1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kế toán quốc tế quá trình phát triển và phân tích nội dung của IFRS 1

12 763 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 34,56 KB

Nội dung

Tính đến ngày 25 tháng 6 năm 2012 đã có 41 IAS trong đó có 12 IAS đã bị thay thế và 12 IFRS được ban hành theo phụ lục 6 II> Quá trình phát triển của IFRS 1 Chuẩn mực lập BCTC quốc tế là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

Họ và tên : Lê Anh Sơn

MSHV : 7701250858A

Giảng viên : Phạm Quang Huy

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN QUỐC TẾ:

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN TÍCH NỘI

DUNG CỦA IFRS 1

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2016

Trang 2

I> Quá trình phát triển của Chuẩn mực kế toán quốc tế

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực đề cập đến những vấn đề mang tính nền tảng, khuôn mẫu, những nguyên tắc, phương pháp

có tính chất cơ bản được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, chuẩn mực kế toán quốc tế hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn khác nhau bao gồm:

1- Giai đoạn hình thành

Chuẩn mực kế toán quốc tế của các quốc gia không chỉ đa dạng về hình thức hoặc tổ chức ban hành mà còn có những khác biệt đáng kể trong các thức xử lý các nghiệp vụ, giao dịch cũng như trình bày BCTC

Năm 1972, dự án về việc thành lập một tổ chức soạn thảo và hành các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Kế toán Quốc tế tại Sydney Do đó, đến ngày 29 tháng 6 năm 1973, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standard Committee – IASC) chính thức được thành lập, bao gồm 9 thành viên là tổ chức nghề nghiệp của các nước Australia, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Hà lan, Anh & Ireland và Hoa Kỳ Trụ sở chính của IASC đặt tại Anh

Mục tiêu của IASC được xác định là:

- Xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán phục vụ cho việc trình bày BCTC và thúc đẩy sự thừa nhận trên thế giới

- Phấn đấu vì sự cải tiến và hòa hợp các quy định, chuẩn mực và quy trình

kế toán liên quan đến việc trình bày BCTC

Trong hơn 15 năm sau đó, IASC tập trung xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard – IAS) Tuy nhiên, do có những khác biệt lớn giữa các chuẩn mực kế toán quốc gia, trong giai đoạn này, để dung hòa, các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành

đã cho phép nhiều sự lựa chọn khác nhau đối với cùng một vấn đề kế toán Điều

Trang 3

này giúp dẫn đến sự chấp nhận rộng rãi của nhiều quốc gia, công ty đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế

2- Giai đoạn điều chỉnh

Vào những năm cuối của thế kỷ 20, sự phát triển của các công ty đa quốc gia, quá trình toàn cầu hóa hoạt động thương mại và đặc biệt là hoạt động đầu

tư vốn xuyên quốc gia đã làm bộc lộ những khó khăn lớn do giữa các quốc gia còn quá nhiều sự khác biệt về chuẩn mực kế toán Bởi lẽ khi mà các BCTC được lập và trình bày theo những phương pháp kế toán khác nhau sẽ không thể cung cấp thông tin có thể so sánh cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Sự khác biệt trên dẫn đến các thị trường chứng khoán đòi hỏi các công ty nước ngoài muốn được niêm yết phải chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực kế toán của nước mình, gây tốn kém rất nhiều chi phí Các nhà đầu tư quốc tế cũng gặp khó khăn khi muốn so sánh về tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết ở các thị trường chứng khoán khác nhau Trong khi đó các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành lại chấp nhận nhiều cách lưa chọn khác nhau nên khó được chấp nhận bởi các thị trường chứng khoán Để

có thể giải quyết vấn đề này, IASC đã phải có những điều chỉnh trong các chuẩn mực kế toán quốc tế theo hướng thu hẹp các lựa chọn để đi đến một hệ thống chuẩn mực giúp bảo đảm khả năng so sánh được Quá trình điều chỉnh được bắt đầu tiến hành từ năm 1987 với Dự Án cải cách và khả năng so sánh (Comparability and Improvements Project) với kết quả là đã điều chỉnh được 10 IAS trong tổng số 31 IAS theo hướng tăng cường khả năng so sánh của BCTC vào năm 1993

Với tất cả những nỗ lực trên, đến cuối thế kỷ 20, IASC đã ban hành được 40 IAS được đánh giá cao và chấp nhận bởi nhiều quốc gia và thị trường chứng khoán trên thế giới

Tuy nhiên, do vẫn còn những khoảng cách nhất định nên các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn chưa được thừa nhận ở một số thị trường chứng khoán quan trọng tại Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật…

Trang 4

3- Giai đoạn phát triển

Với vị trí và vai trò ngày càng tăng lên, việc tái cấu trúc IASC trở thành một yêu cầu bức thiết nhằm phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế, Mặt khác, IASC cần phải tiếp tục nỗ lực của mình để được công nhận ở những thị trường chứng khoán lớn trên thế giới Nên vào năm 2001, IASC đã được tái cấu trúc để nâng cao tính độc lập cũng như hiệu quả hoạt động cho phù hợp với tình hình phát triển của bản than tổ chức và yêu cầu của nền kinh tế thế giới

Tổ chức quốc tế được thành lập để thay thế cho IASC (minh họa trong phụ lục 7) là Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standard Board) Một trong những vấn đề thách thức lớn nhất của IASB là đưa các báo cáo tài chính lập theo IFRS vào thị trường tài chính Mỹ Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Hội đồng chuẩn mực kế toán Mỹ (FASB) là hai đối tác chủ yếu với IASB trên con đường đi tìm một bộ chuẩn mực kế toán chất lượng cao toàn cầu Theo đó vào năm 2002, IASB và FASB đã cùng ký thỏa thuận Norwalk

và kết quả quan trọng là trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 3 năm 2004 bên cạnh các IAS hiện hữu IASB đã sửa đổi đa số các chuẩn mực được lập ra bởi IASC trước đây và công bố thêm một số chuẩn mực mới Tính đến ngày 25 tháng 6 năm 2012 đã có 41 IAS (trong đó có 12 IAS đã bị thay thế) và 12 IFRS được ban hành theo phụ lục 6

II> Quá trình phát triển của IFRS 1

Chuẩn mực lập BCTC quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và

tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập BCTC.Việc áp dụng IFRS nhằm cải thiện chất lượng thông tin

kế toán cũng như những thông tin hữu ích về các doanh nghiệp khác trong cùng nghành

Giữa những năm 1973 và năm 2000, chuẩn mực quốc tế phát hành Trong thời kỳ này các nguyên tắc kế toán được biểu hiện là chuẩn mực kế toán quốc

tế Từ năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế mô tả các nguyên tắc kế

Trang 5

toán với tên gọi mới là Chuẩn mực lập BCTC quốc tế, mặc dù các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn tiếp tục được thừa nhận

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB: International Accouting Standard

Board) lần đầu tiên đã đưa ra bản dự thảo “Lần đầu áp dụng chuẩn mực lập

BCTC quốc tế”vào tháng 7 năm 2002 Và sau đó, đến tháng 6 năm 2003,Hội

đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã ban hành IFRS1 “Lần đầu áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế”

III> Phân tích nội dung của IFRS 1

1- Mục tiêu, phạm vi và nguyên tắc chung

Mục tiêu của IFRS 1 là thiết lập các quy tắc để áp dụng cho việc lập báo cáo

tài chính lần đầu ở một công ty sao cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, chứa thông tin chất lượng sao cho

-Minh bạch đối với người sử dụng và có tính so sánh qua các giai đoạn

- Cung cấp một điểm khởi đầu thích hợp để hạch toán theo các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS)

- Chi phí bỏ ra để áp dụng điều chỉnh hồi tốkhông vượt quá những lợi ích của thông tin tài chính được tạo ra (IFRS 1 – 01)

Trước khi IFRS 1 được ban hành, các công ty áp dụng lần đầu trong hầu hết các trường hợp đều áp dụng điều chỉnh hồi tố tất cả các yêu cầu của IFRS liên quan đến việc trình bày BCTC Nhận thức được rằng điều này thườngdẫn đến chi phí vượt quá những lợi ích của thông tin tài chính được tạo ra, IASB đã sửa đổi phương pháp tiếp cận bao gồm hạn chế miễn trừ từ nguyên tắc áp dụng hồi

tố Kết quả là, IFRS 1 giúp giảm bớt gánh nặng cho các công ty chuyển đổi từ GAAP sang IFRS

‰Về phạm vi, IFRS 1 áp dụng cho doanh nghiệp chuyển đổi từ Chuẩn mực

kế toán trong nước sang IFRS khi soạn lập báo cáo tài chính lần đầu tiên theo

Trang 6

IFRS và báo cáo tài chính giữa niên độ theo IAS 34 (Báo cáo tài chính giữa niên độ) trong kỳ đó.(IFRS 1 – 02)

Nguyên tắc chung cơ bản theo IFRS1 là các Công ty lần đầu tiên áp dụng

chuẩn mực lập BCTC quốc tế nên áp dụng các tiêu chuẩn có hiệu lực của IFRS vào ngày lập báo cáo đầu tiên theo IFRS cho số dư đầu kỳ của bảng cân đối kế toán, số liệu so sánh và kỳ báo cáo đầu tiên.(IFRS 1 – 06)

Ngày chuyển đổi sang IFRS được định nghĩa là "thời điểm bắt đầu của giai đoạn tài chính mà một công ty trình bày đầy đủ các thông tin so sánh theo IFRS" Các công ty được yêu cầu áp dụng các chính sách kế toán nhất quán từ khi bắt đầu áp dụng IFRS cho việc lập BCTC và trong các kỳ tiếp theo

Trên thực tế, điều này có nghĩa rằng nếu một công ty áp dụng IFRS cho năm tài chính kết thúc 31 tháng 12 năm 2009,nó phải áp dụng tất cả các IFRS có hiệu lực cho năm 2009 và 2008,và bắt đầu trình bày BCTC vào ngày 1 tháng 1 năm

2008 theo IFRS (giả sử chỉ thông tin của một năm được cung cấp) Như vậy, công ty này có báo cáo tài chính lần đầu tiên được lập theo IFRS tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 được chuẩn bị ít nhất hai năm sau khi ngày chuyển đổi sang IFRS ngày 1 tháng 1 năm 2008 Các BCTC được lập tại ngày chuyển đổi sang IFRS, nhưng bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn cóhiệu lực vào ngày lập báo cáo đầu tiên theo IFRS

Do đó, nguyên tắc chung này sẽ được áp dụng hồi tố đầy đủ theo IFRS, nếu như đã được áp dụng kể từ khi thành lập.Tuy nhiên, IFRS 1 điều chỉnh lại nguyên tắc chung này khi áp dụng hồi tố bằng cách thêm một số trường hợp ngoại lệ quan trọng Có bốn trường hợp ngoại lệ bắt buộc áp dụng IFRS tại thời điểm chuyển đổi, và miễn trừ tùy chọn Những trường hợp ngoại lệ và miễn trừ

là rất cụ thể, và có thể không được áp dụng tương tự với các chỉ tiêu khác

Trường hợp ngoại lệ áp dụng hồi tố đầy đủ (bắt buộc) bao gồm ước tính kế toán, giảm trừ tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính, kế toán phòng ngừa rủi ro (hedge accounting) và lợi ích cổ đông thiểu số

Trang 7

Trường hợp ngoại lệ áp dụng hồi tố đầy đủ(tùy chọn) bao gồm:hợp nhất kinh doanh, thanh toán bằng cổ phiếu, hợp đồng bảo hiểm, lợi ích nhân viên, thuê tài sản, chênh lệch tỷ giá chuyển đổi, chi phí ấn định (deem cost), đầu tư vào công

ty con, các công ty đồng kiểm soát và liên kết, tài sản và nợ của các công ty con, liên kết và liên doanh, công cụ tài chính,chỉ định các công cụ tài chính được ghi nhận trước đây, ghi nhận ban đầu của các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính, trách nhiệm khôi phục bao gồm trong chi phí, tài sản của nhà máy và thiết

bị, các tài sản tài chính hoặc tài sản vô hình được hạch toán theo đúng IFRIC

12, chi phí đi vay và chuyển giao tài sản từ khách hàng

2- Trường hợp ngoại lệ và miễn trừ từ nguyên tắc chung

a) Trường hợp ngoại lệ bắt buộc áp dụng hồi tố

Trong quá trình phát triển IFRS 1, IASB xác định bốn tình huống mà họ tin rằng không thể được thực hiện hồi tố theo hướng dẫn của IFRS với đủ độ tin cậy Hội đồng quản trị chủ yếu lo ngại về khả năng lạm dụng nếu ứng dụng sẽ phải yêu cầu đánh giá bởi ban quản lý về các điều kiện trong quá khứ khi mà kết quả của một giao dịch cụ thể đã được biết Kết quả là, trong bốn tình huống (được liệt kê dưới đây), IFRS 1 cấm áp dụng hồi tố đầy đủ theo IFRS (Appendix

B Exceptions to the retrospective application of other IFRSs)

 Ước tính kế toán (IFRS 1-14)

Ước tính của một công ty tại ngày chuyển đổi sang IFRS phải phù hợp với ước tính được thực hiện cùng kỳ trước theo GAAP (sau khi điều chỉnh để phản ánh bất kỳ sự khác biệt trong chính sách kế toán), trừ khi có bằng chứng khách quan rằng những ước tính là lỗi (IFRS 1-14)

 Chấm dứt ghi nhận tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính (Appendix

B – B2)

Công ty áp dụng IFRS lần đầu tiên được áp dụng các yêu cầu Chấm dứt ghi nhận quy định ở IAS 39 (Công cụ tài chính): Ghi nhận và đo

Trang 8

lường hồi tố đối với các giao dịch diễn ra vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2004 Nói cách khác, một công ty áp dụng lần đầu được loại tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính không phái sinh theo GAAP trước đó như là một kết quả của một giao dịch xảy ra trước ngày 01 tháng một năm 2004, nó sẽ không đủ điều kiện được ghi nhận là những tài sản và nợ phải trả theo IFRS

 Kế toán ngăn ngừa rủi ro và lãi suất (hedge) (Appendix B – B4)

Theo quy định ở IAS 39, tại ngày chuyển đổi sang IFRS, một công ty phải:

- Ghi nhận tất cả các công cụ phái sinh tại giá trị hợp lý

- Loại bỏ tất cả các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh từ các công cụ phái sinh

đã được báo cáo theo GAAP như là một tài sản hoặc nợ phải trả

 Lợi ích cổ đông thiểu số: Áp dụng hồi tố kể từ ngày chuyển sang IFRS theo quy định ở IAS 27 (Appendix B – B7)

b) Trường hợp miễn trừ (Tùy chọn)

Ứng dụng trước của IFRS có thể đòi hỏi nguồn lực đáng kể và có thể, trong một số trường hợp không thể thực hiện được IASB cho rằng chi phí của việc bỏ

ra để thu thập dữ liệu áp dụng hồi tố theo IFRS có thể vượtquá những lợi ích trong một số trường hợp nào đó Do đó IFRS 1 cung cấp 16 miễn trừ tùy chọn từ nguyên tắc chung áp dụng hồi tố đầy đủ, như được liệt kê dưới đây (Appendix

D Exemptions from other IFRSs)

 Hợp nhất Kinh doanh

 Thanh toán bằng cổ phiếu

 Hợp đồng bảo hiểm

 Chi phí ấn định (deem cost)

 Thuê tài sản

 Lợi ích của nhân viên

 Chênh lệch đánh giá lại

 Đầu tư vào công ty con, các công ty đồng kiểm soát và liên kết

 Tài sản và nợ phải trả của công ty con, liên kết và liên doanh

Trang 9

 Công cụ tài chính lưỡng tính

 Chỉ định các công cụ tài chính được ghi nhận trước đây

 Giá trị hợp lý của các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính tại thời điểm ghi nhận ban đầu

 Chi phí nợ bù đắp bao gồm trong chi phí tài sản của nhà cửa, máy móc

và thiết bị

 Các tài sản tài chính hoặc tài sản vô hình theo IFRIC 12

 Chi phí đi vay

 Chuyển tài sản của khách hàng

Bởi vì những miễn trừ này là tùy chọn, cho nên các công ty có thể chọn không tận dụng lợi thế của họ và thay vào đó là áp dụng các chính sách kế toán theo IFRS trong các khoản mục được hồi tố, với điều kiện là những ảnh hưởng của áp dụng hồi tố có thể xác định được một cách chắc chắn Khi nhiều hơn một miễn trừ tùy chọn ảnh hưởng đến một số dư tài khoản, thì các miễn trừ nhiều hơn một có thể được áp dụng.Miễn là mỗi tùy chọn là áp dụng độc lập Trong việc xác định miễn trừ tùy chọn để áp dụng, ta cần phải xem xét những lợi thế và nhược điểm của mỗi điều khoản Không có yêu cầu sử dụng miễn trừ cụ thể tùy chọn như là một kết quả của việc lựa chọn

3- Trình bày và yêu cầu công bố thông tin

a) Thông tin so sánh

Đầu tiên khi một công ty lập BCTC theo IFRS điều đầu tiên là phải thực hiện theo các yêu cầu của IAS 1 trình bày và công bố thông tin , và các tiêu chuẩn khác theo IFRS IFRS 1 không cung cấp bất kỳ sự trợ giúp từ các phần trình bày

và yêu cầu công bố thông tin của các tiêu chuẩn BCTC năm đầu tiên theo IFRS của một công ty được yêu cầu phải bao gồm ba báo cáo tình hình tài chính, hai báo cáo kết quả lãi lỗ, hai báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hai báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, và các thuyết minh liên quan, bao gồm thông tin so sánh (IFRS 1 – 21)

Trang 10

Một số tiêu chuẩn có thể có một tác động đáng kể về trình bày của một công

ty và các yêu cầu công bố thông tin bao gồm IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu,IFRS 3 Hợp nhất Kinh doanh, IFRS 5 ài sản dài hạn giữ để bán và ngừng hoạt động, IFRS 7: Trình bày công cụ tài chính, IFRS 8 Các bộ phận hoạt động, IAS 19 Phúc lợi cho nhân viên, IAS 33 Lãi trên cổ phiếu, IAS 36 Giảm giá trị tài sản và IAS 38 Tài sản vô hình.Trong thực tế, đáp ứng các yêu cầu công bố thông tin này rất phiền toái, mất rất nhiều thời gian để thu thập thông tin

BCTC theo IFRS đầu tiên của công ty yêu cầu phải bao gồm thông tin so sánh của ít nhất một năm theo IFRS Như đã đề cập ở phần trước, ngày chuyển đổi sang IFRS được định nghĩa là thời điểm bắt đầu của một giai đoạn tài chính

mà một công ty trình bày đầy đủ thông tin so sánh theo IFRS khi lập BCTC đầu tiên theo IFRS của mình

Một số khuôn khổ báo cáo theo luật thị trường chứng khoán hoặc các cơ quan khác có thể yêu cầu công ty trình bày thông tin so sánh theo IFRS nhiều hơn một năm.Nếu một công ty được yêu cầu trình bày nhiều hơn một năm đầy

đủ thông tin so sánh chuẩn bị phù hợp với IFRS, ngày chuyển đổi là sự khởi đầu của giai đoạn đầu tiên trình bày Tất cả các thông tin so sánh tiếp theo đến ngày chuyển đổi được trình bày lại và trình bày phù hợp với IFRS

Ví dụ, một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở nước ngoài

bị yêu cầu trình bày thông tin so sánh đầy đủ của hai năm BCTC theo IFRS đầu tiên của đơn vị được chuẩn bị cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ngày mở đầu quá trình chuyển đổi của tổ chức là ngày 01 tháng 1 năm 2007 bởi vì đó là sự khởi đầu của giai đoạn đầu tiên trình bày theo IFRS Do đó, tất

cả ba giai đoạn trình bày (2007, 2008 và 2009) cần được chuẩn bị theo IFRS dựa trên BCTC lần đầu theo IFRS chuẩn bị tại ngày 1 tháng 1 năm 2007

b) Giải thích việc chuyển đổi sang IFRS (IFRS 1 – 23,24)

Công ty lần đầu áp dụng IFRS được yêu cầu phải giải thích rõ ràng như thế nào quá trình chuyển đổi từ nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung trước đây (GAAP) thành IFRS và ảnh hưởng đến báo cáo trướcđây về tình hình

Ngày đăng: 23/09/2016, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w