1. Kết luận
Hoạt động vui chơi giải trí chiếm một vị trí quan trọng giúp người dân giải tỏa những căng thẳng do lao động trí óc và chân tay đưa lại, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Mặt khác các hoạt động giải trí còn góp phần tạo nên lối sống cá nhân.
Về thực trạng hoạt động giải trí: Người dân đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động này với đời sống tinh thần của mình. Hoạt động giải trí được người dân tham gia nhiều nhất như xem ti vi, đọc báo, thăm họ hàng…
Bên cạnh đó hoạt động giải trí của người dân chịu sự tác động của nhiều yếu tố: Quan niệm về giải trí, điều kiện kinh tế gia đình …hơn nữa khi tham gia hoạt động này người dân phải tính đến sự phù hợp giữa khả năng, quan niệm hay những chuẩn mực giá trị của gia đình địa phương mình lựa chọn
2. Khuyến nghị
Trước đây do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, một phần do hạn chế về nhận thức nên trong một thời gian dài chúng ta chưa có sự quan tâm chú ý đúng mức đến nhu cầu giải trí của người dân. Ngày nay, tuy mức sống của người dân đã được cải thiện các hoạt động vui chơi giải trí ngày càng đa dạng có sức lôi cuốn nhưng sự tham gia của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt ở nông thôn sự tham gia lựa chọn còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Để xây dựng lối sống có văn hóa người dân cần quan tâm tổ chức hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh.
Đảng và nhà nước ta cần có nhiều chính sách quan tâm đầu tư hơn nữa trong việc nâng cao cơ sở vật chất cho hệ thống nhà văn hóa nhất là đối với vùng nông thôn. Tăng nguồn kinh phí cho việc đào tạo các cán bộ và chế độ đãi ngộ nhằm tạo điều kiện cho họ có thể phát huy vai trò và khả năng của mình.
Quan niệm về giải trí trong nhân dân còn nhiều hạn chế và chưa tích cực do đó việc hình thành quan niệm khoa học về giải trí là cần thiết. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền cung cấp cho nhân dân những tri thúc khoa học về giải trí giúp cho họ hiểu vai trò về giải trí trong xã hội nhất là đối với người dân vùng nông thôn là việc làm cần thiết. Lồng ghép các hoạt động giải trí trong các hoạt động xã hội giúp mọi người nhận thức được ý nghĩa định hướng đúng đắn cho bản thân mình trong các hoạt động này.
Đối với xã cần:
Nâng cao nhận thức về giải trí cho người dân và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao năng lực và nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa xã.
Cần quan tâm tổ chức nhiều hoạt động bổ ích có nội dung phong phú phù hợp với sở thích và tâm lý của người dân để thu hút sự tham gia của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (chủ biên), xã hội học đại cương. NXB ĐHQG, 2001.
2. Phạm Duy Đức (chủ biên), hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay (những vấn đề lý luận và thực tiễn), Viện văn hóa thông tin và NXB văn hóa thông tin, Hà Nội 2004
3. Tiến sĩ Mai Kim Thanh, chuyên đề thời gian rỗi
4. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB ĐHQG 2001
5. Nguyễn Quý Thanh, tìm hiểu mức độ tiếp cận thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng của người dân châu thổ Sông Hồng trong thời kỳ đổi mới tạp chí xã hội học số 2 – 2001
6. Từ điển xã hội học NXB thế giới
MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU...1
1.Lý do chọn đề tài...1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn...2
2.1.Ý nghĩa khoa học...2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn...2
3. Mục đích- mục tiêu nghiên cứu...3
4. Câu hỏi nghiên cứu...3
5. Giả thuyết nghiên cứu. ...3
6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...3
.6.1 Đối tượng nghiên cứu...3
6.2 Khách thể nghiên cứu...3
6.3 Phạm vi nghiên cứu...3
7. Phương pháp nghiên cứu...4
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu...4
7.2 Phương pháp quan sát...4
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu...4
7.4 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi...4
II. NỘI DUNG CHÍNH...5
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...5
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu...5
2. Lý thuyết áp dụng...6
2.1 Lý thuyết hành động xã hội...6
2.2 Lý thuyết biến đổi xã hội...7
3. Các khái niệm công cụ...9
CHƯƠNG II. ...12
VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI DÂN. 12 1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. ...12
2. Các hoạt động giải trí của người dân ...15
3 . Những nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động giải trí của người dân...19
3.1 Nhận thức về giải trí...19
3.2 Hoạt động của hệ thống nhà văn hoá xã...20
3.3 Ảnh hưởng của mức sống tới hoạt động giải trí của người dân...20
3.4 Xu hướng tham gia các loại hình giải trí của người dân...27
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...29
1. Kết luận ...29
2. Khuyến nghị...29