1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã hải hoà - huyện tĩnh gia - tỉnh thanh hoá)

33 849 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 273 KB

Nội dung

Nhu cầu giải trí được thể hiện bằng cách chuyển trạng thái từ laođộng sản xuất, các hoạt động sinh tồn có tính sinh vật sang hoạt động vuichơi, giải trí có tinh thần như đọc sách báo, ph

Trang 1

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài.

Giải trí là một nhu cầu thực tế của con người Xã hội càng phát triểnhiện đại thì nhu cầu giải trí càng trở lên phong phú, sinh động hơn càng trởthành một nhu cầu to lớn và cấp thiết của mọi người Thực chất giải trí là mộthình thức thay đổi tính chất lao động của con người nhằm giải toả những mệtmỏi, ức chế và phục hồi sức khoẻ, đưa cơ thể trở lại trạng thái khoẻ mạnhtoàn diện cả về thể chất và tinh thần Giải trí là một hình thức nghỉ ngơi tíchcực tác động chủ yếu vào tinh thần của con người, giúp con người xoá đinhững căng thẳng, khắc phục những ức chế tâm lý do công việc gây ra Giảitrí cũng là yêu cầu, điều kiện để con người hiện đại sử dụng thời gian mộtcách có lợi

Vui chơi giải trí là một trong những nhu cầu văn hoá cơ bản của conngười nó giúp con người giải toả những căng thẳng do lao động trí óc và chântay đưa lại tạo điều kiện để con người phát triển và hoàn thiện về thể chất, trítuệ, tình cảm và nhân cách Do đó con người không thể thiếu các hoạt độngvui chơi giải trí để được nghỉ ngơi, tìm lại thế cân bằng mà để tiếp tục laođộng học tập, sáng tạo với chất lượng tốt hơn Vui chơi giải trí rèn luyện chocon người những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất theo quy luậtcủa cái đẹp Nhu cầu giải trí được thể hiện bằng cách chuyển trạng thái từ laođộng sản xuất, các hoạt động sinh tồn có tính sinh vật sang hoạt động vuichơi, giải trí có tinh thần như đọc sách báo, phương thức nghệ thuật như xemtivi, giải trí thể lực như thể dục thể thao du lịch …các hoạt động giải trí có vaitrò to lớn kích thích trí tuệ sáng tạo của con người phát triển đến vô cùng.Trong khi vui chơi giải trí người lớn lại nhận thức kiến thức, con trẻ em lạitừng bước nhận thức thế giới xung quanh để tự rút ra cảm nhận được cái đẹp,cái tốt, cái sấu, trật tự, kỷ cương …góp phần hình thành nhân cách con người

Trang 2

Bên cạnh đó các hoạt động vui chơi giải trí ( với tư cách là những hoạtđộng tự do theo nhu cầu, sở thích của cá nhân) là một bộ phận cơ bản trong cơcấu hoạt động sống của cá nhân góp phần tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân

và là một trong những thước đo lối sống của con người

Xã hội càng phát triển thì thời gian lao động càng rút ngắn lại và thờigian rỗi ngày càng nhiều hơn Với xu hướng đó mối quan tâm của xã hộikhông còn là: Làm sao để làm việc được nhiều hơn mà sẽ là làm thế nào đểgiải trí hiệu quả hơn

Tuy nhiên đối với những người nông dân hiện nay nền kinh tế đã quấnhút họ vào những công việc sản xuất kinh doanh tăng thu nhập Vì vậy thờigian rỗi dành cho giải trí của người dân còn nhiều hạn chế Hơn nữa họthường phải lo toan nhiều cho cuộc sống hàng ngày của gia đình nên phần nào

họ thường không quan tâm nhiều đến nhu cầu tinh thần của cá nhân mìnhcũng như gia đình Bên cạnh đó họ phải dành nhiều thời gian lo cho cuộcsống hàng ngày nên sự đầu tư cho giải trí còn hạn chế

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, cần có sự quan tâm nhiều của hoạtđộng giải trí của người dân một cách đúng mức Chính vì vậy tôi quyết định

chọn đề tài: Việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã Hải Hoà - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hoá) cho báo cáo thực tập của mình.

2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.

2.1.Ý nghĩa khoa học.

Với kết quả nghiên cứu của mình đề tài góp phần bổ xung thêm lý luậnnghiên cứu xã hội học về giải trí, xây dựng một quan niệm khoa học về giảitrí Bằng những phân tích sâu sắc đề tài góp phần làm sáng tỏ hệ thống lýthuyết, khắc phục quan niệm sai lầm đang phổ biến trong xã hội ta hiện naycoi giải trí là rong chơi vô bổ đối lập với lao động

2.2 Ý nghĩa thực tiễn.

Nghiên cứu thực tiễn của đề tài sẽ giúp cho chúng ta thấy được nhữnghoạt động giải trí mà người dân thường tham gia Đồng thời là kết quả nghiên

Trang 3

cứu giúp cho chính quyền địa phương và những người làm quản lý văn hoá cónhững chính sách phát triển văn hoá tinh thần cho người dân cũng như cóthể đáp ứng nhu cầu giải trí tốt hơn cho người dân.

3 Mục đích- mục tiêu nghiên cứu

Thực trạng việc tham gia các hoạt động giải trí của người dân xã Hải Hoà Tĩnh Gia - Thanh Hoá hiện nay

Khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội đối với hoạt động giải trí của ngườidân

- Những những nhân tố cơ bản tác động đến việc tham gia các hoạt động giảitrí của người dân

4 Câu hỏi nghiên cứu.

- Hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân hiện nay chủ yếu lànhững hoạt động gì?

- Nhu cầu giải trí của người dân đã được đáp ứng ở mức độ nào?

- Những yếu tố nào tác động đến việc tham gia hoạt động giải trí của ngườidân?

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân hiện nay chủ yếu

là những hoạt động giải trí tại nhà, mất ít chi phí về vật chất

- Nhu cầu giải trí của người dân đã được đáp ứng

- Có nhiều yếu tố tác động đến việc tham gia các hoạt động giải trí của người dân

6 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

.6.1 Đối tượng nghiên cứu.

Việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian dỗi của người dân

6.2 Khách thể nghiên cứu.

Người dân xã Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá

6.3 Phạm vi nghiên cứu.

Về không gian: 450 hộ dân xã Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá

Về thời gian: tháng 8 năm 2011

Trang 4

7 Phương pháp nghiên cứu.

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu.

Việc nghiên cứu, phân tích các tài liệu có một vai trò quan trọng trongviệc phát hiện và xác định vấn đề nghiên cứu

Nguồn tài liệu quan trọng được sử dụng hầu hết trong đề tài là kết quảkhảo sát thực nghiệm xã hội học tại xã Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá trongthời gian tháng 8 năm 2011 của người viết dùng nhóm sinh viên lớp K52PN2

Xã hội học - trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn - Hà Nội thực hiện

Đồng thời bên cạnh đó tôi đã đọc và phân tích tài liệu có liên quan đếngiải trí những báo cáo của địa phương, những công trình nghiên cứu có nộidung về giải trí làm tài liệu cho nghiên cứu của mình

7.2 Phương pháp quan sát.

Chúng tôi trong quá trình đi phỏng vấn tiến hành quan sát những hìnhthức giải trí hiện có trên địa bàn cũng như phương tiện giải trí trong những hộgia đình, đồng thời đánh giá độ tin cậy của thông tin đã thu được

7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu tự do những đối tượng là các cánhân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn với 5 biên bản phỏng vấn sâutrong đó có 3 nam và 2 nữ

Phương pháp này giúp cho quá trình thu thập thông tin về đối tượngmột cách chính xác, phù hợp với nội dung nghiên cứu

7.4 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.

Bảng hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng trong cả một quá trình, với tương đốiđầy đủ chu đáo thông tin thông qua công tác khảo sát thực tế Việc sắp xếpcác câu hỏi của bảng hỏi chủ yếu theo nguyên tắc nội dung và logic, phỏngvấn bằng bảng hỏi là quá trình kết hợp linh hoạt giữ quan sát và phỏng vấnsâu của các điều tra viên trực tiếp làm việc với đối tượng điều tra sau đó ghinhận thông tin vào bảng hỏi

Trang 5

II NỘI DUNG CHÍNHChương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Những nghiên cứu đầu tiên về giải trí xuất hiện rất lâu trong lịch sửloài người, trong những tác phẩm của Aristote,platon và các tác giả khác ,nghiên cứu về bản chất chức năng của giải trí trong đời sống của con người.Nhưng phải đến thế kỷ XIX giải trí và những vấn đề liên quan như thời gianrỗi, nhàn rỗi…Mới thật sự được quan tâm

Hiện nay đã hình thành khoa học về nhàn rỗi với tư cách là khoa họcliên nghành, trong số các khoa học về giải trí có mặt của xã hội học về giải trí,một chuyên nghành có đối tượng nghiên cứu là thời gian rỗi trong mối tươngtác với quỹ thời gian, đặc biệt là thời gian lao động và trong mối quan hệ vớicác thiết chế xã hội, cơ cấu xã hội, văn hoá và các quá trình xã hội, nhưng nóphát triển mạnh mẽ ở các nước phương tây do những thành tựu khoa học đãcho phép rút ngắn thời gian lao động, làm thời gian rỗi tăng lên

Ở Việt Nam nghành xã hội học gia đời muộn 1906 và cho đến naynhững nghiên cứu về giải trí ở Việt Nam còn ít Trong cuốn Việt Nam phongtục của Phan Kế Bình có ghi lại nhiều thú chơi của cư dân miền bắc vào đầuthế kỷ như hát ả đào, hát tuồng, những cuộc tiêu khiển vv…

Từ hướng tiếp cận khoa học có thể kể tới những bài phóng sự, ghi chépđiều tra vv… trên các phương tiện thông tin đại chúng về những khía cạnh cụthể của giải trí như thực trạng thiếu địa điểm vui chơi giải trí thiếu kinh phícho việc đầu tư các điểm vui chơi giải trí tại địa bàn cư dân

Người tiếp cận vấn đề giải trí từ góc độ xã hội học văn hoá là cố tác giảĐoàn Văn Chúc Giải trí bước đầu được nghiên cứu trong khuôn khổ xã hộihọc văn hoá với tư cách như là một bộ phận cấu thành đời sống văn hoá của

xã hội Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về giải trí và khẳng định giảitrí là một nhu cầu của con người, trong công trình này tác giả đã phân tích sâu

Trang 6

sắc về bản chất của giải trí như là một nhu cầu của văn hoá và một số kháiniệm như thời gian rỗi Đây thực sự là một bước khai phá ra một lĩnh vựckhoa học mới còn chưa thu hút được nhiều người quan tâm, tuy nhiên nghiêncứu của ông con hạn chế nhất là về mặt ứng dụng

Nhưng chưa có một báo cáo nào nghiên cứu về giải trí của người dântrong thời gian rỗi Với đề tài của mình tôi muốn tìm hiểu việc tham gia hoạtđộng giải trí trong thời gian rỗi nhu thế nào, cũng như tìm hiểu một số yếu tố

cơ bản tác động đến hoạt động giải trí của người dân

2 Lý thuyết áp dụng.

2.1 Lý thuyết hành động xã hội.

Các tác giả của lý thuyết (M Weber, T.Parons) coi hành động xã hội làcốt lõi của mối quan hệ con người - xã hội, là cơ sở xã hội của đời sống xã hộicủa con người Theo Weber, hành động xã hội là hành vi được chủ thể gắncho một ý nghĩa chủ quan nhất định Cái mà Weber gọi là ý nghĩa chủ quanchính là ý thức Khi nghiên cứu về giải trí, giải trí cũng là hoạt động có sựtham gia của ý thức, thể hiện ở sự lựa chọn của chủ thể về nhiều khía cạnh:hình thức giải trí, địa điểm giải trí, những người cùng giải trí… nghĩa là giảitrí là dạng hành động xã hội

Theo T.Parons:

Hành động xã hội được điều chỉnh bởi một hệ thống biểu tượng ( ngônngữ, quy tắc…) nghĩa là những biểu tượng mà con người sử dụng trong tươngtác hàng ngày Giải trí với tư cách là hành động xã hội, cũng được điều chỉnhbởi hệ thống biểu tượng này ( trong giải trí, các cá nhân tương tác với nhauthông qua ngôn ngữ) và những biểu tượng khác nhau như: Những quy tắc củatrò chơi…

Hành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ thống giátrị - chuẩn mực của xã hội Xét với giải trí: các hoạt động giải trí được điềuchỉnh bởi giá trị xã hội được công nhận rộng dãi Các cá nhân khi giải tríkhông thể không tính tới hệ giá trị của xã hội

Trang 7

Hành động xã hội có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủquan của chủ thể hoạt động Nghĩa là các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị

- chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn hoạt động vẫn khác nhau Ví dụ nhưkhi giải trí cũng vậy, khi xem phim ảnh đồ truỵ Là vi phạm hệ giá trị của xãhội, còn với những phim lành mạnh thì ai chọn thể loại nào thì tuỳ vào sởthích của cá nhân

Theo như luận điểm của T.Parons: Với tư cách là hành động xã hội,hoạt động giải trí chịu sự tác động của ba yếu tố:

+ Thực tế tình huống

+ Nhu cầu của chủ thể hoạt động

+ Đánh giá của chủ thể tham gia hoạt động

Nhu cầu là xuất phát điểm nhưng thực tế tình huống là yếu tố kháchquan không thể bỏ qua, buộc chủ thể phải cân nhắc trước khi hành động

Chúng ta có thể nhận thấy: Thực tế tình huống phù hợp với nhu cầu củachủ thể hành động hay nói cách khác nhu cầu giải trí gặp những điều kiệntương ứng có thể thoả mãn nó Khi hoạt động giải trí sẽ diễn ra theo đúng nhưnhu cầu của chủ thể Hoặc thực tế tình huống không phù hợp với nhu cầu củachủ thể hoạt động thì chủ thể phải tìm phương án tối ưu nhằm dung hoà sựxung đột này Khi đó những hoạt động giải trí mà chủ thể mong muốn sẽ bịbiến dạng thành các hoạt động khác, bị thay thế bởi hoạt động khác, thậm chí

có thể hoàn toàn không thực hiện được Do đó nghiên cứu việc tham gia cáchoạt động giải trí là nghiên cứu những dạng thức hoạt động giải trí cụ thể màchủ thể thường tham gia, tham gia nhiều nhất

2.2 Lý thuyết biến đổi xã hội.

Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi Sự ổn địnhcủa xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổibên trong bản thân nó Do vậy bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hoá nào,cho dù có bảo thủ, cổ truyền đến đâu cũng biến đổi

Trang 8

Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành

vi xã hội Quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xãhội được thay đổi theo thời gian

Biến đổi xã hội là một hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra khônggiống nhau giữa các xã hội Mỗi xã hội đều biến đổi qua thời gian, nhưng dođiều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo những nhịp độ khác nhau.Xét với giải trí: Giải trí là một hoạt động thuộc về đời sống tinh thần khôngthể thiếu đối với mỗi con người Nhưng trong giải trí lại có nhiều hình thứcgiải trí khác nhau để cho con người lựa chọn hình thức giải trí phù hợp Bêncạch đó thì trong mỗi vùng miền khác nhau , xã hội hác nhau lại có nhữnghình thức giải trí khác nhau

Bến đổi xã hội có nhữg khác biệt về thời gian Có những biến đổi chỉdiễn ra trong thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài Xét với giải trí,chúng ta nhận thấy có những hình thức giải trí phù hợp với thời điểm nàynhưng khi xã hội biến đổi và phát triển thì nó không còn phù hợp Ví dụ trong

xã hội Việt Nam truyền thống thì giải trí của người dân chủ yếu là những tròchơi dân gian mang tính tập thể cao Nhưng trong xã hội hiện nay có thêmnhiều hình thức giải trí mới mang tính giải trí cá nhân nhiều hơn như đọc báo,xem ti vi và những hình thức giải trí mang tính dịch vụ

Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch Đây làhai mặt của biến đổi xã hội Có những biến đổi xã hội do con người tạo nênđều xuất phát từ tính tự giác, chủ động, do đó có thể kiểm soát được Nhưngbên cạnh đó thì có những biến đổi do con người tạo ra rất khó kiểm soát Xétvới giải trí chúng ta nhận thấy trong xã hội ta hiện nay có rất nhiều hình thứcgiải trí mới như cà phê , karaoke, internet, … nhưng chúng ta rất khó kiểmsoát sự hoạt động của hệ thống dịch vụ giải trí này Đồng thời bên cạnh đó nó

mở ra nhiều hình thức giải trí mới cho người dân có cơ hội lựa chọn một hìnhthức giải trí phù hợp với sở thích của cá nhân …

Vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào đề tài này tôi thấy sự biến đổi

xã hội có tác động không nhỏ đối với hoạt động giải trí của người dân, sự biến

Trang 9

đổi xã hội cũng làm thay đổi hình thức và cách thức trong việc tham gia cáchoạt động giải trí của người dân Một mặt những xu hướng mới tạo ra chongười có nhiều cơ hội lựa chọn hoạt động và nâng cao khả năng giải trí tiếpcận và vận dụng khoa học công nghệ, nhưng mặt khác nó lại tiềm ẩn nhữngtác động xấu đến việc hình thành nhân cách con người.

Như vậy cùng với sự biến đổi xã hội thì nhu cầu giải trí của con ngườicũng thay đổi và nó phù hợp với sự biến đổi của xã hội

3 Các khái niệm công cụ.

* Nhu cầu.

+Theo từ điển xã hội học tiếng nga: Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó cầnthiết để đảm bảo hoạt động của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm xãhội hoặc toàn xã hội nói chung, là nguồn thôi thúc nội tại của các hoạt động.Như vậy nhu cầu là yếu tố cần thiết tất yếu để đảm bảo cho sự tồn tại cho sựphát triển của cá nhân Nếu như nhu cầu được thoả mãn thì tạo nên cảm giácthoải mái, an toàn cho sự phát triển và ngược lại[8;tr143]

+Theo các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin; Nhu cầu là đòi hỏikhách quan của mỗi con người trong điều kiện nhất định, đảm bảo cho sựsống và phát triển của mình Nhu cầu là nguyên nhân của hành động, là mộtthuộc tính tâm lý của cá nhân, là yếu tố trong nhóm xu hướng của cá nhân xácđịnh thái độ của con người đối với thực hiện và trách nhiệm của bản thân Nóảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống và hành động của cá nhân

*Giải trí;

+Theo từ điển xã hội học tiếng nga; Giải trí là một dạnh hoạt động củacon người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thểchất, trí tuệ, mĩ học và giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân mà còn

là nhu cầu của đời sống cộng đồng [8;116]

"Giải trí là một hoạt động trong thời gian rỗi, nhằm giải toả căng thẳngtrí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con ngườimột cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ"[1;29]

Trang 10

Qua định nghĩa trên ta nhận thấy rằng: Giải trí là một hoạt động trongthời gian rỗi, là một trong những cách giải toả căng thẳng, mệt mỏi về tinhthần của con người Nhưng không phải bất cứ hoạt động nào được thực hiệntrong thời gian rỗi đều là giải trí Vì cái đích cuối cùng của giải trí là toảnhững căng thẳng về thể chất và tinh thần đạt tới sự thư giãn trong tâm hồn vàcao hơn nữa là những rung cảm thẩm mỹ.

Giải trí hoàn toàn không phải là sự nghỉ ngơi thụ độngcủa con nguời

mà là những hoạt động mang tính chủ động Nó là những hoạt động hoàn toàn

tự do, do mỗi cá nhân tự lựa chọn và tham gia một cách chủ động, không hề

bị thúc bách bởi một nghĩa vụ, bổn phận nào cả Nhân tố quyết định mangtính tiền quyết của giải trí là sở thích cá nhân ( với điều kiện phù hợp hệchuẩn mực và hoàn cảnh thực tế khách quan của xã hội ) Bởi vậy sự nghỉngơi thụ động không phải là giải trí

*Thời gian rỗi.

Theo từ điển xã hội học: Khái niệm thời gian rỗi được coi là khái niệmđồng nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là: Ngoài phần thời gian lao động của cánhân ( nhóm xã hội) còn lại sau khi đã trừ đi chi phí thời gian hoạt động cầnthiết

Theo K.Mark: Quỹ thời gian của xã hội và cá nhân được phân chiathành thời gian lao động và thời gian tự do Thời gian lao động là khoảng thờigian tất yếu mà mỗi người phải thực hiện công việc lao động đẻ đảm bảo sựsinh tồn Thời gian tự do là khoảng thời gian còn lại ngoài thời gian lao động,dành cho những hoạt động mà cá nhân có quyền tự quyết định Với Mark kháiniệm thời gian rỗi chưa xuất hiện , bởi khi đó các hoạt động giải trí chưaphong phú Tuy nhiên ( Mark ) cũng đã từng coi thời gian tự do là khoảngthời gian dành cho sự thoải mái, cho giải trí và những hoạt động tự do

Chuyên đề thơì gian rỗi của TS.Mai Kim Thanh: "Thời gian rỗi làkhoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi nhu cầu sinhtồn, không bị chi phối bởi bất kỳ nghĩa vụ khách quan nào Nó được dành chocác hoạt động tự nguyện theo sở thích của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu

Trang 11

của con người Thời gian đáp ứng nhu cầu tinh thần là khoảng thời gian cánhân tham gia vào các hoạt động đời sống tinh thần của cá nhân (đi chơi, xemphim, đọc sách báo vv…) Đó là nhu cầu tinh thần của mỗi người, đây làkhoảng thời gian tuy chiếm ít trong ngày, là số thời gian còn lại của mỗingười sau khi đã xong các bổn phận, xong nó lại là khoảng thời gian dành chohoạt động cá nhân tự do lựa chọn theo sở thích Đây là hoạt động tinh thần,hoạt động thoả mãn nhu cầu giải trí, tái sáng tạo vì thế nó được gọi là dạngnghỉ ngơi nhưng bằng cách chuyển từ hoạt động tất yếu, sang hoạt động tự

do, tự giác, tự nguyện

Trang 12

CHƯƠNG II

VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI DÂN

1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Tĩnh Gia là một huyện miền biển, nằmở cực nam của tỉnh Thanh Hoá,phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp huyện QuảngXương, phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh Với diện tích

là 457,34km2 Dân số là 220.000 người, có bờ biển dài hơn 30km, có nhiềuđảo lớn như Đảo Mê, đảo Nghi Sơn Là vùng bán sơn địa nên có cả rừng núi

và đồng bằng, có đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A đường sắtBắc - Nam hệ thống đường sắt phân bố suốt chiều dài của huyện Tĩnh Gia cólịch sử lâu đời thời thuộc hán là phần đất phía đông nam của huyện CưPhong, thời tam quốc là miền đất tương đương của huyện Thường Lạc Thời

Lê Quang Thuận đổi tên là huyện Ngọc Sơn thuộc phủ Tĩnh Gia gồm cả NgọcSơn, Nông Cống và Quảng Xương

Đầu thế kỷ XX các huyện Quảng Xương và Nông Cống trực thuộc cấptỉnh tên huyện Ngọc Sơn không còn mà gọi là phủ Tĩnh Gia gồm 34 thị xã và

1 thị trấn

Hải Hoà là một xã ven biển bãi ngang thuộc huyện Tĩnh Gia tỉnh ThanhHoá với diện tích là 640,3ha, dân số là 1.700 hộ trong đó có 7.400 khẩu nhìnchung hoạt động về các mặt được cụ thể như sau:

*Về kinh tế

Sản xuất nông nghiệp: tuy còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, sâubệnh trên các loại cây trồng, song ngay từ đầu năm các cấp các nghành từ xãđến thôn đã chủ động tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt

Tổng sản lượng lương thực cây có hạt : 652.6tấn = 76.8% kế hoạch.Lạc vỏ đạt :502 tấn = 100.4% kế hoạch

Vừng 4ha: 12 tấn = 30% kế hoạch

Khoai lang: 25 ha năng suất 700 kg/sào = 350 tấn + khoai đông 72 tấn.Cây ngô xen 20 ha năng suất = 10 tấn

Trang 13

Đậu các loại 5 ha năng suất = 3tấn.

Tổng giá trị nghành trồng trọt đạt 71 tỷ đồng

Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm vẫn giữ được ổn định, dịch bệnhđối với đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát chặt chẽ không để dịch bệnh lâylan Đến nay đàn gia súc, gia cầm toàn xã phát triển bình thường

Tổng đàn lợn 700 con so với năm 2009 là 2251 con = 31%

Đàn trâu bò 252 con so với năm 2009 là 946 con = 58.4%

Đàn gia cầm 23765 con so với năm 2009 là 26000 con = 91.4%

Về đánh bắt hải sản: nghề đánh bắt hải sản được đầu tư phát triển việcnâng cấp, đóng mới, mua sắm ngư cụ được đẩy mạnh đến nay trên địa bàn xã

đã có 24 tàu từ 90 CP trở lên, 179 thuyền mủng, 9 vàng lưới rùng

Tổng khai thác đạt 2350 tấn so với năm 2009 là 2400 tấn = 97.9%

* Về giao thông thuỷ lợi.

Giao thông: Tập trung chỉ đạo xây dựng đường giao thông liên thôn

đảm bảo sự đi lại cho nhân dân, tuyến đường nhựa từ trạm y tế đi thôn TiềnPhong dài 795m trị giá 994 triệu đồng nghiệm thu đi vào sử dụng, giải phóngsan ủi đường Gò Cao - Đông Hải

Thuỷ lợi: thực hiện trương trình 257 của chính phủ trong năm 2010 đã

triển khai xây dựng kênh mương tiêu kiên cố khu vực thôn Trung Chính điXuân Hoà dài 500m tổng vốn đầu tư 800 triệu đồng đã hoàn thiện nhiệm thu

đi vào sử dụng có hiệu quả Đồng thời triển khai làm thuỷ lợi nạo vét đào lắp2456,96m trong đó khối lượng mương tiêu là 1863,96m, khối lượng mươngtưới là 593m

*Về văn hoá xã hội.

Luôn được đẩy mạnh tiếp tục có chuyển biến theo hướng nâng caochất lượng, chất lượng giáo dục toàn diện, cơ sở chuyển biến tích cực Cơ sởvật chất trang thiết bị trường học được tăng cường, đội ngũ cán bộ quản lýgiáo dục, đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá

Năm học 2009 - 2010 trường tiểu học có 413 em học sinh, xếp loại hoclực khá giỏi: 210 học sinh ; trung bình 74 học sinh ; yếu 3 học sinh, giáo viên

Trang 14

đạt chuẩn 100% trong đó 16 giáo viên xuất sắc , 10 giáo viên tiên tiến và 2giáo viên giỏi cấp huyện.

Trung học cơ sở: Tổng số 350 học sinh lên lớp 93% học sinh tốt

nghiệp lớp 9 đạt 95%, Tổng số 25 giáo viên có 5 giáo viên đạt chiến sĩ thiđua và 17 giáo viên giỏi

Trường mầm non tổng số học sinh là 210 cháu, số học sinh lên lớp1 là

90 học sinh., học sinh đạt bé khoẻ bé ngoan đạt 98%

Đội ngũ giáo viên từng bước được đào tạo chuẩn hoá

Tỉ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học 22 em cao đẳng 21 em ,2nhà trường giữ vững được danh hiệu trường chuẩn quốc gia giai đoạn ( I )đặcbiệt trường tiểu học đã hoàn thiện chuẩn bị đón trường chuẩn quốc gia giaiđoạn II

Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao chuyển biến tích cực tậptrung là tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị phát triển KT-XH quốcphòng an ninh và các ngày lễ lớn của đất nước, tuyên truyền cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tuyên truyền đại hộiđảng các cấp Năm 2010 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá 1.475 hộ đạt75.3% trong đó 800 gia đình đạt " Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo"

* Về kinh tế.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng, chất lượngkhám chữa bệnh được nâng lên, công tác dân số gia đình và trẻ em chuyểnbiến khá hơn trước hệ thống y tế từ thôn đến xã được củng cố

Công tác xây dựng xã chuẩn về y tế được chú trọng, đến nay qua kiểmtra của các cấp cơ bản đủ điều kiện công nhận xã chuẩn về y tế vào năm2011

* Về quốc phòng - an ninh.

Các chủ trương chỉ thị nghị quyết về quốc phòng an ninh được các cấpcác nghành tiến hành sơ kết tổng kết và tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộhiệu quả Tạo sự ổn định từ cơ sở nhất là đảm bảo môi trường đã thu hút đầu

tư phát triển khu du lịch biển

Trang 15

Công tác quân sự quốc phòng địa phương tiếp tục được tăng cườngnền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và biên phòng toàn dântiếp tục được củng cố vững chắc

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phạm pháp hình

sự được kìm chế, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong nhân dânđược nhân lên, chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hộiphong trào xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh chính trị trật tự tiếp tụcđược đẩy mạnh

2 Các hoạt động giải trí của người dân

Việc tham gia các hoạt động giải trí của người dân trong xã hội hiệnnay nhu cầu tinh thần của người dân rất đa dạng, bao hàm tất cả những mongmuốn tinh thần từ khát vọng vươn tới khoa học ( học tập nâng cao kiến thức,phát minh sáng chế khoa học…) tới những ước mơ bay bổng về nghệ thuật và

cả những khao khát hướng tới cõi huyền bí của thế giới tâm linh … nhu cầutinh thần được thể hiện ra ngoài những hoạt động hết sức phong phú, từnhững hoạt động thể chất để giải toả căng thẳng cho não bộ tới những hoạtđộng của bản thân não bộ để đạt tới điều đó

Giải trí là một nhu cầu thực tế của con người Xã hội càng phát triểnhiện đại thì nhu cầu giải trí của con người càng cần thiết và càng không thểthiếu trong đời sống tinh thần Thực chất giải trí là hình thức thay đổi tínhchất lao động nhằm giải toả những căng thẳng mệt mỏi, ức chế và phục hồisức khoẻ, đưa cơ thể trở lại trạng thái mạnh khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.Giải trí là một cách nghỉ ngơi tích cực tác động chủ yếu vào tinh thần của conngười Vui chơi giải trí giúp con người tìm lại thế cân bằng mới để tiếp tụclao động, học tập, sáng tạo và chất lượng tốt hơn Vui chơi giải trí rèn luyệncho con người những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, theo quy luật cáiđẹp Chính vì vậy sau một ngày lao động, học tập và sáng tạo con người cầnphải được đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí

Theo khảo sát cho thấy sự tham gia các hoạt động giải trí như sau:

Trang 16

Bảng 1: Sự tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian của ngườidân (%)

Hoạt động giải trí trong thời gian rỗi %

( Nguồn khảo sát xã hội học tại Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá

tháng 8 năm 2011)Qua bảng số liệu trên cho thấy: Hoạt động giải trí thu hút được nhiềungười tham gia nhiều nhất là xem tivi (84%):

Chơi nhà bạn bè (29,1%), nghe đài (28,7%)…chúng ta nhận thấy rằng

từ lâu tivi đã trở thành phương tiện nghe nhìn quen thuộc đối với người dânVịêt Nam nói chung và người dân xã Hải Hoà nói riêng Nhất là đối với một

xã nông thôn ven biển (xã nghèo) thì các dịch vụ giải trí hiện đại chưa pháttriển, cộng thêm vào đó là thu nhập của người dân còn nhiều hạn chế thì hoạtđộng xem tivi là một hình thức phổ biến

Theo như lý thuyết biến đổi xã hội có những khác biệt về thời gian.Trước đây trong xã hội ta xem tivi không phải là phổ biến do lúc đó đời sốngcủa nhân dân còn nhiều khó khăn, người dân chưa thể trang bị cho gia đìnhmình một chiếc tivi để xem, mà chủ yếu là họ thường nghe đài thông qua hệthống truyền thông của xã hoặc tham gia vào các hình thức giải trí như xemchiếu bóng tại sân đình, hoặc màn ảnh rộng …

Nhưng trong xã hội ta hiện nay do sự phát triển chung của nền kinh tế

xã hội, đời sống kinh tế của người dân được nâng cao, cho nên người dân đều

có thể trang bị cho gia đình mình một chiếc tivi riêng Bên cạnh đó thì xemtivi thu hút được rất nhiều người tham gia điều đó có thể giải thích được: Thứ

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (chủ biên), xã hội học đại cương. NXB ĐHQG, 2001 Khác
2. Phạm Duy Đức (chủ biên), hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay (những vấn đề lý luận và thực tiễn), Viện văn hóa thông tin và NXB văn hóa thông tin, Hà Nội 2004 Khác
3. Tiến sĩ Mai Kim Thanh, chuyên đề thời gian rỗi Khác
4. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB ĐHQG 2001 Khác
5. Nguyễn Quý Thanh, tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng của người dân châu thổ Sông Hồng trong thời kỳ đổi mới tạp chí xã hội học số 2 – 2001 Khác
7. Báo cáo xã Hải Hòa – Tình hình phát triển kinh tế xã hội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sự tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian của  người dân. (%) - việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã hải hoà - huyện tĩnh gia - tỉnh thanh hoá)
Bảng 1 Sự tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian của người dân. (%) (Trang 16)
Bảng 3: Mức sống của những hộ gia đình với việc nghe đài. - việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã hải hoà - huyện tĩnh gia - tỉnh thanh hoá)
Bảng 3 Mức sống của những hộ gia đình với việc nghe đài (Trang 22)
Bảng 5: Mức sống của hộ gia đình với việc đọc sách báo. - việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã hải hoà - huyện tĩnh gia - tỉnh thanh hoá)
Bảng 5 Mức sống của hộ gia đình với việc đọc sách báo (Trang 23)
Bảng 7: Ảnh hưởng của mức sống với việc sinh hoạt hội phường. - việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã hải hoà - huyện tĩnh gia - tỉnh thanh hoá)
Bảng 7 Ảnh hưởng của mức sống với việc sinh hoạt hội phường (Trang 25)
Bảng 6: Ảnh hưởng của mức sống với hoạt động thể dục thể thao. - việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã hải hoà - huyện tĩnh gia - tỉnh thanh hoá)
Bảng 6 Ảnh hưởng của mức sống với hoạt động thể dục thể thao (Trang 25)
Bảng 8: Mức sống của hộ gia đình với việc sang chơi nhà bạn bè  hàng xóm. - việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã hải hoà - huyện tĩnh gia - tỉnh thanh hoá)
Bảng 8 Mức sống của hộ gia đình với việc sang chơi nhà bạn bè hàng xóm (Trang 26)
Bảng 9: Mức sống của gia đình với việc chơi cờ, bài. - việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân (qua khảo sát tại xã hải hoà - huyện tĩnh gia - tỉnh thanh hoá)
Bảng 9 Mức sống của gia đình với việc chơi cờ, bài (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w