Việc ghi nhận các giá trị đạo đức công vụ trong các văn bản pháp luật dựa trên những lý do căn bản sau đây: Thứ nhất, cùng với quá trình ra đời và hình thành nhà nước là sự hình thành
Trang 1PHẦN I MỞ BÀI.
I. LỜI NÓI ĐẦU.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội Do đó khi nghiên cứu đạo đức nói chung cũng như đạo đức công vụ cần xem xét dựa trên nền tảng chung của các quan niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp
Hoạt động thực thi công việc của những người làm việc cho Nhà nước trên một nghĩa rộng là hoạt động thực thi công vụ Tuy nhiên, định nghĩa công vụ không giống nhau giữa các nước.Do đó, hoạt động công vụ cũng có thể xem như một
“ dạng nghề nghiệp” và khi nghiên cứu đạo đức công vụ cũng cần phải dựa trênnhững nền tảng chung về đạo đức
PHẦN II NỘI DUNG.
I. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ.
Đạo đức công vụ là một phạm trù tương đối rộng, bao hàm đạo đức, lối
sống, cách xử sự của cán bộ, công chức không chỉ trong các mối quan hệ xã hộithông thường mà còn trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công, đó là trong giao dịchhành chính với tổ chức, công dân Để công tác cải cách hành chính thực sự trởthành động lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chínhNhà nước, việc xây dựng các quy định, quy chế chuẩn về trách nhiệm và đạo đứccông vụ là một việc làm rất cần thiết Tuy nhiên, hơn ai hết bản thân cán bộ, côngchức phải tự rèn luyện, trau dồi và phải tự “vượt lên chính mình”
Đạo đức công vụ là tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công
chức Hồ Chủ Tịch đã nói: “Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành
của nhân dân”, “đày tớ là phục vụ nhân dân” Tuy nhiên, trong thực tế vẫn cònkhông ít cán bộ, công chức giài quyết công việc cho dân theo kiểu “ban ơn”, “banphát”, tỏ thái độ quan liêu, hách dịh, cửa quyền, nhũng nhiễu …, trách nhiệm xử
lý công việc chưa cao, còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, “ăn thật làmgiả” và người gánh chịu thiệt hại, hậu quả không ai khác chính là nhân dân Tinh
Trang 2thần, thái độ làm việc này hoàn toàn trái ngược với những chuẩn mực đạo đứctrong nền công vụ, đó là: thái độ cư xử đúng mực, lịch sự, nhã nhặn; thực hiệnnhiệm vụ với tinh thần tận tụy, nhiệt tình, trung thực, không vụ lợi, vun vén cánhân …
Pháp luật về đạo đức công vụ là một loại hình đạo đức mang tính áp dụng.nhưng
đó là loại hình đạo đức mang tính pháp lí rất cao- trong nhiều trường hợp nó lànhững loại hình mang tính cưỡng bức, bắt buộc phải làm hoặc không được phéplàm
Tùy từng giai đoạn khác nhau thì có những pháp luật cụ thể không giốngnhau
II. NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC
CÔNG VỤ.
1. Thực trạng đạo đức cán bộ, công chức nhà nước hiện nay.
Trước hết, cần khẳng định đại bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu tác động phức tạp trong điều kiện chuyển đổi kinh tế - xã hội, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã góp phần đóng vai trò quyết định những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, kể cả một số cán bộ, đảng viên cao cấp thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạođức, lối sống Một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực Một số cán bộ, công chức nhà nước, chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình Quan hệ của họ với nhân dân thậm chí còn mang dấu ấn cai trị theo kiểu ban phát, thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi
Trang 3vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII, nhận định: "Một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán; có tham vọng cá nhân, cục
bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tùy tiện, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng"(3)
Đáng chú ý là số lượng cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật và truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó có cả một số cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngày càng tăng Điều đó đang làm xói mòn bảnchất cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm uy tín của Đảng
và niềm tin của nhân dân đối với chế độ
Thực trạng của những khuyết, nhược điểm về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, song chủ yếu
do những nguyên nhân chủ quan Không ít cán bộ, công chức còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng mình Cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt độngcủa cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thường xuyên, nghiêm túc và thiếu đồng bộ Việc xử lý các vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức chưa nghiêm
đã dẫn đến hạn chế kết quả răn đe, giáo dục
Công tác giáo dục đạo đức chậm được đổi mới: nội dung giáo dục chưa
cụ thể, sát hợp với từng đối tượng, còn giáo điều, chủ quan, phiến diện, duy ý chí, phi thực tế, thiếu cơ sở khoa học; hình thức giáo dục đơn điệu, qua loa đại khái hoặc phô trương hình thức, dễ gây nhàm chán Do đó, hiệu quả giáo dục đạo đức chưa cao, thậm chí có trường hợp phản tác dụng Khi đề cập đạo đức thì coi nhẹ hoặc quên tài năng, nhưng khi cần nhấn mạnh tài năng của người cán bộ thì lại có biểu hiện coi nhẹ đạo đức, coi thường lòng tốt, phẩm hạnh một cách phiến diện, cực đoan
2. Sự cần thiết điều chỉnh đạo đức công vụ bằng pháp luật.
Những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức cũng như đạo đức công vụ được “pháp luật hóa” ngày càng nhiều trong pháp luật Đây cũng là sựthừa nhận chính thức về tính đúng đắn khách quan, hợp lý của các quan niệm về đạo đức cán bộ, công chức, đạo đức công vụ và cũng là cách thức hữu hiệu để Nhà nước bảo vệ, củng cố những giá trị đạo đức cán bộ, công chức và đạo đức công vụ,vốn hình thành và được củng cố qua nhiều thế hệ trước sự tác động tiêu cực của
Trang 4các quy luật kinh tế thị trường
Giữa pháp luật với đạo đức công vụ có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, pháp luật như là phương tiện để thể chế hóa đạo đức công vụ Ở đây thể hiệnmối quan hệ giữa phạm trù nội dung và hình thức, pháp luật là hình thức pháp lý của đạo đức công vụ, pháp luật về công vụ như là “vỏ bọc, áo khoác pháp lý” của đạo đức công vụ Đạo đức công vụ thể hiện, xuyên suốt toàn bộ nội dung pháp luậtcông vụ
Việc ghi nhận các giá trị đạo đức công vụ trong các văn bản pháp luật dựa trên những lý do căn bản sau đây:
Thứ nhất, cùng với quá trình ra đời và hình thành nhà nước là sự hình
thành đội ngũ những người phục vụ trong bộ máy nhà nước để thực hiện các công việc nhà nước ( mà ngày nay được gọi với thuật ngữ công vụ) Khi thực hiện các công việc nhà nước luôn làm phát sinh hai loại quan hệ: quan hệ giữa những người phục vụ nhà nước với nhau - quan hệ bên trong nền công vụ và quan hệ giữa họ với dân cư - quan hệ bên ngoài của nền công vụ, đồng thời trong mối quan hệ đó bộc lộ cách ứng xử, thái độ, hành vi của những người thực thi công việc nhà nước
Để bảo đảm tính thống nhất trong hành vi, cách xử sự, thái độ của những người phục vụ trong bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác là nhà nước phải đặt ra những quy tắc mang tính bắt buộc chung, hoặc đối với những đối tượng nhất định -
đó chính là pháp luật
Thứ hai, công dân trước khi tham gia vào công vụ, ở họ đã định hình các
quan niệm đạo đức của người cán bộ, công chức, đạo đức công vụ trong chính thể
mà họ phục vụ Những quan niệm đó họ tiếp nhận từ xã hội, từ thế hệ những người
đi trước, từ những người thân trong gia đình, trường học hoặc qua quá trình tự nhận thức mà có Chính vì lẽ đó mà mỗi người lại có những quan niệm, nhận thức khác nhau về đạo đức công vụ, do đó không thể mang vô số những quan niệm khácnhau đó vào công vụ nhà nước Vì vậy, cần phải có sự thể chế hóa các quan niệm, quy tắc có tính phổ biến mà con người nhận thức được và được thừa nhận thành các quy tắc chính thống để áp dụng chung trong công vụ của cán bộ, công chức
Thứ ba, đạo đức công vụ, dù được thể chế hóa hay chưa, đều được bảo đảm thực
hiện bởi lương tâm, sự tự giác của cán bộ, công chức.Đây là sức mạnh vật chất từ bên trong của nó, mà pháp luật nhiều khi lại không có được Ví dụ, nhà nước quy định “phải khai báo, nộp lại những quà biếu”, việc nộp lại hay không nộp lại tuỳ thuộc vào lương tâm đạo đức, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức Tuy nhiên không phải lúc nào cán bộ, công chức cũng tự giác thực hiện các nguyên tắc, quy
Trang 5tắc đạo đức công vụ, do đó, nhà nước phải thể chế hóa thành pháp luật, thành những quy tắc bắt buộc chung và bảo đảm cho những quy tắc đó được thực hiện trên thực tế bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, tổ chức, pháp lý khác nhau
và trong một số trường hợp bằng sức mạnh của công lực
Thứ tư, luôn có sự xuống cấp, xói mòn đạo đức, sự tha hoá của một bộ phận cán
bộ, công chức trong thực thi công vụ và trong đời sống xã hội Nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh trong các cơ quan công quyền như: lãng phí của công, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để kiếm lợi cho
cá nhân Tình trạng tham nhũng trong cơ quan công quyền hiện nay ở nước ta đã không còn là cá biệt, mà trở nên có tính phổ biến, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều
ngành.Tình trạng “mua quan, bán tước” tưởng chừng chỉ có trong thời phong kiến, thì nay đã trở thành câu chuyện mà người ta bàn luận khá sôi nổi trong các cơ quannhà nước, các tổ chức công.Hiện tượng này rất khó nhận diện rõ vì nó được “ngườibán và người mua” bao bọc, che đậy rất kỹ.Đây là sự biểu hiện của tham nhũng chính trị, nếu xảy ra trên quy mô lớn sẽ rất nguy hiểm cho xã hội Vậy cái gì điều chỉnh những hành vi, cách xử sự này? Ở đây có thể nói, các quy tắc đạo đức khôngcòn đủ sức mạnh, không còn khả năng để điều chỉnh nữa, mà cần phải dựa vào pháp luật, nhờ vào sức mạnh có tính cưỡng chế của quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ nói trên bằng cách cấm việc thực hiện các hành vi, đặt các chế tài để trừng phạt đối với những cá nhân, tổ chức đã thực hiện những hành vi bị cấm
đó và buộc phải thực hiện các hành vi luật định
Thứ năm, sự nhận thức, ý thức có tính vượt trước của các nhà làm luật về nhu cầu
cần phải ghi nhận các giá trị đạo đức, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trongcác quy phạm pháp luật Khi các quy phạm đạo đức cán bộ, công chức, đạo đức công vụ được lồng vào các quy phạm pháp luật thì các quy phạm đó sẽ có sức sốnglâu bền, được thực hiện một cách tự giác, tự nguyện hơn Chính vì vậy, mà các nhàlập pháp đã ý thức được cần phải ghi nhận các quy tắc đó vào pháp luật
Ở nước ta, các nguyên tắc, ý niệm, suy nghĩ, các chuẩn mực đạo đức cách mạng - đạo đức cán bộ, công chức được hình thành và phát triển từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được giữ gìn, lưu truyền đến ngày nay Vì lẽ đó, để khơi dậy truyền thống đạo đức cách mạng đã hình thành, phát triển và cần được phát huy trong điều kiện mới, trong những năm gần đây, cả xã hội Việt Nam dấy lên phong trào “Học tập, rèn luyện theo gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh” Đây thực sự
là một cuộc sinh hoạt chính trị, đạo đức rộng lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta
Trang 6nhằm khơi dậy truyền thống đạo đức của cán bộ, công chức và mọi tầng lớp dân cư.
3. Nguyên tắc chung xây dựng pháp luật về đạo đức công vụ.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân và tiến hành cải cách hành chính nhà nước, vai trò của đạo đức công
vụ là hết sức quan trọng Do đó, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức - pháp lý cho hành vi công chức trong hoạt động công vụ nhằm xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.Cần đặc biệt chú trọng mối quan hệ mật thiết giữa quy phạm pháp luật và các quy phạm đạo đức.Ở chừng mực nào đó, cần thiết phải thể chế hóa những quy phạm, nguyên tắc đạo đức thành những quy phạm pháp luật Mặt khác, coi việc xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào pháp luật.Những nguyên tắc đạo đức trong nền công vụ là cơ sở cần được nghiên cứu để luật hóa Có thể chỉ
ra những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tiêu chuẩn đạo đức cần được phản ánh trong một khuôn khổ pháp lý Cơ
sở pháp lý là nền tảng để đưa ra những nguyên tắc và tiêu chuẩn áp đặt tối thiểu đối với hành vi của mọi công chức Luật pháp có thể đưa ra những giá trị căn bản của nền công vụ và tạo ra khuôn khổ hướng dẫn, kiểm tra, kỷ luật và truy tố
Những tiêu chuẩn đạo đức công vụ đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp: Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán
bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọibiểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng” Điều 12 Hiến pháp năm
1992 nhấn mạnh quan điểm Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời khẳng định: các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.Các quy định này của Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phản ánh bản chất, nguyên tắc của nền công vụ Việt Nam, đồng thời là những yêu cầu đòi hỏi đối với mọi cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ Người
Trang 7cán bộ, công chức không chỉ có nghĩa vụ hoàn thành các yêu cầu công vụ, mà còn phải có thái độ đúng đắn khi quan hệ với nhân dân trong công vụ Các quy định này của Hiến pháp là những nguyên lý căn bản trong ứng xử của cán bộ, công chứctrong quan hệ với công dân khi tiếp xúc, giải quyết các công việc của công dân, của tổ chức.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật tiếp theo đã
cụ thể hoá về đạo đức công vụ Trước hết, có thể kể đến Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Pháp lệnh Cán bộ, công chức và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác Để pháp luật điều chỉnh một cách đầy đủ, toàn diện các quan hệ công vụ, cần phải thường xuyên rà soát, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ công vụ, đặc biệt là việc ban hành Luật Công vụ (Luật Công vụ chứ không phải Luật Cán bộ, công chức) TrongLuật Công vụ cần phải có những phần quy định về đạo đức công vụ.Trên cơ sở những quy định đạo đức công vụ trong Hiến pháp, các chuẩn mực đạo đức cán bộ
“Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” phải đượcthể chế hóa thành pháp luật
Thứ hai, tiêu chuẩn đạo đức trong nền công vụ phải rõ ràng Công chức cần
biết những nguyên tắc, tiêu chuẩn căn bản mà họ cần tuân thủ trong công việc
và đâu là giới hạn của các hành vi có thể được chấp nhận Cần xây dựng và ban hành ngay bộ quy tắc ứng xử, buộc các công chức khi thực thi nhiệm vụ phải tuân thủ đúng những nguyên tắc hành vi đạo đức công chức đó, tránh những hành vi lệch chuẩn Đó cũng là công cụ để đánh giá, giám sát các hành vi trong khi thực thicông vụ của đội ngũ CBCC Mỗi công chức đều phải có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan quan, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước Phải có quy định rõ, cụ thể các hành vi cán bộ, công chức được làm hoặc không được làm, công khai các lợi ích của công chức, có chế tài xử phạt nghiêm các hành
vi vi phạm đạo đức công vụ, tùy theo mức độ vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng
Tất cả các quy định này của pháp luật là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hành
vi, cách xử sự của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ Thông qua đó, tạo nên thói quen chấp hành pháp luật, thói quen trong thực hiện bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức Chính vì lẽ đó, pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc hình thành đạo đức công vụ và đánh giá đạo đức công vụ
Thông qua sự điều chỉnh của pháp luật đối với đạo đức công vụ, có thể nhận thấy một số điều sau đây: pháp luật là công cụ, phương tiện để ghi nhận và bảo vệ đạo đức công vụ; pháp luật là nhân tố điều chỉnh bên ngoài đối với hành vi công vụ, còn đạo đức công vụ là sự điều chỉnh từ bên trong, nội tâm cán bộ, công chức
Trang 8trong hoạt động công vụ; sự điều chỉnh của pháp luật đối với đạo đức công vụ thể hiện mối liên hệ của pháp luật đối với đạo đức công vụ.
Thứ ba, công chức cần biết rõ quyền và nghĩa vụ của họ khi phát hiện những hành
động sai lầm ; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa và xử phạt sự vi phạm đạo đức công
vụ Phải có quy định rõ, cụ thể các hành vi cán bộ, công chức được làm hoặc không được làm, công khai các lợi ích của công chức, có chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, tùy theo mức độ vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặtchẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, làm rõ thẩm quyền quản lý từng loại cán bộ, công chức của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, cũng như định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ công chức, tổ chức trong quản lý hoạt động công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền Cần đặc biệt chú trọng mối quan hệ mật thiết giữa quy phạm pháp luật và các quy phạm đạo đức.Ở chừng mực nào đó, cần thiết phải thể chế hóa những quy phạm, nguyên tắc đạo đức thành những quy phạm pháp luật Mặt khác, coi việc xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào pháp luật
Thứ tư, quy trình ra quyết định phải rõ ràng và công khai Công chúng có quyền
được biết các cơ quan Nhà nước thi hành quyền lực và nguồn lực mà họ được ủy thác như thế nào Việc kiểm tra của công chúng phải được tạo điều kiện thông qua các quy trình dân chủ và công khai, được pháp luật bảo hộ và được tiếp cận với cácnguồn thông tin công cộng, Vì giá trị cao nhất của đạo đức công vụ là trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ dân Mọi hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân với thái độ, tinh thần làm việc tận tụy, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng, tham ô
Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và hoạt động công vụ, đảm bảo quyền dân chủ cơ sở để dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của cán bộ, công chức Mọi quy trình cũng như thủ tục hành chính đều được thông báo công khai tại cơ quan-nơi mà người dân đến làm các thủtục hành chính,như trong các cuộc bầu cử công dân đều được biết về nhân thân, tiểu sử, những đống góp của người đó Sau mỗi cuộc bầu cử đều có cuộc tiếp xúc
cử tri, các đại biểu sẽ trả lời những câu hỏi của cử tri cả nước và những cuộc tiếp xúc cử tri đó đều được truyền hình trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại
Trang 9chúng như đài, báo, ti vi,…để mọi người dân đều biết Hay quyết định thay đổi đơn vị hành chính cũng được thông bán công khai cho người dân biết.
Thứ năm, cơ chế trách nhiệm đầy đủ cần được áp dụng trong nền công vụ
Cơ chế trách nhiệm có thể trong phạm vi nội bộ một cơ quan, cũng có thể trong phạm vi toàn bộ máy hành chính; cơ chế tăng cường trách nhiệm cần được thiết kế
để kiểm soát hợp lý Để thấy được vai trò trách nhiệm của mình trước công việc được giao mà cụ thể gắn với đạo đức công vụ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, được thể hiện trong những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ bản sau:
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
+ Chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi hành công vụ + Có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc.
+ Có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc
Các CBCC cũng đã trình bày các quan điểm nhằm góp phần thực hiện nền cải cách hành chính, tạo tâm lý thân thiện khi tiếp xúc người dân, nụ cười thiện cảm trong công sở…
Thứ sáu, thủ tục và các biện pháp xử phạt thích hợp đối với việc vi phạm
đạo đức Các cơ chế phát hiện và điều tra độc lập những hành vi sai trái như tham nhũng là một phần thiết yếu trong một nền tảng đạo đức Cần có những thủ tục tin cậy và các nguồn lực cần thiết để giám sát, báo cáo và điều tra những vi phạm các quy định của nền công vụ, đồng thời phải có biện pháp kỷ luật hay xử lý hành chính ngăn chặn vi phạm đạo đức Các nhà quản lý cần có sự nhìn nhận hợp lý trong việc sử dụng các cơ chế này khi họ hành động.Làm thế nào để người dân và
tổ chức có cơ sở pháp lý đủ mạnh nhằm kiện các cá nhân và cơ quan công quyền khi các cơ quan này đùn đẩy trách nhiệm, quay lưng lại nhau, hành nhau, gây thiệt hại cho họ
Thứ bảy là nguyên tắc gắn trách nhiệm với quyền lợi: Chương trình cải cách hành
chính (CCHC) giai đoạn tới cần xây dựng các giá trị cốt lõi, hình thành bộ quy tắc ứng xử; làm rõ các nguyên tắc; cụ thể hóa các quy tắc ứng xử; tuyên truyền cho người dân về quyền của họ và nghĩa vụ của công chức; giáo dục đạo đức công vụ cho công chức; nêu gương lãnh đạo; công khai, minh bạch các thủ tục hành chính
có liên quan đến các cam kết WTO; gắn kết đạo đức công vụ với phòng chống tham nhũng; kiểm soát và cuối cùng là thực hiện cam kết phục vụ với khách
hàng Điều chỉnh, nâng cao tiền lương và đãi ngộ vật chất hợp lý, tinh thần phong phú đối với cán bộ, công chức Cải cách hệ thống tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo trả đúng sức lao động và giá trị cống hiến của cán bộ, công chức, tạo động lực thựchiện công vụ là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nâng cao phẩm giá người công chức đồng thời để họ yên tâm làm việc, dốc
Trang 10toàn bộ năng lực, trí tuệ làm tốt công việc được giao Để có thể thỏa mãn nhu cầu
và lợi ích Xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khuyến khích sự tận tâm thựchiện công vụ, khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức làm việc tốt, tận tụy và trong, phải thay đổi cách đánh giá quản lý CBCC với nguyên tắc cơ bản là phải gắn với quyền lợi, kỷ luật, khen thưởng… của người lao động với chính công việc mà họ đang đảm nhận
Thực hiện các vấn đề trên cần có thời gian Nhưng phải có một bộ những quy tắc để buộc công chức phải tuân thủ trong quá trình thực thi công vụ
Thực hiện “Khoán 10” trong cải cách hành chính.Đó là gắn quyền lợi trực tiếp của CBCC với lợi ích của CCHC.Nhiều CBCC còn bàng quan với CCHC là vì họ chưathấy quyền lợi trực tiếp từ công cuộc cải cách này
Cuối cùng, chúng ta phải xây dựng cơ chế quản lý sao cho CBCC không cần,
không muốn, không dám và không thể làm sai, tham nhũng trong thực thi công vụ bởi CBCC không muốn làm sai xuất phát từ đạo đức và sự vinh dự khi trở thành một CBCC Không dám làm sai xuất phát từ tâm lý sợ hãi bởi sự nghiêm minh, công bằng của luật pháp.Không thể làm sai xuất phát từ sự minh bạch, công khai, dân chủ của các hoạt động Nhà nước
Như vậy, lòng trung thành với Nhà nước, với chính thể, tinh thần trách nhiệm phục
vụ nhân dân, việc chấp hành pháp luật, tính kỷ luật được coi là những tiêu chí đầu tiên, quan trọng nhất, của đạo đức công vụ - đạo đức của những người phục vụ trong bộ máy nhà nước Những quy tắc này là nền tảng cho sự hình thành, phát triển mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, giữa cán bộ, công chức với nhân dân trong quá trình thực thi công vụ
III. PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM.
Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam lien quan đến điều chỉnh các quan
hệ viiecj làm của người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước có thể chia làm 2 nhóm:
Văn bản mang tính luật( Luật, pháp lệnh, nghị quyết):
Văn bản lập quy nhằm hướng dẫn thực hiện các văn bản luật.Trong điều kiện Việt Nam, cho đến năm 2009 vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào riêng về đạo đức công vụ hay đạo đức công chức Do đó, xây dựng một chế tài
cụ thể quy định những cách ứng xử giao tiếp, quan hệ của công chức với Nhà nước: với công dân một cách cụ thể là cần thiết và phù hợp với xu hướng chung của thế giới
Trang 111. Đạo đức công vụ trong các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức.
Như đã nêu trên, chúng ta chưa có một văn bản pháp luật riêng về đạo đức côngchức hay đạo đức thực thi công việc của công chức Chúng ta có một số văn bản pháp luật lien quan đến cán bộ, công chức tức về những người làm việc trong cơ quan nhà nước nói riêng và trong toàn bộ hệ thống thể chế chính trị, nhà nước nói chung
I.1 Sắc lệnh số 76 – SL ngày 20-5-1950.
Đây là loại văn bản pháp luật đầu tiên lien quan đến việc quy định công chức Những giá trị cũng như chuẩn mực hành vi ứng xử, quan hệ công việccũng được quy định
Giá trị của công chức và công việc của họ đã được ghi ngay trong phần mở đầu của Sắc lệnh:
“ Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy Nhà nước của chính quyền nhân dân, dưới sự lãnh đạo tối cao của chính phủ
Vậy người công chức phải đem tất cả sức lực và tâm chí, theo đúng đường lối của Chính phủ và nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc
Đi đôi với nhiệm vụ trên, công chức Việt Nam cần có một địa vị xứng đáng với tài năng của mình”
Sắc lệnh đề cập đến nhiều nhóm nội dung liên quan đến việc quảnlý công chức Tuy không có từ ngữ nào nói về đạo đức công chức, nhưng Sắc lệnh
ấn định một số nội dung mang tính “ chuẩn mực”
Sắc lệnh quy định nghĩa vụ của công chức Theo đó “ công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinhthần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước Công chức Việt Nam phải cần,kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”
Đây chính là những “ định hướng giá trị của những công việc do công chức thưc hiện Đồng thời công chức có những giá trị về quyền lợi Đó làm công chức có quyền:
- Hưởng lương, các thứ phụ cấp và hưu bổng;
- Nghỉ hàng năm có lương, được săn sóc về sức khỏe và trợ cấp khi bị tai nạn;
- Hoạt động về chính trị, văn hóa, xã hội;
- Gia nhập công đoàn
Trang 12Bên cạnh hai nhóm giá trị đó, Sắc lệnh cũng ấn định những hình thức xử
lí vi phạm những quy tắc làm việc của công chức với tư các là người phục vụ nhà nước sau khi đã được nhà nước tuyển dụng
Những quy định mang tính xử lý kỉ luật cũng chính là “ những chuẩn định hướng” để răn dậy công chức cần phải quan tâm:
Tùy lỗi nhẹ hay nặng, công chức phạm lỗi sẽ phải chịu một trong những hình phạt sau này
- Cảnh cáo
- Khiển trách
- Hoãn dụ thăng thưởng trong hạn một hay hai năm
- Xóa tên trong bảng thăng thưởng
- Giáng một hay hai trật
I.2 Pháp cán bộ, công chức (1998 và các lần sửa đổi 2000 và 2003)
Trong pháp lệnh này, thuật ngữ công chức không được quy định cụ thể, nhưng sau đó chính phụ đã quy định chi tiết nhóm người được gọi là công chức ( xem chi tiết nghị định 95/1998 và nghị định 171/2004)
Đây là loại văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh các yếu tố liên quan đến những người làm việc cho hệ thống thể chế chính trị ở Việt Nam từ cấp huyện trở lên (1998 và 2000)và toàn bộ hệ thống thể chế chính trị từ cơ sở đến trung ương ( sửa đổi năm 2003)
Trang 13Pháp lệnh 1998 (và sửa đổi ) cũng không sử dụng thuật ngữ đạo đức công chức Tuy nhiên một số điều quy định mang tính chuẩn mực định hướng cho cán bộ, công chức hoạt động.
Phần nghĩa vụ của cán bộ,công chức, những định hướng mang tính chuẩn mực bao gồm:
1. Trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ
sự an toàn , danh dự và lợi ich quốc gia;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;không được quan liêu, hách dịch,cửa quyền, tham nhũng;
6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện
nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo về bí mật của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;
8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan tổ chức có thẩm quyền Nhiều nước, các quy định trên mang tính “ giá trị cốt lõi củacông vụ” Do đó cũng có thể coi đó chính là những giá trị đạo đức mà cán bộ, công chức phải tuân thủ
Đồng thời pháp lệnh quy định có tính chất “ không được làm” trên một
số lĩnh vực.Đó là:
- Các bộ , công chức không được chây lười trong công tác,trốn tránh tráchnhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái,mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc
- Cán bộ công chức không được chây lười trong công tác trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ,không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc
- Các bộ, công chức không được cửa quyền,hách dịch,sách nhiễu,gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc
- Cán bộ công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư Cán bộ công chức không được là tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ
Trang 14và các tổ chức cá nhân ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó
có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của Cán bộ, công chức.
- Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình
đã đảm nhiệm Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định của Điều này
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước”
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,anh, chị,em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó
Về nguyên tắc nếu các quy định trên bị vi phạm, đều bị pháp luật xử lý theo quy định Hai văn bản pháp quy quy định chi tiết về quản lý công chức đã được Chính phủ ban hành Tuy nhiên những quy định mang tínhđạo đức không có tính đặc thù, chủ yếu về quản lý mang tính chất quy trình Những hành vi, ứng xử, nghĩa vụ đều theo quy định của pháp lệnh
1998 và các văn bản sửa đổi
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2 tháng 8 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Mặc dù quyết định này không nói về đạo đức, mà thay bằng thuật ngữ văn hóa( ứng xử, giao tiếp).Như đã phân tích ở trên, những chuẩn mực văn hóa tổ chức mang tính pháp lý cũng đồng nhất với đạo đức Do đó đây cũng là loại hình văn bản quy định một số hành vi ứng xử của cán bộcông chức trong hoạt động thực thi công việc.Quyết định quy định có tính nguyên tắc định hướng cho văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước Đó là:
Trang 151. Phù hợp với truyền thống,bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh
1.3 Luật cán bộ công chức năm 2008.
1.3.1 Khái niệm cán bộ công chức.
2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộcQuân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânquốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệpcông lập theo quy định của pháp luật
3 Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam,được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xãhội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước
Trang 161.3.2 Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức.
Điều 5 Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1 Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhànước
2 Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế
3 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân vàphân công, phân cấp rõ ràng
4 Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩmchất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ
5 Thực hiện bình đẳng giới
1.3.3 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức.
Điều 8 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
1 Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia
2 Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân
3 Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát củanhân dân
4 Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước
Điều 9 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1 Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao
2 Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơquan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạmpháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước
3 Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kếttrong cơ quan, tổ chức, đơn vị
4 Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao
5 Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó làtrái pháp luật thì phải kịp thờibáo cáo bằng văn bản với người ra quyết định;
Trang 17trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản vàngười thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việcthi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người raquyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Điều 10 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ,công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa
vụ sau đây:
1 Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kếtquả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2 Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
3 Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thựchành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu,tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóacông sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, côngchức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quanliêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
5 Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơquan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
6 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
1.3.4 Quyền của cán bộ, công chức
Điều 11 Quyền của cán bộ, công chức đượcbảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
1 Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ
2 Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy địnhcủa pháp luật
3 Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao
4 Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
Trang 185 Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ
Điều 12 Quyền của cán bộ, công chức vềtiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1 Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạnđược giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Cán bộ, công chứclàm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề cómôi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quyđịnh của pháp luật
2 Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ
khác theo quy định của pháp luật
Điều 13 Quyền của cán bộ, công chức vền nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêngtheo quy định của pháp luật về lao động Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ,công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoàitiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho nhữngngày không nghỉ
Điều 14 Các quyền khác của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, thamgia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phươngtiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu
bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ,chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và cácquyền khác theo quy định của pháp luật
Trang 19IV. PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐIỂN HÌNH.
1. Vài nét về công chức và luật công chức ở một số nước.
Bài viết này nêu các quan niệm khác nhau về công chức và luật công chức từ kinhnghiệm xây dựng pháp luật một số nước trên thế giới nhằm cung cấp thông tintham khảo cho việc xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về công chức ởnước ta, đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền hành chính chính quy, hiện đại với độingũ công chức chuyên nghiệp
Quan niệm về công chức
Mặc dù chế độ công vụ đã tồn tại và phát triển đã trên 3 thế kỷ tính từ thời điểmxuất hiện thuật ngữ công chức vào năm 1859 ở Anh nhưng cho đến nay vẫn chưa
có một quan niệm thống nhất về công chức cho tất cả các quốc gia trên thế giới Sựkhác nhau trong quan niệm về công chức thể hiện trên các phương diện như: phạm
vi công chức, đặc điểm công chức và chế độ công vụ
1.1 Về phạm vi công chức, có một số quan niệm chính như sau:
- Công chức là những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máyhành chính của các bộ thuộc Chính phủ Như vậy, những đối tượng khác tuy làmviệc ở bộ nhưng không trực tiếp làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chứcnăng quản lý của bộ thì không phải là công chức và cũng theo quan niệm về côngchức như vậy thì những người làm việc trong bộ máy của chính quyền địa phươngcũng không phải là công chức (Anh, Thái -lan, Xin-ga-po );
- Công chức không chỉ là những người thực hiện các hoạt động chuyên mônnghiệp vụ quản lý trong bộ máy hành chính của các bộ (trung ương) mà còn baogồm cả những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ quản lý trong bộ máyhành chính thuộc chính quyền của các địa phương (Nga, Trung Quốc, Ba Lan,Hung-ga-ri );
- Khác với các quan niệm đã nêu trên, một số nước xác định phạm vi công chứcbao gồm cả những người thực thi công vụ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ cônghoặc cả ngành lập pháp, tư pháp (Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha )
Trang 20Với các quan niệm trên cho thấy vẫn còn những câu trả lời khác nhau với câu hỏi
ai là công chức trong số những người làm việc tại các cơ quan trong bộ máy nhànước và sẽ vẫn chưa có câu trả lời chung cho câu hỏi này trong một thời gian dàinữa Sự khác nhau này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: lịch sử sựtồn tại và phát triển của nền hành chính quốc gia; điều kiện kinh tế - xã hội mà trên
đó pháp luật được hình thành; quan điểm của các nhà lập pháp trong việc đánh giá
sử dụng các thành tựu của khoa học pháp lý
1.2 Về đặc điểm công chức Qua nghiên cứu cho thấy công chức có các đặc điểm căn bản như (1):
- Tính nghề nghiệp (career) Tính nghề nghiệp thể hiện ở việc công chức thựchiện thường xuyên một công vụ theo nghiệp vụ chuyên môn mà công chức đóđảm nhiệm (kế toán, kiểm toán, văn thư );
- Tính quan liêu (bureaucratic) Tính quan liêu trong thực thi công vụ thể hiệntrên các phương diện khác nhau như không phụ thuộc vào bất kỳ một tác độngnào khác của chính trị, kinh tế hay dân sự Công chức thực hiện công vụ theomột quy trình công tác đã được pháp luật xác định và họ không có quyền thayđổi nếu không được pháp luật cho phép (2).;
- Tính thứ bậc Công chức được chia thành những bậc hạng khác nhau tuỳ theotính chất, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của công việc và được bổ nhiệmvào vị trí công tác theo thứ bậc đó (Ví dụ: Công chức ở Trung Quốc chia thành
15 bậc, cao nhất là Thủ tướng Quốc vụ viện và thấp nhất là cán sự);
- Tính được nhà nước trả lương Vì công chức thực thi công vụ nhà nước do vậyđược hưởng lương từ ngân sách của nhà nước Đặc điểm này giúp ta phân biệtcông chức với những người là việc ở các doanh nghiệp và khu vực tư nhânhưởng lương không do nhà nước chi trả
Tuỳ theo quan điểm trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ công chức mà mỗinước có sự nhấn mạnh, chú trọng nhiều hơn đến một trong số các đặc điểm trêntheo đó tạo nên sự khác nhau trong quan niệm về công chức Ví dụ: các nướcnhư Pháp, Đức coi trọng tính nghề nghiệp của công chức trong khi đó các