1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chế độ pháp lý về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

66 681 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 590,31 KB

Nội dung

Khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời hạn nhất định theo sự thoả thuận của b

Trang 1

Cần Thơ, tháng 12 năm 2013 Cần Thơ, tháng 12 năm 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

MSSV: 5105864 Lớp: LK1064A1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, người viết xin gửi lòng biết ơn đến tất cả các Thầy, Cô của Trường Đại học Cần Thơ và các Thầy, Cô của Khoa Luật trong suốt khoảng thời gian vừa qua đã tận tình truyền đạt cho người viết những kiến thức quý báo cả về kiến thức chuyên môn và những kiến thức xã hội

Tiếp theo, người viết xin chân thành cảm ơn Cô Đoàn Nguyễn Minh Thuận

đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ người viết rất nhiều trong suốt học kỳ vừa qua để

người viết có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

Sau cùng, người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể quý Thầy, Cô Kính chúc quý Thầy, Cô thật nhiều sức khỏe để đào tạo cho thế hệ mai sau

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 4

1.1 Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 4

1.1.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 4

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 5

1.1.3 Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 7

1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm nhân thọ 9

1.2 Lý luận chung về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 11

1.2.1 Khái niệm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 11

1.2.2 Đặc điểm pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 12

1.2.3 Những trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 13

1.2.4 Nguyên tắc cơ bản khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 14

1.2.5 Những yếu tố tác động đến việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 16

1.3 Pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 17

CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 19

2.1 Quy định pháp luật về việc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đương nhiên chấm dứt 19

2.1.1 Khi đã hoàn thành việc thực hiện hợp đồng 19

2.1.2 Do các bên thỏa thuận 22

2.1.3 Khi đối tượng hợp đồng không còn hoặc bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi để được bảo hiểm 25

2.1.4 Khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động, bên mua bảo hiểm là cá nhân chết nhưng không phải người được bảo hiểm hoặc là tổ chức đã chấm dứt hoạt động 27

2.2 Quy định pháp luật về việc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt do có sự vi phạm 30

2.2.1 Khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng 30

2.2.2 Khi một bên đơn phương hủy bỏ hợp đồng 34

2.2.3 Khi hợp đồng vô hiệu 36

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 38

3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 38

3.1.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 38

Trang 6

3.1.2 Những bất cập trong quy định pháp luật về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ 47

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 52

3.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện những quy định pháp luật 52

3.2.2 Một số giải pháp cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 55

KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu đề tài

Bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực kinh doanh ra đời từ rất lâu trên thế giới, nhưng lĩnh vực này chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1996

Đây là một hoạt động kinh doanh bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích cho con

người và nền kinh tế, xã hội Đối với con người, bên cạnh yếu tố bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ còn có tính tiết kiệm, giúp bên mua bảo hiểm có thể thực hiện được mục đích của mình khi được doanh nghiệp bảo hiểm trả số tiền bảo hiểm Đối với nền kinh tế, thị trường bảo hiểm là công cụ huy động vốn nhàn rỗi hữu hiệu, đầu

tư phát triển sản xuất thông qua việc doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm từ bên mua bảo hiểm và dùng số tiền này để đầu tư vào lĩnh vực khác Chính vì thế, doanh nghiệp bảo hiểm đã trở thành một trong những tổ chức tài chính hữu hiệu trong công cuộc đầu tư, phát triển kinh tế đất nước Bên cạnh đó, bảo hiểm nhân thọ góp phần tạo nên một lối sống mới trong một xã hội phát triển hiện đại, đó là ý thức, thói quen về việc tiết kiệm một phần thu nhập để có một tương lai an toàn hơn Đối với xã hội, với phương thức phục vụ tại nhà nên doanh nghiệp bảo hiểm cần lực lượng lớn các đại lý khai thác thị trường bảo hiểm sẽ giải quyết việc làm cho xã hội, từ đó tạo thu nhập, ổn định cuộc sống, hạn chế tệ nạn xã hội Bảo hiểm nhân thọ góp phần tăng vốn đầu tư cho giáo dục, bảo hiểm nhân thọ ra đời và được triển khai như loại hình an sinh giáo dục là giải pháp hiệu quả huy động nguồn vốn dài hạn để gia đình đầu tư cho việc học tập của con cái, đảm bảo được quỹ gia

đình dành cho con cái ngay cả khi rủi ro xảy ra

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được thể hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đây là vấn đề chính được quan tâm trong lĩnh vực kinh doanh này Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được các bên thoả thuận và ký kết, đây vừa là công cụ thực hiện pháp luật, vừa là một sản phẩm của thị trường bảo hiểm nhân thọ Mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết là một sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm Đồng thời việc thực hiện hợp đồng

đó thế nào, khi nào hợp đồng đó chấm dứt và hậu quả pháp lý của nó là sự quan

tâm của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ được giải quyết ra sao Pháp luật hiện hành chưa có quy

định cụ thể về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các quy định chung về vấn

đề này còn nhiều mâu thuẫn, nhiều khi chưa rõ ràng, chưa thoả đáng Vì vậy người

viết quyết định chọn đề tài “Chế độ pháp lý về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ” để nghiên cứu, làm rõ các vấn đề nói trên

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một cách cơ bản các vấn đề về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đi từ lý luận đến thực tiễn và những quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh này Đồng thời cố gắng đi sâu vào nghiên cứu những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về vấn đề chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,

đánh giá thực trạng khi áp dụng các quy định về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ, làm rõ những bất cập trong các quy định pháp luật và trong thực tiễn áp dụng chúng nhằm đóng góp ý kiến hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

3 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu sơ lược về những đối tượng có liên quan đến hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ như: nguồn gốc hình thành và phát triển, nét đặc trưng

riêng của loại hợp đồng này Song, tập trung nghiên cứu sâu về chấm dứt hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ, các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

bao gồm trường hợp hợp đồng đương nhiên chấm dứt và chấm dứt hợp đồng do lỗi của các bên tham gia hợp đồng, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, những đặc diểm pháp lý riêng của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật

điều chỉnh, thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

một cách rõ ràng, cụ thể

4 Phạm vi nghiên cứu

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, loại hợp đồng bảo hiểm có đối tượng đặc biệt

là tuổi thọ của con người, nhưng người viết không nghiên cứu tất cả những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như giao kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực hợp đồng hay thực hiện hợp đồng mà chỉ nghiên cứu chế độ pháp lý về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Nội dung luận văn sẽ làm rõ những vấn đề

cơ bản về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, những trường hợp dẫn đến chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các quy định của pháp luật hiện hành, thực trạng pháp luật và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin Đó là, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn vận động, xem xét các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau như

Trang 9

nguyên nhân và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,

đi từ lý luận đến thực tiễn đồng thời kết hợp những quy đinh của pháp luật để rút

ra cái nhìn chung nhất và cụ thể nhất về vấn đề này Luận văn còn vận dụng quan

điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế thị

trường, xây dựng Nhà Nước pháp quyền ở Việt Nam, nghiên cứu vấn đề dưới góc

độ pháp luật và so sánh với thực tiễn để đưa ra những giải pháp điều chỉnh phù

hợp nhất Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng bao gồm: một số phương pháp nghiên cứu khoa học luật như suy lý mạnh, suy lý ngược, quy nạp, diễn dịch, phương pháp duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu

6 Bố cục đề tài

Kết cấu đề tài luận văn gồm: lời mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, mục lục và danh mục những tài liệu tham khảo

Phần nội dung chính yếu của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Chương 2: Chế độ pháp lý về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Chương 3: Thực trạng và giải pháp về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

NHÂN THỌ 1.1 Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

1.1.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời hạn nhất định theo sự thoả thuận của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ đã xuất hiện cách đây khá lâu và sau nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được thực hiện thông qua cơ chế hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm Liên quan đến hợp đồng, có thể hiểu về hợp đồng một cách khái quát như sau: hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để thực hiện hay không thực hiện một việc nào đó trong khuôn khổ của pháp luật, được pháp luật thừa nhận Về bản chất thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

là một dạng hợp đồng dân sự, mà hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên

niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, điều đầu tiên cần tìm hiểu khái niệm hợp đồng bảo hiểm

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sau đây gọi là Luật kinh doanh bảo hiểm) của Việt Nam, các tài liệu khoa học và trong hệ thống pháp luật thực

định ở các quốc gia trên thế giới thì khái niệm bảo hiểm nhân thọ được hiểu một

cách tương đối thống nhất như sau(2):

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng là một dạng hợp đồng bảo hiểm nên hoàn toàn phù hợp với khái niệm trên Đồng thời hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng mang các đặc điểm chung của hợp đồng bảo hiểm con người, bảo hiểm cho tình trạng sống hoặc chết của con người trong khoảng thời gian nhất định nên có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về việc doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho tuổi

Trang 11

thọ của người được bảo hiểm, với điều kiện bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm sống hoặc chết trong thời gian thoả thuận

Để có một cách nhìn nhận rõ hơn về khái niệm về hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ, cần đi vào nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của loại hợp đồng này

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loại hợp đồng bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm con người, nên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có các đặc trưng cơ bản sau

đây:

Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có đối tượng là tuổi thọ của con người Đây là một đối tượng rất đặc biệt nhưng cũng không kém phần phức tạp

trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Đặc điểm này rất quan trọng và có ảnh hưởng

đến các đặc điểm khác Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nghĩa vụ khai báo đúng tuổi của người được bảo hiểm là rất quan trọng Thật vậy, tuổi thọ của một

người phản ánh quá trình trong đời sống hằng ngày của người ấy, từ khi sinh ra cho đến khi chết Để xác định được tuổi thọ một người là rất khó, bởi vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: gen di truyền, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, môi trường sống và làm việc… Căn cứ vào độ tuổi của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ xác định người đó có thuộc nhóm tuổi tham gia bảo hiểm hay không cũng như tính toán mức độ rủi ro, mức phí bảo hiểm Về mặt lý thuyết, mức

độ rủi ro sẽ phụ thuộc và độ tuổi của người được bảo hiểm Chính vì lẽ đó, để đảm

bảo quyền lợi chính đáng của các bên, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường rất phức tạp, mà nguyên nhân chủ yếu là do tính phức tạp của đối tượng bảo hiểm

Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro Đây là điểm khác nhau cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp

đồng bảo hiểm phi nhân thọ Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sự kiện bảo hiểm

không hoàn toàn gắn liền với rủi ro Trong các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại (xảy ra rủi ro), trong khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (trừ nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ thuần tuý), không những trong trường hợp khi người được bảo hiểm gặp rủi ro được bảo hiểm, mà trách nhiệm trả tiền của doanh nghiệp bảo hiểm còn phát sinh trong một số trường hợp khác như khi người được bảo hiểm sống đến độ tuổi nhất định, hết thời hạn hợp đồng, hoàn phí hay trả giá trị hoàn lại Khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đến hạn hay việc

Trang 12

doanh nghiệp bảo hiểm trả giá trị hoàn lại đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

đều có yếu tố tiết kiệm Tính tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn thể

hiện ở chỗ việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng giống như việc gửi tiết kiệm, theo định kỳ bên mua bảo hiểm dùng từng khoản tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, người thụ hưởng có thể có được khoản tiền lớn hơn Tính tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn được đánh giá cao không

Việc nộp phí bảo hiểm là nghĩa vụ theo thoả thuận, đồng thời bên mua bảo hiểm không thể tuỳ tiện lấy lại các khoản phí đã nộp, chính vì vậy tiết kiệm cho bên mua bảo hiểm những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết

Trong trường hợp khi người được bảo hiểm không may gặp rủi ro trong thời gian bảo hiểm thì người thụ hưởng sẽ nhận được một khoản tiền để bù đắp lại những khoản tổn thất về mặt tài chính, điều này thể hiện rõ tính rủi ro của hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ

Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng dài hạn Theo

nghiên cứu cho thấy, thời hạn ngắn nhất của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp là 5 năm Tính dài hạn của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đầu

tư đồng thời đáp ứng được mục đích tiết kiệm của bên mua bảo hiểm Mặt khác, thời hạn hợp đồng dài sẽ giúp bên mua bảo hiểm có khả năng nộp phí bảo hiểm

Chính vì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có tính dài hạn và tính tiết kiệm, nên

để đảm bảo quyền lợi cho các bên, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều điều

khoản đặc trưng như thoả thuận cho vay của doanh nghiệp bảo hiểm, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm, các quyền lợi của bên mua bảo hiểm để duy trì hợp

đồng như: đề nghị giảm bớt số tiền bảo hiểm, thay đổi loại hình bảo hiểm nhân

thọ, điều chỉnh thời hạn nộp phí và phương thức nộp phí…

Thứ tư, nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm các điều khoản mẫu Đây là những điều khoản được doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo sẵn, bên

mua bảo hiểm nếu chấp nhận giao kết hợp đồng thì phải chấp nhận toàn bộ nội dung điều khoản mẫu Nội dung của các điều khoản quy định về đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, thời hạn và phương thức trả tiền bảo hiểm, các quy

(3) GS.TS Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh, Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo

hiểm, Nxb Thông kê, HN.2001

Trang 13

định giải quyết tranh chấp… nhìn chung các điều khoản này thường theo hướng có

lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm

Thứ năm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng thanh toán có định mức, không phải là một hợp đồng bồi thường Số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp

bảo hiểm sẽ thanh toán cho bên mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là số tiền bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã lựa chọn khi ký kết hợp đồng Về nguyên tắc thì số tiền bảo hiểm không bị hạn chế, do sự thỏa thuận của hai bên Các doanh nghiệp bảo hiểm thường quy định sẵn các mức tiền bảo hiểm tương ứng với các quyền lợi bảo hiểm để bên mua bảo hiểm dễ dàng lựa chọn

Thứ sáu, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có quy định kèm thêm các sản phẩm bổ trợ là sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ Đặc điểm này xuất phát từ

tính tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Do tỷ suất sinh lời của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thường thấp hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng tương ứng Trong khi đó, mức độ bảo hiểm phụ thuộc vào khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm Vì vậy, để thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp bảo hiểm thường cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ nhằm tăng yếu tố bảo hiểm như nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người

1.1.3 Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng, căn cứ theo nhiều tiêu chí khác nhau thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng có nhiều loại khác nhau Vì vậy, việc phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là rất quan trọng trọng việc xác định quyền

và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng Có nhiều căn cứ để phân loại hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:

Nếu căn cứ vào tính chất của sự kiện bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được chia thành 3 loại: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,

theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm Sự kiện bảo xảy ra khi người được bảo hiểm chết trong thời hạn đã được các bên thoả thuận trước trong hợp đồng Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ có 3 dạng chủ yếu:

Trang 14

Dạng thứ nhất, bảo hiểm tạm thời: doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thanh toán số

tiền bảo hiểm hoặc những khoản trợ cấp định kỳ cho người thụ hưởng nếu người

được bảo hiểm chết trước một thời điểm quy định trong hợp đồng Nếu hết thời

hạn hợp đồng mà người được bảo hiểm còn sống thì quan hệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa các bên sẽ chấm dứt

Dạng thứ hai, bảo hiểm trường sinh: doanh nghiệp bảo hiểm cam kết trả

tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm tử vong vào bất cứ thời điểm nào kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực

Dạng thứ ba, bảo hiểm tử kỳ có điều kiện: tương tự bảo hiểm tạm thời, việc

thanh toán trợ cấp chỉ được thực hiện khi người được bảo hiểm chết nhưng người thụ hưởng được chỉ định phải còn sống

Hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, theo đó

doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi người

được bảo hiểm sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm Sự

kiện bảo hiểm xảy ra sau khi kết thúc thời hạn quy định trong hợp đồng mà người

được bảo hiểm vẫn còn sống Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ cũng có 3 dạng

hợp đồng cơ bản sau:

Một là, bảo hiểm có số tiền bảo hiểm được trả sau: doanh nghiệp bảo hiểm

sẽ trả số tiền bảo hiểm nhất định, nếu người được bảo hiểm sống đến kỳ hạn được xác định tại ngày ký kết hợp đồng

Hai là, bảo hiểm trợ cấp trả sau, hay còn gọi là bảo hiểm niên kim trả sau:

doanh nghiệp bảo hiểm cam kết thanh toán những khoản trợ cấp định kỳ thường niên hoặc định kỳ hàng tháng cho người được bảo hiểm Các khoản trợ cấp này chỉ bắt đầu được thanh toán vào một ngày xác định và chỉ được chi trả khi người

được bảo hiểm còn sống Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

mà các khoản trợ cấp này sẽ được thanh toán cho đến khi người được bảo hiểm qua đời hoặc trong một thời gian nhất định

Ba là, bảo hiểm trợ cấp trả ngay: bên mua bảo hiểm nộp một khoản phí

bảo hiểm duy nhất khi ký kết hợp đồng bảo hiểm Số phí bảo hiểm này là một số tiền bảo hiểm, nó tạo nên các khoản trợ cấp mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bắt đầu thanh toán cho người thụ hưởng khi đến một thời hạn quy định và sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian hoặc trọn đời

Hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ kết hợp cả

hai loại nghiệp vụ bảo hiểm là bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ Đây là loại sản

Trang 15

phẩm chủ yếu trên thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện nay Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp chỉ có hai dạng cơ bản sau đây:

Một là, bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thông thường: theo quy định trong hợp

đồng loại này, người được bảo hiểm sẽ được trả tiền bảo hiểm nếu còn sống đến

một thời điểm xác định trong hợp đồng; còn nếu người được bảo hiểm chết trước thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thanh toán tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng

Hai là, bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có thời hạn cố định: doanh nghiệp bảo

hiểm sẽ trả một khoản tiền nhất định tại một ngày xác định nếu người được bảo hiểm sống hoặc chết

Nếu căn cứ theo thời hạn thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ gồm hai loại: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có xác định thời hạn và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không xác định thời hạn

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có xác định thời hạn là loại hợp đồng bảo

hiểm nhân thọ mà các bên thoả thuận trước thời hạn của hợp đồng Trong thời hạn

đó hoặc khi kết thúc thời hạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ trả tiền bảo

hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm Khi doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xong nghĩa vụ này thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không xác định thời hạn là loại hợp đồng bảo

hiểm nhân thọ mà trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ kết thúc khi người được bảo hiểm chết hoặc người thụ hưởng đã nhận hết quyền lợi bảo hiểm Các nghiệp vụ bảo hiểm áp dụng hợp đồng dạng này là bảo hiểm trọn đời hay còn gọi là bảo hiểm trường sinh của nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ và bảo hiểm trả tiền định kỳ hay còn gọi là niên kim nhân thọ

1.1.4 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm nhân thọ

Lĩnh vực bảo hiểm được hình thành từ rất lâu nhưng còn mang hình thức khá sơ khai, vào khoảng 4500 năm trước công nguyên bảo hiểm tồn tại dưới hình thức các quỹ giúp đỡ tương hỗ, chia sẽ rủi ro ở Ai Cập Người Trung Hoa cổ đại, thời nhà Chu vào khoảng 550 năm trước công nguyên đã phân chia rủi ro của các

đoàn thuyền chở hàng hóa, khi có thuyền gặp rủi ro thì các thương gia cùng nhau

gánh chịu

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1583, do công dân Luân Đôn là ông William Gybbon tham gia Phí bảo hiểm ông phải đóng lúc ấy là 32 bảng Anh, khi ông chết trong năm đó,

Trang 16

người thừa kế của ông được hưởng 400 bảng Anh Chính sự kiện này đã làm cho các công ty bảo hiểm lúc bấy giờ nhận thấy rằng tính mạng con người cũng có thể

được bảo hiểm như những tài sản của họ

Vào năm 1639 ở Anh, E.Halley đã lập ra bản thống kê tử vong đầu tiên Sau đó khoảng 20 năm, lý thuyết xác suất của B.Pascal ra đời và đến thế kỷ XVIII luật số đông của J.Bernoulli đã đặt nền móng lý thuyết tính toán khoa học cho bảo hiểm nhân thọ

Năm 1762, công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên có được thành lặp ở

Luân-Đôn nước Anh, công ty này có tên là Equitable, đánh đấu sự ra đời chính thức của

bảo hiểm nhân thọ Equitable áp dụng phương pháp tính phí bảo hiểm dựa trên yếu

tố tỉ lệ tử vong Bản hợp đồng đầu tiên của công ty này là hợp đồng bảo hiểm trọn

Thuỵ Sĩ, Mĩ

Ở châu Á, các công ty hiểm nhân thọ ra đời đầu tiên ở Nhật Bản Năm 1868

công ty bảo hiểm Meiji của Nhật ra đời và đến năm 1888 và 1889, hai công ty khác là: Kyoei và Nippon ra đời và phát triển cho đến ngày nay

Trên thế giới, hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm phát triển nhất, năm

1985 doanh thu phí hiểm nhân thọ mới chỉ đạt 630,5 tỷ đôla, năm 1989 đã lên tới 1.210,2 tỷ và năm 1993 con số này là 1647 tỷ, chiếm gần 48% tổng phí bảo hiểm Hiện nay có năm thị trường hiểm nhân thọ lớn nhất thế giới là: Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Anh và Pháp

Tại Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ cũng đã từng xuất hiện trong thời kì Pháp

(gọi tắt là Bảo Việt) ra đời, đánh dấu một bước phát triển trong lịch sử của ngành bảo hiểm Việt Nam Tuy nhiên trong giai đoạn này, bảo hiểm Việt Nam hoàn toàn mang tính bao cấp, chỉ có năm nghiệp vụ bảo hiểm và không có nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ Đến tháng 12/1993, Nghị định 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993 của chính phủ về kinh doanh bảo hiểm của Chính phủ được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước ta, cơ bản chấm dứt thế độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt Tại điều 7 Nghị định 100/NĐ-CP đã quy định về nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ Nhưng phải

đến tháng 3/1996, hoạt động kinh doanh bảo hiểm mới thực sự được triển khai khi

(4) (5) GS.TS Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh, Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh

bảo hiểm, Nxb Thông kê, HN.2001

Trang 17

Quyết định 281/BTC-TCNH ngày 20/3/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt được kinh doanh thí điểm bảo hiểm nhân thọ với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ 5 năm, 10 năm và bảo hiểm trẻ em

Đến nay thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam

nói riêng và trên toàn thế giới nói chung Với sự tham gia của các tập đoàn bảo hiểm lớn ở nước ngòa vào Việt Nam đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng,

đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam,

nâng cao năng lực thị trường bảo hiểm Việt Nam so với thế giới

Theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam vào cuối năm 2012, bảo hiểm nhân thọ phát triển khá mạnh mẽ so với năm trước Số lượng hợp đồng đạt 1.004.875 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái trong

đó Prudential khai thác được 340.671 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 190.767

hợp đồng, Prevoir là 125.017 hợp đồng Tổng mức trách nhiệm mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang nắm giữ là 580 nghìn tỉ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó mức trách nhiệm của các sản phẩm chính đạt 423 nghìn tỉ đồng tăng 23,3%, mức trách nhiệm của các sản phẩm phụ đạt 157 nghìn tỉ

đồng tăng 29% Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 18.390 tỉ đồng, tăng

14,8% so với cùng kỳ năm trước Các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là: Prudential với 6.522 tỉ đồng chiếm 35,5% thị phần, Bảo Việt Nhân thọ với 5.199 tỉ đồng chiếm 28,3% thị phần, Manulife với 2.158 tỉ, chiếm 11,7% thị phần tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường đạt 225.963 người tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential

1.2 Lý luận chung về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

1.2.1 Khái niệm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Trên thực tế, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một dạng của hợp đồng dân

sự Vì vậy, để đưa ra khái niệm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trước hết cần xây dựng khái niệm về chấm dứt hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự luôn luôn phát sinh từ những hành vi có ý thức của các chủ thể tham gia Vì vậy, các sự kiện làm chấm dứt một hợp đồng dân sự không phải là sự biến mà đó là những sự kiện được xuất hiện từ hành vi có ý thức của các chủ thể hoặc do pháp luật quy định Các căn cứ chấm dứt hợp đồng cũng là các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự

(6)

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam , http://avi.org.vn/News/Item/1753/202/vi-VN/Default.aspx

Trang 18

Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

“Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1 Hợp đồng đã được hoàn thành;

2 Theo thoả thuận của các bên;

3 Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt

mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;

4 Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5 Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;

6 Các trường hợp khác do pháp luật quy định”

Từ những phân tích trên đây, có thể định nghĩa chấm dứt hợp đồng dân sự như sau:

Chấm dứt hợp đồng dân sự là hành vi pháp lý của các bên tham gia hoặc theo quy định pháp luật, theo đó quan hệ hợp đồng dân sự đã được xác lập giữa các bên sẽ chấm dứt; kể từ thời điểm hợp đồng chấm dứt, các bên không tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng hay chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng

Từ định nghĩa về chấm dứt hợp đồng dân sự và các điểm đặc trưng của chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có thể định nghĩa chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:

Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hành vi pháp lý của các bên hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó quan hệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã

được xác lập giữa các bên sẽ chấm dứt; kể từ thời điểm hợp đồng chấm dứt, các

bên không tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng

1.2.2 Đặc điểm pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Khác với các loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng đặc biệt, phức tạp do sự phức tạp cửa đối tượng hợp đồng tạo nên,

vì vậy việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có những đặc điểm pháp lý riêng biệt sau đây:

Thứ nhất, trong các loại hợp đồng dân sự khác, các bên hoàn toàn có thể

xác định chính xác thời điểm chấm dứt của hợp đồng Đối với hợp đồng bảo hiểm

Trang 19

nhân thọ, đối tượng hợp đồng là tuổi thọ của con người, có tính chất đặc biệt, phức tạp vì không thể biết chắc chắn được tuổi thọ của một ai đó sẽ là bao nhiêu Do vậy, trong rất nhiều trường hợp không thể xác định được thời điểm cụ thể hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt Các bên chỉ có thể thoả thuận với nhau rằng

khi một sự kiện nào đó xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt

Thứ hai, vì nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm các điều

khoản mẫu - những điều khoản được doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo sẵn; trong

đó có điều khoản quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,

các hợp đồng ký với khách hàng khi các khách hàng này cùng mua một loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt trong các trường hợp giống nhau Điều này khác với các hợp đồng dân sự thông thường, nội dung các hợp đồng dân sự này đa số là do sự thoả thuận của các bên xây dựng nên Do

đó, theo thoả thuận của các bên về điều khoản chấm dứt hợp đồng trong các hợp đồng khác nhau thì các hợp đồng đó chấm dứt trong các trường hợp khác nhau

Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có đối tượng đặc biệt là: tuổi thọ con

người Đó là đời sống của một con người cụ thể, phản ánh quá trình từ khi sống cho đến khi chết của người đó Do đó, khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mất đi đối tượng thì đương nhiên chấm dứt, bởi vì không thể thay thế tuổi thọ của người này bằng tuổi thọ của người khác được

1.2.3 Những trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trong rất nhiều trường hợp Tuy nhiên, sự vi phạm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị chấm dứt trước hạn Căn

cứ vào nguyên nhân chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, có thể chia các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thành: các trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đương nhiên chấm dứt và các trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt do sự vi phạm hợp đồng của các bên

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đương nhiên chấm dứt khi hợp đồng đã hoàn thành; theo thoả thuận của các bên; doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động, bên mua bảo hiểm là cá nhân chết hoặc là tổ chức chấm dứt hoạt động; khi mất đi

đối tượng của hợp đồng hoặc bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi liên quan có

thể được bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trong các trường hợp này đều nhằm bảo vệ quyền lợi của cả hai bên: bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm

Trang 20

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi có sự vi phạm hợp đồng của một bên là trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, đơn phương huỷ

bỏ hợp đồng hoặc hợp đồng bị Toà án tuyên bố vô hiệu Việc chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp này là biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, và để bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm

1.2.4 Nguyên tắc cơ bản khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Có ba nguyên tắc cơ bản khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:

Nguyên tắc thứ nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng Khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải tuân thủ nguyên tắc

này, bởi vì trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tồn tại sự không cân xứng lợi ích giữa các bên, tức là chỉ duy nhất một bên có lợi Điều này thể hiện như sau: nếu sự kiện bảo hiểm nhân thọ xảy ra trong thời hạn thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm thường phải trả tiền bảo hiểm nhiều hơn số phí mà bên mua bảo hiểm nộp cho họ; còn nếu sự kiện bảo hiểm không xảy ra trong thời gian đó thì bên mua bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền ít hơn nhiều số phí mà họ phải đóng, thậm chí là không nhận được bất kỳ khoản tiền nào như trong trường hợp người được bảo hiểm chết trong thời gian thực hiện hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ Chính vì điều này, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, khách hàng luôn muốn nhận được số tiền bảo hiểm nhiều nhất, còn doanh nghiệp bảo hiểm thì lại muốn trả số tiền bảo hiểm

ít nhất

Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng là một

trong những nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự, do đó khi chấm dứt hợp đồng cũng phải đảm bảo nguyên tắc này Cần xây dựng các quy định pháp luật để bảo

vệ quyền, lợi ích chính đáng của một bên khi bên kia đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng Hành vi pháp lý của một bên dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng là những hành vi được pháp luật cho phép thực hiện và quy định thủ tục chặt chẽ để thực hiện hành vi đó, đồng thời Nhà nước cũng đưa ra các quy định để bảo vệ quyền lợi cho bên còn lại Trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như khi chấm dứt hợp đồng, các bên thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật tức là đã thực hiện tốt nguyên tắc này

Nguyên tắc thứ hai, không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm Trong

quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm là nguyên nhân hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trước thời hạn, thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện truy đòi bên mua

Trang 21

đóng phí bảo hiểm Đặc điểm này khác hẳn với những hợp đồng dân sự thông

thường diễn ra trên thực tế

Thông thường, đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự, khi hợp đồng chấm dứt vì bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng phí bảo hiểm không đủ thì bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm Song, quy định này không áp dụng đối với hợp

đồng bảo hiểm con người trong đó có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Không được kiện đòi nộp phí bảo hiểm là nguyên tắc đạo đức khi giao kết hợp đồng bảo hiểm con người Yếu tố tự nguyện trong các hợp đồng dân sự là rất quan trọng, nhưng yếu tố tự nguyện của bên mua bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm con người lại càng quan trọng hơn bao giờ hết Bởi vì chế độ bảo hiểm con người

có đối tượng bảo hiểm rất đặc biệt luôn gắn với giá trị nhân thân của mỗi con người cụ thể, đó là sức khoẻ, tai nạn, tính mạng, tuổi thọ của con người Đối tượng bảo hiểm này có đặc điểm là không thể xác định được giá trị, mục đích của bảo hiểm con người chỉ là để bù đắp rủi ro mà không phải là khôi phục lại khả năng tài chính của người được bảo hiểm Việc không đóng phí bảo hiểm phải có lý do đặc biệt Không đóng phí bảo hiểm, nguyên nhân chính là khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm không đảm bảo Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm không được kiện

đòi nộp phí bảo hiểm Điểm này là đặc trưng của bảo hiểm con người nói chung,

bảo hiểm nhân thọ nói riêng

Nguyên tắc thứ ba, không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn Đối với các

hợp đồng bảo hiểm con người nói chung, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng, doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn Nếu họ trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên cái chết, thương tật hoặc ốm đau cho người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo

đúng thoả thuận đã ghi trong hợp đồng Đồng thời, người thứ ba phải chịu trách

nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định pháp luật Người thứ ba

được hiểu là các chủ thể khác không phải là bên mua bảo hiểm và cũng không

phải là người thụ hưởng (trường hợp người được bảo hiểm không phải là bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng) Nếu bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên cái chết, thương tật hoặc ốm đau cho người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm, vì đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm

Các nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Xét về khía cạnh vật chất, ta không thể xác định được giá trị của

Trang 22

tuổi thọ con người, tuổi thọ con người trị giá bao nhiêu là xứng đáng; và rõ ràng là không phải bất cứ một tổ chức bảo hiểm nào cũng có thể cung cấp cho một người một "giá trị" tương đương với việc mất đi một sinh mạng Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không phải là một hợp đồng bồi thường Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều dựa trên một số tiền cụ thể, mục đích của nó là cung cấp một khoản tiền cụ thể khi xảy ra những trường hợp nêu trong hợp đồng bảo hiểm Khoản tiền bảo hiểm cụ thể trong hợp đồng là bao nhiêu phụ thuộc vào sự lựa chọn của bên mua bảo hiểm trên cơ sở đánh giá khả năng tài chính của bản thân Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp bảo hiểm có định mức sẵn số tiền bảo hiểm từng loại để người tham gia bảo hiểm nhân thọ dễ dàng lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp

1.2.5 Những yếu tố tác động đến việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trong những trường hợp khác nhau, các yếu tố chi phối việc chấm dứt đó cũng rất nhiều Nhưng có hai yếu tố chủ yếu là:

Thứ nhất là do khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm Hợp đồng bảo

hiểm nhân thọ có thời hạn thực hiện rất dài và trong khi thực hiện không phải lúc nào tình hình tài chính của bên mua bảo hiểm cũng đảm bảo việc thực hiện nghĩa

vụ nộp phí bảo hiểm đúng hạn và trong thời gian gia hạn Nếu khả năng tài chính của bên mua bảo hiểm không đảm bảo nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt (trừ trường hợp bên mua bảo hiểm chuyển nhượng

hợp đồng bảo hiểm hoặc đề nghị duy trì hợp đồng với số tiền bảo hiểm giảm)

Thứ hai do sự không cân xứng thông tin giữa các bên tham gia hợp đồng

Doanh nghiệp bảo hiểm đương nhiên hơn hẳn bên mua bảo hiểm về sự hiểu biết

về bảo hiểm nhân thọ, như các thông tin về thị trường, pháp luật…và không thể khẳng định rằng khách hàng sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chia sẻ những thông tin này, cũng như các thông tin về khả năng chi trả của doanh nghiệp Khi thực hiện cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm thường chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho mình như số tiền bảo hiểm nhận được lớn, các sản phẩm bổ trợ hấp dẫn… Khi đã tìm hiểu kỹ, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước hạn, và thường thì phần thiệt thuộc về phía khách

hàng

Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể che giấu các thông tin về sức khoẻ để doanh nghiệp bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm với họ Khi doanh

Trang 23

nghiệp bảo hiểm phát hiện ra điều này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng trước hạn Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không kiểm tra kỹ càng thì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại

1.3 Pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

So với thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm thì Việt nam tuy còn khá non trẻ, nhưng cũng đã có những sự phát triễn mạnh mẽ trong khoản thời gian gần đây Song song với sự phát triễn của lĩnh vực bảo hiểm trong nền kinh tế hội nhập hiện nay thì pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cũng đặc biệt được quan tâm

Luật về kinh doanh bảo hiểm hiện hành của Việt Nam được Quốc hội chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X, ngày 9/12/2000 Luật là một phần kết quả của sự hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Liên minh Châu Âu

gần như toàn bộ các nghiệp vụ cơ bản của thị trường bảo hiểm từ Điều 12 đến

Điều 57 đã thể hiện rõ sự ảnh hưởng khá quan trọng của hợp đồng bảo hiểm trong

lĩnh vực này đối với nền kinh tế và xã hội nước ta Luật kinh doanh bảo hiểm tuy không có điều khoản cụ thể nào quy định về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm đươc quy định ở nhiều điều khoản khác nhau Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loại hợp đồng bảo hiểm, nên các điều khoản quy định chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sẽ điều chỉnh việc chấm dứt hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ Luật kinh doanh bảo hiểm cũng ghi nhận việc dẫn chiếu

áp dụng đến các quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác có liên quan tạo ra sự thống nhất trong cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng

Ngày 27/3/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, theo sau đó để

hướng dẫn Nghị định này là Thông tư số 155/2007/TT-BTC Bên cạnh đó còn có Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Tuy nhiên, các văn bản này không quy định gì thêm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Gần đây, Nghị định 41/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và Thông tư 86/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một

số điều của hai Thông tư 155/2007/TT-BTC và 156/2007/TT-BTC ra đời, nhưng cũng không có quy định gì về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

(7) Ths Trần Vũ Hải, Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà

Nội - 2006

Trang 24

Lần gần đây nhất, tạị kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày

24 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực ngày 1/7/2011 Tuy nhiên, Luật này cũng hoàn toàn không đề cập tới vấn đề chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực ngày 1/1/2006 (sau đây gọi là Bộ luật dân sự) thay thế Bộ luật dân sự năm 1995, nhưng không có thay đổi gì về các quy định điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm so với trước đó, vẫn là các quy định mang tính nguyên tắc, áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm nói chung Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật dân sự về cùng một vấn đề liên quan đến bảo hiểm nhân thọ thì theo nguyên tắc áp dụng pháp luật sẽ ưu tiên áp dụng theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm Trong trường hợp các vấn đề liên quan đến bảo hiểm nhân thọ không được quy định trong luật kinh doanh bảo hiểm thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự

Pháp luật hiện hành không quy định rõ về vấn đề chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Vì lý do này, cần phải phân tích và kết hợp những quy định có liên quan trong Bộ luật dân sự và Luật kinh doanh bảo hiểm để đưa ra những nhận

định chung và chính xác nhất về vấn đề chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Trong Bộ luật dân sự tại Điều 424 quy định về chấm dứt hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng thì hợp đồng dân sự bao gồm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nên áp dụng quy định tại Điều 424 Bộ luật dân sự vào các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là điều hoàn toàn phù hợp Tuy nhiên, cần phải kết hợp Điều 424

Bộ luật dân sự với những quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm để phân tích một cách cụ thể các quy định về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, từ đó đưa

ra một cách hiểu thống nhất

Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và nêu khái quát về pháp luật điều chỉnh những quan hệ này Nội dung ở chương 2 sẽ phân tích các quy phạm pháp luật về những vấn đề trên một cách chi tiết và cụ thể hơn

Trang 25

CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

NHÂN THỌ 2.1 Quy định pháp luật về việc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đương nhiên chấm dứt

2.1.1 Khi đã hoàn thành việc thực hiện hợp đồng

Luật kinh doanh bảo hiểm không có quy định về việc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi đã hoàn thành việc thực hiện hợp đồng, Luật này chỉ quy

định sự kiện bảo hiểm xảy ra là căn cứ để cho rằng hợp đồng đã hoàn thành, quyền

và nghĩa vụ của các bên sau khi hoàn thành hợp đồng Bởi lẽ, tại Khoản 1 Điều

424 Bộ luật dân sự quy định hợp đồng dân sự chấm dứt khi "hợp đồng đã được hoàn thành" Hợp đồng được xem là đã được hoàn thành khi các bên tham gia hợp

đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ của mình, do đó mỗi bên đều đã đáp ứng được quyền dân sự của mình

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được xem là hoàn thành khi sự kiện bảo hiểm

đã xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo

hiểm hoặc trả cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo hiểm không

đồng thời là người thụ hưởng Sự kiện bảo hiểm được quy định tại Khoản 10 Điều

3 Luật kinh doanh bảo hiểm là: "sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc

pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm"

Sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là những sự kiện tương ứng với những loại hình bảo hiểm nhân thọ như sau: đối với hợp đồng bảo hiểm tử kỳ

là sự kiện người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp

đồng bảo hiểm, đối với hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ là sự kiện người được bảo

hiểm vẫn sống đến thời hạn thoả thuận trong hợp đồng, và là sự kiện người được bảo hiểm sống hoặc chết trong thời hạn thoả thuận trong hợp đồng đối với hợp

đồng bảo hiểm hỗn hợp Thời hạn hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ có hiệu lực Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm thường được tính từ ngày nộp phí bảo hiểm đầu tiên

Ví dụ: Anh A ký kết hợp đồng bảo hiểm An Khang Thịnh Vượng với công

ty Bảo Việt nhân thọ thời hạn 5 năm từ 2008 đến 2013 Anh A sẽ được nhận toàn

bộ số tiền bảo hiểm đã chọn khi anh sống đến ngày kết thúc thời hạn hợp đồng vào năm 2013 và được hưởng lãi chia hàng năm Phí bảo hiểm phải nộp mỗi tháng không thay đổi trong suốt thời hạn của hợp đồng Sau 5 năm, anh A vẫn sống khoẻ

Trang 26

mạnh và được nhận tiền bảo hiểm Khi doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán số tiền bảo hiểm cho anh A, quan hệ hợp đồng giữa anh A và Bảo Việt đã chấm dứt

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, quyền này được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm Đối với hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo

hiểm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra theo thoả thuận trong hợp đồng Khái niệm bồi thường không áp dụng đối với nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bởi vì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không phải là một hợp đồng bồi thường

Để thực hiện quyền yêu cầu của mình, bên mua bảo hiểm phải gửi cho

doanh nghiệp bảo hiểm phiếu yêu cầu trả tiền bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm gốc hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ, các giấy tờ khác có liên quan theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm trong một thời hạn nhất định Thời hạn này được

Luật kinh doanh bảo hiểm quy định tại Điều 28: "thời hạn yêu cầu trả tiền bảo

hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường" Trong

trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn trên được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó Ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm có thể được xác định thông qua giấy chứng tử hoặc ngày đáo hạn hợp đồng Bên mua bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ gửi những giấy tờ đó cho doanh nghiệp bảo hiểm, còn nghĩa vụ hoàn tất hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm thuộc về đại lý bảo hiểm Quá thời hạn quy định nói trên, mọi yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm sẽ không có giá trị

Đồng thời, bên mua bảo hiểm nhân thọ có nghĩa vụ thông báo cho doanh

nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng: tình trạng của người được bảo hiểm, địa chỉ và những thông tin cần thiết khác Về hình thức và thời điểm thông báo tùy theo quy định trong hợp đồng, đây là điều khoản tùy nghi do doanh nghiệp và bên mua bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng Trên thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng quy định thời hạn để bên mua bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, cụ thể như sau: Bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng phải

Trang 27

thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về tai nạn và tình trạng của người được bảo hiểm mà có thể dẫn đến các sự kiện bảo hiểm trong vòng 30 ngày

kể từ ngày xảy ra tai nạn(8)

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền: "Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm" căn cứ theo Điểm d Khoản 1

Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm đối

với hợp đồng bảo hiểm con người được Luật kinh doanh bảo hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 39

“Điều 39 Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm

1 Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;

b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.”

Theo quy định trên, doanh nghiệp sẽ không trả tiền bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp phí bảo hiểm đầu tiên hoặc ngày hợp đồng tiếp tục có hiệu lực là nhằm mục đích bảo

vệ doanh nghiệp bảo hiểm, hạn chế vấn đề trục lợi bảo hiểm Nếu người được bảo hiểm tự tử trong vòng hai năm đó thì doanh nghiệp hoàn toàn có đủ lý lẽ để khẳng

định rằng họ đã có ý định tự tử từ trước đó, việc tham gia bảo hiểm của họ là chỉ

vì trục lợi chứ không vì mục đích rủi ro và tiết kiệm Về mặt tâm lý, một người có

ý định tự tử mà hai năm đã trôi qua nhưng họ không dám thực hiện thì có đủ lý lẽ cho rằng họ đã từ bỏ ý định tự tử Mặt khác, thực hiện hợp đồng hai năm bên mua bảo hiểm cũng đã đóng một khỏan phí không nhỏ, hợp đồng đã có giá trị hoàn lại, không có lý do gì để họ trục lợi bảo hiểm bằng cách đánh đổi mạng sống của mình

Trong các trường hợp trên, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã

(8)

Quy tắc điều khoản Phước An Gia của Prevoir

Trang 28

đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan, nếu bên mua bảo hiểm chết thì

số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế trường hợp

có nhiều người thụ hưởng, nếu một người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Doanh nghiệp sẽ không phải trả tiền bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhằm mục

đích chia sẻ rủi ro, bù đấp lại phần nào những tổn thất về tinh thần cho người thân

của người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do rủi ro, nhưng trong trường hợp người được bảo hiểm chết vì bị thi hành án tử hình thì không thỏa mãn yếu tố rủi ro, do hành vi phạm tội của người được bảo hiểm dẫn đến họ bị tử hình

Điểm c Khoản 2 Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định khi sự kiện

bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm, tức là doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm Nếu không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể

từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường Quá thời hạn nêu trên, khi thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải trả thêm lãi của số tiền bảo hiểm đối với thời gian quá hạn với mức phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm thanh toán

2.1.2 Do các bên thỏa thuận

Hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt "theo thoả thuận của các bên" theo quy định

tại Khoản 2 Điều 424 Bộ luật dân sự Trong những trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng để thực hiện hợp đồng, hoặc nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây ra tổn thất về vật chất cho một hoặc cả hai bên, thì các bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng Là một loại của hợp đồng dân sự, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng sẽ chấm dứt theo thoả thuận của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã giao kết được coi là chấm dứt tại thời điểm

đạt được sự thoả thuận nói trên và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng

giải quyết theo sự thoả thuận của các bên

Trên thực tế, các thoả thuận loại này thường được quy định trước trong

“Điều khoản hợp đồng” của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Đó là việc bên mua bảo hiểm có thể gửi yêu cầu bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm để huỷ bỏ hợp

Trang 29

đồng bảo hiểm trong trường hợp thay đổi chỗ ở, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp,

thời gian cân nhắc, khoản thời gian này thường được doanh nghiệp bảo hiểm quy

định là 21 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực(10) Một trường hợp nữa để hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi tổng số tiền vay và lãi vay mà bên mua bảo

hiểm đã vay của doanh nghiệp bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bằng giá trị hoàn lại của hợp đồng

Nếu bên mua bảo hiểm yêu cầu huỷ hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì khi đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại toàn bộ phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã nộp hoặc trả giá trị hoàn lại của hợp đồng cho bên mua bảo hiểm nếu hợp đồng có giá trị hoàn lại

Thuật ngữ "giá trị hoàn lại" là thuật ngữ quan trọng và được sử dụng rất phổ biến trong nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, tuy thuật ngữ này lại chưa được các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm giải thích nhưng lại được các doanh nghiệp bảo hiểm giải thích rất chi tiết, rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Giá trị hoàn lại là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả cho bên mua bảo hiểm khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực mà sự kiện bảo hiểm chưa xảy ra

Nếu hiểu theo quy định tại Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ có giá trị hoàn lại khi đã thực hiện được 2 năm Điều 35 quy

định nếu bên mua bảo hiểm không thực hiện nộp phí bảo hiểm trong thời gian gia

hạn đóng phí, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới 2 năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm từ 2 năm trở lên, thì khi hợp đồng bị doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm nếu không có thoả thuận gì khác Giá trị hoàn lại của hợp đồng được doanh nghiệp bảo hiểm thông báo hàng năm cho khách hàng biết

Ví dụ: Anh B ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Phú - Tích Luỹ An Khang với công ty bảo hiểm Prudential thời hạn 10 năm Thực hiện hợp đồng được 2 năm, anh B sang Mỹ định cư Anh B yêu cầu chấm dứt hợp đồng với Prudential Prudential đồng ý và trả cho anh B giá trị nào lớn hơn giữa tổng số phí bảo hiểm

mà anh B đã nộp hoặc giá trị hoàn lại của hợp đồng

Trang 30

Một điều khoản thỏa thuận khác do tính chất phức tạp của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong khoảng thời gian cân nhắc, nếu bên mua bảo hiểm quyết định không tiếp tục tham gia bảo hiểm trong khoảng thời gian cân nhắc thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt

Thời gian cân nhắc là một khoảng thời gian sau khi hợp đồng có hiệu lực,

để bên mua bảo hiểm xem xét, cân nhắc về quyết định mua bảo hiểm của mình Điều khoản thời gian cân nhắc là điều khoản đặc thù của hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ Khoảng thời gian này theo thông lệ thường được các doanh nghiệp bảo hiểm quy định là 21 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực Hợp đồng có hiệu lực từ khi doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ hoặc là khi bên mua bảo hiểm nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên Nếu bên mua bảo hiểm thấy rằng việc mua bảo hiểm là không thật sự phù hợp và quyết định lại là không tham gia bảo hiểm nữa thì hợp đồng sẽ chấm dứt, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại số phí bảo hiểm đã nhận, sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến việc giao kết hợp đồng

Luật kinh doanh bảo hiểm chưa có quy định giải thích thế nào là chi phí hợp lý có liên quan Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trên thực tế không giải thích

gì thêm về thuật ngữ này Chi phí hợp lý thường được hiểu là những chi phí trực tiếp liên quan đến việc khai thác và duy trì hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm như chi phí cho đại lý giao kết hợp đồng với khách hàng, chi phí khám nghiệm y khoa

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng sẽ chấm dứt khi tổng số tiền vay và lãi vay của khách hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm bằng giá trị hoàn lại

Điều khoản cho vay trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là thoả thuận, theo

đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cho bên mua bảo hiểm vay một số tiền nhất định kể

từ khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại

Khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại, nếu bên mua bảo hiểm có yêu cầu, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cho bên mua bảo hiểm vay một khoản tiền từ giá trị hoàn lại đó, thường không quá một tỷ lệ nhất định trên giá trị hoàn lại, trên thực tế

ở Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm thường xác định tỷ lệ này là 80%(11) Bên mua bảo hiểm có thể hoàn trả số tiền vay bất kỳ lúc nào Nếu bên mua bảo hiểm không hoàn trả, số tiền vay và lãi vay sẽ được khấu trừ vào giá trị hoàn lại hoặc số tiền bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng Khi tổng số tiền vay và lãi vay bằng giá trị

(11)

Điều 12.1.5, Quy tắc diều khoản của Prudential

Trang 31

hoàn lại thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt và đương nhiên bên mua bảo hiểm sẽ không được nhận lại giá trị hoàn lại của hợp đồng và phí bảo hiểm đã nộp

2.1.3 Khi đối tượng hợp đồng không còn hoặc bên mua bảo hiểm không còn

quyền lợi để được bảo hiểm

Khoản 5 Điều 424 Bộ luật dân sự quy định hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt khi "hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại" Trong những trường hợp đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bị mất hoặc bị tiêu huỷ hay các lý do khác nên vật đó không còn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng không còn Song, các bên có thể thoả thuận vẫn duy trì hợp đồng đó bằng cách thay thế vật không còn bằng một vật khác

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ của một con người

cụ thể Khi đối tượng đó mất đi thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đương nhiên chấm dứt và cũng không thể thay thế bằng đối tượng khác được

Trường hợp bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm là hai chủ thể khác nhau, nếu người được bảo hiểm từ chối sau khi hợp đồng đã được ký kết thì hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt do mất đi đối tượng của hợp đồng, vì tuổi thọ

của người được bảo hiểm mới là đối tượng của hợp đồng đó Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp bảo hiểm, quyền từ chối của người được bảo hiểm chỉ nên được thực hiện trong thời hạn theo thoả thuận hoặc theo quy định pháp luật và phải thể hiện dưới hình thức văn bản gửi trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm

Đối với nghiệp vụ bảo hiểm sinh kỳ, nếu người được bảo hiểm chết trước

ngày đến hạn thanh toán thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt vì mất đi đối tượng của hợp đồng, bên mua bảo hiểm không được trả bất cứ khoản tiền nào Tuy nhiên, để tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng, một số doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp chi phí mai táng nếu trường hợp chết xảy ra Trường hợp bảo hiểm cho hai người là vợ chồng thì có thể chỉ mất một đối tượng và khi đó bên mua bảo hiểm có hai sự lựa chọn: một là tiếp tục thực hiện hợp đồng cho đến khi hết hạn hoặc người thứ hai chết, hai là yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận Trong trường hợp này, hợp đồng chỉ mất một đối tượng và các bên có thể thỏa thuận để hợp đồng có thể tiếp tục được thực hiện với đối tượng còn lại

Trang 32

Khoản 1 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: "nếu bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi liên quan có thể được bảo hiểm thì hợp đồng sẽ chấm dứt" Hậu quả pháp lý của trường hợp chấm dứt này là doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm

Căn cứ Khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm Luật kinh doanh bảo hiểm quy định bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những

người sau đây: Bản thân bên mua bảo hiểm; vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua

bảo hiểm; anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng; người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Quyền lợi có thể được bảo hiểm là mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, trong đó sự rủi ro của người được bảo hiểm sẽ gây tổn thất

về tài chính hoặc tinh thần cho bên mua bảo hiểm Rất dễ nhận thấy quyền lợi bảo hiểm của những người trong mối quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng cấp dưỡng được liệt kê tại Khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm đối với người mua bảo hiểm, trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay mối quan hệ của những người này là mối quan hệ ruột thịt, gia

đình cho nên sự ảnh hưởng của những người này đối với người mua bảo hiểm cả

về hai mặt tinh thần lẫn vật chất là rất lớn nếu không may xảy ra rủi ro với những người này thì người mua bảo hiểm sẽ bị tổn thất về vật chất ở một chừng mực nhất

Trang 33

những người này người mua bảo hiểm sẽ bị tổn thất về vật chất hoặc tinh thần, hoặc cả hai Xét về mặt bản chất, bảo hiểm nhân thọ không mang yếu tố bồi thường thiệt hại, mà là sự bù đắp tổn thất tính mạng của người được bảo hiểm, bù

đắp tổn thất về tinh thần và có yếu tố tiết kiệm dành cho chính người thân của họ

Chính vì vậy, những lợi ích tinh thần cần phải được đánh giá đúng mức nhằm xác

định quyền lợi có thể được bảo hiểm Trên thực tế, sẽ rất khó thuyết phục nếu cho

rằng ông bà không có quyền lợi bảo hiểm đối với cháu, vợ chồng không có quyền lợi bảo hiểm đối với nhau vì rõ ràng trong hoàn cảnh bình thường, mối quan hệ của những người này không nhất thiết phải là quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng nhưng những lợi ích tinh thần rất sâu sắc và không thể quy đổi ra giá trị tiền bạc

đơn thuần Xét về vật chất thuần túy thì cũng hoàn toàn hợp lý khi người sử dụng

lao động mua bảo hiểm cho người lao động, người cho vay mua bảo hiểm cho người vay Giả định, trường hợp người lao động không may chết đi thì người sử dụng lao động sẽ bị mất đi nguồn lực để duy trì sản xuất hoặc các hoạt động kinh doanh khác, bù đắp về vật chất lẫn tinh thần cho người thân của người lao động và các chi phí khác Để khắc phục được rủi ro này thì người sử dụng lao động phải chấp nhận thiệt hại về mặt tài chính

2.1.4 Khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động, bên mua bảo hiểm là

cá nhân chết nhưng không phải người được bảo hiểm hoặc là tổ chức

đã chấm dứt hoạt động

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và

bên mua bảo hiểm Theo Khoản 1 Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm, "doanh

nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm", tức là doanh

nghiệp bảo hiểm phải trực tiếp thực hiện hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với bên mua bảo hiểm Nếu hợp đồng bảo hiểm thực hiện chưa xong mà doanh nghiệp bảo hiểm giải thể hoặc phá sản và doanh nghiệp bảo hiểm không chuyển giao bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt

chấm dứt trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể

đó thực hiện” Không phải trong mọi trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết,

pháp nhân hoặc các chủ thể khác giao kết hợp đồng chấm dứt thì hợp đồng đều

được coi là chấm dứt Nếu căn cứ vào quy định trên thì chỉ những hợp đồng nào

Ngày đăng: 04/10/2015, 23:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w