Công chức là công nhân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung Ương, cấp
Trang 1Trong bất cứ thời kỳ nào của cách mạng Việt Nam cán bộ, công chức ( CB,CC) luôn là vấn đề trọng yếu, giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng và thành công của sự nghiệp cách mạng Theo chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn (2001- 2010) của Chính phủ để phát triển đất nước được thực hiện trên 4 lĩnh vực: Cải cách thể chế, cải cách tài chính công Trong 4 lĩnh vực này, muốn thực hiện phải thông qua con người, mà cụ thể ở đây là đội ngũ CB, CC, bộ máy hành chính có hiện đại đến đâu, thủ tục hành chính có hợp lý mấy mà đội ngũ CB, CC “đuối tầm” thì cũng không thực hiện được Để công cuộc cải cách hành chính đạt được kết quả tốt, thúc đẩy phát triển kinh tế thì việc quan trọng đầu tiên là xây dựng được đội ngũ CB,CC có cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp hiện đại, tuyệt đại đa
số CB,CC có phẩm chất đạo đức tốt và đủ năng lực thi hành nhiệm vụ công
vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân
Trang 2Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói,
(moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa) Còn “luân lí” thường xem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos nghĩa là
lề thói; tập tục Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người
và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm, moral là đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học
Ở phương đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học trung Quốc cổ đại Đạo có nghĩa là con
đường, đường đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội
Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo
Ngày nay đạo đức được định nghĩa là toàn bộ tư tưởng, quan điểm về quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện
Trang 3bởi niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội Những nguyên tắc và các chuẩn mực là sự biểu hiện những quan hệ hiện thực xác định của con người với nhau và với cộng đồng (gia đình, giai cấp, dân tộc) Đạo đức đánh giá hành vi con người dưới giác độ và chuẩn mực về thiện, ác, nghĩa vụ, danh dự, lương tâm, hạnh phúc Xã hội nào, thời kỳ lịch sử nào cũng đánh giá đạo đức dưới giác độ như vậy Tuy nhiên, nội hàm của các khái niệm đạo đức được đưa ra làm chuẩn mực trong mỗi thời đại, mỗi chế
độ xã hội lại có sự khác nhau
Công chức là công nhân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung Ương, cấp tỉnh, cấp huyện: trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng: trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập cửa Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi chung
là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước: đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Đạo đức công chức là phạm trù phản ánh các quan hệ giữa người với người trong hoạt động công vụ, trước hết gắn liền với những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước nói chung Ở nước ta đó là những cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý Đạo đức công chức được xã hội đánh giá qua hành vi thái độ của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ
Công vụ là một loại lao động xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực và tính pháp lý được thực thi bởi đội ngũ công chức, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội
Trang 4Luật CBCC năm 2008 ( Điều 2): “ hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực thiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của luật này và các quy định khác có lien quan” Như vậy, công vụ là hoạt động thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
Khác với các loại hoạt động thông thường, công vụ là hoạt động dựa trên cơ
sở sử dụng quyền lực nhà nước Hoạt động công vụ là hoạt động của tổ chức
và tuân thủ những quy chế bắt buộc, theo trật tự có tính thứ bậc chặt chẽ, chính quy, hiện đại và lien tục Hoạt động công vụ là hoạt động mà ở đó những quan hệ đạo đức thiể hiện quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội trên cơ sở hướng tới sự tiến bộ
2 Quan niệm về đạo đức cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay:
Điều 15 Luật Công chức quy định: “ Cán bộ công chức phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ” Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của đạo đức mới, là phẩm chất hành đầu của đạo đức cách mạng Đạo đức còn là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói, việc làm của cán bộ công chức Bốn đức tính này
là nền tảng cơ bản để trở thành một con người có đạo đức, cơ bản đến mức,
“thiếu một đức thì không thành người” và Bác luôn coi đạo đức là gốc, là nền
tảng của người cán bộ cách mạng Cần: tức là siêng năng, cần cù, mẫn cán
với công việc, là làm đủ số thời gian nhà nước quy định Đồng thời, Cần cũng
có nghĩa là công việc của ngày nào phải làm xong của ngày ấy, “việc hôm
nay chớ để ngày mai” Kiệm: “ là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của dân, của nước, của bản thân mình: tiết kiệm từ cái to tới cái nhỏ” Liêm:
người công chức thực sự phải rũ bỏ lòng tham, không chỉ đối với tiền bạc, vật
chất mà cả với những danh vọng, địa vị, chức tước Chính: có nghĩa là “ngay
thẳng, là đứng đắn, chính trực đối với mình không tự cao tự đại: đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc: luôn giữ thái độ chân thành khiêm tốn, đoàn kết Như vậy, đạo đức công chức vừa mang tính pháp lý vừa mang tính nhân văn
Trang 5CBCC không những phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ mà còn phải đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy những cán bộ công chức có tầm mà không có tài rồi sẽ mang tâm lý chán nản, không còn nhiệt huyết đổi mới và đấu tranh chống tiêu cực bởi lẽ “ lực bất tòng tâm” Họ cần được cung cấp kiến thức và bồi dưỡng năng lực để trở thành những nhân tố đủ sức kiểm soát và định hướng những cán bộ công chức có tài mà không có tâm
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi bên cạnh những phẩm chất đạo đức truyền thống cần có tinh thần học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng công tác làm việc Chính vì vậy tiêu chí đánh giá đạo đức cán bộ công chức hiện nay phải là tính hiệu quả trong thực thi công
vụ, Tính hiệu quả được lượng hóa thong qua những công việc đã làm được, những công việc dự kiến sẽ làm
Một số quy định pháp luật niên quan đến đạo đức công vụ của cán
bộ công chức.
Ngay từ năm 1950, trong điều kiện khó khăn, gian khổ của công cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức Việt Nam Với văn bản này có thể nói, đây là lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ công chức cách mạng Việt Nam Trong đó, tại Lời nói đầu, nội dung về công chức và đạo đức công vụ đã được thể hiện rất rõ: “Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân…Công chức Việt Nam phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc”.
Điều 2 của Quy chế quy định: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà nước Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Điều 3 Quy chế công chức Việt Nam quy định quyền lợi của công chức và tại các điều tiếp theo quy định việc tuyển dụng, tổ chức, quản trị, sử dụng công chức
Trang 6Từ những quy định trên có thể thấy, ngay trong Quy chế công chức đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Nhà nước ta đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức - pháp lý rất quan trọng đối với công chức nhà nước Lần đầu tiên những giá trị đạo đức
truyền thống: cần, kiệm, liêm, chính được thể chế hoá thành những giá trị chuẩn mực pháp lý đối với công chức Việt Nam Điều này có ý nghĩa quan trọng và vượt qua thời gian, đến nay những quy định này vẫn còn nguyên giá trị
Kế thừa và phát huy những quy định pháp luật về công chức và đạo đức công vụ vànhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức trong tình hình mới, Hiến pháp năm 1980 quy định tại Điều 8: “Tất cả các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”
Như vậy, với quy định của Hiến pháp 1980, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Nhà nước ta đã ban hành những chuẩn mực về đạo đức - pháp lý cho công chức và cơ quan nhà nước trong đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp
lý cao nhất
Hiến pháp 1992 tại Điều 8 cũng quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”
Như vậy với quy định này, Hiến pháp 1992 đã kế thừa Hiến pháp 1980 nhưng đồng thời phát triển thêm lên để không ngừng hoàn thiện những nguyên tắc, những quy định hiến định đối với đạo đức công vụ và các chuẩn mực pháp lý cho công chức nhà nước
Căn cứ vào Hiến pháp 1992, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc, Nhà nước ta đã ban hành Luật cán bộ, công chức, trong đó, những chuẩn mực đạo đức - pháp lý được thể hiện một cách tập trung và rất cụ thể ở các quy định về nghĩa vụ của công chức, như: trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với
Trang 7nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Luật cán bộ, công chức cũng quy định: trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên Đối với cán bộ, công chức là người đứng đầu thì còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật,
có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân
ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC HIỆN NAY
1 Cấu trúc đạo đức
Đạo đức vận hành như là một hệ thống tương đối độc lập của xã hội Cơ chế vận hành của nó được hình thành trên cơ sở liên hệ và tác động lẫn nhau của những yếu tố hợp thành đạo đức Khi phân tích cấu trúc của đạo đức người ta xem xét nó dưới nhiều góc độ Mỗi góc độ cho phép chúng ta nhìn
ra một lớp cấu trúc xác định Chẳng hạn: xét đạo đức theo mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì hệ thống đạo đức hợp thành từ hai yếu tố ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức Nếu xét nó trong mối quan hệ giữa người và người thì người ta nhìn ra quan hệ đạo đức Nếu xét theo quan điểm về mối quan hệ
Trang 8giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến cái đặc thù với cái đơn chất thì đạo đức được tạo nên từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân
1.1 Ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức.
Đạo đức là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đều có những ranh giới của hành vi và những quan hệ đạo đức đang tồn tại Mặt khác, nó còn bao trùm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức con người
Trong quan hệ giữa người và người về mặt đạo đức đều có những ranh giới của hành vi và giá trị đạo đức Đó là ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa chủ nghĩa cá nhân ích kỷ và tinh thần tập thể Về mặt giá trị của hành vi đạo đức cũng có ranh giới: lao động là hành vi thiện Ăn bám bóc lột là vô nhân đạo Ngay cả trong một hành vi thiện mức độ giá trị của nó không phải lúc nào cũng ngang nhau, mà có những thang bậc nhất định (cao cả, tốt,
được) Ý thức đạo đức là sự thể hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những qui tắc đạo đức xã hội đặt ra; nó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức Trong ý thức đạo đức còn bao hàm cảm xúc, tình cảm đạo đức của con
người Tóm lại, ý thức đạo đức (về mặt cấu trúc) gồm tri thức đạo đức
Thực tiễn đạo đức là hoạt động của con người do ảnh hưởng của niềm tin, ý thức đạo đức, là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong cuộc sống
Ý thức và thực tiễn đạo đức luôn có quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau tạo nên bản chất đạo đức con người, của một giai cấp, của một chế
độ xã hội và của một thời đại lịch sử Ý thức đạo đức phải được thể hiện bằng hành động thì mới đem lại những lợi ích xã hội và ngăn ngừa cái ác Nếu không có thực tiễn đạo đức thì ý thức đạo đức không đạt tới giá trị, sẽ rơi vào trừu tượng theo kiểu các giáo lý của tôn giáo
Trang 9Thực tiễn đạo đức được biểu hiện như sự tương trợ, giúp đỡ, cử chỉ nghĩa hiệp, hành động nghĩa vụ…Thực tiễn đạo đức là hệ thống các hành vi đạo đức của con người được nảy sinh trên cơ sở của ý thức đạo đức.
Các quan hệ đạo đức không chỉ hình thành nên giữa các cá nhân, mà còn giữa
cá nhân với xã hội, với những mặt riêng biệt của xã hội (chẳng hạn: với lao động, với văn hoá tinh thần) trong chừng mực những mặt này liên quan đến các lợi ích chứa đựng trong các mối quan hệ này
Quan hệ đạo đức được hình thành và phát triển như những qui luật tất yếu của xã hội, nó xác định những nhu cầu khách quan của xã hội, nó “tiềm ẩn” trong các quan hệ xã hội
Quan hệ đạo đức tồn tại một cách khách quan và luôn luôn biến đổi qua các thời đại lịch sử và chính nó là một trong nhữg cơ sở để hình thành nên ý thức đạo đức
Tóm lại, ý thức đạo đức, thực tiễn đạo đức và quan hệ đạo đức là một yếu tố tạo nên cấu trúc đạo đức Mỗi yếu tố không tồn tại độc lập, mà liên hệ tác động nhau, tạo nên sự vận động, phát triển và chuyển hóa bên trong của hệ thống đạo đức.
1.3 Đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân.
Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác định, và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành; phát triển hoàn thiện tồn tại xã hội ấy
Trang 10Đạo đức xã hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng về lợi ích và hoạt động của cá nhân thuộc cộng đồng Nó tồn tại như là một hệ thống kinh nghiệm xã hội mang tính phổ biến của đời sống đạo đức của cộng đồng.
Đạo đức cá nhân là đạo đức của những cá nhân riêng lẻ của cộng đồng, phản ảnh và khẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy như là thể hiện riêng lẻ của tồn tại xã hội của cộng đồng về lợi ích và hoạt động của các cá nhân
Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của mình, các cá nhân thu nhận đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội, những lí tưởng, chuẩn mực, tư tưởng, đánh giá đạo đức đã được hình thành nên trong lịch sử cộng đồng, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân…
Trước mắt cá nhân đạo đức xã hội tồn tại một cách khách quan mà trong cuộc sống của mình, cá nhân tất yếu phải nhận thức, tiếp thu và thực hiện
Đạo đức xã hội hay đạo đức cá nhân là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất Đạo đức cá nhân là sự biểu hiện độc đáo của đạo đức xã hội, nhưng không bao hàm hết thảy mọi nội dung, đặc điểm của đạo đức xã hội Mỗi cá nhân tiếp thu lĩnh hội đạo đức xã hội khác nhau và ảnh hưởng đến đạo đức xã hội cũng khác nhau Đạo đức xã hội không thể là số cộng của đạo đức cá nhân mà nó tổng hợp những nhu cầu phổ biến được đúc kết thành những tinh hoa của đạo đức
cá nhân Nó trở thành cái chung của một giai cấp, một cộng đồng xã hội, một thời đại nhất định, nó được duy trì và cũng cố bằng những phong tục, tập quán, truyền thống, những di sản văn hóa vật chất và tinh thần, được biến đổi phát triển thông qua hoạt động sản xuất tinh thần và giao tiếp xã hội
Quan hệ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân là quan hệ giữa những chuẩn mực chung mang tính phát triển đặc thù trong từng xã hội với những phẩm chất hành vi những yêu cầu cụ thể hàng ngày, quan hệ giữa lý tưởng xã