Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và một số kiến nghị Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và một số kiến nghị Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và một số kiến nghị Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và một số kiến nghị
Trang 1Lời mở đầu
Bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâutrên thế giới, nhưng lĩnh vực này chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từnăm 1996
Đây là một hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang lại nhiều lợiích cho con người và nền kinh tế, xã hội Đối với con người, bên cạnhyếu tố bảo hiểm (bên mua bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm chitrả để bù đắp những thiệt hại khi rủi ro xảy ra), bảo hiểm nhân thọ còn
có tính tiết kiệm, giúp bên mua bảo hiểm có thể thực hiện được mụcđích của mình khi được doanh nghiệp bảo hiểm trả số tiền bảo hiểm.Đối với nền kinh tế, cùng với các thị trường ngân hàng, bất động sản,chứng khoán, thị trường bảo hiểm là công cụ huy động vốn nhàn rỗitrong dân chúng, đầu tư phát triển sản xuất thông qua việc doanhnghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm từ bên mua bảo hiểm và dùng sốtiền này để đầu tư Doanh nghiệp bảo hiểm do đó đã trở thành mộttrong những tổ chức tài chính hữu hiệu trong công cuộc đầu tư, pháttriển kinh tế đất nước Trước xu thế hội nhập của nền kinh tế nước tavới nền kinh tế thế giới, thông qua hình thức nước ta gia nhập các tổchức AFTA, APEC, WTO, việc huy động vốn để đầu tư phát triển nềnkinh tế cần thiết hơn bao giờ hết Bên cạnh đó, bảo hiểm nhân thọ gópphần tạo nên một lối sống mới trong dân chúng, đó là ý thức, thóiquen về việc dành ra một phần thu nhập để có một tương lai an toànhơn Bảo hiểm nhân thọ cũng góp phần giải quyết một số vấn đề xãhội: phương thức phục vụ tại nhà của doanh nghiệp bảo hiểm cầntuyển dụng lực lượng lớn đại lý khai thác bảo hiểm sẽ giải quyết việc
Trang 2làm cho xã hội, thông qua giải quyết việc làm sẽ hạn chế tệ nạn xãhội; bảo hiểm nhân thọ góp phần tăng vốn đầu tư cho giáo dục, bảohiểm nhân thọ ra đời và được triển khai như loại hình an sinh giáo dục
là giải pháp hiệu quả huy động nguồn vốn dài hạn để gia đình đầu tưcho việc học tập của con cái, đảm bảo được quỹ gia đình dành cho concái ngay cả khi rủi ro xảy ra
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thể hiện mối quan hệ giữa doanhnghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm là vấn đề chính được quan tâmtrong lĩnh vực kinh doanh này Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được cácbên thoả thuận, vừa là công cụ thực hiện pháp luật, vừa là một sảnphẩm của thị trường bảo hiểm nhân thọ Mỗi hợp đồng bảo hiểm nhânthọ được ký kết là một sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm.Đồng thời việc khi nào hợp đồng đó chấm dứt, hậu quả pháp lý ra sao
là sự quan tâm của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm,
và của cả Nhà Nước
Khoá luận nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - loại hợpđồng bảo hiểm có đối tượng là tuổi thọ của con người, song khoá luậnkhông nghiên cứu tất cả những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảohiểm nhân thọ mà chỉ nghiên cứu chế độ pháp lý về chấm dứt hợpđồng bảo hiểm nhân thọ Khoá luận sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản vềchấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các quy định của pháp luậthiện hành, thực trạng pháp luật và một số kiến nghị nhằm hoàn thiệnpháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về chấm dứt hợpđồng bảo hiểm nhân thọ, các quy định chung về vấn đề này còn nhiềumâu thuẫn, nhiều khi chưa rõ ràng, chưa thoả đáng Người viết mong
Trang 3rằng với sự nghiên cứu của mình về vấn đề trên thể hiện qua khoáluận, sẽ đóng góp ý kiến cho việc hoàn thiện quy định pháp luật điềuchỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Khoá luận cũngđánh giá thực trạng khi áp dụng các quy định về chấm dứt hợp đồngbảo hiểm nhân thọ, làm rõ những bất cập trong các quy định pháp luật
và trong thực tiễn áp dụng chúng
Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp nghiêncứu duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và sự vận dụngquan điểm, đường lối của Đảng trong việc xây dựng nền kinh tế thịtrường, xây dựng Nhà Nước pháp quyền ở Việt Nam Các phươngpháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: phân tích, tổng hợp,quy nạp, so sánh…
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, khoá luận được kết cấu gồm 3chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về chấm dứt hợp đồngbảo hiểm nhân thọ
Chương II: Pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng bảo hiểmnhân thọ
Chương III: Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảohiểm nhân thọ và một số kiến nghị
Trang 4Chương I
Những vấn đề lý luận cơ bản
về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
1.1 Những vấn đề cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 1.1.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợpngười được bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời hạn nhất địnhtheo sự thoả thuận của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểmtrong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ đã xuất hiện cách đây khá lâu vàsau nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ Theo nhiều nhà nghiên cứu thìhợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được ký kết tại Luân - đôn năm
1583 Do sự hoàn thiện và tác dụng của loại hình bảo hiểm này nênngày càng có nhiều người tham gia Năm 1762, doanh nghiệp bảohiểm nhân thọ đầu tiên được thành lập tại Luân - đôn (Anh) chínhthức đánh dấu sự ra đời của loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ Sau đó,hàng loạt công ty bảo hiểm nhân thọ đã ra đời ở Anh, Đức, Pháp,Thuỵ Sĩ, Mĩ Tại châu á, các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Nhật và HànQuốc cũng ra đời vào năm 1888-1889 Như vậy, bảo hiểm nhân thọ đã
có sự phát triển hơn 400 năm, trong đó thị trường bảo hiểm nhân thọlớn là Châu Âu, Nhật và Mĩ Cho đến nay, thị trường bảo hiểm nhânthọ phát triển rất sôi động tại các nước phát triển trên thế giới, đồngthời hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường tương đốihoàn thiện tại các quốc gia này
Trang 5Tại Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ cũng đã từng xuất hiện trongthời kì Pháp thuộc và ở miền Nam trước năm 1975[tr10,18] Năm
1965, công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) ra đời, đánhdấu một bước phát triển trong lịch sử của ngành bảo hiểm Việt Nam.Tuy nhiên trong giai đoạn này, bảo hiểm Việt Nam hoàn toàn mangtính bao cấp, chỉ có 5 nghiệp vụ bảo hiểm và không có nghiệp vụ bảohiểm nhân thọ Đến tháng 12/1993, Nghị định 100/CP về kinh doanhbảo hiểm của Chính phủ được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặttrong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước ta,
cơ bản chấm dứt thế độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm của BảoViệt Tại điều 7 Nghị định 100/CP đã quy định về nghiệp vụ bảo hiểmnhân thọ Nhưng phải đến tháng 3/1996, hoạt động kinh doanh bảohiểm mới thực sự được triển khai khi Quyết định 281/BTC-TCNH của
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt được kinh doanh thí điểmbảo hiểm nhân thọ với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ 5 năm, 10năm và bảo hiểm trẻ em
Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được thực hiện thôngqua cơ chế hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảohiểm Để làm rõ khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trước hết cầntìm hiểu khái niệm hợp đồng bảo hiểm
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 của Việt Nam (có hiệu lựcthi hành từ 1/4/2001) cũng như khoa học pháp lý và pháp luật thựcđịnh của các quôc gia định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo
Trang 6hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng là một dạng hợp đồng bảohiểm nên hoàn toàn phù hợp với khái niệm trên Đồng thời hợp đồngbảo hiểm nhân thọ cũng mang các đặc điểm chung của hợp đồng bảohiểm con người
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có đối tượng là tuổi thọ
của con người Đây là một đối tượng đặc biệt Tuổi thọ của con người
là đời sống hàng ngày của một người cụ thể, phản ánh quá trình từ khisống cho tới khi chết của người đó Người ta không thể xác định trướcđược tuổi thọ của một người là bao nhiêu, đồng thời cũng rất khó khăn
để xác định tình trạng thực tế ảnh hưởng đến tuổi thọ của người đó
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của con người như nếp sinhhoạt, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật…
Trong nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, nghĩa vụ khai báo đúng tuổicủa người được bảo hiểm là rất quan trọng, vì xét về mặt lý thuyết,mức độ rủi ro sẽ khác nhau đối với các độ tuổi khác nhau
Bảo vệ cho tuổi thọ của con người trong nghiệp vụ bảo hiểmnhân thọ có 2 dạng cơ bản[18]:
Dạng thứ nhất là bảo vệ cho người thân của người được bảohiểm về mặt kinh tế nếu như người được bảo hiểm qua đời hoặckhông còn khả năng lao động
Trang 7Dạng thứ hai là bảo vệ cho chính người được bảo hiểm cho thờigian sống sau khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm
Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng có thời hạn dài Thời hạn ngắn nhất của bảo hiểm nhân thọ là 5 năm Vì vậy, việc
ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chủ yếu được tiến hành với từng
cá nhân, việc ký kết theo nhóm rất ít và chủ yếu là loại bảo hiểm tử kỳ
có thời hạn xác định trước
Thời hạn hợp đồng dài có thể ảnh hưởng tới nghĩa vụ nộp phícủa bên mua bảo hiểm, vì không thể chắc chắn rằng tình hình tài chínhcủa bên mua bảo hiểm trong tương lai sẽ như lúc mà bên mua bảohiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với doanh nghiệp bảohiểm Đồng thời vì thời hạn của hợp đồng kéo dài nên trong quá trìnhthực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm được quyền thay đổi nội dunghợp đồng như đề nghị giảm bớt số tiền bảo hiểm, thay đổi loại hìnhbảo hiểm nhân thọ, điều chỉnh thời hạn nộp phí và phương thức nộpphí…
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng có tính tiết kiệm Tính tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được thể hiện ở
việc bên mua bảo hiểm dùng những khoản tiền nhỏ để nộp phí bảohiểm có thể là hàng tháng, hàng quý, hàng năm, cho tới khi ngườiđược bảo hiểm qua đời hoặc người đó vẫn còn sống khi hết thời hạnquy định trong hợp đồng, bản thân người được bảo hiểm hoặc ngườithân của người đó sẽ nhận được một khoản tiền đáng kể (thường nhiềuhơn tổng số phí bảo hiểm phải nộp) giống như tiền gửi tiết kiệm Việcđược nhận số tiền bảo hiểm và việc nhận tiền gửi tiết kiệm khác nhau
Trang 8ở chỗ số tiền bảo hiểm này không thể tuỳ ý lấy ra, mà phải cho tới khixảy ra sự kiện bảo hiểm mới được nhận lại.
Thứ tư, sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không hoàn toàn gắn liền với rủi ro xảy ra đối với người được bảo hiểm Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ thường bao gồm:
trường hợp tử vong, hết hạn hợp đồng ,sống đến độ tuổi nhấtđịnh….Khi các sự kiện này xảy ra đối với người được bảo hiểm,doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho ngườithụ hưởng
Thứ năm, nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường bao gồm những điều khoản mẫu Các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ thường được các doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo sẵn Nộidung của các điều khoản quy định về đối tượng bảo hiểm, số tiền bảohiểm, trách nhiệm bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phí bảohiểm, thời hạn bảo hiểm, thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm, cácquy định giải quyết tranh chấp… Khách hàng muốn giao kết hợp đồngbảo hiểm nhân thọ với doanh nghiệp bảo hiểm thì phải chấp nhận toàn
bộ các điều khoản đã được soạn thảo sẵn đó
Thứ sáu, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng thanh toán có định mức, không phải là một hợp đồng bồi thường Số tiền
bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thanh toán cho bên mua bảohiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là số tiền bảo hiểm mà bên mua bảohiểm đã lựa chọn khi ký kết hợp đồng Về nguyên tắc thì số tiền bảohiểm không bị hạn chế, chỉ cần hai bên bàn bạc, thống nhất với nhau
Trang 9là được Các doanh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các mức tiền bảohiểm để bên mua bảo hiểm dễ dàng lựa chọn
Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có quy định kèm thêm các sản phẩm bổ trợ là sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ Sản
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ thường được quy định kèm trong các hợpđồng bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn conngười Các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các sản phẩm bảo hiểm
bổ trợ này nhằm gia tăng yếu tố bảo hiểm, đồng thời tạo lợi thế cạnhtranh, thu hút khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của doanhnghiệp đó
Từ những đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cùng vớibản chất của một loại hợp đồng bảo hiểm, có thể đưa ra định nghĩa vềhợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa hai bên, theo đó bên nhận bảo hiểm (công ty bảo hiểm) có trách nhiệm và nghĩa vụ chi trả cho bên được bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, còn bên được bảo hiểm có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm như
đã thoả thuận theo quy định pháp luật [14]
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về việc doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho tuổi thọ của người được bảo hiểm, theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và tương ứng doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm sống hoặc chết trong thời hạn thoả thuận[18]
Trang 10Cách định nghĩa này cho thấy trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọnhững người liên quan gắn với các nghĩa vụ hoặc quyền lợi là: doanhnghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và ngườithụ hưởng, trong đó trách nhiệm cơ bản của bên mua bảo hiểm là nộpphí bảo hiểm và trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là trả tiềnbảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức
và hoạt động theo quy định pháp luật của các quốc gia để kinh doanhbảo hiểm Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 củaViệt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được đồng thờikinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, ngoại trừ các sảnphẩm bổ trợ cho hoạt động kinh doanh chính
Bên mua bảo hiểm là chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm nhânthọ với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm Bên mua bảohiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.Người được bảo hiểm là cá nhân có tuổi thọ là đối tượng bảo hiểm.Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng Người thụhưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhậntiền bảo hiểm Người thụ hưởng có thể đồng thời là người được bảohiểm Nếu trong hợp đồng không thoả thuận về người thụ hưởng thìngười được bảo hiểm mặc nhiên được coi là người thụ hưởng Tổchức, cá nhân muốn trở thành bên mua bảo hiểm phải đáp ứng cácđiều kiện theo quy định pháp luật: bên mua bảo hiểm phải có năng lựchành vi dân sự đầy đủ, phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, và
Trang 11phải được sự chấp thuận của người được bảo hiểm trong trường hợpbảo hiểm đối với cái chết của người này.
1.1.3 Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng, bao gồm nhiều loạikhác nhau Việc phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất có ý nghĩatrong việc xác định sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng là gì, khi nào nóxảy ra, trách nhiệm của các bên ra sao và khi nào thì quan hệ hợpđồng giữa các bên chấm dứt Có thể phân loại hợp đồng bảo hiểmnhân thọ theo các cách sau:
Nếu căn cứ vào tính chất của sự kiện bảo hiểm, hợp đồng bảohiểm nhân thọ được chia thành: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ,hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ và hợp đồng bảo hiểm nhân thọhỗn hợp
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ là loại hợp đồng bảo hiểmnhân thọ, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm chongười thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn đượcthoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm Sự kiện bảo hiểm trong hợpđồng bảo hiểm nhân thọ loại này là: người được bảo hiểm chết trongthời hạn đã được các bên thoả thuận trước trong hợp đồng Hợp đồngbảo hiểm nhân thọ tử kỳ có 3 dạng chủ yếu:
* Bảo hiểm tạm thời: doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thanh toán sốtiền bảo hiểm hoặc những khoản trợ cấp định kỳ cho người thụ hưởngnếu người được bảo hiểm chết trước một thời điểm ấn định trong hợpđồng Nếu hết thời hạn hợp đồng mà người được bảo hiểm còn sốngthì quan hệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa các bên sẽ chấm dứt
Trang 12* Bảo hiểm trường sinh: doanh nghiệp bảo hiểm cam kết trả tiềnbảo hiểm khi người được bảo hiểm tử vong vào bất cứ thời điểm nào
kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực
* Bảo hiểm tử kỳ có điều kiện: tương tự bảo hiểm tạm thời, việcthanh toán trợ cấp chỉ được thực hiện khi người được bảo hiểm chếtnhưng người thụ hưởng được chỉ định phải còn sống
Hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụhưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoảthuận trong hợp đồng bảo hiểm Sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng loạinày là sự kiện sau khi kết thúc thời hạn quy định trong hợp đồng,người được bảo hiểm vẫn còn sống Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh
kỳ có 3 dạng hợp đồng cơ bản sau:
* Bảo hiểm có số tiền bảo hiểm được trả sau: doanh nghiệp bảohiểm sẽ trả số tiền bảo hiểm ấn định, nếu người được bảo hiểm sốngđến kỳ hạn được xác định tại ngày ký kết hợp đồng
* Bảo hiểm trợ cấp trả sau (bảo hiểm niên kim trả sau): doanhnghiệp bảo hiểm cam kết thanh toán những khoản trợ cấp định kỳthường niên hoặc định kỳ hàng tháng cho người được bảo hiểm Cáckhoản trợ cấp này chỉ bắt đầu được thanh toán vào một ngày ấn định(thường là ngày về hưu của người được bảo hiểm) và chỉ được chi trảkhi người được bảo hiểm còn sống Tuỳ theo thoả thuận trong hợpđồng bảo hiểm nhân thọ mà các khoản trợ cấp này sẽ được thanh toáncho đến khi người được bảo hiểm qua đời (hợp đồng bảo hiểm nhân
Trang 13thọ loại này được gọi là niên kim nhân thọ) hoặc chỉ được thanh toántrong một thời kỳ nhất định.
* Bảo hiểm trợ cấp trả ngay: theo quy định tại hợp đồng loạinày, bên mua bảo hiểm nộp một khoản phí bảo hiểm duy nhất khi kýkết hợp đồng bảo hiểm Số phí bảo hiểm này là một số tiền bảo hiểm,
nó tạo nên các khoản trợ cấp mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bắt đầuthanh toán cho người thụ hưởng khi đến một thời hạn quy định và sẽkéo dài trong một khoảng thời gian hoặc trọn đời
Hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọkết hợp cả hai loại nghiệp vụ bảo hiểm là bảo hiểm sinh kỳ và bảohiểm tử kỳ Đây là loại sản phẩm chủ yếu trên thị trường bảo hiểmnhân thọ hiện nay Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có 2 dạngsau:
* Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thông thường: theo quy định tronghợp đồng loại này, người được bảo hiểm sẽ được trả tiền bảo hiểm nếucòn sống đến một thời điểm ấn định trong hợp đồng; còn nếu ngườiđược bảo hiểm chết trước thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ thanh toán tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
* Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có thời hạn cố định: doanh nghiệpbảo hiểm sẽ trả một khoản tiền nhất định tại một ngày xác định nếungười được bảo hiểm sống hoặc chết
Nếu căn cứ theo thời hạn thực hiện hợp đồng, hợp đồng bảohiểm nhân thọ gồm hai loại: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có xác địnhthời hạn và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không xác định thời hạn
Trang 14Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có xác định thời hạn là loại hợpđồng bảo hiểm nhân thọ mà các bên thoả thuận trước thời hạn của hợpđồng Trong thời hạn đó hoặc khi kết thúc thời hạn, doanh nghiệp bảohiểm phải có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.Khi doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xong nghĩa vụ này, hợp đồngbảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không xác định thời hạn là loạihợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà trách nhiệm bảo hiểm của doanhnghiệp bảo hiểm chỉ kết thúc khi người được bảo hiểm chết hoặcngười thụ hưởng đã nhận hết quyền lợi bảo hiểm Các nghiệp vụ bảohiểm áp dụng hợp đồng dạng này là bảo hiểm trọn đời (bảo hiểmtrường sinh của nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ) và bảo hiểm trả tiền định
kỳ (còn gọi là niên kim nhân thọ)
1.2 Những vấn đề cơ bản về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
1.2.1 Khái niệm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng và hợp đồng bảo hiểmnói chung đều là một dạng của hợp đồng dân sự Để đưa ra định nghĩachấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trước hết cần xây dựng địnhnghĩa về chấm dứt hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự bao giờ cũng được phát sinh từ những hành vi
có ý thức của các chủ thể tham gia Vì vậy, các sự kiện làm chấm dứtmột hợp đồng dân sự không phải là sự biến mà đó là những sự kiệnđược xuất hiện từ hành vi có ý thức của các chủ thể hoặc do pháp luậtquy định Các căn cứ chấm dứt hợp đồng cũng là các căn cứ chấm dứt
Trang 15nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng) Điều 424 Bộ luật dân sựnăm 2005 của Việt Nam có quy định về các trường hợp chấm dứt hợpđồng dân sự như sau:
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1 Hợp đồng đã được hoàn thành;
2 Theo thoả thuận của các bên;
3 Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;
4 Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5 Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
6 Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Từ những điều trên có thể định nghĩa chấm dứt hợp đồng dân sựnhư sau:
Chấm dứt hợp đồng dân sự là hành vi pháp lý của các bên tham gia hoặc theo quy định pháp luật, theo đó quan hệ hợp đồng dân sự
đã được xác lập giữa các bên sẽ chấm dứt; kể từ thời điểm hợp đồng chấm dứt, các bên không tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng đó nữa, nói cách khác, các bên không còn chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng.
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hoàn toàn phù hợp vớiđịnh nghĩa trên và có những đặc trưng sau đây:
Trang 16Thứ nhất, trong các loại hợp đồng dân sự khác, các bên hoàn
toàn có thể xác định chính xác thời điểm chấm dứt của hợp đồng đó(vào ngày tháng cụ thể khi thực hiện xong công việc cho người cóquyền, bên bán nhận được tiền thanh toán, bên mua nhận được hàng…hoặc thời điểm cụ thể do các bên thoả thuận) Song, đối với hợp đồngbảo hiểm nhân thọ, đối tượng hợp đồng- tuổi thọ của con người, cótính chất đặc biệt, phức tạp Không ai có thể biết chắc chắn được tuổithọ của một ai đó sẽ là bao nhiêu Do vậy, trong rất nhiều trường hợpkhông thể xác định được thời điểm cụ thể hợp đồng bảo hiểm nhân thọchấm dứt Các bên chỉ có thể thoả thuận với nhau rằng khi một sự kiệnnào đó xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt
Thứ hai, vì nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm
các điều khoản mẫu - những điều khoản được doanh nghiệp bảo hiểmsoạn thảo sẵn; trong đó có điều khoản quy định các trường hợp chấmdứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các hợp đồng ký với khách hàng khicác khách hàng này cùng mua một loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọcủa doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt trong các trường hợp giốngnhau Điều này khác hẳn với các loại hợp đồng dân sự khác Nội dungcác hợp đồng này phần lớn do sự thoả thuận của các bên xây dựngnên Do đó, theo thoả thuận của các bên về điều khoản chấm dứt hợpđồng trong các hợp đồng khác nhau thì các hợp đồng đó chấm dứttrong các trường hợp khác nhau
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có đối tượng đặc biệt là:
tuổi thọ con người Đó là đời sống của một con người cụ thể, phản ánhquá trình từ khi sống cho đến khi chết của người đó Do đó, khi hợp
Trang 17đồng bảo hiểm nhân thọ mất đi đối tượng thì đương nhiên chấm dứt,bởi vì không thể thay thế tuổi thọ của người này bằng tuổi thọ củangười khác.
Từ định nghĩa về chấm dứt hợp đồng dân sự và các điểm đặctrưng của chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có thể định nghĩachấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hành vi pháp lý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó quan hệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã được xác lập giữa các bên sẽ chấm dứt; kể từ thời điểm hợp đồng chấm dứt, các bên không tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đó nữa, nói cách khác, các bên không còn chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng.
1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản trong việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải tuân thủ các nguyêntắc sau:
*Nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong hợp đồng
Khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải tuân thủ nguyêntắc này, bởi vì trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tồn tại sự không cânxứng lợi ích giữa các bên, tức là chỉ duy nhất một bên có lợi Điều nàythể hiện như sau: nếu sự kiện bảo hiểm nhân thọ xảy ra trong thời hạnthực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm thường phải trả tiềnbảo hiểm nhiều hơn số phí mà bên mua bảo hiểm nộp cho họ; còn nếu
Trang 18sự kiện bảo hiểm không xảy ra trong thời gian đó thì bên mua bảohiểm sẽ nhận được một khoản tiền ít hơn nhiều số phí mà họ phảiđóng, thậm chí là không nhận được bất kỳ khoản tiền nào như trongtrường hợp người được bảo hiểm chết trong thời gian thực hiện hợpđồng bảo hiểm sinh kỳ.
Do vậy nên khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, khách hàng luônmuốn nhận được số tiền bảo hiểm nhiều nhất, còn doanh nghiệp bảohiểm thì lại muốn trả số tiền bảo hiểm ít nhất
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng
là một trong những nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự, do đó khichấm dứt hợp đồng cũng phải đảm bảo nguyên tắc này Cần xây dựngcác quy định pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mộtbên khi bên kia đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng Hành vipháp lý của một bên dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng là những hành
vi được pháp luật cho phép thực hiện và quy định thủ tục chặt chẽ đểthực hiện hành vi đó, đồng thời Nhà Nước cũng đưa ra các quy định
để bảo vệ quyền lợi cho bên còn lại Trong quá trình thực hiện hợpđồng cũng như khi chấm dứt hợp đồng, các bên thực hiện nghiêmchỉnh các quy định của pháp luật tức là đã thực hiện tốt nguyên tắcnày
*Nguyên tắc không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên mua bảo hiểmkhông đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm là nguyên nhân hợpđồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trước thời hạn, thì doanh nghiệpbảo hiểm không được khởi kiện truy đòi bên mua đóng phí bảo hiểm
Trang 19Đặc điểm này khác hẳn với những hợp đồng kinh tế thông thườngdiễn ra trên thực tế.
Thông thường, đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản, tráchnhiệm dân sự, khi hợp đồng chấm dứt vì bên mua bảo hiểm khôngđóng hoặc đóng phí bảo hiểm không đủ thì bên mua bảo hiểm vẫnphải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảohiểm Song, quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểmcon người trong đó có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Không được kiện đòi nộp phí bảo hiểm là nguyên tắc đạo đứckhi giao kết hợp đồng bảo hiểm con người Yếu tố tự nguyện trongcác hợp đồng dân sự là rất quan trọng, nhưng yếu tố tự nguyện củabên mua bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm con người lại càng quantrọng hơn bao giờ hết Bởi vì chế độ bảo hiểm con người có đối tượngbảo hiểm rất đặc biệt luôn gắn với giá trị nhân thân của mỗi con người
cụ thể, đó là sức khoẻ, tai nạn, tính mạng, tuổi thọ của con người Đốitượng bảo hiểm này có đặc điểm là không thể xác định được giá trị,mục đích của bảo hiểm con người chỉ là để bù đắp rủi ro mà khôngphải là khôi phục lại khả năng tài chính của người được bảo hiểm.Việc không đóng phí bảo hiểm phải có lý do đặc biệt Không đóng phíbảo hiểm, nguyên nhân chính là khả năng tài chính của bên mua bảohiểm không đảm bảo Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm không được kiệnđòi nộp phí bảo hiểm Điểm này là đặc trưng của bảo hiểm con ngườinói chung, bảo hiểm nhân thọ nói riêng
* Nguyên tắc không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
Trang 20Đối với các hợp đồng bảo hiểm con người nói chung, hợp đồngbảo hiểm nhân thọ nói riêng, doanh nghiệp bảo hiểm không được yêucầu người thứ ba bồi hoàn Nếu họ trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên cáichết, thương tật hoặc ốm đau cho người được bảo hiểm thì doanhnghiệp bảo hiểm vẫn thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo đúngthoả thuận đã ghi trong hợp đồng Đồng thời, người thứ ba phải chịutrách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định phápluật Người thứ ba được hiểu là các chủ thể khác không phải là bênmua bảo hiểm và cũng không phải là người thụ hưởng (trường hợpngười được bảo hiểm không phải là bên mua bảo hiểm hoặc người thụhưởng) Nếu bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng trực tiếp hoặc giántiếp gây nên cái chết, thương tật hoặc ốm đau cho người được bảohiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm, vì đây
là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảohiểm
Có nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của đối tượng của hợpđồng bảo hiểm nhân thọ Xét về khía cạnh vật chất, ta không thể xácđịnh được giá trị của tuổi thọ con người, tuổi thọ con người trị giá baonhiêu là xứng đáng; và rõ ràng là không phải bất cứ một tổ chức bảohiểm nào cũng có thể cung cấp cho một người một "giá trị" tươngđương với việc mất đi một sinh mạng Một hợp đồng bảo hiểm nhânthọ không phải là một hợp đồng bồi thường Các hợp đồng bảo hiểmnhân thọ đều dựa trên một số tiền cụ thể, mục đích của nó là cung cấpmột khoản tiền cụ thể khi xảy ra những trường hợp nêu trong hợpđồng bảo hiểm Khoản tiền bảo hiểm cụ thể trong hợp đồng là bao
Trang 21nhiêu phụ thuộc vào sự lựa chọn của bên mua bảo hiểm trên cơ sởđánh giá khả năng tài chính của bản thân Trên thực tế, doanh nghiệpbảo hiểm có định mức sẵn số tiền bảo hiểm từng loại để người thamgia bảo hiểm nhân thọ dễ dàng lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp
1.2.3 Những yếu tố chi phối đến việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trong những trường hợpkhác nhau, các yếu tố chi phối việc chấm dứt đó cũng rất nhiều, haiyếu tố chủ yếu là:
* Khả năng kinh tế ( khả năng tài chính) của bên mua bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn thực hiện rất dài vàtrong khi thực hiện không phải lúc nào tình hình tài chính của bênmua bảo hiểm cũng đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảohiểm đúng hạn và trong thời gian gia hạn Nếu khả năng tài chính củabên mua bảo hiểm không đảm bảo nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm thì hợpđồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt (trừ trường hợp bên mua bảohiểm chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm hoặc đề nghị duy trì hợpđồng với số tiền bảo hiểm giảm)
* Sự không cân xứng thông tin giữa các bên tham gia hợp đồng
Doanh nghiệp bảo hiểm đương nhiên hơn hẳn bên mua bảo hiểm
về sự hiểu biết về bảo hiểm nhân thọ, như các thông tin về thị trường,pháp luật…và không thể chắc chắn rằng khách hàng sẽ được doanhnghiệp bảo hiểm chia sẻ những thông tin này, cũng như các thông tin
về khả năng chi trả của doanh nghiệp Doanh nghiệp bảo hiểm có thểcho đây là bí mật kinh doanh và bảo mật chúng Khi thực hiện cung
Trang 22cấp sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểmthường chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho mình như số tiền bảohiểm nhận được lớn, các sản phẩm bổ trợ hấp dẫn… Khi đã tìm hiểu
kỹ, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước hạn,
và thường thì phần thiệt thuộc về phía khách hàng
Ngược lại, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể chegiấu các thông tin về sức khoẻ để doanh nghiệp bảo hiểm ký kết hợpđồng bảo hiểm với họ Khi doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện ra điềunày, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện quyền chấm dứt hợp đồngtrước hạn Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không kiểm tra kỹ càng thì khi
sự kiện bảo hiểm xảy ra doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại
1.2.4 Phân loại các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trong rất nhiều trườnghợp Sự vi phạm hợp đồng từ phía các bên trong quá trình thực hiệnhợp đồng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hợp đồng bảo hiểmnhân thọ bị chấm dứt trước hạn Căn cứ vào nguyên nhân chấm dứthợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có thể chia các trường hợp chấm dứt hợpđồng bảo hiểm nhân thọ thành: các trường hợp hợp đồng bảo hiểmnhân thọ chấm dứt mà không có sự vi phạm hợp đồng và các trườnghợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi có một bên vi phạmhợp đồng
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi hợp đồng đã hoànthành; theo thoả thuận của các bên; doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứthoạt động, bên mua bảo hiểm là cá nhân chết hoặc là tổ chức chấm
Trang 23dứt hoạt động; khi mất đi đối tượng của hợp đồng hoặc bên mua bảohiểm không còn quyền lợi liên quan có thể được bảo hiểm là cáctrường hợp mà hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt không có sự viphạm hợp đồng từ phía các bên Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấmdứt trong các trường hợp này đều nhằm bảo vệ quyền lợi của cả haibên: bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
Còn các các trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứtkhi có sự vi phạm hợp đồng của một bên là trường hợp đơn phươngchấm dứt thực hiện hợp đồng, đơn phương huỷ bỏ hợp đồng hoặc hợpđồng bị Toà án tuyên vô hiệu Việc chấm dứt hợp đồng trong cáctrường hợp này là biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồngcủa một bên, và để bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm
Trang 24Chương II
Pháp luật hiện hành
về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
2.1 Pháp luật hiện hành điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Luật về kinh doanh bảo hiểm hiện hành của Việt Nam đượcQuốc hội chính thức thông qua ngày 9/12/2000 đã bao quát gần nhưtoàn bộ các nghiệp vụ cơ bản của thị trường bảo hiểm Luật là mộtphần kết quả của sự hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Liênminh Châu Âu trong dự án Euro - Tapviet Nội dung của luật tỏ ratương đối hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế về thị trường bảohiểm Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định về hợp đồng bảohiểm từ Điều 12 đến Điều 57, chiếm 46/129 điều, điều này đã thể hiện
rõ tầm quan trọng của những quy định này Tuy nhiên, Luật kinhdoanh bảo hiểm không có điều khoản nào quy định cụ thể các trườnghợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chấm dứt này đượcquy định rải rác tại các điều khoản khác nhau Hợp đồng bảo hiểmnhân thọ là một loại hợp đồng bảo hiểm, nên các điều khoản quy địnhchấm dứt hợp đồng bảo hiểm sẽ điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồngbảo hiểm nhân thọ Luật kinh doanh bảo hiểm cũng ghi nhận việc dẫnchiếu áp dụng đến các quy định của Bộ luật dân sự và các quy địnhkhác có liên quan tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc điều chỉnhquan hệ hợp đồng
Trang 25Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ vàThông tư 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 quy định chi tiết thi hànhLuật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, cũng như Thông tư số98/2004/TT-BTC ngày 9/10/2004 được Bộ Tài chính ban hành để thaythế thông tư 71/2001/TT-BTC (nay đã hết hiệu lực) có nội dung chủyếu chỉ tập trung vào hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt độngkinh doanh bảo hiểm, không quy định gì thêm về hợp đồng bảo hiểm.
Hiện nay Bộ luật dân sự năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006
đã thay thế Bộ luật dân sự năm 1995, trong Bộ luật dân sự năm 2005không có sự sửa đổi nào về hợp đồng bảo hiểm so với Bộ luật dân sựnăm 1995 Các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 là các quyđịnh mang tính nguyên tắc, áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm nóichung Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật kinhdoanh bảo hiểm năm 2000 và Bộ luật dân sự về cùng một vấn đề liênquan đến bảo hiểm nhân thọ thì ưu tiên áp dụng theo quy định của luậtkinh doanh bảo hiểm Trong trường hợp các vấn đề liên quan đến bảohiểm nhân thọ không được quy định trong luật kinh doanh bảo hiểmthì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự
Vừa qua, ngày 27/3/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số45/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinhdoanh bảo hiểm năm 2000 thay thế Nghị định số 42/2001/NĐ-CPngày 1/8/2001 Sắp tới, Nghị định này mới có hiệu lực pháp luật Tuynhiên, Nghị định không quy định gì thêm về hợp đồng bảo hiểm nhânthọ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Trang 262.2 Pháp luật điều chỉnh các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không có sự vi phạm hợp đồng từ phía các bên
2.2.1 Khi hợp đồng đã được hoàn thành
Khoản 1 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 về chấm dứt hợp
đồng dân sự quy định hợp đồng chấm dứt khi "hợp đồng được hoàn
thành".
Hợp đồng được coi là hoàn thành khi các bên tham gia hợp đồng
đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ, do đó mỗi bên đều đã đápứng được quyền dân sự của mình
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được coi là hoàn thành khi sự kiệnbảo hiểm đã xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả số tiền bảo hiểmcho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng (nếu người được bảohiểm không đồng thời là người thụ hưởng) Sự kiện bảo hiểm theo quy
định tại Khoản 10 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 là: "sự
kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm" Sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự kiện
người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợpđồng bảo hiểm (đối với hợp đồng bảo hiểm tử kỳ); là sự kiện ngườiđược bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn thoả thuận trong hợp đồng (đốivới hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ); và là sự kiện người được bảo hiểmsống hoặc chết trong thời hạn thoả thuận trong hợp đồng (đối với hợpđồng bảo hiểm hỗn hợp) Thời hạn hợp đồng được tính từ ngày hợp
Trang 27đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểmthường được tính từ ngày nộp phí bảo hiểm đầu tiên.
Ví dụ: Anh Q ký kết hợp đồng bảo hiểm An Khang ThịnhVượng với công ty Bảo Việt nhân thọ thời hạn 5 năm (1998 - 2003).Anh Q sẽ được nhận toàn bộ số tiền bảo hiểm đã chọn khi anh sốngđến ngày đáo hạn hợp đồng (vào năm 2003) và được hưởng lãi chiahàng năm Phí bảo hiểm phải nộp mỗi tháng không thay đổi trong suốtthời hạn của hợp đồng Sau 5 năm, anh Q vẫn sống khoẻ mạnh vàđược nhận tiền bảo hiểm Anh Q sử dụng số tiền đó để chi trả học phi
và nuôi cậu em trai học đại học Em trai anh Q vào đại học năm 2003.Khi doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán số tiền bảo hiểm cho anh Q,quan hệ hợp đồng giữa anh Q và Bảo Việt đã chấm dứt
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm có quyền "yêu
cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm"(Điểm d Khoản 1 Điều 18) Đối với hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảohiểm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụhưởng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra theo thoả thuận trong hợp đồng.Khái niệm bồi thường không áp dụng đối với nghiệp vụ bảo hiểmnhân thọ, bởi vì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không phải là một hợpđồng bồi thường (như phần trên của khoá luận đã trình bày)
Để thực hiện quyền yêu cầu của mình, bên mua bảo hiểm phảigửi cho doanh nghiệp bảo hiểm giấy hoặc phiếu yêu cầu trả tiền bảohiểm, hợp đồng bảo hiểm gốc hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm nhân
Trang 28thọ, các giấy tờ khác có liên quan theo yêu cầu của doanh nghiệp bảohiểm trong một thời hạn nhất định Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm
được Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định tại Điều 28: " thời
hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm Thời gian xảy ra
sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường" Trong trường
hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểmkhông biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn trên đượctính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.Ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm có thể được xác định thông qua giấychứng tử hoặc ngày đáo hạn hợp đồng Bên mua bảo hiểm chỉ phải gửinhững giấy tờ đó cho doanh nghiệp bảo hiểm, còn việc hoàn tất hồ sơyêu cầu trả tiền bảo hiểm thuộc trách nhiệm của đại lý bảo hiểm Quáthời hạn quy định đó, mọi yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm đềukhông có giá trị
Đồng thời, bên mua bảo hiểm nhân thọ có nghĩa vụ thông báocho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoảthuận trong hợp đồng: tình trạng của người được bảo hiểm , địa chỉ vànhững thông tin cần thiết khác Và trên thực tế, các doanh nghiệp bảohiểm cũng quy định thời hạn để bên mua bảo hiểm thực hiện nghĩa vụthông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra
Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
"từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng…trong trường hợp
không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ
Trang 29trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm" (quy
định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm năm2000) Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm đối với hợp đồng bảohiểm con người được Luật kinh doanh bảo hiểm quy định tại Khoản 1Điều 39
Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong cáctrường hợp sau đây:
- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể
từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồngbảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
- Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi
cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình
Trong các trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chobên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn
bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liênquan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyếttheo quy định của pháp luật về thừa kế Nếu một hoặc một số ngườithụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho ngườiđược bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm chonhững người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảohiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ: "trả tiền bảo hiểm kịp thời
cho người thụ hưởng…khi xảy ra sự kiện bảo hiểm" (quy định tại
Điểm c Khoản 2 Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000), tức là
Trang 30doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theothời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm Trong trường hợpkhông có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trảtiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngàynhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồithường Quá thời hạn trên, khi thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm sẽphải trả thêm lãi của số tiền bảo hiểm đối với thời gian quá hạn vớimức phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tạithời điểm thanh toán.
2.2.2 Theo thoả thuận của các bên
Hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt "theo thoả thuận của các bên"
(quy định tại Khoản 2 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005) Trongnhững trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng để thực hiệnhợp đồng, hoặc nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây ra tổn thất về vậtchất cho một hoặc cả hai bên, thì các bên có thể thoả thuận chấm dứthợp đồng Là một loại hợp đồng dân sự, hợp đồng bảo hiểm nhân thọcũng sẽ chấm dứt theo thoả thuận của bên mua bảo hiểm và doanhnghiệp bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã giao kết được coi làchấm dứt tại thời điểm đạt được sự thoả thuận nói trên Hậu quả pháp
lý của việc chấm dứt hợp đồng giải quyết theo sự thoả thuận của cácbên
Trên thực tế, các thoả thuận loại này thường được quy địnhtrước trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Đó là việc bên mua bảohiểm có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để huỷ bỏ hợpđồng bảo hiểm trong trường hợp thay đổi chỗ ở, hoàn cảnh gia đình,
Trang 31nghề nghiệp, về hưu; bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tham giabảo hiểm trong khoảng thời gian cân nhắc; và trường hợp hợp đồngbảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt khi tổng số tiền vay và lãi vay bằnggiá trị hoàn lại của hợp đồng.
* Nếu bên mua bảo hiểm yêu cầu huỷ hợp đồng trước hạn thì khi
đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại toàn bộ phí bảo hiểm mà bên muabảo hiểm đã nộp hoặc trả giá trị hoàn lại của hợp đồng cho bên muabảo hiểm nếu hợp đồng có giá trị hoàn lại
Thuật ngữ "giá trị hoàn lại" là thuật ngữ quan trọng và được sửdụng rất phổ biến trong nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ; nhưng thuậtngữ này lại chưa được các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểmnăm 2000 giải thích Tuy nhiên, thuật ngữ "giá trị hoàn lại"( còn đượcgọi là giá trị giải ước) lại được các doanh nghiệp bảo hiểm giải thíchrất chi tiết, rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Giá trị hoàn lại
là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả cho bên mua bảo hiểm khihợp đồng chấm dứt hiệu lực mà sự kiện bảo hiểm chưa xảy ra
Thông qua quy định tại Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000, có thể hiểu là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ có giá trị hoàn lạikhi thực hiện được 2 năm Điều 35 quy định nếu bên mua bảo hiểmkhông thực hiện nộp phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí,thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiệnhợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảohiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới 2 năm, trừtrường hợp các bên có thoả thuận khác; trong trường hợp bên mua bảohiểm đã nộp phí bảo hiểm từ 2 năm trở lên, thì khi hợp đồng bị doanh
Trang 32nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ, doanh nghiệp bảo hiểm phảitrả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm nếukhông có thoả thuận gì khác Giá trị hoàn lại của hợp đồng đượcdoanh nghiệp bảo hiểm thông báo hàng năm cho khách hàng biết.
Ví dụ: Chị H ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Phú - Tích Luỹ AnKhang với công ty bảo hiểm Prudential thời hạn 10 năm Thực hiệnhợp đồng được 3 năm, chị H theo chồng sang làm ăn tại Đức Chị Hyêu cầu Prudential huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết Prudential đồng ý vàtrả cho chị H tổng số phí bảo hiểm mà chị H đã nộp (vì tổng số phíbảo hiểm này lớn hơn giá trị hoàn lại của hợp đồng)
* Khi bên mua bảo hiểm quyết định không tiếp tục tham gia bảohiểm trong khoảng thời gian cân nhắc thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
sẽ chấm dứt
Thời gian cân nhắc là một khoảng thời gian sau khi hợp đồng cóhiệu lực, để bên mua bảo hiểm xem xét, cân nhắc về quyết định muabảo hiểm của mình Điều khoản thời gian cân nhắc là điều khoản đặcthù của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Khoảng thời gian này theo thông
lệ thường được các doanh nghiệp bảo hiểm quy định từ 14-21 ngày kể
từ ngày hợp đồng có hiệu lực Hợp đồng có hiệu lực từ khi doanhnghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ hoặc là khibên mua bảo hiểm nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên Nếu bên mua bảohiểm thấy rằng việc mua bảo hiểm là không thật sự phù hợp và quyếtđịnh lại là không tham gia bảo hiểm nữa, thì hợp đồng sẽ chấm dứt,doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại số phí bảo hiểm đã nhận, sau khitrừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến việc giao kết hợp đồng
Trang 33Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 chưa có quy định giải thíchthế nào là chi phí hợp lý có liên quan Các hợp đồng bảo hiểm nhânthọ trên thực tế không giải thích gì thêm về thuật ngữ này Chi phí hợp
lý thường được hiểu là những chi phí trực tiếp liên quan đến việc khaithác và duy trì hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm như chi phí in ấnhợp đồng, chi phí khám nghiệm y khoa…
* Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi tổng số tiền vay vàlãi vay (mà doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm vay) bằnggiá trị hoàn lại
Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, điều khoản cho vay là thoảthuận, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cho bên mua bảo hiểm vaymột số tiền nhất định kể từ khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại
Khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại, nếu bên mua bảo hiểm cóyêu cầu, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cho bên mua bảo hiểm vay mộtkhoản tiền từ giá trị hoàn lại đó, và thường không quá một tỷ lệ nhấtđịnh trên giá trị hoàn lại (trên thực tế ở Việt Nam, doanh nghiệp bảohiểm thường xác định tỷ lệ này là 80%) Bên mua bảo hiểm có thểhoàn trả số tiền vay bất kỳ lúc nào Nếu bên mua bảo hiểm khônghoàn trả, số tiền vay và lãi vay sẽ được khấu trừ vào giá trị hoàn lạihoặc số tiền bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng Khi tổng số tiền vay vàlãi vay bằng giá trị hoàn lại thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấmdứt, bên mua bảo hiểm không được nhận lại giá trị hoàn lại của hợpđồng và phí bảo hiểm đã nộp
2.2.3 Khi mất đi đối tượng của hợp đồng hoặc bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm
Trang 34Khoản 5 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hợp đồng
dân sự sẽ chấm dứt khi "hợp đồng không thể thực hiện được do đối
tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại" Trong những trường hợp
đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bịmất hoặc bị tiêu huỷ hay các lý do khác nên vật đó không còn thì hợpđồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đốitượng của hợp đồng không còn Song, các bên có thể thoả thuận vẫnduy trì hợp đồng đó bằng cách thay thế vật không còn bằng một vậtkhác
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ của mộtcon người cụ thể Khi đối tượng đó mất đi thì hợp đồng bảo hiểm nhânthọ đương nhiên chấm dứt , không thể thay thế bằng đối tượng khác
Trường hợp bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm là haichủ thể khác nhau, nếu người được bảo hiểm từ chối sau khi hợp đồng
đã được ký kết thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt do mất điđối tượng của hợp đồng, vì tuổi thọ của người được bảo hiểm mới làđối tượng của hợp đồng đó Tuy nhiên, quyền từ chối của người đượcbảo hiểm chỉ nên được thực hiện trong thời hạn theo thoả thuận hoặctheo quy định pháp luật, và phải thể hiện dưới hình thức văn bản gửitrực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho doanhnghiệp bảo hiểm
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm sinh kỳ, nếu người được bảo hiểmchết trước ngày đến hạn thanh toán thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấmdứt vì mất đi đối tượng của hợp đồng Bên mua bảo hiểm không được
Trang 35trả bất cứ khoản tiền nào (tuy nhiên, một số công ty bảo hiểm sẽ hoànlại phí bảo hiểm nếu trường hợp chết xảy ra) Trường hợp bảo hiểmcho hai người hôn phối thì có thể chỉ mất một đối tượng và khi đó bênmua bảo hiểm có hai sự lựa chọn: tiếp tục thực hiện hợp đồng cho đếnkhi hết hạn hoặc người thứ hai chết; hoặc yêu cầu trả tiền bảo hiểmtheo thoả thuận.
Khoản 1 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy
định:"nếu bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi liên quan có thể
được bảo hiểm thì hợp đồng sẽ chấm dứt" Hậu quả pháp lý của
trường hợp chấm dứt này là doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phíbảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại củahợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, saukhi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm (Khoản 9 Điều 3 Luật kinh
doanh bảo hiểm năm 2000) Luật kinh doanh bảo hiểm quy định bênmua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
- Bản thân bên mua bảo hiểm ;
- Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
- Anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
- Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể đượcbảo hiểm
áp dụng Khoản 9 Điều 3 đối với nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểmnhân thọ thì bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho người
Trang 36được bảo hiểm khi có quyền sở hữu (trường hợp bên mua bảo hiểm làngười được bảo hiểm), quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối
với người đó Tại Điểm d Khoản 1 Điều 31, "người khác" được hiểu là
những người mà bên mua bảo hiểm có tổn thất thực sự khi rủi ro xảy
ra, như: cháu trực hệ của bên mua bảo hiểm, người được giám hộ màbên mua bảo hiểm là người giám hộ hợp pháp, người lao động khi bênmua bảo hiểm là người sử dụng lao động…
2.2.4 Khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động; bên mua bảo hiểm là cá nhân chết mà không phải là người được bảo hiểm hoặc là tổ chức chấm dứt hoạt động
Theo Khoản 3 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng dân
sự chấm dứt trong trường hợp "cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp
nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện" Không phải trong mọi
trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủthể khác giao kết hợp đồng chấm dứt thì hợp đồng đều được coi làchấm dứt Theo quy định trên, chỉ những hợp đồng nào mà do tínhchất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các bên đã thoảthuận trước là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóhoặc chỉ người có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợpđồng thì khi họ chết, hợp đồng mới chấm dứt Bởi lúc đó, nghĩa vụtheo hợp đồng không thể được thực hiện
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết giữa doanh nghiệp bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm Theo đó, "doanh nghiệp bảo hiểm chịu
trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm, kể cả trong trường
Trang 37hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm"(Khoản 1
Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000), tức là doanh nghiệpbảo hiểm phải trực tiếp thực hiện hợp đồng bảo hiểm đã ký kết vớibên mua bảo hiểm Nếu hợp đồng bảo hiểm thực hiện chưa xong màdoanh nghiệp bảo hiểm giải thể hoặc phá sản, thì hợp đồng bảo hiểmnhân thọ sẽ chấm dứt (nếu doanh nghiệp bảo hiểm không chuyển giaobảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác) Doanh nghiệp bảo hiểmphải trả giá trị hoàn lại cho bên mua bảo hiểm nếu hợp đồng đã có giátrị hoàn lại, vì đây là trường hợp hợp đồng chấm dứt mà sự kiện bảohiểm chưa xảy ra Quyền lợi bảo hiểm của khách hàng sẽ được giảiquyết theo thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp Khi doanhnghiệp bảo hiểm giải thể hoặc phá sản thì bên mua bảo hiểm sẽ trởthành chủ nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, là chủ nợ không có bảo đảmtrong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản
Điều 82 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định doanhnghiệp bảo hiểm sẽ giải thể trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoảnnợ;
- Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập
và hoạt động mà không có quyết định gia hạn;
- Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra mộttrong các trường hợp: hồ sơ xin cấp phép thành lập và hoạt động cóthông tin cố ý làm sai sự thật; sau 12 tháng kể từ ngày được cấp phépthành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động; giải thể theo quyđịnh tại điều này;
Trang 38- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chínhchấp thuận bằng văn bản
Điều 83 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định: "trong
trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp".
Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năngthanh toán mà doanh nghiệp bảo hiểm vẫn mất khả năng thanh toánthì Thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanhnghiệp, hợp tác xã; việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp,hợp tác xã theo thứ tự quy định tại Điều 37 Luật Phá sản năm 2004như sau:
- Phí phá sản;
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theoquy định pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tậpthể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trongdanh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toáncác khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình;nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợchỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tươngứng
Trang 39Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể,quyền lợi của khách hàng sẽ được giải quyết đầy đủ; còn nếu doanhnghiệp bảo hiểm phá sản, quyền lợi bảo hiểm của bên mua bảo hiểm
sẽ được giải quyết theo thứ tự thanh toán và không chắc bên mua bảohiểm sẽ nhận được đầy đủ quyền lợi của mình
Trường hợp bên mua bảo hiểm là một cá nhân và không phải làngười được bảo hiểm, khi bên mua bảo hiểm chết trong thời hạn hợpđồng bảo hiểm còn hiệu lực, theo quy định của pháp luật về thừa kế,người thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm được thừa kế toàn bộcác quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm liên quan đến hợpđồng, với điều kiện người thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm hội
đủ các điều kiện quy định cho bên mua bảo hiểm Nếu các điều kiệntrên không được đáp ứng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ mất hiệulực, người thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm sẽ được nhận giátrị hoàn lại tại thời điểm bên mua bảo hiểm chết
Trong các thoả thuận thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm, nếungười thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm không chấp nhận thừa
kế quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm liên quan đến hợp đồngbảo hiểm, thường thì các quy định về gia hạn nộp phí và tự động nộpphí sẽ được áp dụng (điều khoản tự động nộp phí chỉ được áp dụngkhi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại) Khi tổng số tiền nộp phí bảo hiểmlấy từ giá trị hoàn lại bằng giá trị hoàn lại của hợp đồng thì hợp đồngbảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt
Trường hợp bên mua bảo hiểm là một tổ chức và tổ chức nàygiải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động thì hợp đồng bảo hiểm nhân
Trang 40thọ chấm dứt hiệu lực Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại giá trị hoànlại của hợp đồng tại thời điểm đó (nếu có).
2.3 Pháp luật điều chỉnh các trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi có một bên vi phạm hợp đồng
2.3.1 Khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng)
Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hợp đồng sẽ chấm
dứt trong trường hợp "hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện",
nghĩa là hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương đình chỉ thựchiện hợp đồng Khi có một bên vi phạm hợp đồng, thì bên kia cóquyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng Việc đơn phươngđình chỉ thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều
426 Bộ luật dân sự năm 2005 Hợp đồng được coi là chấm dứt kể từthời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từbên bị vi phạm Khi hợp đồng bị chấm dứt, bên có nghĩa vụ khôngphải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của minh nữa, nhưng các bên phảithanh toán cho nhau phần hợp đồng đã thực hiện
Khi có một bên vi phạm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thì bênkia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy địnhcủa Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 Bên đơn phương chấm dứtthực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấmdứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồithường Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được coi là chấm dứt kể từ thờiđiểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng, phần hợpđồng chưa thực hiện sẽ chấm dứt Khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ