1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG: NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP HỘ TỊCH CẤP XÃ HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

114 1,3K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 159,93 KB
File đính kèm Bìa, tóm tắt, phụ lục ....rar (271 KB)

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6 7. Kết cấu của luận văn 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP HỘ TỊCH CẤP XÃ 8 1.1. Công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 8 1.1.1. Khái niệm công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 8 1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 11 1.1.3. Nhiệm vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 14 1.2. Năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 22 1.2.1. Quan niệm về năng lực 22 1.2.2. Tiêu chuẩn công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 24 1.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 27 Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP HỘ TỊCH CẤP XÃ, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH 35 2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế 35 2.1.2. Văn hóa xã hội 38 2.1.3. Ảnh hưởng tình hình kinh tế văn hóa xã hội tới năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 41 2.2. Thực trạng năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch 42 2.2.1. Số lượng, cơ cấu, chất lượng công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 42 2.2.2. Kiến thức trình độ chuyên môn của công chức Tư pháp hộ tịch 48 2.2.3. Kỹ năng thực hiện công việc 48 2.2.4. Thái độ, cách ứng xử trong thực thi công việc 51 2.2.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 52 2.3. Đánh giá chung thưc trạng năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 72 2.3.1. Những điểm mạnh về năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 72 2.3.2. Những hạn chế về năng lực của công chứcTư pháp Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình 73 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 75 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP HỘ TỊCH CẤP XÃ HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH 77 3.1. Yêu cầu nâng cao năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 77 3.2. Quan điểm nâng cao năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 80 3.2.1. Xác định rõ mục tiêu nâng cao năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 80 3.2.2. Nâng cao năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch là nội dung quan trọng trong xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. 80 3.2.3. Xây dựng đội ngũ công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã phải xuất phát từ thực tiễn của địa phương 81 3.2.4. Nâng cao năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã phải đi đôi với việc đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với CB, CC cấp xã 81 3.2.5. Nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã phải gắn với việc nâng cao đạo đức công vụ của người Cán bộ công chức 82 3.3. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã 83 3.3.1. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương đối với hoạt động của công chức Tư pháp Hộ tịch xã 83 3.3.2. Tiến hành rà soát đánh giá tổng thể đội ngũ công chức Tư pháp Hộ tịch cấp xã làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ đảm bảo khoa học hợp lý 84 3.3.3. Hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến quản lý công tác Tư pháp Hộ tịch cấp xã và đổi mới phương thức quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát công chức 85 3.3.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Tư pháp Hộ tịch xã đáp ứng tiêu chuẩn chức danh và thực hiện có hiệu quả công việc được giao 90 3.3.5. Đổi mới chế độ, chính sách đối với công chức Tư pháp Hộ tịch 93 3.3.6. Đổi mới và hiện đại hóa phương thức làm việc, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc 94 3.3.7. Tăng cường sự phối hợp công tác giữa công chức Tư pháp Hộ tịch và các cơ quan, tổ chức đoàn thể quần chúng tại địa phương và công chức chuyên môn khác cấp xã 95 3.3.8. Tăng cường sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp công tác Tư pháp của phòng Tư pháp cấp huyện. 96 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

…………/……… .…/….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HOÀNG THỊ THÚY VÂN

NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HOÀNG THỊ THÚY VÂN

NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CẤP XÃ HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành : Quản lý công

Mã số: 60 34 82

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS.TRẦN THẤT

HÀ NỘI - NĂM 2016 LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Qua thời gian tham gia khóa học Thạc Sỹ Quản lý công tại Học viện hànhchính Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết lơn tới Ban Giám đốc Học viện Hànhchính, các thầy cô giáo khoa sau đại học cùng thầy cô giảng dạy các bộ môn.Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn TS.Trần Thất-Bộ Tư pháp, người trực tiếp hướngdẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn các bác, các anh chị ở phòng Nội vụ và phòng Tư pháphuyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình và các xã trong huyện đã tạo điều kiện giúp tôi

về tư liệu, góp ý cho tôi trong thời gian tôi viết luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 2 năm 20116

Học viên

Hoàng Thị Thúy Vân

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu trong luận văn là tủng thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác Lời cam đoan này của tôi là đúng sự thật và tôixin hoàn toan chịu trách nhiệm

Học viên

Hoàng Thị Thúy Vân

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6

7 Kết cấu của luận văn 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP- HỘ TỊCH CẤP XÃ 8

1.1 Công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã 8

1.1.1 Khái niệm công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã 8

1.1.2 Vị trí, vai trò của công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã 11

1.1.3 Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã 14

1.2 Năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã 22

1.2.1 Quan niệm về năng lực 22

1.2.2 Tiêu chuẩn công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã 24

1.2.3 Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp -Hộ tịch cấp xã 27

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP- HỘ TỊCH CẤP XÃ, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH 35

2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 35

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế 35

2.1.2 Văn hóa - xã hội 38

Trang 6

2.1.3 Ảnh hưởng tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội tới năng lực công chức

Tư pháp- Hộ tịch cấp xã ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 41

2.2 Thực trạng năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch 42

2.2.1 Số lượng, cơ cấu, chất lượng công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 42

2.2.2 Kiến thức trình độ chuyên môn của công chức Tư pháp hộ tịch 48

2.2.3 Kỹ năng thực hiện công việc 48

2.2.4 Thái độ, cách ứng xử trong thực thi công việc 51

2.2.5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 52

2.3 Đánh giá chung thưc trạng năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 72

2.3.1 Những điểm mạnh về năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 72

2.3.2 Những hạn chế về năng lực của công chứcTư pháp- Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình 73

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 75

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP- HỘ TỊCH CẤP XÃ HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH 77

3.1 Yêu cầu nâng cao năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã 77

3.2 Quan điểm nâng cao năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 80

3.2.1 Xác định rõ mục tiêu nâng cao năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 80

3.2.2 Nâng cao năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch là nội dung quan trọng trong xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 80

3.2.3 Xây dựng đội ngũ công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã phải xuất phát từ thực tiễn của địa phương 81

3.2.4 Nâng cao năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã phải đi đôi với việc đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với CB, CC cấp xã 81

Trang 7

3.2.5 Nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ công chức Tư pháp-

Hộ tịch cấp xã phải gắn với việc nâng cao đạo đức công vụ của người Cán

bộ công chức 823.3 Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã 833.3.1 Nâng cao nhận thức và tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương đối với hoạt động của công chức Tư pháp- Hộ tịch xã 833.3.2 Tiến hành rà soát đánh giá tổng thể đội ngũ công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ đảm bảo khoa học hợp lý 843.3.3 Hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến quản lý công tác Tư pháp- Hộ tịch cấp xã và đổi mới phương thức quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát công chức 853.3.4 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Tư pháp- Hộ tịch

xã đáp ứng tiêu chuẩn chức danh và thực hiện có hiệu quả công việc được giao 903.3.5 Đổi mới chế độ, chính sách đối với công chức Tư pháp- Hộ tịch 933.3.6 Đổi mới và hiện đại hóa phương thức làm việc, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc 943.3.7 Tăng cường sự phối hợp công tác giữa công chức Tư pháp- Hộ tịch vàcác cơ quan, tổ chức đoàn thể quần chúng tại địa phương và công chức chuyên môn khác cấp xã 953.3.8 Tăng cường sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp công tác

Tư pháp của phòng Tư pháp cấp huyện 96

KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Kỹ năng của công chức Tư pháp hộ tịch được thể hiện

thông qua việc đánh giá của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

cơ sở về các kỹ năng cơ bản của đội ngũ công chức tư

pháp hộ tịch cấp xã của huyện Gia Viễn

49

Bảng 2 Đánh giá của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở về quan hệ của

công chức tư pháp hộ tịch với đồng nghiệp và nhân dân tại

Ủy ban nhân dân cấp xã huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình

50

Bảng 3 Năng lực của công chức tư pháp hộ tịch còn được đánh giá

thông qua người dân địa phương

51

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chính quyền cấp cơ sở (hay còn gọi là chính quyền cấp xã) có một vị trírất quan trọng, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhândân, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xãhội, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp,đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcđược triển khai thực hiện trong cuộc sống

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xâydựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công

vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thốngchính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực vàhiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở Trong nhiều văn kiệncủa Đảng đều khẳng định vai trò của cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nóiriêng đối với sự nghiệp cách mạng Cán bộ, công chức cấp xã là những ngườigần dân nhất, sát dân nhất Chủ trương, chính sách, pháp luật dù có đúng đắnđến mấy nhưng sẽ khó có được hiệu lực, hiệu quả cao nếu như không được triểnkhai thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có năng lực pháp luậttốt Chính vì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng như vậynên việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vững vàng về chính trị, cóđạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thựchiện các nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhànước ta Đây cũng là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác cán

bộ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệthống chính trị và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đối với sự nghiệp CNH,HĐH đất nước Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có phẩmchất, đạo đức và năng lực ngang tầng sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa như sựđầu tư cho hạ tầng cơ sở trong công tác cán bộ Do vậy, nâng cao năng lực cán

bộ, công chức cấp xã là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần xây dựng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã trong sạch, vững mạnh, đủ khả năng thực thi chức

Trang 10

năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức, để thực hiện trọng trách là "công bộc" của nhân dân

Xuất phát từ vị trí quan trọng của chính quyền cơ sở cấp xã, một trongnhững nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm là vấn đề vềnăng lực công chức cấp xã, đặc biệt là công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã

Với vị trí là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước, công tác tư

pháp-hộ tịch cấp xã chủ yếu quản lý các hoạt động phát sinh trong phạm vi ở cơ sởhoặc chỉ được tiến hành ở cấp cơ sở Tuy nhiên, khối lượng công việc lớn vàkhông ngừng gia tăng do sự gia tăng dân số và tính chất ngày càng phức tạp củacác quan hệ xã hội đòi hỏi phải có một đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch vừa cóphẩm chất đọ đức tốt, vừa có năng lực trình độ chuyên môn cao, có kỹ năngquản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương,đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước Trong những năm gần đây, Đảng

và Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương chính sách về công chức xã, phường,thị trấn nói chung và công chức tư pháp hộ tịch nói riêng nhằm củng cố, đổimới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác Tư pháp- Hộ tịch.Tuy nhiên trên thực tế, năng lực công chức Tư pháp –Hộ tịch cấp xã, đặc biệt là

ở các vùng nông thôn, miền núi tương đối thấp, không tương xứng với vị trí vaitrò của họ cũng như không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chức danh theo quyđịnh của Nhà nước Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng của chính quyền cơ sở, nghiêm trọng hơn vẫn là dẫn đến nhiều sai phạm,mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây ra tình trạng mất ổnđịnh cục bộ tại địa phương Vì vậy, việc nâng cao năng lực công chức Tư pháp-

Hộ tịch, một bộ phận của UBND cấp xã, một mắt xích quan trọng của ngành tưpháp là một yêu cầu cấp thiết hiện nay

Huyện Gia Viễn là 1 trong 8 huyện thuộc tỉnh Ninh Bình Hiện nay huyệnGia Viễn có 20 xã và 1 thị trấn Huyện Gia Viễn là một trong những huyệnnghèo của tỉnh Ninh Bình Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự quan tâmchỉ đạo của Đảng Uỷ huyện, Hội đồng nhân dân và sự gương mẫu đi đầu độingũ cán bộ, công chức nên huyện Gia Viễn cũng đã có nhiều cố gắng nỗ lực

Trang 11

trong công tác Tư pháp- Hộ tịch nói chung và nâng cao năng lực công chức Tưpháp- Hộ tịch nói riêng song vẫn còn hạn chế nhất định Việc tìm hiểu và đánhgiá đúng thực trạng năng lực của công chức Tư pháp- Hộ tịch giúp chính quyềncấp xã huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình nói riêng và chính quyền nhà nước nóichung có những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao năng lực của công chức Tưpháp- hộ tịch cấp xã, góp phần vào công cuộc cải cách hành chính, cải cách tưpháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhấp quốc tế.

Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Năng lực công chức Tư

pháp-Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sỹ quản lý

công

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn

đề cập đến vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và nâng cao năng lực,chất lượng đội ngũ CB, CC ở nước ta như:

PGS.TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Trần Xuân Sơn, đồng chủ biên

(2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Nxb CTQG, HN.

TS Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phương – đồng chủ biên (2005),

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.

TS Nguyễn Thị Tuyết Mai – Chủ biên (2007), Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã qua khảo sát ở đồng bằng Sông Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, HN.

ThS Nguyễn Thế Vịnh, Ths Đinh Ngọc Giang – đồng chủ biên (2009),

Tiếp tục hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở, Nxb

Chính trị quốc gia, HN

TS Nguyễn Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Sách

chuyên khảo, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội

TS Nguyễn Thị Hồng Hải, Một số vấn đề về phát triển năng lực thực thi

Trang 12

công vụ của công chức nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Tham luận

tại Hội thảo: Học viện Hành chính, Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Namdưới góc nhìn của các nhà khoa học, kỷ yếu hội thảo

Những công trình nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý luận, các quan điểm

về phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá thực thi công vụ của công chức Tuy nhiên,chưa có công trình nào nghiên cứu về công chức cấp xã theo Luật CB, CC vànhững quy định mới của Chính phủ về công chức cấp xã cũng như đánh giánăng lực thực thi công vụ của công chức xã

Năng lực công chức cấp xã luôn là yêu cầu đặt ra trong mọi giai đoạn lịch

sử Đây là vấn đề hết sức đặc biệt và cần thiết trong quá trình đổi mới, hội nhập

và nhất là nước ta đang tiến hành cải cách hành chính Trong quá trình xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ-công bằng-văn minh” đòi hỏi người cán bộ cơ sở phải có năng lực thực sự đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra Công chức Tư pháp hộ tịch là một trongnhững chức danh chuyên môn của UBND cấp xã, vì vậy năng lực của đội ngũcông chức Tư pháp hộ tịch cấp xã vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự pháttriển chung của cả hệ thống quản lý hành chính nhà nước Liên quan đến nộidung về năng lực công chức cấp xã đã có một số các đề tài, bài viết, công trìnhnghiên cứu có liên quan

- Viện khoa học pháp lý ( 2003), Lê Thị Thu Ba, Đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn, thực trạng và phương hướng kiện toàn năng lực hoạt động.

- Viện khoa học pháp lý (2009), Trần Văn Quảng, Đề án tăng cường năng lực tư pháp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

- “Các yếu tố hợp thành năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã”

– Ths Nguyễn Quốc Tuấn ( trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức BộNội vụ); Ths Trương Quốc Việt (Đại học Nội vụ Hà Nội)

Các luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài này ở Học viện Hành chính Quốc

gia như: Võ Thị Thu Thủy (2009), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán

bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Cần Thơ; Trần Thị Cẩm Hồng (2009), Nâng

Trang 13

cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức phường tại Hà Nội (từ thực tiễn quận Đống Đa); Trần Minh Lý (2010), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã ở tỉnh Đồng Tháp; Lý Thị Kim Bình (2011) Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Tuyên Quang…

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nêu ra một số yêu cầu củacải cách hành chính và yêu cầu nâng cao năng lực của đội ngũ công chức cấp xã.Khảo sát, đánh giá nhận xét về ưu điểm, hạn chế của công chức địa phương vàđưa ra một số kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho côngchức cơ sở Các công trình khoa học này cung cấp tư liệu quý báu về cơ sở lýluận, kiến thức, kinh nghiệm xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ công chứcnhà nước nói chung và công chức tư pháp hộ tịch nói riêng để tác giả có thểtham khảo trong quá tình nghiên cứu đề tài của mình Tuy nhiên những vấn đềnâng cao năng lực công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã tại một địa phương cụ thểchưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống từ lý luận đến thựctrạng năng lực công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã huyện Gia Viễn tỉnh NinhBình Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài “Năng lực công chức Tư pháp hộ tịchcấp xã huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” để làm luận văn thạc sĩ có ý nghĩa thực

sự cấp thiết trên địa bàn huyện Gia Viễn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ về mặt lý luận và những vấn

đề về thực tiễn trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực công chức Tư pháp- Hộtịch cấp xã trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình để đề xuất nhữngphương hướng, giải pháp góp phần nâng cao năng lực đối với công chức Tưphap – Hộ tịch cấp xã của huyện Gia Viễn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hộinhập trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề có tính chất lý luận và pháp lý về năng lực

Trang 14

của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

- Đánh giá thực trạng năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã (thôngqua khảo sát thực tế tại các xã và thị trấn của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình)

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực công chức Tư

pháp-Hộ tịch cấp xã

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã huyện Gia Viễn, tỉnh NinhBình

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch tại

1 thị trấn và 20 xã của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

- Đánh giá năng lực công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã huyện Gia Viễn,tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2014

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ ChíMinh, các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao năng lực công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã trong giai đoạn hiện nay

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử

- Phương pháp hệ thống hóa văn bản, phương pháp điều tra, khảo sát,phương pháp thống kê so sánh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Về mặt lý luận

Làm rõ các khái niệm về công chức, công chức cấp xã, năng lực… Bêncạnh đó góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa học cho công tác quản lý hànhchính nhà nước

6.2 Về mặt thực tiễn

Trang 15

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịchcấp xã qua khảo sát tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, luận văn sẽ đưa ra cácgiải pháp góp phần nâng cao năng lực của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xãtrên địa bàn huyện Gia Viễn.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận vănđược kết cấu gồm 03 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về năng lực công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

Chương 2 Thực trạng năng lực công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao năng lực công chức Tư pháp

-Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Trang 16

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC TƯ PHÁP- HỘ TỊCH

CẤP XÃ 1.1 Công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã

1.1.1 Khái niệm công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã

Công chức được hình thành và gắn liền với sự phát triển của nền hànhchính nhà nước Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày

01 tháng 01 năm 2010) là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đếnnay và đưa ra khái niệm về công chức, công chức cấp xã được rõ ràng hơn

Tại Điều 4 luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định :

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:

“Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ mộtchức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế

và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”

Tại điểm 2 Điều 3 Chương II Nghị định số 92/2009/NĐ – CP ngày 22tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chínhsách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt độngkhông chuyên trách ở cấp xã quy định :

Trang 17

Công chức cấp xã là những người được tuyển dụng, giao giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã gồm các chức danhnhư:

- Trưởng công an;

- Chỉ huy trưởng Quân sự;

- Văn hóa – xã hội;

Cấp xã là đơn vị cơ sở của hệ thống chính quyền nhà nước Công chức Tưpháp – hộ tịch là một bộ phận trong công chức cấp xã, đóng vai trò quan trọngđối với công tác quản lý nhà nước nói chung và ngành tư pháp nói riêng gópphần đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước về công tác Tư pháp- Hộ tịch từtrung ương đến cơ sở Công chức Tư pháp- Hộ tịch theo điều 81, Nghị định158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về cán bộ Tư pháp- Hộtịch như sau:

Cán bộ Tư pháp- Hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp

xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch Đối vớinhững xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thìphải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các côngtác tư pháp khác

Công chức Tư pháp- Hộ tịch là một trong 7 chức danh công chức cấp xã.Điều 81 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định

về cán bộ Tư pháp- Hộ tịch cấp xã như sau:

Cán bộ Tư pháp- Hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp

xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch và côngtác tư pháp (bỏ)

Theo điều 72 luật Hộ tịch năm 2016 quy định về công chức làm công tác

Trang 18

hộ tịch thì công chức Tư pháp- Hộ tịch Cán bộ Tư pháp- Hộ tịch phải có đủ cáctiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộtịch;

b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tưpháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức Tưpháp- Hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách

Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ

Tư pháp- Hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật đối vớicông chức cấp xã

Công chức Tư pháp- Hộ tịch phải thực hiện những nghĩa vụ và đượchưởng những quyền lợi của cán bộ, công chức mà pháp luật quy định đối vớicông chức cấp xã

Như vậy, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã được hiểu như sau:

Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã là người giúp Ủy bản nhân dân cấp

xã làm công tác chuyên môn thuộc UBND xã, có trách nhiệm giúp UBND xãquản lý nhà nước về công tác Tư pháp- Hộ tịch trong phạm vi địa phương

Trong thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV không quy địnhviệc hướng dẫn công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã thành một chươngriêng mà quy định tại Điều 8 về tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV Nhiệm vụ công tác tư pháp cấp xã được xác định trên cơ sở

kế thừa quy định về công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã tại Thông tưliên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV và bổ sung các nhiệm vụ mới được giao,bao gồm:

- Kiểm soát thủ tục hành chính;

- Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật.Cùng gắn với quy định nhiệm vụ của công tác tư pháp cấp xã, Điều 8

Trang 19

Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV cũng quy định trách nhiệm của

Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm biên chế, bố trí công chức Tưpháp- Hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật, không bố trí công chức Tưpháp- Hộ tịch kiêm nhiệm công tác khác

1.1.2 Vị trí, vai trò của công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, “Cán bộ là gốc của mọi việc” và “công việc thành công hay thất bại đều do cán

bộ tốt hay kém” Ngay từ khi ra đời cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo nhândân đấu tranh giành độc lập và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng taluôn coi trọng việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm

vụ là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng

Hơn nửa thế kỷ qua, đội ngũ cán bộ công chức của Nhà nước ta đã khôngngừng được củng cố và phát triển, trong đó, đội ngũ cán bộ cơ sở đã khẳng địnhđược vị trí, vai trò của mình trong việc “đem chính sách của Đảng, của Chínhphủ giải thích cho dân hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dânchúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.Đội ngũ cán bộ cơ sở là những người trực tiếp đưa chủ trương đường lối, chínhsách của đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Thực tiễn cho thấy không

có đội ngũ cán bộ cơ sở tốt thì dù đường lối chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước có đầy đủ và đúng cũng khó có thể đi vào cuộc sống

Với vị trí là một bộ phận của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ Tưpháp- Hộ tịch cấp xã phải đảm nhiệm một khối lượng công việc lớn và khôngngừng gia tăng để góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự kỷcương của đất nước

Do tính chất công việc, nhiệm vụ được giao, công chức Tư pháp - Hộ tịchphải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyệnvọng của dân, giải quyết công việc mà dân đề nghị Như vậy, họ chính là nhữngngười truyền đạt tinh thần hệ thống pháp luật tới nhân dân thông qua giải quyếtcông việc liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân

Đối với chính quyền cấp xã, công tác Tư pháp - Hộ tịch là một bộ phận

Trang 20

của công tác quản lý nhà nước, đồng thời là nơi triển khai trên thực tế các chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Tư pháp - Hộ tịch, bảođảm sự thống nhất quản lý nhà nước về công tác tư pháp và hộ tịch từ trungương đến cơ sở.

Với vị trí là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước, công tác Tư pháp

- Hộ tịch cấp xã chủ yếu quản lý các hoạt động phát sinh trong phạm vi ở cơ sởhoặc chỉ được tiến hành ở cấp cơ sở Tuy nhiên khối lượng công việc lớn vàkhông ngừng gia tăng do sự gia tăng dân số và tình chất ngày càng phức tạp củacác quan hệ xã hội Với vị trí là cấp cơ sở gần dân nhất, là nơi triển khai thựchiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, bộ phận Tưpháp- Hộ tịch còn tương tác trực tiếp với quyền và lợi ích hợp pháp của nhândân thể hiện sự công bằng pháp luật Thực tế cho thấy, nếu công chức Tư pháp -

Hộ tịch cấp xã có trình độ, năng lực, giải quyết tốt những mẫu thuẫn nảy sinhngay từ cấp cơ sở thì sẽ hạn chế được rất nhiều phiền hà cho cấp trên và tiếtkiệm thời gian, công sức tiền của của người dân đồng thời nâng cao uy tín của

cơ sở

Với vị trí là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước, công tác tư phápcấp xã chủ yếu quản lý các hoạt động phát sinh trong phạm vi ở cơ sở hoặc chỉđược tiến hành tại cấp cơ sở Tuy nhiên, khối lượng công việc lớn và khôngngừng gia tăng do sự gia tăng dân số và tính chất ngày càng phức tạp của cácquan hệ xã hội Với vị trí là cấp cơ sở gần dân nhất so với chính quyền cấphuyện và tỉnh, Tư pháp cấp xã không chỉ trực tiếp triển khai và thực hiện cácchủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác

tư pháp mà còn là bộ phận tương tác trực tiếp với quyền và lợi ích của ngườidân, thể hiện sự công bằng của pháp luật, quyền làm chủ của nhân dân, đánh giátính hiệu quả và phù hợp của các chính sách pháp luật Chủ trương, đường lối,chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan tư pháp cấp trên chỉ được thực hiệnkhi được triển khai chất lượng và hiệu quả tại cấp xã Yêu cầu đổi mới và nângcao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhândân, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi và minh bạch đòi

Trang 21

hỏi các cấp, các ngành liên quan phải thường xuyên quan tâm nâng cao chấtlượng, hiệu quả thực hiện công tác tư pháp cấp xã một cách toàn diện từ tổ chức

bộ máy, cơ chế hoạt động đến đội ngũ cán bộ và các điều kiện, cơ sở vật chất,trang thiết bị, kinh phí hoạt động Để kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượnghiệu quả hoạt động của cơ quan cấp xã nói chung và công tác tư pháp cấp xã nóiriêng, trên cơ sở Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm

2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10năm 2003 quy định cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (Nghị định số114/2003/NĐ-CP); Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, côngchức ở xã, phường, thị trấn, và những người hoạt động không chuyên trách ởcấp xã (Nghị định số 92/2009/NĐ-CP); Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV ngày

16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định tiêu chuẩn

cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (Quyết định số04/2004/QĐ-BNV) Đặc biệt, ngày 28 tháng 4 năm 2009, Bộ Tư pháp và BộNội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc ủy bannhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác

tư pháp của ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số01/2009/TTLT-BTP-BNV) Thông tư này được xây dựng trên cơ sở kế thừanhững quy định còn phù hợp của Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 05 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, bổ sung quyđịnh những nhiệm vụ, quyền hạn mới, những nhiệm vụ được tăng cường, mởrộng của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý công tác tư pháp trên địa bàn.Các văn bản quy phạm pháp luật này không chỉ khẳng định vị trí, vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ, cơ chế, phương thức hoạt động của đội ngũ công chức tư phápcấp xã mà còn tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc củng cố, kiện toàn đội ngũcán bộ này, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao năng lực và hiệu quảhoạt động của tư pháp cấp xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữvững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

Trang 22

chính trị của địa phương và của ngành Tư pháp.

1.1.3 Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

Theo thông tư 06/2012/TT-BNV thông tư hướng dẫn về chức trách tiêuchuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy địnhtại điều 8 như sau:

Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch là tham mưu, giúp Ủy bannhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dâncấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của phápluật

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụnhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp

xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;

Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân

và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận vàtheo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợpvới công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ởthôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành

và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

Ở cấp xã công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu, giúp Uỷ bản nhân dâncấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật

Theo quy định và thực tiễn công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã hiện nay cócác nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Giúp Uỷ bản nhân dân xã thực hiện quản lý nhà nước về công tác Tưpháp - Hộ tịch xã

Quản lý nhà nước về công tác tư pháp là sự tác động, điều chỉnh có tổ

Trang 23

chức bằng quyền lực nà nước đối với các quá trình vận động xã hội và hành vihoạt động của con người để duy trì phát triển mối quan hệ và trật tự xã hội tronglĩnh vực pháp luật, tư pháp nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ công tác tưpháp của nhà nước đặt ra trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốcchủ nghĩa xã hội.

Để giúp Uỷ bản nhân dân xã quản lý nhà nước về công tác Tư pháp- Hộtịch, công chức Tư pháp- Hộ tịch cần căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn,

sự chỉ đạo của Uỷ bản nhân dân xã và hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên

để thực hiện các công việc cụ thể:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tư pháp dài hạn và hàng nămcủa xã để trình Uỷ bản nhân dân xã phê duyệt và tổ chức thực hiện các chươngtrình, kế hoạch đó Trong chương trình cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nộidung công việc, các biện pháp thực hiện, trong đó phân công trách nhiệm cụ thểcho các tổ chức, cá nhân thực hiện

+ Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiệncác chương trình kế hoạch công tác tư pháp trong quá trình tổ chức thực hiện

+ Định kỳ tổ chức giao ban sơ kết tổng kết công tác tư pháp ở cấp xã, chia

sẻ kinh nghiệm để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tư pháp trong thời giantiếp theo Đồng thời đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng các

tổ chức cá nhân có thành tích trong công tác tư pháp cơ sở

Như vậy, sự tham gia góp ý kiến của một số công chức chuyên môn cấp

xã, các tổ chức, đoàn thể quần chúng có liên quan trên địa bàn, công chức Tưpháp- Hộ tịch xã có vai trò là người trực tiếp xây dựng, theo dõi báo cáo tìnhhình thực hiện các chương trình kế hoạch công tác tư pháp

- Giúp Uỷ bản nhân dân cấp xã trong việc soạn thảo, ban hành văn bảnpháp luật thuộc thẩm quyền

Soạn thảo và ban hành văn bản là một hình thức hoạt động quản lý cơ bảncủa các cơ quan hành chính nhà nước Yêu cầu của việc soạn thảo, ban hành vănbản phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ thống nhất của hệ thống vănbản quy phạm pháp luật, đồng thời phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội

Trang 24

của đất nước cũng như của địa phương.

Để giúp Uỷ bản nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ này, công chức tưpháp – hộ tịch phải thực hiện các công tác sau:

+ Nắm nhu cầu và lập kế hoạch soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉthị của Uỷ bản nhân dân xã trình chủ tịch Uỷ bản nhân dân xã phê duyệt và tổchức thực hiện chương trình, kế hoạch đó Trực tiếp soạn thảo, tham gia soạnthảo hoặc tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản pháp luật trước khi trình

Uỷ bản nhân dân xã ban hành Đôn đốc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các vănbản pháp luật của chính quyền xã

+ Tổ chức lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào các dự thảo văn bản quyphạm pháp luật của nhà nước như các bộ luật, luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo,hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên

+ Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương

để phát hiện những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, không đảm bảo tính hợphiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất Từ đó kiến nghị với Uỷ bản nhân dân

xã có biện pháp xử lý đối với những văn bản trái pháp luật

+ Giúp Uỷ bản nhân dân xã chỉ đạo, hỗ trợ các thôn, cụm dân cư xâydựng hương ước có nội dung phong phú, thiết thực và phù hợp với quy định củapháp luật hiện hành và chương trình, chính sách của đảng Nhà nước, kiểm traviệc tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn

- Tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật

Pháp luật của nhà nước là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, thể hiện nguyện vọng, ý chí của nhân dân và phải được thực hiệnthống nhất trong cả nước Để dân hiểu biết và tuân thủ pháp luật và giám sátviệc thự chiện pháp luật thì phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Phổbiến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong hoạt độngt hự thi pháp luật, làcầu nối chuyển tải pháp luật vào cuộc sống và là biện pháp quan trọng để tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa Giáo dục pháp luật nhằm hình thành lòng tinvào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng tuân thủ pháp luật cho mọi công

Trang 25

dân, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống xây dựng vàbảo vệ tổ quốc.

Đối với cấp xã, công tác phổ biến giáo dục pháp luật càng có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng Bởi vì xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống hành chính của nước ta,

là nơi tổ chức, triển khai thực hiện mọi chủ trương, chính sách của đảng, phápluật của nhà nước Triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cấp xã làcon đường gần dân nhất, có hiệu quả nhất để đưa pháp luật đến với cuộc sống

Theo quy định tại hiến pháp và các văn bản pháp luật khác thì công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của tất cả các cấp, cácngành, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, quần chúng, trong đó công chức Tư pháp-

Hộ tịch đóng một vai trò quan trọng Để giúp Uỷ bản nhân dân cấp xã thực hiện

có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi địa phương,công chức Tư pháp- Hộ tịch xã tổ chức thực hiện các công việc sau:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, tuyên truyền giáo dục phápluật theo hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên phù hợp với đặc điểm kinh tế -

xã hội, yêu cầu và điều kiện thực tế của địa phương

+ Tổ chức phối hợp với các ban, tổ công tác của Uỷ ban nhân dân xã,công an, văn hóa thông tin, quản lý thị trường các đoàn thể quần chúng, trưởngthôn, tổ trương tổ dân phố, tổ hòa giải, các trường học để tuyên truyền, giáo dụcpháp luật trong nhân dân

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thự chiện hoặc kiến nghị biện pháp phù hợpvới tổ chức thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, nội dung, tạo điều kiện về

cơ sở vật chất, kinh phí, lực lượng và các điều kiện cần thiết, đảm bảo thực hiện

+ Sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã

+ Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtvới cơ quan tư pháp cấp trên, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khenthưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích và tích cực tham gia công tác phổ biếngiáo dục pháp luật

- Quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật ở xã

Để thực hiện nhiệm vụ này công chức Tư pháp - Hộ tịch xã cần thực hiện

Trang 26

các công việc sau:

+ Thống kê đối tượng phục vụ và nhu cầu bạn đọc, xây dựng phương thứchoạt động của tủ sách

+ Xây dựng quy chế khai thác và duy trì tủ sách pháp luật ở xã

Sắp xếp, phân loại, bảo quản, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sách báotài liệu pháp luật theo quy định của pháp luật

+ Định kỳ hàng năm kiểm kê sách báo, tài liệu pháp luật, lập báo cáo sáutháng, hàng năm theo yêu cầu về tình hình quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

- Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch

Quản lý và đăng ký quản lý hộ tịch có vai trò quan trọng trong công tácquản lý, thống kê dân số và quản lý xã hội của chính quyền cấp xã Thông quaquản lý và đăng ký hộ tịch Uỷ bản nhân dân xã có thể theo dõi thực trạng biếnđộng về hộ tịch nhằm kịp thời đảm bảo các quyền lợi ích hợp pháp của côngdân, thống kê, phân tích dân số, thu thập các thông số quan trọng về gia đình và

xã hội làm cơ sở cho việc hoạch định và xây dựng các chính sách phát triển kinh

tế xã hội, an ninh quốc phòng, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

Trong luật hộ tịch năm 2016 tại khoản 1 điều 73 quy định trong lĩnh vực

hộ tịch, công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan về hộ tịch;

Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng

Trang 27

trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức Tư pháp - Hộ tịch báo cáo Ủy bannhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn,khai tử;

Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực vànghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;

Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơquan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức,

cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơquan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở

dữ liệu quốc gia về dân cư

- Thực hiện việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấpxã

Theo quy định của nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm

2015 của Chính phủ về Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bảnchính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, thẩm quyền chứngthực của Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm:

Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩmquyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ kýngười dịch;

Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền củangười sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;Chứng thực di chúc;

Trang 28

vụ, tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ chứng thực theo đúng trình tự, thủ tục và điều kiệntheo quy định của pháp luật, nhằm từng bước chuyển giao các hợp đồng, giaodịch cho các tổ chức hành nghề công chứng, thực hiện theo đúng tinh thần củaluật công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịchcủa các cá nhân, tổ chức Ngoài ra, công chức tư pháp hộ tích cấp xã còn thựchiện chế độ báo cáo thống kê số liệu về chứng thực định kỳ sáu tháng và hàngnăm theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở

Tổ hòa giải cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dan được thnahf lập ở thôn,xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thựchiện việc hòa giải hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục cácbên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc viphạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân,củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình

và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự,

an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư

- Tổ chức phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong công tác thi hành

án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Thi hành án là hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức và cong dân theomột trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm đưa ra những nội dung đượcquyết định trong các bản án, quyết địh của tòa án hoặc các quyết định khác theoquy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế để đảm bảo lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân

Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã chỉtham gia với tư cách là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổchức phối hợp thi hành án dân sự và thực hiện những công việc sau:

+ Tổ chức phối hợp với các cơ quan hữu quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xãhội, đoàn thể quần chúng, tổ dân phố, tổ an ninh và các cơ quan, tổ chức, cánhân khác trong việc thi hành án

+ Đôn đốc thi hành án đối với các vụ việc có giá trị không quá 500.000

Trang 29

đồng dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan thi hành án

+ Cung cấp địa chỉ, tài liệu, điều kiện về thu nhập, tài sản của người phảithi hành án cho cơ quan thi hành án

+ Cử đại diện đến chứng kiến, tham gia cưỡng chế thi hành án hoặc xử lýtang vật, tài sản có liên quan đến việc thi hành án

+ Tạo điều kiện thuận lợi, bố trí địa điểm, chỗ làm việc để cơ quan thihành án triệu tập đương sự đến làm việc và những công việc khác theo quy địnhcủa pháp luật

+ Thông báo, niêm yết công khai các văn bản, giấy tờ về thi hành án.+ Giáo dục, thuyết phục, động viên người phải thi hành án tự nguyện thihành án

+ Xác minh điều kiện thi hành án về tài sản của người phải thi hành án

- Giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩmquyền theo quy định của pháp luật:

Thông qua công tác quản lý đăng ký hộ tịch, công chức Tư pháp- Hộ tịch

có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý các loại giấy tờ có liên quan đếnnhân thân của mội người, chứng minh nguồn gốc xuất thân của mỗi cá nhân.Đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xác minh tính chínhxác và trung thực của các hồ sơ đăng ký, xin nhập quốc tịch… theo yêu cầu củacác cơ quan có liên quan

- Thực hiện rà soát, thống kê nhu cầu giúp đỡ pháp luật, các vướng mắccủa đối tượng được trợ giúp pháp lý

Công chức Tư pháp - Hộ tịch chủ động tham mưu, đề xuất với Ủy bannhân dân xã phối hợp chặt chẽ với các trung tâm trợ giúp pháp lý để tham giathực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách theoquy định của pháp luật cụ thể:

+ Tuyên truyền, giải thích về các tổ chức pháp lý và hoạt động trợ giúppháp lý của nhà nước để cung cấp cho người dân những hiểu biết cần thiết về trợgiúp pháp lý

Trang 30

1.2 Năng lực công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã

1.2.1 Quan niệm về năng lực

Năng lực là một từ được sử dụng khá phổ biến Theo quan điểm củanhững nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của

cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảmbảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao Năng lực là thuật ngữ chỉ khả năng vềthể chất và trí tuệ của cá nhân con người, hoặc khả năng của một tập thể có tổchức tự tạo lập và thực hiện được các hành vi xử sự của mình trong các quan hệ

xã hội nhằm thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do nhà nướchay chủ thể khác ấn định với kết quả tốt nhất

Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung

và năng lực chuyên môn

Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khácnhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hóa

Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của

xã hội như năng lực tổ chức, năng lực kinh doanh, năng lực toán học năng lựcchung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau Trong thực

tế hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mooic người đều phải có năng lựcchung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tươngứng với lĩnh vực công việc của mình Những năng lực cơ bản này không phải làbẩm sinh, mà nó phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người

Theo cách tiếp cận hành chính học, năng lực được hiểu là: “Khả năng vềthể chất và trí tuệ của cá nhân con người, hoặc khả năng của tập thể có tổ chức tựtạo lập và thực hiện được các hành vi xử sự của mình trong các quan hệ xã hội,nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do nhà nước haychủ thể khác ấn định với kết quả tốt nhất”

Như vậy, các định nghĩa về năng lực nêu trên đều đề cập đến khả năngthực hiện của một cá nhân hay tổ chức tập thể đối với một công việc hoặc nhiềucông việc do mình đặt ra hoặc do các chủ thể khác ấn định

Theo đó, năng lực cán bộ công chức được xem xét một cách toàn diện từ

Trang 31

trình độ, chuyên môn, khả năng, kỹ năng, phương pháp triển khai tổ chức thựchiện công việc; hiệu quả thực thi công vụ; phẩm chất, đạo đức cán bộ côngchức; văn hoá ứng xử cho đến sức khoẻ (thể chất, tâm lý) của họ Trong đó, yếu

tố hiệu quả thực thi công vụ, yếu tố trình độ và yếu tố phẩm chất, đạo đức cán

bộ công chức được xem là quan trọng nhất để xem xét năng lực của cán bộ côngchức

Năng lực thực thi công vụ

Thực tế, năng lực gồm nhiều biểu hiện khác nhau về hình thức nhưng vềbản chất nó là khả năng một cá nhân phải có mới có thể hoàn thành tốt côngviệc năng lực được chuẩn hóa và áp dụng cho mọi chức danh công việc tại tổchức, đảm bảo phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hóa và tình đặc thù của công việc

Năng lực thực thi công vụ của mỗi công chức đây là lĩnh vực khó phântích Lĩnh vực này liên quan đến cả tính và giá trị niềm tin của mỗi cá nhân côngchức và những yếu tố này định hướng cách thức xử lý công việc của họ Lĩnhvực cá nhân của năng lực bao gồm khả năng đưa sáng kiến có giá trị, dám chịutrách nhiệm, sáng tạo, có khả năng phân biệt cái gì là quan trọng đối với côngviệc và cái gì thì không quan trọng và có khát vọng đạt được kết quả Năng lựccủa mỗi công chức được coi là khả năng của mỗi người để làm được công việcđược giao, để xử lý một tình huống thậm chí cả tình huống không hề dự báotrước và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định Nhưvậy tức là phải biết sử dụng tổng hợp các tài sản của mọt con người ví dụ nhưkiến thức, kỹ năng, cá tính để đạt được mục tiêu và mục đích cụ thể Năng lựcgắn với bối cảnh mang tính cá nhân và năng động Ngoài các kiến thức về lýluận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực thicông vụ được trang bị đối với công chức năng lực còn bao hàm khả năng quan

hệ giữa công chức với nhau, quan hệ với lãnh đạo, quản lý, với các tổ chức bênngoài và nhân dân trên cơ sở những thái độ, kỹ năng giao tiếp cần thiết năng lựccủa mõi công chức không phải là tổng các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà nó quy

tụ đồng thời các nguồn lực, hoạt động và kết quả cần đạt Công chức phải biếtphối hợp các yếu tố trên trong một một điều kiện, hoàn cảnh nhất định để hành

Trang 32

động một cách có năng lực.

Như vậy năng lực thực thi công vụ được hiểu như sau: năng lực thực thicông vụ là những gì mà người công chức nhà nước cần phải có (kiến thức, kỹnăng, thái độ, hành vi) và biết kết hợp sử dụng chúng một cách thành thạo trongquá trình thực thi công việc do nà nước giao, đạt kết quả tốt nhất

Nói đến năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã

là nói đến khả năng thực tế giải quyết công việc, khả năng sử dụng các công cụnhư chính sách, pháp luật và các phương tiện quản lý của công chức Tư pháp-

Hộ tịch cấp xã nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân xãgiao cho một cách có hiệu quả

Theo đó, năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp

xã được xác định thông qua:

- Kiến thức của công chức Tư pháp - Hộ tịch xã cần phải làm để có thểhoàn thành công việc được giao

- Những kỹ năng của công chức Tư pháp - Hộ tịch xã cần có để thực thicông việc được giao

- Những hành vi, cách ứng xử của công chức Tư pháp - Hộ tịch cần có đểthực thi cong việc được giao

Sự kết hợp của 3 nhóm yếu tố trên trong quá trình thực thi công vụ để đạtđược kết quả theo yêu cầu

1.2.2 Tiêu chuẩn công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

Công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã là người gần dân, sống trong dân,trực tiếp tổ chức triển khai đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhànước, gắn bó với nhân dân Hoạt động thực thi công vụ của họ chịu sự giám sáttrực tiếp của nhân dân Chính nhờ hiểu dân, am hiểu phong tục tập quán, truyềnthống, tâm lý của người dân trên địa bàn nên họ có điều kiện thuận lợi trong việcthuyết phục, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước

Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có tính ổn định thấp hơn so với cán

bộ, công chức nhà nước cấp trên Về cơ bản, ít có sự điều động, luân chuyển, họ

Trang 33

làm việc tại chỗ Về nghĩa vụ, trách nhiệm chế độ làm việc và hưởng chính sáchnhư cán bộ công chức hành chính nhà nước.

Đặc điểm của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã được xác định bởi vịtrí, chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn trong tổ chức hoạt động của chính quyềncấp xã

Về vị trí: xét theo hệ thống thứ bậc thì chính quyền cấp xã là cấp cuốicùng, cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp Xét theo ngành tư phápthì tư pháp xã cung là cấp cuối cùng trong hệ thống ngành tư pháp, chịu sự quản

lý về chuyên môn nghiệp vụ của phòng tư pháp cấp huyện

Về chức năng nhiệm vụ: công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã làm công tácchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhândân cấp xã quản lý nhà nước về công tác Tư pháp - Hộ tịch trong phạm vi củađịa phương Thực hiện đúng nhiệm vụ theo quy định tại thông tư liên tịch số01/2009/TTLT-BTP-BNV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ngày 28/4/2009

Về tổ chức hoạt động: công chức Tư pháp- Hộ tịch xã được tuyển dụng vàthực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch với 12nhiệm vụ cụ thể và 39 thủ tuc hành chính trong lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch xã

Bên cạnh những quy định riêng biệt của pháp luật thì công chức Tư pháp

-Hộ tịch cấp xã có những đặc điểm khác như:

Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã hiện nay phần lớn là dân bản địa, cưtrú và sinh sống tại địa phương vừa là công chức nhà nước vừa tham gia sảnxuất kinh doanh với gia đình Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của chính quyền cơ

sở là cấp gần dân nhất, trực tiếp quan hệ với nhân dân, phạm vi công tác quản kýrộng bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động như hành chính, kinh tế, an ninh, vănhóa xã hội ở cơ sở Thực tế cho thấy rằng nguồn công chức Tư pháp - Hộ tịchcấp xã hiện nay phần lớn là dân bản địa, cư trú và sinh sống tại địa phương Họ

có mối quan hệ dòng tộc và gắn bó với nguồn dân địa phương Các mối quan hệtrong cộng đồng thường được điều chỉnh băng nhiều quy định và thiết chế chínhthức hoặc phi chính thưc trong đó có cả những quqy đinh, thiết chế do chínhnhững thành viên trong cộng đồng lập ra Yếu tố này chi phối các hoạt động của

Trang 34

họ, đặc biệt trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến quan hệ giữacác lợi ích cá nhân- cộng đồng- nhà nước bởi các mối quan hệ cộng đồng gắn bóchằng chịt, anh em, họ hàng, văn hóa truyền thông, những thói quen, lệ làng,phong tục tập quán phong phú đa dạng.

Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã là những người gần dân gắn bó vớinhân dân Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã làm việc và chụ sự giám sát trựctiếp của nhân dân Vì là những người gần dân, gắn bó với nhân dân nên hơn aihết họ hiểu được những nhu cầu lợi ích nguyện vọng và thái độ của nhân dân

Từ đó, vận động, thuyết phục tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhândân, góp phần thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối của đảng, chính sách phápluật của nhà nước cũng như việc tham gia quản lý nhà nước một cách thiết thực,

cụ thể nhất Bên cạnh đó, trong thực tế còn không công chức Tư pháp - Hộ tịchcấp xã chưa toàn tâm toàn ý với công việc được giao trong giải quyết công việccòn mang nặng tính hình thức hoặc đôi khi còn cảm tính coi nhẹ kỉ cương, phápluật, vẫn còn khá phổ biến quan niệm phép vua thua lệ làng

Tại Khoản 1, Điều 2, Mục 1, Chương I, Thông tư Số: 06/2012/TT-BNVngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn cụ thể củacông chức xã, phường, thị trấn như sau:

- Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ vềcông chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP)

và các tiêu chuẩn cụ thể sau:

+ Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

+ Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên củangành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức đượcđảm nhiệm;

+ Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;+ Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộcthiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số

Trang 35

phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộcthiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu sốphù hợp với địa bàn công tác được phân công;

+ Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản

lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chươngtrình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm

1.2.3 Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

1.2.3.1 Năng lực của công chức Tư pháp - Hộ tịch được đánh giá thôngqua các yếu tố cấu thành năng lực

Kiến thức:

Kiến thức được biểu hiện thông qua bằng cấp, trình độ đào tạo ở trườnglớp và qua kiến thức, kinh nghiệm xã hội mà người công chức Tư pháp- Hộ tịchcấp xã tích lũy và học hỏi được trong cuộc sống

Học vấn, kiến thức là tiền đề hình thành năng lực của người công chức Tưpháp- Hộ tịch cấp xã Nó có được do quá trình đào tạo bồi dưỡng ở trường lớp

và trong thực tiễn tạo cho người công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có nhữngcấp độ kiến thức, kỹ năng khác nhau, được thể hiện thông qua văn bằng chứngchỉ, chứng nhận Trình độ đào tạo của công chức Tư pháp- Hộ tịch bao gồm:

Trình độ văn hóa là yếu tố cơ bản và là yêu cầu tối thiểu đối với mọi côngchức xã, nó thể hiện trình độ khả năng tổng hợp của công chức xã trên một lĩnhvực trên thực tế trình độ văn hóa được biểu hiện trên những văn bằng: tiểu học,trung học cơ sở, trung học phổ thông Hạn chế về trình độ văn hóa sẽ làm hạnchế đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính sách pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước Theo đó là khả năng phổ biến những chủ trương, đườnglối, chính sách đó trong nhân dân và việc tổ chức triển khai, đôn đốc, vận độngquần chúng nhân dân thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là những kiến thức, khả năng, kỹ năngcủa người công chức xã trong một ngành một nghề, lĩnh vực nhất định Đối vớicông chức Tư pháp - Hộ tịch thì trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng

Trang 36

nhất, vì đây là kiến thức liên quan tới pháp luật, gắn liền quyền lợi trực tiếp tớiquyền lợi của nhân dân Hiện nay tuyển dụng cán bộ công chức nói chung vàcông chức Tư pháp- Hộ tịch nói riêng chủ yếu dựa vào trình độ chuyên môn.Bên cạnh đó, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụcủa mình đối với cong chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã sau khi được tuyển dụng.

Có như vậy họ mới hiểu được nhiệm vụ và quyền hạn và nghĩa vụ của mình đốivới công tác tư pháp trong hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thờitrang bị các kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ tư pháp, kỹ năng xử lý công việc vàgiao tiếp với nhân dân

Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ

tư pháp cần có là: ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch quyếtđịnh, chỉ thị về công tác tư pháp ở cấp xã, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiệnsau khi được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, tổ chức lấy ý kiếnnhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dânhuyện và cơ quan tư pháp cấp trên Tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra các quyếtđịnh, chỉ thị do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành, rà soát văn bản quy phạmpháp luật do hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành; chỉ đạo việchướng dẫn xây dựng quy ước, hương ước của thôn của tổ dân phố phù hợp vớiquy định pháp luật hiện hành Theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quyphạm pháp luật, phát hiện đề xuất giải pháp về những khó khăn vướng mắctrong việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã với phòng tư phápcấp huyện tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục phápluật, quản lý khai thác sử dụng tủ sách pháp luật, quản lý, khai thác, sử dụng tủsách pháp luật cấp xã Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức

và hòa giải cơ sở, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên tổ hòa giảitrên địa bàn theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên Thực hiện việcđăng ký, đăng ký lại việc sinh tử, nuôi con nuôi, kết hôn, thay đổi cải chính hộtịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho người cho mọi trường hợpkhông phân biệt độ tuổi, đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn theo quy định củapháp luật, quản lý sử dụng các loại biểu mẫu hộ tịch, sổ hộ tịch theo quy định

Trang 37

của bộ tư pháp, lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ

sổ hộ tịch Thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chínhcác giấy tờ văn bản bằng tiếng Việt, chứng thực các việc khác theo quy định củapháp luật Phối hợp với các cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sựtrên địa bàn theo quy định của pháp luật Báo cáo định kỳ và đột xuất về tìnhhình thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác tư pháp được giao với Ủy ban nhândân cấp huyện và phòng tư pháp Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhândân cấp huyện giao

Với công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thì chuyên môn nghiệp vụ phảivững thì mới hoàn thành tốt được công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật,công tác hộ tịch, công tác xử lý vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn, côngtác rà soát, hệ thống văn bản hóa của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dâncấp xã, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, công tác thi đua khen thưởng, côngtác tổng hợp báo cáo tư pháp

Chính vì thế, vấn đề đặt ra là cần chú ý đến vấn đề đánh giá và bồi dưỡngnăng lực, kiến thức để góp phần nâng cao chất lượng, trình độ cho công chứclàm công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, giúp đội ngũ này nắm bắt được chủtrương đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng,nghiệp vụ giải quyết công việc, giải quyết tốt những vướng mắc phát sinh trongquá trình triển khai công tác tư pháp tại địa phương

Trình độ tin học, ngoại ngữ là một yếu tố cần thiết cho hoạt động củacông chức xã trong điều kiện hội nhập hiện nay, vì đây là cách công chức có thểthu thập, quản lý thông tin một cách hiệu quả

Trình độ lý luận chính trị: Bên cạnh trình độ học vấn, đòi hỏi phải có trình

độ lý luận chính trị, nắm chắc các quy luật vận động của cuộc sống, biết vậndụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị Hạn chế về trình độ lýluận chính trị sẽ làm hạn chế khả năng tổ chức thực hiện và vận động tuyêntruyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi ngườidân để dân tin và làm theo Trình độ lý luận chính trị là một trong những yêu

Trang 38

cầu về kiến thức rất quan trọng mà đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xãcần phải có.

Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Là mức độ đạt được trong hệ thống tri

thức về lĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm các kiến thức về hệ thống bộ máy nhà nước,pháp luật, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nước Hệ thống kiến thức này giúp người Cán

bộ, công chức hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ của mình là gì và thực hiện như thế nào, cụ thể

là họ được làm những gì và không được làm những gì; công cụ quản lý, kỹ năng vàphương pháp điều hành ra sao, hiểu được sự vận hành của hệ thống tổ chức bộ máy nhànước nói chung và ở cơ sở nói riêng, từ đó thực thi công việc đúng pháp luật và có hiệuquả

Mức độ thành thạo các kỹ năng trong giải quyết công việc được giao

Kỹ năng: Là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay mộtchuỗi những hành động dựa trên cở sở hiểu biết, áp dụng các kỹ thuật, phươngpháp và công cụ để giải quyết công việc nhằm tạo ra kết quả mong đợi Kỹ năng

là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào

đó vào thực tế” Kỹ năng được hiểu là “biết cách làm việc” và có kinh nghiệm

làm việc; là sự thành thạo, chuyên nghiệp trong thao tác, vận hành công việc.Người xưa có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”, “một nghề cho chín cònhơn có chín mười nghề” là ý muốn nói đến kỹ năng thuần thục trong công việcđạt đến trình độ điêu luyện, ổn định Thực tế cuộc sống xã hội đã cho thấy cónhững người thợ thủ công, thợ làng nghề tuy không có bằng cấp, học vị; nhưng

họ rất “tay quen”, rất có kỹ năng trong công việc của mình Trong hoạt độngcông vụ, có một số công việc đòi hỏi phải có kỹ năng (tay quen) là các công việcthuộc về kỹ thuật, nghiệp vụ hành chính, các công việc văn phòng, tổ chức cuộchọp, thư ký, soạn thảo văn bản, viết báo cáo, vv… Nhưng cũng rất có nhiều loạiviệc đòi hỏi sự kết hợp giữa lao động trí óc và lao động chân tay và đòi hỏingười công chức cấp xã phải linh hoạt, năng động, sáng tạo

Kỹ năng là tiêu chí quan trọng để đánh giá công chức khi thực thi nhiệm

vụ, kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nắmvững một phương thức hành động Khi kỹ năng trở nên thuần thục, nhuần

Trang 39

nhuyễn đạt đến khả năng nắm bắt được tâm lý của đối tượng quản lý thì kỹ năng

đó đã trở thành nghệ thuật Khi đó kỹ năng là khả năng nghề nghiệp, chuyênmôn của người có năng lực, có kinh nghiệm trong làm việc, thực hiện nhiệm vụ

có kết quả tốt trong lĩnh vực chuyên môn được phân công

Kỹ năng thực hiện công việc của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã làkhả năng vận dụng những hiểu biết có được vào trong hoạt động thực tế, bao gồmnhiều loại kỹ năng khác nhau như: kỹ năng thu thập và tổng hợp phân tích vàđánh giá thông tin, kỹ năng thực hiện, áp dụng pháp luật, kỹ năng phối hợp, viếtbáo cáo, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹnăng thuyết trình, kỹ năng tiếp công dân và thành thạo các nghiệp vụ cụ thể, kỹnăng ứng dụng tin học Bởi vì công chức Tư pháp- Hộ tịch là bộ phận giải quyếtphần lớn các công việc về hành chính với người dân nên mức độ vận dụng các kỹnăng trên cầng thanh thạo, nhuần nhuyễn thì người công chức càng thuận lợitrong quá trình thực hiện công việc của mình, tạo sự chuyển biến tích cực choviệc thực thi pháp luật hệ thống tư pháp của nước ta

Thái độ, cách ứng xử:

Tinh thần, thái độ, ý thức, hành vi đọa đức: là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đếnhiệu quả hoạt động của người công chức xã Nhờ có hành vi, thái độ, ý thức phùhợp mà công việc được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn và nhận được suejủng hộ của các cá nhân khác Điều này phụ thuộc vào rát nhiều yếu tố thể chất vàtâm lý của cá nhân Cùng chung một hiện tượng, sự việc nhưng mỗi người sẽ cómột quan điểm, cách ứng xử và hành vi khác nhau Ngoài ra còn phụ thuộc vàotác phong làm việc văn hóa tổ chức và động lực của công chức xã

Thái độ, cách ứng xử trong công vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp

xã được thể hiện qua các biểu hiện sau:

Ý thức chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước, nội quy quy chế làm việc của cơ quan:

Tinh thần, ý thức trách nhiệm đối với việc thực thi công vụ

Tinh thần hợp tác, cầu thị, cởi mở trong giao tiếp với nhân dân

Thái độ phục vụ nhân dân

Ngày đăng: 26/09/2016, 22:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Nội vụ, Quyết định số 1333/QĐ-BNV ngày 14/12/2012 về phê duyệt đề án “tăng cường năng lực đội ngũ công chức chuyên trách cải cách hành chính giai đoạn 2013 – 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về phê duyệt đề án
6. Bộ Tư pháp, Quyết định số 3924/QĐ-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2009 phê duyệt đề án “Tổng rà soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng rà soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp
11. Chính phủ (2009), Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2009), Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP "ngày 22/10/2009
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
18. Đồng Thị Vân Anh (2014), năng lực công chức Tư pháp hộ tịch các xã huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công Sách, tạp chí
Tiêu đề: năng lực công chức Tư pháp hộ tịch các xã huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
Tác giả: Đồng Thị Vân Anh
Năm: 2014
19. Học viện Hành chính Quốc gia (2009), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính Nhà nước, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính Nhà nước
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 2009
20. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Hành chính công, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành chính công
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
1. Bộ Nội vụ, Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
3. Bộ Nội vụ, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 quy định về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công chức cấp xã Khác
4. Bộ Tư pháp- Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2009 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện và công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã Khác
5. Bộ Tư pháp- Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khác
7. Chính phủ (2003), Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
8. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
9. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn Khác
10. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khác
12. Chính phủ (2005), nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng năm 2005 về đăng ký quản lý hộ tịch Khác
13. Chính phủ (2007), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chũ ký Khác
14. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật quốc tịch Việt Nam Khác
15. Chính phủ (2000), Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 về công chứng, chứng thực Khác
16. Chính phủ (1999), Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở Khác
17. Chính phủ, (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w