Tạo ra môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác

Một phần của tài liệu khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (CAFTA ) (Trang 30 - 32)

2. Thực trạng hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc

3.2.3. Tạo ra môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác

Thứ nhất, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được thành lập sẽ đẩy mạnh tiến trình hợp tác ASEAN – Trung Quốc. ACFTA sẽ khiến quan hệ láng giềng đối tác tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và ASEAN được củng cố và phát triển, an toàn và ổn định hơn về mặt địa lý. Sự hợp tác mật thiết giữa hai bên sẽ có thể loại trừ được cách nhìn không tốt về nhau, tạo điều kiện cho việc duy trì môi trư- ờng hòa bình ở Biển Đông, duy trì ổn định chính trị và an ninh trong khu vực, đồng thời việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ khẳng định vị trí tiên phong của hai bên về hợp tác tại khu vực Đông Á trong tương lai.

Thứ hai,với 1,7 tỷ người tiêu dùng, tổng thu nhập quốc nội vào khoảng 2000 tỷ USD và tổng kim ngạch trao đổi thương mại ước tính vào khoảng 1,23 nghìn tỷ USD, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc không chỉ vạch ra một hướng hợp tác mới cho hai bên trong kỷ nguyên mới này, mà còn mang lại những tác động tích cực cho hợp tác trong khu vực Đông Á.

Cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ năm 1997 cho thấy rõ là khu vực này cần thiết lập một cơ chế hợp tác có hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan và sụp đổ về mặt kinh tế. Ngoài sáng kiến Chiang-Mai, mà đã tạo ra một hệ thống các Hiệp định hoán đổi song phương giữa các nước ASEAN và Đông Á, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ tạo ra một cơ chế quan trọng khác nhằm củng cố sự ổn định kinh tế của khu vực Đông Á và tạo cơ sở duy trì sự tăng trưởng kinh tế. Một mặt, hiệp định này có thể tạo ra hiệu ứng “domino”: các cường quốc kinh tế trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng sẽ tìm cách ký hiệp định mậu dịch tự do với ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao APEC tháng 10/ 2002, Tổng thống Mỹ George

Bush đã đưa ra “Sáng kiến hành động ASEAN” (EAI), tuyên bố sẵn sàng thương lượng lập FTA với bất kỳ thành viên nào của tổ chức này. Tình hình đó tạo cơ hội cho ASEAN trở thành trung tâm thương mại của Châu Á. Mặt khác, hiệp định này sẽ góp phần đẩy nhanh quan hệ hợp tác có quy mô rộng hơn trong khu vực Đông Á. Cụ thể ACFTA được thiết lập sẽ có tác động tích cực tới hợp tác kinh tế khu vực ở châu Á, nhất là Đông Nam Á, cuối cùng rất có thể là việc gia nhập của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tạo nên "khu mậu dịch tự do Đông Á" (EAFTA) với số dân hơn 2 tỷ người và GDP hơn 7000 tỷ USD, hình thành sự hợp nhất về kinh tế ở Đông Á.

Thứ ba, sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc còn có thể coi là bước khởi đầu trong tiến trình hợp tác giữa các nước đang phát triển. Việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc không chỉ nhằm giảm và xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan hiện nay giữa hai bên mà còn tạo nên một khuôn khổ hoàn chỉnh, bao gồm những chính sách hội nhập thị trường, ví dụ như khuyến khích xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và đem lại sự hài hoà cho các luật lệ và tiêu chuẩn thương mại với đầu tư. Nếu thành lập một cơ chế bổ trợ cùng với việc thành lập khu vực mậu dịch tự do này, thì cơ chế này sẽ tăng cường khả năng đối phó với các rủi ro kinh tế bên ngoài, giảm mức độ lệ thuộc quá nhiều vào thị trường của các nước phát triển. Hơn thế nữa, nếu sự hội nhập kinh tế ASEAN - Trung Quốc có thể kết hợp việc tự do hoá và quá trình xây dựng luật lệ với việc viện trợ cho các nền kinh tế đang phát triển thì có thể sẽ thúc đẩy những nước đó tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực, và nó cũng sẽ cho thấy làm thế nào để các nước nghèo hơn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Giúp cho các nước này tự tham gia vào thị trường toàn cầu chính là cách tốt nhất giúp họ bớt phụ thuộc vào sự viện trợ từ các nước phát triển. Và như vậy, khu vực mậu dịch tự do này sẽ trở thành một khuôn mẫu mới cho việc hợp tác giữa các nước đang phát triển.

Hơn nữa, trong tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay, chủ nghĩa khủng bố đang lan tràn và trở thành hiểm họa và đe dọa không loại trừ bất cứ nước nào thì chống chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một trong những chủ đề quan trọng được nhắc đến trong mọi diễn đàn hợp tác kinh tế của tất cả các khu vực. Với việc thành lập ACFTA, sự hợp nhất kinh tế Trung Quốc – ASEAN sẽ tạo nên

một sức mạnh chung trong cuộc chiến chống khủng bố của khu vực nói riêng và của toàn cầu nói chung, góp phần gìn giữ và bảo vệ hoà bình thế giới.

Các lợi ích của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc có thể chưa thể hiện rõ ràng ngay lúc này bởi hai bên mới chỉ ký kết hiệp định khung. Tuy nhiên, các cam kết trong một hiệp định khung như vậy sẽ củng cố niềm tin vào quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế. Hai năm tới có thể sẽ là hai năm để “khởi động”. Một khi các cuộc đàm phán về ACFTA được bắt đầu thì các lợi ích của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do này sẽ hé lộ ra sau khi các biện pháp cụ thể được đưa ra. Quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa ASEAN và Trung Quốc có thể sẽ phát triển vượt bậc từ sau năm 2004, và đây sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và ổn định kinh tế của khu vực Đông Á trong tương lai. Đến lúc đó, thế giới sẽ xuất hiện "thế chân vạc" với 3 khu vực lớn mạnh là Bắc Mỹ, EU và Đông Á, có lợi cho hòa bình thế giới và phát triển kinh tế toàn cầu.

Tóm lại, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được xây dựng không những có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường sự hợp tác kinh tế vốn có giữa hai bên mà còn có lợi cho việc mở rộng mậu dịch, đầu tư và du lịch song phương. Ngoài ra, đây sẽ là bước mở đầu quan trọng cho tiến trình nhất thể hoá kinh tế khu vực Đông Á, góp phần làm phồn vinh khu vực châu Á. Trong sự phồn vinh chung ấy, vị thế của ASEAN và Trung Quốc nhất định sẽ được nâng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (CAFTA ) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w