1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lí ngân sách tại xã võ liệt huyện thanh chương tỉnh nghệ an

66 211 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 416 KB

Nội dung

Chính vì vậy, ta có thể hiểu ngân sách xã như sau: Xét về hình thức biểu hiện bên ngoài: Ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu, chi trong dự toán đã được HĐND xã quyết định và được thực

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Trần Thị Thu Nga

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ 3

1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân sách xã 3

1.1.1 Khái niệm ngân sách xã 3

1.1.2 Đặc điểm ngân sách xã 4

1.1.3 Vị trí và vai trò ngân sách xã trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương .5

1.1.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lí ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay 6

1.2 Nội dung thu, chi ngân sách xã 8

1.2.1 Nguồn thu của ngân sách xã 8

1.2.2 Nhiệm vụ chi của ngân sách xã 10

1.3 Nội dung quản lí ngân sách xã 12

1.3.1 Lập dự toán ngân sách xã 12

1.3.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã 14

1.3.3 Kế toán và quyết toán ngân sách xã 16

CHƯƠNG 2 19

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI XÃ VÕ LIỆT HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN 19

2.1 Khái quát về đặc điểm của xã Võ Liệt và UBND xã Võ Liệt 19

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Võ Liệt 19

Trang 3

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Võ Liệt và nhiệm vụ của ban kế toán

tài chính xã Võ Liệt 20

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Võ Liệt 20

2.1.2.2 Nhiệm vụ của Ban Tài chính kế toán xã Võ Liệt 20

2.2 Thực trạng ngân sách xã trên địa bàn xã Võ Liệt trong những năm gần đây 21

2.2.1 Tình hình thu ngân sách xã 21

2.2.1.1 Các khoản thu NSX hưởng 100% 23

2.2.1.2 Các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ phân chia 27

2.2.1.3 Đối với khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 31

2.2.2 Tình hình về chi ngân sách xã 32

2.2.2.1 Chi thường xuyên 33

2.2.2.2 Chi đầu tư phát triển 38

2.3 Thực trạng quản lí ngân sách xã tại xã Võ Liệt 40

2.3.1 Tình hình về lập dự toán NSX 40

2.3.2 Tình hình về chấp hành dự toán NSX 42

2.3.3 Kế toán và quyết toán NSX 42

2.4 Đánh giá chung về tình hình quản lí ngân sách trên địa bàn xã Võ Liệt .43 2.4.1 Những kết quả đạt được 43

2.4.2 Một số hạn chế, bất cập, và nguyên nhân 45

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên: 47

CHƯƠNG 3 48

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI XÃ VÕ LIỆT HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN 48

3.1 Định hướng, mục tiêu của công tác quản lý ngân sách xã trong thời gian tới 48

Trang 4

3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách trên địa bàn

xã Võ Liệt 51

3.2.1 Về nội dung thu, chi ngân sách xã 51

3.2.2 Hoàn thiện quản lí thu, chi NSX 52

3.2.3 Kiện toàn bộ máy tài chính xã 56

3.2.4 Một số ý kiến khác 57

KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng 2.1 Tình hình thu NSX các năm trong giai đoạn 2010-2012 24Bảng 2.2 Tình hình thu NSX hưởng 100% theo các năm trong

giai đoạn 2010-2012

25

Bảng 2.3 Tình hình thu NSX hưởng theo tỷ lệ phân chia các năm

trong giai đoạn 2010-2012

30

Bảng 2.4 Cơ cấu chi ngân sách xã theo các năm trong giai đoạn

2010-2012

35

Bảng 2.5 Tình hình thực hiện chi thường xuyên qua các năm

trong giai đoạn 2010-2012

37

Bảng 2.6 Cơ cấu chi đầu tư phát triển theo các năm trong giai

đoạn 2010-2012

43

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Theo quy định hiện hành, hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nambao gồm: Cấp Trung ương; cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (gọichung là cấp Tỉnh); cấp Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung

là cấp Huyện); cấp Xã, Phường, Thị trấn (gọi chung là cấp Xã) Như vậy chínhquyền cấp xã là chính quyền cơ sở, và cấp xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở

Là đơn vị hành chính cơ sở nên tại địa bàn xã là nơi giải quyết các mối quan hệphát sinh ban đầu giữa Nhà nước với nhân dân Để thực hiện được chức năngnhiệm vụ đó, chính quyền cấp xã phải có ngân sách đủ mạnh được hình thànhcân đối và chỉ tiêu theo những nguyên tắc ổn định và bền vững

Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách xã là một bộ phận cấu thànhcủa ngân sách Nhà nước, là phương tiện vật chất để chính quyền cấp Xã thựchiện tốt các chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định Do đó ngân sách cấp

xã được ổn định và quản lí tốt sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xãhội do Đảng và Nhà nước đề ra

Những năm qua cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, đặc biệt

từ khi có luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ban hành ngày16/12/2002, công tác quản lý ngân sách tại địa bàn cả nước nói chung và trênđịa bàn xã Võ Liệt nói riêng đã có những chuyển biến nhất định, đang từngbước đổi mới và nâng cao hơn nữa công tác quản lí ngân sách xã theo xuhướng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng cao hơn Tuy vậy tình hình quản língân sách cấp xã trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều điểm còn hạn chế vàyếu kém cần phải tìm ra những biện pháp khắc phục trong công tác quản lí

Xuất phát từ vấn đề này, trong thời gian thực tập và tiếp cận với thực tếquản lí ngân sách xã tại UBND xã Võ Liệt huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ

An, với những kiến thức lý luận đã được tiếp thu tại trường học cùng với sự

Trang 8

giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo Phạm Văn Đăng,tôi đã tập trung tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình quản lí ngân sách trên địa

bàn xã Võ Liệt với đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lí ngân sách tại xã

Võ Liệt huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”

Mục đích của đề tài là thông qua hệ thống cơ sở lí luận và thông quaphân tích tình hình quản lí ngân sách tại xã Võ Liệt trong thời gian mấy nămgần đây để đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tácquản lí ngân sách tại UBND xã Võ Liệt, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hộicủa xã Võ Liệt cũng như yêu cầu quản lí ngân sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đề tài được trình bày theo các nội dung sau:

Chương 1: Lý luận chung về Ngân sách xã

Chương 2: Thực trạng công tác quản lí ngân sách tại xã Võ Liệt huyện Thanh

Chương tỉnh Nghệ An

Chương 3: Các giải pháp nâng cao công tác quản lí ngân sách xã Võ Liệt

huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An

Với kiến thức của một sinh viên về lí luận cũng như kinh nghiệm thực tếcòn nhiều hạn chế nên luận văn của tôi sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót khinhìn nhận đánh giá về các vấn đề Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiếncủa các thầy cô giáo cùng các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trang 9

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ

1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân sách xã.

1.1.1 Khái niệm ngân sách xã.

Trong điều kiện hiện nay việc thừa nhận sự tồn tại và hoạt động củangân sách xã được coi là điều hiển nhiên Chính vì vậy trong cơ cấu tổ chứccủa hệ thống ngân sách Nhà nước ở hầu hết các quốc gia đều có ngân sáchcấp Xã.Xét về nguồn gốc xuất hiện ngân sách nhà nước nói chung và ngânsách cấp xã nói riêng thì các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng: Sự xuất hiện vàtồn tại của nhà nước và nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã tạo điều kiện cần và

đủ cho ngân sách nhà nước ra đời và tồn tại Chừng nào còn tồn tại hai điềukiện trên thì ngân sách Nhà nước vẫn tồn tại

Tại Luật NSNN, Ngân sách xã là một bộ phận của hệ thống NSNNđược quản lý thống nhất theo chính sách, cơ chế quản lý về NSNN, nó vừa là

kế hoạch Tài chính, vừa là quỹ tiền tệ của xã được hình thành từ các nguồnthu và các khoản chi phân giao của xã Chính vì vậy, ta có thể hiểu ngân sách

xã như sau:

Xét về hình thức biểu hiện bên ngoài: Ngân sách xã là toàn bộ các

khoản thu, chi trong dự toán đã được HĐND xã quyết định và được thực hiệntrong một năm nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền Nhà nước cấp

xã trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế, xãhội trên địa bàn

Xét về bản chất: Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa

chính quyền Nhà nước cấp xã với các chủ thể khác phát sinh trong quá trìnhphân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã; trên cơ sở đó

Trang 10

mà đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ của chính quyền Nhà nước cấp xã

1.1.2 Đặc điểm ngân sách xã.

Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, vì vậy nó cóđầy đủ những đặc điểm chung của NSNN, thêm vào đó là đặc điểm riêng tạonên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác

Đặc điểm chung:

- Ngân sách xã được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy địnhcủa pháp luật, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quanquyền lực Nhà nước cấp xã

- Ngân sách xã được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ,tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định

- Hoạt động của ngân sách xã gắn với hoạt động của chính quyền Nhànước cấp xã

- Phần lớn các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theophương thức phân phối lại và không hoàn trả trực tiếp

Đặc điểm riêng:

Hiện nay NSNN Việt Nam bao gồm bốn cấp Tuy chức năng, nhiệm vụgiống nhau, phạm vi và quy mô hoạt động có khác nhau nhưng ngân sách xã

có đặc điểm riêng, đó là: ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở trong

hệ thống NSNN, vừa là một đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí Chính đặcđiểm riêng này đã làm cho ngân sách xã trở thành một đơn vị dự toán đặcbiệt, vì nó không có đơn vị dự toán trực tiếp nào và nó vừa phải duyệt cấp, chitrực tiếp và tổng hợp các khoản chi trực tiếp vào chi ngân sách xã

Trang 11

1.1.3 Vị trí và vai trò ngân sách xã trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Xã là cấp chính quyền nhỏ nhất, thực hiện chức năng quản lí của Nhànước ở cơ sở, giải quyết các mối quan hệ lợi ích phát sinh giữa Nhà nước vớinhân dân Gắn với chính quyền cấp xã là NSX, phương tiện vật chất giúp cơquan quản lí cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy địnhcủa pháp luật Có thể nói NSX giữ một vị trí quan trọng trong việc đảm bảohoạt động của chính quyền cấp xã, gắn bó mật thiết với nhân dân, trực tiếp xử

lí các vấn đề cộng đồng dân cư đặt ra

Với mục tiêu ngày càng nâng cao tính chủ động cho ngân sách địaphương, đặc biệt là NSX, có thể nhận thấy vai trò quan trọng của NSX trêncác khía cạnh sau:

Một là, NSX cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt

động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở Để Nhà nước tồn tại và duy trì hoạt độngthì Nhà nước luôn phải sử dụng một phần giá trị của cải xã hội tập trung được

để trang trải cho các chi phí của mình, nguồn tài chính trang trải cho các chiphí ấy là NSNN NSX là một cấp ngân sách nên NSX phải đảm bảo chi phícho bộ máy Nhà nước ở cấp xã

Hai là, NSX là công cụ đặc biệt quan trọng giúp chính quyền cấp xã thực

hiện quản lí toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội ở địa phương

Xã là một cấp chính quyền ở cơ sở của bộ máy quản lí Nhà nước, nótrực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân, từ đó mọichính sách chế độ của Nhà nước được thực thi ở mức độ nào, mọi sự quantâm của Nhà nước đến tâm tư, nguyện vọng của người dân ra sao đều giảiquyết tại đây Để có thể giải quyết được mối quan hệ trên, NSX là công cụ tàichính đắc lực nhất của chính quyền cấp xã

Trang 12

Thông qua hoạt động thu ngân sách không chỉ nhằm huy động quỹ tiền

tệ vào NSX mà còn thể hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạtđộng kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác trên địa bàn xã, phường theođúng chính sách chế độ, đúng hành lang pháp lí Việc kiểm tra, giám sát đượcthực hiện thông qua cơ cấu ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, sựlưu chuyển hàng hoá… để từ đó có những điều tiết kích thích hoạt động sảnxuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn phát triển theo xu hướng tích cực Đồngthời NSX còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội như: đảm bảo côngbằng giữa những người có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách, trợ giúp nhữngđối tượng khó khăn, đối tượng thuộc diện chính sách bằng việc miễn giảm thungân sách Ngoài ra kỉ luật tài chính thu NSX (thu phạt) cũng là một biệnpháp bắt buộc mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ với cộng đồng

Thông qua chi ngân sách các hoạt động của Đảng, chính quyền, cácĐoàn thể chính trị xã hội được duy trì và phát triển liên tục, ổn định qua đónâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước ở cơ sở Các khoản chi cho sự nghiệpgiáo dục, sự nghiệp y tế của NSX là những khoản chi thiết thực nhằm nângcao dân trí, sức khoẻ cho người dân Các khoản chi cho xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn là cơ sở đểphát triển kinh tế, từng bước thực hiện đô thị hoá trên địa bàn xã

1.1.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lí ngân sách xã trong

giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý NSX ở nước ta hiện nay Côngtác quản lý NSX ở nước ta hiện nay tuy đã đạt được những thành quả như:

- Về thu NSX: nhìn chung thu ngân sách xã tăng và có xu hướng ngàycàng tăng đã chủ động khai thác các nguồn thu tiềm năng, phát huy tích cựcviệc tăng thu và nuôi dưỡng nguồn thu bằng nhiều hình thức khác nhau

Trang 13

- Về chi NSX: Nhìn chung việc bố trí chi NSX là tương đối hợp lý, đápứng nhu cầu chi một cách tốt nhất

- Về chấp hành chính sách chế độ : Nhìn chung các xã đã thực hiện tốtcác chế độ chính sách được ban hành Đặc biệt là chế độ chính sách đối vớingười, gia đình có công với cách mạng …

Bên cạnh đó công tác quản lý NSX trên cả nước vẫn còn nhiều tồn tạiđáng kể Về công tác thu NSX vẫn chưa khai thác triệt để các nguồn thu, cơcấu thu chưa hợp lí, chưa quan tâm đặc biệt tới việc nuôi dưỡng nguồn thu,nhiều xã trên cả nước đã đặt ra các khoản thu, mức thu chưa hợp lí, gây nhiềutranh cãi, bất đồng trong quần chúng nhân dân Trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ chi, quản lí chi vẫn còn buông lỏng, cơ cấu chi vẫn còn nhiều bấthợp lí chưa đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.Công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách chưa thực sự hoàn thiện.Từthực trạng đó ta thấy hoàn thiện công tác quản lí NSX là yêu cầu bức thiết, làviệc cần làm ngay và làm triệt để

- Xuất phát từ nền tài chính quốc gia của nước ta đã và đang được đổimới toàn diện trong sự chuyển đổi sâu sắc về cơ chế quản lý kinh tế, xã hội Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới đi lên CNH - HĐH đất nước, nền kinh

tế đang đi theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chếthị trường có sự quản lý của nhà nước Việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế

- xã hội là tất yếu để phù hợp với cơ chế thị trường, phù hợp với đường lốiphát triển đất nước của Đảng và Nhà nước Công tác quản lý NSX trong điềukiện hiện nay cũng cần phải được củng cố và tăng cường, góp phần làm lànhmạnh nền tài chính quốc gia và tăng cường nội lực, đẩy mạnh sự nghiệp CNH

- HĐH đất nước, làm cho công qũy được quản lý chặt chẽ, thống nhất, pháthuy tối đa quyền làm chủ của người dân Hoàn thiện công tác quản lý NSXkhông những tăng cường quản lý NSX mà còn là vấn đề phát huy được vai trò

Trang 14

của chính quyền cấp xã, trong việc chủ động khai thác tiềm năng và thế mạnhcủa địa phương, đảm bảo công bằng, thực hiện tốt các chính sách, chế độ củaĐảng và Nhà nước

1.2 Nội dung thu, chi ngân sách xã

Theo thông tư số 60/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ra ngày 23/06/2003

về việc quy định quản lý NSX và các hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấnthì nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được quy định như sau:

1.2.1 Nguồn thu của ngân sách xã

Các khoản thu 100%:

Các khoản thu NSX hưởng một trăm phần trăm là các khoản thu dành cho

phường sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm

vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển Căn cứ vào nguồn thu, chế độ phâncấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cânđối cho các khoản thu, chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấptỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:

- Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định

- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của phường, phần nộp vào NSNN theochế độ quy định

- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợicông sản khác theo quy định của pháp luật do phường quản lý

- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoảnhuy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyêntắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưavào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác

- Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức ở ngoài nước trựctiếp cho NSX theo chế độ quy định

Trang 15

- Thu kết dư NSX năm trước.

- Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên:

Theo quy định của luật Ngân sách Nhà Nước thì các khoản này gồm:

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Thuế nhà đất

- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình

- Lệ phí trước bạ nhà đất

Các khoản thu trên tỷ lệ NSX được hưởng tối thiểu là 70% Căn cứ vàonguồn thu và nhiệm vụ chi của xã HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ lệ NSXđược hưởng cao hơn, đến tối đa là 100% Ngoài các khoản thu phân chia nhưtrên NSX còn được HĐND các cấp tính bổ sung thêm các nguồn thu phânchia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách nhànước đã dành 100% cho NSX và các khoản thu NSX được hưởng 100%nhưng vẫn chưa cân đối đựơc nhiệm vụ chi

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm:

- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chiđược giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (gồm các khoản thu100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ) Số bổ sung cân đối này đượcxác định từ đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao từ 3 đền 5 năm

- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ

xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

1.2.2 Nhiệm vụ chi của ngân sách xã

Trang 16

Chi của Ngân sách gồm: chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên.HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX Căn cứ vào chế

độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ vềhoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chứcchính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phân cấpnhiệm vụ chi cho NSX, HĐND tỉnh xem xét giao cho NSX thực hiện cácnhiệm vụ thu chi dưới đây

Chi thường xuyên:

 Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở phường:

- Tiền lương, tiền công của cán bộ công chức của phường

- Sinh hoạt phí đại biểu hội đồng nhân dân

- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước

- Công tác phí

- Chi về các hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòngphẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết…

- Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc

- Chi khác theo chế độ quy định

 Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ởphường

 ( Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã - hội ở phường (Mặttrận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hộicựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,…) Sau khitrừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có)

 Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ phường và các đốitượng khác theo chế độ quy định

 Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự, an toàn xã hội:

Trang 17

- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân

tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi củaNSP theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ

- Chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sựkhác thuộc nhiệm vụ chi của NSP theo quy định của pháp luật

- Chi tuyên truyền, vận động tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự,

an toàn xã hội trên địa bàn

- Các khoản chi khác theo chế độ quy định

 Chi cho công tác xã hội và các hoạt động văn hoá, thông tin , thể ducthể thao do phường quản lý:

- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã việc theo chế độ quy định (không kể

cả trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghĩ việc và trợ cấp thôi việc mộtlần cho cán bộ phường nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổchức bảo hiểm xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế

xã hội và công tác xã hội khác

- Chi cho hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh dophường quản lý

- Chi sự nghiệp giáo dục: hỗ trợ các lớp học bổ túc văn hoá, trợ cấp nhàtrẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên và cô nuôi dạy trẻ dophường quản lý

 Chi cho sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thuờng xuyên và mua sắm cáckhoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tếphường

 Chi sữa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạtầng do phường quản lý như: Trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu

Trang 18

giáo, nhà văn hoá, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đườnggiao thông, công trình cấp thoát nước công cộng…

 Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyếnnông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định

 Các khoản chi thường xuyên khác ở phường theo quy định của phápluật

 Chi đầu tư phát triển

Là tập hợp các khoản chi có liên quan đến cải tạo, nâng cao, làm mới cáccông trình thuộc hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật của xã như đường giaothông, trạm thu, phát sóng phát thanh truyền hình; … Thông qua chi đầu tưphát triển của xã mà từng bước tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết choquá trình xây dựng, phát triển kinh tế địa phương ngay từ cấp cơ sở Trongđiều kiện hiện nay, phạm vi chi đầu tư phát triển của NSX, bao gồm :

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của

xã không có khả năng thu hồi vốn, theo phân cấp của tỉnh

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của

xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự

án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưavào NSX quản lí

- Các khoản đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

1.3 Nội dung quản lí ngân sách xã

1.3.1 Lập dự toán ngân sách xã

Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp trên, UBND xã lập dựtoán ngân sách năm sau trình HĐND xã quyết định

- Căn cứ Lập dự toán NSX:

Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật

tự an toàn xã hội của xã Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân

Trang 19

cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phươngđược hưởng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chicho ngân sách xã.Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thôngbáo.Tình hình thực hiên dự toán Ngân sách xã năm hiện hành và các nămtrước đó

- Trình tự Lập dự toán NSX:

Bộ phận quản lý Tài chính và ngân sách xã kết hợp với cơ quan thuếhoặc đội thu thuế (nếu có) tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn (trongphạm vi phân cấp do xã quản lý).Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vàochức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi Lập dựchi của đơn vị tổ chức này.Bộ phận quản lý Tài chính và NSX lập dự toánthu, chi và cân đối ngân sách trình UBND xã, báo cáo thường trực HĐND xã

để xem xét gửi UBND huyện và phòng Tài chính huyện Thời gian báo cáo

dự toán Ngân sách xã do UBND cấp tỉnh quy định Trên cơ sở đó, UBNDhuyện kiểm tra, tổng hợp và ra quyết định giao nhiệm vụ thu, chi chính thứccho NSX

Căn cứ nhiệm vụ thu, chi NSX do UBND cấp huyện giao, UBND xãhoàn chỉnh dự toán thu, chi trình HĐND xã quyết định trước ngày 31/12/ nămtrước

Dự toán NSX sau khi được HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáoUBND cấp huyện và phòng Tài chính huyện; đồng thời thông báo công khai

dự toán NSX theo chế độ công khai Tài chính về ngân sách do Thủ tướngchính phủ quy định

- Nội dung dự toán Ngân sách xã

Dự toán NSX gồm hai phần:

Phần 1: Dự toán thu NSX:

Trang 20

Tổng hợp theo nội dung thu được phân cấp và dự toán chi tiết thu theochương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo mục lục NSNN quy định

Phần 2: Dự toán chi NSX:

Tổng hợp theo nhiệm vụ chi được giao va dự toán chi tiết theo chương,loại, khoản, mục, tiểu mục theo mục lục NSNN quy định

1.3.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã

Sau khi dự toán NSX được phê duyệt và năm ngân sác bắt đầu (tính

theo năm dương lịch) thì việc thực hiện dự toán NSX được tiến hành Đối với

công tác quản lý và điều hành NSX, chấp hành dự toán NSX là khâu cốt yếu

có ý nghĩa quyết định đối với một chu trình ngân sách Đây là khâu sử dụngtổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉtiêu thu, chi trong kế hoạch trở thành hiện thực Từ đó, thực hiện việc kiểmtra các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức về kinh tế - tài chính của Nhànước một cách đúng đắn phù hợp với tình hình thực hiện

Đây là khâu thứ hai của chu trình, thực hiện hóa dự toán thu, chi NSX.Chấp hành dự toán NSX phải đảm bảo đúng chính sách, chế độ, đầy đủ, kịpthời và phấn đấu vượt dự toán; về chi phải đảm bảo cấp kinh phí đúng tiến độ,theo nhu cầu thực tế

Theo luật NSNN, mọi khoản thu, chi của NSX đều phải thực hiệnthông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước Vì vậy, việc đầu tiên là phải tiến hành

mở tài khoản Ngân sách để giao dịch tại KBNN huyện

Chủ tịch UBND xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thuchi Ngân sách xã, kế toán là kế toán NSX và có đăng ký chữ ký tại KBNN

Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản có gía trị nhỏ Định mứctồn quỹ tiền mặt tại xã do KBNN huyện quy định cho từng loại xã

Tổ chức thu ngân sách

Trang 21

Bộ phận kế toán xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thuđúng, đủ, kịp thời

Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu của

cơ quan thu hoặc của bộ phận kế toán xã, lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyểnkhoản hoặc nộp bằng tiền mặt) đến KBNN để nộp trực tiếp vào NSNN.Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiền trựctiếp vào NSNN tại KBNN theo quy định thì:

- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quanthuế thu, sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN Trường hợp cơquan thuế ủy quyền cho bộ phận kế toán xã thu, cũng thực hiện theo quy trìnhtrên và được hưởng phí ủy nhiệm vụ theo quy định

- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của bộ phận kế toán xã thusau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN hoặc nộp vào quỹ của NSX

để chi theo chế độ quy định nếu là các xã miền núi vùng sâu, vùng xa chưa cóđiều kiện giao dịch thường xuyên với KBNN

Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách: khi thu phải giaobiên lai cho đối tượng nộp Cơ quan thuế, phòng Tài chính huyện có nhiệm vụcung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho bộ phận kế toán xã để thực hiện thu nộpNSNN Định kỳ, bộ phận kế toán xã báo cáo việc sử dụng và quyết toán biênlai đã được cấp với cơ quan cung cấp biên lai

Cơ quan thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu NSX, KBNN xácnhận rõ số tiền đó thu vào NSX của các đối tượng nộp trực tiếp hoặc chuyểnkhoản vào KBNN; đối với đối tượng nộp qua cơ quan thu, cơ quan thu xácnhận để bộ phận kế toán xã làm căn cứ hoàn trả

Việc luân chuyển từ chứng từ thu được thực hiện như sau:

- Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100%, KBNN chuyển 1 liênchứng từ thu do bộ phận kế toán xã

Trang 22

- Đối với khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, KBNN lập bảng kêcác khoản thu ngân sách có phân chia cho xã gửi bộ phận kế toán xã

- Đối với thu bổ sung từ ngân sách huyện cho ngân sách xã, phòng Tàichính huyện căn cứ vào dự toán bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán thu, chihàng quý của các xã và khả năng cân đối của ngân sách huyện thông báo số

bổ sung hàng quý cho xã chủ động điều hành ngân sách Phòng Tài chínhhuyện cấp số bổ sung cho xã (bằng lệnh chi tiền) theo định kỳ hàng tháng

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách

Chủ tịch UBND xã là người chịu trách nhiệm các khoản chi tại xã theonguyên tắc: kinh phí được ghi trong dự toán, đúng chế độ tiêu chuẩn địnhmức quy định; phải căn cứ vào tồn quỹ ngân sách xã Việc cấp phát kinh phíđược thực hiện bằng lệnh chi dưới 2 hình thức: bằng tiền mặt (trả sinh hoạtphí, phụ cấp mua hàng hóa giá trị nhỏ); bằng chuyển khoản do KBNN thựchiện (thanh toán các khoản mua tài sản, vật tư, dịch vụ cho đơn vị cung cấp)

Bộ phận quản lý Tài chính xã phải bố trí nguồn theo dự toán năm và dựtoán quý để đáp ứng nhu cầu chi

Đối với chi đầu tư XDCB được thực hiện theo phân cấp quản lý của tỉnh,theo cơ chế quản lý và xây dựng Nhà nước và được cấp phát qua KBNN

1.3.3 Kế toán và quyết toán ngân sách xã

Trang 23

- Lập báo cáo kế toán, quyết toán theo đúng các biểu mẫu và thực hiệnbáo cáo định kỳ hàng tháng, quý theo quy định.

- KBNN huyện nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu chi quỹ NSXtheo quy định Định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chiNSX, tồn quỹ NSX gửi UBND xã, và có thể báo cáo đột xuất khi có yêu cầu

Công tác khóa sổ và quyết toán Ngân sách xã hàng năm

Để thực hiện việc khóa sổ kế toán và quyết toán ngân sách hàng năm, Bộphận quản lý Tài chính xã cần thực hiện một số việc sau:

- Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán

có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịpthời các nhu cầu chi theo dự toán Nếu có khả năng hụt ngân sách phải cóphương án chủ động sắp xếp lại khoản chi để đảm bảo cân đối NSX

- Phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch để đối chiếu tất cả các khoảnthu, chi NSX trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ chính xác các khoản thu,chi theo mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngânsách theo tỷ lệ quy định

- Đối với những khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét

xử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được thì phải làm thủ tục chuyểnnăm sau

Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theonguyên tắc sau:

- Đối với thu NSX: Các khoản thu nộp chậm nhất trước cuối giờ làmviệc ngày 31/12, nếu nộp sau thời hạn trên sẽ chuyển vào thu năm sau

- Đối với chi NSX: Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sáchnăm, chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dựtoán đến hết 31/12 chưa thực hiện được không được chuyển sang năm sau chi

Trang 24

tiếp Trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phải được UBND xãquyết định cho chi tiếp, và được quyết toán theo quy định.

Lập báo cáo quyết toán Ngân sách xã hàng năm

- Bộ phận quản lý Tài chính lập báo cáo quyết toán thu, chi NSX hàngnăm theo đúng biểu mẫu, đúng mục lục NSNN trình UBND xã xem xét đểtrình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi phòng Tài chính huyện để tổng hợp.Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho phòng Tài chính để huyện tổnghợp Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho phòng Tài chính huyện doUBND tỉnh, thành phố quy định

- Quyết toán chi NSX không được quyết toán thu NSX Số chênh lệchlớn hơn giữa số thu và chi NSX là kết dư NSX Toàn bộ kết dư năm trước(nếu có) sẽ được chuyển vào thu ngân sách năm sau

- Sau khi HĐND huyện phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, phòng Tài chính huyện, KBNN huyệnnơi giao dịch (để làm thủ tục ghi kết dư ngân sách), lưu Bộ phận quản lý Tàichính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết

- Phòng Tài chính huyện là nơi được giao trách nhiệm thẩm định báo cáoquyết toán thu, chi NSX, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyệnyêu cầu HĐND xã điều chỉnh

Thời hạn chỉnh lý quyết toán Ngân sách xã

Theo quy định, thời gian chỉnh lý quyết toán NSX được thực hiện đến hếtngày 31/01 năm sau

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI XÃ VÕ

LIỆT HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN.

2.1 Khái quát về đặc điểm của xã Võ Liệt và UBND xã Võ Liệt.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Võ Liệt

Đặc điểm tự nhiên:

Võ Liệt là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Chương, cách trungtâm huyện 9 km, với diện tích đất tự nhiên 1 634.64 ha Xã mang đặc điểmchung của địa chất vùng trung du có cường độ đất xây dựng tương đối cao, chủyếu là thung lũng của các dãy núi bao bọc tạo thành, nhóm đất đai này tươngđối màu mỡ, độ chua thấp, thành phần cơ giới trung bình, độ phì nhiêu ổn định

Võ Liệt chịu ảnh hưởng chung của huyện miền núi Thanh Chương thuộc vùngbán sơn địa, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt Vớiđiều kiện này nó có tác dụng rất tốt đến quá trình phát triển của cây trồng, vậtnuôi, tạo đà tăng nguồn lợi rất lớn cho sản xuất nông nghiệp

 Đặc điểm kinh tế- xã hội:

Võ Liệt là đất có truyền thống cách mạng từ những năm đầu thế kỷXIX Con người của quê hương Võ Liệt cũng là con người của địa phươngnổi tiếng chịu thương, chịu khó, giàu truyền thống hiếu học Năm 2012 VõLiệt với 2243 hộ, 10434 khẩu, chiếm 4,2% dân số toàn huyện Dân cư phân

bố ở 17 thôn, tập trung 2 bên tỉnh lộ 533 và ven sông Rộ Hình thành trongquá trình phát triển tự nhiên, mang dáng dấp cư dân nông nghiệp vùng đồngbằng, mật độ phân bố dân cư tương đối cao Dân số trong độ tuổi lao động

5583 người, chiếm 56,1%, trong đó lao động nông nghiệp 4251 người chiếm

tỷ lệ 76,14%, lao động phi nông nghiệp 1332 người chiếm tỷ lệ 23,86% Đây

là địa phương có nguồn lao động khá dồi dào trong đó khả năng chuyển đổi

cơ cấu lao động nông nghiệp sang hướng thương mại- dịch vụ và tiểu thủcông nghiệp là rất lớn

Trang 26

Tổng giá trị thu nhập năm 2010 đạt 14 000 tỷ đồng, bình quân thunhập đầu người đạt 13.4 triệu đồng/người/năm Tốc độ tăng trưởng bình quânđạt 33.3% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ-thương mại tăng nhanh từ 19,7% năm 2006 lên 28,9% năm 2012 Tỷ trọngngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã, tiếp đến là dịch vụ thươngmại, tiểu thủ công nghiệp- xây dựng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Võ Liệt và nhiệm vụ của ban kế toán tài chính xã Võ Liệt.

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Võ Liệt

Bộ máy chính quyền của UBND xã Võ Liệt gồm các cán bộ chuyên trách,công chức xã, cán bộ không chuyên trách làm việc tại xã

 Cán bộ chuyên trách gồm:

- Đảng ủy xã gồm: Bí thư Đảng ủy, thường trực Đảng ủy

- Hội đồng nhân dân gồm: chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND

- Uỷ viên ủy ban gồm: chủ tịch HĐND và 2 đồng chí phó chủ tịch UBND

bộ địa chính xây dựng, 2 cán bộ tư pháp hộ tịch, 2 cán bộ văn hóa xã hội

 Cán bộ không chuyên trách làm việc tại UBND xã Võ Liệt gồm 19 cán bộ

2.1.2.2 Nhiệm vụ của Ban Tài chính kế toán xã Võ Liệt

Theo cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND xã Võ Liệt hiện nay, Ban tàichính kế toán xã Võ liệt gồm 3 đồng chí: 1 đồng chí chủ tịch UBND xã là chủ tàikhoản, 1 đồng chí là phụ trách tài chính, 1 đồng chí là phụ trách kế toán

Ban tài chính kế toán hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy

HĐND và UBND Sự hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn của Phòng Tài chínhhuyện Thanh Chương

Trang 27

Nhiệm vụ của ban Tài chính kế toán được phân công trách nhiệm theoquyết định số 94/2005/QĐ-BTC kèm theo thông tư số 146/2011/TT-BTC Cụthể nhiệm vụ của cán bộ thuộc Ban tài chính kế toán xã đó là:

- Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, cácquỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sựnghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt độngtài chính khác của xã;

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chingân sách xã, các qui định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sửdụng các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân; tình hình

sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính kháccủa xã;

- Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hìnhquản lý và sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ công chuyêndùng; cung cấp thông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất vớiUBND, HĐND xã các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chínhtrị, xã hội trên địa bàn xã

- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để trình raHĐND xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo quiđịnh của pháp luật và gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện, Thị xã (gọi chung làHuyện) để tổng hợp vào ngân sách nhà nước

2.2 Thực trạng ngân sách xã trên địa bàn xã Võ Liệt trong những năm gần đây

2.2.1 Tình hình thu ngân sách xã

Trong quá trình thực tập tại xã Võ Liệt tôi đã thu thập được các số liệuliên quan tới tình hình thu NSX trên địa bàn xã Võ Liệ trong 3 năm gần nhấtthể hiện qua bảng số liệu sau :

Trang 28

Bảng 2.1 TÌNH HÌNH THU NSX CÁC NĂM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Nguồn: UBND xã Võ Liệt (báo cáo tổng hợp chi NSX năm 2010, 2011, 2012)

Dựa vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy tình hình thực hiện thu ngânsách tại xã Võ Liệt ngày một tăng lên từ năm 2010 là 3188.6 triệu đồng lên5480.7 triệu đồng năm 2012 Trong 3 năm ta thấy năm 2011 có tốc độ tăngcao nhất đạt 130% so với năm 2010, ít nhất là năm 2010 là 120% Về tìnhhình thực hiện so với dự toán ta thấy có 2 năm vượt quá dự toán còn năm

2011 thấp hơn so với dự toán chiếm 95.8%, năm 2012 thực hiện cao nhấtchiếm 184.6 % so với dự toán Từ đó cho ta thấy tình hình lập dự toán và tìnhhình thực hiện chưa khớp nhau, khâu lập dự toán không sát với tình hình thực

tế Tuy nhiên số liệu trên chưa thể hiện về tình hình cụ thể của các khoản thungân sách tại xã Võ Liệt mà chỉ mới đánh giá chung về tình hình thu NSX Đểtìm hiểu thêm ta đi sâu phân tích các khoản để thấy tình hình thu như thế nào

Về cơ cấu nguồn thu theo luật NSNN thì thu NSX được chia thành 3 loại:

- Các khoản thu NSX hưởng 100%

- Các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ phân chia

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Trang 29

2.2.1.1 Các khoản thu NSX hưởng 100%

Tình hình các khoản thu NSX hưởng 100% được tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: TÌNH HÌNH THU NSX HƯỞNG 100% THEO CÁC NĂM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Nguồn: UBND xã Võ Liệt (báo cáo tổng hợp chi NSX năm 2010, 2011, 2012)

Chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn xã được hưởng 100% trong năm

2010 đạt 129 triệu đồng, tăng 3.2 % so với dự toán, năm 2011 tăng 109.8%,năm 2012 đạt 466.5 triệu đồng tăng 312.8 lần so với dự toán Thông qua đó

ta thấy được là lượng ngân sách thu được từ khoản thu xã hưởng 100% ngàymột tăng so với từng năm Sở dĩ đạt được kết quả này là do xã đã chú trọngkhai thác các nguồn thu tại chỗ trên địa bàn đồng thời phối hợp tốt với cơ

Trang 30

quan thuế trong triển khai công tác thu NSX Tuy nhiên ta thấy được tỷ lệ thungân sách hưởng 100% của xã chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu ngân sách xã.Vậy để tìm hiểu xem vì sao có sự tăng cao của khoản thu ngân sách xã hưởng100% , nguyên nhân dấn tới tình trạng trên như thế nào chúng ta đi phân tíchcác khoản mục trong các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% như sau:

Phí, lệ phí

Đây là khoản thu mang tính hoàn trả trực tiếp Khoản thu này bù đắp chi phícho hoạt động của xã khi xã thực hiện cung cấp các dịch vụ cho nhân dân.Quản lý nguồn thu này được xã Võ Liệt thực hiện theo đúng hướng dẫn củacấp trên nhằm quản lý thống nhất các nguồn thu Theo bảng trên và các báocáo thực hiên thu các chỉ tiêu thu NSX chúng ta nhận thấy:

Hiện nay khoản thu này chỉ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các khoảnthu NSX, năm 2010 tỷ lệ này là 35.74% tổng số thu NSX hưởng 100%; năm

2011 tỷ lệ này là 20.9 % tổng số thu NSX hưởng 100% ; năm 2012 tỷ lệ này

là 8.9 % tổng số thu NSX hưởng 100% tuy vậy nó vẫn giữ vai trò rất quantrọng trong việc tăng nguồn thu NSX Thực tế kết quả thu phí, lệ phí 3 nămqua cho ta thấy số thu phí, lệ phí tăng lên giảm xuống qua các năm Cụ thể:năm 2010 thu 46.1 triệu đồng ;năm 2011 thu 57 triệu đồng ; năm 2012 thu41.5 triệu đồng Tuy nhiên bên cạnh đó có một thực tế mà chúng ta dễ dàngnhận ra đó là trong cả 3 năm số thu phí, lệ phí đều vượt dự toán được giao đầunăm năm 2010 số thu đạt 102.4 % dự toán; năm 2011 số thu đạt 114% dựtoán đến năm 2012 số thu phí, lệ phí đạt 129.7 % dự toán

Một số khoản thu phí, lệ phí có số thu lớn tại các xã như là: phí chợ, lệ phícông chứng…Xã tiến hành bổ sung , bãi bỏ một số khoản phí,lệ phí theo quyđịnh : năm 2011 bãi bỏ lệ phí đăng ký hộ tịch

Hiện nay công tác thu phí, lệ phí vẫn còn tồn tại tình trạng: thu mà không cóchứng từ ghi thu, sổ sách theo đúng quy định;kế toán chưa theo dõi thường

Trang 31

xuyên gây nên tình trạng thất thoát nguồn thu cần phải được khắc phục kịpthời.Nguyên nhân chính của tình trạng trên là trong những năm qua việc quản

lý thu phí, lệ phí trên địa bàn chưa thống nhất còn tùy tiện, công tác kê khaithu phí, lệ phí thực hiện chưa nghiêm túc; việc sử dụng chứng từ thu phí, lệphí còn tùy tiện chưa tuân thủ theo đúng các quy định của Bộ Tài Chính vềthu phí lệ phí Các loại phí chợ, lệ phí công chứng, phí khai thác nguyên vậtliệu , phí sử dụng bến bãi vẫn còn bị thất thu nhiều; phí giao thông thì tỷ lệthu còn thấp

Thu kết dư ngân sách năm trước

Các khoản thu này là khoản tiền chênh lệch giữa tổng thu NSX và tổngchi NSX Khoản này được chuyển toàn bộ vào thu NSX năm sau.Theo bảng

và các báo cáo thực hiên thu các chỉ tiêu thu NSX chúng ta nhận thấy tìnhhình thu kết dư 3 năm qua như sau:

- Thu kết dư ngân sách năm trước ngày càng có xu hướng tăng rất nhanhtrong 3 năm qua: năm 2010 thu 3.6 triệu đồng; năm 2011 thu 66.6 triệu đồng;năm 2012 thu 330.9 triệu đồng Nguyên nhân tăng nhanh này là do tiết kiệmchi và bên cạnh đó là năm 2011 cấp trên cấp chương trình mục tiêu vào cuốinăm nên không thể chi hết chuyển sang thu năm 2012

- Thu kết dư ngân sách năm trước chiếm tỷ trọng rất lớn trong khoản thuNSX hưởng 100%: năm 2011 chiếm 24.4% tổng số thu NSX hưởng 100%;năm 2012 chiếm 70.1% tổng số thu NSX hưởng 100%

Số liệu trên một mặt tích cực thể hiện rằng chính quyền các xã đã thựchiện bám sát các nhiệm vụ chi của xã mình Đây là một dấu hiệu đáng mừng

mà các xã cần phải tiếp tục phát huy Nhưng một mặt khác nó thể hiện theochiều hướng tiêu cực đó là số thu kết dư từ ngân sách năm trước quá lớn thểhiện rằng tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm , để tồn đọngquá nhiều vì vậy mà được chiểu sang cho năm sau

Trang 32

Đối với các khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản

Nhìn chung, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản trong nhữngnăm gần đây thực hiện khá tốt Số thu này trong 3 năm 2010, 2011, 2011 đềugần hoàn thành vượt dự toán được giao Đây là khoản thu khá lớn trong sốcác khoản thu NSX được hưởng 100%, chiếm khoảng 20- 30% Đặc biệt lànăm 2012 số thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản tăng lên đáng kể sovới năm 2010, 2011 Để đạt được những kết quả đáng mừng như vậy là dochính quyền cấp xã đã thực hiện triệt để khoán thu theo mùa vụ thông qua đấuthầu, khai thác toàn diện các khoản thu như quỹ đất công ích, hoa lợi từ trồngcây Mặt khác trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở xã luônđạt mức cao và có xu hướng ngày càng mở rộng Đặc biệt là tại thôn KimThanh diện tích đất đang được mở rộng sử dụng, các trang trại được được xâydựng tạo nên một nguồn thu mới cho xã.Tuy nhiên xã cần xem xét và quản lýcác hình thức đấu thầu, khoán thu trên địa bàn tránh tạo ra những kẽ hở làmthất thu ngân sách

Đối với các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp

Đây là khoản thu chiếm một phần không nhỏ trong số thu ngân sách.Hoạt động sự nghiệp ở cấp xã bao gồm các hoạt động giáo dục mầm non, sựnghiệp y tế, sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp an ninh quốc phòng, hoạt động

sự nghiệp khác Số thu này mặc dù là hoàn thành so với dự toán nhưng giảmqua các năm Điều này có thể thấy công tác quản lý khoản thu này còn chưađược quan tâm đúng mức Cần có kế hoạch cụ thể, tích cực đôn đốc thu đủ thì

sẽ là nguồn thu bổ sung quan trọng cho NSX xã cần phải có các chính sáchquan tâm hơn nữa đối với khoản thu này

Các khoản thu khác

Ngoài các khoản thu mang tính chất ổn định qua các năm như thu phí, lệ phí,thu từ quỹ đất công và hoa lợi, thu kết dư năm trước, còn có các khoản thu

Trang 33

không thường xuyên như thu từ đóng góp tự nguyện của nhân dân, năm

2011, thu khoản này là 51.2 triệu đồng, làm tăng 1 khoản khá 25% tổngkhoản thu NS xã hưởng 100% được đóng góp của dân về việc xây dựngtuyến đường nhựa liên thôn ở xã

2.2.1.2 Các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ phân chia

Ta có bảng số liệu về các khoản mục thu NSX hưởng theo tỷ lệ phân chia :

Bảng 2.3 TÌNH HÌNH THU NSX HƯỞNG THEO TỶ LỆ PHÂN CHIA CÁC

NĂM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Nguồn: UBND xã Võ Liệt (báo cáo tổng hợp chi NSX năm 2010, 2011, 2012)

Nguồn thu từ các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % có tính chất quan trọng,mặc dù nó chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng thu NSX Với cơ chế phân chia theo tỉ

lệ % áp dụng tương đối ổn định tạo điều kiện cho các xã chủ động tính toán sốthu vào NSX đáp ứng các nhiệm vụ chi được phân cấp cũng như khuyến khích

xã tích cực trong quá trình quản lý những lĩnh vực mà nhà nước phân cấp

Ngày đăng: 15/04/2016, 08:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w