1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

79 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

Trong số các hiện tượngnày thì hạn hán trong những năm trở lại đây đang tỏ ra ngày càng phức tạp do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu và đang đe dọa mạnh mẽ tới sản xuất củangười dân.. Th

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, trong thời gian qua tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các cơ quan và cá nhân.

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể quý thầy, cô giáo khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông Lâm Huế Chính sự dạy dỗ và chỉ báo của quý Thầy cô trong suốt 4 năm học tại trường

đã tạo nền tảng vững chắc về kiến thức để giúp em có thể hoàn thiện được đề tài của mình.

Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo, Thạc sĩ Hồ Lê Phi Khanh – Người đã hướng dẫn, chỉ bảo và quân tâm sâu sát, nhiệt tình nhất trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành đề tài của mình đúng trọng tâm cũng như thời gian quy định.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Trạm Khí tượng thủy văn Đô Lương, Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Chương, Ủy ban nhân dân xã Đồng Văn và các cô, các bác nông dân xã Đồng Văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thu thập được các số liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài của mình

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn vô hạn của mình tới cha, mẹ và các thành viên trong gia đình tôi đã quan tâm, chăm sóc và tạo điều kiện cho tôi ăn học cho đến ngày hôm nay./.

Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2011

Sinh viên TRỊNH VĂN TRUNG

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Tổng quan về hạn hán 3

2.1.1 Khái niệm 3

2.1.2 Những nguyên nhân gây ra hạn hán 3

2.1.3 Phân loại hạn hán 4

2.1.4 Đặc trưng hạn hán 6

2.2 Tác động của hạn hán 7

2.2.1 Tác động chung 7

2.2.2 Tác động tới hoạt động sản xuất nông nghiệp 8

2.3 Chiến lược thích ứng với hạn hán 10

2.3.1 Một số khái niệm có liên quan 10

2.3.2.Một số biện pháp để phòng chống hạn hán 14

2.3.2.1 Biện pháp công trình 14

2.3.2.2 Biện pháp phi công trình 15

2.3.2.3 Biện pháp kết hợp 16

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Điểm nghiên cứu 19

3.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.2.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 19

3.2.2.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 19

3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 21

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Tình hình cơ bản xã Đồng Văn 22

4.1.1 Vị trí địa lý 22

4.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 23

4.1.3 Nguồn nước 25

4.1.4 Dân số lao động, việc làm, tình hình sử dụng tài nguyên đất và thu nhập .25

Trang 4

4.2 Biểu hiện của hạn hán tại khu vực nghiên cứu 28

4.2.1 Xu hướng của hạn hán tại khu vực nghiên cứu 28

4.2.1.1 Xu hướng của hạn hán theo số liệu từ trạm khí tượng thủy văn Đô Lương 28

4.2.1.2 Xu hướng của hạn hán tại khu vực nghiên cứu theo nhận định của người dân xã Đồng Văn 32

4.2.2 Biểu hiện của hạn hán 35

4.3 Tác động của hạn hán đến trồng trọt tại xã Đồng Văn 38

4.3.1 Tác động lên đất nông nghiệp 38

4.3.2 Tác động của hạn hán lên cây trồng 40

4.3.2.1 Tác động lên diện tích các loại cây trồng 42

4.3.2.2 Tác động tới điều kiện sinh trưởng của cây trồng 43

4.3.2.3 Tác động lên năng suất của các loại cây 46

4.3.2.4 Tác động lên chất lượng của các loại cây trồng 47

4.3.2.5 Làm tăng chi phí cho hoạt động trồng trọt 48

4.3.2.6 Làm giảm giá nông sản 50

4.4 Biện pháp thích ứng của chính quyền và người dân địa phương 51

4.4.1 Biện pháp chính quyền đã triển khai 51

4.4.1.1 Về biện pháp công trình 51

4.4.1.2 Về biện pháp phi công trình 53

4.4.2 Biện pháp thích ứng của người dân đối với mỗi loại cây trồng 54

4.4.3 Những khó khăn khi thực hiện và hiệu quả của các biện pháp 56

4.4.3.1 Những khó khăn khi thực hiện 56

4.4.3.2 Hiệu quả của các biện pháp thích ứng 56

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Kiến nghị 59

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Bảng 1: Bảng chỉ số khô hạn K theo cán cân nước của Nguyễn Trọng Hiệu 7

Bảng 2: Ví dụ về sự khác nhau giữa thích ứng và ứng phó 14

Hình 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN, VIỆT NAM 22

Bảng 3: Tình hình biến động nhiệt độ, khí hậu ở xã Đồng Văn 24

Bảng 4: Tình hình dân số, lao động và tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Đồng Văn 26

Biểu đồ 1: Cơ cấu thu nhập của xã Đồng Văn 27

Biểu đồ 2: Diễn biến nhiệt độ từ năm 1986 – 2010 tại khu vực nghiên cứu 29

Bảng 5: Bảng tính chỉ số khô hạn K theo cán cân nước trong các tháng từ năm 2007 – 2010 30

Biểu đồ 3: Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa và bốc hơi khu vực nghiên cứu năm 2010 31

Bảng 6: Nhận định về tình hình biến động thời tiết của người dân 32

Bảng 7: Nhận định về tình hình hạn hán hiện nay của người dân 33

Bảng 8: Tổng hợp nhận định của người dân về biểu hiện của hạn hán 35

Bảng 9: Tác động của hạn hán lên đất nông nghiệp tại xã Đồng Văn 38

Sơ đồ 1 Các yếu tố ảnh hưởng và thời vụ gieo trồng các loại cây trồng 41

Bảng 10: Ảnh hưởng của hạn hán tới diện tích các loại cây trồng chính 42

Bảng 11: Ảnh hưởng của hạn hán tới cây trồng ở một số mặt khác 43

Bảng 12: Ảnh hưởng của hạn hán tới khả năng sinh trưởng của các loại cây 45

Bảng 13: Ảnh hưởng của hạn hán tới năng suất của các loại cây 46

Bảng 14: Tổng hợp năng suất lùa vụ Hè - Thu tại xã từ 2008 – 2010 47

Bảng 15: Ảnh hưởng của hạn hán tới chất lượng của các loại nông sản 47

Bảng 16: Ảnh hưởng của hạn hán tới chi phí cho hoạt động trồng trọt 49

Bảng 17: Ảnh hưởng của hạn hán tới giá cả các loại nông sản 50

Trang 6

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây, biến đổi khí đang diễn biến ngày càngphức tạp và gây ra nhiều hiện tượng cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão, lốcxoáy, sạt lở đất, mưa đá ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và quá trìnhsản xuất hầu khắp các nước trên thế giới[17],[26] Trong số các hiện tượngnày thì hạn hán trong những năm trở lại đây đang tỏ ra ngày càng phức tạp do

sự nóng lên của khí hậu toàn cầu và đang đe dọa mạnh mẽ tới sản xuất củangười dân Thập kỷ gần đây hạn có phần nhiều hơn so với các thập kỷ trước;

Ở Việt Nam nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10C mỗi thập kỷ, nhiệt độtrung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1 - 0,30C mỗi thập kỷ Trong

50 năm trở lại đây, nhiệt độ của nước ta đã tăng lên 0,70C Việt Nam là mộttrong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu và mựcnước biển dâng cao[4],[17] Nước ta là một nước có nền nông nghiệp còn khálạc hậu và có tới hơn 70% dân số sinh sống và sản xuất ở khu vực nông thônnên ảnh hưởng của biến đổi khí hậu càng nghiêm trọng do khả năng ứng phó

là rất thấp Thực tế trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đang gặp phải

vô vàn khó khăn do các hiện tượng hạn hán, lũ lụt, bão… mang lại.[13],[15]

Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ với điện tích tựnhiên lớn nhất cả nước là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.Nhưng bên cạnh đó Nghệ An cũng chịu không ít khó khăn do vị trí này manglại Điều đó thể hiện rất rõ qua tần suất và cường độ các thiên tai mà Nghệ Anphải hứng chịu Chỉ tính riêng trong năm 2010 tỉnh đã phải chịu một đợt hạnhán kỷ lục vào những tháng đầu năm với nhiệt độ đo được là 420C tại QùyHợp, Tây Hiếu, Con Cuông[24] Thiệt hại do đợt hạn hán này gây ra đối vớiriêng ngành nông nghiệp là làm mất trắng 13.896 ha lúa, 15.802 ha ngô vànhiều loại hoa màu khác trong toàn tỉnh gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sốngcũng như hoạt động sản xuất của người dân UBND Tỉnh đã phải chi gần 40 tỉđồng để khắc phục hậu quả do đợt hạn hán này gây ra nhằm ổn định lại tìnhhình sản xuất cho người dân[20] Và ngay sau khi chấm dứt đợt hạn hán lịch

sử Nghệ An đã phải hứng chịu sự đổ bộ của cơn bão số 3 Đời sống của ngườidân vốn đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn Người dân nơi đây đang tìmcách để đối phó và thích ứng với thiên tai

Trang 7

Đồng Văn là một xã thuần nông của huyện Thanh Chương, với vị tríthuận lợi do có 2 mặt giáp sông Lam nên người dân nơi đây chủ yếu sản xuấtlúa và các loại hoa màu như ngô, khoai, đậu, lạc, sắn Không nằm ngoài quyluật chung, xã cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán Đợt hạn hán

kỷ lục năm 2010 vừa qua cũng đã làm mắt trắng 30 ha lúa, 8 ha ngô và 10 hacác loại cây trồng khác, ngoài ra còn làm chậm và một số nơi không thể tiếnhành sản xuất được theo như thời vụ đã định Hàng chục hecta hoa màu khôhéo, hàng trăm hecta đất thiếu nước để sản xuất[20] Trước tình hình đó, một

số biện pháp để giải quyết cũng như kịp thời thích ứng với vấn đề do hạn hángây ra đã được chính quyền và người dân nơi đây thực hiện

Việc tìm hiểu các tác động của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp để

từ đó tìm ra các biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất làmột việc làm hết sức cần thiết Nó sẽ giúp cho người dân nơi đây nhìn nhận

rõ hơn về hiện tượng hạn hán Đồng thời, xem xét các biện pháp thích ứnghiện nay của người dân nơi đây đối với hạn hán cũng góp phần tư liệu hóalàm cơ sở cho việc phát triển hơn các biện pháp này trong tương lai và xemxét để áp dụng cho các vùng khác Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó đề tài:

“Tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt và biện pháp thích ứng của người dân tại xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”

* Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá tình hình hạn hán diễn ra trên địa bàn xã Đồng Văn

- Chỉ ra những ảnh hưởng của hạn hán đến các loại cây trồng trên địabàn xã Đồng Văn

- Tìm hiểu những biện pháp thích ứng đang được người dân thực hiệntrong tình trạng hạn hán hiện nay

Trang 8

PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về hạn hán

2.1.1 Khái niệm

Hạn hán đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiêncứu, cùng với quá trình nghiên cứu thì nhiều khái niệm khác nhau về hạn háncũng đã được đưa ra Tùy vào tình hình thực tế tại các vùng khác nhau thì mỗitác giả có những nhận định khác nhau về hạn hán Tuy nhiên hầu hết đều dựavào các diễn biến chủ yếu của khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và cácbiểu hiện của nguồn nước như nguồn nước ngầm, mực nước của sông, suối,

ao hồ, đập… Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, khái niệm của WMO sẽđược sử dụng do có khá nhiều điểm phù hợp với thực tế tại điểm nghiên cứu

và nhận định về hạn hán khá toàn diện Theo tổ chức Khí tượng Thế giới

(WMO): Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài,

làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo, dịch bệnh [25]

2.1.2 Những nguyên nhân gây ra hạn hán

Nguyên nhân gây ra hạn hán có nhiều nhưng theo tổng hợp của Trungtâm Khí tượng thủy văn Trung ương chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính[25]:

* Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng

mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt

- Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu nhưquanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn.Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trungbình nhiều năm cùng kỳ Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng,

kể cả vùng mưa nhiều

- Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đókhông mưa hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môitrường xung quanh Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa,

có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô Bản chất và tácđộng của hạn hán gắn liền với định loại về hạn hán

Trang 9

* Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra, trước hết là do tình

trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồnnước; việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiềunước ( như lúa ) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệtnguồn nước; thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trìnhkhông phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước ( nguồnnước tự nhiên ) lại bố trí xây dựng công trình lớn Cạnh đó, chất lượng thiết

kế, thi công công trình chưa được hiện đại hóa và không phù hợp Thêm nữa,hạn hán thiếu nước trong mùa khô ( mùa kiệt ) là do không đủ nguồn nước vàthiếu những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng giatăng do sự phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực, các vùng chưa có quyhoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không phù hợp với mức độ phát triểnnguồn nước, không hài hoà với tự nhiên, môi trường vốn vẫn tồn tại lâu nay.Mức độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước càng tăng cao do nguồn nước

dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của con người.[1]

Trong giới hạn của đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu nguyênnhân khách quan và làm rõ hậu quả do hạn hán gây ra thông qua việc xem xétcác nguyên nhân và tìm hiểu hậu quả của hạn hán gây ra đối với hệ thống câytrồng nói chung và hoạt động trồng trọt của người dân nói chung

2.1.3 Phân loại hạn hán

Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO)[25]: Hạn hán được phân ra 4loại: hạn khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội Tuynhiên, trong đề tài sẽ chú trọng vào 2 loại hạn đó là hạn khí tượng để xác địnhtình trạng hạn hán tại điểm nghiên cứu và hạn nông nghiệp để tìm hiểu, phântích những ảnh hưởng do hạn khí tượng gây ra đối với hoạt động trồng trồngtrọt tại điểm nghiên cứu

a Hạn khí tượng

Thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa, lượng bốc hơi, nhất là trongtrường hợp liên tục mất mưa Ở đây lượng mưa tiêu biểu cho phần thu vàlượng bốc hơi tiêu biểu cho phần chi của cán cân nước Do lượng bốc hơiđồng biến với cường độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió và nghịch biến với độ ẩmnên hạn hán gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khô

Trang 10

ráo[25] Như vậy ta có thể dễ dàng nhận ra tình trạng hạn khí tượng thông qua

các biểu hiện của không khí như nhiệt độ, lượng mưa, gió và các biểu hiệncủa đất như khô, cang cứng, nứt nẻ và bạc màu thể hiện cho sự suy giảm của

độ ẩm trong đất

b Hạn nông nghiệp

Thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trongđất và nhu cầu nước của cây trồng Hạn nông nghiệp thực chất là hạn sinh lýđược xác định bởi điều kiện nước thích nghi hoặc không thích nghi của câytrồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên Ngoài lượng mưa ra,hạn nông nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên ( địa hình, đất, ) vàđiều kiện xã hội ( tưới, chế độ canh tác, ).[25]

Hạn nông nghiệp là hiện tượng không mưa hoặc ít mưa trong thời giandài, làm lớp đât trong phạm vi phân bố rễ cây bị khô, làm cho cây bị thiếu nước.Trong thời gian hạn cán cân nước trong cây bị phá huỷ vì lượng nước bị mất đinhiều hơn lượng nước nhận được từ bộ rễ Đối với nông nghiệp hiện tượng nàygọi là hạn đất Trong thực tế có khi cây bị thiếu nước do không khí khô Trườnghợp này xảy ra khi trong đất có thể đủ nước, nhưng quá trình bốc thoát của câyqua lá quá lớn, bộ rễ không hút kịp nước từ đất lên nên cây thường bị héo hoặcchết Đối với nông nghiệp, hạn này gọi là hạn không khí.[10]

Hạn nông nghiệp được thấy khi cây trồng có những dấu hiệu bấtthường trong sự sinh trưởng phát triển do không có đủ lượng nước cho cácquá trình đó hoạt động một cách bình thường Thông thường có 2 biểu hiệnchính ở hệ thống cây trồng thể hiện cho tình trạng này đó là cây bị héo úa tạmthời hoặc cây sẽ héo và chết trong tình trạng khô cháy Hạn nông nghiệp làhạn sinh lý của cây trồng và các thảm thực vật khác nên có thể giải quyết hạnnông nghiệp thông qua các biện pháp như tưới hay phun nước để cung cấp đủlượng nước cho quá trình hoạt động sinh lý của của cây, hay giải quyết thôngqua các bước lâu dài như xây dựng hệ thống hồ, đập, kênh, mương, quyết đểđảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây

c Hạn thuỷ văn

Dòng chảy sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mựcnước trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp Ngoài lượng mưa ra, hạnthuỷ văn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác: dòng chảy mặt, nước ngầm

Trang 11

tầng nông, nước ngầm tầng sâu Hạn thuỷ văn chủ yếu được nhận biết tại cácvùng có sông suối chảy qua hay thông qua biểu hiện của hệ thống mạch nướcngầm thể hiện ở hệ thống giếng đào của người dân tại khu vực nông thôn Cácdòng sông khi bị hạn thông thường sẽ bị hạ thấp mực nước dẫn tới hẹp dòngchảy và xuất hiện thêm các bãi bồi ở ven sông hoặc ở giữa lòng sông vào thời

kỳ hạn hán.[25]

d Hạn kinh tế xã hội

Nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của các hoạt động kinh tế xãhội Các hoạt động kinh tế xã hội đòi hỏi một lượng nước khổng lồ để cóthể dung trì các hoạt động của mình Vì vậy tình trạng hạn xảy ra sẽ gây rarất nhiều khó khăn và tổn thất cho nền kinh tế Hạn xã hội có thể được biểuhiện như thiếu nước dẫn tới thiếu điện cho các sản xuất và sinh hoạt, haytình trạng ô nhiễm, tình trạng mất vệ sinh các nguồn nước, tình trạng thiếu

nước sạch [25]

2.1.4 Đặc trưng hạn hán

Hạn cũng có những đặc trưng nhất định để chúng ta có thể nhận thấytình trạng hạn hán đang xẩy ra dựa vào những con số Có rất nhiều chỉ sốđược đưa ra để chúng ta có thể dựa vào đó để xem xét và xác định mức độhạn hán như SI, chỉ số chuẩn hóa lượng mưa SPI, chỉ số khô Penman, chỉ sốcấp nước mặt SWSI, chỉ số khô hạn cán cân nước K…[5]

Để mô tả khái quát tình hình chung về hạn hán trong các khu vực vàdiễn biến theo thời gian của chúng, người ta đã sử dụng chỉ số khô hạn cáctháng và năm[25]:

Kt = Pt/Rt

Ở đây:

Kt: Chỉ số khô hạn tháng (năm)

Pt: Lượng bốc hơi theo Piche tháng (năm)

Rt: Lượng mưa tháng (năm)Còn chỉ số khô hạn theo cán cân nước của Nguyễn Trọng Hiệu[5]:

Chỉ số khô hạn:

Trang 12

Ki= Ei/Ri

Trong đó:

Ei: Lượng bốc hơi theo Piche thời đoạn tínhRi: Lượng mưa thời đoạn tính

Bảng 1: Bảng chỉ số khô hạn K theo cán cân nước

của Nguyễn Trọng Hiệu.

Bảng đối chiếu các mức khô hạn

Hệ số K K< 0,5 0,5<=K<1,0 1,0<=K<2,0 2,0<=K<4,0 K>4,0

Theo như tình hình thực tế tại điểm nhiên cứu và số liệu thu thập đượcthì đề tài sẽ sử dụng chỉ số khô hạn theo cán cân nước của Nguyễn TrọngHiệu để xác định và xem xét tình trạng hạn hán tại điểm nghiên cứu

Cũng theo như sự theo dõi tình hình khô hạn tại các khu vực trongnhiều năm trở lại đây của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn trung ương thì tạikhu vực Bắc Trung Bộ mùa khô hạn chủ yếu là từ tháng 4 - 8 hàng năm.[25]

2.2 Tác động của hạn hán

2.2.1 Tác động chung

Hạn hán ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường

và tới mọi mặt của đời sống con người Một số tác động như:

Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội vàsức khoẻ con người Hạn hán là một trong những nguyên nhân dẫn đến đóinghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước

Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, cácloài động vật, quần cư hoang dã, làm thay đổi quy luật sinh thái, làm mất đadạng sinh thái, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói lởđất Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được.[25]

`Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng,giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng câylương thực Ví dụ như hạn có thể làm cho quá trình ra nụ, ra hoa và đậu quảcủa cà chua gặp khó khăn, ngoài ra hạn hán còn ảnh hưởng tới quá trình thụphấn, thụ tinh của quả cà chua [3] Hay hạn cũng làm cho năng suất và chất

Trang 13

lượng của búp chè PH1 giảm xuống một cách đáng kể [2] Tăng chi phí sảnxuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp Tăng giá thành

và giá cả các lương thực Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi Ví dụ nhưkhi nghiên cứu tác động của hạn hán tới sản xuất nông nghiệp tại Quảng Trịcho thấy khi hạn hán xảy ra gia súc sinh trưởng rất chậm, gầy gò và một số cóthể bị chết do hạn [7] Các nhà máy thuỷ điện gặp nhiều khó khăn trong quátrình vận hành Hạn hán còn ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác như năng lượng,giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại, liên quanđến chi phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản và vận hành thiết

bị, phương tiện, sức bền vật liệu.[25]

Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ vàthời gian khác nhau, gây ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế - xã hội, đặc

biệt là nguồn nước, sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực Trong lịch

sử đã có nhiều đợt hạn hán gây hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là cho lĩnh vựcnông nghiệp như: Đợt hạn nặng vào năm 1992 – 1993 làm cho: Mực nướctrên các sông đều thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 0,5 m Mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông, từ 10 – 20 km, có lúc tới 30

km Tháng 7/1993, mực nước các hồ chứa lớn đều ở dưới mức nước chết vẫnđược tiếp tục khai thác chống hạn, các hồ chứa vừa và nhỏ đều cạn kiệt Tìnhtrạng này đã làm tê liệt hoạt đông sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi trongnhiều tháng liền ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân và an

ninh lương thực quốc gia.[25]

2.2.2 Tác động tới hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp hạn hán là hiện tượng nguy hiểm bậc nhấtsau lũ lụt "nhất thuỷ, nhì hoả" Thiếu độ ẩm cây trồng không sinh trưởng, pháttriển bình thường dẫn đến năng suất và sản lượng thấp.[5]

Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ cóthể bị thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc, vụ Thu - Đông ở Bắc Trung Bộ có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn;

vụ mùa kéo dài hơn Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác Nhiệt độtăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cựctiểu, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả

Trang 14

năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng,tăng nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.[17]

Hạn hán có tác động sâu sắc tới sản xuất nông nghiệp được thể hiện cụthể ở các mặt sau:

- Giảm năng suất và sản lượng thực phẩm, có thể gây ra mất mùa cục

bộ hoặc trên phạm vi cả nước dẫn đến giảm nguồn lương thực, thực phẩm cósẵn để đáp ứng yêu cầu xã hội Ví dụ, đối với miền Trung vụ lúa hè thu là vụlúa cho năng suất tương đối cao sau vụ đông xuân, nhưng vụ hè thu hay bịkhô hạn do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng Nhiều năm trở lại đâylượng mưa từ tháng 1 - 5 thấp hơn trung bình nhiều năm, thậm chí có năm chỉbằng 1/3 so với trunng bình nhiều năm Vụ hè thu năm 1993, cả miền trungxảy ra hạn hán nghiêm trọng làm 34.000 ha lúa hè thu không gieo sạ được.Diện tích bị hạn là 175.000 ha chiếm 1/3 diện tích gieo sạ, trong đó hạn nặng

là 35.000 ha, bị cháy khô không có khả năng cho thu hoạch là 26.000 ha, sảnlượng thất thu do đợt hạn này gây ra là 150.000 tấn Hay trận hạn hán lịch sửnăm 1997 – 1998 làm cho: “Hạn hán, thiếu nước mùa khô 1997 - 1998nghiêm trọng nhất, hầu như bao trùm cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng:Lúa đông xuân, hè thu, lúa mùa bị hạn trên 750.000ha ( mất trắng trên120.000 ha ); cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn trên 236.000 ha ( bị chếtgần 51.000 ha ); 3,1 triệu người thiếu nước sinh hoạt Tổng số thiệt hại vềkinh tế khoảng 5.000 tỷ đồng” Đợt hạn hán năm 1998 - 1999 trên địa bàn cảnước làm cho 160.000 ha bị hạn nặng và mất trắng khoảng 30.000 ha và làmgiảm năng suất khoảng 200.000 tấn quy thóc Hay như đợt hạn hán năm 2010

chỉ tính riêng tỉnh Nghệ An đã có tới đã làm mất trắng 13.896 ha lúa, 15.802

ha ngô và nhiều loại hoa màu khác trong toàn tỉnh.[1],[5],[20]

- Hạn hán cũng làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh trên cây trồng dokhả năng đề kháng của cây trồng đối với các loài dịch bệnh bị giảm sút Hạnhán làm tăng nguy cơ bùng phát các loài côn trùng có hại cho cây trồng như

dế, sâu khoang, cào cào Theo Tiến sĩ Đào Xuân Học: Hạn hán là một phầncủa biến đổi khí hậu, hạn hán đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướnggia tăng, gây ra những thiệt hại cả về người và của cho con người Hạn hántrong lĩnh vực nông nghiệp đã làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển kém

Trang 15

ngoài ra còn tạo điều kiện để sâu bệnh bùng phát, gây hại trên diện rộng.Ngoài ra hạn hán còn làm cho một số loài thiên địch trên đồng ruộng bị biếnmất, làm tăng chi phí cho hoạt động sản xuất của người dân.[4]

2.3 Chiến lược thích ứng với hạn hán

Hạn hán đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với sản xuất nôngnghiệp nói riêng và đời sống của người dân nói chung Đối với Việt Nam, hạn hán

là thiên tai gây tác hại hàng thứ 3 sau lũ lụt và bão [10] Tác hại nghiêm trọng đócủa hạn hán đã làm cho mọi người không thể thờ ơ và đang tìm cách để thích ứngvới hạn hán Hàng loạt chiến lược thích ứng với hạn hán đã được Trung ươngcũng như các địa phương đặt ra để giảm nhẹ thiệt hại do hạn hán gây ra

2.3.1 Một số khái niệm có liên quan

Biến đổi khí hậu nói chung và hạn hán nói riêng là những lĩnh vực mới

và rất phức tạp nên thu hút được rất nhiều sự nghiên cứu tìm hiểu của các nhàkhoa học cũng như các tổ chức nên hàng loạt khái niệm mới đã được đưa ra

để phục vụ cho việc nghiên cứu Chính vì vậy việc tìm hiểu các khái niệmliên quan đống một vai trò rất quan trọng Khi tìm hiểu và phân biệt được sựkhác nhau giữa các khái niệm tương đồng sẽ tạo cơ sở cho việc phân tích vấn

đề thêm chính xác Trong khuôn khổ của đề tài ngoài việc nắm các khái niệmliên quan thì việc phân biệt giữa thích ứng và ứng phó cũng giúp cho hướngnghiên cứu của đề tài thêm chính xác Sau đây là một số khái niệm:

Ứng phó với hạn hán là các hoạt động của con người nhằm thích ứng

và giảm nhẹ hạn hán [17] Ví dụ: Khi hạn hán đang xảy ra thì người dân tăngthêm lượng nước cho cây trồng; hay khi đang xảy ra hạn hán người dân tăngcường bón phân chuồng cho cây

Thích ứng là điều chỉnh cách sống của con người và quản lý tài nguyênthiên nhiên nhằm ứng phó với những hình thái thời tiết hoặc khí hậu thay đổi

đã xảy ra hoặc có thể xảy ra làm giảm tác hại hoặc khai thác cơ hội có lợi[12] Ví dụ: Hàng năm tại Nghệ An thường xảy ra hạn hán vào vụ hè thu gâythiệt hại cho sản xuất nông nghiệp thì tỉnh đã chỉ đạo người dân thay đổi cơcấu cây trồng để chống hạn hay sử dụng các giống khác có khả năng chốngchịu với hạn tốt hơn

Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc

Trang 16

con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảmkhả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềmtàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.[17]

Sự thích nghi với khí hậu là một quá trình, qua đó con người làmgiảm những tác động bất lợi của khí hậu về sức khoẻ và đời sống, và sửdụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại (Burton,1992);[dẫn theo [9]]

Thuật ngữ thích nghi có nghĩa là điều chỉnh, một cách chủ động, tácđộng trở lại hoặc dự tính trước, nhằm làm giảm thiểu những hậu quả có hạicủa biến đổi khí hậu (Stakhiv, 1993);[dẫn theo [9]]

Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động,

xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra haythật sự sẽ xảy ra của khí hậu Sự thích nghi có thể là tự phát hay được lập kếhoạch, và có thể được thực hiện thích ứng với những biến đổi trong nhiềuđiều kiện khác nhau (IPCC,1996);[dẫn theo [9]]

Có rất nhiều phương pháp thích nghi có khả năng được thực hiện trongviệc đối phó với biến đổi khí hậu Bản báo cáo đánh giá thứ 2 của nhóm côngtác IPCC 2 đề cập và miêu tả 228 phương pháp thích nghi khác nhau (IPCC,1995) Vì thế sẽ có ích nếu phân loại các phương pháp thích nghi sử dụng mộtcấu trúc tổng quát Một cách phân loại thường dùng chia các phương phápthích nghi ra làm 8 nhóm (Burtonet al.,1993):

 Chấp nhận những tổn thất: Tất cả các phương pháp thích nghi khác cóthể được so sánh với biểu hiện cơ bản của việc “không làm gì cả” ngoại trừchịu đựng hay chấp nhận những tổn thất Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thấtxảy ra khi phải chịu tác động mà không có khả năng chống chọi lại bằng bất

kỳ cách nào ( ví dụ như ở tầng lớp dân nghèo ) hay ở nơi mà giá phải trả củacác hoạt động thích nghi là cao so với sự rủi ro hay là các thiệt hại

 Chia sẻ những tổn thất: Loại phản ứng thích nghi này liên quan đếnviệc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn Như là nhữnghoạt động trong một xã hội truyền thống và trong xã hội công nghệ cao.Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữacộng đồng mở rộng, như là các hộ gia đình, làng mạc hay là các cộng đồng

Trang 17

nhỏ tương tự Với một sự phân bổ khác, các xã hội lớn chia sẻ những tổn thấtthông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết thông qua viện trợ của cácquỹ cộng đồng Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua bảohiểm xã hội.

 Làm giảm sự nguy hiểm: Đối với một vài sự rủi ro, bản thân nó cóthể là sự luyện tập về mức độ kiểm soát hiểm hoạ môi trường Một hiệntượng tự nhiên như là lũ lụt hay hạn hán, những phương pháp thích hợp làgồm các công tác kiểm soát lũ lụt (đắp đập, đào mương, đắp đê) Đối vớibiến đổi khí hậu, điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ biến đổi khí hậubằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ củakhí nhà kính trong khí quyển Trong UNFCCC, phương pháp này được đềcập đến như là sự giảm nhẹ biến đổi khí hậu và được coi là một phần củaphương pháp thích nghi

 Ngăn chặn các tác động: Thường xuyên sử dụng các phương pháp thíchnghi từng bước một để ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu và sự cốdao động khác Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong việc thựchiện quản lý mùa vụ như là tăng việc tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côntrùng và sâu bọ gây hại

 Thay đổi cách sử dụng: Chỗ nào có hiểm hoạ của biến đổi khí hậu thực

sự tiến triển của các hoạt động kinh tế là không thể hoặc là rất mạo hiểm, sựtính toán có thể mang lại thay đổi về cách sử dụng Ví dụ, có thể chọn lựa đểthay thế những cây chịu lũ hay là chuyển sang các giống chịu được độ ẩmthấp hơn Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc cónhững cách sử dụng khác như cho đất nghỉ

 Thay đổi địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi địa điểmcủa các hoạt động kinh tế Cần nghiên cứu tính toán kỹ, ví dụ, chuyển các câytrồng chủ chốt và vùng nông trại ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực ônhoà hơn và có thể sẽ thích hợp hơn cho một vài vụ trong tương lai(Rosenzweig and Parry, 1994)

 Nghiên cứu: Quá trình thích nghi có thể được phát triển bằng cáchnghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích nghi

 Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu khác

Trang 18

của thích nghi là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tincông cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi Những hoạt động đótrước đây ít được biết đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của nóđược tăng lên khi sự cần thiết đến sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực,khu vực trong thích nghi trở nên rõ rệt.

Hiểu biết về sự thích nghi với biến đổi khí hậu có thể được nâng caobằng cách đầu tư vào thích nghi với khí hậu hiện tại cũng như khí hậu trongtương lai Thích nghi với khí hậu hiện tại không giống như thích nghi với khíhậu trong tương lai Theo Burton etal.,1993, không thể qui kết những thiệt hạinày cho duy nhất các hiện tượng mà nó cũng do sự thiếu khả năng thích nghimột cách thích hợp của con người (cũng có thể gọi là sự điều chỉnh của conngười) và những thiệt hại trong vài trường hợp lại gia tăng do sự thích nghikhông tốt.);[dẫn theo [9]]

“Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên

hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mụcđích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiệnhữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại”[4]

Trong nghiên cứu này, thích ứng hay thích nghi là các hoạt độngmột cách có chủ định trước và có thể có hoặc không có kế hoạch cụ thểthông qua việc điều chỉnh hệ thống cây trồng và các biện pháp canh táccủa mình để giảm thiểu, hạn chế tới tối đa các thiệt hại do hạn hán gây rađối với hoạt động trồng trọt

Như vậy thích ứng khác với ứng phó ở chỗ: Thích ứng là một quátrình kéo dài, có chuẩn bị nhằm phù hợp với những sự thay đổi từ bênngoài đã được dự báo trước còn ứng phó chỉ là sự phản ứng mang tính tứcthời để xử lý những tình huống diễn ra nhanh và nó không có kế hoạch cụthể từ trước Một ví dụ cụ thể để chúng ta có thể dễ dàng phân biệt đượcgiữa ứng phó và thích ứng:

Bảng 2: Ví dụ về sự khác nhau giữa thích ứng và ứng phó.

Trang 19

Ứng phó Thích ứng

dụng đất

Sơ tán dân đến nơi an toàn Tái định cư, nơi trú ẩn an toàn

Đắp lại, gia cố bờ vùng bờ thửa Xây dựng, nâng cấp hệ thống kênh

2.3.2.1 Biện pháp công trình

- Tăng cường công tác quản lý, khai thác đồng bộ và hiệu quả các côngtrình thuỷ lợi đảm bảo chống hạn Triển khai kiên cố hoá hệ thống kênh mươngtưới, đảm bảo tiết kiệm nước, phân phối nước kịp thời và chất lượng Thực hiệntốt việc nạo vét các kênh mương nội đồng để dẫn và lấy nước nhanh

- Thực hiện đúng theo quy hoạch cân bằng nước của các sông suối trongtỉnh, từng bước đầu tư, xây dựng thêm các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là hồchứa để bổ sung nguồn nước về mùa kiệt và tham gia điều tiết lũ vào mùamưa, yêu cầu khi lập dự án xây dựng các hồ chứa phải tính toán điều tiếtnhiều năm nhằm tăng khả năng tích nước

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ trữ, dâng nước, trong đó ưu tiênxây dựng các hồ chứa nước và đập dâng ở miền núi, các ao, hồ nhỏ, kênh thunước ngầm tầng nông trên vùng đất cát nhằm tăng cường thêm nguồn nướctrong mùa khô phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn phục vụ sản xuấtnông nghiệp cho người dân

- Khai thác nước ngầm tầng sâu hợp lý bằng hệ thống các giếng khoan,

Trang 20

giếng khơi ở những nơi có trữ lượng nước ngầm tốt để tăng thêm nguồn nướcphục vụ cho sản xuất và dân sinh.

- Điều tiết hợp lý các hồ chứa lớn để vừa đảm bảo nhu cầu phát điện vừatăng được nguồn nước tưới cho hạ lưu vào thời điểm cần thiết

- Lắp đặt hệ thống các trạm bơm dã chiến trong trường hợp chống hạnkhẩn cấp, lấy nước sông ở những nơi có điều kiện để tăng thêm nguồn nước

hỗ trợ cho các vùng tưới khi các hồ, đập bị cạn kiệt

2.3.2.2 Biện pháp phi công trình

- Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo hạn và tuyên truyền vận độngngười dân nâng cao nhận thức về tình hình hạn hán, thiếu nước tự giác sửdụng các biện pháp để tiết kiệm nước tối đa Không để các hộ dân tranh chấpnguồn nước hoặc tự ý lấy nước từ các kênh

- Áp dụng biện pháp tưới luân phiên giữa các hệ thống thuỷ lợi Trongtừng hệ thống cũng cần phải bố trí tưới luân phiên theo từng cấp kênh, tăngthời gian tưới cho vùng cuối kênh lấy nước khó khăn

- Quản lý chặt chẽ, điều hành, phân phối các nguồn nước, sử dụng hợp

lý, tiết kiệm theo thứ tự ưu tiên như nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc,nước cho công nghiệp, dịch vụ và cân đối cho trồng trọt

- Quy hoạch phát triển thuỷ lợi quy mô vừa và nhỏ, áp dụng các biệnpháp truyền thống và hiện đại để sử dụng nước có hiệu quả như công nghệtưới tiết kiệm nước phun sương, nhỏ giọt

- Sử dụng các vật liệu tự nhiên và nhân tạo để giữ nước, cung cấp nướccho cây trồng vùng khô hạn thông qua biện pháp giảm nhỏ lượng bốc hơi mặtruộng, tăng khả năng giữ ẩm cho đất

- Chuyển đổi hợp lý cơ cấu và mùa vụ cây trồng trong các năm có hạnhán Phát huy lợi thế của vùng trồng để trồng các loài cây chịu hạn có giá trịkinh tế cao, tăng sản phẩm hàng hoá Cắt giảm điện, thuỷ lợi cho gieo trồng

vụ đông xuân và bố trí kế hoạch sản xuất vụ hè thu cho phù hợp với tình hìnhhạn hán hàng năm

- Trồng hệ thống đai rừng chắn cát bằng các laọi cây lâm nghiệp phùhợp, phát triển mô hình nông lâm kết hợp lấy ngắn nuôi dài

- Quy hoạch các bãi chăn thả, thức ăn bổ sung cho đàn gia súc Cải tạo

Trang 21

mô hình chuồng trại để tăng lượng phân bón cải tạo đất.

- Nâng cao ý thức cộng đồng về chống thoái hoá và hoang mạc hoá đất

- Thay đổi thể chế chính sách phù hợp để khuyến khích người dân trongvùngchuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất bền vững chống thoáihoá và hoang mạc hoá

2.3.2.3 Biện pháp kết hợp

Chiến lược thích ứng với hạn hán là một bộ phận của chiến lược thíchứng với biến đổi khí hậu do chính phủ ban hành Kèm theo đó chiến lượcthích ứng này đã đưa ra một lộ trình cho việc giảm thiểu những tác động chohạn hán gây ra Đây cũng là cơ sở cho các cơ quan ban ngành và các địaphương có liên quan đề ra chiến lược ứng phó cho địa phương mình Cụ thểnhư ngành nông nghiệp ngày 21/11/2007, Bộ trưởng Cao Đức Phát ký quyếtđịnh số 3665/QĐ-BNN-KHCN thành lập ban chỉ đạo chương trình hành độngthích ứng với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn doThứ trưởng Đào Xuân Học làm Trưởng ban [16]

Hay theo “Định hướng giải pháp phòng chống hạn hán trên quan điểmquản lý tài nguyên nước”[25]: “Nhìn chung, những vùng có nguy cơ bị hạnhán, thiếu nước nghiêm trọng thường có các đặc điểm: địa hình cao, dốc, sôngngắn, dòng mặt thoát khá nhanh ra dòng chính hoặc ra biển; đất đá có khảnăng chứa nước kém và không đều, phần đồng bằng ven biển thì tầng chứanước mỏng và dễ bị nhiễm mặn, lượng mưa nhỏ và lượng bốc hơi rất lớn hoặcnguồn nước đang bị khai thác quá mức Vì vậy, để giải quyết vấn đề hạn hán,thiếu nước cũng như phòng chống các tác hại do nước gây ra một cách lâudài, bền vững cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, trong đó có cácbiện pháp chủ yếu sau:

 Xây dựng quy hoạch tổng hợp về tài nguyên nước lưu vực sông,vùng trọng điểm Căn cứ quy hoạch, các ngành, địa phương lập kế hoạch khaithác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên phạm vi của mình; Việc xây dựng,nâng cấp các công trình khai thác, sử dụng nước phải bảo đảm nguyên tắc sửdụng tổng hợp, tuân theo quy hoạch khung của toàn lưu vực và của từng tiểulưu vực để bảo đảm công bằng và nâng cao hiệu quả trong sử dụng nước, gópphần phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông;

 Quy hoạch phát triển nguồn nước, bao gồm các biện pháp công

Trang 22

trình và phi công trình; gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng và khả năng tái tạonguồn nước Việc xây dựng công trình trữ, giữ nước, điều hoà phân phối hợp lýnguồn nước khi kết hợp chống lũ và cấp nước phục vụ sử dụng tổng hợp, chonhiều mục đích và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phát triển rừng,bảo vệ rừng đầu nguồn, là những giải pháp cần ưu tiên trong thực hiện Phảigắn kết chặt chẽ việc phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh về nước,đồng bộ với phát triển nguồn nước;

 Lập kế hoạch điều hoà, phân phối tài nguyên nước cho từng lưuvực sông trên cơ sở cân đối khả năng nguồn nước và nhu cầu khai thác, sửdụng theo lưu vực sông, các ngành, địa phương phải tuân thủ kế hoạch điềuhoà phân phối tài nguyên nước trong lưu vực; Tăng cường công tác quản lýnhu cầu dùng nước; có cơ chế để bảo đảm dùng nước có hiệu quả cao nhất và

đủ nguồn nước trong năm

 Xây dựng chính sách, cơ chế quản lý, vận hành, điều hoà phânphối nguồn nước các hồ chứa lớn đa mục tiêu để tạo một nguồn cung cấp antoàn và hiệu quả cao nhất phục vụ các nhu cầu khai thác, sử dụng của cácngành, địa phương trong mùa cạn kết hợp với phòng chống lũ, bảo đảm duytrì chế độ dòng chảy trên các sông chính trong vùng;

 Xây dựng chính sách quy định thứ tự ưu tiên chia sẻ nguồn nướctheo đối tượng sử dụng nhằm bảo đảm lợi ích chung (sinh hoạt, chăn nuôi,thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp…) và theo mức độ hạn hán thiếu nước;

 Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tàinguyên nước, trước hết là thực hiện tốt việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác,

sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước Đây là một công cụhữu hiệu để quản lý tổng hợp nguồn nước vì lợi ích chung của toàn xã hội;

 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với khả năng nguồn nước

ở mỗi vùng mỗi lưu vực sông, điều kiện tự nhiên Xây dựng các mô hình vớicác loại cây, con đã được thử nghiệm có khả năng chịu khô hạn, tiêu thụ ítnước Ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế hiệu quả và giá trịcao;

 Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất cho các vùng có nguy cơhạn hán thiếu nước ở mức cao để khai thác nước dưới đất làm phương án dựphòng cấp nước trong thời kỳ hạn hán thiếu nước;

Trang 23

 Nghiên cứu giải pháp bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất vàgây mưa nhân tạo trong những vùng hạn hán thường xuyên;

nước tiết kiệm, sử dụng tuần hoàn, tái sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm nước;

nước nói riêng và quản lý thiên tai nói chung Dự báo, dự kiến diễn biếnnguồn nước hàng năm khi xét các yếu tố ảnh hưởng như phát triển kinh tế -

xã hội; tình trạng khai thác, sử dụng; khả năng suy thoái nguồn nước và tácđộng của biến đổi khí hậu toàn cầu.”[25]

Trang 24

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Điểm nghiên cứu

Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu tại xã Đồng Văn là một xã thuần nông,

có hoạt động sản xuất nông nghiệp tương đối điển hình Trong những năm trởlại đây xã Đồng Văn đang thường xuyên phải hứng chịu những đợt hạn hán

và nắng nóng kéo dài gây khá nhiều khó khăn cho hoạt động tròng trọt nênảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của người dân trong xã Việc lựa chọn xãĐồng Văn là điểm nghiên cứu sẽ cho phép thu được những kết quả mang tínhđại diện cao do Đồng Văn có rất nhiều thuận lợi cho hoạt động trồng trọt nhưđất đai bằng phẳng, gần sông Lam nên khá thuận lợi trong tưới tiêu…

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông qua tìm hiểu các nguồn tài liệu tại thư viện, trên internet và tiếpcận cán bộ địa phương để thu thập và nghiên cứu các nguồn tài liệu sau:

Nghiên cứu tài liệu chung: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn vềhạn hán, ảnh hưởng của hạn hán tới sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng của hạnhán tới năng suất, chất lượng, giá cả các loại nông sản, những biện pháp màngươi dân đã sử dụng để ứng phó, thích ứng với hạn hán…mà các nhà nghiêncứu, các tổ chức, cá nhân khác đã thực hiện và được in thành sách, báo, tạpchí hoặc đăng tải trên internet để tổng quan về vấn đề đang nghiên cứu

- Các báo cáo của địa phương: Các báo cáo vê tình hình kinh

tế - xã hội, tình hình sản xuất, các công văn, các thống kê và các phương ánchống hạn của địa phương…trong những năm trở lại đây của huyện, xã

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn sâu người am hiểu:

+ Cán bộ khí tượng của Trạm Khí tượng thuỷ văn Đô Lương để thuthập các thông tin, số liệu về diễn biến của hạn hán trong 10 năm qua với mụctiêu là có các số liệu để thấy được diễn biến của hạn hán trên địa bàn xã nóiriêng và toàn khu vực nói chung Diễn biến của hạn hán có những thay đổi gì

về tần suất cũng như cường độ trong các năm đó

Trang 25

+ Phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế: Thu thập thông tin, số liệu về tìnhhình sản xuất nông nghiệp và thiệt hạn do hạn hán gây ra đối với sản xuấtnông nghiệp của xã để thấy được ảnh hưởng của hạn hán đối với người dân vàvới sản xuất nông nghiệp.

+ Cán bộ khuyến nông xã: Để thu thập thông tin, số liệu về tình hìnhtrồng trọt của người dân và các ảnh hưởng của hạn hán tới kế hoạch sản xuất,công việc sản xuất của người dân trong xã

+ Trưởng thôn và chủ nhiệm của 2 hợp tác xã Lam Sơn và Thanh Luân

để xin danh sách các hộ có sản xuất nông nghiệp và một số thông tin có liệnquan tới hạn hán, các biện pháp của hợp tác xã trong việc chống hạn và tìmcách thích nghi với hạn; thiệt hại do hạn hán gây ra đối với hoạt động sản xuấtcủa hợp tác xã; đồng thời từ đó xác định được đối tượng cho phỏng vấn hộ

- Quan sát thực tiễn: Phương pháp quan sát thực địa và quan sát có sựtham gia của người dân địa phương để xem xét các biện pháp công trìnhnhằm phòng, chống và thích ứng với hạn hán trên địa bàn xã Đồng thời thuthập một số hình ảnh thực tế về ảnh hưởng của hạn hán tới hoạt động trồngtrọt của địa phương

- Thảo luận nhóm: Đề tài tiến hành tổ chức 1 cuộc thảo luận nhóm vớithành phần là 5 nông dân nòng cốt có am hiểu về tình hình địa phương trong

đó có cán bộ khuyến nông của xã và nguyên chủ nhiệm hợp tác xã Lam Sơn.Cuộc thảo luận sẽ giúp vẽ lại lịch thời vụ các loại cây trồng của xã sau đó vẽbản đồ hạn của xã Đồng Văn

Công cụ được sử dụng cho thảo luận nhóm là: Lịch thời vụ, Sơ đồ thôn bản

- Phỏng vấn hộ: Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn 45 hộ là thành viên của 2hợp tác xã Lam Sơn và Thanh Luân Đối với hợp tác xã Lam Sơn đề tài sẽphỏng vấn 30 hộ do có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn lại có vị trí địa lýbất lợi hơn so với hợp tác xã Thanh Luân nên thường xuyên bị ảnh hưởng củahạn hán nên kiến thức, khả năng nhận biết, ứng phó và thích nghi của ngườidân trong hợp tác xã khá tốt sẽ phục vụ nhiều cho mục tiêu nghiên cứu của đềtài Còn hợp tác xã Thanh Luân sẽ có 15 hộ được phỏng vấn để so sánh đốichứng với hợp tác xã Lam Sơn đồng thời tìm ra những nét khác biệt giữa 2khu vực để có cái nhìn sâu và toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu Phỏng vấn

Trang 26

hộ sẽ cho phép thu thập được các số liệu thô về tình hình hạn hán cũng nhưcác biện pháp thích ứng mà người dân đã thực hiện làm cơ sở cho việc tổnghợp và phân tích vấn đề nghiên cứu.

3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thông kê bằngcác phép tính trên phần mềm Excel

Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích:

Phân tích định tính các loại tài liệu, các nhận định, nhận xét và quanđiểm đã được thu thập về vấn đề hạn hán và sự thích nghi của người dân

Phân tích định lượng đối với các số liệu thu thập được và các số liệu sơcấp đã được mã hóa và xử lý thành các bảng biểu

Trang 27

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình cơ bản xã Đồng Văn

4.1.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, ảnhhưởng rất lớn tới việc sử dụng đất, diễn biến khí hậu và quyết định tới hoạtđộng sản xuất của địa phương Đồng Văn là một xã nằm ở vùng giữa sát bên

bờ sông Lam, là cửa ngõ của huyện Thanh Chương với tổng diện tích tự nhiên

là 809,26 ha

Hình 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN, VIỆT NAM

(Nguồn: Tc1school.hnsv.com)

Điểm nghiên cứu

Trang 28

Đồng Văn có vị trí khá thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi với cácđịa phương khác do nằm ở vị trí trung tâm Phía Đông giáp xã Thanh Ngọc,phía Bắc giáp Thị Trấn Dùng, phía Tây giáp xã Thanh Thịnh, Xã Thanh Lĩnh

và phía Nam giáp xã Thanh An, Xã Thanh Chi là điều kiện để xã tập trung

mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa phục vụ cho các thị trường lân cận

Mặc dù là một xã đồng bằng, tuy nhiên địa hình của xã phân bố cao thấpkhông đều Vì vậy, nơi cao thường bị đối mặt với khô hạn thường xuyên còn nơithấp trũng thì hay bị ngập úng, do đó đất đai không được phì nhiêu Do đặc điểmđịa hình, địa chất và vị trí địa lý trong xã chủ yếu hình thành 2 loại đất: Đất hìnhthành tại chỗ do đất sét, đất cát pha, tầng đất dày, thịt nhẹ; Đất phù sa do sôngLam bồi đắp phần lớn là đất thịt nhẹ, đất pha cát Địa hình này tạo điều kiệnthuận lợi cho hệ thống cây trồng tại đây sinh trưởng và phát triển tốt trong điềukiện bình thường tuy nhiên, nếu gặp phải hạn hán và nắng nóng kéo dài thì rất dễxẩy ra tình trạng hạn và dễ dẫn tới mất trắng do đất cát giữ nước rất kém lại mauchóng bị khô hạn Thực tế thì hạn hán đã và đang ảnh hưởng nặng nề tới hoạtđộng sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây

4.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Khí hậu, thời tiết là yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệpnói chung và hệ thống cây trồng nói riêng Do đó, nắm chắc điều kiện khí hậucho phép đưa ra những biện pháp chỉ đạo hợp lý trong sản xuất nông nghiệp,

từ đó bố trí cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích hợp, giảm thiểu tới tối đa nhữngảnh hưởng bất lợi cho công tác sản xuất như hạn hán, lũ lụt

Theo số liệu quan trắc được của đài Khí tượng thuỷ văn Bắc miềnTrung đặt tại Vinh cho thấy, xã Đồng Văn nằm trong vùng khí hậu của huyệnThanh Chương, chịu ảnh hưởng của gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt làmùa khô và mùa mưa Diễn biến thời tiết khí hậu khu vực huyện ThanhChương, tỉnh Nghệ An từ năm 2007 – 2010 theo các vụ sản xuất được thểhiện ở bảng 3

Trang 29

Bảng 3: Tình hình biến động nhiệt độ, khí hậu ở xã Đồng Văn.

Năm

Chỉ tiêu

Vụ xuân

Vụ

Vụ thu

Vụ xuân

Vụ

Vụ thu

Vụ xuân

Vụ

Vụ thu

Vụ xuân

Vụ

Vụ thu

Nhiệt độ tối cao (0C) 38,3 40,2 34,7 37,5 38,4 36,0 40,3 39,6 34,5 39,1 41,2 26,2

Nhiệt độ tối thấp ( 0 C) 9.2 21,0 11,7 8,9 19,9 11,0 9,6 23,5 11,0 8,8 15 7,5

Nhiệt độ trung bình ( 0 C) 23,1 29,4 22,6 21,8 28,5 22,4 22,3 29,5 23,3 22,1 24 17,2

Độ ẩm trung bình (%) 88,4 78,4 86,0 88,4 79,0 84,4 85,0 76,0 83,5 89 85 95

Tổng lượng mưa (mm) 392 887 934 454 804 653 217 707 1051 449 1417 76 Tổng lượng bốc hơi

(mm)

336 475 218 227 498 252 307 442 194 298 456 217

(Nguồn Đài khí tượng thủy văn Bắc miền Trung, trạm Vinh 2011)

Qua bảng 3 ta thấy, nhiệt độ trung bình qua các năm nằm trong khoảng

220C đến 29,50C, độ ẩm trung bình từ 81% - 89% là điều kiện khá lý tưởngcho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, tuy nhiên khi nhìn vào nhiệt độtối cao và tối thấp ta thấy có sự chênh lệch rất lớn điều đó chứng tỏ diễn biếnnhiệt độ tại xã rất khó lường và có biên độ rất lớn có khi giảm xuống 7,50Cvào vụ Đông năm 2010 nhưng cũng trong năm 2010 nhiệt đội tối cao vào vụ

hè thu lên tới 41,20C điều này lại ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng vàphát triển của các loại cây trồng Nắng hạn thường xảy ra vào vụ hè thukhoảng tháng 4 – 7 gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ngoài

ra vào khoảng thời gian này hằng năm khu vực này còn chịu sự chi phối củagió phơn Tây Nam ( gió Lào) khô nóng làm cho hạn hán càng xảy ra ngiêmtrọng hơn gây ra nhiều thiệt hạn cho nông nghiệp Sau hạn hán ngay lập tứckhu vực này thường phải hứng chịu các trận bão hoặc mưa lớn kéo dài gây lũlụt, ngập úng trên diện rộng Điển hình vào năm 2010 sau đợt nắng nóng kỷlục thì ngay sau đó người dân tại huyện Thanh Chương phải đương đầu vớicơn bão số 3 làm mất trắng hàng trăm hecta và tê liệt hoạt động trồng trọt vụĐông của người dân nơi đây Đó là những thách thức không nhỏ cho nền sảnxuất nông nghiệp manh mún và lạc hậu của khu vực này

Nhìn chung khí hậu và thời tiết tại khu vực Thanh Chương có nhiều thuậnlợi cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng cũng không ít các khó khăn tiềm ẩn

Trang 30

Đặc biệt là trong mấy năm trở lại đây thì tình hình khí hậu đang diễn biến theochiều hướng xấu, nhất là về tình hình hạn hán đã trở thành mối lo thường trựccủa người dân Việc nghiên cứu để thích ứng và tìm ra hướng đi mới cho sảnxuất nông nghiệp nơi đây là hết sức cấp bách và mang ý nghĩa sống còn

bổ một số hệ thống cống tưới tiêu nước trên địa bàn xã đảm bảo tưới tiêu chogần 70% diện tích sản xuất nông nghiệp của xã với 2 vụ lúa và một vụ màu.Tuy nhiên, bên cạnh đó thì vẫn còn một số vấn đề vướng mắc cần được tiếptục giải quyết trong vấn đề nước cho sản xuất nông nghiệp đó là hệ thốngmương nước chưa được dẫn tới những khu vực xa, cuối nguồn thường xuyên

bị hạn nên hàng năm hạn hán vẫn gây ra những thiệt hại nhất định cho sảnxuất nông nghiệp; thứ hai là công tác thủy lợi vẫn chưa thực sự linh hoạt, cònrập khuôn máy móc gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất củangười dân và thứ ba là trạm bơm hiện nay đã không đủ để đáp ứng nhu cầutưới tiêu do hạn hán ngày càng tăng cả về số lần và cường độ nên nhiều khitrạm bơm bị tê liệt làm cho công tác chống hạn gần như bị tê liệt gây thiệt hạirất nặng nề nông nghiệp đặc biệt là hệ thống cây trồng

4.1.4 Dân số lao động, việc làm, tình hình sử dụng tài nguyên đất và

thu nhập

Đồng Văn là một xã đồng bằng nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng sản xuất nông nghiệp như diện tích đất đai khá màu mỡ và bằng phẳng,giao thông thuận tiện, thị trường rộng lớn Bên cạnh đó, xã còn có lợi thế lànằm sát sông Lam nên nguồn nước cho sản xuất nhìn chung vẫn đảm bảo chosản xuất bởi vậy dân số của xã khá đông và phần lớn lao động của xã chủ yếuvẫn đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Tình hình cụ thể vềdân số, lao động và sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở bảng 4

Trang 31

Bảng 4: Tình hình dân số, lao động và tình hình sử dụng đất nông nghiệp

(Nguồn: UBND xã Đồng Văn 2011)

Qua bảng 4 ta thấy, Đồng Văn có dân số khá đông với 8290 ngườitrong đó lực lượng lao động dồi dào với 5202 người năm 2010 Nhìn chung

xu hướng về dân số và lao động vẫn tăng đều hàng năm theo đúng như kếhoạch của xã Nhưng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng lao động ngành nôngnghiệp chiếm một số lượng quá đông đảo với 5046 người chiếm 97% laođộng của toàn xã, trong khi lao động trong các lĩnh vực khác chỉ có 156người Đây sẽ là một thách thức không nhỏ trong việc chuyển đổi cơ cấu laođộng và ngành nghề của xã trong thời gian tới

Xác định được rằng, Đồng Văn là xã đất chật người đông nên công tácquy hoạch và cơ cấu sử dụng đất được chính quyền xã hết sức chú trọng mà đặcbiệt là đất cho sản xuất nông nghiệp Ta có thể dễ dàng nhận thấy thông qua tìnhhình sử dụng đất nông nghiệp được trình bày ở bảng trên Ta có thể thấy đất chosản xuất nông nghiệp là 364,92 ha chiếm 45,1% trong tổng diện tích đất tự nhiêncủa toàn xã Điều đó cho thấy sản xuất nông nghiệp được xem là mũi nhọn trong

Trang 32

nền kinh tế của xã Các loại cây hằng năm như lúa, ngô, khoai, đậu, lạc, vừng,cải…là cơ cấu chính trong diện tích đất nông nghiệp của xã với 323,16 ha chiếm39,9% Nhưng cũng giống như nhiều vùng khác, cây lúa vẫn là cây nông nghiệpchủ lực khi diện tích được quy hoạch cho sản xuất lúa là 229,96 ha chiếm tới28,41% diện tích của toàn xã Nhìn chung trong những năm trở lại đây quyhoạch sử dụng đất của xã rất ít có sự thay đổi, hầu như diện tích đất nông nghiệpvẫn được giữ nguyên qua nhiều năm Tuy nhiên, theo những hướng đi trước mắtthì việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là bước đi cần thiết để phù hợp với hướngphát triển của xã trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đạihóa và nâng cao thu nhập cho người dân Cũng như tạo tiền đề cho việc hiện đạihóa trong nông nghiệp, giảm thiểu sự phụ thuộc của sản xuất nông nghiệp vàođiều kiện tự nhiên.

Cơ cấu lao động và cơ cấu sử dụng đất của xã được sẽ kéo theo sự phânhóa rõ ràng trong cơ cấu thu nhập của xã, chúng ta có thể thấy rõ điều đóthông qua biểu đồ 1:

Biểu đồ 1: Cơ cấu thu nhập của xã Đồng Văn

CƠ CẤU THU NHẬP CỦA XÃ ĐỒNG VĂN

65.2

7.8

27

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

(Nguồn: Ban nông nghiệp xã Đồng Văn 2011)

Qua biểu đồ 1 ta thấy, do lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp là chủ yếu nên trong cơ cấu thu nhập của xã thì ngành nôngnghiệp chiếm tới 73% ( với 65,2% của ngành trồng trọt và 7,8% thuộc vềngành chăn nuôi ) trong khi cơ cấu của ngành dịch vụ chỉ chiếm 27% Có thể

Trang 33

thấy rằng nền kinh tế của xã vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nông nghiệp.Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn của xã Dân số đông, diện tích đất nông nghiệp ít,lao động trong nông nghiệp chiếm tới 97% đồng nghĩa với việc diện tích bìnhquân đất nông nghiệp/hộ sẽ rất thấp Điều đó kéo theo nền sản xuất manhmún, nhỏ lẻ và chủ yếu là tự cung tự cấp nên sản lượng hàng hóa nông nghiệp

sẽ không cao, đời sống của người dân sẽ rất khó được cải thiện Điều nàycũng được thể hiện ở chỗ trong khi có tới 97% lao động của xã hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp nhưng chỉ mang lại 73% cơ cấu thu nhập cho toàn

xã trong khi chỉ 3% số lao động trong các lĩnh vực khác lại chiếm tới 27%trong cơ cấu thu nhập của xã Đây sẽ là một thách thức không nhỏ cho quatrình phát triển của xã trong thời gian tới Đặc biệt với nền sản xuất lạc hậunhư hiện nay thì rất khó có thể chống chọi được với các thiên tai, thảm họabất ngờ trong đó có hạn hán

Nhìn chung, tuy còn nhiều hạn chế do quá phụ thuộc vào nông nghiệp,

tuy nhiên trong những năm trở lại đây bằng sự cố gắng phấn đấu của nhândân và chính quyền xã thì thu nhập của xã vẫn đang trên đà tăng trưởng khánhanh với thu nhập bình quân đầu người từ 7,8 triệu đồng/người năm 2007

lên gần 14 triệu đồng/người năm 2010 (Báo cáo tổng kết của UBND xã Đồng

Văn 2011) Đây là những dấu hiệu khả qiuan cho việc tăng cường đời sống về

vật chất và tinh thần cho người dân trong toàn xã Tuy nhiên, để đạt được sựphát triển bền vững và lâu dài thì còn cần phải có sự nỗ lực hơn nữa về mọimặt của cả nhân dân và chính quyền địa phương trong thời gian tới nhất là vềviệc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn

4.2 Biểu hiện của hạn hán tại khu vực nghiên cứu

4.2.1 Xu hướng của hạn hán tại khu vực nghiên cứu

4.2.1.1 Xu hướng của hạn hán theo số liệu từ trạm khí tượng thủy văn Đô Lương.

Trước những biến động phức tạp của khí hậu hiện nay, hạn hán đangngày càng nổi lên và trở thành một vấn đề nóng, một thách thức thực sự chosản xuất nông nghiệp Tại khu vực nghiên cứu, khi đề tài tiến hành nghiêncứu số liệu thứ cấp về tình hình khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và lượngmưa tại khi vực trong những năm trở lại đây thì kết quả thu được như sau

Trang 34

Về sự diễn biến nhiệt độ: Nhìn chung nhiệt độ đang có xu hướng ngàycàng tăng, năm sau cao hơn năm trước Nhiệt độ vào mùa khô trong vòngmấy năm trở lại đây có xu hướng tăng khá nhanh Sự tăng về nhiệt độ có thểđược nhìn thấy thông qua biểu đồ 2.

Biểu đồ 2: Diễn biến nhiệt độ từ năm 1986 – 2010

tại khu vực nghiên cứu.

DIỄN BIỄN NHIỆT ĐỘ TỪ NĂM 1986 - 2010 TẠI KHU VỰC

(Nguồn: Trạm KTTV Đô Lương)

Biểu đồ 2 chỉ là biểu đồ số liệu nhiệt độ trung bình nên chúng ta rất khó

có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng hay cảm nhận được sự chênh lệch quálớn Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta có thể nhận ra so với trung bình nhiệt độ từnăm 1986 – 2006 thì nhiệt độ trong các tháng mùa khô ( tháng 3 – 8 ) đều cao hơn điều này chứng tỏ mùa khô hiện nay đang nónglên Theo chị Nguyễn Thúy Hằng, Trạm trưởng Trạm khí tượng thủy văn Đô

Lương cho biết: “Hiện nay nhiệt độ càng ngày càng tăng, các tháng mùa khô

theo như chúng tôi quan trắc được thì nhiệt độ trung bình của năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước Điển hình như đợt hạn hán năm 2010, nhiều khi chúng tôi thu được nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới gần 42 0 C, đây là điều chưa từng ghi nhận được từ trước tới nay tại trạm chúng tôi Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2010 theo như chúng tôi tính toán được thì có những tháng nhiệt độ trung bình lên tới 31 0 C, đó là nhiệt độ trung bình rất cao của một tháng Dự báo trong những năm tiếp theo nhiệt độ sẽ càng tăng và hạn

Trang 35

hán sẽ xẩy ra nhiều hơn và mạnh hơn so với trước đây.” Đó là nhận định về

mặt chuyên môn cho thấy rằng hạn hán sẽ là một nguy cơ tiềm tàng cho hoạtđộng sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng

Hạn hán là kết quả của một loạt các hiện tượng thời tiết bất thường nhưnắng nóng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao, lượng mưa ít, bốc hơi nhiều và gióTây Nam thổi mạnh Vì vậy để xác định rõ hơn mức độ hạn hán và diễn biếncủa hạn hán tại điểm nghiên cứu đề tài đã tiến hành tính toán chỉ số khô hạntheo cán cân nước của Nguyễn Trọng Hiệu Kết quả tính toán được thể hiệntrong bảng 5

Bảng 5: Bảng tính chỉ số khô hạn K theo cán cân nước trong các tháng từ

(Nguồn: Trạm KTTV Đô Lương)

Qua bảng 5 ta có thể nhận thấy rằng, tần suất xuất hiện của các tháng

có chỉ số 1 < K xuất hiện ngày càng nhiều Đặc biệt là các tháng từ tháng 11của năm trước tới tháng 7 của năm sau, tần suất xuất hiện của các tháng khôhạn ngày một nhiều Điều này cũng trùng hợp với nhận định về tình hình hạnhán hiện nay của các chuyên gia khí tượng cũng như của người dân tại điểmnghiên cứu Nếu như các năm 2007, 2008 chỉ xuất hiện những tháng hơi khô

Trang 36

và khô thì đến năm 2009, 2010 đã bắt đầu xuất hiện những tháng rất khô hạnvới chỉ số K có khi lên tới 5,8 Những tháng tiếp theo lượng mưa cũng rấtthấp làm cho tình trạng hạn hán thêm phần khắc nhiệt Như vậy có thể thấyrằng tình hình khô hạn hiện nay tại khu vực nghiên cứu theo như kết quả quantrắc được tại trạm khí tượng thủy văn Đô Lương đang diễn biến theo chiềuhướng tăng dần cả về tần suất và cường độ các tháng khô hạn Và thông quacác số liệu thứ cấp vừa được phân tích ở trên thì hạn hán tại khu vực này đượccác chuyên gia khí tượng nhận định là hạn khí tượng do có nhiệt độ cao, nắngnóng kéo dài, ít mưa, bốc hơi mạnh và độ ẩm khô khí thấp

Năm 2010 vừa qua được nhận định là năm hạn hán kỷ lục và điển hình

về tình hình khô hạn hiện nay, vì vậy việc nghiên cứu kỹ diễn biến nhiệt độ,bốc hơi và lượng mưa năm 2010 cho phép chúng ta nhìn nhận xu hướng củahạn hán và xem xét mức độ hạn hán có thể xảy ra trong những năm tiếp theo.Kết quả số liệu nhiệt độ, lượng mưa và bốc hơi của năm 2010 được thể hiệntại biểu đồ 3

Biểu đồ 3: Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa và bốc hơi khu vực nghiên cứu

Biểu đồ 3 cho chúng ta thấy rằng từ tháng 1 - 7 nhiệt độ không ngừngtăng cao và kéo theo đó lượng bốc hơi cũng tăng cao trong khi lượng mưakhông có được bao nhiêu vì vậy hạn hán là điều tất yếu sẽ xảy ra Không

Trang 37

những thế vào các tháng cao điểm của nắng nóng là từ tháng

3 – 6 thì cũng là những tháng hoạt động của gió Tây Nam khô nóng nên tìnhhình hạn hán càng khó lường trước được Và thực tế cho thấy, với những hìnhthế thời tiết như vậy thì hạn hán đã xảy ra rất gay gắt và gây ra những thiệt hạinặng nề cho hoạt động sản xuất của người dân

4.2.1.2 Xu hướng của hạn hán tại khu vực nghiên cứu theo nhận định của người dân xã Đồng Văn.

Hạn hán đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của những ngườidân tham gia sản xuất nông nghiệp trong xã Với các số liệu có được thì cácchuyên gia nhận định rằng đó là hạn khí tượng, tuy nhiên đối với người dânthì họ lại xem nó dưới góc độ là hạn nông nghiệp Bởi hạn hán hiện nay gây

ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho hoạt động trồng trọt của họ Kếtquả cuối cùng là cây trồng, hoa màu của họ vì thiếu nước mà sinh trưởng pháttriển chậm, năng suất thấp, có loại thì khô héo rồi chết Khi nghiên cứu về xuhướng của hạn trong những năm trở lại đây trên địa bàn xã, đề tài thu đượccác kết quả dưới đây

Khi được hỏi về nhận định của các hộ dân về tình hình biến đổi củathời tiết vào mùa khô như nhiệt thời tiết nóng hơn, lượng mưa ít hơn và mùakhô kéo dài hơn trong 3 năm trở lại đây, kết quả thu được được phản ánh ởbảng 6

Bảng 6: Nhận định về tình hình biến động thời tiết của người dân.

HTX Lam Sơn (N=30)

HTX Thanh Luân

(N=15)

(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011)

Theo kết quả được thể hiện trong bảng 6 thì có tới 66,67% số người khiđược hỏi đều cho rằng trong mấy năm trở lại đây tình hình thời tiết vào mùakhô đang có những biểu hiện như nóng hơn, mưa ít hơn, mùa khô kéo dài hơn

so với trước đây Tuy nhiên, sự nhận định này lại khác nhau ở 2 hợp tác xã,

Trang 38

trong khi có tới 83,33% số thành viên của hợp tác xã Lam Sơn cho rằng hiệnnay đang xảy ra những biểu hiện trên thì tỷ lệ này đối với thành viên của hợptác xã Thanh Luân chỉ là 66,67% Sở dĩ có sự khác nhau này là do nhữngnhận định khác nhau về tình hình biến đổi của thời tiết hiện nay Trên thực tế,hiện nay thì hợp tác xã lam Sơn đang có nhiều diện tích bị ảnh hưởng do hạnhán hơn và cũng xa hệ thống mương tưới hơn nên khô hạn ảnh hưởng tới hoạtđộng trồng trọt của họ nhiều hơn Cho nên họ nhận định và cảm nhận về tìnhhình thời tiết trong mùa khô hiện nay cũng rõ hơn và đồng nhất hơn Theo

ông Trịnh Văn Hợi, nguyên là Chủ nhiệm hợp tác xã Lam Sơn thì: “Tình

hình thời tiết vào mùa khô hiện nay đang diễn biến rất phức tạp và theo chiều hướng bất lợi hơn cho hoạt động sản xuất Nhiệt độ vào mùa khô ngày càng tăng trong khi đó lượng mưa lại giảm dần gây rất nhiều khó khăn cho việc triển khai sản xuất do không đủ lượng nước cần thiết cho trồng trọt Thêm vào đó mùa khô hiện nay cũng kéo dài hơn trước, nếu như trước đây mùa khô chỉ thực sự bắt đầu vào tháng 2 và kết thúc vào khoảng tháng 8 thì hiện nay mùa khô bắt đầu vào khoảng tháng 12 năm trước và kéo dài cho tới tháng 8 năm sau.” Đây cũng là nhận định chung của khá nhiều người dân tại đây.

Trong bối cảnh tình hình thời tiết vào mùa khô đang có những diếnbiến bất lợi như vậy thì hạn hán là điều không thể tránh khỏi Để tìm hiểu về

sự hiểu biết cũng như nhận định của người dân tại 2 hợp tác xã về tình hìnhhạn hán hiện nay tại địa phương mình đề tài đã tiến hành phỏng vấn và thuđược kết quả ở bảng 7

Bảng 7: Nhận định về tình hình hạn hán hiện nay của người dân.

HTX Lam Sơn (N=30)

HTX Thanh Luân

(N=15)

(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2011)

Trang 39

Theo kết quả thu được ở bảng 7, có tới 80% số người khi được hỏi đềucho rằng hiện nay hạn hán đang có chiều hướng tăng lên cả về tần suất vàcường độ Điều này được thể hiện rất rõ khi mà số lần hạn hán trong mấy nămtrở lại đây đang có chiều hướng tăng lên, kèm theo đó là cường độ hay theocách hiểu đơn giản của người dân nơi đây là mức độ nắng nóng nhiều hơn,mạnh hơn và khô hơn với nhiệt độ tại xã có khi lên tới 40 - 410C và kéo dàitrong nhiều ngày liền trong đợt hạn năm 2010 vừa qua Không dừng lại ở đó,hạn hán cũng tồn tại lâu hơn trước, có những đợt hạn kéo dài tới 4 - 5 tháng.

Cụ thể như đợt hạn kỷ lục vào năm 2010 vừa rồi đã kéo dài gần 7 tháng vớinền nhiệt độ trung bình tháng lên tới 300C đây là đợt hạn mà trước đến nayngười dân tại đây lần đầu tiên phải đối mặt Hạn hán cũng đến sớm hơn so vớitrước và mức độ ảnh hưởng tới hoạt động trồng trọt thì ngày càng tăng cho dùcác hệ thống thủy lợi tại đây đã dần được hoàn thiện Điều đó cho thấy tìnhhình hạn hán hiện nay đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng ngàycàng tăng và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người dân Theo số liệu

do cán bộ khuyến nông xã cung cấp thì đợt hạn hán trong năm 2010 đã làmmất trắng gần 50 ha các loại cây trồng của người dân chiếm 15% diện tíchgieo trồng của toàn xã, như vậy bình quân mỗi hộ trong xã bị thiệt hại gần0,025 ha Tuy nhiên, cũng như những nhận định về tình hình thời tiết vào mùakhô, vẫn có sự khác nhau trong quan điểm và nhận thức của người dân ở 2hợp tác xã về tình hình hạn hán hiện nay Trong khi có 90% số người của hợptác xã Lam Sơn khi được hỏi đề cho rằng tình hình hạn hán đang diễn ra nhưtrên, trong khi đó chỉ có 80% số người được hỏi ở hợp tác xã Thanh Luânđồng tình với những nhận định này Điều này chứng tỏ hạn hán ảnh hưởngcàng nhiều thì những nhận thức và sự quan tâm về tình hình hạn hán cũng sẽđược chú ý hơn Theo ông Đậu Đức Khánh là xã viên hợp tác xã Thanh Luân

cho biết: “Hạn hán hiện nay đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn của

người dân, thiệt hạn do hạn hán gây ra ngày càng nhiều, hạn hán cũng tăng lên cả về tần suất và cường độ Tuy nhiên, nếu có biện pháp vẫn có thể hạn chế được như tại thôn tôi đang quản lý do gần trạm bơm nên đã hạn chế được rất nhiều thiệt hạn do hạn hán gây ra.” Cũng với câu hỏi đó, nhưng

theo ông Trịnh Văn Hóa, xã viên hợp tác xã Lam Sơn thì: “Hạn hán hiện là

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đoàn Văn Điếm, Trần Danh Thìn, “Đánh giá tác động của hạn hán và vai trò một số biện pháp giữ ẩm đối với ngô vụ Đông tại Trung du Bắc Bộ”, Tạp chí khoa học đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007, 91 - 98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tác động của hạn hán và vai trò một số biện pháp giữ ẩm đối với ngô vụ Đông tại Trung du Bắc Bộ”
[2] Đoàn Văn Điếm, Trần Danh Thìn, “Đánh giá tình trạng hán hán và ảnh hưởng của nó đối với sinh trưởng và năng suất chè PH1 tại Ba Vì, Ha Tây”, Hà Tây, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tình trạng hán hán và ảnh hưởng của nó đối với sinh trưởng và năng suất chè PH1 tại Ba Vì, Ha Tây”
[3] Phạm Lê Hoàng, Lê Thị Khánh, “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn, thụ tinh của một số dòng cà chua vụ Xuân hè 2008 tại Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, 2010, 79 – 85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn, thụ tinh của một số dòng cà chua vụ Xuân hè 2008 tại Thừa Thiên Huế”
[4] GS.TS Đào Xuân Học, “Kế hoạch thích ứng với Biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Quảng Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kế hoạch thích ứng với Biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”
[5] GS.TS Lê Sâm, ThS.NCS Nguyễn Đình Vượng, “Nghiên cứu lựa chọn công thức tính chỉ số khô hạn và áp dụng vào việc tính toán tấn suất khô hạn năm ở Ninh Thuận”, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, 2007, 185 - 195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu lựa chọn công thức tính chỉ số khô hạn và áp dụng vào việc tính toán tấn suất khô hạn năm ở Ninh Thuận”
[6] GS.TS Lê Sâm, ThS.NCS Nguyễn Đình Vượng, “Thực trạng hạn hán, hoang mạc hóa ở Ninh Thuận, nguyên nhân và giải pháp khắc phục”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học và công nghệ, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng hạn hán, hoang mạc hóa ở Ninh Thuận, nguyên nhân và giải pháp khắc phục”
[7] TS. Lê Thị Hoa Sen, “ Nghiên cứu tình hình hạn hán tại một số huyện tỉnh Quảng Trị và biện pháp thích ứng của người dân.” Tuyển tập nghiên cứu khoa học và công nghệ, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nghiên cứu tình hình hạn hán tại một số huyện tỉnh Quảng Trị và biện pháp thích ứng của người dân.”
[8] TS. Phạm Văn Thẩm, “Lũ lụt và sự phân bố lũ lụt ở Việt Nam. Biện pháp quản lý, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt”, Báo cáo hội thảo huấn luyện, tổng cục Khí tượng thủy văn, 2010, 71 - 86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lũ lụt và sự phân bố lũ lụt ở Việt Nam. Biện pháp quản lý, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt”
[9] Nguyễn Hồng Trường, “Biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với những tác động”, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Ninh Thuận,2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với những tác động”
[10] TS. Nguyễn Văn Viết, “Hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo hội thảo huấn luyện, tổng cục Khí tượng thủy văn, 2010, 86 - 95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam”
[11] Báo cáo phát triển con người 2007/2008, “Chương 4: Thích ứng với xu thế tất yếu, hành động cấp quốc gia và hợp tác quốc tế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chương 4: Thích ứng với xu thế tất yếu, hành động cấp quốc gia và hợp tác quốc tế
[12] Dự án: “Mạng lưới các thành phố châu Á chống chịu với biến đổi khí hậu: Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu”, Huế, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mạng lưới các thành phố châu Á chống chịu với biến đổi khí hậu: Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng và thích ứng với biến đổi khí hậu”
[13] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp nông thôn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu”,Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp nông thôn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu”
[14] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2008 - 2020”, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2008 - 2020”
[15] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp nông thôn và định hướng hành động của ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp nông thôn và định hướng hành động của ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn”
[16] Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Hỗ trợ quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”, Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hỗ trợ quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”
[17] Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”
[18] Bộ Tài nguyên Môi Trường, Bộ Công Thương, “Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam”
[19] Tổ chức hành động cứu trợ ActionAid và Trung tâm phát triển nông thôn, “Biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng tại Hà Tĩnh”, 2008, vietnamfforumcsr.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng tại Hà Tĩnh”, "2008
[20] Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, “Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí sản xuất sau hạn hán năm 2010”, Số 3065/QĐ-UBND, 2010.* Các bài báo, tạp chí liên quan Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định về việc hỗ trợ kinh phí sản xuất sau hạn hán năm 2010”", Số 3065/QĐ-UBND, 2010

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Hình 1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH (Trang 28)
Bảng 3: Tình hình biến động nhiệt độ, khí hậu ở xã Đồng Văn. - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 3 Tình hình biến động nhiệt độ, khí hậu ở xã Đồng Văn (Trang 30)
Bảng 5: Bảng tính chỉ số khô hạn K theo cán cân nước trong các tháng từ  năm 2007 – 2010. - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 5 Bảng tính chỉ số khô hạn K theo cán cân nước trong các tháng từ năm 2007 – 2010 (Trang 36)
Bảng 7: Nhận định về tình hình hạn hán hiện nay của người dân. - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 7 Nhận định về tình hình hạn hán hiện nay của người dân (Trang 39)
Bảng 8: Tổng hợp nhận định của người dân về  biểu hiện của hạn hán. - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 8 Tổng hợp nhận định của người dân về biểu hiện của hạn hán (Trang 41)
Bảng 9: Tác động của hạn hán lên đất nông nghiệp tại xã Đồng Văn. - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 9 Tác động của hạn hán lên đất nông nghiệp tại xã Đồng Văn (Trang 44)
Sơ đồ 1. Các yếu tố ảnh hưởng và thời vụ gieo trồng  các loại cây trồng. - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Sơ đồ 1. Các yếu tố ảnh hưởng và thời vụ gieo trồng các loại cây trồng (Trang 47)
Bảng 10: Ảnh hưởng của hạn hán tới diện tích các loại cây trồng chính. - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 10 Ảnh hưởng của hạn hán tới diện tích các loại cây trồng chính (Trang 48)
Bảng 16: Ảnh hưởng của hạn hán tới chi phí  cho hoạt động trồng trọt. - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 16 Ảnh hưởng của hạn hán tới chi phí cho hoạt động trồng trọt (Trang 55)
Bảng 1: Số liệu nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 1 Số liệu nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu (Trang 77)
Bảng 2: Số liệu lượng mưa, bốc hơi tại khu vực nghiên cứu - tìm hiểu tác động của hạn hán tới hoạt động trồng trọt  và biện pháp thích ứng của người dân tại xã đồng văn, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an
Bảng 2 Số liệu lượng mưa, bốc hơi tại khu vực nghiên cứu (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w