1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kế toán quốc tế tìm hiểu quá trình phát triển và phân tích nội dung IAS 10

15 1,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 87,01 KB

Nội dung

Từ những năm 70s của thế kỷ 20, trên thế giới đã chú ý đến những sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo vì cho rằng các sự kiện đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó phản ánh hoặc ảnh hưởng t

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

KẾ TOÁN QUỐC TẾ Bài tiểu luận chủ đề 21

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG IAS 10- EVENTS AFTER THE

REPORTING PERIOD

SV: NGUYỄN PHẠM ÁNH DIỆP Lớp Tối thứ 7 – K25

TP Hồ Chí Minh tháng 8/2016

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2 IAS International Accounting

Standard

Chuẩn mực kế toán quốc tế

3 VAS Vietnam Accounting

Standard

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

Trang 3

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu : 4

CHƯƠNG 2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ SỐ 10 - SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU KỲ BÁO CÁO 4

2.1 Lịch sử ra đời và tóm tắt quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế số 10 ( IAS 10) 4

2.2 Các khái niệm và nội dung cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế số 10: 5

2.2.1 Các khái niệm 5

2.2.2 Nội dung cơ bản của IAS 10: 6

2.2.2.1.Sự ghi nhận và đo lường 6

2.2.2.2 Cổ tức 9

2.2.2.3 Hoạt động liên tục: 9

2.2.2.4 Công bố: 9

2.3 So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23 với chuẩn mực kế toán quốc tế số 10: 11 2.3.1 Điểm giống nhau: 11

2.3.2 Điểm khác nhau: 11

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, vấn đề minh bạch thông tin tài chính của các công ty trên thị trường Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung là vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tư Khi mà một sự sai lệch hoặc thiếu thông tin cũng đã có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư, thì những người đầu tư càng phải xem xét kỹ lưỡng các thông tin tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các sự kiện rơi vào những thời điểm nhạy cảm như cuối kỳ báo cáo hoặc sau kỳ báo cáo

Từ những năm 70s của thế kỷ 20, trên thế giới đã chú ý đến những sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo vì cho rằng các sự kiện đáp ứng một số tiêu chuẩn nào đó phản ánh hoặc ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin của báo cáo tài chính, từ đó ảnh hưởng đến tính thực hợp lý của báo cáo Trải qua nhiều giai đoạn chỉnh sửa, chuẩn mực kế toán quốc tế số 10 ra đời hướng dẫn cách xử lý kế toán đối với các sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo một phần nào đó có tác động đáng kể đến việc nâng cao tính minh bạch thông tin và độ trung thực hợp lý của báo cáo tài chính

Tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán số 23 - sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo cũng ra đời để bắt kịp xu hướng của thế giới Tuy nhiên việc áp dụng thực

tế và những điểm khác biệt còn tồn tại giữa chuẩn mực kế toán quốc tế IAS số 10

và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 23 là những điều cần phải bàn Vì thế , người viết tiến hành trình bày lại quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc

tế số 10, phân tích nội dung của chuẩn mực đồng thời có sự so sánh với chuẩn mực Việt Nam nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nói trên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế

số 10 để thấy rõ các quan điểm kế toán phát triển ở mỗi thời kỳ , đồng thời phân tích làm rõ một số nội dung chính của chuẩn mực số 10 và so sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Trang 5

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 10 và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23

 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu chuẩn mực về mặt lý thuyết,

có xem xét vài

1.4 Phương pháp nghiên cứu :

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả , phân tích và so sánh

CHƯƠNG 2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

SỐ 10 - SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU KỲ BÁO CÁO 2.1 Lịch sử ra đời và tóm tắt quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế

số 10 ( IAS 10)

- Năm 1973, tại London, Uỷ ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời (IASC) là kết quả của một thoả thuận giữa các hội nghề nghiệp như viện kế toán công chứng Mỹ, viện kế toán công chứng Úc, … dưới dạng một tổ chức độc lập, nhằm xây dựng các chuẩn mực và làm cho các chuẩn mực được sử dụng rộng rãi, cập nhật cải tiến biến đổi phù hợp các quy định kế toán, chuẩn mực kế toán và các thủ tục để trình bày báo cáo tài chính

- Chuẩn mực kế toán quốc tế số 10 được manh nha khởi tạo bằng bản dự thảo E10- các khoản nợ tiềm tàng và các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán vào tháng 7/1977 Hơn một năm sau, chuẩn mực chính thức ra đời với tên gọi : Các khoản

nợ tiềm tàng và các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán và tiếp tục được chỉnh sửa vào năm 1994

- Tháng 8/ 1997, bản dự thảo E59 – Khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng ra đời

- tháng 9/ 1998, chuẩn mực số 37 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng chính thức ban hành , có hiệu lực từ ngày 1/1/1999, thay thế một phần cho IAS 10 ( bản 1978) trước đó trong việc xử lý kế toán đối với các khoản tiềm tàng

- Tháng 11/1998, bản dự thảo E63 sự kiện sau ngày lập bảng cân đối kế toán ra đời Đến tháng 5/ 1999, IAS 10 bản năm 1999 ra đời thay thế cho IAS 10 bản 1978, chỉ đề cập đến phần xử lý kế toán với các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán, có hiệu lực từ ngày 01/01/2000

Trang 6

- 18/12/2003, IASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế) ban hành bản sửa đổi IAS

10 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2005

- Ngày 06/12/2007, do sự thay đổi của chuẩn mực IAS 1- Trình bày báo cáo tài chính kéo theo sự thay đổi tên gọi của chuẩn mực số 10 từ “Các sự kiện sau ngày lập bảng cân đối kế toán” sang “Các sự kiện sau kỳ báo cáo”

Quá trình thay đổi này phù hợp với lộ trình phát triển của dự án cải thiện chuẩn mực

kế toán quốc tế, trên cơ sở những nghi vấn thảo luận, những chỉ trích của các nhà nghiên cứu, kế toán chuyên nghiệp và các bên lợi ích thứ ba khác liên quan tới những khoản mục còn tồn tại của chuẩn mực, nhằm làm giảm những mâu thuẫn phát sinh trong thực tế khi áp dụng chuẩn mực Việc tách bạch các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo với khoản nợ tiềm tàng, tài sản tiềm tàng cũng nhằm làm chuyên sâu hoá các vấn đề để xử lý riêng biệt, đồng thời mở rộng các trường hợp về sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo mà không phải do các khoản nợ tiềm tàng tài sản tiềm tàng đã đủ căn cứ để ghi nhận

2.2 Các khái niệm và nội dung cơ bản của chuẩn mực kế toán quốc tế số 10:

2.2.1 Các khái niệm

IAS 10 định nghĩa các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ báo cáo là những

sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực, xảy ra trong khoảng thời gian từ sau kỳ báo cáo đến ngày báo cáo tài chính được phát hành chính thức Có hai loại sự kiện được IAS 10 phân biệt rõ:

- một là những sự kiện cung cấp bằng chứng về sự tồn tại trong kỳ báo cáo là những sư kiện phát sinh sau kỳ báo cáo cần điều chỉnh

- Hai là những sự kiện cung cấp bằng chứng về tình trạng phát sinh sau kỳ báo cáo là những sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo không phải điều chỉnh

Vấn đề tiếp theo mà IAS lưu ý là ngày phát hành báo cáo tài chính ( authorization date) Mặc dù quy trình phát hành báo cáo tài chính sẽ có nhiều cách thức tuỳ thuộc vào cơ cấu quản lý, yêu cầu của nhà điều hành và quy trình nội bộ, tuy nhiên, cách xác định ngày phát hành để có căn cứ xác định thời điểm sau kỳ báo cáo cũng thống nhất ở

Trang 7

một số nguyên tắc được lưu ý tại đoạn 5,6 của chuẩn mực Việc xác định ngày phát hành báo cáo tài chính có tính chất pháp lý rất quan trọng vì nếu không xác định đúng ngày thì không thể nào xác định được thời điểm chia cắt niên độ để phân định các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ báo cáo để điều chỉnh cho hợp lý IAS 10 giải thích khái niệm này thông qua việc đưa ra các ví dụ minh hoạ Nguyên tắc chung cần xem xét để xác định ngày phát hành báo cáo tài chính ( authorization date) như sau:

- Khi một doanh nghiệp được yêu cầu nộp báo cáo tài chính cho cổ đông chấp nhận sau khi báo cáo tài chính đã được phát hành thì ngày phát hành BCTC về mặt pháp lý trong trường hợp này là ngày phát hành ban đầu và không phải là ngày mà các cổ đông chấp nhận báo cáo tài chính ( đoạn 5)

- Khi một doanh nghiệp được yêu cầu phát hành báo cáo tài chính cho bộ máy kiểm soát nội bộ thì ngày phát hành về mặt pháp lý là ngày mà ban giám đóc uỷ quyền để phát hành báo cáo tài chính cho ban kiểm soát ( đoạn 6)

2.2.2 Nội dung cơ bản của IAS 10:

2.2.2.1.Sự ghi nhận và đo lường

IAS 10 quy định doanh nghiệp phải điều chỉnh giá trị đã ghi nhận trong báo cáo tài chính để phản ánh các sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo Một số ví dụ đưa ra bởi chuẩn mực như sau:

- Phán quyết của toà án sau kỳ báo cáo xác nhận một nghĩa vụ nợ hiện tại yêu cầu một sự điều chỉnh đối với khoản mục dự phòng hoặc ghi nhận một khoản

dự phòng thay vì chỉ công bố khoản nợ tiềm tàng

Ví dụ: Trong năm 2015 tập đoàn A đã bị kiện bởi một đối thủ cạnh tranh với giá

10 triệu € cho hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá Dựa trên sự tư vấn pháp luật của công ty, A ghi nhận số tiền 5 triệu € như một khoản dự phòng trong báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2015 Tiếp sau ngày báo cáo , vào ngày 15 tháng 2 2016 , Tòa án tối cao đã ra quyết định chấp nhận cáo buộc của đối thủ cạnh tranh và ra lệnh cho tập đoàn A trả cho đối thủ cạnh tranh một số tiền là 7 triệu € Báo cáo tài chính đã được lập bởi ban giám đốc của công ty vào ngày 31 Tháng 1 năm 2016, và sự chấp thuận của Hội đồng vào ngày 20 tháng 2, 2016 Tập

Trang 8

đoàn A nên điều chỉnh khoản dự phòng thêm 2 triệu € để phản ánh phán quyết của Tòa án tối cao (giả định là thẩm quyền phúc thẩm cuối cùng về các vấn đề trong ví

dụ này) được thanh toán bằng tập đoàn A cho đối thủ cạnh tranh của A Nếu phán quyết của Tòa án tối cao được giao vào ngày 25 tháng hai năm 2016, hoặc sau đó, nghĩa là sự kiện ghi nhận nghĩa vụ nợ của A xảy ra sau ngày phát hành báo cáo tài chính (tức là, ngày báo cáo tài chính đã được ủy quyền cho phát hành bản gốc) thì không có yêu cầu điều chỉnh cho báo cáo tài chính cho kỳ 2015 mà sẽ ghi nhận cho báo cáo tài chính 2016

- Thông tin nhận được sau kỳ kế toán chỉ ra rằng tài sản bị tổn thất hoặc giá trị tổn thất trước đó cần phải được điều chỉnh Chẳng hạn sự phá sản của công ty sau kỳ báo cáo thường xác nhận cho sự sự tồn tại của khoản lỗ trong năm, hoặc việc thanh lý hàng tồn kho sau kỳ báo cáo có thể cung cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện được vào ngày kết thúc kỳ báo cáo

Ví dụ: Số dư ngày 31/12/2015 mặt hàng len của công ty C là 100 m với giá gốc 20 triệu và đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mặt hàng ken dạ là 1 triệu Đến ngày 05/01/2016, công ty C bán 10m len dạ với giá bán 180.000 đơn vị tiền/ m và chi phí bán hàng là 2.000 đơn vị tiền tệ/ m

Do đó công ty C cần điều chỉnh lại số dự phòng của 100 m vải len dạ của báo cáo tài chính năm 2015 trên cơ sở giá trị thuần có thể thực hiện được sau khi bán 10m vải ngày 05/01/2016 như sau:

Giá trị thuần có thể thực hiện được của 100 m

= giá bán – chi phí bán hàng = 100m x( 180.000 – 2000)= 17.800.000 đơn vị tiền tệ

Số dự phòng giảm giá HTK phải lập của 100 m vải:

= giá gốc – giá trị thuần có thể thực hiện được

= 20.000.000 – 17.800.000 = 2.200.000 ( đơn vị tiền tệ)

Vậy số chênh lệch dự phòng phải bổ sung: 2.200.000 -1.000.000 = 1.100.000 ( dvt)

Trang 9

Công ty C phải điều chỉnh:

 Tăng khoản dự phòng giảm giá HTK là 1.200.000 dvt

 Tăng giá vốn hàng bán là 1.200.00 dvt

 giảm lãi trước thuế TNDN ( nếu có ) theo thuế suất hiện hành

- việc xác nhận sau kỳ kế toán về giá gốc tài sản đã mua hoặc số tiền thu được từ việc bán tài sản trong kỳ kế toán

- Việc xác nhận sau kỳ kế toán về giá trị chia lợi nhuận hoặc thanh toán tiền thưởng, nếu doanh nghiệp có nghĩa vụ pháp lý tại thời điểm lập báo cáo để thanh toán cho kết quả kinh doanh trước đó cũng được xem xét để điều chỉnh Việc xác nhận này cung cấp bằng chứng về một nghĩa vụ phải trả phát sinh trong năm liên quan tới kết quả kinh doanh trong kỳ và xác định được giá trị đáng tin cậy, đáp ứng điều kiện ghi nhận của nợ phải trả, do đó phải được điều chỉnh trong báo cáo tài chính

- Việc phát hiện ra gian lận hoặc sai sót sau kỳ báo cáo chứng tỏ rằng báo cáo tài chính lập bị sai cần phải được điều chỉnh Điều này là đương nhiên, bởi báo cáo tài chính phải được trình bày trung thực hợp lý, do đó nếu phát hiện gian lận sai sót thì phải điều chỉnh

Bên cạnh các ví dụ về sự kiện cần được điều chỉnh IAS 10 cũng đưa ra các ví dụ về những sự kiện xảy ra sau kỳ báo cáo không phải điều chỉnh, ngược lại với sự kiện sau ngày báo cáo cần được điều chỉnh, các sự kiện không phải điều chỉnh xảy ra sau kỳ báo cáo và không có mối liên hệ phản ánh rằng nó tồn tại tại thời điểm lập báo cáo Chẳng hạn việc suy giảm giá trị thị trường của khoản đầu tư giữa ngày kết thúc kỳ báo cáo và ngày báo cáo tài chính được phát hành Sự suy giảm này không liên quan đến tình hình kinh doanh của đơn vị tại ngày báo cáo nhưng phản ánh tình trạng xảy ra sau đó Do đó, doanh nghiệp không phải điều chỉnh giá trị đã ghi nhận khoản đầu tư trong báo cáo tài chính

2.2.2.2 Cổ tức

Đối với khoản cổ tức, IAS 10 có hướng dẫn riêng mà không đưa vào các ví dụ khi trình bày về các sự kiện cần điều chỉnh hay không cần điều chỉnh Theo đó, nếu cổ tức được công bố sau ngày kết thúc kỳ báo cáo thì doanh nghiệp không phải ghi

Trang 10

nhận khoản cổ tức này như nợ phải trả trong kỳ báo cáo Nếu cổ tức công bố sau ngày kết thúc kỳ báo cáo nhưng trước ngày phát hành báo cáo tài chính thì cổ tức không được ghi nhận như khoản nợ phải trả bởi vì tại thời điểm lập báo cáo, chưa hình thành nghĩa vụ nợ phải trả liên quan tới cổ tức, khoản cổ tức này không đáp ứng điều kiện ghi nhận nợ phải trả Điều này là bởi, quan điểm cải tiến của IASB

đã loại bỏ sự biểu hiện như một thành phần của vốn chủ sở hữu của cổ tức Việc ghi nhận dồn tích nghĩa vụ cổ tức không được xem là trường hợp thận trong và cũng không được ghi nhận dồn tích dưới bất cứ trường hợp nào

Ví dụ: Vào ngày 1 tháng 3 năm 20X6, báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính thức phát hành Vào ngày 28 tháng 2, 20X6, doanh nghiệp trả cổ tức 100.000CU cho cổ đông để chia lợi nhuận cho kỳ báo cáo 31/12/20X5 Việc thanh toán cổ tức không cung cấp bằng chứng về nghĩa vụ nợ phát sinh trong kỳ, do đó không phải điều chỉnh hay ghi nhận trong kỳ báo cáo 20X5

2.2.2.3 Hoạt động liên tục:

Sự suy giảm tình hình tài chính cuối kỳ báo cáo có khả năng nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục IAS 10 yêu cầu một doanh nghiệp không được lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục nếu ban giám đốc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ báo cáo có dự kiến thanh lý giải thể Đồng thời việc này cần được công bố trong báo cáo tài chính tuân thủ theo quy định của IAS 1

2.2.2.4 Công bố:

IAS 10 yêu cầu doanh nghiệp công bố ngày chính thức phát hành báo cáo và người

có thẩm quyền phát hành báo cáo Nếu có sự sửa đổi báo cáo từ chủ sở hữu hoặc người có thấm quyền thì cần phải công bố về điều này

IAS 10 cũng yêu cầu trình bày về các sự kiện tồn tại trong kỳ báo cáo nếu nhận được thông tin sau kỳ báo cáo về các điều kiện tồn tại trong kỳ báo cáo Quy định này buộc DN trong khoảng thời gian sau khi kết thúc kỳ kế toán năm và trước thời điểm phát hành BCTC, tất cả các thông tin có thể ảnh hưởng tới số liệu trên BCTC của DN sẽ phải được xem xét trên cơ sở cập nhật liên tục trước khi phản ánh vào số liệu trên BCTC Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi thông tin được cập nhật tới

Ngày đăng: 23/09/2016, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w