Những tác động tới các nước thành viên

Một phần của tài liệu khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (CAFTA ) (Trang 25 - 32)

2. Thực trạng hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc

3.2. Những tác động tới các nước thành viên

3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Trong vòng 10 năm tới, một vòng cung rộng lớn, bao quát hầu hết khu vực Đông Á sẽ hình thành nên một trong những Khu vực mậu dịch tự do lớn nhất và năng động nhất thế giới, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc dự định sẽ được hoàn thành trong vòng 10 năm. Việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khung thời gian này sẽ không gặp phải trở ngại, bởi ASEAN đã và đang tích cực cắt giảm thuế quan theo quy định của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): sáu nước thành viên cũ của ASEAN cam kết sẽ hạ mức thuế quan bình quân xuống dưới 5% vào cuối 2003; bốn nước thành viên mới là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ hạ mức thuế xuống dưới 5% vào cuối 2006, đồng thời sẽ bỏ tất cả thuế quan, thực hiện mậu dịch tự do vào năm 2018. Thuế quan của ASEAN hạ thấp sẽ có ảnh hưởng vô cùng thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa trong nội bộ khối, đồng thời tạo cơ sở cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ACFTA sớm được hình thành. Hơn thế nữa, khả năng tiếp cận lớn hơn với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc có thể gây tác động kích thích tiến trình tự do hoá chậm chạp của bản thân khu vực.

Tuy nhiên, khái niệm “10 năm” của ACFTA chỉ là một khung thời gian chứ không phải là một khái niệm có tính tuyệt đối, và bởi vậy rất có khả năng là việc

triển khai Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ được hoàn thành trước thời hạn đã định. Ví dụ, việc triển khai Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã được đẩy nhanh so với khung thời gian đã được dự kiến lúc đầu là 15 năm. Vào tháng 1/ 2002, Thủ tướng Thái Lan Thashin thậm chí còn gợi ý hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 2 năm.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc một khi được hình thành nhất định sẽ phát sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của ASEAN và Trung Quốc, thậm chí của toàn thế giới. Về mặt kinh tế, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ đem lại những cơ hội tốt đẹp cho sự hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên, cụ thể là:

3.2.1.1. Tăng cường mở rộng tiềm năng thương mại

Về mặt kinh tế, việc hình thành ACFTA sẽ mang lại cục diện cùng có lợi cho Trung Quốc và ASEAN:

Thứ nhất, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ góp phần tăng trưởng GDP và xuất khẩu của cả ASEAN và Trung Quốc, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nhờ tính cạnh tranh cao.

Thứ hai, Khu vực mậu dịch tự do này sẽ mang lại những cơ hội rất lớn cho các nước tham gia với việc tạo ra thị trường cung cấp nguyên liệu phong phú hơn cho các nhà sản xuất trong khu vực.

Thứ ba, sự hợp nhất về kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các thương nhân thuộc mọi ngành nghề và tạo nên sự liên hệ mật thiết hơn về thông tin, giao thông và mậu dịch

.Thứ tư, Khu vực mậu dịch tự do sẽ thúc đẩy sự phân công chuyên môn hoá sản xuất giữa các nước trong khu vực dựa trên lợi thế tương đối của từng nước do nguồn lực sẽ được phân bổ hợp lý vào những nơi và ngành được sử dụng có hiệu quả và năng suất hơn.

Thứ năm, do hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc đang tồn tại tình trạng thiếu sự phân công phối hợp với nhau, thậm chí có sự cạnh tranh tương đối lớn, nên khi Khu

vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được xây dựng, nó sẽ làm cho mỗi bên có thể tận dụng lợi thế so sánh để phát triển, hình thành nên hệ thống phân công ngành nghề lấy ưu thế cạnh tranh làm đặc trưng. Hơn nữa, nó còn giúp cho các bên thành viên có thể điều chỉnh toàn diện cơ cấu ngành nghề của mình một cách sâu sắc hơn ở các tầng bậc khác nhau. Và như vậy, thoả thuận lịch sử này sẽ tạo ra bước phát triển mới cho toàn bộ khu vực.

Nói tóm lại, nếu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì nó sẽ tạo cho các nước ASEAN một thị trường rộng lớn hơn, đồng thời cho phép các nước có chỗ để phân bổ lại các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động không có sức cạnh tranh của mình. Đặc biệt là với sự hình thành ACFTA, việc dỡ bỏ các hàng rào cản trở thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ làm giảm chi phí kinh doanh trong sản xuất cũng như thương mại, từ đó tăng hiệu quả kinh tế và khuyến khích gia tăng thương mại giữa các nước trong khu vực.

3.2.1.2. Cải thiện môi trường đầu tư

Việc tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc và việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ không chỉ đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hợp tác thương mại ASEAN - Trung Quốc hiện nay mà còn góp phần tăng cường và mở rộng tiềm năng đầu tư của ASEAN và Trung Quốc, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN và Trung Quốc đối với thế giới.

Thật vậy, việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trước

hết sẽ thu hút thêm đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này. Sau nhiều năm phát triển, các doanh nghiệp Trung Quốc đã trở nên những doanh nghiệp hùng mạnh và mang tính cạnh tranh, với lượng vốn đầu tư ra nước ngoài tăng khá nhanh, đặc biệt là vào giữa những năm 90. Các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc trải rộng từ muối tinh, sản phẩm cao su, dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, chế biến thực phẩm, thiết bị điện gia dụng, chế biến sản phẩm lâm nghiệp, cho tới hoá dầu, ngân hàng, bảo hiểm và vận tải đường biển. Các phương thức đầu tư cũng đa dạng, từ đầu tư trực tiếp tới đầu tư về công nghệ và xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT). Nhờ nền kinh tế ngày càng phát triển và việc cải tổ cơ cấu kinh tế công

nghiệp của Trung Quốc, lượng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn sẽ ngày càng tăng. Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Trong tương lai, ASEAN sẽ là thị trường đầu tư nước ngoài ưu tiên của các doanh nghiệp Trung Quốc do vị trí địa lý gần Trung Quốc và những điểm tương đồng về văn hoá, đặc biệt sau khi khu vực mậu dịch tự do giữa hai bên được thành lập. Đầu tư vốn luôn hướng tới việc thu nhiều lợi nhuận, bởi vậy, chắc chắn các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không bao giờ bỏ qua các cơ hội sản sinh ra lợi nhuận. Hơn nữa, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc trong thập kỷ tới đạt 7%/ năm và việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội quan trọng hơn để tăng cường thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc.

Thứ hai,không chỉ các doanh nghiệp của ASEAN và Trung Quốc sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào thị trường chung này mà cả các doanh nghiệp Mỹ, EU và Nhật Bản quan tâm tới việc thâm nhập vào thị trường Châu Á cũng sẽ mong muốn đầu tư vào thị trường chung này do các rủi ro và bất trắc về thị trường giảm đi.

Thứ ba, một thị trường rộng lớn hơn và một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ hơn có thể sẽ là chất xúc tác đầu tư đối với ACFTA. Do giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng phải cạnh tranh về đầu tư, nên các quốc gia này phải tự phát triển tới tiêu chuẩn cao hơn về mở cửa, trình độ lao động, sản xuất, kỹ năng quản lý, tổ chức, pháp luật, công lý, chất lượng cơ sở hạ tầng. Trong môi trường kinh tế tự do, những quốc gia nào không đáp ứng được các điều kể trên sẽ tụt hậu.

Hơn nữa,thị trường được mở rộng nhờ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ làm đa dạng sự lựa chọn của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có thể chọn một thị trường cụ thể hoặc tận dụng một loạt cơ sở trong cả khu vực. Nói cách khác, với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, các nhà đầu tư mang trong đầu một thị trường tổng hợp, họ có thể chọn đầu tư ở Trung Quốc hoặc ở ASEAN. Và như vậy, thông qua việc dỡ bỏ những rào cản thương mại và cho phép những nguồn đầu tư lớn được thực hiện ở mức độ cao hơn, tin cậy hơn về mặt kinh tế, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ có sức kích thích tiềm tàng đối với các

dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước thành viên cũng như với bên ngoài ACFTA.

Ngoài những lợi ích kinh tế đề cập ở trên, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc còn đem lại một loạt những nguồn lợi kinh tế khác như: các nước này có thể cùng phát triển các nguồn lợi hải sản, cùng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo việc cùng cung cấp các nguồn năng lượng, … Mặc dù Khu vực mậu dịch tự do bản thân nó không tác động trực tiếp đến các vấn đề này, song các mối quan hệ gần gũi hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề liên quan. Sự hợp tác kinh tế khu vực ở những nơi khác trên thế giới đã chứng minh cho thực tế đó.

Nói tóm lại, các tiềm năng và cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn, thay đổi cơ cấu và phát triển thông qua khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là vô cùng quan trọng. Nhưng chúng ta cũng nhận thức rõ rằng cả 2 phía sẽ phải quản lý một cách hiệu quả, thích hợp và năng động, theo hình thức hướng về phía trước, đối mặt với những thách thức mà tự do hoá thương mại và đầu tư, cũng như sự cạnh tranh trên thị trường cả nước thứ ba gây ra. Đây sẽ là một trong những thử thách lớn đối với cam kết kinh tế và ý chí chính trị về hợp tác bền vững và hội nhập vì sự tăng trưởng và phát triển chung, đồng đều trong khu vực.

3.2.2. Tạo ra vị thế mới về chính trị trong các vòng thương lượng, đàm phán đaphương toàn cầu phương toàn cầu

Sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế mang tính chất tĩnh mà cả những lợi ích phi kinh tế và những lợi ích mang tính động. Lý thuyết về hợp tác kinh tế khu vực cho thấy một trong những động cơ chính của việc khởi xướng hợp tác kinh tế khu vực là nhằm tạo ảnh hưởng đến việc xác lập các lợi ích mang tính chính trị, mà cụ thể ở đây là quyền đưa ra các quy định kinh tế quốc tế. Thành viên của mọi tổ chức hợp tác kinh tế đều cần phải có quan điểm thống nhất trong việc tạo ra ảnh hưởng này, bởi việc tham gia vào quá trình đề ra các quy định kinh tế quốc tế là cách quan trọng để bảo vệ lợi ích của bất cứ nước nào, dù lớn hay nhỏ, trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Trong một thế giới được

toàn cầu hoá, sự thống nhất và tính chất bắt buộc của các quy định điều tiết nền kinh tế quốc tế buộc các nước phải chú trọng đến quyền đề ra các quy định đó. Trong giai đoạn hiện nay, không một nước nào, kể cả Mỹ, có thể độc quyền quyết định đối với các quy định kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc tăng cường sức ảnh hưởng thông qua các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đã trở thành sự lựa chọn đối với các nước, trong đó có ASEAN và Trung Quốc.

3.2.3. Tạo ra môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác

Thứ nhất, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được thành lập sẽ đẩy mạnh tiến trình hợp tác ASEAN – Trung Quốc. ACFTA sẽ khiến quan hệ láng giềng đối tác tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và ASEAN được củng cố và phát triển, an toàn và ổn định hơn về mặt địa lý. Sự hợp tác mật thiết giữa hai bên sẽ có thể loại trừ được cách nhìn không tốt về nhau, tạo điều kiện cho việc duy trì môi trư- ờng hòa bình ở Biển Đông, duy trì ổn định chính trị và an ninh trong khu vực, đồng thời việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ khẳng định vị trí tiên phong của hai bên về hợp tác tại khu vực Đông Á trong tương lai.

Thứ hai,với 1,7 tỷ người tiêu dùng, tổng thu nhập quốc nội vào khoảng 2000 tỷ USD và tổng kim ngạch trao đổi thương mại ước tính vào khoảng 1,23 nghìn tỷ USD, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc không chỉ vạch ra một hướng hợp tác mới cho hai bên trong kỷ nguyên mới này, mà còn mang lại những tác động tích cực cho hợp tác trong khu vực Đông Á.

Cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ năm 1997 cho thấy rõ là khu vực này cần thiết lập một cơ chế hợp tác có hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan và sụp đổ về mặt kinh tế. Ngoài sáng kiến Chiang-Mai, mà đã tạo ra một hệ thống các Hiệp định hoán đổi song phương giữa các nước ASEAN và Đông Á, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ tạo ra một cơ chế quan trọng khác nhằm củng cố sự ổn định kinh tế của khu vực Đông Á và tạo cơ sở duy trì sự tăng trưởng kinh tế. Một mặt, hiệp định này có thể tạo ra hiệu ứng “domino”: các cường quốc kinh tế trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng sẽ tìm cách ký hiệp định mậu dịch tự do với ASEAN. Tại Hội nghị cấp cao APEC tháng 10/ 2002, Tổng thống Mỹ George

Bush đã đưa ra “Sáng kiến hành động ASEAN” (EAI), tuyên bố sẵn sàng thương lượng lập FTA với bất kỳ thành viên nào của tổ chức này. Tình hình đó tạo cơ hội cho ASEAN trở thành trung tâm thương mại của Châu Á. Mặt khác, hiệp định này sẽ góp phần đẩy nhanh quan hệ hợp tác có quy mô rộng hơn trong khu vực Đông Á. Cụ thể ACFTA được thiết lập sẽ có tác động tích cực tới hợp tác kinh tế khu vực ở châu Á, nhất là Đông Nam Á, cuối cùng rất có thể là việc gia nhập của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tạo nên "khu mậu dịch tự do Đông Á" (EAFTA) với số dân hơn 2 tỷ người và GDP hơn 7000 tỷ USD, hình thành sự hợp nhất về kinh tế ở Đông Á.

Thứ ba, sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc còn có thể coi là bước khởi đầu trong tiến trình hợp tác giữa các nước đang phát triển. Việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc không chỉ nhằm giảm và xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan hiện nay giữa hai bên mà còn tạo nên một khuôn khổ hoàn chỉnh, bao gồm những chính sách hội nhập thị trường, ví dụ như khuyến khích xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và đem lại sự hài hoà cho các luật lệ và tiêu chuẩn thương mại với đầu tư. Nếu thành lập một cơ chế bổ trợ cùng với việc thành lập khu vực mậu dịch tự do này, thì cơ chế này sẽ tăng cường khả năng đối phó với các rủi ro kinh tế bên ngoài, giảm mức độ lệ thuộc quá nhiều vào thị trường của các nước phát triển. Hơn thế nữa, nếu sự hội nhập kinh tế ASEAN - Trung Quốc có thể kết hợp việc tự do hoá và quá trình xây dựng luật lệ với việc viện trợ cho các nền kinh tế đang phát triển thì có thể sẽ thúc đẩy những nước đó

Một phần của tài liệu khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (CAFTA ) (Trang 25 - 32)