TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH .... Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội đối với đời sống v
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
ĐỖ VĂN BIÊN
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN QUA KHẢO SÁT TẠI
XÃ ĐỒNG VĂN HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
ĐỖ VĂN BIÊN
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN QUA KHẢO SÁT TẠI
XÃ ĐỒNG VĂN HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.T.S Trịnh Văn Tùng
Hà Nội - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
hướng dẫn khoa học PGS.TS Trịnh Văn Tùng đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong suốt thời gian qua Làm việc với giáo viên, tôi không chỉ được hướng dẫn về mặt khoa học, mà còn hiểu thêm nhiều điều về đạo đức nghề nghiệp của nhà nghiên cứu
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, các Thầy/Cô giáo trong Khoa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và đảm bảo giáo viên hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
- Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã tạo mọi điều kiện cung cấp các thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt được bài nghiên cứu của mình
- Bộ phận đào tạo của Khoa, Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thiện hồ sơ bảo vệ và hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn
- Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình - những người thân yêu của tôi, bạn bè
đã động viên, khích lệ và nhiều khi ủng hộ rất thầm lặng của họ có giá trị rất lớn để tôi say mê hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Học viên
Đỗ Văn Biên
Trang 4MỤC LỤC
2.3 Kết quả trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội chung trong cả nước Error! Bookmark not defined
2.3.1 Kết quả đạt được Error! Bookmark not defined 2.3.2 Hạn chế trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội Error!
Bookmark not defined
2.4 Thực tế thực hiện chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội tại xã Đồng Văn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An Error! Bookmark not defined
2.4.1 Thực tế thực hiện chính sách ưu đãi xã hội Error! Bookmark not defined
2.4.1.1 Quy trình triển khai chính sách Error! Bookmark not defined 2.4.1.2 Quy trình thực hiện chính sách Error! Bookmark not defined 2.4.2 Thực tế thực hiện chính sách trợ giúp xã hội Error! Bookmark not defined
Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH
Error! Bookmark not defined
3.1 Vai trò của chính sách ưu đãi, trợ giúp xã hội trên toàn quốc nói chung
Error! Bookmark not defined
3.1.1 Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội trên toàn quốc Error! Bookmark not
defined
3.1.2 Vai trò của chính sách trợ giúp xã hội trên toàn quốcError! Bookmark not
defined
3.2 Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội đối với đời sống vật chất của các đối tượng thụ hưởng chính sách tại địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined
3.2.1 Vai trò của chính sách ưu đãi tới đời sống vật chất của các đối tượng thụ hưởng chính sách Error! Bookmark not defined
3.2.1.1 Tác động của chính sách ưu đãi xã hội tới nguồn thu nhập, chi tiêu Error!
Bookmark not defined
Trang 53.2.1.2 Tác động của chính sác ưu đãi xã hội về nhà ở và tài sản của các đối tượng
thụ hưởng chính sách Error! Bookmark not defined
3.2.1.3 Tác động từ nguồn vốn vay ưu đãi tới năng lực tạo dựng việc làm của các
đối tượng thụ hưởng chính sách Error! Bookmark not defined
3.2.2 Vai trò của chính sách Ưu đãi xã hội tới đời sống tinh thần của các đối tượng thụ hưởng chính sách Error! Bookmark not defined
3.2.2.1 Tác động của chính sách ưu đãi xã hội tới hoạt động giải trí Error!
Bookmark not defined
3.2.2.2 Tác động của chính sách ưu đãi xã hội tới việc khám chữa bệnh của các đối
tượng thụ hưởng chính sách Error! Bookmark not defined 3.2.2.3 Tác động của chính sách ưu đãi xã hội tới hoạt động giáo dục Error!
Bookmark not defined
3.3.Vai trò của chính sách trợ giúp xã hội đến đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội Error! Bookmark not defined
3.3.1 Vai trò của chính sách trợ giúp xã hội đến đời sống vật chất của các đối tượng thụ hưởng chính sách tại địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not
defined
3.3.1.1 Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới thu nhập và chi tiêu Error!
Bookmark not defined
3.3.1.2 Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới nhà ở, tài sản của các đối
tượng thụ hưởng chính sách Error! Bookmark not defined
3.3.1.3 Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới nguồn vốn vay và năng lực tạo
dựng việc làm của các đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp Error! Bookmark
not defined
3.3.2 Vai trò của trợ giúp xã hội đối với đời sống tinh thần của các đối tượng thụ hưởng chính sách Error! Bookmark not defined
3.3.2.1 Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới hoạt động vui chơi giải trí Error!
Bookmark not defined
Trang 63.3.2.2 Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới việc khám chữa bệnh Error!
Bookmark not defined
3.3.2.3 Tác động của chính sách trợ giúp xã hội tới hoạt động giáo dục Error!
Bookmark not defined
3.4 Đánh giá chung của các đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi và trợ giúp
xã hội Error! Bookmark not defined 3.5 Kỳ vọng, đề xuất của các đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho trợ cấp thường xuyên Error!
Bookmark not defined
Bảng 2.2: Tỷ lệ đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội trên địa bàn xã Đồng Văn
Error! Bookmark not defined Bảng 2.3: Tỷ lệ đối tượng được hưởng trợ cấp các loại trong 12 tháng năm 2012 Error!
Bookmark not defined
Bảng 2.4:Tỷ lệ vướng mắc, khó khăn khi nhận trợ cấp, ưu đãi của nhà nước Error!
Bookmark not defined
Bảng 2.5: Tỷ lệ người hưởng chính sách trợ giúp xã hội Error! Bookmark not defined
Bảng 3.1 : Mức thu nhập hàng tháng trong năm 2012 của gia đình các đối tượng hưởng ưu
đãi xã hội Error! Bookmark not defined
Bảng 3.2: Mức độ đáp ứng của các khoản trợ cấp hàng tháng dành cho các đối tượng
Error! Bookmark not defined Bảng 3.3: Số người hưởng chính sách ưu đãi phân theo loại nhà Error! Bookmark not
defined
Bảng 3.4: Số người và tỷ lệ người vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội Error!
Bookmark not defined
Bảng 3.5: Tự đánh giá về mức sống của các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội Error!
Bookmark not defined
Bảng 3.6: Số đối tượng trợ giúp/loại nhà Error! Bookmark not defined
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đối tượng trên từng loại nhà Error! Bookmark not defined
Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ đối tượng ưu đãi có và không chi tiêu cho khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe Error! Bookmark not defined
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ % hài lòng với những khoản trợ giúp mà gia đình người thân
nhận được Error! Bookmark not defined
Trang 81
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của một chế độ kinh tế bao cấp Đi kèm với sự phát triển của kinh tế đã làm thay đổi căn bản các mặt của đời sống xã hội, văn hóa, giáo dục, và đặc biệt hơn là sự quan tâm của Nhà nước tới công tác cung cấp các dịch vụ an sinh và phúc lợi xã hội cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn và tiến tới cho toàn bộ xã hội Tuy là một nước còn đang trên đường phát triển, điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng Việt Nam luôn là nước dẫn đầu trong công tác phát triển các vấn đề an sinh xã hội, điều đó chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước tới đời sống của nhân dân, song do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, mà hiệu quả và vai trò của các chính sách ưu đãi và trợ giúp của nhà nước tới người dân vẫn chưa đạt được những thành tựu đáng mong đợi, các hình thức ưu đãi, trợ giúp nhiều nơi chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, mức độ ưu đãi trợ cấp còn nhiều thiếu sót nên tạo
ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện công bằng bình đẳng trong đời sống nhân dân
Việc thực hiện các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội là một vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới đời sống nhân dân, công bằng xã hội An sinh xã hội thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh và không có sự loại trừ An sinh xã hội có nguyên tắc cơ bản là đảm bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống, do vậy
có tác dụng thúc đẩy sự đồng thuận, bình đẳng và công bằng xã hội Bên cạnh đó,
hệ thống an sinh xã hội thông qua tác động tích cực của các chính sách chăm sóc sức khỏe, an toàn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động,
hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế nói chung
Hệ thống an sinh xã hội hiện nay của Việt Nam gồm có nhiều bộ phận cấu thành khác nhau với các hình thức chính là bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi
xã hội, trong đó nổi bật hơn cả là bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội Hiện nay, cùng
Trang 92
với sự tăng trưởng kinh tế xã hội, đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, vấn đề an sinh xã hội cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn Tuy nhiên, việc thực hiện an sinh xã hội cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, sâu sắc hơn nữa trên cơ sở đặc điểm của vùng miền, để có những chính sách
an sinh xã hội phù hợp hơn và phát huy hơn nữa vai trò cũng như tác dụng của nó trong đời sống nhân dân
Nghiên cứu này được thực hiện tại địa bàn xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đây là một xã miền núi với số lượng đối tượng đang được hưởng ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội nhiều thứ 3 ở huyện Thanh Chương, xã có những đặc thù về điều kiện kinh tế, xã hội riêng nhưng cũng có những đặc điểm chung giống với nhiều địa bàn khác ở Nghệ An nói riêng và trên cả nước nói chung
để thực hiện đề tài nghiên cứu “Vai trò của chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội
đối với đời sống của người dân qua khảo sát tại xã Đồng Văn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An” Trong nghiên cứu này nhằm làm rõ các vấn đề: về việc
thực hiện chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội trên địa bàn được thực hiện như thế nào? Những chính sách này có vai trò gì đối với đời sống của người dân (đối tượng được hưởng lợi từ chính sách) và từ đó tìm hiểu xem các đối tượng của chính sách này mong muốn và kỳ vọng gì từ các chính sách đó?
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
Vào năm 1949, nhà xã hội học người Anh Thomas Marshall là người đầu tiên gắn khái niệm an sinh xã hội với khái niệm quyền công dân và cho rằng quyền được hưởng an sinh (hay nói gọn là quyền xã hội) là nhóm quyền thứ ba mà các thành viên của xã hội đã giành được trong thế kỷ 20, sau nhóm các quyền dân sự (đã giành được trong thế kỷ 18) và nhóm các quyền chính trị (giành được trong thế
kỷ 19) Marshall nhấn mạnh rằng việc được hưởng các khoản an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội cần được quan niệm như một loại quyền mang tính pháp lý và tính phổ quát
Trang 103
Như vậy, quyền có nhà ở, quyền được học hành, quyền được chăm sóc sức khỏe là những quyền cơ bản của con người hay nói rộng ra là quyền của mỗi người được hưởng một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm của mình
Nguy cơ của xu hướng “hàng hóa hóa” các dịch vụ phúc lợi xã hội
Theo Karl Polanyi, hệ thống an sinh xã hội là một thành tố không thể thiếu trong một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội quốc gia nhằm giúp cho xã hội có thể
“Tự bảo vệ mình trước những mối hiểm họa cố hữu của một hệ thống thị trường tự điều tiết”
Gosta Esping-Andersen còn nhấn mạnh rằng cần xem xét hệ thống an sinh xã hội dưới góc độ khả năng “phi hàng hóa hóa” các quyền xã hội Ông gọi sự phi hàng hóa hóa (de-commodification) là tình trạng trong đó sở dĩ người ta được hưởng các dịch vụ phúc lợi là do người ta có quyền được hưởng và người ta có thể duy trì cuộc sống của mình mà không cần dựa trên thị trường Ông nói rõ rằng cho
dù có những chính sách trợ giúp xã hội hay bảo hiểm xã hội thì điều này không nhất thiết dẫn đến một tình hình “phi hàng hóa hóa” thực thụ nếu chúng không thực sự giải phóng các cá nhân ra khỏi sự phụ thuộc vào thị trường “Tiêu chuẩn nổi bật của các quyền xã hội phải là mức độ mà theo đó chúng cho phép con người có thể xác lập được mức sống của mình mà không phụ thuộc vào các lực lượng của thị trường Chính là theo ý nghĩa này mà các quyền xã hội có thể làm giảm bớt tư cách “hàng hóa” của các công dân”
Hiểu theo nghĩa đó, có thể nói chính hệ thống an sinh xã hội, hiểu theo nghĩa rộng, là một định chế quan trọng giúp cho người dân xác lập được tư thế con người cũng như tư thế công dân của mình một cách đúng đắn trong một xã hội dân chủ và văn minh
2.2 Nghiên cứu về chính sách ưu đãi xã hội và an sinh xã hội trong nước:
Trong nhiều năm gần đây, công tác nghiên cứu về các chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội đã có những bước phát triển mạnh tại Việt Nam như: Bài viết
“Phúc lợi xã hội trên thế giới: quan niệm và phân loại” của Trần Hữu Quang đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội, số 4, 2009 Bài viết đề cập đến Sự phát triển của các
hệ thống phúc lợi xã hội là một trong những thành tựu lớn lao của nhiều quốc gia
Trang 114
trên thế giới trong thế kỷ XX Phúc lợi xã hội được nhìn nhận như là một trong những quyền căn bản của con người trong một quốc gia văn minh và hiện đại Bài viết này lược thuật lại một số quan niệm chính về phúc lợi xã hội, đồng thời đưa ra những quan điểm cũng như những nhận định của nhiều tác giả trên thế giới về các thuật ngữ liên quan như: an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách
xã hội,… Bên cạnh đó, tác giả phân tích một số lý thuyết phân loại các hệ thống phúc lợi xã hội trên thế thông qua các đánh giá của các nhà phân tích trên thế giới
về phúc lợi xã hội [29]
Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam Lý luận
và thực tiễn” của Nguyễn Đình Liêu, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 1996 Cuốn sách được nêu ra những vấn đề mấu chốt của chính sách ưu đãi, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này, đưa ra thực trạng của pháp luật này, đồng thời đưa ra những nhận định và khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật về ưu đãi xã hội tại Việt Nam trong thời gian tới [21]
Năm 2003, Trần Thị Thanh Thanh chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước về “Bảo
vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ đổi mới, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Năm 2004, Lê Bạch Dương và các tác giả xuất bản cuốn sách “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” Năm 2007, Đàm Hữu Đắc có bài viết với chủ đề “ Việt Nam đang hướng tới hệ thống an sinh xã hội năng động và hiệu quả”
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hiền Phương, (giảng viên khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội) tạp chí Luật học số 11/2007 đã khái quát chính sách trợ giúp xã hội trong tổng thể hệ thống an sinh xã hội Việt Nam trong suốt thời kỳ thực hiện đối với các đối tượng được hưởng chính sách [27]
Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, nhà xuất bản Lao động Xã hội Năm 2008, thực hiện đề tài của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về “Đổi mới chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội cho phù hợp với bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” Tác giả phân tích cụ thể đối tượng được hưởng từng chính sách an sinh xã hội và đánh giá khách quan đối với