Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác dựa vào trò chơi khoa họcđược đảm bảo bằng qui trình thiết kế và lựa chọn trò chơi khoa học; kĩ thuật thiết kếdạy học v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
_
LƯƠNG PHÚC ĐỨC
GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục tiểu học
Mã số: 62.14.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI, 2016
Trang 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Người hướng dẫn khoa học:
vào hồi giờ ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Yêu cầu hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản cho học sinh tiểu học
đã được Luật Giáo dục xác định tại Điều 27 Trong các kĩ năng cơ bản, kĩ năng họchợp tác có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển các phẩm chất, nănglực giúp học sinh đạt kết quả tốt trong học tập Tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TWngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo đang được triển khai thực hiện mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượngnền giáo dục Việt Nam Việc giáo dục kĩ năng học hợp tác là vô cùng quan trọng vàcấp bách để giúp cho người học đạt kết quả tốt trong học tập góp phần thực hiệnthắng lợi đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
1.2 Dạy học hiện nay vẫn tập trung nhiều vào kiến thức mà chưa chú ý đến việcgiáo dục kĩ năng học hợp tác
1.3 Các nghiên cứu sâu về giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh tiểu học,đặc biệt là giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi chưa được nhiều
1.4 Nội dung môn Khoa học lớp 4, 5 có sức hấp dẫn trí tò mò khám phá của họcsinh rất lớn Trò chơi rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học và luôn được các em mongđợi Nếu một số nội dung môn Khoa học được thiết kế lại thành các trò chơi gắn vớiviệc giáo dục các kĩ năng học hợp tác thì đâ y là hai lợi thế để giáo dục kĩ năng họchợp tác cho học sinh nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu chuyên biệt
Vì vậy đề tài “Giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học” được lựa chọn để nghiên cứu luận án tiến sĩ Giáo dục họ c (tiểu học).
Quá trình dạy học môn Khoa học ở tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa sự phát triển kĩ năng học hợp tác của HS lớp 4, 5 và dạy học
Trang 4Khoa học ở tiểu học thông qua các trò chơi khoa học.
4 Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác dựa vào trò chơi khoa họcđược đảm bảo bằng qui trình thiết kế và lựa chọn trò chơi khoa học; kĩ thuật thiết kếdạy học với trò chơi khoa học; tiến trình hướng dẫn trò chơi khoa học tuân thủ đúngluật chơi; môi trường khuyến khích học sinh rèn luyện kĩ năng học hợp tác và kĩ thuậtđánh giá kĩ năng học hợp tác thích hợp thì chúng sẽ tác động tích cực đến kĩ năng họchợp tác của học sinh, góp phần cải thiện kết quả học tập
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng học hợp tác quatrò chơi khoa học ở tiểu học
5.2 Đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 quatrò chơi khoa học
5.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng thực nghiệm khoa học
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết,phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp chuyên gia, phương pháp xử lí sốliệu thống kê
7 Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm rõ quan niệm khoa học về kĩ năng học hợp tác ở tiểu học và giáodục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học
- Xác định hệ thống kĩ năng học hợp tác cơ bản đối với học sinh tiểu học
- Xây dựng kĩ thuật thiết kế trò chơi khoa học và hệ thống trò chơi khoa học nhằmgiáo dục kĩ năng học hợp tác cho HS lớp 4, 5
- Đề xuất được các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò
Trang 5chơi khoa học, qua đó góp phần nâng cao kết quả học tập Khoa học cho học sinh lớp
4, 5
8 Các luận điểm cần bảo vệ
- Kĩ năng học hợp tác là kĩ năng học tập và kĩ năng xã hội quan trọng cần giáodục cho học sinh tiểu học, có thể giáo dục kĩ năng đó cho học sinh lớp 4, 5 qua tròchơi khoa học phù hợp, giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh
- Giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh tiểu học qua trò chơi khoa học là lợithế lớn vì trò chơi vốn có bản chất xã hội sâu sắc Mỗi trò chơi khoa học có thể giáodục một số kĩ năng học hợp tác phù hợp với chính trò chơi đó
- Hiệu quả của giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học phụ thuộc vàothiết kế trò chơi, tiến trình chơi, hướng dẫn của giáo viên, môi trường và phương thứcđánh giá thích hợp với trò chơi
9 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng học hợp tác chohọc sinh lớp 4, 5 qua trò chơi khoa học
Chương 2: Các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 4, 5 quatrò chơi khoa học
Chương 3: Thực nghiệm khoa học
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TI ỄN CỦA GIÁO DỤC
KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
QUA TRÒ CHƠI KHOA HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Về kĩ năng học hợp tác
1.1.1.1 Các nghiên cứu về kĩ năng
Những vấn đề lí luận chung về kĩ năng từ lâu đã được xem xét trong các côn gtrình của của V.A Krutrexki, A.G Côvaliôp, K.K Platonop, G.G Golubev, N.D.Lêvitôp, A.V Pêtrôxki, và nhiều người khác Trong nước có các công trình nghiêncứu của Đặng Thành Hưng và nhiều công trình nghiên cứu những vấn đề cụ thể về kĩnăng cũng đã xem xét kĩ năng ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ theo hướng nghiên cứu
Trang 61.1.1.2 Các nghiên cứu về kĩ năng học hợp tác
Có thể kể đến các nghiên cứu của các tác giả Johnson D W, Johnson R T (1999),Schmuck và Runkel (1985), Thousand J.S Villa R.A (1994), Romiszowski (1981),George Jacobs (1999), Đặng Thành Hưng (2002), Nguyễn Hữu Châu (2005),Nguyễn Bá Kim (2006), Thái Duy Tuyên (2008) và một số đề tài, luận án tiến sĩ đãnghiên cứu về dạy học hợp tác và phát triển kĩ năng học hợp tác cũng đã nghiên cứu
đề xuất các nhóm kĩ năng học hợp tác cần rèn luyện hoặc phát triển các kĩ năng họchợp tác thông qua nhiều biện pháp phù hợp với từng ngành học, cấp học và lứa tuổingười học cụ thể Tuy nhiên, ở tiểu học thì ít bàn đến
1.1.2 Về dạy học Khoa học ở tiểu học
1.1.2.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Ở ngoài nước có nhiều nghiên cứu về dạy học khoa học nói chung, song chủ yếu
là những nghiên cứu tìm tòi các phương pháp, mô hình, chiến lược dạy học khoa họcsao cho HS có thể lĩnh hội tốt nhất tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng khoa học.Một số phương pháp dạy học phổ biến như “Bàn tay nặn bột”, dạy học dựa vào dự
án, dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp, dạy khoa học dựa vào thực nghiệm,…1.1.2.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, môn Khoa học lớp 4, 5 được dạy theo các phương pháp có cả truyềnthống và hiện đại như: Lí thuyết kiến tạo, quan điểm sư phạm tương tác, phươngpháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề, dạy học dự án, thảo luận nhóm kếthợp với một số phương pháp khác, phương pháp Bàn tay nặn bột, v.v song hầu nhưchỉ tập trung để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, chưa đề cập đếnviệc rèn các kĩ năng học tập cần thiết Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào giải quyếtvấn đề giáo dục kĩ năng học hợp tác qua dạy học Khoa học ở tiểu học
1.1.3 Về giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học
1.1.3.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Sử dụng trò chơi để chuyển tải nội dung học tập và giúp phát triển một số nănglực của người học đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhằmtích cực hoá các hoạt động học tập và làm cho việc học có hiệu quả
1.1.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Trang 7Nghiên cứu về trò chơi và sử dụng trò chơi trong quá trình giáo dục cũng đượcnhiều ngư ời trong nước quan tâm nghiên cứu Nhiều luận án bàn về trò chơi ở mẫugiáo, nghiên cứu theo hướng sử dụng trò chơi học tập để phát triển trí tuệ và nhậnthức, rèn luyện vận động thể chất, giáo dục hành vi giao tiếp, giáo dục khoa học, giáodục toán học, giáo dục ngôn ngữ, phát triển trí tuệ v.v tuy nhiên, chưa có nhiềunghiên cứu ở các cấp phổ thông, lại càng ít bàn đến trò chơi khoa học ở tiểu học.
1.2 Trò chơi khoa học ở tiểu học
1.2.1 Một số khái niệm
1.2.1.1 Chơi và Trò chơi
- Chơi (Play)
Luận án tiếp cận theo quan điểm của Đặng Thành Hưng “Chơi là kiểu hành vi
hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết theo đuổi những mục tiêu là lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó”.
- Trò chơi (Games, Plays)
Tiếp cận các quan điểm nghiên cứu trước đó, luận án này cho rằng trò chơi là tập
hợp những hoạt động khác nhau (giao tiếp, nhận thức, học tập, chơi, văn nghệ, thể thao…) và các luật lệ phù hợp với chúng có chức năng kết hợp chúng lại nhằm thực hiện chơi có luật để đạt được mục đích và lợi ích nhất định.
1.2.1.2 Trò chơi khoa học
Tuỳ theo mục đích sử dụng và các quan điểm tiếp cận, trò chơi được phân loại và
xác định tên gọi cụ thể Trong phạm vi luận án, khái niệm Trò chơi khoa học được
hiểu là dạng trò chơi giáo dục có nội dung và mục đích giáo dục khoa học tương ứng với chương trình môn Khoa học lớp 4, 5 Nó có thể là một trong hoặc bao hàm tất cả những trò chơi trí tuệ, trò chơi logic, trò chơi mang tính chất đố vui về khoa học.
1.2.2 Đặc điểm của trò chơi khoa học ở tiểu học
Trò chơi khoa học có chức năng đặc biệt trong việc rèn luyện thể chất, pháttriển trí tuệ và rèn luyện các kĩ năng xã hội N ội dung các thành phần cơ bản đảm bảođược mục tiêu kép đó là giáo dục kĩ năng học hợp tác và góp phần nâng cao kết quảhọc tập môn Khoa học Các hành động chơi nhằm giáo dục kĩ năng học hợp tác được
Trang 8đưa vào luật chơi; Hoạt động chơi mang tính trải nghiệm và học sinh tham gia trựctiếp vào các hoạt động mang tính trải nghiệm đó; Có sự hài hoà giữa phát triển về trítuệ và các kĩ năng học hợp tác; Thân thiện, phù hợp với học sinh.
1.2.3 Nguyên tắc thiết kế và tiêu chí lựa chọn trò chơi khoa học
Chúng tôi đề xuất 6 nguyên tắc thiết kế: Nguyên tắc chọn lọc kết hợp với sá ngtạo; Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển; Nguyên tắc hợp tác; Nguyên tắc hướng vàotrải nghiệm và rèn luyện kĩ năng; Nguyên tắc thân thiện; Nguyên tắc hệ thống 5 tiêuchí để lựa chọn trò chơi khoa học đáp ứng yêu cầu giáo dục kĩ năng học hợp tác quatrò chơi khoa học, đó là các tiêu chí về: Nội dung, mục tiêu, hành động chơi, sự thânthiện và kết quả của trò chơi
1.2.4 Trò chơi khoa học và môn Khoa học ở tiểu học
Chúng tôi đã phân tích rõ khả năng ứng dụng trò chơi trong dạy học Khoa học
và đề xuất 6 tiêu chí lựa chọn nội dung để thiết kế trò chơi khoa học: Nội dung là vấn
đề cần thiết, thích hợp với phương thức chơi; Phù hợp với nhận thức và vốn hiểu biếtcủa học sinh; Đòi hỏi sự hợp tác trong nhóm; Phải thực hiện những thao tác hoặchành động cụ thể; Phù hợp với những đồ chơi của lứa tuổi HS; Đòi hỏi phải sử dụngnhững kĩ năng cộng tác và kĩ năng làm việc hợp tác trong quá trình học tập
1.3.1.2 Kĩ năng
Kĩ năng là dạng hành động được thực hiện có tính kĩ thuật, một cách linh hoạt trong các điều kiện, môi trường khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống và vốn hiểu
Trang 9biết về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội khác của cá nhân để giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành côn g theo chuẩn hay qui định.
1.3.1.3 Kĩ năng học tập
Kĩ năng học tập là những hành động thực hiện nhiệm vụ học tập của người học được tiến hành một cách tự giác, linh hoạt trong các điều kiện, môi trường học tập khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống và vốn hi ểu biết về việc học, khả năng vận động và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội khác của cá nhân để giải quyết nhiệm vụ học tập đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định Hay nói cách
khác kĩ năng học tập là dạng kĩ năng được cá nhân sử dụng trong học tập.
1.3.1.4 Kĩ năng học hợp tác
Kĩ năng học hợp tác là những hành động thực hiện nhiệm vụ học tập được tiến hành một cách linh hoạt trong các điều kiện, môi trường học tập hợp tác khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết về việc học, khả năng vận động và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội khác của cá nhân và của nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập theo cách thức học tập cùng nhau đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định Hay nói cách khác kĩ năng học hợp tác là kĩ năng học tập được
cá nhân và nhóm sử dụng trong môi trường và điều kiện học hợp tác.
1.3.2 Nguyên tắc và đặc điểm của học hợp tác
Trong luận án, chúng tôi xác định 5 nguyên tắc và một số đặc điểm cơ bản củahọc hợp tác ở tiểu học: Giáo viên là người th iết kế, tổ chức các hoạt động học hợptác, cố vấn, hỗ trợ trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, tổ chức nhậnxét đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm và kết quả thựchiện, quan tâm động viên, khích lệ để học sinh nỗ lự c hơn trong học tập Học sinhchủ động trong học tập, tích cực thực hiện nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác, có sựtương tác liên cá nhân Biết sử dụng các kĩ năng cộng tác để chia sẻ tài liệu, vật liệu
và trợ giúp lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân v ới kết quả cao nhất, góp phầnvào thành công chung của nhóm
1.3.3 Hệ thống kĩ năng học hợp tác ở tiểu học
Từ những đặc điểm của phương thức học tập hợp tác, đặc điểm tâm sinh lí, xã hội
Trang 10của học sinh tiểu học và cơ cấu nhiệm vụ học tập, kế thừa các công t rình nghiên cứucủa các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất 4 nhóm kĩ năng học hợp tác cơbản ở tiểu học với 18 kĩ năng gồm: 1/ Nhóm kĩ năng hình thành và tổ chức nhóm, 2/Nhóm kĩ năng tương tác liên cá nhân, 3/ Nhóm kĩ năng thực hiện nhiệm vụ h ọc tập,4/ Nhóm kĩ năng đánh giá, phản hồi.
Do đặc trưng nội dung môn học và đặc điểm của trò chơi, những kĩ năng học hợptác có thể giáo dục qua trò chơi khoa học bao gồm: Kĩ năng di chuyển phối hợp côngviệc; kĩ năng phân công nhiệm vụ cá nhân; kĩ năng lắng nghe trong nhóm; kĩ năngtrình bày ý kiến trong nhóm; kĩ năng thể hiện thái độ hợp tác; kĩ năng trợ giúp bạn; kĩnăng thao tác với dụng cụ học tập; kĩ năng đánh giá và tự đánh giá Tuỳ theo trò chơi
cụ thể sẽ giáo dục được các kĩ năng học hợp tác k hác nhau
1.4 Giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ở tiểu học
1.4.1 Một số khái niệm
1.4.1.1 Giáo dục
Theo Đặng Thành Hưng, với nghĩa chung nhất, giáo dục là quá trình và kết quả
của sự tiếp nhận kinh nghiệm xã hội từ bên ngoài vào cá nhâ n để xử lí và phát triển
Trang 11kinh nghiệm đó thành giá trị cá nhân và khi giá trị đó được cá nhân thực hiện thì đó
là đóng góp mới vào kinh nghiệm xã hội.
1.4.1.2 Giáo dục kĩ năng học hợp tác
Kế thừa các quan niệm đước đó, trong luận án sử dụng khái niệm giáo dục kĩnăng học hợp tác như sau:
Giáo dục kĩ năng học hợp tác là quá trình giúp học sinh lĩnh hội kinh nghiệm
xã hội về học hợp tác, xử lí và phát triển nó bằng kinh nghiệm nền tảng của mình và thực hành, áp dụng nó thông qua quá trình tham gia các hoạt đ ộng giáo dục mà nhà trường tổ chức một cách chuyên biệt Giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học là quá trình giúp học sinh lĩnh hội kinh nghiệm xã hội về học hợp tác dựa vào chức năng giáo dục và phát triển của trò chơi khoa học đối với người t ham gia trò chơi.
1.4.2 Đặc điểm học sinh lớp 4, 5
Qua việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, tâm lí, xã hội của học sinh lớp 4,5 chúngtôi đã rút ra một số kết luận sư phạm liên quan, làm nền tảng đề xuất các biện phápgiáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học
1.4.3 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học
Chúng tôi đã xác định 6 nguyên tắc cần đảm bảo để giáo dục kĩ năng học hợptác qua trò chơi khoa học đạt hiệu quả, gồm: Thích hợp với nội dung giáo dục củamôn Khoa học; Thích hợp với đặc điểm lứa tuổi HS; Tính tham gia và tính hợp táccủa mọi HS; Tính nhân văn của trò chơi và phương pháp giáo dục; Tính khoa học củatrò chơi và phương pháp giáo dục; Tính phát triển của trò chơi và phương pháp giáodục
1.4.4 Phương pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học
Để giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò chơi khoa học cần thực hiệncác phương pháp: Thuyết phục, làm mẫu, hướng dẫn, khuyến khích tìm tòi và sửdụng tình huống sư phạm
1.4.5 Hình thức giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học
Hình thức chủ yếu để giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò chơi khoahọc là: Giáo dục qua trò chơi trên lớp và giáo dục qua trò chơi ở môi trường ngoài
Trang 12lớp Trò chơi khoa học được tổ chức trong tiến trìn h dạy học của giáo viên, phần lớnnội dung chương trình Khoa học được giáo viên tổ chức dạy học trên lớp Do đó việcgiáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học cũng được tiến hành chủ yếu trênlớp học và đảm bảo tiến trình dạy học dựa vào trò chơi Một số nội dung có thể dạyngoài lớp học, những nội dung này thiết kế thành các trò chơi khoa học để tiến hànhchơi ngoài lớp Trò chơi được tiến hành ngoài lớp sẽ thú vị hơn đối với HS, vì hầunhư học sinh chỉ học trong lớp là chủ yếu Giáo dục kĩ năng h ọc hợp tác cho học sinhqua trò chơi khoa học ở môi trường ngoài lớp học có ưu thế để giáo dục kĩ năng dichuyển, kĩ năng quản lí nhóm, kĩ năng quan sát, kĩ năng hỗ trợ,…
1.5 Thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ở một số trường tiểu học
1.5.1 Khái quát về khảo sát thực trạng
1.5.1.1 Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học ở một sốtrường tiểu học tại tỉnh Long An và Hậu Giang
1.5.1.2 Đối tượng khảo sát
Giáo viên, học sinh lớp 4, 5 ở một số trường tiểu học của tỉnh Long An và HậuGiang Số lượng 205 giáo viên và 250 học sinh
1.5.1.3 Nội dung khảo sát
- Khả năng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học
- Thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học tại các trườngđược khảo sát
- Thực trạng kĩ năng học hợp tác của học sinh lớp 4, 5 tại những trường đượckhảo sát
Trang 13học tập cơ bản Đồng thời, nội dung môn Khoa học có khả năng ứng dụng trò chơi rấttốt, qua trò chơi có thể giáo dục được một số kĩ năng học hợp tác cho học sinh.
1.5.3 Thực trạng dạy học môn Khoa học ở một số trường tiểu học
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy giáo viên đã sử dụng nhiều phương phápdạy học phù hợp với đặc trưng của môn Khoa học, trong đó có chú ý đến nhữngphương pháp phát huy tính tích cực của học sinh như thảo luận nhóm, trò chơi,…giáo viên đánh giá cao những ích lợi đối với học sinh khi sử dụng trò chơi trong dạyhọc Khoa học, đặc biệt là giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng, trong đó có các kĩnăng học hợp tác nên giáo viên đã sử dụng trò chơi trong dạy học Khoa học kháthường xuyên
1.5.4 Thực trạng giáo dục kĩ năng học hợp tác qua trò chơi khoa học
Qua phân tích thực trạng, chúng tôi đánh giá như sau:
- Đặc điểm, cấu trúc nội dung Khoa học lớp 4, 5 có nội dung rất gần gũi, khơi gợi
sự tò mò khám phá khoa học giúp các em đam mê và yêu thích học tập môn Khoahọc
- Trong dạy học Khoa học, giáo viên đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp phùhợp với đặc trưng của môn học, những phương pháp dạy học tích cực như phươngpháp thảo luận nhóm, dạy học dựa vào trò chơi,…
- Giáo viên chưa thiết kế trò chơi khoa học nhằm mục đích giáo dục kĩ năng họchợp tác cho học sinh nên việc giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh qua trò chơikhoa học chưa được quan tâm thực hiện
- Học sinh còn thiếu kĩ năng học hợp tác cơ bản hoặc chưa tự giác thực hiện các
kĩ năng học hợp tác một cách thường xuyên
1.5.5 Những phát hiện về thực tiễn dạy học và thực tiễn giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh tiểu học qua trò chơi khoa học
Qua khảo sát và phân tích thực trạng, chúng tôi cũng đã phát hiện được một sốvấn đề thực tiễn làm cơ sở đề xuất các biện pháp, cụ thể: về dạ y học hợp tác, kĩ nănghọc hợp tác, việc thiết kế và sử dụng trò chơi khoa học, giáo dục kĩ năng học hợp tácqua trò chơi