MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9 7. Kết cấu luận văn 9 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP HỘ TỊCH CẤP XÃ 10 1.1. Cấp xã và công chức cấp xã 10 1.1.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cấp xã 10 1.1.2. Công chức xã Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ 14 1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 25 1.2.1. Quan niệm về năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã 25 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 36 1.2.3. Đặc điểm, vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, yêu cầu và tiêu chuẩn của đội ngũ công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang 42 Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP HỘ TỊCH CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG HIỆN NAY. 44 2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế văn hoá xã hội thành phố Tuyên Quang 44 2.1.1. Khái quát chung về Thành phố Tuyên quang 44 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của thành phồ Tuyên Quang 45 2.2. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang 51 2.2.1. Khái quát công chức tư pháp hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang 51 2.2.2. Thực trạng về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang 57 2.2.3. Thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch cấp xã qua kết quả khảo sát, đánh giá của cán bộ lãnh đạo cấp xã. 54 2.2.4. Nhận xét chung 69 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP HỘ TỊCH CẤP XÃ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TRONG THỜI KỲ MỚI. 73 3.1. Bối cảnh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ đối với công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang 73 3.1.1. Đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước, của thành phố Tuyên Quang trong thời kỳ mới đòi hỏi phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 73 3.1.2. Xuất phát từ đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã ở thành phố Tuyên Quang 80 3.1.3. Từ yêu cầu nhiệm vụ thực thi công vụ của công chức xã ở thành phố Tuyên Quang trong thời kỳ mới 82 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã thành phố Tuyên Quang 83 3.2.1. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã 83 3.2.2. Chuẩn hoá chức danh công chức cấp xã 84 3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 85 3.2.4. Đổi mới công tác bố trí, sử dụng và đánh giá công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 90 3.2.5. Tăng cường phối hợp chính quyền, các đoàn thể, người dân trong kiểm tra, giám sát và quản lý đội ngũ công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 91 3.2.6. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã 92 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM THỊ THANH XUÂN
NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC
TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số : 60.34.04.03
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Kim Việt
Hà Nội - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn thạc
sỹ, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô của Họcviện Hành chính đã tham gia quản lý và giành thời gian quý báu của mình đểtruyền đạt những tri thức, kinh nghiệm, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tạiHọc viện
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng nội vụ thành phố Tuyên Quang, 13đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn thành phốTuyên Quang đã cung cấp thông tin, số liệu; các cô chú, các anh chị trong Ủyban nhân dân xã An Tường thành phố Tuyên Quang cùng toàn thể bạn bè, giađình đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa học vàluận văn của mình
Đặc biệt, tôi xin chân trọng tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Lê Kim Việt,Người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng và sâu sắccho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Luận văn này được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, dù đã hếtsức cố gắng nhưng do khả năng có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nênkhông thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định Tôi rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy, Cô và các bạn học đểgiúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu của mình
Kính chúc các Thầy giáo, Cô giáo luôn luôn mạnh khỏe để tiếp tục đàotạo cho đất nước nhiều cán bộ có phẩm chất và năng lực ở mọi lĩnh vực,nhằm góp phần vào sự nghiệp "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh" Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thanh Xuân
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Kim Việt - Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nội vụ
Luận văn này được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, các thôngtin, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính kháchquan, khoa học
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thanh Xuân
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3 Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 7
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 8
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9
7 Kết cấu luận văn 9
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ 10
1.1 Cấp xã và công chức cấp xã 10
1.1.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cấp xã 10
1.1.2 Công chức xã - Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ 14
1.2 Năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã 25
1.2.1 Quan niệm về năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã 25
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã 36
1.2.3 Đặc điểm, vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, yêu cầu và tiêu chuẩn của đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang 42
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG HIỆN NAY 44
2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế văn hoá xã hội thành phố Tuyên Quang 44
2.1.1 Khái quát chung về Thành phố Tuyên quang 44
Trang 52.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phồ Tuyên Quang 452.2 Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộtịch cấp xã thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang 512.2.1 Khái quát công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ở thành phố TuyênQuang 512.2.2 Thực trạng về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức
Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang 572.2.3 Thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tưpháp - hộ tịch cấp xã qua kết quả khảo sát, đánh giá của cán bộ lãnh đạocấp xã 542.2.4 Nhận xét chung 69
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TRONG THỜI KỲ MỚI 73
3.1 Bối cảnh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ đốivới công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang, tỉnhTuyên Quang 733.1.1 Đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước, của thành phố TuyênQuang trong thời kỳ mới đòi hỏi phải nâng cao năng lực thực thi công vụcủa công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã 733.1.2 Xuất phát từ đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chínhquyền cấp xã ở thành phố Tuyên Quang 803.1.3 Từ yêu cầu nhiệm vụ thực thi công vụ của công chức xã ở thànhphố Tuyên Quang trong thời kỳ mới 823.2 Giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp
- Hộ tịch cấp xã thành phố Tuyên Quang 83
Trang 63.2.1 Kiện toàn tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã 83
3.2.2 Chuẩn hoá chức danh công chức cấp xã 84
3.2.3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã 85
3.2.4 Đổi mới công tác bố trí, sử dụng và đánh giá công chức Tư pháp -Hộ tịch cấp xã 90
3.2.5 Tăng cường phối hợp chính quyền, các đoàn thể, người dân trong kiểm tra, giám sát và quản lý đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã .91
3.2.6 Hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã 92
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính quyền cấp xã là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện và bảo đảmtrên thực tế việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân có được tôn trọng và bảo đảmthực hiện hay không, trước hết phải được thể hiện ở hoạt động của chínhquyền cấp xã, mà điều đó lại phụ thuộc vào năng lực và chất lượng của đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: " Cấp xã là cấp
gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi" ” [27,tr.371].
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳngđịnh " Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền vớivận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ là khâu then chốt trong côngtác xây dựng Đảng" Xuất phát từ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, Chủtịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng đượcđội ngũ cán bộ tận tuỵ, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giaiđoạn cách mạng
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá Nhiệm vụ chính trị mới hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏiĐảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thựchiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Với đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản ViệtNam, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêubao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước Bằngnhững cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, ổn
Trang 8định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước đi lên chủnghĩa xã hội, hội nhập vào sự phát triển của khu vực và thế giới.
Thực tiễn cho thấy, nơi đâu có đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở vữngmạnh thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hoá phát triển;quốc phòng, an ninh được giữ vững
Cùng với công cuộc cải cách kinh tế, công cuộc đổi mới tổ chức vàphương thức hoạt động của hệ thống chính trị cũng từng bước được triển khai
Hệ thống pháp luật càng phát triển và từng bước được hoàn chỉnh để điềuchỉnh ngày một có hiệu quả các quan hệ kinh tế - xã hội Bộ máy nhà nướcdần dần được hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành vàquản lý xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình phát triển, nềnhành chính nhà nước cũng bộc lộ nhiều hạn chế trước những yêu cầu mới sựphát triển kinh tế - xã hội, trong công tác quản lý hành chính nhà nước củacác cấp chính quyền trong cả nước còn bị buông lỏng ở nhiều khâu, hiệu lực,hiệu quả của chính quyền chưa cao mà trong đó chính quyền cấp xã là cấp cónhiều khó khăn, phức tạp nhất khi thực hiện nhiệm vụ được giao Đứng trướctình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương cải cách nền hànhchính nhà nước và coi đó là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hànhchính là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chấtđạo đức tốt, có thái độ tận tụy phục vụ nhân dân, vừa có năng lực, trình độchuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thựchiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước
Trang 9Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng, quyết định chấtlượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyềncấp xã nói riêng, đặc biệt là công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã Xã là nơi tổchức cuộc sống của cộng đồng dân cư Đây cũng là cầu nối trực tiếp toàn bộ
hệ thống chính trị với người dân, là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiệnđường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Xã còn là nơi triểnkhai và tăng cường chính sách đại đoàn kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ
sở, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tạo điều kiện khai thác mọitiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế - xã hội
Đối với chính quyền cấp xã, công tác tư pháp là một bộ phận của côngtác quản lý nhà nước, đồng thời, là nơi triển khai trên thực tế các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tư pháp, bảo đảm sự thống nhấtquản lý nhà nước về công tác tư pháp từ trung ương đến cơ sở
Thực tế đội ngũ công chức cấp xã, cụ thể là công chức Tư pháp - Hộtịch hiện nay ở nước ta nói chung và ở thành phố Tuyên Quang nói riêng vẫncòn nhiều hạn chế như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trịchưa đảm bảo, kỹ năng giải quyết công việc còn hạn chế; một số công chứccòn bảo thủ, trì trệ thiếu quyết tâm trong công cuộc đổi mới, cá biệt còn cócán bộ, công chức đạo đức, phẩm chất chưa tốt, phong cách làm việc quanliêu, xa rời quần chúng nhân dân, làm mất lòng dân gây ảnh hưởng đến uy tíncủa Đảng và Nhà nước ta
Trong giai đoạn cải cách hành chính nhà nước ta hiện nay, cả nướcđang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đặt ra yêucầu mới đối với đội ngũ công chức cơ sở trong cả nước nói chung và đội ngũcông chức cấp xã, đặc biệt là công chức Tư pháp - Hộ tịch ở thành phố TuyênQuang nói riêng phải nâng cao năng lực về thực thi đường lối, chính sách đểphát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đồng thời công chức Tư pháp - Hộ
Trang 10tịch cấp xã là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước, là nơi triển khaitrên thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Vì vậy, Côngchức Tư pháp - Hộ tịch phải có kỹ năng triển khai, phổ biến những chủtrương, chính sách và nghệ thuật tiếp xúc, lắng nghe người dân để hiểu Vìthế, đội ngũ này phải có những thay đổi tích cực theo hướng chuyên nghiệp,hiện đại, nhạy bén, có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để thực thicông vụ Để đáp ứng được yêu cầu đó cần thiết phải nghiên cứu đánh giá thựctrạng và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ củađội ngũ này.
Xuất phát từ nhiệm vụ thực tiễn là nâng cao năng lực công chức Tưpháp - Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang, đáp ứngyêu cầu " Vững vàng về trình độ chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch
về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức, có trình độ năng lực hay còn nói có chấtlượng", góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa
phương, tôi chọn đề tài " Năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp
-Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang" làm luận văn
thạc sỹ Đây là vấn đề cấp bách, phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chínhnhà nước ta hiện nay và phù hợp với thực tiễn của địa phương Nhằm gópphần đưa ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đội ngũ côngchức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã vì mục tiêu tăng cường hiệu lực và hiệu quảquản lý nhà nước trong lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyềncấp xã đã được các nhà khoa học quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau Cónhiều công trình khoa học, luận văn thạc sỹ, cử nhân nghiên cứu về bộ máychính quyền cấp xã trong đó có bàn về đội ngũ chính quyền cấp xã Trong
Trang 11điều kiện cải cách hành chính nhà nước, vấn đề đội ngũ cán bộ, công chức xãđược đặc biệt quan tâm Đáng chú ý là những công trình sau:
- Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư
pháp, Hà Nội Nội dung cuốn sách nêu lên vị trí, vai trò của công chức, công
vụ, các khái niệm về công chức, công vụ; chức năng, nhiệm vụ của công chứctrong bộ máy hành chính Nhà nước; thực trạng đội ngũ công chức ở nước ta
và những giải pháp xây dựng đội ngũ công chức trong thời kỳ mới Đây làcuốn sách có giá trị tham khảo tốt cho luận văn Tuy nhiên, nội dung cuốnsách chỉ đề cập lý luận chung về chế độ công chức, công vụ của bộ máy hànhchính Nhà nước các cấp nói chung mà chưa đi sâu bàn về chế độ thực thicông vụ của công chức cấp xã
- Đỗ Thị Thu Hằng, 2004, Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức
cấp xã trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công,
Học viện Hành chính, Hà Nội
Tác giả luận văn đã đề cập khá hoàn chỉnh về cơ sở lý luận và thực tiễncủa việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; đánh giáthực trạng năng lực công chức cấp xã và chỉ ra nguyên nhân của những ưuđiểm, khuyết điểm trong công tác xây dựng, nâng cao năng lực công chức cấp
xã, đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực chođội ngũ công chức cấp xã trong thời kì mới Đây là công trình đã cung cấpcho tác giả luận văn này những thông tin cần thiết để tham khảo như kháiniệm công chức cấp xã, thực trạng chất lượng, nhất là thực trạng năng lực củađội ngũ công chức cấp xã có liên quan đến quá trình thực thi công vụ củacông chức cấp xã và giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của côngchức cấp xã nói chung Tuy nhiên, luận văn này chỉ nêu và đề cập đến nănglực của đội ngũ công chức cấp xã nói chung mà chưa chỉ ra mối quan hệ giữanăng lực và hiệu quả thực thi chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ công chức cấp
Trang 12xã và cũng chưa đề cập đến đội ngũ công chức cấp xã của một địa bàn có tínhđặc thù như huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Phạm Kim Nguyên, 2006, Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cấp
xã huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính
công, Học viện Hành chính, Hà Nội
Luận văn bàn nhiều đến lý luận quản lý nhà nước và hiệu quả quản lýnhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Đây làcông trình nghiên cứu có tác dụng tham khảo tốt cho luận văn về mối quan hệgiữa năng lực, phẩm chất cán bộ cơ sở, năng lực thực thi công vụ của côngchức cấp xã đối với hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở Tuy nhiên, nộidung chính của luận văn cũng chưa giải quyết được cơ sở lý luận và thực tiễncủa năng lực thực thi công vụ và mối quan hệ của nó trong việc thực hiện chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trên địa bàn cơ sở, nhất là
ở huyện Quốc Oai
- Trịnh Đức Hùng, (2009), Nâng cao chất lượng thực thi công vụ của
đội ngũ cán bộ, công chức phường trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn
thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội Nội dung củaluận văn đã đề cập nhiều đến lý luận về năng lực thực thi công vụ của cán bộ,công chức cấp xã, thực trạng chất lượng thực thi công vụ của công chức cấp
xã ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Luận văn cũng đã đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ của công chức cấp xã Đây
là những nội dung bổ ích mà tác giả luận văn này có thể tham khảo Tuynhiên, toàn bộ nội dung của luận văn đề cập đến chất lượng thực thi công vụ ởmột góc độ khác Đó là sự đánh giá của người dân dựa trên cơ sở của mộtcông trình điều tra xã hội học, chưa có những nghiên cứu, khảo sát về nănglực thực thi công vụ từ thực tiễn dưới các góc độ khác nhau
Trang 13Nguyễn Thanh Thuyên, (2010), "Nâng cao năng lực thực thi hoạt động
quản lý hành chính nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại tỉnh Bình Phước", Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công;
Trịnh Văn Khánh, (2010) "Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hà nội" Luận văn thạc sĩ quản lý hành
chính công
Vũ Thuý Hiền, (2012), "Năng lực thực thi công vụ của công chức xã
trên địa bàn tỉnh Lai Châu"; Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết liên quan đến năng lực thực thi công vụcủa công chức chính quyền cấp xã Nhìn chung, các đề tài nói trên đã nghiêncứu cả lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vànăng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã dưới các góc độ khác nhau.Các công trình cũng đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu và đề cập đến năng lựcthực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ở thành phố TuyênQuang, tỉnh Tuyên Quang
3 Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn lý luận về năng lực thực thicông vụ của đội ngũ công chức cấp xã, luận văn đề xuất phương hướng vànhững giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của côngchức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quangtrong giai đoạn hiện nay
- Nhiệm vụ của luận văn
Trang 14+ Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực thực thi công vụcủa đội ngũ công chức cấp xã và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
+ Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng và năng lực thực thi công vụcủa công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang, tỉnhTuyên Quang hiện nay; xác định những hạn chế và nguyên nhân
+ Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng caonăng lực thực thi công vụ của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu cải cách hànhchính trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp
- Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ củađội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang, tỉnhTuyên Quang từ năm 2009 đến nay Các giải pháp mà luận văn nêu lên có giátrị tham khảo đến năm 2020
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật củanhà nước về cán bộ, công chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng chất lượng và năng lực thựcthi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ở thành phố TuyênQuang và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở thành phốTuyên Quang hiện nay
- Phương pháp nghiên cứu
Trang 15Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích,tổng hợp, hệ thống hoá, thống kê, khảo sát thực tế và điều tra xã hội học.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao năng lựcthực thi công vụ của chức danh Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ở thành phố TuyênQuang, đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịchcấp xã ở nước ta hiện nay
Căn cứ vào những kết quả đánh giá chất lượng thực thi công vụ côngchức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã giúp cơ quan quản lý cán bộ, công chức cóthẩm quyền ở tỉnh Tuyên Quang chủ động hơn trong việc rà soát, xây dựngchiến lược nhân sự, quy hoạch sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức Hộ tịch -
Tư pháp cấp xã
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo tronggiảng dạy về Quản lý Nhà nước trong Trường chính trị tỉnh và các lớp bồidưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Tuyên Quang
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực thực thi công vụ của công chức
cấp xã
Chương 2: Thực trạng năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công
chức tư pháp - hộ tịch cấp xã ở thành phố Tuyên Quang hiện nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng
lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thành phố TuyênQuang trong thời kỳ mới
Trang 16“Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trựcthuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thànhphường và xã; quận chia thành phường
Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vịhành chính do luật định.”
Như vậy, nói cấp xã là nói đến đơn vị hành chính thấp nhất trong hệthống hành chính 4 cấp ở nước ta, là cấp cơ sở gần dân nhất Cấp xã là tổchức hành chính của một cộng đồng dân cư, được chia theo địa giới do phápluật quy định, có bộ máy hành chính, có chức năng, nhiệm vụ và có đội ngũcán bộ, công chức riêng Ở Việt Nam, xã là loại hình đơn vị hành chính lâuđời, là loại hình đơn vị hành chính ở nông thôn, ngoại thành, ngoại thị vàchiếm đa số trong các loại hình đơn vị hành chính cơ sở
1.1.1.2 Vị trí, vai trò cấp xã
“Cấp xã” bao gồm ba loại hình cơ sở là: xã, phường, thị trấn Ba loạihình cơ sở này có những điểm chung, song cũng có nhiều nét đặc trưng riêng
Trang 17biệt của mình Cấp xã và chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọngtrong hệ thống hành chính ở nước ta.
- Là cấp hành chính gần dân nhất, chính quyền cấp xã chịu trách nhiệmtrước nhân dân về mọi hoạt động ở địa phương
Là một cấp hành chính trong hệ thống chính quyền 4 cấp, chính quyềncấp xã được sử dụng con dấu có hình quốc huy, biểu trưng cho quyền lực củaNhà nước, là một cơ quan có thẩm quyền rộng trong việc quản lý mọi mặt củađời sống xã hội trên địa bàn Chính quyền cấp xã có ngân sách riêng, thay mặtNhà nước giao dịch với nhân dân địa phương, thực hiện và bảo đảm thực hiệncác chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước ở địa phương, chăm lo mọimặt đời sống của nhân dân, duy trì an ninh trật tự tại địa phương
- Chính quyền cấp xã chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên vềviệc chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân ở địa phương
Điều 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định:
Ủy ban nhân dân không chỉ là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dâncùng cấp mà Ủy ban nhân dân cấp dưới còn phải chịu sự chỉ đạo của Ủy bannhân dân cấp trên Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệmtrước Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Chính quyền địa phương cơ sở, hay chính quyền cấp xã là chính quyềnđược tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhândân, nhân dân là đối tượng cơ bản để chính quyền phục vụ Do đó chínhquyền cơ sở phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên về việc chăm lomọi mặt đời sống của nhân dân địa phương
Trong mối quan hệ với nhà nước, nhân dân chính là chủ thể của quyềnlực nhà nước Theo đó, chính quyền địa phương cơ sở phải là chính quyền donhân dân tổ chức ra, của nhân dân và hoạt động vì nhân dân Do đó ngoài việcchịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên, chính quyền cơ sở còn phải chịu
Trang 18trách nhiệm trước nhân dân Các hoạt động do cán bộ, công chức tiến hànhphải xuất phát trên nền tảng lợi ích của nhân dân và vì nhân dân để phục vụ.
- Cấp xã và chính quyền cấp xã là cầu nối giữa nhân dân với chínhquyền cấp huyện, tỉnh và trung ương
Chính quyền cấp xã là đại diện của nhân dân địa phương tự quyết địnhnhững vấn đề nội bộ địa phương, đồng thời là cầu nối giữa nhân dân vớichính quyền cấp trên Chính quyền cấp xã thay mặt nhân dân đề xuất, kiếnnghị với cơ quan Nhà nước cấp trên về những vấn đề liên quan đến địaphương thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên; nắmbắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương với chínhquyền cấp trên
- Cấp xã là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động thực tiễn phong phú vàsinh động, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước, của chính quyền cấp trên
Chính quyền cấp xã và cán bộ công chức cấp xã cùng chung sống hàngngày với dân, hiểu dân, sâu sát với dân, am hiểu những phong tục, tập quán,truyền thống của địa phương nên những người đại diện Nhà nước ở cấp xãphải giải quyết các công việc đa dạng, phức tạp của dân, sao cho không tráipháp luật, nhưng có hiệu quả cao nhất
Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện các quy định,quyết định của Nhà nước, giải quyết những yêu cầu, thắc mắc, bức xúc củadân Đồng thời cũng là những người trực tiếp thu nhận, lắng nghe, tiếp thucác ý kiến, những đề xuất, kiến nghị của nhân dân Do vậy, họ cũng là cấpphản ánh một cách trung thực những nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu củangười dân lên các cơ quan cấp trên và đề xuất những giải pháp trong việc giảiquyết những vướng mắc, thoả mãn những nhu cầu, mong muốn của nhân dânnói chung và của mỗi người dân nói riêng Nếu chính quyền cấp xã làm việc
Trang 19có hiệu quả thì đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ dễ dàng đivào cuộc sống, trở thành hoạt động thực tế của nhân dân, tạo ra sự phấn khởi,
sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng và Nhà nước; đồng thời tạo ra sự hiểubiết, thông cảm lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Ngược lại, nếuchính quyền cấp xã không giải quyết một cách thấu đáo những thắc mắc,vướng mắc của nhân dân, các cán bộ, công chức xã làm việc không tốt có thể
sẽ gây nên nhiều phản ứng tiêu cực của nhân dân đối với chính quyền nhànước, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thậm chí có thể gâymất đoàn kết giữa các dòng họ, thôn, xóm trong xã
Tóm lại, chính quyền cấp xã giải quyết công việc trên mọi phươngdiện, do vậy ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của Đảng và Nhà nước đối vớinhân dân Nhân dân đánh giá uy tín của Đảng và Nhà nước thông qua cáccông việc cụ thể hàng ngày của chính quyền cấp xã; chất lượng các dịch vụcủa chính quyền, nhu cầu dân sinh, dân chủ trong nhân dân, quyền và lợi íchhợp pháp của nhân dân
Do vậy, với vị trí vừa là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý các lĩnhvực đời sống xã hội của nhân dân địa phương, vừa là cơ quan đại diện chotiếng nói của nhân dân địa phương, chính quyền cấp xã có một vị trí vô cùngquan trọng trong hệ thống các cơ quan hành chính của nước ta
Trang 20Theo quy định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ởđịa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân,
do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên”
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã và
là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp xã Uỷ ban nhân dân xã do Hội đồngnhân dân xã bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và uỷ viên Chủ tịch Uỷban nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân xã
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan thammưu, giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địaphương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷban nhân dân xã và theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổchức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân xã, đồng thời chịu sự chỉđạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên
1.1.2 Công chức xã - Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ
1.1.2.1 Khái niệm công chức xã
Công chức là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc giatrên thế giới Đây là khái niệm phản ánh đặc sắc riêng của nền công vụ và tổchức bộ máy nhà nước ở mỗi quốc gia Ở các quốc gia tồn tại nhiều Đảngphái chính trị, công chức chỉ được hiểu là những người giữ chức vụ thườngxuyên trong các cơ quan nhà nước, được xếp vào ngạch, bậc công chức,hưởng lương từ ngân sách nhà nước Còn ở những nước chỉ có duy nhất mộtĐảng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì quan niệm công chức được mở rộnghơn, ngoài những đối tượng trên còn có những người làm việc trong tổ chứcĐảng, các tổ chức chính trị - xã hội
Trang 21Điều 4, luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm
2008, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộcCông an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp vàtrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộngsản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị
sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theoquy định của pháp luật
Hiện nay, theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 và theo quy định tạiNghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ “vềchức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chứccấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”, thì côngchức cấp xã gồm:
+ Trưởng công an;
+ Chỉ huy trưởng quân sự;
Trang 22+ Văn hóa - Xã hội.
Số lượng công chức cấp xã được bố trí theo xếp loại đơn vị hành chínhcấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phan loại đơn vị hành chính xã,phường, thị trấn
1.1.2.2 Đặc điểm công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cơ sở nói chung và đội ngũ công chức Tư pháp - Hộtịch cấp xã nói riêng là nguồn nhân lực trong bộ máy chính quyền cơ sở, là bộphận cấu thành của đội ngũ cán bộ, công chức nước ta Do tính chất nhiệm
vụ, đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã có những điểm khác với công chứccấp huyện, tỉnh và trung ương Đội ngũ công chức cấp xã ở thành phố TuyênQuang có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Là những người thường xuyên tiếp xúc với dân, trực tiếp lắng nghe ýkiến, nguyện vọng của nhân dân Đội ngũ công chức chuyên môn này là mộtđội ngũ quan trọng trong hệ thống chính quyền xã Họ là những người nắm rõchính sách, pháp luật của Nhà nước, là đội ngũ tham mưu cho chủ tịch, cácphó chủ tịch xã phụ trách về các lĩnh vực chuyên môn phụ trách
- Trong công việc, công chức chuyên môn là người đóng nhiều vai tròkhác nhau Họ vừa là những người đại diện cho Nhà nước, thực hiện côngquyền trong lĩnh vực chuyên môn của mình, vừa là cấp thừa hành, tham mưucho lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, đồng thời cũng là những tuyên truyền viên vềcác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vựcmình phụ trách đến người dân địa phương
- Đội ngũ này đảm trách nhiều lĩnh vực cụ thể như: văn hoá - xã hội, anninh - trật tự, tài chính, đất đai…do đó họ không những là người thay mặtNhà nước quản lý về các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn mà còn làngười có vai trò phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân
Trang 23Thực tế cho thấy nếu công chức ở xã có trình độ, năng lực trong tham mưu,trong quá trình giải quyết những công việc hàng ngày và những mâu thuẫnphát sinh ngay từ bước đầu thì sẽ hạn chế được những khiếu kiện, tranh chấpcũng như những bức xúc trong nhân dân, tạo cơ sở cho sự ổn định chính trị,
xã hội trên địa bàn xã
- Đội ngũ công chức chuyên môn xã công tác ở những địa bàn khácnhau, nơi có những đặc thù phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, trình độ dân trí,phong tục tập quán rất riêng Đa phần trong số họ là những người xuất thân ởđịa phương, vì thế họ dễ dàng nắm bắt được tình hình địa phương, các mốiquan hệ láng giềng, họ hàng, dòng tộc; tâm tư, nguyện vọng của người dân,tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết công việc
- Đội ngũ công chức xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiếnthức thường xuyên; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, chủ yếu giảiquyết công việc theo kinh nghiệm từ thực tiễn
Qua khảo sát thực tế ở thành phố Tuyên Quang, một số lượng khá lớncông chức cấp xã có bằng trung cấp chuyên nghiệp Khi nhận nhiệm vụ chỉđược tập huấn ngắn ngày Nhiều công chức lạc hậu thông tin Nhìn chung, họgiải quyết công việc hàng ngày chủ yếu theo kinh nghiệm thực tế
- Đội ngũ công chức cấp xã ở thành phố Tuyên Quang hoạt động trongmôi trường có nhiều mối quan hệ xã hội đan xen, phức tạp Trong công việc,
họ là công chức nhưng trong cuộc sống, sinh hoạt, trong làng xóm, họ là con,
là cháu, là trưởng tộc… Mối quan hệ xã hội đan xen phức tạp ảnh hưởngkhông nhỏ đến quá trình thực thi công vụ của họ
- Nhìn chung, đời sống của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở thànhphố Tuyên Quang còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn Họ vừa làm việc hànhchính trên công sở nhưng nhiều cán bộ vẫn phải tham gia lao động sản xuất,làm nghề phụ để tăng thêm thu nhập, để nuôi con học hành Trong khi đó,
Trang 24công việc hành chính của không ít cán bộ, công chức như công an, quản lý đấtđai, thuế vụ… lại diễn ra bất kể ngày, đêm Họ thực sự vất vả trong cuộc sống
và trong công việc Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thicông vụ của đội ngũ công chức này
Công chức cấp xã là những người phải giành phần lớn thời gian laođộng làm việc công để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao
Là những người gần dân, sống trong dân, trực tiếp tổ chức triển khaiđường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gắn bó với nhân dân.Hoạt động thực thi công vụ của họ chịu sự giám sát trực tiếp của nhân dân,một số chưa thoát ly khỏi sản xuất, gắn bó với lợi ích gia đình, họ tộc, cóquan hệ họ hàng láng giềng Chính nhờ hiểu dân, thông thạo những phong tụctập quán, tâm lý, truyền thống của người dân trên địa bàn nên họ có điều kiệnthuận lợi trong việc thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Có tính ổn định thấp so với cán bộ công chức nhà nước cấp trên Về cơbản, ít có sự điều động, luân chuyển, họ làm việc tại chỗ (tại nơi sinh sống) Vềnghĩa vụ, trách nhiệm gần giống như cán bộ, công chức cấp trên, có chế độ làmviệc và được hưởng chính sách như cán bộ, công chức hành chính nhà nước
Có tính chuyên môn hóa thấp, kiêm nhiệm nhiều Tổ chức bộ máy vàphương tiện làm việc không đồng bộ như cấp trên, mặc dù được bố trí theochức danh cụ thể trong bộ máy nhà nước ở cơ sở Nhìn chung, trình độ vànăng lực của công chức cấp xã còn nhiều hạn chế , chưa được đào tạo đã làmquản lý, lãnh đạo, không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ
Công chức cấp xã vừa là công chức nhưng chưa hoàn toàn tách khỏimôi trường sản xuất, kinh doanh Cán bộ, công chức cấp trên là những côngchức Nhà nước, làm công ăn lương, bản thân họ và gia đình sống bằng tiềnlương, nghề nghiệp của họ Còn hầu như công chức cấp xã đều trực tiếp sống
Trang 25và làm ăn trên mảnh vườn, khổ ruộng ngay trên quê hương của mình chứkhông thoát ly hẳn sản xuất mà hằng ngày họ vừa thực hiện chức trách, nhiệm
vụ được giao, vừa tham gia sản xuất, kinh doanh cùng gia đình, người thân,
có sở hữu tư liệu sản xuất (ruộng, vườn, cửa hàng, dịch vụ )
1.1.2.3 Vị trí, vai trò của công chức cấp xã
Công chức cấp xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính quyền 4cấp của nước ta hiện nay Bởi lẽ cấp xã là những người trực tiếp thực hiện cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vànhiệm vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hằng ngày củanhân dân ở địa phương
Trong hệ thống tổ chức chính quyền ở nước ta hiện nay, công chức cấp
xã có vị trí “gần dân” nhất Họ trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, làm cầu nốigiữa nhân dân với Đảng, Nhà nước Họ có vai trò rất quan trọng trong việcquyết định hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở nói riêng và hệ thống chínhtrị nói chung Công chức cấp xã có vị trí trực tiếp thực hiện và bảo đảm trênthực tế việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước ,quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân có được tôn trọng và bảo đảm thựchiện hay không, trước hết phải được thể hiện ở hoạt động của chính quyềncấp xã, mà trực tiếp là thông qua chất lượng của cán bộ, công chức cấp xã.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảngcủa hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”[27,tr.371]
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng taluôn xác định, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triểnkinh tế - xã hội Trong đó, “ cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại củacách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ là khâuthen chốt trong công tác xây dựng Đảng” [5,tr.34]
Trang 26Ở nước ta, cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong cơ cấu
tổ chức quyền lực nhà nước mà còn là yếu tố chi phối mạnh mẽ đời sốngchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng dân cư và toàn thể ngườidân trong xã; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là mắt xích quantrọng trong cư chế thực hiện quyền lực nhân dân Mọi chủ trương, chính sách,pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải thực hiện ở cấp xã Vai trò củacông chức cấp xã được thể hiện qua các mối quan hệ: với đường lối, chínhsách và pháp luật; với bộ máy chính quyền; với công việc và với quần chúngnhân dân, cụ thể ở các điểm cơ bản sau:
Quan hệ giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với công chức cấp xã mốiquan hệ nhân quả Công chức cấp xã có phẩm chất và năng lực tốt mới có thể
cụ thể hóa, bổ sung hoàn chỉnh đường lối và tổ chức thực hiện tốt đường lối.Nếu công chức cấp xã không vững mạnh thì cho dù đường lối, nhiệm vụchính trị có đúng đắn cũng khó biến thành hiện thực Như vậy, công chức cấp
xã góp phần quyết định sự thành bại của đường lối và nhiệm vụ chính trị củaĐảng và Nhà nước
Công chức cấp xã là những người trực tiếp đem chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồngthời nắm bắt tình hình triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng vàchính sách pháp luật của nhà nước phản ánh cho Đảng và Nhà nước để có sựđiều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn Vì vậy, vaitrò của công chức cấp xã cũng có thể là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ vàquần chúng nhân dân Là nhân tố chủ yếu, hàng đầu và là nhân tố “động” nhất
ở cơ sở, tuy nhiên công chức cấp xã lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổchức Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã buộc người công chức cấp xã phảihoạt động theo những nguyên tắc , khuôn khổ nhất định Tổ chức bộ máychính quyền cấp xã khoa học và hợp lý sẽ nhân sức mạnh của công chức cấp
Trang 27xã lên gấp nhiều lần Công chức cấp xã chỉ có sức mạnh khi gắn với tổ chứcchính quyền và nhân dân, nếu tách rời thì công chức cấp xã mất sức mạnhquyền lực và hiệu lực do nhân dân tạo nên.
Công chức cấp xã là lực lượng “nòng cốt” trong quản lý và tổ chứccông việc ở cấp xã Mỗi công chức cấp xã được giao thực hiện một khốilượng công việc rộng, nhiều và có tác động ảnh hưởng lớn trong xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Chính họcũng có khả năng đóng góp một khối lượng lớn ý kiến đề xuất với các cơquan Nhà nước cấp trên để xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợphướng tới Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
Là những người gần dân nhất, có vai trò trực tiếp bảo đảm kỷ cương phépnước tại cơ sở, bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền và lợiích hợp pháp của công dân, bảo đảm trật tự xã hội, nhăn chặn các hành vi viphạm pháp luật Họ là những người đóng vai trò tiên phong, đi đầu trong đấutranh chống các hiện tượng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền và các tiêu cựckhác, làm cho tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền cấp xã trong sạch, vữngmạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Thông qua hoạt động của công chứccấp xã, nhân dân thể hiện được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tựquản của mình
Tóm lại, công chức cấp xã có vị trí, vai trò hết sức to lớn, trong nhiềunăm qua, đội ngũ công chức cấp xã ở nước ta đã khẳng định được vị trí, vaitrò quan trọng của mình, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự phát triển kinh
tế - xã hội ở cơ sở, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Vị trí, vai trò công chức cấp xã ở thành phố Tuyên Quang
Cấp xã là nền tảng của hệ thống chính trị, vì vậy đội ngũ công chứcchuyên môn cấp xã ở thành phố Tuyên Quang giữ một vị trí hết sức quantrọng trong việc triển khai thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng,
Trang 28chính sách, pháp luật của Nhà nước trên phạm vi của xã; là những người gầndân nhất, hàng ngày tiếp xúc và trực tiếp giải quyết các công việc cho ngườidân; là nơi tham mưu cho các cấp lãnh đạo quyết định các vấn đề phát triểnkinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội ở địa phương; là nơi đúc kếtnhững kinh nghiệm thực tiễn phong phú nhằm bổ sung, hoàn chỉnh lý luận,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cấp trên.
Đội ngũ công chức cấp xã ở thành phố Tuyên Quang có vai trò hết sứcquan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền xã, trong hoạtđộng thi hành nhiệm vụ, công vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền
xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung xét cho cùng được quyết định bởiphẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ công chức xã
Công chức cấp xã ở thành phố Tuyên Quang góp phần quyết định sựthành bại của chủ trương, đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhànước ở xã Đồng thời họ có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức côngviệc của chính quyền cơ sở, trực tiếp đảm bảo kỷ cương, phép nước tại cơ sở,bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân Thông qua hoạt động của đội ngũ công chức xã, nhân dân thểhiện được quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình
Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ công chức xã ở thành phố TuyênQuang vững vàng về chính trị, có đạo đức, trí tuệ, kiến thức và trình độ nănglực để thực hiện nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của cáccấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền của thành phố Tuyên Quang
1.1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn chung của Công chức cấp xã
và nhiệm vụ cụ thể của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã
- Chức năng của công chức xã
Trang 29Công chức cấp xã bao gồm các chức danh: Tài chính - Kế toán, Địa
chính - Xây dựng, Văn phòng - Thống kê, Văn hoá - Xã hội, Trưởng Công an
xã, Chỉ huy trưởng Quân sự và Tư pháp - Hộ tịch.
Công chức xã là công chức làm công tác chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân xã; có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý Nhànước về lĩnh vực công tác (Tài chính, Tư pháp, Địa chính, Văn phòng, Vănhoá -Xã hội, Công an, Quân sự) và đồng thời là người trực tiếp thực hiện cácnhiệm vụ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã giao Tham mưu đề xuất các biệnpháp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xãtrong quản lý Nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội theo quyđịnh của pháp luật
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của quản lý Nhà nước và cungứng dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực mình đảm nhiệm theo quy định củapháp luật
- Nhiệm vụ cụ thể của công chức Tư pháp - Hộ tịch
Giúp Uỷ ban nhân dân xã soạn thảo, ban hành các văn bản quản lý theoquy định của pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân xã tổ chức lấy ý kiến nhân dânđối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân xã và hướngdẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; giúp Uỷ ban nhân dân xã phổ biến,giáo dục pháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn
Giúp Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo cộng đồng dân cư tự quản xây dựnghương ước, quy ước, kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước; thực hiệntrợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo quy định củapháp luật; quản lý tủ sách pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứupháp luật; phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoà giải Phối hợp vớitrưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố sơ kết, tổng kết công tác hoà giải, báo cáovới Uỷ ban nhân dân cấp xã và phòng tư pháp cấp trên
Trang 30Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ thểđược phân cấp quản lý và đúng thẩm quyền được giao.
Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với các công việcthuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định
Giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện một số công việc về quốc tịch theoquy định của pháp luật
Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp ở xã, phường, thị trấn
Giúp Uỷ ban nhân dân xã về công tác thi hành ánh theo nhiệm vụ cụthể được phân cấp
Giúp Uỷ ban nhân dân xã trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chứcliên quan quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm vềquyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độ quản lý hồ sơ tàiliệu, chế độ báo cáo công tác theo quy định
Thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật
- Tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã
Theo quyết định số 04/2004/QĐ-BNV về việc ban hành tiêu chuẩn cụthể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn quy định:
Công chức cấp xã phải có tinh thần phụng sự Tổ quốc và nhân dân, cótrách nhiệm trong công việc, tận tuỵ phục vụ nhân dân; có lối sống trong sạch,lành mạnh; có trình độ năng lực chuyên môn theo yêu cầu công việc đảmnhiệm; có uy tín với nhân dân
Khi tuyển dụng lần đầu không quá 35 tuổi, tốt nghiệp THPT đối vớikhu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp THCS trở lên đối với khu vực miền
Trang 31núi Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị với trình
độ tương đương sơ cấp trở lên
1.2 Năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã
1.2.1 Quan niệm về năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã
1.2.1.1 Quan niệm năng lực
Thuật ngữ “năng lực” có nguồn gốc từ tiếng La tinh là capacitas, tiếngPháp là capacité, tiếng Anh là capacity hoặc ability
Thuật ngữ “năng lực” được tiếp cận và định nghĩa dưới nhiều giác độ
và được sử dụng rộng rãi từ nhiều thập kỷ qua ở các nước trên thế giới
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì năng lực được hiểulà: Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạtđộng nào đó Hoặc theo một nghĩa khác là phẩm chất tâm - sinh lý tạo chocon người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao
(Sđd, Nxb Đà Nẵng, 1997, tr 693).
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Năng lực là khả năng làm việc
tốt” (Sđd, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr 676).
Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học-Xã hội: “Năng lực
là sức làm việc” (Nxb Khoa học-Xã hội, Hà Nội, 1977, tr 532).
Theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động: Năng
lực là tổ hợp các phẩm chất tâm - sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó có kết quả.
Theo quan điểm của tâm lý học Mác xít, năng lực của con người luôngắn liền với hoạt động của chính họ Như chúng ta đã biết, nội dung và tínhchất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của
nó Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ởchủ thể những yêu cầu xác định Nói cách khác thì mỗi một hoạt động khác
Trang 32nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộctính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó.Như vậy năng lực không đơn thuần là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó(ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ…) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm
lý cá nhân mang tính thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính này diễn ra mốiquan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộctính nổi lên với vai trò chủ đạo và các thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộcđáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt đượckết quả mong muốn
Khái niệm năng lực được sử dụng khá phổ biến trong ngôn ngữ sinhhoạt cũng như trong các văn bản quản lý nhà nước và các công trình, đề tài,bài viết nghiên cứu khoa học Theo nghĩa thông dụng nhất, năng lực đượchiểu là " khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên, sẵn sàng có thể thựchiện một hoạt động nào đó" hoặc cụ thể hơn là " phẩm chất tâm - sinh lý tạocho con người khả năng hoàn thành một hành động nào đó với chất lượngcao" [49,tr.693] Năng lực là " khả năng làm việc tốt", là "sức làm việc"[ 46,tr.532]
Tuy nhiên, tùy theo cách tiếp cận của các nhà khoa học khác nhau, cónhững quan niệm cụ thể về năng lực
Theo cách tiếp cận của tâm lý học, năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm
lý của chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu của một hoạt động nào đó, chúng đượchình thành, phát triển trong quá trình sống và hoạt động của các cá nhân Nhưvậy, năng lực vừa là khả năng đáp ứng yêu cầu của hoạt động, vừa là sản phẩmcủa chính hoạt động đó Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau nhưnăng lực chung và năng lực chuyên môn Năng lực chung là năng lực cần thiếtcho nhiều ngành hoạt động khác nhau, như: năng lực đánh giá, nhận xét, nănglực tư duy sáng tạo, năng lực khái quát hóa, năng lực tưởng tượng Năng lực
Trang 33chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như nănglực tổ chức, năng lực lãnh đạo, năng lực kinh doanh, năng lực hội họa, năng lựctoán học, Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơvới nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càngphát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn Ngược lại, sự pháttriển của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởngtới sự phát triển của năng lực chung.
Theo cách tiếp cận đó, người ta quan niệm, năng lực nghề nghiệp là "
sự tương ứng giữa các thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêucầu do nghề nghiệp đặt ra Nếu không có sự tương ứng này thì con ngườikhông thể theo đuổi nghề được" [49,tr72] Ở mỗi nghề nghiệp khác nhau sẽ
có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tựu chung lại năng lực nghềnghiệp được cấu thành bởi 03 thành tố: Tri thức chuyên môn, kỹ năng hànhnghề, thái độ đối với nghề
Theo cách tiếp cận của giáo dục học, năng lực được thể hiện như một
hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kỹ năng thiết yếu, có thể giúpcon người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể
Theo cách tiếp cận của Luật học và hành chính học năng lực luôn gắnliền vơi một chủ thể nhất định, tức là năng lực của một cá nhân, tổ chức, cộngđồng nhất định nào đó và được gọi là năng lục chủ thể
Năng lực chủ thể bao gồm nhiều yếu tố, song muốn có năng lực phải cóhai yếu tố cơ bản là năng lực pháp luật và năng lực hành vi Năng lực phápluật là khả năng của một chủ thể có được các quyền và nghĩa vụ mà nhà nướcquy định cho các cá nhân, tổ chức khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luậtnhất định Năng lực hành vi là khả năng hoạt động của một cá nhân, tổ chức,cộng đồng, có thể tự mình tạo lập, thực hiện các hành vi, xử sự của bản thân
Trang 34và tự mình trực tiếp tham gia vào các quan hệ xã hội theo ý chí của mình vàtheo các quy định pháp luật và đạo đức hiện hành.
Theo cách tiếp cận này, năng lực được hiểu là " Khả năng về thể chất
và trí tuệ của cá nhân con người, hoặc khả năng của một tập thể có tổ chức tựtạo lập và thực hiện các hành vi, xử sự của mình trong các quan hệ xã hộinhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do nhà nướchay chủ thể khác ấn định với kết quả tốt nhất" [49,tr.118]
Phân biệt sự khác nhau giữa năng lực với trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, nhiều người tán đồng quan niệm " Năng lực là tổng hợp những kiến thức,
kỹ năng, thái độ cho phép một cá nhân thực hiện các hoạt động gắn vớinhiệm vụ của mình ở một cấp độ hiệu suất nhất định" [50] Diễn đạt một cáchkhác, có ý kiến cho rằng năng lực là " sự liên kết mang tính tổng hợp, tươngtác lẫn nhau giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, ảnh hưởng đến quá trình thựcthi nhiệm vụ và có thể nâng cao được thông qua đào tạo và phát triển"
Từ các quan niệm nêu trên, theo tác giả: Năng lực là sự tổng hợp
những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng yêu cầu của một hoặc một vài hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được kết quả cao.
Phân tích đúng năng lực làm việc của cá nhân cho phép đánh giá chínhxác khả năng thích ứng với mức độ và vị trí công việc, đồng thời nắm đượckhả năng đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn cần có của cá nhân đối với vịtrí công việc hay nghề nghiệp
Năng lực chịu sự chi phối của bối cảnh công việc hay vị trí việc làm.Mỗi công việc hay vị trí việc làm có những yêu cầu đặc thù buộc người đảmnhiệm phải đáp ứng các yêu cầu đó Do đó với các vị trí công việc khác nhau
sẽ đòi hỏi năng lực khác nhau Năng lực được xác định trên cơ sở chức năng,nhiệm vụ của vị trí việc làm Đó là những năng lực thiết yếu để đạt được mụctiêu, hiệu quả công việc Tuy nhiên năng lực công chức chỉ hình thành khi có
Trang 35các cơ sở sau: Công chức biết hành động, mong muốn hành động và có thểhành động.
Khả năng “biết hành động” có thể được hình thành thông qua đào tạo,bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm
“Mong muốn hành động” khi công chức có động lực từ môi trường làmviệc, từ những cơ hội thăng tiến, ví dụ như nâng bậc, ngạch lương, thay đổi vịtrí công tác…
“Có thể hành động” khi công chức có các khả năng, năng lực thực thinhiệm vụ trên cơ sở trình độ, kinh nghiệm thực tiễn, ý chí, trạng thái sức khoẻcủa cá nhân
Như vậy, dù cách thể hiện có khác nhau, nhưng các điểm chung vềnăng lực bao gồm:
Thứ nhất, khi nói đến năng lực là phải gắn với một chủ thể nhất định,
có thể là một cá nhân, một tổ chức hay một tập thể
Thứ hai, khi nói đến năng lực là muốn đề cập đến khả năng của chủ thể
có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động nào đó để đáp ứng yêu cầu củacông việc
Thứ ba, khi nói đến năng lực là muốn đề cập đến hoạt động có hướngđích, đến khả năng giải quyết công việc trong tương lai của chủ thể đáp ứngyêu cầu của công việc trong tương lai
Điểm cần lưu ý là các ý kiến đều thống nhất: Nói đến năng lực là nóiđến khả năng thực hiện, là phải biết làm chứ không phải chỉ biết và hiểu
Trong thực tế, khi thực hiện các hoạt động của công việc, năng lực củacác chủ thể sẽ được phối hợp với nhau để thực hiện thành công công việc.Tuy nhiên các hoạt động, sự việc luôn luôn biến đổi, bản thân nguồn năng lựccủa cá nhân không phải là bất biến, do đó trong quá trình hoạt động nghềnghiệp của mỗi cá nhân năng lực luôn biến động và cần được hoàn thiện, luôn
Trang 36biết kết hợp với các năng lực khác để giúp các cá nhân thực hiện các hoạtđộng nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Từ những phân tích trên, ta có thể khái quát, năng lực của một chủ thể(cá nhân hay tổ chức) là khả năng đáp ứng của chủ thể về kiến thức, kỹ năng,thái độ hành vi một cách tốt nhất trong thực thi công việc để đạt được mụctiêu của tổ chức
1.2.1.2 Quan niệm năng lực thực thi công vụ của công chức xã
- Khái niệm công vụ
Theo từ điển Thuật ngữ hành chính, công vụ là một loại lao động mangtính quyền lực và pháp lý, có tính thường xuyên, chuyên nghiệp, được bảođảm bằng ngân sách Nhà nước, chủ yếu do các công chức nhà nước tiến hành
và được điều chỉnh bởi ý chí thực hiện các chức năng quản lý nhằm ổn định,phát triển xã hội và đời sống nhân dân Công vụ là một hoạt động nhân danhquyền lực nhà nước (quyền lực công) Nói đến công vụ là nói đến trách nhiệmcủa cán bộ, công chức thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụnhân dân và xã hội
Công vụ là hoạt động phục vụ Nhà nước, tức phục vụ công quyền, suycho cùng là phục vụ nhân dân Xét về nội dung, tính chất và cơ sở pháp lý củacông vụ thì đây là một loại lao động mang tính đặc thù Tính đặc thù đó thểhiện ở:
+ Là đại diện cho công quyền nên được sử dụng quyền lực của Nhànước để thi hành nhiệm vụ
+ Là lao động trí tuệ (trừ một bộ phận nhỏ mang tính dịch vụ đang dầndần được xã hội hoá) có tính sáng tạo, nhạy bén để hoạch định và thực thi cácchủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước
+ Thống nhất cao độ trong lãnh thổ, tập trung cao độ, đồng thời có sựphân cấp thoả đáng để phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới
Trang 37+ Hoạt động công vụ mang tính nghề nghiệp nên đòi hỏi trình độchuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp nghiêm túc.
+ Hoạt động công vụ là hoạt động liên tục, mang tính kế thừa, đồngthời cũng luôn mang tính sáng tạo và thích ứng với hoàn cảnh và điều kiệncủa mỗi thời kỳ
+ Công vụ chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, đòi hỏi tính hiệulực và hiệu quả cao
(Về chế độ công vụ Việt Nam, Nguyễn Trọng Điều, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007).
- Khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã
Trên cơ sở nội hàm của khái niệm năng lực có thể hiểu năng lực thựcthi công vụ là khả năng người cán bộ, công chức thực hiện có kết quả cácnhiệm vụ được giao Hay nói đầy đủ hơn là năng lực của người công chứchoặc đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quy địnhcủa pháp luật và sự phân công của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Năng lựccủa công chức luôn gắn liền với thực tiễn thực thi công vụ của công chức
Năng lực chịu ảnh hưởng của bối cảnh công việc hay vị trí việc làm.Mỗi một công việc hay vị trí việc làm có những yêu cầu đặc thù gắn với côngviệc và buộc người đảm nhiệm công việc phải đáp ứng yêu cầu đó Do đó, vớinhững vị trí công việc khác nhau của người công chức sẽ đòi hỏi những nănglực khác nhau Năng lực được các định trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụchủ yếu của một vị trí việc làm mà người công chức đảm nhiệm Đó là nhữngnăng lực thiết yếu để đạt được mục tiêu, hiệu quả công việc Tuy nhiên, nănglực thực thi công vụ của công chức chỉ hình thành khi có các cơ sở sau: Côngchức biết hành động, mong muốn hành động và có thể hành động
Trang 38Khả năng “biết hành động” của công chức có thể được hình thành thôngqua: đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện; sử dụng các tình huống nghiệp vụ; học hỏikinh nghiệm, Để trang bị thêm các kiến thức và kỹ năng cần thiết [50].
Như vậy, có thể hiểu năng lực thực thi công vụ là sự tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng và thái độ của người công chức, bảo đảm cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong quá trình thực thi công vụ.
Năng lực thực thi công vụ của công chức xã được tiếp cận trên các khíacạnh như sau:
Thứ nhất Khi nói đến năng lực thực thi công vụ là phải gắn với chủ thểnhất định là một công chức hoặc một tập thề hay cả đội ngũ cán bộ, côngchức Lĩnh vực này liên quan đến cá tính, giá trị, phẩm chất của cá nhân côngchức và những yếu tố này định hướng cách thức xử lý công việc của côngchức Năng lực của mỗi công chức được coi là khả năng của một người đểlàm công việc được giao, xử lý một tình huống, và thực hiện một nhiệm vụ cụthể trong một môi trường xác định Như vậy cá nhân công chức phải biết sửdụng tổng hợp các tài sản của một con người như kiến thức, kỹ năng, cá tính
để đạt được các mục tiêu và mục đích cụ thể
Thứ hai Khi nói đến năng lực thực thi công vụ là đề cập đến khả năngcủa người công chức hoặc tập thể cán bộ, công chức có thể thực hiện một hoặcnhiều hoạt động nào đó để đáp ứng yêu cầu công việc (năng lực nhóm): Nănglực thực thi công vụ không chỉ liên quan đến cá nhân công chức xã mà còn liênquan tới việc tổng hợp, phối hợp năng lực của các cá nhân công chức để biếnthành năng lực tập thể của tổ chức Năng lực tập thể giúp kết hợp tất cả các nănglực khác nhau và sử dụng chúng một cách tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu cụthể của cơ quan, tổ chức, góp phần vào việc phát triển tổ chức Mối quan hệ giữanăng lực công chức và năng lực tập thể là mối quan hệ biện chứng Năng lựckhông chỉ tồn tại trong mỗi công chức mà năng lực của một cơ quan, tổ chức
Trang 39được xây dựng trên cơ sở kết hợp có hiệu quả năng lực của từng cá nhân côngchức trong đơn vị Năng lực chính của tập thể là tạo điều kiện hỗ trợ sự pháttriển năng lực của các công chức và sau đó biết cách tổng hợp các năng lực đómột cách có hiệu quả để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Thứ ba Khi nói đến năng lực thực thi công vụ là đề cập đến hoạt độngthực thi nhiệm vụ, quyền hạn của người cán bộ, công chức đến khả năng giảiquyết công việc của người cán bộ, công chức hoặc tập thể cán bộ, công chứcđáp ứng yêu cầu công việc được giao năng lực lãnh đạo, quản lý là khả năng
dự báo, phán đoán, xử lý tình huống, khả năng hành động của cán bộ quản lýtrong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan
Trên cơ sở khái niệm về năng lực, công vụ và công chức xã nêu trên, cóthể nêu lên khái niệm năng lực thực thi công vụ của công chức xã như sau:
Năng lực thực thi công vụ của công chức xã là tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, thái độ của người công chức, bảo đảm cho họ đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong quá trình thực thi công vụ
Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức xã là một trongnhững điều kiện tiên quyết đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước diễn ra đạtkết quả tốt Đội ngũ cán bộ, công chức xã là nguồn lực chủ yếu của hệ thốngquản lý hành chính ở cơ sở có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụđược giao
Năng lực thực thi công vụ được cấu thành bởi “Kiến thức, kỹ năng, thái
độ, hành vi” cần có, đồng thời với các nguồn lực để thực hiện được các hoạtđộng của từng vị trí, việc làm, công việc của công chức Trong đó, kiến thức
là những hiểu biết chung và những hiểu biết chuyên ngành về một lĩnh vực cụthể; kỹ năng, cách sử dụng các kỹ thuật, phương pháp, công cụ thích hợp đểgiải quyết công việc; thái độ, hành vi là trạng thái tinh thần của cá nhân, hành
vi ứng xử của người công chức
Trang 401.2.1.3.Quan niệm năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp
-Hộ tịch cấp xã
Đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, chỉ có trình độ không thôithì chưa đủ, họ cần phải có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao mộtcách tốt nhất
Trên cơ sở phân tích khái niệm năng lực, năng lực công chức cấp xã,
năng lực của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã là tổng hợp những kiến
thức chuyên môn, các kỹ năng và thái độ của người công chức liên quan đến lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch, bảo đảm cho họ đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm
vụ được giao trong quá trình thực thi nhiệm vụ Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã
Năng lực của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã là một loại năng lựcđặc thù, gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ công tác Tư pháp - Hộ tịch, gắnliền với thái độ phục vụ nhân dân, lợi ích của người dân liên quan đến lĩnhvực Tư pháp - Hộ tịch ở cơ sở
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi công chức một mặt phải khôngngừng học tập qua trường lớp, qua sách vở, qua tiếp thu kinh nghiệm củangười khác và phải đề cao tự học, bởi vi lười học là “khuyết điểm rất to, khácnào người thầy thuốc đi chữa bệnh cho người khác, mà bệnh nặng trong mìnhthì quên chữa” [34,tr.213] Đồng thời, người cũng yêu cầu lý luận phải đượcđem ra thực hành, học phải đi đôi với hành, nếu không thì đó cũng chỉ là lýluận suông mà thôi Đó chính là đòi hỏi người cán bộ cách mạng phải có nănglực tổ chức thực tiễn, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao
Để có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao thì công chức Tư pháp
- Hộ tịch cấp xã phải có những năng lực sau đây:
+ Năng lực tư duy lý luận: Là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của ngườicông chức, thể hiện ở sự nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn các vấn đề thực tiễn
ở cơ sở, có những đề xuất sắc bén nhằm nâng cao hiệu quả công tác Năng lực