PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ Đoàn Phạm Quỳnh Như Như * Tóm tắt Tiếp tục đổi mới nội dung và phư
Trang 1PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO
TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
Đoàn Phạm Quỳnh Như Như *
Tóm tắt
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung, các môn lý luận chính trị nói riêng ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay là vấn đề đặt
ra cấp thiết Thông qua đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giào dục – đào tạo, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kiến thức vững, kỹ năng thành thạo, tư duy sáng tạo, đảm bảo đầy đủ phẩm chất và năng lực góp phần quan trọng vào giữ vững định hướng ổn định chính trị tư tưởng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tiễn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bài viết trao đổi một vài ý kiến của người viết về phương pháp dạy học thông qua tình huống có vấn đề để phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên trong học tập, hướng đến góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay
1 Đặt vấn đề
Từ việc tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo, tại Đại hội lần thứ XI, Đảng chỉ rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân
* Thạc sĩ, Giảng viên khoa Lý luận chính trị, trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh
Trang 2chủ hóa và hội nhập, vụ phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”1 và “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”2 Đây chính là cơ sở, định hướng đúng đắn, đồng thời cũng là những đòi hỏi với nền giáo dục nói chung Đặc biệt để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị cần phải tăng cường sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với ứng dụng những phương tiện công
nghệ thông tin hiện đại, nhất là phương pháp dạy học thông qua tình huống có vấn đề để phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên
trong học tập Với phương pháp pháp này có thể biến hoạt động dạy
và học mang tính một chiều và thụ động thành hoạt động có tính chất tương hỗ giữa người dạy và người học, qua đó phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên
2 Giải quyết vấn đề; kết quả nghiên cứu và bình luận, kiến nghị
Thời gian qua, ở không ít các trường đại học và cao đẳng vẫn còn hiện tượng dạy học nặng về lối truyền thụ một chiều, thầy đọc trò ghi theo kiểu thông báo những nội dung kiến thức có sẵn trong các giáo trình, thông qua phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại, sau đó là trò học thuộc lòng là chủ yếu, ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, do đó, ít có sự tương tác giữa giảng viên và học viên Thực tế cho thấy, với phương pháp giảng dạy truyền thống – tức là quá trình giảng dạy chỉ diễn ra một chiều: đọc - chép; nhìn – chép, chiếu - chép thì trong một thời gian ngắn, giảng viên có thể chuyển tải được nhiều khối lượng thông tin cho sinh viên Nhưng nếu chỉ sử dụng một phương pháp này trong thời gian dài thì hệ quả của nó là sẽ làm cho sinh viên trở nên thụ động, ù lì, đôi khi gây ức chế về mặt tâm lý, sinh viên sẽ cảm thấy mệt mỏi và không tập trung vào nội dung của bài giảng
Đặc biệt, các môn lý luận chính trị là những môn học mang tính đặc thù trong chương trình giáo dục đại học hiện nay với
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.77
2Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
Trang 3chương trình, nội dung liên quan mật thiết tới mục tiêu “dạy người” – một trong ba mục tiêu của chiến lược giáo dục mà Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra trong thời kỳ đổi mới là: Dạy chữ – Dạy người và Dạy nghề Để sản phẩm đầu ra ở các cơ sở đào tạo phải hướng tới
mục tiêu “vừa hồng”, “vừa chuyên”, hay nói cách khác là phải có trình độ chuyên môn giỏi để hội nhập với kinh tế thế giới và phải có phẩm chất đạo đức tốt cùng bản lĩnh chính trị vững vàng để làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Tuy nhiên các môn lý luận chính trị thường “khô khan”, mang nặng tính lý luận, với nội dung bao gồm rất nhiều kiến thức nhưng thời lượng giành cho các môn học này khá ít Cũng vì lẽ đó, tình trạng thờ ơ của sinh viên đối với các môn
lý luận chính trị là khá phổ biến ở các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay Đa số sinh viên chưa có ý thức cao với môn học, cho rằng đây là môn học phụ nên dẫn đến thái độ ỷ lại, thụ động, thiếu tích cực, … Từ đó dẫn đến một bộ phận sinh viên không nắm được kiến thức cơ bản, không nắm được lịch sử vấn đề, thiếu phương pháp tiếp cận vấn đề một cách khoa học; lúng túng thiếu nhạy bén trong triển khai, mở rộng phát triển nội dung kiến thức đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cấp bách.Thực chất đây là phương pháp dạy học theo kiểu thụ động, theo kiểu "nước đổ vào bình", quá nhấn mạnh học ghi nhớ thuộc lòng một cách máy móc, ít xem trọng phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề, làm cho sinh viên cũng thụ động theo tạo nên sức ì, thiếu năng động, thuộc bài nhưng không hiểu được bản chất của vấn
đề, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy chủ động sáng tạo, năng động nhạy bén của sinh viên
Trên thực tế hiện nay, các trường đại học và cao đẳng đã có nhiều cố gắng trong đổi phương pháp dạy học, chuyển dần từ phương phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học hiện đại; bước đầu quan tâm đến phương pháp dạy học theo hướng tích cực gắn với việc ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống vẫn còn được thực hiện khá nhiều trong các giờ giảng dạy của giảng viên Trong đó sử dụng nhiều nhất là phương pháp dạy học thuyết trình với mức độ thường xuyên Các phương
Trang 4pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy học tình huống, dạy học hợp tác, dạy học khám phá đạt mức độ ít
Để khắc phục những hạn chế nói trên đòi hỏi phải có giải pháp mang tính đồng bộ; phải đổi mới các nhân tố trong quá trình dạy học Song vấn đề được coi là khâu "đột phá" đó là đổi mới căn bản toàn diện nội dung và phương pháp dạy học Trong đó, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên thông qua phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vần đề có ý nghĩa quan trọng Vấn đề này nếu được giải quyết tốt sẽ có ý nghĩa trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị nói riêng tại các trường đại học
và cao đẳng hiện nay
Trên thực tế, nếu chúng ta phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên thông qua phương pháp dạy học giải quyết tính huống
có vấn đề sẽ có những tác động tích cực tới việc nâng cao tính tích cực học tập và sự phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên Điều này được thể hiện ở các khía cạnh cơ bản như sau:
Thứ nhất, phát huy tính tích cực trong học tập của sinh viên
Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống hầu như ít hoặc không
có sự tham gia của các sinh viên, thì trong phương pháp dạy học theo tình huống có vấn đề, sinh viên buộc phải tham gia một cách tích cực vào hoạt động sư phạm trên lớp của giảng viên Họ phải suy nghĩ để giải quyết vấn đề và trình bày kết quả của việc giải quyết tình huống trước tập thể lớp và giảng viên, qua đó, họ có cơ hội thể hiện suy nghĩ, trình độ và những băn khoăn của mình trước giảng viên và tập thể lớp học
Thứ hai, phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên Tư duy con
người nảy sinh khi tiếp cận tình huống có vấn đề Do vậy, phương pháp dạy học thông qua giải quyết tình huống có vấn đề một mặt trang bị hệ thống tri thức cho sinh viên, đồng thời tạo ra sự phát triển tư duy độc lập sáng tạo của người học Đây là hiệu quả quan trọng của phương pháp dạy học này Với phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề, sinh viên - chủ thể của hoạt động học sẽ được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giảng viên tổ chức và chỉ đạo Sinh viên phải thực hiện thao tác tư duy như: nhận thức,
Trang 5hiểu và phân tích tình huống; đưa ra các phương án giải quyết tình huống trên cơ sở kinh nghiệm đã có kết hợp với tư duy sáng tạo; lựa chọn những phương án giải quyết tối ưu trong số các phương án đưa ra; hiện thực hóa phương án đã chọn Tích cực và chủ động tham gia giải quyết các tình huống sẽ giúp cho các sinh viên tự lực phát huy nội lực, chủ động khám phá những điều mà mình chưa biết, sáng tạo mềm dẻo hơn trong tư duy và hành động Có thể nói, việc thực hiện các thao tác tư duy trên là quá trình sáng tạo của sinh viên – quá trình vận dụng các tri thức và kinh nghiệm có sẵn để tìm tòi sáng tạo các phương án giải quyết tình huống có vấn đề, khắc phục quá trình truyền đạt đơn điệu của người dạy và ghi chép thụ động của người học
Thứ ba, củng cố kỷ năng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên Việc dạy học thông qua giải quyết tình huống có vấn đề không
chỉ giúp cho sinh viên phát huy tư duy sáng tạo mà còn giúp cho họ củng cố kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết Đó là kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ năng lựa chọn và đưa ra quyết định, đặc biệt là
kỹ năng phân tích, trình bày một vấn đề trước tập thể lớp tự tin, khái quát, lôgic và có trọng tâm, trọng điểm Đây là nhân tố kích thích tính tích cực của sinh viên trong phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi với giảng viên, đồng nghiệp về nội dung, phương pháp học tập
Thứ tư, phát huy tính tích cực của giảng viên trong dạy học
Phương pháp dạy học thông qua giải quyết tình huống có vấn đề không chỉ cần thiết cho sinh viên, mà còn rất cần thiết cho giảng viên Để có tình huống có vấn đề có chất lượng tốt phục vụ cho bài giảng, giảng viên phải trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi và sánh tạo Sự trăn trở sáng tạo này thể hiện ở tất cả các khâu của hoạt động sư phạm,
từ việc chuần bị đến việc truyền thụ kiến thức trên lớp và còn ở cả khâu đánh giá kết quả giải quyết tình huống có vấn đề của sinh viên Giảng viên phải tham khảo tư liệu nhiều hơn, khái quát các tình huống thực tiễn thành các tình huống sư phạm tốt hơn Nói cách khác, giảng viên phải tích cực, năng động hơn, sáng tạo hơn trong quá trình dạy học
Để phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập, sinh viên không còn là người chỉ biết nghe giảng và ghi chép một cách thụ động mà còn tham gia tích cực vào hoạt động giảng dạy của giảng
Trang 6viên, thì giảng viên cần tăng cường sử dụng phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề cho phù hợp với nội dung bài giảng, môn học Trong quá trình xây dựng tình huống có vấn đề, giảng viên cần chú ý một số yêu cầu sau đây:
Một là, tình huống mà giảng viên đưa ra cần chứa đựng yếu
tố mới mà sinh viên chưa biết, cần hiểu và giải quyết Yếu tố mới này gắn với nội dung, mục tiêu của bài giảng, có độ khó phù hợp, vừa mang tính cái mới vừa nằm trong phạm vi tri thức mà sinh viên
đã và đang học Nếu tình huống ở mức độ quá đơn giản hoặc quá khó thì đều không kích thích được sự hứng thú, tính sáng tạo của sinh viên
Hai là, tình huống có vấn đề cần gợi được nhu cầu, sự hứng
thú của sinh viên và mong muốn giải quyết vấn đề của họ Để có được những tình huống như vậy thì giảng viên phải lựa chọn được những tình huống có tính độc đáo, điển hình; khi xây dựng tình huống cần dựa vào những đặc điểm tâm lý của sinh viên và phải chứa đựng những mâu thuẫn, việc giải quyết mâu thuẫn của tình huống sẽ giúp sinh viên hình thành và phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên
Ba là, quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của
sinh viên phải tùy thuộc vào từng môn học, bài học cụ thể mà giảng viên có thể vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề theo các cách thức sau:
+ Giảng viên trình bày nội dung của bài giảng, lồng ghép vào các tình huống chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết Khuyến thích sinh viên đưa ra nhiều phương án giải quyết tình huống Với cách thức dạy và học này sẽ kích thích được sự hứng thú nhận thức, tạo
ra không khí dân chủ, cởi mở trong dạy học, sinh viên có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo, khắc phục được những rào cản tâm lý trong tư duy sáng tạo
+ Giảng viên đưa ra tình huống, tổ chức các nhóm tranh luận, tìm ra phương án giải quyết; khuyến thích các nhóm xây dựng phương án giải quyết tình huống theo hướng mới, tôn trọng các phương án sinh viên đưa ra, không áp đặt phương án duy nhất đúng
Trang 7Cách thức này đòi hỏi sinh viên phải tham gia tích cực vào hoạt động sư phạm của nhóm; chủ động tư duy tìm cách giải quyết vấn
đề và có điều kiện trao dồi ngôn ngữ, trình bày phương án giải quyết tình huống có vấn đề trước tập thể
+ Nội dung bài học được xây dựng dưới các dạng học tập, giảng viên thực hiện bài giảng bằng cách trình bày nêu vấn đề Quá trình thực trên lớp, giảng viên chủ động nêu vấn đề học tập rồi bằng các thủ thuật sư phạm đưa sinh viên vào các tình huống có vấn đề
và sinh viên tự giải quyết vấn đề đó Có thể mỗi vấn đề giảng viên chủ động đưa ra nhiều phương án giải quyết khác nhau, không nhất thiết phải là sinh viên và bằng phương pháp loại tỷ lệ để có thể chọn
ra phương án tối ưu nhất
+ Phần kết luận, giảng viên tóm tắt, nhấn mạnh những nội dung trọng tâm của bài học, khiêu gợi cho sinh viên những vấn đề
tự học, tự nghiên cứu Tiếp tục đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết trong các bài học tiếp theo
3 Kết luận
Từ sự phân tích trên cho thấy, phương pháp dạy học thông qua giải quyết tình huống có vấn đề là một phương pháp quan trọng
cần được áp dụng phù hợp trong các môn học nhằm nâng cao tính tích cực học tập và phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay, giúp sinh viên
“học để biết; học để làm; học để chung sống và học để tồn tại” (tức
để làm người) Từ đó tích cực đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011
2 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, www http:// dangcongsan.vn
Trang 8* Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
** Giảng viên Trường Sĩ quan Lục quân 2
Địa chỉ: Đoàn Phạm Quỳnh Như Như, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Ngân hàng, 39 Hàm Nghi,Q.1, Tp Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0986087416
Địa chỉ: nhudhnh@gmail.com hoặc tranthanhlam2612@gmail.com