
Trong năm 2014 trên địa bàn xã Chiềng Hoa xảy ra 17 vụ việc trong đó về tộiphạm hình sự là 04 vụ (Vụ mất trộm trâu và vụ gây rối trật tự công cộng)
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Chiềng Hoa
1.1.3.1 Chức năng
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở xã, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy nhà nước từ Trung ương tới cơ sở
Trang 14Uỷ ban nhân dân tại đại bàn xã chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố Quốc phòng - An ninh và thực hiện các chính sách khác ở địa phương.
1.1.3.2 Nhiệm vụ quyền hạn [7.tr35]
Trong lĩnh vực kinh tế
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhândân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thựchiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sáchđịa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnhngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địaphương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân,
cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhucầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đườnggiao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định củapháp luật;
- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện Việc quảnlý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sửdụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ
công nghiệp
Trang 15- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề ánkhuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sảnxuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trongsản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với câytrồng và vật nuôi;
- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảovệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt;ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừngtại địa phương;
- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy địnhcủa pháp luật…
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theophân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cưnông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xâydựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giaothông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của phápluật;
- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giaothông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao
Trang 16- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợpvới trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp
bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lýtrường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đìnhđược giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địaphương
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựnglàng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký,quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện,sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựngphong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện phápphòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luậtkhác ở địa phương;
- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của ngườinước ngoài ở địa phương
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
Trang 17Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhândân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sáchdân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địaphương theo quy định của pháp luật.
Trong việc thi hành pháp luật
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật
và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theothẩm quyền…
1.2 Hệ thống văn bản của UBND xã Chiềng Hoa
1.2.1 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
UBND xã Chiềng Hoa
- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ Quy định sốlượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp;
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 24/9/2010 của UBND tỉnh Sơn Lavề việc giao số lượng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh;
1.2.2 Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của UBND xã Chiềng Hoa
- Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND xã Chiềng Hoa vềviệc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Ủyban nhân dân xã Chiềng Hoa
Trang 18- BND xã Chiềng Hoa, Quyết định số 04/ QĐ-UBND ngày 14/ 01/2016 của
UBND xã Chiềng Hoa về việc ban hành quy chế làm việc của UBND xã ChiềngHoa khóa XIX, nhiệm kỳ 2011-2016
1.2.3 Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công
việc.
- Quyết định số 71/2014/QĐ-UNBD xã Chiềng Hoa ngày 4 tháng 11 năm
2014 về quy định hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo cơchế “một cửa”
- Quyết định số 79/2014/QĐ-UBND xã Chiềng Hoa về việc kiện toàn bộ phậntiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”
- Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2015 về việc phâncông nhiệm vụ cho các Thành viên UBND xã Chiềng Hoa nhiệm kỳ 2011 – 2016
1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Chiềng Hoa
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Chiềng Hoa
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khối UBND:
Chủ tịch
Phó chủ tịch-phụ
trách kinh tế
Phó chủ tịch-phụ
trách văn xã
hội
Ban tàichính –Kế toán
Công
an xã
Banchỉ huyquânsự
Tưpháp– Hộtịch
Banđịachính– Xâydựng
Trang 191.3.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu và các đơn vị bộ phận
chuyên môn
1.3.2.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch UBND xã [6.tr2]
Chủ tịch UBND xã là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBNDxã, có trách nhiệm giải quyết công việc theo quy định tại Điều 126 và Điều 127Luật tổ chức HĐND- UBND năm 2003 và những vấn đề khác mà pháp luật quyđịnh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã theo quy định
Chủ tịch UBND xã trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, cấpbách, những vấn đề có tính chất liên ngành, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều bộphận và cơ sở trong xã
Chủ tịch UBND xã phân công một Phó Chủ tịch trong số các Phó chủ tịchUBND xã làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực; Chủ tịch quyết định điều chỉnhphân công việc giữa các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã khi cần thiết
Chủ tịch UBND xã ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực chỉ đạo côngviệc của UBND xã khi Chủ tịch đi vắng; trực tiếp giải quyết hoặc phân công PhóChủ tịch khác giải quyết thay thế Phó Chủ tịch khác đi vắng
Chủ tịch UBND xã là người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chíhoặc Chủ tịch UBND xã có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm phát ngôn hoặcphối hợp cùng người phát ngôn để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chívề những vấn đề cụ thể được giao Các quy định khác về quy chế phát ngôn đượcthực hiện theo quy định tại Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 14/01/2008của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
1.3.2.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn [6.tr8]
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã, UBND xã và trước pháp luậtvề thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý Nhà nước được giao trên
Trang 20địa bàn xã và chịu sự kiểm tra hướng dẫn, chỉ đạo về công tác chuyên môn, nghiệpvụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
Chịu trách nhiệm chấp hành các quyết định, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủtịch của UBND xã; trường hợp thực hiện chậm hoặc chưa thực hiện được phải kịpthời báo cáo nêu rõ lý do
Các bộ phận chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xa giải quyết các công việcsau:
- Giải quyết những đề xuất, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhânliên quan đến chức năng, thẩm quyền quản lý của chuyên môn mình; trình Chủ tịchỦy ban nhân dân xã những việc vượt thẩm quyền hoặc những việc đã phối hợp giảiquyết những ý kiến chưa thống nhất
- Chủ động đề xuất tham gia ý kiến về những công việc chung của UBND xã
và thực hiện nhiệm vụ công tác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
và sự phân công của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp huyện
- Tham gia ý kiến với bộ phận chủ trì soạn thảo văn bản, đề án khi có nhữngvấn đề liên quan đến chức năng, thẩm quyền, lĩnh vực quản lý bộ phận mình chịutrách nhiệm
Thực hiện thủ tục hành chính thuộc bộ phận mình được phân công chịu tráchnhiệm, quản lý; áp dụng quy trình thuộc hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2008 vào hoạt động của bộ phận mình (nếu có); phối hợp áp dụng công nghệthông tin hoạt động, chỉ đạo, điều hành
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND xã và Chủ tịchUBND xã
1.4 Đội ngũ nhân sự của UBND xã Chiềng Hoa
1.4.1 Số lượng nhân sự
Trang 21Hiện tại số lượng cán bộ, công chức đang làm việc tại UBND xã theo biênchế gồm: 31 người; cụ thể UBND xã Chiềng Hoa được cơ cấu tổ chức như sau:
- Chủ tịch
- Phó chủ tịch phụ trách kinh tế
- Phó chủ tịch phụ trách văn hóa
- Uỷ viên UBND phụ trách an ninh.( Trưởng công an xã)
- Uỷ viên UBND phụ trách Quân sự.(Chỉ huy trưởng quân sự)
- Văn phòng - Thống kê: 02 người
- Văn hoá - Xã hội: 02 người
- Địa chính - Xây dựng: 02 người
- Tài chính - Kế toán: 02 người
- Tư pháp - Hộ tịch: 03 người
- Công an xã- Chỉ huy quân sự: 02
- Phó trưởng Ban công an: 02 người
- Phó trưởng Ban chỉ huy Quân sự: 02 người
- Lao động - Thương binh - Xã hội: 02 người
Trang 22- Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc trẻ em
- Khuyến nông viên
- Thú y
- Phó bí thư đoàn thanh niên
- Phó chủ tịch hội phụ nữ
- Phó chủ tịch hội nông dân
- Phó chủ tịch hội cựu chiến binh
Cán bộ chuyên trách:
- Bí thư đảng ủy
- Phó bí thư thường trực
- Chủ tịch mặt trận tổ quốc
- Phó chủ tịch HĐND
- Chủ tịch hội phụ nữ
- Chủ tịch hội cựu chiến binh
- Chủ tịch hội nông dân
- Bí thư đoàn xã
1.4.2 Chất lượng nhân sự
Các cán bộ được phân công làm việc ở các phòng, ban đều là những ngườicó năng lực, trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên cụ thể như sau:
Trang 23- Hệ trung cấp: 13 người
- Hệ cao đẳng: 08 người
- Hệ đại học: 10
Nhiều cán bộ đã đảm nhiệm công việc lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm.Còn có nhiều cán bộ tuy mới đảm nhiệm công việc nhưng nắm bắt công việc rấtnhanh nên quá trình giải quyết công việc ở UBND xã có thuận lợi và được lòngnhân dân khi đến liên hệ công việc
1.5 Cơ sở vật chất, tài chính tại UBND xã Chiềng Hoa
- 1 tủ sách pháp luật
- 20 tủ đựng tài liệu
1.5.3 Tài chính
- Tổng thu ngân sách xã Chiềng Hoa năm 2013 đến 2015 là;
1.045.312.000đồng, trong đó thu trên địa bàn xã là 15.400.000đồng và thu cấp trên
là 1.043.772.000đồng
- Tổng thu ngân sách xã Chiềng Hoa năm 2013 đến 2014 là;
2.955.701.000đồng, trong đó thu trên địa bàn xã là 17.700.000đồng và thu cấp trên
là 2.953.931.000đồng
Trang 24- Tổng thu ngân sách xã Chiềng Hoa năm 2014 đến 2015 là
3.560.890.000đồng, trong đó thu trên địa bàn xã là 19.600.000đồng và thu cấp trên là 3.558.930.000đồng
- Tổng thu ngân sách xã Chiềng Hoa năm 2015 đến 2016 là
5.353.471.000đồng, trong đó thu trên địa bàn xã là 32.500.000đồng và thu cấp trên
là 5.320.971.000đồng
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND XÃ CHIỀNG HOA 2.1 Cơ sở khoa học để giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Chiềng Hoa
Quan niệm thứ hai: Thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ mộtnhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước Như vậy,ngoài thủ tục xử lý các vi phạm hành chính thì thủ tục hành chính, thì các thủ tụcnhư cấp phép, đăng ký, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được xem là thủ tụchành chính Quan niệm này có phạm vi rộng hơn nhưng vẫn chưa đầy đủ
Quan niệm theo nghĩa rộng nhất khẳng định: Thủ tục hành chính là trình tựvề thời gian và không gian các giai đoạn cần phải có để thực hiện mọi hình thứchoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, bao gồm: trình tự thànhlập các công sở, trình tự bổ nhiệm, điều động cán bộ, công chức, viên chức; trìnhtự lập quy, áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyền chủ thể và xử lý vi phạm;trình tự tổ chức - tác nghiệp hành chính
Như vậy, từ những quan niệm trên ta có khái niệm thủ tục hành chính nhưsau:
Trang 26Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giả quyết công việc của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, để giải quyết công việc cụ thể giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với công dân,
tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyên quyết định, buộc cơ quan nhà nước, công dân, tổ chức tuân theo khi thực hiện thủ tục hành chính.[3tr10]
2.1.1.2 Khái niệm cơ chế một cửa
Theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày09/04/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hànhchính ở địa phương, Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về việc banhành Quy chế thực hiện cơ chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông” tại cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chếthực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương thì, “ Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá
nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước”.
2.1.2 Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 04/8/2015 của chủ tịch UBND tỉnh
Sơn La ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTgngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ