Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
616,5 KB
Nội dung
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm trở lại đây, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển của nước ta là hoạt động XĐGN, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong đó, tíndụng là công cụ hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người nghèo kiểm soát tài nguyên, đề cao vị thế trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội để giúp người nghèo vượt khỏi đói nghèo. Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu vùng xa đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là thiếu vốn sản xuất, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đếncác hoạt độngsinhkếcủacáchộ dân. Chính vì vậy chính sách tíndụng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội XĐGN. Tuy nhiên, đa số người nghèo sống ở vùng sâu vùng xa nên cán bộ tíndụng hầu như không thể tiếp cận. Thêm nữa, chi phí giao dịch quá cao đã đẩy lãi suất cho vay lên và làm tăng gánh nặng nợ nần của người dân nông thôn. Mặc dù hệ thống ngân hàng đã về các vùng quê, nhưng không phải người dân nào cũng hiểu về tíndụng ngân hàng. Thêm vào đó, những điều khoản chặt chẽ của ngân hàng trong việc cho vay vốn cũng khiến nhiều người khó tiếp cận, nhất là nông dân. Nguồn vốn cho khu vực nông thôn còn gặp khó khăn, bởi hầu hết người dânở nông thôn không có tài sản thế chấp để vay vốn, gây rủi ro cho ngân hàng. Việc điều tra, tìmhiểu hoạt động vay và sử dụngvốntíndụng tại địa phương từ đó tìm kiếm những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụngcủavốntíndụng là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: 1 “Tìm hiểutácđộngcủavốntíndụngđếnsinhkếcủacáchộdânởthịtrấnKheSanh,huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìmhiểu hệ thống tíndụng nông thôn tại địa thịtrấnKheSanh,huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Tìmhiểucác hoạt độngsinhkếcủacáchộdânởthịtrấnKheSanh,huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - TìmhiểutácđộngcủavốntíndụngđếnsinhkếcủacáchộdânởthịtrấnKheSanh,huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức tíndụng 2.1.1.1. Khái niệm tíndụng Danh từ Tíndụng (credit) xuất phát từ gốc Latinh là Credittum, có nghĩa là sự tin tưởng tín nhiệm dùng để chỉ nhiều hành vi kinh tế rất phức tạp: bán chịu hàng hóa, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác… Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tíndụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuât ngữ tíndụng có một nội dung riêng. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng Ngân hàng thì: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”[1]. Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự vay mượn trong thời hạn nào đó”. Khái niệm vay mượn bao gồm sự hoàn trả. Chính sự hoàn trả là đặc trung thuộc bản chất củatín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tíndụng với các phạm trù cấp phát tài chính khác [3]. Theo luật Ngân hàng Quốc tế: “Tín dụng là sự cấu thành một nghiệp vụ tíndụng bất kỳ một tácđộng nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này như đảm bảo, bảo chứng hay bảo lãnh mà có thu tiền” [2]. Theo tác giả Phạm Thị Dung: “Tín dụng nông thôn là các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế nông thôn dựa trên cơ sở huy độngcác nguồn vốn trong xã hội” [2]. 2.1.1.2. Khái niệm về tổ chức tín dụng, chương trình tíndụng - Tổ chức tín dụng: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật cáccác tổ chức tíndụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động 3 kinh doanh tiền tệ, là dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán [4]. - Chương trình tín dụng: Trong nền kinh tế mở, ngoài tíndụng thanh toán và đầu tư ở tầm vi mô còn có chương trình tíndụng vĩ mô giữa các Chính phủ, các chương trình tíndụng vi mô củacác tổ chức phi chính phủ. Trong nội bộ của từng quốc gia, tùy theo mục tiêu chiến lược cụ thể mà các chương trình tíndụng riêng biệt đặc thù trong từng lĩnh vực trong một thời hạn nhất định. Đối với các tổ chức phi chính phủ có hoạt động tài chính vi mô thì cần phân biệt thành hai loại: các dự án chỉ có hoạt động tài chính vi mô và các dự án có hoạt động tài chính vi mô lồng ghép với các hoạt động khác [4]. Nhiều tổ chức phi chính phủ chỉ sử dụng tài chính vi mô như là một phương tiện để đạt được mục đích, chứ không phải bản thân nó là mục đích. Một số tổ chức đã sử dụng tài chính vi mô để thực thicác chương trình giáo dục sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình. Hoạt động tài chính vi mô kết hợp với các hoạt động khác có thể khai thác tình hình kinh tế theo phạm vi hay cung cấp kiến thức, kỹ năng trong sản xuất hộ gia đình và cải thiện phúc lợi. 2.1.1.3. Các loại hình tíndụngở nông thôn Có nhiều cách để phân loại các loại hình tíndụng nông thôn, tùy theo thời gian, mục đích, tính chất, theo nguồn gốc cung cấp và theo chủ thể tíndụng mà có thể phân ra các loại hình TD sau: *Căn cứ vào thời gian có 3 loại: - Tíndụng ngắn hạn (có thời hạn cho vay dưới 12 tháng) - Tíndụng trung hạn (thời hạn cho vay từ 1 năm đến 3 năm) - Tíndụng dài hạn (thời hạn cho vay trên 3 năm) *Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tíndụng có các loại sau: - Tíndụng thương mại: Tíndụng thương mại là quan hệ tíndụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tíndụng giữa các nhà sản xuất - kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa. Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tíndụng - người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụngvốn tạm thời trong một 4 thời gian nhất định, và khi đến thời hạn đã được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu [5]. Đặc điểm củatíndụng thương mại: Tíndụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay một bộ phận củavốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi. Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khối lượng tíndụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng hóa được đưa ra mua bán chịu [5]. -Tín dụng ngân hàng: Tíndụng ngân hàng là quan hệ tíndụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tíndụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước [5], Đặc điểm củatíndụng ngân hàng: Huy độngvốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ; Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy độngvốn và cho vay; Quá trình vận động và phát triển củatíndụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; Tíndụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòavốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế [5]. - Tíndụng nhà nước: Tíndụng nhà nước là quan hệ tíndụng giữa nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tíndụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. Chủ thể là nhà nước, các pháp nhân và thể nhân; Hình thức đa dạng, phong phú; Tíndụng nhà nước chủ yếu là loại hình trực tiếp, không thông qua tổ chức trung gian [5]. - Tíndụng tiêu dùng: Tíndụng tiêu dùng là quan hệ tíndụng giữa dân cư với doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính. 5 Đặc điểm củatíndụng tiêu dùng: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho dân cư; Hình thức là hàng hóa hoặc tiền tệ; Dân cư là người vay; ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp là người cho vay [5]. - Một số hình thức tíndụng khác: Tíndụng tư nhân, cá nhân (quan hệ giữa cá nhân với tư nhân cho vay nặng lãi, hoặc giữa cá nhân với nhau); bán trả góp; dịch vụ cầm đồ; bán non nông sản hàng hoá. 2.1.2. Thực trạng của hoạt động cung cấp vốntíndụngở nông thôn - Chi phí giao dịch với ngân hàng quá cao đã đẩy lãi suất cho vay tăng và làm tăng gánh nặng nợ nần của nông dân, Bởi nếu không tăng lãi suất, các tổ chức tài chính sẽ phải đối mặt với khả năng thua lỗ. - Mạng lưới tài chính còn chưa vươn tới vùng sâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tíndụng tiếp cận. Hơn nữa, lượng vốn cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của người dân nông thôn có mức sống trung bình. - Những quy định mới về thế chấp tài sản và không phải thế chấp đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người vay thiếu tài sản thế chấp, nhưng vẫn bất cập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả người nghèo. Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đi vào cuộc sống, - Thông tin không đến với người nghèo - NHNN&PTNT và NHCSXH đều dựa vào thông tincủa lãnh đạo địa phương cung cấp. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương không có thông tin đầy đủ về các hoạt độngtíndụng trong địa bàn của mình phụ trách, và cũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cận thông tin. Đôi khi những người có phương án đầu tư hiệu quả không được tiếp cận với các chương trình cho vay vốn; trong khi họ hàng, bạn bè củacác nhà chức trách địa phương lại thường có tên trong danh sách được hưởng những chương trình vay vốn ưu đãi. - Các QTDNN cũng đang cần củng cố bởi tính liên kết hệ thống chưa chặt chẽ, chưa thành lập được các tổ chức hỗ trợ như kiểm toán nội bộ và liên minh quỹ tíndụng nhân dân. Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước hiện chưa thể kết thúc giai đoạn thí điểm xây dựng loại hình tíndụng này. 6 - Bất bình đẳng nguồn vốn - Môi trường cạnh tranh nguồn vốn vay còn nhiều bất cập. Ngân hàng Chính sách đang gặp những khó khăn vì phụ thuộc vào tài trợ của Chính phủ, khả năng huy độngvốn hạn chế do mạng lưới hầu như không có chi nhánh độc lập, tỷ lệ hoàn vốn cho vay còn thấp… nên không thể đồng thời cải thiện phúc lợi khu vực nông thôn và bảo tồn vốn kinh doanh. - Nếu cho vay gặp thiên tai địch họathì chỉ có các tổ chức tíndụng Nhà nước được xoá nợ, còn các tổ chức tíndụng cổ phần phải tự bù đắp. Đây là một bất bình đẳng. Trong cơ chế cạnh tranh lãi suất, nhiều tổ chức tíndụng nhỏ đã không thể nâng lãi suất huy động quá cao, mà đành thu hẹp phạm vi hoạt động do không đủ nguồn vốn đầu tư [11]. - Nguồn nhân lực khu vực nông thôn còn nhiều yếu kém, nghiệp vụ tíndụng nhiều hạn chế, dẫnđến những khoản cho vay dài hạn lẽ ra cần phải được thẩm định kỹ lưỡng và tính toán rủi ro, thì do trình độ cán bộ quá yếu nên để thất thoát tài sản. Đội ngũ cán bộ thiếu hiểu biết tiếng dân tộc để tuyên truyền cho vay vốn. - Hiện có rất nhiều tổ chức cung cấp tíndụng nông thôn, song tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư của nông dân còn thấp, mặc dù đa số nông dân vẫn muốn vay vốn. 2.1.3. Khái niệm sinhkế 2.1.3.1. Khái niệm sinhkế Có nhiều khái niệm về sinhkế tùy theo quan điểm và bối cảnh đưa ra định nghĩa - Theo từ điển tiếng Việt: Sinhkế là một cách để sống [6]. - Theo DFID: thìsinhkế có thể được môt tả là một tập hợp của việc sử dụngcác nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động (vốn xã hội) [7]. 7 2.1.3.2. Tài sản sinhkế Tài sản sinhkế là một hợp phần chính trong khung phân tích sinhkế bền vững, đây là những tài sản sinhkế mà các loại hình sinhkế được xây dựng trên đó. Các tài sản này được chia làm năm loại (hay loại vốn), đó là: vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất. a. Vốn con người Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinhkế [7]. b. Vốn xã hội Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được những kết quả sinhkế [7]. c, Vốn tự nhiên Là các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc của cộng đồng) mà con người trong cậy vào [7]. d, Vốn tài chính Là nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tíndụng và các luồng thu nhập tiền mặt như: lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước [7]. e, Vốn vật chất Bao gồm các công trình hạ tâng và xã hội cơ bản và các tài sản củahộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thông cấp nước và năng lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình, các công cụ máy móc phục vụ cho sản xuất [7]. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tíndụng nông nghiệp, nông thôn ở một số nước - Tíndụng nông nghiệp, nông thôn ở Nhật Bản: Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng cách thành lập ngân hàng nông- công nghiệp địa phương. Vào những năm 1960, Chính 8 phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay để tăng đầu tư cho nông nghiệp, cho vay để mua sắm tài sản, mở rộng đất trang trại, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn là từ chính phủ và tư nhân thông qua HTXNN, Lãi suất cho vay phát triển nông nghiệp là lãi suất thấp, thời gian vay dài hạn, HTXNN ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản, sự hình thành của HTXNN là huy động tiết kiệm và vốn dư thừa từ nông nghiệp và nông dân cho vay các thành phần kinh tế kinh doanh ngoài nông nghiệp [8]. - Tíndụng nông nghiệp, nông thôn ở Philippin: Hệ thống tíndụng cung cấp vốntíndụng cho nông nghiệp, nông thôn ở Philipin bao gồm: các Ngân hàng nông thôn, Ngân hàng tiết kiệm, các ngân hàng thương mại và các ngân hàng của Chính phủ, Ngân hàng nông thôn là tổ chức tíndụng chính thống lớn nhất, chuyên cung cấp tíndụng cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ Philipin đã có những chính sách tíndụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ năm 1975, Chính phủ đã có chỉ tiêu bắt buộc các ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 25% cho vay ngành nông nghiệp. Từ năm 1986 trở lại đây, Chính phủ Philipin đã ban hành chính sách tíndụng mới và được thực hiện dưới sự bảo trợ của hội đồng chính sách tíndụng nông nghiệp, nội dung chính sách này bao gồm: Chấp nhận cơ chế thị trường việc tạo nguồn tài chính, thực hiện lãi suất thị trường, giảm trợ cấp ưu tiên trong Ngân hàng nông nghiệp, chấm dứt hoạt động cho vay trực tiếp củacác cơ sở nhà nước phi tài chính, cung cấp các dịch vụ và thực hiện cơ chế bảo hiểm để giảm rủi ro khi thực hiện cho vay [8]. Hệ thống tíndụng nông nghiệp bao gồm: Hệ thống tài chính chính thức và các tổ chức bảo hiểm, hệ thống tài chính không chính thức. 2.2.2. Hiện trạng tíndụng nông thôn ở Việt Nam Mục tiêu của hoạt độngtíndụng trong lĩnh vực NN - NT là đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực NN - NT, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân, 9 Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian qua, hoạt độngtíndụng nông nghiệp nông thôn đã có những bước phát triển nhất định, thể hiện ở việc: - Mạng lưới cho vay NN - NT ngày càng gia tăng. - Doanh số cho vay và dư nợ tíndụng ngày càng tăng. - Đối tượng tiếp cận nguồn vốntíndụng ngày càng mở rộng [9]. Các định chế tài chính tham gia cung cấp tíndụng phục vụ NN - NT ngày càng mở rộng, Hầu hết các Ngân hàng thương mại đều mở rộng cho vay trong lĩnh vực NN - NT, Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào các định chế sau: NHNN&PTNT được thành lập năm 1988 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 12/1990, sau khi hai Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực. Mạng lưới hoạt độngcủa NHNN & PTNT ngày càng tăng, năm 2003 có 1726 chi nhánh, phòng giao dịch, đến nay NHNN & PTNT có hơn 2000 chi nhánh nằm rải rác khắp cả nước [12]. NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ – TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tíndụng chính sách ra khỏi tíndụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Qua gần 6 năm hoạt động, NHCSXH là ngân hàng có mạng lưới lớn thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với 65 chi nhánh cấp tỉnh và Sở giao dịch, 601 phòng giao dịch cấp huyện, 8,649 điểm giao dịch cấp xã và trên 180,000 tổ tiết kiệm và vay vốn. Hoạt độngcủa NHCSXH đang từng bước được xã hội hoá, ngân hàng luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể để thực hiện nghiệp vụ uỷ thác cho vay vốn ưu đãi để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Chính phủ [13]. - Hệ thống quỹ tíndụng Nhân dân bắt đầu từ một chương trình thí điểm chịu sự giám sát của NHNN vào tháng 7/1993, là hình thức hợp tác xã tiết kiệm và tíndụng cấp xã xây dựng theo mô hình Caisse Populaire ở Quebec, Canada, Khi đó, một trong những mục tiêu quan trọng của NHNN là khôi phục lòng tincủa người dân đối với hệ thống tíndụng nông thôn sau sự sụp đổ của hàng loạt hợp tác xã tín dụng. QTDND là loại hình tíndụng hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu ở nông thôn. Mục tiêu hoạt 10 [...]... dịch vụ 3.2.4 Tácđộngcủavốntíndụngđếnsinhkếcủacáchộdân - Tình hình vay vốntíndụng tại vùng nghiên cứu - Thực trạng của sử dụng nông dụngtín thôn - Tác động của vốn tíndụng đến sinhkếhộdân 13 + Lĩnh vực trồng trọt + Lĩnh vực chăn nuôi + Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 3.2.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc vay vốntíndụng cải thiện sinhkế 3.3 Phương... nghiên cứu - Cácdụng tổ chức tín nông thôn trên địa bàn thịtrấnKheSanh,huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Cáchộ nông dân vay vốn trên địa bàn thịtrấnKheSanh,huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Thời gian nghiên cứu: Tháng 1/2011 đến tháng 5/2011 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn thịtrấnKheSanh,huyệnHướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Tập trung nghiên cứu cáchộ có vay vốn và có... 4.4 Tácđộngcủa vốn tíndụng đến sinhkếcủacáchộdân 4.4.1 Tình hình vay vốntíndụng tại vùng nghiên cứu Trên địa bàn thịtrấn có nhiều tổ chức đoàn thể tham gia vào quản lý tíndụng như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân là đoàn thể trực tiếp phụ trách việc cho vay, thu lãi của NH CSXH trên địa bàn xã Hội Nông dân tham gia khá mạnh mẽ vào quá trình huy động. .. chung và củathịtrấnKhe Sanh nói riêng Hầu hết các hoạt động sản xuất trên bất kỳ lĩnh vực nào thì đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất Để đánh giá quy mô cũng như tình hình sử dụng đất đai củathịtrấnKheSanh, chúng ta xem kết quả thống kê diện tích các loại đất ở bảng 1 Bảng 01: Tình hình sử dụng đất củathịtrấnKhe Sanh... những khoản tíndụng nhỏ, còn Hội phụ nữ chịu trách nhiệm quản lý những nhóm sử dụngtíndụng Trên địa bàn thịtrấn có bốn chương trình vay dành cho người dâncủa NHCSXH đó là cho vay hộ nghèo, vay học sinhsinh viên, cho vay giải quyết việc làm và cho vay nước sạch vệ sinh môi trường Thông qua hoạt độngtíndụng Hội có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên về phát triển kinh tế làm cho sinh hoạt Hội có nội... chỉ đạo của Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN thịtrấn đã đẩy mạnh hoạt động vay vốntín chấp, củng cố, sắp xếp lại các tổ vay vốn và quản lý các nguồn vốn Thông qua sinh hoạt nhóm, tổ, chị em được cung cấp những thông tin cần thiết về các nguồn vốn, điều kiện vay, hướngdẫn làm thủ tục vay và quan trọng hơn cả là được Hội giới thiệu, bão lãnh với ngân hàng để được vay vốn 4.4.2 Kết quả hoạt độngtíndụng trên... bố ở cấp tỉnh, huyện và xã thông qua các báo cáo tổng quan về hoạt độngtíndụng Tài liệu từ các niên giám thống kê, báo cáo thống kê, các báo cáo hàng năm của UBND huyện, phòng Nông nghiệp, UBND xã Các dữ liệu về tín dụng, sinhkế và thu nhập của người dân đã được thu thập qua các bài báo, tạp chí, dự án, luận văn Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố chính thức của các. .. điểm Kinh tế - xã hội 4.1.2,1 Đặc điểm xã hội - Dân số: Tổng dân số toàn thịtrấnKhe Sanh đến hết năm 2010 có là 11.406 người, mật độ dân số bình quân 790,1 người/km2, có tổng cộng 2.510 hộdân Trên địa bàn thịtrấn có nhiều dân tộc chung sống, nhưng chủ yếu là ba dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Cô Dân cư củahuyện chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp nên người dân vẫn có tư tưởng muốn sinh nhiều con Vì... trường liên ngân hàng và với các Tổ chức tín dụng; mở rộng sản phẩm, dịch vụ Hệ thống Quỹ tíndụng phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn huy động 25-30%; tăng nguồn vốntíndụng 20-25% Mở rộng địa bàn hoạt động, tăng cường huy động vốn, cho vay, tiếp cận thành viên, nâng cao mối liên kết hệ thống, đưa các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng Quỹ tíndụng đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lựccông nghệ... trình huy động và quản lý vốn vay Hiện trên địa bàn xã có 8 tổ vay vốn trên tổng 7 thôn khóm, Cáchộ nông dân trong xã có nhu cầu vay vốnthì liên hệ trực tiếp với các tổ trưởng hay liên hệ trực tiếp với Chủ tịch Hội nông dân xã để tìmhiểu về công tác vay vốn - Hội Phụ nữ là một tổ chức trực tiếp phụ trách việc cho vay và thu lãi của NH CSXH, Hội Phụ nữ là tổ chức hoạt độngtíndụng rất hiệu quả Ngân . hoạt động sinh kế của các hộ dân ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Tìm hiểu tác động của vốn tín dụng đến sinh kế của các hộ dân ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh. động của vốn tín dụng đến sinh kế của các hộ dân - Tình hình vay vốn tín dụng tại vùng nghiên cứu - Thực trạng của sử dụng nông dụng tín thôn - Tác động của vốn tín dụng đến sinh kế hộ dân 13 +. sử dụng của vốn tín dụng là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: 1 Tìm hiểu tác động của vốn tín dụng đến sinh kế của các hộ dân ở thị trấn