SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY MINDMAP TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN Lê Thị Thu Mai * Nguyễn Thành Minh ** 1.. Tuy nhiên, đối với viêc giảng dạy cá
Trang 1SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY (MINDMAP)
TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ
CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Lê Thị Thu Mai * Nguyễn Thành Minh **
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, việc vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và học tập trong các trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam đã
và đang được nhiều người quan tâm Sơ đồ tư duy đã được chứng minh thực sự là phương tiện hữu hiệu thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học Tuy nhiên, đối với viêc giảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung và giảng viên giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng, việc vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy vẫn đang còn rất hạn chế Bài viết này góp phần làm rõ vai trò và những nguyên tắc cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
2 NỘI DUNG
1.1 Giới thiệu về sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (Mind map) được phát minh bởi Tony Buzan vào những năm 60 của thế kỷ XX Đây là hình thức ghi chép sử dụng hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng và được mệnh
danh “công cụ vạn năng” cho bộ não Hiểu một cách đơn giản sơ đồ
tư duy là một kỹ thuật hình họa có đường nét, màu sắc, từ ngữ và hình ảnh hoạt động dựa trên sự tưởng tượng và kết nối giúp người
Trang 2
sử dụng tự do suy nghĩ và phát huy tiềm năng sáng tạo Sơ đồ tư duy mô phỏng cơ chế làm việc tự nhiên của bộ não con người Bộ não của con người bao gồm hai bán cầu não: trái và phải Bán cầu não trái nhạy cảm với những con số, từ ngữ, danh sách, đường kẻ…, bán cầu não phải thích hợp sử lý với các hình dạng, màu sắc, nhịp điệu, không gian…Bằng cách học và ghi nhớ thông thường, người học thường ghi nhớ theo trình tự danh sách các nội dung cần ghi nhớ Việc ghi nhớ truyền thống này, người học chỉ sử dụng một nửa chức năng của bộ não Với sự kết hợp của hình ảnh, màu sắc, ngôn
từ, con số một cách khoa học theo đúng cơ chế làm việc của não bộ,
sơ đồ tư duy giúp người học có thể tận dụng được công năng của cả hai bán cầu não để phát triển năng lực tư duy của mình Sơ đồ tư duy sẽ giúp tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, tăng cương tư duy sáng tạo, hệ thống hóa kiến thức dễ dàng,… Đây cũng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học
Với những ưu điểm vược trội của mình, sơ đồ tư duy đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới Hiện nay ước tính có khoảng hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng sơ
đồ tư duy vào những mục đích khác nhau mà cơ bản nhất là giáo dục và kinh doanh Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy và học tập đã trở nên phổ biến ở nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như: Anh, Mỹ, Canada, Singapore…
Trang 3Đối với Việt Nam, sơ đồ tư duy đã được ứng dụng vào trong các hoạt động dạy và học từ đầu những năm 2000, tiêu biểu là dự án
“Ứng dụng công cụ hỗ trợ tư duy- bản đồ tư duy” cho sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội Năm 2007, Tony Buzan đã đến thăm Việt Nam
và chia sẽ về quá trình hình thành cũng như những nguyên lí hoạt động của sơ đồ tư duy trong chương trình Người đương thời của VTV1 Từ đó đến nay, sơ đồ tư duy ngày càng được chú ý và ứng dụng rộng rãi trong giáo dục ở Việt Nam Bộ GD&ĐT triển khai trên diện rộng chuyên đề ứng dụng bản đồ tư duy hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học Từ năm 2010, ứng dụng Sơ đồ tư duy trong dạy và học
đã triển khai thí điểm tại 335 trường trên toàn quốc Phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy là 1 trong 5 chuyên đề dạy học tích cực được tập huấn cho 4.000 giáo viên cốt cán bậc trung học cơ sở trên cả nước
Như vậy, mặc dù hơi muộn, nhưng sơ đồ tư duy đã nhanh chóng được ứng dụng vào trong học động dạy và học ở Việt Nam đặc biệt là ở cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông Tuy nhiên, đối với giáo dục đại học việc ứng dụng sơ đồ tư duy vẫn chưa thực sự phổ biến, chỉ dừng lại ở một số chuyên ngành đào tạo, một số môn học Riêng đối với học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, ứng dụng sơ đồ tư duy còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau mặc dù sơ đồ tư duy rất phù hợp để giảng dạy và học tập học phần này nhất là trong đào tạo tín chỉ hiện
nay
1.2 Những ưu điểm của sơ đồ tư duy trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là học phần có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho sinh viên Việt Nam, góp phần đào tạo nên người lao động vừa “hồng” vừa
“chuyên” Việc giảng dạy và học tập học phần này cần “phải sinh
động, mềm dẻo, có thực tiễn và phù hợp với từng cấp; tạo được sự hứng thú và có trách nhiệm cho người dạy và người học; người học thích đọc hơn, có trách nhiệm phải học; người dạy có hứng thú hơn,
có trách nhiệm cao hơn”[1] Tuy nhiên, đây là học phần lý luận
Trang 4khối kiến thức của các khoa học: triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học Hệ thống tri thức trong học phần này rất rộng và có mối liên hệ mật thiết giữa các khoa học và từng nội dung trong một khoa học Điều này yêu cầu cần phải đảm bảo được tính khoa học, thực tiễn, logic, hệ thống trong giảng dạy Bên cạnh đó, bài dạy cũng cần phải sinh động, dễ hiểu và phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo của người học Với những ưu điểm vượt trội của mình, sơ đồ tư duy rất phù hợp trong giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
Thứ nhất, sơ đồ tư duy sẽ hệ thống hóa kiến thức một cách
khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu thay thế cách học truyền thống thiên về ghi chép rườm rà, nặng nề
Với phương thức đào tạo tín chỉ, học phần Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được giảng dạy trong trường Đại học, cao đẳng có thời lượng 75 tiết Thông thường, ở các trường Đại học, cao đẳng môn học này được chia thành hai phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1 gồm kiến thức của môn Triết học Mác - Lênin và Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2 với khối lượng kiến thức của môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học Hai phần này được dạy riêng ở hai học kỳ khác nhau dẫn đến một thực tế là nhiều sinh viên không thấy được sự thống nhất, biện chứng giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin Trong ba bộ phận đó Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa vào những kết luận của triết học và kinh tế học chính trị Mác - Lênin để luận giải những quy luật và những vấn đề có tính quy luật chính trị xã hội của sự hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa, gắn liền với
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại Bên cạnh đó, trong từng nội dung của một bộ phận triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa
xã hội khoa học cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Điều này đòi hỏi cần phải sử dụng một phương tiện dạy học trực quan hữu hiệu
để làm rõ mối liên hệ biện chứng trên Sơ đồ tư duy là phương tiện
lý tưởng nhất đáp ứng điều kiện này
Trang 5(Sơ đồ tư duy chương trình môn Những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác – Lênin)
Sơ đồ tư duy bắt đầu từ trung tâm với một hình ảnh chủ đề,
các nhánh chính (cấp một) nối với hình ảnh trung tâm, nối các
nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến các nhánh cấp hai,…bằng các đường kẻ với mỗi nhánh là một màu sắc khác nhau Khi các đường kẻ được nối với nhau, người học sẽ hiểu
và ghi nhớ hiệu quả hơn vì điều này phản ánh đúng chức năng làm việc của não bộ Như hình trên, toàn bộ nội dung cơ bản của chương trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được tổng kết chỉ bằng một sơ đồ tư duy Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin với các nguyên lý, quy luật, các phạm trù có mối quan hệ biện chứng với nhau rất phù hợp để sử dụng sơ
đồ tư duy
Thứ hai, sơ đồ tư duy sẽ rèn luyện kỹ năng tư duy khoa học,
ghi nhớ sâu sắc, tránh cách học vẹt và tư duy máy móc
Cách học máy móc đã tồn tại rất lâu trong học tập lý luận chính trị nói chung và học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng Số lớn sinh viên thường chỉ ghi chép
mà không biết cách lưu thông tin sao cho khoa học, tự chủ Từ đề cương đã chép và tham khảo giáo trình môn học sinh viên ghi nhớ theo những ý chính nối tiếp nhau, hết ý này đến ý khác một cách
Trang 6trở nên nặng nề, tư duy đi vào lối mòn, không kích thích được sự phát triển của trí não Nhiều sinh viên chăm học nhưng sự tiếp thu vẫn rất ít vì không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng những kiến thức trừu tượng của khoa học Mác - Lênin vào thực tiễn sinh động của cuộc sống; làm cho những khái niệm, phạm trù, quy luật của khoa học này đông cứng trên những trang vở Sơ
đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Tony Buzan từng nhận xét: “một hình ảnh đáng giá ngàn từ” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh, màu sắc mang đến cho sơ đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo” Học tập bằng sơ đồ tư duy, sinh viên có thể chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra một cách vô cùng dễ dàng
Thứ ba, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ phát huy khả năng tương tác
giữa giảng viên và sinh viên, phát huy cao độ tính tích cực chủ động của người học và góp phần phát triển một số kỹ năng mềm cho sinh viên
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin thường được tổ chức với số lượng sinh viên đông (thông thường trên 100 sinh viên/ nhóm lớp) Cách
tổ chức này khiến cho các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực rất khó phát huy hiệu quả hoặc hiệu quả chỉ dừng lại ở một số sinh viên tích cực Với việc sử dụng sở đồ tư duy trong dạy học học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin không khí lớp học sẽ trở nên rất sôi nổi, dân chủ Giảng viên và sinh viên cùng tham gia thiết lập sơ đồ tư duy cho bài học Ngoài ra, với những yêu cầu của giảng viên, sinh viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình bằng sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân Mỗi sơ đồ tư duy của một nhóm sinh viên hoặc một sinh viên đều mang cá tính,
sở trường, dấu ấn riêng của từng cá nhân Sau đó, sinh viên trình bày các ý tưởng của mình trên sơ đồ tư duy và tranh luận với các sinh viên khác để thống nhất và đi đến kết luận Qua cách học trên, sinh viên không chỉ nắm chắc kiến thức, tính chủ động, sáng tạo được nâng lên mà còn phát triển các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,…
Thứ tư, sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong mọi điều kiện
giảng dạy
Trang 7Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu hiệu phục vụ giảng dạy và học tập các môn học lý luận chính trị nói chung và môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng Sơ đồ tư duy phù hợp với các phương tiện dạy học truyền thống và cả những phương tiện dạy học hiện đại Việc thiết lập sơ đồ tư duy rất đơn giản, giảng viên và sinh viên có thể thực hiện dễ dàng bằng phấn, bút các loại trên bảng lớn, bảng nhỏ cá nhân, trên giấy A4, A3, A0… tùy thuộc vào từng hoạt động dạy học Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm nhất định là khó lưu trữ và chỉnh sửa Khắc phục nhược điểm trên, hiện nay có rất nhiều phần mềm khác nhau dùng để vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính như: phần mềm iMindmap, phần mềm Inspiration, phần mềm Visual Mind, phần mềm FreeMind,…Trong đó, ngoài phần mềm FreeMind là sản phẩm miễn phí, những phần mềm còn lại đều là sản phẩm thương mại Tuy nhiên tất cả đều có bản dùng thử 30 ngày Đặc biệt, phần mềm iMindmap là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy do chính Tony Buzan phát triển Theo nhận xét của người dùng đấy là phần mềm rất hoàn chỉnh, giao diện thân thiện, nhiều tiện ích, chức năng và công cụ để thực hiện sơ đồ tư duy ở mức phức tạp nhất Imindmap cũng hỗ trợ chức năng đính kèm văn bản, lưu file Audio, xuất file định dạng powerpoint vốn đã khá quen thuộc với việc dạy học Với các phần mềm hỗ trợ người dạy và người học môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể thực hiện vẽ sơ đồ tư duy dễ dàng trên máy tính hoặc trên Ipad, điện thoại thông minh sau đó trình chiếu thông qua kết nối với máy chiếu projector Như vậy, sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong giảng dạy và học tập ở bất kỳ điều kiện vật chất nào của trường đại học, cao đẳng Đây chính là ưu điểm rất lớn của phương tiện dạy học này
1.2 Những nguyên tắc khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ sơ đồ tư duy với các phương pháp
dạy học hiệu quả, phát huy tính tích cực của sinh viên
Sơ đồ tư duy là một phương tiện dạy học Phương tiện dạy học chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó gắn với một phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả Vì vậy, giảng viên cần phải chú ý đến phương pháp trước, tránh nhầm lẫn giữ việc sử dụng phương tiện
Trang 8thật vững kiến thức chuyên môn của khoa học Mác - Lênin để hoàn toàn làm chủ được nội dung giảng dạy và xử lý những tình huống sư phạm có thể xảy ra Trình độ chuyện môn của giảng viên là nền móng vững chắc cho hoạt động giảng dạy khoa học Mác - Lênin Bên cạnh đó, giảng viên phải có kỹ năng sử dụng phương pháp dạy học để tổ chức tốt các hoạt động dạy học làm cho việc sử dụng sơ
đồ tư duy mềm mại, uyển chuyển, hiệu quả, phát huy được tính tích cực tự giác của sinh viên Về phía sinh viên, khi học tập sơ đồ tư duy nên thay đổi phương pháp học và cả phương pháp ghi chép bài học Hãy tham gia nhiệt tình vào các hoạt động học tập do giáo viên
tổ chức, mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình và góp ý trên tinh thần xây dựng với các ý tưởng của bạn khác Sinh viên không nên giành quá nhiều thời gian cho việc ghi chép, tránh ghi cả đoạn văn dài dòng và những ý vụn vặt Hãy thay đoạn văn bằng từ khóa ngắn gọn hoặc là một hình ảnh minh họa
Thứ hai, luôn đảm bảo được tính khoa học và thẩm mỹ trong sử
dụng sơ đồ tư duy
Thiết lập một sơ đồ tư duy trong dạy học môn Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là việc làm quá phức tạp Tuy nhiên, để tạo ra được một sơ đồ tư đảm bảo các yếu tố khoa học, hiệu quả, thẩm mỹ, …yêu cầu người giảng viên phải đầu tư trí tuệ và thời gian Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy chú trọng đến hình ảnh, màu sắc với các mạng lưới liên tưởng Một sơ đồ tư duy khoa học phải phản ánh rõ nét nội dung của bài giảng, mối quan hệ giữa những nội dung đó, từ khóa ngắn gọn chính xác, hình ảnh đơn giản dễ hiểu Bên cạch tính khoa học, yếu tố thẩm mỹ của sơ đồ tư duy cũng rất cần được chú ý Giảng viên cần có năng lực thẩm mỹ nhất định để thiết kế sơ đồ tư duy đẹp về mặt hình thức, các hình ảnh minh họa của từng nội dung thật sự tiêu biểu Một sơ đồ tư duy của giáo viên thiếu tính khoa học và thẩm mỹ có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cả bài giảng thậm trí dẫn đến lối tư duy hời hợt, đơn giản, máy móc trong học tập khoa học Mác - Lênin
Thứ ba, không lạm dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy
Sơ đồ tư duy không phải là công cụ vạn năng cho hoạt động dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Thực tế đã có nhiều giảng viên quá lạm dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Họ sử dụng sơ đồ tư duy và yêu cầu sinh viên sử dụng sơ đồ tư duy trong lập kế hoạch, giảng dạy, ôn tập và cả kiểm
Trang 9tra đánh giá Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là một môn lý luận chính trị, bài giảng không chỉ giúp học sinh lĩnh hội được tri thức khoa học mà còn tác động và tình cảm, thái độ, niềm tin và lý tưởng của sinh viên Trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá, chúng ta không thể đo được tình cảm, thái độ của sinh viên bằng sơ đồ tư duy
3 KẾT LUẬN
Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung và giảng dạy học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng là việc làm rất cần thiết nhằm đổi mới dạy học trong các môn lý luận chính trị ở các trường Cao đẳng và Đại học ở nước ta hiện nay Tuy nhiên để hoạt động này thực sự hiệu quả thì cần phải thay đổi thói quen dạy và học của cả giảng viên và sinh viên Thay đổi cách thức học tập truyền thống chỉ nghiêng về thuyết trình theo kiểu báo cáo viên bằng việc tổ chức các hoạt động dạy học có mục đích rõ ràng và sử dụng phù hợp các phương pháp dạy học tích cực như: đàm thoại, thảo luận nhóm, phương pháp dự án, phương pháp giải quyết vấn đề… Bên cạnh đó, giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị cần không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận các phương pháp, phương tiện và và kỹ thuật dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này đáp ứng yêu cầu xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Bí Thư, Kết luận về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận
chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, 2014
2 Tony Buzan “The Buzan study skills hanbook” (Hướng dẫn kĩ
năng học theo phương pháp Buzan) Dịch giả Lê Huy Lâm, Nxb Tổng hợp Hồ Chí Minh, 2011
3 Tony Buzan “How to mindmap” (Lập bản đồ tư duy) Dịch giả:
Nguyễn Thế Anh Nxb: Lao động xã hội, Hà nội, 2007
4 Adam Khoo “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” Dịch giả: Trần Đăng
Khoa và Uông Xuân Vy, Nxb Phụ nữ, Hà nội, 2007