Ngoài ra còn có thu nhập từ một số nguồn thu khác đónggóp không nhỏ cho đời sống người dân như từ nghề khai thác thủy hải sản,khai thác than, lương hưu và các nghề sửa chữa điện tử, máy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA XÃ HỘI HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN
ĐÔ THỊ HIỆN NAY
(Khảo sát tại phường Cao Xanh – thành phố Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh)
HÀ NỘI, 2011
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đảng và Nhà nước ta luôncoi trọng việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu tại Đại hội Đảng lần XIquyết định chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàphát triển nhanh bền vững phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước tatrở thành một nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong vănkiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã vạch ra nhiệm vụ, phương hướng,
mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là: “Đẩy mạnh tốc độ phát
kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân Tạo được nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế trí thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới” Thì vấn đề thu nhập nâng
cao mức sống trở thành nội dung và mục tiêu chính của quá trình CNH, HĐH
Phường Cao Xanh trực thuộc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cũng đangtừng bước chuyển mình để thích nghi với các điều kiện phát triển kinh tế mới,với những di tích vùng biển có sẵn, nơi đây thu hút đông đảo một lượng vốnđầu tư trong và nước ngoài vào Việt Nam, góp phần vào việc nâng cao tốc độtăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung Với các khu công nghiệp chế biểnhải sản và khai thác than được mở rộng đã thu hút một lượng lao động trong
và các vùng lân cận, đồng thời kéo theo hàng loạt các thay đổi trong đời sốngcủa các hộ gia đình người dân tại đây
Quảng Ninh đã có những thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây đặcbiệt là phường Cao Xanh, TP Hạ Long Đời sống của người dân đã được cảithiện rõ rệt, thu nhập cao hơn do vậy mà mức sống của người dân cũng khác
Trang 3trước, đời sống của người dân trên địa bàn được nâng cao, cơ sở vật chất kĩthuật được kiên cố hóa Nguồn thu nhập chính ở đây là từ buôn bán kinhdoanh là chủ yếu Ngoài ra còn có thu nhập từ một số nguồn thu khác đónggóp không nhỏ cho đời sống người dân như từ nghề khai thác thủy hải sản,khai thác than, lương hưu và các nghề sửa chữa điện tử, máy móc côngnghiệp… tuy có nhiều nguồn thu từ các công việc trên nhưng mức thu nhập
và đời sống của người dân vẫn còn thấp, mức chênh lệch về thu nhập giữa hộgiàu và nghèo là rất lớn Vấn đề thu nhập là một trong những chỉ báo quantrọng phản ánh về mức sống của người dân
Quan tâm chú ý tới vấn đề thu nhập của người dân nơi đây chúng tôi đãchọn đề tài nghiên cứu này để có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về vấn đềthu nhập của các hộ gia đình cũng như tìm hiểu về các yếu tố tác động đến sựthay đổi nguồn thu nhập ấy.Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra nhữnggiải pháp nhằm nâng cao thu nhập ở địa phương này cũng như giải quyết cáckhía cạnh xã hội nảy sinh do thu nhập mang lại
2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh sẽ làmsáng tỏ về nghề nghiệp, độ tuổi, số người sống chung… ảnh hưởng như thếnào đến đời sống của các hộ gia đình nơi đây
Tìm hiểu thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh cho chúng
ta thấy rõ hơn về ý nghĩa của đường lối đổi mới trong xây dựng chủ nghĩa xãhội của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây là hoàn toàn đúngđắn, được thể hiện qua các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, côngbằng xã hội
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng về thu nhập của các
hộ gia đình ở phường Cao Xanh trong điều kiện mới, đã phản ánh được phầnnào đời sống, vật chất của các hộ gia đình Từ đó, chúng tôi phác họa được
Trang 4thực trạng về thu nhập và những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập củacác hộ gia đình đó.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số đề xuất có thể được xem như làmột giải pháp tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, chính quyềnđịa phương có cơ sở để đưa ra những chính sách thích hợp, nhằm từng bướccải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở phường Cao Xanhnói riêng và các hộ gia đình trên cả tỉnh nói chung
3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của người dân đô thịhiện nay?
4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ những vấn đề đã nêu trên, do đây là một đề tài lớn trong phạm vicủa bài báo cáo thực tập, chúng tôi chỉ nhằm nghiên cứu những vấn đề sau
Mô tả mức về thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh, thànhphố Hạ Long hiện nay và xác định các nguồn thu chủ yếu đến thu nhập chínhcủa người dân
- Chỉ ra một số yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các hộgia đình ở phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long như: nghề nghiệp, học vấn,giới tính, độ tuổi
- Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi đưa ra nhữngkhuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ởphường Cao Xanh, thành phố Hạ Long
5 ĐỐI TƯỢNG - KHÁCH THỂ - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình ở phườngCao xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
5.2 Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi chọn các hộ gia đình ở phường Cao xanh,
TP Hạ Long, - tỉnh Quảng Ninh là khách thể nghiên cứu của đề tài
Trang 55.3 Phạm vi nghiên cứu
Được tiến hành trên địa bàn từ các hộ dân tổ 29 khu phố 2A, 2B,3A ởphường Cao xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Thực hiện vào tháng03/2011
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp chọn mẫu bằng bảng hỏi
- Số lượng mẫu:
Đề tài nghiên cứu chọn Phường Cao Xanh để nghiên cứu Nghiên cứucủa chúng tôi chọn một cách ngẫu nhiên có chủ định bao gồm 277 đối tượng,trong đó có 277 hộ gia đình được điều tra qua bảng hỏi chung của cả lớp, 5đối tượng khác được hỏi qua bảng phỏng vấn sâu cá nhân Số liệu thu thậpqua bảng hỏi được xử lý dành riêng cho chuyên nghành xã hội học, đó làchương trình SPSS for windows
- Cơ cấu mẫu:
Trang 6(Nguồn số liệu thực tập K52A – XHH)
Đây là phương pháp thu thập thông tin chủ yếu dùng cho đề tài nghiêncứu này Số lượng bảng hỏi được tiến hành là 277 bảng thu về được 277 bảnghợp lệ, mỗi bảng có 52 câu hỏi
Nội dung bảng hỏi tập trung vào các vấn đề lao động, việc làm và kinh
tế hộ gia đình ở thành phố biển trong nền kinh tế thị trường nhưng trong bảnghỏi có một số câu hỏi được chúng tôi sử dụng phục vụ cho nghiên cứu của đềtài Tìm hiểu về thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh thành phố
Hạ Long, Người phỏng vấn: Các bảng hỏi được tiến hành bởi các sinh viêntrong lớp K52-PN1 sinh viên ngành xã hội học hệ tại chức đã học xong một
số chuyên ngành trong đó có tác giả của báo cáo chính là (L) Chính là ngườitrực tiếp xây dựng bảng hỏi và trực tiếp đi thu thập thông tin và người đượchỏi là 277 đối tượng hộ gia đình đang sinh sống và làm việc tai phường CaoXanh, thông tin thu được từ 52 bảng hỏi được chúng tôi xử lý theo chươngtrình phần mềm SPSS
6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 5 đối tượng khác nhautrong đó có 3 Nam, 2 Nữ với nghề nghiệp và trình độ học vấn khác nhau.Những thông tin thu được nhằm bổ sung và hỗ trợ cho những thông tin thuđược từ phỏng vấn bằng bảng hỏi và nhằm làm rõ hơn
Trang 76.3 Phương pháp phân tích tài liệu
Ngoài những phương pháp trên nghiên cứu của chúng tôi còn sử dụngphương pháp phân tích tài liệu, đã đọc và phân tích những nguồn tài liệu baogồm những báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, phương hướngphát triển kinh tế xã hội năm 2011, những tài liệu, những sách báo, tạp chí,thống kê, một số bài viết và một số những nghiên cứu trước như: Tác giảLuyện thi Hay k49 XHH viết về thực trạng thu nhập của người dân ở thànhphố Lạng Sơn…, nhằm làm phong phú và phản ánh thực trạng xung quanhvấn đề nghiên cứu tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long
Tóm lại: Trong những phương pháp trên mà được vận dụng trong quátrình nghiên cứu thì phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi là chủ yếu, đượctôi đặc biệt quan tâm hơn cả bởi khả năng cung cấp thông tin xác thực vàđược thực hiện trên phạm vi tương đối rộng
7 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
7.1 Giả thuyết nghiên cứu
Thu nhập của các hộ gia đình trên địa bàn đã có những thay đổi đáng
kể Phần lớn người dân có mức thu nhập trung bình là không cao, nguồn thu
từ rất nhiều ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu từ hoạt động kinh doanh,buôn bán
- Yếu tố nghề nghiệp, độ tuổi, học vấn, giới tính… ảnh hưởng trực tiếptới thu nhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh
-Xu hướng thời gian tới, mức tổng thu nhập của các hộ gia đình trên địabàn phường sẽ tiếp tục tăng Ngày càng có nhiều người dân coi hoạt độngkinh doanh, buôn bán là nghề đem lại thu nhập chính cho gia đình
Trang 9PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Cơ sở lý luận chung
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn xem xét sựvật hiện tượng trong một quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến
Áp dụng quan điểm này chúng tôi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thunhập của các hộ gia đình ở phường Cao Xanh Đi sâu lý giải về thu nhập củacác hộ gia đình như là kết quả tác động của nhiều yếu tố tác động khác như:nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính… qua xử lý tương quan
2 Lý thuyết xã hội học
Đặc biệt chuyên ngành xã hội học kinh tế, xã hội học nghề nghiệp
2.1 Lý thuyết về sự biến đổi xã hội
Mọi xã hội không ngừng biến đổi sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổnđịnh bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó.Và
sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại đang ngày càng rõ hơn, nhanh hơn Điềunày làm cho ta nhận thấy biến đội không còn là mới mẻ Có nhiều cách quanniệm về sự biến đổi xã hội Cách hiểu rộng nhất, đó là sự thay đổi so sánh vớimột trình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước Trong phạm vi hẹp hòi,người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu trúccủa xã hội (hay tổ chức xã hội nào đó) mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắcđến phần lớn các thành viên của một xã hội
“August Comte – người đưa ra thuật ngữ “xã hội học” đã tin tưởng
rằng khi các nhà xã hội học xác định những nguồn gốc của sự biến đổi xã hộithì họ có thể giúp chương trình cho một xã hội tương lai tốt hơn A.comte
Trang 10tuyên bố rằng, biến đổi xã hội là: chắc chắn sẽ xảy ra – nó theo một conđường phát triển – và những tiến bộ tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn”.
“Biến đổi xã hội là những thay đổi diễn ra trong khuôn mẫu tổ chức xã
hội, cấu trúc, thiết chế, đời sống xã hội: biến đổi xã hội bao trùm một loại hiện tượng rất đa dạng, từ những biến đổi trên quy mô lớn tới quy mô nhỏ, từ ngắn hạn cho đến dài hạn, từ cấp độ toàn cầu tới cấp độ gia đình Biến đổi
có thể khới xướng từ phía chính phủ thông qua hoạt động lập pháp, hành pháp; từ phía công dân khi họ tổ chức lại thành các phong trào xã hội, từ việc truyền bá văn hóa, tư tưởng hay do các hệ quả không có chủ định của khoa học công nghệ Biến đổi xã hội còn do yếu tố môi trường hay do những chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế”.
Vận dụng lý thuyết về biến đổi xã hội để giải thích sự biến đổi về xãhội nó diễn ra bao trùm một loạt những hiện tượng; nó tác động biến đổi đếnhầu hết các lĩnh vực trong xã hội mà điều chúng ta đặc biệt quan tâm trongbài báo cáo này đó là những “sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế” Điều này
có nghĩa là từ sự biến đổi xã hội làm chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế vàđương nhiên là thu nhập của gia đình là không tránh khỏi sự thay đổi đangdiễn ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội này
Trên cơ sở lý luận của các lý thuyết biến đổi xã hội, chúng tôi xem xétthêm lý thuyết về phân tầng xã hội để giải thích thêm cho sự thay đổi về thunhập của các hộ gia đình
2.2 Lý thuyết phân tầng xã hội của Mac Weber
Trong lý thuyết này Weber cho rằng, cấu trúc xã hội nói chung và sựphân tầng xã hội nói riêng chịu tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản sau đây:
- Các yếu tố kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất, thị trường…)
- Các yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội, năng lực, cơ may, quyền lực…)trong quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội
Trang 11Weber thừa nhận yếu tố kinh tế biểu hiện cụ thể qua các cơ hội trao đổi
trên thị trường là yếu tố quyết định số phận con người, do đó ông đưa ra 2hình thức phân tầng xã hội về mặt kinh tế
- Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản
- Sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về mức thu nhập.Hai tháp phân tầng này không còn hoàn toàn trùng khít nhau mà đanxen, tương tác, chuyển hóa cho nhau Trong xu thế đó, đúng như Weber nhậnxét, phân tầng xã hội thành các nhóm thu nhập diễn ra phổ biến trong xã hộihiện đại Vận dụng lý thuyết này vào trong quá trình nghiên cứu, mục đích đểchỉ ra hệ quả cơ bản nhất mà thu nhập gây ra cho xã hội là sự phân hóa giàunghèo sẽ ngày càng tăng ảnh hưởng lớn tới các vấn đề xã hội khác
3 Hệ khái niệm công cụ
3.1 Khái niệm thu nhập
Một trong những yếu tố quy định mức sống của mỗi người, mỗi giađình là tài sản mà cá nhân, gia đình đó sở hữu Tài sản đó được hình thànhthông qua thu nhập bằng nhiều nguồn khác nhau
Thu nhập là tổng giá trị nhận được thu được trong một khoảng thờigian nhất định Các giá trị ở đây được biểu hiện bằng tiền tệ, giá trị cả hìnhthức vật chất, phi vật chất
3.2 Khái niệm hộ gia đình
Trước khi tìm hiểu khái niệm hộ gia đình, chúng ta tìm hiểu về kháiniệm Hộ và khái niệm Gia đình
- Khái niệm Hộ
Hộ được hiểu như một nhóm người sống chung dưới một mái nhà, cóthể có quỹ chi chung Hộ có thể gồm những người có quan hệ ruột thịt, họ
hàng, hay bạn bè quen biết Theo định của nghĩa Liên Hợp Quốc cho rằng:
“Hộ là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng có một ngân quỹ.”
-Khái niệm Gia đình:
Trang 12Khái niệm này được sử dụng chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sởquan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Đồng thời gia đình cũng có thểmột số người được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống.
LHQ đã lưu ý: Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu và đa dạng Từquan niệm sống đến hình thức tổ chức gia đình, vai trò, chức năng của nó đềubắt nguồn từ đặc điểm kinh tế, văn hóa từng nước, từ trình độ phát triển nềnvăn minh của từng xã hội cụ thể LHQ còn khẳng định: Gia đình còn là mộtyếu tố tự nhiên và cơ bản của xã hội, một đơn vị kinh tế
Như vậy, Hộ gia đình có thể được hiểu như sau
Hộ gia đình là một nhóm xã hội gồm 2 hay nhiều người gắn bó vớinhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (hoặc quan hệ nhận connuôi), vừa nhằm đáp ứng nhu cầu riêng tư của họ, vừa nhằm cung cấp nhucầu xã hội về cả thể xác lẫn tinh thần
3.3 Khái niệm Thu nhập hộ gia đình
Thu nhập của hộ gia đình được hình thành từ thu nhập của từng cá nhântrong hộ hoặc cũng có thể hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh, dịch vụ như các khoản tiền được hưởng khác của hộ Là việc nhậnđược tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó hay còn có các khoảnthu nhập trong một khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm Trên đây là một số khái niệm căn bản nhất dùng cho đề tài nghiên cứu,một số khái niệm khác có liên quan trong quá trình phân tích vấn đề sẽ đượctôi tiếp tục xem xét và đưa vào theo từng khía cạnh cụ thể của đề tài
4 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tiến hành nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình là rất cần thiết
và có tác dụng rất to lớn Trong thực tế nghiên cứu về thu nhập đã đặt nềnmóng cho các nghiên cứu về mức sống và phân tầng xã hội Trên thực tế,phân tích thống kê về thu nhập của cá nhân nói riêng và thu nhập của các hộgia đình nói chung là một việc không hề dễ, bởi điều đó đụng chạm đến nhiềuvấn đề tế nhị về mặt cá nhân, xã hội Qua tham khảo một số tài liệu tôi được
Trang 13biết đến các tác giả sau, họ đã từng đề cập tới vấn đề thu nhập trong một sốcông trình nghiên cứu của mình
Luận án thạc sĩ kinh tế học của Nguyễn Hoài Dương (1998) có đi sâu
nghiên cứu “Một số vấn đề về thu nhập và mức sống của dân cư trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” Trong nghiên cứu này,
trên cơ sở hệ thống hóa về mặt lý luận thu nhập và mức sống trong nền kinh
tế thị trường, tác giả phân tích những kinh nghiệm của một số quốc gia điểnhình trong việc giải quyết vấn đề thu nhập và mức sống người dân, tác giảtiến hành phân tích tình hình thu nhập và mức sống của dân cư trong quá trìnhchuyển sang nền kinh tế thị trường Từ đó nêu quan điểm và đề xuất một sốgiải pháp cơ bản nhằm đảm bảo và nâng cao thu nhập, mức sống của dân cưViệt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Chínhphủ Hà Nội tháng 05 năm 2002
Qua tìm hiểu các nghiên cứu trên cho thấy các tác giả chủ yếu đi sâuphân tích thu nhập trên phương diện lý thuyết, nhìn nhận vấn đề thu nhập ởcấp độ vĩ mô Thực tế có rất ít báo cáo hay bài viết đi sâu vào từng đối tượng
cụ thể Với đề tài nghiên cứu trên, một mặt tôi hy vọng tiếp thu các báo cáo
đã được nghiên cứu trước đó, mặt khác tôi định hướng đi sâu vào một đốitượng cụ thể, đó là các hộ gia đình trên địa bàn phường Cao Xanh Hiểu vànắm rõ hơn về thực trạng vấn đề thu nhập trên địa bàn phường trong bối cảnh
cụ thể về điều kiện tự nhiên - kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội
5 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
5.1 Điều kiện tự nhiên
Cao Xanh được xác định là phường thuộc trung tâm của thành phố HạLong Phường Cao Xanh được xác định là phường thuộc trung tâm của thànhphố Hạ Long, phường được thành lập năm 1981, trên cơ sở tách ra từ thị trấnCao Thắng, thị xã Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh thành hai phường Cao Thắng và
Trang 14Cao Xanh, năm 1994 phường Cao Xanh tiếp nhận hợp nhất toàn bộ xã ThànhCông – Thành phố Hạ Long.
+ Phía đông giáp phường Cao Thắng,
+ Phía tây giáp Vịnh Hạ Long
+ Phía nam giáp phường Yết Kiêu và phường Trần Hưng Đạo
+ Phía bắc giáp phường Hà Khánh
5.2 Điều kiện kinh tế - Văn hóa - Xã hội
Về kinh tế
Những năm gần đây phường Cao Xanh có tốc độ phát triển đô thị hóanhanh, dân số cơ học tăng lớn Nhịp độ tăng trưởng kinh tế từ 8 – 10%/năm,tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 6 – 8,5 tỷ đồng/năm Cơ cấu kinh tế có
sự chuyển dịch nhanh theo hướng: thương mai dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp
và ngư nghiệp Bộ mặt đô thị của phường từng bước được đổi mới, kết cấu hạ
tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ, đời sống của phần đông dân cư được cảithiện và nâng cao rõ rệt Các ngành dịch vụ, sản xuất kinh doanh có lợi thếcủa địa phương được phát triển như: Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, chếbiến các sản phẩm từ gỗ, thương mại…, thu hút tốt các nguồn đầu tư để pháttriển kinh tế, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động/năm Phường cũng thuhút các dự án đầu tư phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng cơ sở: Đặc biệt các dự
án phát triển đô thị như: Khu đô thị mới Cao Xanh Vựng Đâng; Cao Xanh
-Hà Khánh A,B đường tỉnh lộ 337
Về văn hóa - giáo dục
Thành phần dân tộc: Kinh chiếm đa số; Hoa 30/ 17.905, chiếm 0.16%;Tày 15/17.905, chiếm 0,08%; Sán Dìu: 02 Thái : 01 Tôn giáo đa số theo đạophật, công giáo chiếm 0,16% (30 người) theo số liệu thông kê đến hết31/12/2009: Tỷ lệ hộ dân có mức sống khá và giàu chiếm: 38%; trung bìnhchiếm: 60,04%, hộ nghèo chiếm 0,8% (trong đó hộ nghèo theo tiêu chí Quốcgia có 17/38 hộ)
Trang 15* Công tác văn hóa: Phường triển khai có hiệu quả phong trào toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng khu phố văn hóa, đến nay100% các khu phố đã xây dựng và thực hiện tốt các quy ước ở khu dân cư.Hàng năm, số tổ dân đạt tiên tiến xuất sắc chiếm 25%; gia đình văn hóa chiếm95%; 100% các khu phố hoàn thành các chỉ tiêu về thu các khoản thuế, quỹ
và đóng góp theo quy định, thường xuyên duy trì 2 -3 khu phố đạt tiên tiếnxuất sắc được thành phố cấp bằng công nhận khu phố văn hóa 6/10 khu phố
đã có nhà sinh hoạt cộng đồng Từ năm 2006 địa phương đã đầu tư xây dựngkhu vui chơi cho thanh thiếu niên với diện tích trên 1000m2 gồm các hạngmục sân bóng đá, nhà phục vụ sân khấu biểu diễn Hàng năm đã tổ chức trên
30 giải thể thao, hàng trăm buổi liên hoan văn hóa, văn nghệ và đón các đoànnghệ thuật trong và ngoài tỉnh đến biểu diễn Hưởng ứng phong trào Toàn dânrèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại, đã thu hút nhiều đối tượng vànhân dân tham gia, góp phần làm lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội, tiêubiểu như hoạt động của các CLB bóng đá khu 7, cầu lông, bóng bàn, thái cựctrường sinh, thuyền chải ,
* Công tác giáo dục: Kết quả năm học (2009 - 2010), đối với khối tiểuhọc: Tỷ lệ lên lớp thẳng đạt 99,1%; hoàn thành chương trình bậc tiểu học là100%; 100% học sinh thực hiện đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh Đối vớikhối THCS: Xét tốt nghiệp THCS đạt 100% học sinh có học lực khá giỏi đạt69% (tăng 20% so với năm học trước), hạnh kiểm tốt, khá đạt 98,5% Chấtlượng đại trà và đào tạo mũi nhọn ở cả 2 khối tăng từ 9 -12% so với năm họctrước, cơ sở vật chất đầu tư cho công tác giảng dạy và học được quan tâm.UBND phường đã chỉ đạo, rà soát, đề nghị Phòng Giáo dục và đào tạo thànhphố tổ chức khai giảng phổ cập lớp xóa mù tại khu 7 (tháng 12/2010); Vậnđộng 13 TE trong độ tuổi vào lớp 1đầu năm học (2010 – 2011)
Về An ninh - Quốc phòng
* Công tác An ninh: Năm 2010, tình hình ANCT - TTATXH trên địabàn được giữ vững, đặc biệt trong các dịp lễ tết, hoạt động chính trị diễn ra
Trang 16trên địa bàn, đảm bảo không có vụ việc, điểm nóng xảy ra Đặc biệt trên địabàn không có hoạt động tội phạm, mang tính chất băng, ổ nhóm (kiểu xã hộiđen), song một số vụ việc mang tính bạo lực, phức tạp còn xảy ra như dùngchai xăng ném vào nhà Ông Nguyễn Văn Phán – TK8 gây cháy sơn cánh cửa(6/6/2010), hoặc nhóm đối tượng ở địa phương khác dùng kiếm, mác đến địaphương đòi nợ Lực lượng chức năng đã tổ chức trên 700 lượt người tuần trađêm, phòng ngừa đấu tranh trấn áp tội phạm Thành lập 11 chốt công tác thamgia tuần tra đảm bảo ANTT trong dịp Tết nguyên đán 2010 Tổ chức đăng kýtạm trú cho 34 trường hợp người nước ngoài đến lưu trú ( giảm 18 trường hợp
so với năm 2009), kiểm tra 118 hộ, phát hiện 25 trường hợp có vi phạm, xửphạt 05 trường hợp vi pham chế độ đăng ký hộ khẩu, phạt 700 ngàn đồng
* Công tác quốc phòng: Tổ chức tổng kết hoạt động cụm an toàn địabàn năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011 Chỉ đạo tốt việc phúc tra quân
dự bị, phương tiện kĩ thuật theo quy định Hoàn thành chỉ tiêu giao quân đợtII/2010 (04 Tân binh), tổ chức rà soát quân dự bị hạng 1 gồm 13 đồng chíđăng kí nghĩa vụ quân sự tuổi 17 cho 68 thanh niên Tổ chức lực lượng gồm
20 dân quân tham gia diễn tập lưc lượng dân quân tự vệ biển và hội thao quân
sự đạt loại giỏi cấp thành phố, nhất toàn đoàn môn bơi vũ trang Duy trì lựclượng trực sẵn sàng chiến đấu dịp cao điểm, đảo bảo không có vụ việc xảy ra
Tổ chức xét duyệt và đề nghị 22 hồ sơ hưởng chế độ theo Quyết định 142/CPcủa Chính phủ
Về lao động
Lượng lao động nhập cư hàng năm tăng nhiều Hiện có trên 3500 laođộng nhập cư Số lao động địa phương di chuyển đi nơi khác kiếm sốngkhông nhiều Hiện có 1000 lao động tại địa phương không có việc làm ổnđịnh Ngành nghề chủ yếu là: Cán bộ viên chức, kinh doanh buôn bán, dịch
vụ nhà nghỉ
Trang 17Trong những năm tới, đầu tư khai thác tiềm năng về thương mại dịch
vụ, và du lịch là một trọng tâm và là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy pháttriển kinh tế - văn hóa - xã hội Cao Xanh
Tóm lại: Yếu tố địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội đã và đang tạo cơ
hội thuận lợi mới của địa phương tạo tiền đề cho sự phát triển của đời sốngngười dân Đặc biệt các ngành kinh doanh buôn bán - dịch vụ rất phát triển.Với lợi thế phường nằm trung tâm thành phố Vịnh Hạ Long có tiềm năng về
du lịch biển thu hút được nguồn lao động tại chỗ và nguồn lao động từ nơikhác đến như: Đánh bắt thủy ,hải sản, chế biến sản phẩm từ gỗ,… đóng vaitrò rất quan trọng tới mọi mặt đời sống của người dân Vấn đề thu nhập ngoàiviệc chịu tác động của các yếu tố chủ quan ( năng lực bản thân, trình độ họcvấn, giới tính, độ tuổi, ) còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đó làcác điều kiện khách quan: tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa phương
Cùng với những nét cơ bản thuận lợi nói trên còn một số khó khăn nhưkhi công nghiệp, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh, người lao động đến cư chúđông kéo theo nhiều vấn đề xã hội nảy sinh như: An ninh trật tự phức tạp tệnạn xã hội gia tăng Nguồn thu cho các hoạt động quản lý phúc lợi xã hội thuhẹp, quỹ đất đai hạn chế, lương thực thực phẩm phụ vụ tiêu dùng, lao độngngày càng thiếu việc làm thu nhập không ổn định
Trang 18CHƯƠNG 2:
THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH PHƯỜNG CAO XANH, THÀNH
PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
I KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
Phường Cao Xanh là một trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội thuộcthành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quângiai đoạn 2002, 2005 đạt khoảng 10,3 tỷ đồng chiếm 37% GDP của cả tỉnhQuảng Ninh
Cơ cấu năm 2004: công nghiệp xây dựng – dịch vụ- du lịch – nông lâmnghiệp chiếm 45,4% - 53,2% - 1,48% Tốc độ tăng trưởng GDP bình quânnăm 2002 – 2005 là 13,9% trong đó công nghiệp xây dựng tốc độ tăng trưởngcao nhất là 17,38% Thành phố Hạ Long góp hơn 2/3 tổng thu ngân sách trênđịa bàn tỉnh
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh năm 2003 là gần 4.000 tỷ đồngđến năm 2008 là gần 10 tỷ đồng, như vậy tốc độ tăng trưởng đạt gần 18%
Dịch vụ có những tiến bộ đáng kể: giá trị sản xuất dịch vụ năm 2003đạt 1062,9 tỷ đồng năm 2005 là 25,09%, tốc độ tăng trưởng như vậy là cao
Nông lâm – ngư nghiệp năm 2005 đạt khoảng 85 tỷ đồng trong đó nôngnghiệp đóng góp 30,7%, lâm nghiệp 0,9%, ngư nghiệp là 68,4% tố độ gia tăngbình quân của khu vực này trong giai đoạn quy hoạch là khoảng xấp xỉ 5%
II THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG CAO XANH
1.Mức thu nhập
Bảng 1: Cung cấp thông tin về mức thu nhập theo mức độ của các hộgia đình ở phường Cao Xanh được thể hiện:
Trang 19Bảng 1: Mức thu nhập trung bình một tháng của các hộ gia đình Phường Cao
( Nguồn số liệu điều tra tháng 3/2011 tại Phường Cao Xanh – Thành phố Hạ
Long – Tỉnh Quảng Ninh)
Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy trong tổng 277 người được hỏi thì có
118 người trả lời có mức thu nhập từ 1500 đến 4500/ người / tháng (chiếm 42,7%): và có 96 người trả lời có mức thu nhập từ 5 triệu đến 9 triệu ( chiếm 34,6%) vàmức thu từ 10 triệu cho đến 40 triệu có 63 người trả lì ( chiếm 23,7%)
Có thể thấy được là số lượng những hộ gia đình có thu nhập thấp nhất từ
1500 ÷4500/người/năm là nhiều nhất nhiều gấp 1,8 lần số lượng những hộ giađình nằm trong mức thu nhập trên 10 ÷ 40 triệu/người/năm, và gấp 1,2 lần sốlượng hộ gia đình nằm trong mức thu nhập từ 5 ÷ 9 triệu/người/năm Và nhưvậy số lương những người có thu nhập thấp nhất chiếm số lượng nhiều hơn sovới tất cả các nhóm còn lại
2 Nguồn thu nhập chính và số người đem lại thu nhập lớn của các hộ gia đình
Trang 20Bảng 2: Nguồn thu nhập chính và số người đem lại thu nhập lớn
Vợ Chồng Vợ &
chồng
Người khác
Trong tổng số người được hỏi thì số người trả lời:
- Nguồn thu từ nghề buôn bán: Thì người mang lại nguồn thu nhiềunhất là người chồng hiện nay /trước đây 3 năm Cách đây 3 năm có 154
Trang 21người chiếm (55,6%,) hiện nay tuy có sự giảm đi so với trước nhưng nó vẫncao hơn so với các thành viên khác trong gia đình, có 150 người và (chiếm54,2 %) Trong khi đó thu nhập của cả vợ và chồng được xếp thứ 2 cách đây3năm có 76 người và chiếm và chiếm 27,4 %, hiện nay sự tham gia buôn báncủa cả vợ và chồng đã có sự tăng lên về số lượng người tham gia là 79 người
và chiếm28,5% Người vợ được xếp thứ 3 cách đay 3năm chỉ có 45 người vàchiếm 16,2% so với hiện nay đã có sự tăng lên về số lương tham gia buôn báncủa chị em phụ nữ thể hiên có 46người và (chiếm 16,6%) Nguồn thu từngười khác tuy không nhiều nhưng nó mang lại thu nhập cho gia đình cũngkhông phải là ít thể hiện có 02 người và (chiếm 0,7%.)
Khi trao đổi về vấn đề này với một số người dân buôn bán ở phườngCao xanh qua phỏng cấn sâu cho thấy
“So với nghề trước mình làm thì giờ thu nhập từ nghề này cũng tàm tạm.” (Trích PVS số 1.Nam,43 tuổi,buôn bán cho biết)
“Cũng từ buôn bán này thôi Nói chung bác bán được Hàng nên thu nhập cũng tương đối” (Trích PVS số 5 Nữ, 43 tuổi, buôn bán cho biết)
“Nói chung từ khi mở cửa hang đến nay, hang hóa bán cũng được nên đời sống của người dân nói chung là khá hơn Gia đình bác cũng thế, nhờ buôn bán mà mua sắm được các đồ dung trong nhà, rồi xay được nhà cửa” ( Trích
PVS số 4 Nam, 60 tuổi, nghỉ hưu)
Như vậy: Từ nghề buôn bán từ trước đến nay người mang lại thu nhậpchính và cũng là người làm ra chủ yếu người Chồng
Nguồn thu từ nghề dịch vụ: Thể hiện vai trò quan trọng hơn cả đối vớithu nhập trong gia đình vẫn thuộc về những người chồng luôn được coi là trụcột gia đình, hiện nay trong nghề dịch vụ có 228 người và chiếm 83% tuy có
sự giảm đi so với cách đây ba năm là có tới 230người và chiếm 83% nhưng
nó vẫn còn cao hơn so với sự đem lại thu nhập của người vợ Trước đây có 15người chiếm 5,4% thì hiện nay đã có sự tăng lên có 17người chiếm 6,1%,nhưng nó vẫn còn thấp hơn sự kinh doanh dịch vụ của những gia đình có cả
Trang 22vợ và chồng cùng tham gia, cách đây ba năm có 31 người và chiếm 11,2%nhưng hiện nay đã có 32 người chiếm 11,6% Còn sự mang lại thu nhập từngười khác cách đây ba năm thì có 1 người chiếm 0,4% hiện nay là không có.
Vậy trong kinh doanh dịch vụ thì người mang lại thu nhập lớn nhất vàcũng chính là người làm ra chủ yếu vẫn là người chồng
“Mỗi tháng tiền thuê phòng chỉ lấy 1triệu đồng thôi, hết tháng thi thu
mà công nhân làm than nó kiếm được nhiều tiền lắm 1triệu bác tháy còn quá
rẻ nhưng chúng nó ở lâu rồi khách quen lấy thế thôi cháu ạ.” cười ”( Trích
PVS số 3 Nam, 61 tuổi nghỉ hưu).
Nguồn thu từ lương ngân sách, người đóng góp nhiều nhất ở mức thunhập này phải kể đến là người chồng cách đây ba năm chiếm tới 93,9% có
260 người và hiện nay thi đã có sự tăng lên một hộ là 261người và chiếm94,2% đứng thứ hai là cả vợ chồng cách đây ba năm có 11hộ chiếm 4 % hiệnnay chỉ có 9 người và chiếm 3,2 %, còn thu nhập của người vợ từ trước tớinay vẫn không có gì thay đổi có 3 người và chiếm 1,1%, từ người khác hiệnnay có 4 người chiếm 1,4% trước chỉ có 3người chiếm 1,1 % Thu nhập từlương ngân sách người mang lại thu nhập lớn nhất vẫn là người chồng làngười làm ra là chủ yếu
Nguồn thu từ trợ cấp xã hội, phải kể đến đầu tiên là người chồng vớinguồn thu cách đây ba năm và hiện nay hộ vẫn là người mang lại là chủ yếu
có 276 người và chiếm 99,6 % còn của người vợ chỉ có 1 người chiếm 0,4 % Nguồn thu nhập chính từ người thân ở nước ngoài gửi về và lãi tiết kiệmchỉ có ở người chồng và chiếm 100%
Thu từ nguồn khác đứng đầu vẫn là người chồng cách đây ba năm và hiệnnay có 272 người chiếm 98,2%, của cả vợ chồng có 4 người chiếm 1,4 % ,người vợ có 1 người chiếm 0,4%
Tóm lại qua phân tích những số liệu ở bảng 2 ta thấy : Tất cả nhữngngười thu nhập thì người chồng vẫn là người mang lại nguồn thu nhập chính
Trang 23trong gia đình , tuy nhiên người vợ hiện nay cũng bắt đầu tham gia cùngngười chồng đóng góp trong việc tạo thu nhập trong gia đình.
3 Nghề mang lại thu nhập lớn nhất hiện nay
Bảng 3: Công việc mang lại thu nhập lớn nhất hiện nay
Công việc mang lại thu
nhập lớn nhất hiện nay
Số lượng hộ gia đình
( Nguồn số liệu điều tra tháng 3/2011 tại Phường Cao Xanh – Thành phố Hạ
Long – Tỉnh Quảng Ninh)
Trong bảng 3 ở trên ta thấy rằng trong tổng số người được hỏi có 158người trả lời: rằng công việc mang lại thu nhập lớn nhất là từ kinh doanhbuôn bán thể hiện chiếm 57,5 %.Đứng thứ hai là từ kinh doanh dịch vụ có 74người và chiếm 26,9 %,tiếp đến là từ nguồn khác có 18người và chiếm 6,5 %.Cán bộ nhà nươcs có 17người và(chiếm 6,2 %,) cuối cùng là công nhân chỉ có
8 người và (chiếm2,9 %.)
Như vậy: Nguồn thu nhập chính của người dân ở đây là từ kinh doanhbuôn bán chiếm tỉ lệ cao nhất ( 57,5% ), mặc dù đây là nghề ít có tính ổn địnhnhư những nghề khác Song nó lại có khả năng tạo thu nhập cao và nhanh
chóng hơn hẳn nhiều nghề khác Bởi nhu cầu mua sắm của người dân ngày
cao Bên cạnh số lượng người làm nghề cán bộ công chức nhà nước (chiếm6,2%) số lượng ít so với các nghề kinh doanh buôn bán, kinh doanh dịch vụ,
do nghề có tính chất ổn định về cả công việc và đồng lương ngân sách Quaphỏng vấn sau:
“ Buôn bán là một nghề sinh lời cao “ Phi thương bất phú mà” Làm buôn bán thì mới có thể giàu lên nhanh chóng được.Ở Hạ Long - Quảng Ninh
Trang 24là điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước nên nơi đây là trung tâm mua sắmm người dân từ khi buôn bán mới giàu và cũng chỉ có buôn bán mới giàu lên như vậy được” (Nữ, 42 tuổi buôn bán phỏng vấn sâu do –Nông Thị Quý thực hiện)
Thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều ngành nghề khác nhaunhưng chủ yếu mang lại thu nhập nhiều nhất vẫn là từ kinh doanh buôn bán
và kinh doanh dịch vụ là chính mà người mang lạithu nhập lớn nhất chủ yếu
Thực tế cho thấy, các yếu tố giới tính, độ tuổi trình độ học vấn, tôn giáo,nghề nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của mỗi người, và đó cũng
là những chỉ báo quan trọng để đo mức thu nhập của mỗi cá nhân, hộ giađình Ở đây chúng tôi chỉ đi sâu vào hai yếu tố thể hiện mức độ ảnh hưởng rõnét nhất, đó là nghề nghiệp đem lại thu nhập chính cho hộ gia đình và trình độhọc vấn
1.Ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp
Nghề nghiệp và thu nhập luôn có mỗi quan hệ tác động qua lại với nhaurất chặt chẽ Nghề nghiệp của mỗi người là cơ sở chi phối mạnh mẽ đến thu
Trang 25nhập của chính họ Ngược lại thu nhập cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hẹphoặc mở rộng của nghề nghiệp
Bảng 4: Tương quan giữa yếu tố nghề nghiệp với tổng thu nhập của các hộ gia đình
( Nguồn số liệu điều tra tháng 3/2011 tại Phường Cao Xanh – thành phố Hạ
Long – tỉnh Quảng Ninh)
Kết quả cho thấy:
Trong nhóm nghề nghiệp viên chức, cán bộ có tất cả 09 hộ gia đình cótổng thu nhập từ 1500 đến 4500 triệu đồng/hộ/tháng Có 07 hộ gia đình cótổng thu nhập từ trên 5000 đến 9000 đồng/hộ/tháng, có 04 hộ ở mức tổng thunhập từ trên 10000 đến 40000 đồng/hộ/tháng
Trong nhóm nghề kinh doanh, buôn bán: Tổng thu nhập ở mức 1500đến 4500triệu đồng/hộ/tháng có 18 hộ gia đình Ở mức tổng thu nhập từ trên
5000 đến 9000 triệu đồng/hộ/tháng có 50 hộ Chiếm số lượng nhỏ nhất trong
Trang 26nhóm tổng thu nhập này là những hộ gia đình nằm ở mức tổng thu nhập từ
10000 đến 40000 triệu đồng/hộ/tháng
Với nhóm nghề kinh doanh, dịch vụ: Chiếm số lượng đáng kể, 18 hộgia đình nằm trong nhóm tổng thu nhập từ 1500 đến 4500 triệu đồng/hộ/thángChiếm số lượng cao nhất, 21 hộ gia đình nằm trong nhóm nghề nghiệp này là
hộ có tổng thu nhập trên 5000 đến 9000triệu đồng/hộ/tháng Chiếm số lượngthấp nhất nhưng lại nằm ở mức tổng thu nhập cao nhất, 14 hộ gia đình nằmtrong nhóm tổng thu nhập trên 10000 đến 40000 triệu đồng/hộ/tháng
Trong nhóm nghề làm công nhân: Chiếm số lượng nhiều nhất trongnhóm tổng thu nhập này, 06 hộ gia đình nằm ở mức tổng thu nhập từ 1500đến 4500 triệu đồng/hộ/tháng Có 04 hộ gia đình có tổng thu nhập từ 5000đến 9000 triệu đồng/hộ/tháng, và không có hộ nào nằm trong nhóm nghề này
có tổng mức thu trên 10000 đến 40000 triệu
Trong nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp: có 04 hộ gia đình nằm ở 2 mứctổng thu nhập: có tổng thu nhập từ 1500 đến 4500 triệu đồng/hộ/tháng Và từtrên 10000 đến 40000 triệu đồng/hộ/tháng.Chiếm số lượng hộ gia đình hơn cảnằm ở mức tổng thu nhập từ 5000 đến 9000triệu đồng/hộ/tháng là có 06 hộ
Với nhóm nghề lao động tự do có 05 hộ gia đình nằm trong mức tổngthu nhập từ 1500 đến 4500 triệu đồng/hộ/tháng Ở mức tổng thu nhập từ trên
4500 đến 9000triệu đồng/hộ/tháng có 02 hộ và không có hộ gia đình nào cótổng mức thu nhập trên 10000 triệu
Các nhóm nghề khác có 04 hộ gia đình nằm trong mức tổng thu nhập từ
1500 đến 4500 triệu đồng/hộ/tháng, và có 02 hộ gia đình có mức tổng thunhập từ 5000 đến 9000 triệu đồng/hộ/tháng Chỉ có duy nhất 01 hộ có tổngmức thu nhập từ 10000 đến 40000 triệu đồng/hộ/tháng
Trong nhóm tổng thu nhập từ 1500 đến 4500 triệu đồng/hộ/tháng,chiếm tỉ lệ cao nhất 60,7% là những hộ gia đình làm nghề kinh doanh, buônbán Chiếm 15,4% là những hộ gia đình làm nghề kinh doanh, dịch vụ Những
hộ gia đình viên chức, cán bộ chiếm 7,7% Tiếp nữa là những hộ gia đình là
Trang 27công nhân chiếm 5,1 %, và lao động tự do chiếm 4,3% Những hộ gia đìnhlàm nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề khác chiếm tỉ lệ thấp nhất chiếm 3,4%trong tổng số Có thể thấy ở nhóm thu nhập thấp nhất này thì chiếm tỉ lệ thấpnhất là những hộ gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề khác và caonhất là những hộ gia đình làm nghề kinh doanh, buôn bán.
Trong nhóm tổng thu nhập từ 5000 đến 9000 triệu đồng/hộ/tháng,chiếm tỉ lệ cao nhất 54,3% là những hộ gia đình làm nghề kinh doanh, buônbán Chiếm 22,8% là những hộ gia đình làm nghề kinh doanh, dịch vụ Những
hộ gia đình viên chức, cán bộ chiếm 7,6%, và tiểu thủ công nghiệp chiếm6,5% Có thể thấy ở nhóm thu nhập thấp nhất này thì chiếm tỉ lệ thấp nhất lànhững hộ gia đình làm nghề lao động tự do và nghề khác có 2,2% Khác vớinhóm thu nhập trên, ở đây nhóm chiếm tỉ lệ thấp nhất là gia đình nghề laođộng tự do và nghề khác
Còn trong nhóm tổng thu nhập trên 10000 đến 40000 triệuđồng/hộ/tháng, chiếm tỉ lệ cao nhất 62,9% là những hộ gia đình làm nghềkinh doanh, buôn bán Chiếm 22,6% là những hộ gia đình làm nghề kinhdoanh, dịch vụ Những hộ gia đình viên chức, cán bộ tiểu thủ công nghiệpchiếm 6,5% Những hộ gia đình làm nghề khác chiếm 1,6%
Qua phân tích trên ta nhận thấy rằng chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cảcác nhóm thu nhập từ thấp đến cao là nhóm nghề kinh doanh buôn bán
Như vậy nghề nghiệp là sự phản ánh về mức thu nhập của bản thân vàgia đình Đồng thời nghề nghiệp cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố kháchquan và chủ quan Đối với những người lao động tự do, làm nghề tiểu thủ côngnghiệp, các nghề khác cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và yếu
tố khách quan Do đó những nghề có thu nhập cao và ổn định cũng đồng thời lànhững nghề đòi hỏi trình độ cao (viên chức, cán bộ), sự năng động, khả năngnắm bắt thị trường và thời cơ (nghề kinh doanh buôn bán)
2 Ảnh hưởng của yếu tố trình độ học vấn tới tổng mức thu nhập hộ gia đình
Trang 28Thường thì học vấn là giá trị để đánh giá sự phát triển của xã hội Đồng thời đánh giá được địa vị mỗi cá nhân trong xã hội hơn là một giá trị đểđánh giá mức thu nhập của người đó Tuy nhiên, khi nghiên cứu và đánh giá
về mức thu nhập của cá nhân thì học vấn là một yếu tố quan trọng để chúng taxem xét Thông thường, người ta hay khẳng định và cho rằng: Càng nhữngngười có trình độ học vấn cao thì càng có khả năng đem lại thu nhập cao chobản thân
Bảng 5: Vai trò của trình độ học vấn đối với tổng mức thu nhập của hộ gia
đình
Trình độ học vấn
của người trả lời
Tổng mức thu nhập của hộ gia đình
Từ 1500 đến4500
Từ 5000 đến9000
Từ 10000 đến40000