MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc của đề tài 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ CÓ HỘI CHỨNG ĐAO Ở TIỂU HỌC 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.1.1. Nghiên cứu về trí nhớ và ghi nhớ 6 1.1.2. Những nghiên cứu về trẻ có hội chứng Đao 7 1.2. Khái niệm và đặc điểm về trẻ có hội chứng Đao 9 1.2.1. Khái niệm và phân loại hội chứng Đao 9 1.2.2. Nguyên nhân và đặc điểm nhận dạng hội chứng Đao 10 1.2.3. Các vấn đề về tâm lí và thể chất thường gặp ở trẻ có hội chứng Đao 11 1.2.4. Một số đặc điểm phát triển của trẻ có hội chứng Đao 13 1.3. Phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học 15 1.3.1. Khái niệm trí nhớ và vai trò của trí nhớ 15 1.3.2. Khái niệm ghi nhớ và khả năng ghi nhớ 17 1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ 18 1.3.3.1. Ghi nhớ phụ thuộc vào lứa tuổi 18 1.3.3.2. Ghi nhớ phụ thuộc vào trình độ nhận thức 19 1.3.3.3. Ghi nhớ phụ thuộc vào động cơ và sự hứng thú đối với tài liệu ghi nhớ. 19 1.3.3.4. Ghi nhớ phụ thuộc vào việc sử dụng các giác quan 19 1.3.4. Khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học 20 1.3.5. Nội dung phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học 21 1.3.6. Biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng đao ở tiểu học 23 1.4. Thực trạng phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học 24 1.4.1. Những vấn đề chung về khảo sát 24 1.4.2. Kết quả khảo sát 27 Kết luận chương 1 39 CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ CÓ HỘI CHỨNG ĐAO Ở TIỂU HỌC 40 2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 40 2.1.1. Đảm bảo tính giáo dục 40 2.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm, khả năng, mức độ phát triển của trẻ 40 2.1.3. Đảm bảo với điều kiện thực tế (ở trường lớp, ở gia đình) 40 2.1.4. Đảm bảo tính thống nhất giữa các lực lượng giáo dục 41 2.2. Đề xuất biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng đao ở tiểu học 41 2.2.1. Biện pháp 1: Sơ đồ hóa kiến thức 41 2.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với trẻ 51 2.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng một số chương trình hỗ trợ bằng máy tính 45 2.2.4. Biện pháp 4: Lựa chọn sử dụng một số trò chơi học tập (TCHT) 48 2.2.5. Biện pháp 5: Thường xuyên sử dụng phân tích nhiệm vụ 51 2.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường ôn tập, luyện tập thường xuyên 52 2.3. Thực nghiệm sư phạm 53 2.3.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm 53 2.3.2. Kết quả thực nghiệm 56 Kết luận chương 2 60 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 61 1. Kết luận 61 2. Khuyến nghị 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
MAI THỊ LIỄU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GHI NHỚ CHO TRẺ CÓ HỘI CHỨNG ĐAO Ở TIỂU HỌC
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Hải
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thànhtới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Hải, người đã quan tâm, tận tình chỉ bảo,hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa Giáo dụcĐặc biệt chuyên ngành Giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ của Trường Đại học Sưphạm Hà Nội đã có nhiều ý kiến đóng góp và giúp đỡ em hoàn thành khóaluận này
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo tại Trường Nuôidạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng và những phụ huynh là cha mẹ của trẻ có hộichứng đao đang theo học tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đãhết lòng giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận để em thu đượcnhững kết quả tốt nhất cho đề tài của mình
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn khóa luận không tránhkhỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo vànhững người quan tâm đến vấn đề được trình bày trong khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Mai Thị Liễu
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật đang được Đảng, Nhà nước và
xã hội luôn quan tâm Chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề ngườikhuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng được thể hiện trong hệ thống vănbản luật và văn bản quy phạm pháp luật: Luật Người khuyết tật 2010 [9]; Hiếnpháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 - điều 59; Pháplệnh Người tàn tật (1998) - điều 16 [10] Hệ thống văn bản này đã tạo hành langpháp lý quan trọng giúp người khuyết tật tiếp nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ của
xã hội cũng như có cơ hội phát triển Mấy năm trở lại đây, có rất nhiều cuộc hộithảo quốc tế được tổ chức ở Việt Nam nhằm tạo diễn đàn trao đổi, học hỏi, giaolưu giữa các nhà khoa học trong nước và quốc tế về chăm sóc và giáo dục chotrẻ có nhu cầu đặc biệt Trên khắp cả nước, đã xuất hiện nhiều trường hòa nhập,bán hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật, điều đó tạo cơ hội cho trẻ được học tập,vui chơi và dần hòa nhập vào cộng đồng xã hội
Cũng như mọi trẻ em, trẻ khuyết tật nói chung và trẻ có hội chứng Đao(Down Syndrome) nói riêng đều có nhu cầu được sống, được học tập, đượcgiao tiếp và trao đổi thông tin với mọi người Tuy nhiên, trẻ có hội chứng Đaogặp nhiều khó khăn cả về thể chất và tâm lí nên quá trình nhận thức của trẻchậm hơn nhiều so với trẻ khác Trẻ gặp nhiều khó khăn về thị giác và thínhgiác, có sự trì hoãn về ngôn ngữ và giao tiếp, khả năng tập trung chú ý của trẻcũng rất hạn chế Ngoài ra trẻ còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, trong khảnăng tổng hợp và suy luận [18]
Trí nhớ có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý của con người.Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lí bìnhthường, để con người phát triển được chức năng tâm lí bậc cao, tích lũy kinh
Trang 6vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập vàphát triển trí tuệ [14] Qua đây, có thể nhận thấy được tầm quan trọng của trí nhớđối với con người nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.
Trí nhớ là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều quá trình thành phầnnhư: quá trình ghi nhớ, quá trình gìn giữ, quá trình tái hiện và quá trình quên.Trong đó, ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ Ghi nhớ rấtquan trọng và cần thiết để tiếp thu tri thức và tích lũy kinh nghiệm [14]
Trẻ có hội chứng Đao gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ chắcchắn kiến thức và tái hiện chúng trong những hoàn cảnh nhất định Bởi vì, ởnhững trẻ này thường suy giảm chức năng của bộ nhớ thính giác ngắn hạn, trínhớ nghe của trẻ hạn chế Chính vì vậy, trẻ chỉ có thể nhắc lại những câungắn, đơn giản mà không thể nhắc lại câu dài và chứa đựng nhiều thông tin.Khả năng ghi nhớ của đa số trẻ có hội chứng Đao là ghi nhớ máy móc tốt hơnghi nhớ có ý nghĩa [18] Trẻ thường ghi nhớ máy móc một từ, một câu ngắn
mà không hiểu ý nghĩa và cách sử dụng chúng phù hợp với hoàn cảnh Ghinhớ chủ định không tốt hơn ghi nhớ không chủ định, đặc biệt các em thườngkhó nhớ nhanh quên tái hiện không chính xác kiến thức [18] Khi muốn hìnhthành ở trẻ có hội chứng Đao một khái niệm hay một kĩ năng mới phải mấtmột khoảng thời gian tương đối dài và phải lặp lại thường xuyên Có thể thấyrằng, quá trình ghi nhớ rất quan trọng đối với trẻ Để phát triển và rèn luyệnkhả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao đòi hỏi người giáo viên phải hiểuđặc điểm nhận thức cũng như khả năng ghi nhớ của trẻ để truyền đạt nội dungkiến thức dễ nhớ, dễ hiểu nhất đối với trẻ
Từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài:
“Phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về trẻ có hội chứng Đao,đặc điểm ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao, đề tài đề xuất một số biện pháp
Trang 73 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
4 Giả thuyết khoa học
Trẻ có hội chứng Đao gặp khó khăn về nhận thức nói chung và khảnăng ghi nhớ nói riêng Hiện nay, việc phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ cóhội chứng Đao đã được quan tâm nhưng chưa đạt kết quả tốt Nếu đề xuất vàứng dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng, sở thích
và nhu cầu của trẻ thì có thể giúp trẻ có hội chứng Đao phát triển khả năngghi nhớ và tiếp thu bài học tốt hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu những vấn đề lí luận về trẻ có hội chứng Đao: khả năng ghinhớ; sự phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao; các biện phápphát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
5.2 Nghiên cứu thực trạng phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứngĐao và các biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ởtiểu học; Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển khả năng ghi nhớ chotrẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
5.3 Đề xuất một số biện pháp và bước đầu thực nghiệm các biện pháp pháttriển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung và địa bàn khảo sát
Đề tài tiến hành tìm hiểu khả năng ghi nhớ và các biện pháp phát triểnkhả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở trường Nuôi dạy trẻ em khiếm
Trang 86.2 Giới hạn về khách thể khảo sát
- 20 giáo viên ở trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến đề tài, xác định kháiniệm khoa học làm công cụ nghiên cứu cho đề tài
Phương tiện: Tài liệu, sách, báo, tạp chí, nguồn internet,…
Cách tiến hành: Đọc, thu thập, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợpthông tin
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Mục đích: Thu thập những biểu hiện liên quan đến đề tài
Phương tiện: Máy quay phim, máy chụp hình, sổ ghi chép, mẫu quan sát.Cách tiến hành: Quan sát tại lớp học, ở nhà
7.2.2.Phương pháp điều tra viết
Mục đích: Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài
Phương tiện: Phiếu điều tra/ phiếu trưng cầu ý kiến
Cách tiến hành: Phát phiếu điều tra cho các chuyên gia, giáo viên, phụhuynh và những học sinh có liên quan
7.2.4 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Thu nhận thông tin về các vấn đề liên quan
Phương tiện: Ngôn ngữ, máy thu âm, sổ ghi chép
Cách tiến hành: Gặp gỡ, trao đổi với các cá nhân có liên quan như: Cha
mẹ, giáo viên,…
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Mục đích: Xác định hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất
Trang 9Cách tiến hành: Lập kế hoạch thử nghiệm các biện pháp đã đề xuất vàtiến hành thực nghiệm, đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm nhằm xácđịnh kết quả của các phương pháp đã đề xuất.
Thực nghiệm được tiến hành trên 01 trẻ Đao
7.3 Phương pháp sử lí số liệu bằng thống kê toán học
Mục đích: Xử lí số liệu thông tin thu được
Phương tiện: Các công thức thống kê toán học
Cách tiến hành: Sử dụng các công thức để tính toán, đưa ra kết quả
7.4 Phương pháp trắc nghiệm
- Sử dụng phiếu bài tập thiết kế nhằm đánh giá khả năng ghi nhớ cho trẻ
có trẻ có hội chứng Đao
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của biện pháp phát triển khả năng
ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Chương 2 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phát triển khả
năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Trang 10CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GHI NHỚ
CHO TRẺ CÓ HỘI CHỨNG ĐAO Ở TIỂU HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về trí nhớ và ghi nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lí rất quan trọng đối với con người nóichung và với trẻ khuyết tật nói riêng Từ trước đến nay, trí nhớ luôn là mộtvấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã đạt được một số thành tựunhất định Decarters là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về cơ sởcủa trí nhớ (cơ sở của việc cất dấu những kinh nghiệm sống) và sau ông làhàng loạt các nghiên cứu khác về vấn đề trí nhớ được ra đời Các nhà nghiêncứu tập trung vào nghiên cứu trí nhớ, có thể khái quát theo hướng sau:
+ Khái niệm, quy luật, vai trò của trí nhớ, phân loại trí nhớ
+ Ghi nhớ, các loại ghi nhớ, đặc điểm ghi nhớ ở các lứa tuổi
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới trí nhớ và ghi nhớ
+ Nghiên cứu trí nhớ thông qua sự hình thành và phát triển của trí tuệtrong mối quan hệ với các hoạt động của con người
- Có thể kể ra sau đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về trí nhớ,ghi nhớ như:
Các tác phẩm về tâm lí học đại cương của các tác giả: Cônêbônion,Crubeski (1970), D Levitôp - Tâm lí học sư phạm lứa tuổi Bên cạnh đó, A.GCôvaliôp, X.N Sabalin, Ixtonia IM, Đ.B Encônni, A.V Zaporgietx viết vềđặc điểm chung của lứa tuổi mẫu giáo và nghiên cứu ghi nhớ máy móc và ghinhớ có ý nghĩa V.I Sôbôlavôla - XG bavKhatơva: Những đặc điểm chung trínhớ các lứa tuổi Từ đó, có cơ sở để đề xuất những biện pháp phát triển trí
Trang 11nhớ cho học sinh ở mỗi lứa tuổi khác nhau, phù hợp với khả năng nhận thứccủa học sinh các cấp để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục.
Nghiên cứu ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa ở lớp 5, 6 và 8 củanhóm nghiên cứu trí nhớ, tổ tâm lí do Phạm Minh Hạc chủ trì - 1963 Đề tài
đã nghiên cứu cơ sở lý luận về trí nhớ, các loại ghi nhớ và sự khác nhau vềkhả năng ghi nhớ của học sinh theo từng độ tuổi ở từng loại ghi nhớ
Nhiều khóa luận của sinh viên khoa Tâm lí Giáo dục của Trường Đạihọc Sư phạm Hà Nội nghiên cứu về trí nhớ của học sinh các cấp từ Trung học
cơ sở đến Trung học phổ thông và các sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm,Đại học Sư phạm
Đặng Thị Bích Hồi, Lê Trần Điền và Đào Thanh Âm nghiên cứu trínhớ và các loại trí nhớ như trí nhớ có chủ định, không chủ định, máy móc và
ý nghĩa và các biện pháp tác động để nâng cao hiệu quả ghi nhớ cho học sinhcấp 1, cấp 2
Tạ Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Bảy nghiên cứu về việc tìm hiểu độnhanh và độ bền của trí nhớ học sinh mẫu giáo nhỡ, của học sinh cấp 1 vàbiện pháp nâng cao hiệu quả của việc ghi nhớ
Hoàng Thị Nga và Nguyễn Thị Thoa, Lê Thị Hương đi sâu nghiên cứu
về cách ghi nhớ của học sinh tiểu học, mức độ phát triển khả năng ghi nhớ ởmỗi trẻ khác nhau Những yếu tác động đến khả năng ghi nhớ và một số đềxuất nhằm nâng cao hiệu quả ghi nhớ cho học sinh tiểu học
1.1.2 Những nghiên cứu về trẻ có hội chứng Đao
Ở nước ta việc giáo dục và chăm sóc trẻ Đao được quan tâm đáng kể,các lĩnh vực nghiên cứu về trẻ Đao ngày càng nhiều Đáng kể đến là các đề tàikhóa luận tốt nghiệp của sinh viên nghành Giáo dục đặc biệt Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội Các nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau
Trang 12- Các nghiên cứu của Võ Thị Khoái, Trương Thị Thanh Loan, Hoàng ThịMuộn đã tập trung nghiên cứu về việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân chotrẻ có hội chứng Đao và kế hoạch hỗ trợ gia đình trẻ Trong đó đi sâu tìm hiểuđặc điểm, khả năng nhu cầu của từng trẻ để lập kế hoạch giáo dục phù hợp, giúptrẻ hạn chế những khó khăn và độc lập hơn trong cuộc sống.
- Nguyễn Thị Minh Huệ với đề tài: “Một số biện pháp phát triển kĩnăng vận động thô cho trẻ Đao lứa tuổi mẫu giáo” Trong đó, tác giả nghiêncứu sự phát triển vận động thô và một số biện pháp phát triển kỹ năng vậnđộng thô của trẻ có hội chứng Đao lứa tuổi mẫu giáo Đặc biệt là việc tổ chứccác bài tập vận động chung cho cả lớp trong đó chú ý đến đặc điểm riêng củatrẻ có hội chứng Đao trong lớp, để điều chỉnh nội dung vận động cho phùhợp, điều chỉnh cách hướng dẫn và tổ chức các hoạt động cho trẻ, sử dụng cácdụng cụ hỗ trợ vận động phù hợp, hấp dẫn giúp trẻ tích cực vận động Trên cơ
sở đó, góp phần nâng cao hiệu quả và rèn luyện và phát triển vận động thôcho trẻ có hội chứng Đao
Bùi Thị Việt Thủy nghiên cứu về việc sử dụng một số bài tập thể dục cóphối hợp âm nhạc nhằm nâng cao tính tích cực vận động của trẻ Đao 5-7 tuổi
Hà Thị Vĩnh: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Đao 5-6 tuổi”
đã tìm hiểu đặc điểm vốn từ, khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ có hội chứngĐao, khả năng vận dụng từ của trẻ vào những tình huống nhất định trong cuộcsống của trẻ; thực trạng việc sử dụng các biện pháp và đề xuất các biện phápphát triển vốn từ cho trẻ có hội chứng Đao
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Minh: “Các biện pháp sử dụng thẻtranh theo chủ đề nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ có hội chứng Đao” Đề tàinghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến khả năng giao tiếp và việc phát triểnngôn ngữ cho trẻ có hội chứng Đao ở học trường mầm non hòa nhập Từ đó,
đề tài xây dựng một số biện pháp nhằm phát ngôn ngữ cho trẻ như: tạo tình
Trang 13huống, dùng hình ảnh minh họa, cử chỉ, lời nói, điệu bộ, nét mặt vui tươi, thânthiện để tạo cho trẻ cảm giác an toàn từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Các đề tài nói trên đã có những nghiên cứu về trí nhớ, ghi nhớ và trẻ cóhội chứng Đao ở lứa tuổi tiểu học nhưng chưa đề cập nhiều đến vấn đề pháttriển khả năng ghi nhớ cho trẻ Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thựctiễn cũng như đề xuất và ứng dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm nhậnthức, khả năng, sở thích và nhu cầu của trẻ là điều rất cần thiết, có thể giúp trẻ
có hội chứng Đao phát triển khả năng ghi nhớ và tiếp thu bài học tốt hơn
1.2 Khái niệm và đặc điểm về trẻ có hội chứng Đao
1.2.1 Khái niệm và phân loại hội chứng Đao
Người đầu tiên mô tả hội chứng này vào năm 1866 là bác sĩ nhi khoa ngườiAnh- John Langdon Down, lúc đó ông đặt tên cho hội chứng này là “ Chứng đầnMông Cổ” Vào năm 1960, người ta phát hiện nguyên nhân gây ra hội chứng này
là do rối loạn nhiễm sắc thể (NST), gọi là bệnh ba NST ở cặp số 21
Hội chứng Đao là hội chứng gây nên bởi việc thừa vật chất di truyềntrong NST 21 ở con người
Mọi trẻ có hội chứng Đao trên thế giới nhìn bề ngoài đều tương đốigiống nhau và rất dễ được nhận diện dù chúng có khác nhau về chủng tộc,màu da và giới tính
Trang 14- Dạng sai vị trí: Khoảng 4% trường hợp trẻ Đao có nguyên nhân là dochứng hoán vị nhiễm sắc thể: cha mẹ mang NST bình thường nhưng sự hoán
vị lại không cân bằng NST 21 thứ 3 gắn vào một NST khác trong mỗi tế bào
1.2.2 Nguyên nhân và đặc điểm nhận dạng hội chứng Đao
- 65% luôn há miệng nhỏ (lưỡi thè ra ngoài), tai nhỏ
- Gáy mỏng và dẹt
- Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón chân cái tòe (ngón chân cáichõe ra, khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2 khá xa nhau).Khớp háng, cổ chân, khuỷu lỏng lẻo
- Cứ 10 trẻ Đao có một trẻ bị tổn thương đốt sống cổ gây nên tổnthương tủy sống và bị liệt
- Bàn tay ngắn, to, các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo (ngón úpquặp vào trong vì đốt giữa của ngón út có hình tam giác), đường vân tay kéo
Trang 15- Trương lực cơ giảm và các khớp lỏng.
1.2.3 Các vấn đề về tâm lí và thể chất thường gặp ở trẻ có hội chứng Đao
•Vấn đề về tâm lí
Trẻ hội chứng Đao được coi là trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) điển hình,với một số đặc điểm về mặt phát triển tâm lí như sau:
- KTTT từ mức độ rất nặng đến nhẹ [18]
- Có những mức độ khó khăn trong học tập khác nhau từ nhẹ tới nặng
- Những nhân tố của môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sựphát triển của trẻ không kém những nhân tố di truyền
- Quá trình phát triển của trẻ Đao có trình tự tương tự như ở trẻ khác
- Trẻ có hội chứng Đao có quá trình phát triển chậm hơn so với nhữngtrẻ đồng trang lứa, đạt được được các mốc phát triển ở thời điểm chậm hơn và
do đó kéo dài hơn về mặt thời gian trong từng giai đoạn phát triển Vì vậy,khoảng cách về sự phát triển giữa trẻ có hội chứng Đao và trẻ khác tăng dầntheo lứa tuổi[18]
- Các kĩ năng của trẻ có hội chứng Đao sẽ tiếp tục phát triển trong suốtcuộc đời
- Trẻ ít có các hành vi bất thường, là những trẻ tình cảm, dễ tiếp xúc,nhanh quen với người lạ
Trẻ có hội chứng Đao không phải gặp hạn chế về mọi mặt trong quátrình phát triển, trẻ có những đặc điểm đặc thù về mặt học tập với những thếmạnh và điểm yếu riêng Những đặc điểm sau đây cùng với các nhu cầu cánhân của trẻ cần được lưu ý
Những điểm mạnh có thể hỗ trợ cho hoạt động học tập của trẻ:
- Khả năng học tập và sử dụng kí hiệu, cử chỉ điệu bộ
- Khả năng học tập và sử dụng ngôn ngữ viết
- Khả năng học tập các hành vi và thái độ đúng mực đối với bạn đồng
Trang 16- Khả năng học được cách sử dụng các đồ dùng học tập và các hoạtđộng cần đến sự thao tác bằng tay với các đồ vật.
Những hạn chế có thể gây trở ngại cho hoạt động học tập của trẻ:
- Hạn chế trong chức năng nhận thức.
- Hạn chế về kĩ năng vận động tinh và vận động thô
- Khó khăn về thị giác và thính giác
- Suy giảm chức năng của bộ nhớ thính giác ngắn hạn
- Khả năng chú ý thấp
- Khó khăn trong việc ghi nhớ chắc chắn kiến thức và tái hiện
- Khó khăn trong khả năng tổng hợp và suy luận
- Khó khăn trong khả năng làm theo trật tự
•Vấn đề về thể chất
- 40% trẻ có hội chứng Đao có bệnh tim bẩm sinh
- Chức năng tuyến giáp kém: 10% trẻ nhỏ bị Đao và 30% người lớn bịĐao thiểu năng tuyến giáp
- 35% trẻ đao bị lác mắt; 75% bị đục thủy tinh thể; 70% bị cận thị; 10%
có giác mạc hình chóp (giác mạc lồi ra phía trước) Ba tật cuối cùng (đục thủytinh thể, cận thị, giác mạc hình chóp) sẽ tiến triển chậm hơn trong suốt cuộcđời của trẻ
- Trẻ có hội chứng Đao thường có ráy tai làm cản trở khả năng tiếp thu
âm thanh; viêm tai giữa kinh niên, 60% bị điếc dẫn truyền và điếc bẩm sinh
- Đối với người trưởng thành bị Đao, tỉ lệ mắc chứng Alzheimer (mấttrí) rất cao, ước tính có khoảng 30% người bị Đao lứa tuổi 30- 40 mắc hộichứng này, với nhóm tuổi 40- 50 là 50% và nhóm tuổi trên 50 là 80%
- Trẻ có hội chứng Đao có vấn đề về ruột bẩm sinh, khoảng 6% cóđường ruột nhỏ
- Hay mắc bệnh bạch cầu, sai khớp đốt sống cổ
Trang 171.2.4 Một số đặc điểm phát triển của trẻ có hội chứng Đao
•Phát triển vận động
Phát triển vận động của trẻ có hội chứng Đao chậm hơn bình thường vì
có sự yếu trương lực cơ Điều này đưa đến khó khăn trong khả năng vậnđộng, đồng thời tác động đến nhiều lĩnh vực khác cũng như việc làm chủ một
số kĩ năng 40% trẻ có hội chứng Đao có vấn đề về tim bẩm sinh nên trẻthường dễ mệt mỏi khi vận động, nhiều trẻ có cơ vận động rất kém và cáckhớp xương rất yếu, ảnh hưởng đến các kĩ năng vận động thô và vận độngtinh Hiện tượng này có thể kìm hãm những bước phát triển vận động quantrọng trong cuộc đời trẻ, hạn chế những trải nghiệm trong những năm đầu đời
và kìm hãm sự phát triển nhận thức
•Sự phát triển về nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp
Trong những năm đầu, trẻ có hội chứng Đao ít có khả năng chú ý đếnthế giới xung quanh bằng mắt để bộc lộ nhu cầu khám phá Trẻ ít có thể giaotiếp bằng mắt trong các mối quan hệ khác nhau đặc biệt là giao tiếp bằng mắtvới người lớn để lôi kéo sự chú ý của người lớn hoặc bộc lộ nhu cầu muốn nói
gì đó Chính hạn chế này ảnh hưởng lớn đến việc tích lũy kinh nghiệm sốngcũng như khả năng nhận thức của trẻ
Trẻ có hội chứng Đao biết nói chậm hơn bình thường Khoảng năm 2tuổi, trẻ mới có thể nói được những từ đơn giản một cách bập bẹ Đây cũng làmột hạn chế đối với trẻ vì ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng để trẻ nắm bắtkiến thức Khi trẻ biết nói, trẻ sẽ biết đặt câu hỏi, sẽ có thể diễn đạt ý nghĩhoặc những điều trẻ muốn nói Cũng chính những hạn chế về ngôn ngữ làmảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và tư duy của trẻ
Khoảng từ 2-3 tuổi trẻ có thể nói những từ đơn giản tuy cũng còn rấtthụ động Khả năng thông hiểu ngôn ngữ ở trẻ cũng hạn chế hơn so với bình
Trang 18tế, diễn đạt nhiều lần trẻ mới có thể hiểu được Giọng nói của trẻ thường khónghe, từ ngữ còn hạn chế, trẻ nói âm còn sai, nói các câu cụt.
•Đặc điểm về khả năng bắt chước
Bắt chước là việc thực hiện đi thực hiện lại một hành động của ngườikhác như việc lặp lại âm thanh, cử chỉ hành động hay lời nói, cụ thể là:
- Bắt chước hành động vận thô (vỗ tay, vẫy tay, đi lại, chạy nhảy )
- Bắt chước những hành động vận động tinh (cầm nắm đồ vật, cử độngcủa các ngón tay)
- Bắt chước hành động với đồ vật
- Bắt chước âm thanh lời nói
Kĩ năng bắt chước là một trong những kĩ năng quan trọng để hình thànhnhững kiến thức và kĩ năng mới không chỉ đối với trẻ có hội chứng Đao mà ngay
cả đối với trẻ bình thường ở suốt quá trình phát triển Bởi vì, trẻ hình thành hầuhết các kĩ năng thông qua bắt chước người lớn Nhưng ở trẻ bình thường còn cókhả năng học ngẫu nhiên mà trẻ có hội chứng Đao lại không có được Trẻ chỉ cóthể bắt chước những những hành động đơn giản và lặp đi lặp lại nhiều lần
•Đặc điểm về khả năng tập trung chú ý
Trẻ có hội chứng Đao rất dễ bị phân tán chú ý bởi những kích thíchkhông liên quan đến các hoạt động học tập Đối với trẻ bình thường đặc biệt
là trẻ nhỏ cũng xảy ra hiện tượng như vậy nhưng càng lớn trẻ lại càng ít phântán hơn Đối với trẻ có hội chứng Đao, ảnh hưởng của các kích thích khiến trẻkhó chú ý được vào các hoạt động mà giáo viên đưa ra
Khả năng chú ý của trẻ có hội chứng Đao không bền Trẻ chỉ tập trungđược trong thời gian ngắn, rất khó bắt đầu vào một hoạt động nhưng lại khôngtập trung lâu
Trẻ thường tập trung vào những thứ hấp dẫn, thu hút và khó tập trungvào những thứ trừu tượng, những hoạt động trí óc Trẻ khó tập trung chú ý
Trang 19vào nhiệm vụ, khó duy trì sự chú ý trong một thời gian nhất định, không thểcùng lúc chú ý đến quá nhiều đối tượng khác biệt.
Như vậy, khả năng tập trung chú ý của trẻ có hội chứng Đao gặp rấtnhiều hạn chế Mức độ cũng như biểu hiện của khả năng chú ý của từng trẻrất khác nhau Vì vậy, giáo viên cần hiểu rõ mức độ chú ý của từng trẻ để từ
đó tìm ra những biện pháp tác động phù hợp nhằm tăng cường khả năng chú
ý ở từng trẻ
1.3 Phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Ghi nhớ là một quá trình thành phần của trí nhớ, vì vậy, trước khinghiên cứu về ghi nhớ ta cần phải xem xét những đặc điểm và mối liên hệ củaghi nhớ và trí nhớ
1.3.1 Khái niệm trí nhớ và vai trò của trí nhớ
•Khái niệm
Trí nhớ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, là một trongnhững điều kiện, cơ sở của tiến bộ loài người nói chung và thế giới tâm lí củaloài người nói riêng
Trí nhớ là chức năng tâm lí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạtđộng sống của con người, nên trí nhớ đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứucủa nhiều nhà khoa học thuộc nhiều nghành khác nhau: sinh học, sinh hóa,thông tin học, tâm lí học,… Có nhiều quan điểm khác nhau về trí nhớ
Dưới góc độ sinh lí học, trí nhớ là khả năng biến một kích thích tâm lí,chuyển loại kích thích ấy thành một loại protein mới, mỗi lần có kích thích tácđộng vào cơ quan cảm giác, tích điện phát sinh từ nơron cảm giác lan truyềntrên sợi trục tiếp tục quá trình melanin hóa để vượt qua xinap, dòng điện quanơron thần kinh, diễn ra một quá trình phân hóa rất phức tạp ở phân tử ADN
để tạo thành ARN, rồi ARN tạo ra một loại protein mới “protein trí khôn”
Dưới góc độ thông tin học, trí nhớ được coi như một quá trình thu
Trang 20Xét mức độ sinh lí học và thông tin học, nhà tâm lí học Phạm MinhHạc đã nêu lên định nghĩa về trí nhớ như sau: “Trí nhớ là quá trình thu nhậnthông tin, tạo “vết” tương ứng với thông tin đã thu được, củng cố “vết” ấy,giữ gìn nó và tách thông tin cần thiết” Theo định nghĩa này thì trí nhớ baogồm các khâu sau:
+ Thu nhận thông tin
+ Trí nhớ là sự ghi lại, giữ lại, làm tái hiện những cái đã có trong kinhnghiệm (dưới dạng hình ảnh, tư tưởng, tình cảm), những cái mà trước kia đãtri giác được
+ Trí nhớ là quá trình những kinh nghiệm cá nhân dưới dạng biểu tượng.Biểu tượng là hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong não chúng ta khikhông có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan của chúng ta
Kết quả của quá trình nhận thức, những xúc cảm tình cảm của conngười về một đối tượng nào đó, những hành động và kết quả của nó,… đềuđược gửi lại trong bộ não với mức độ đậm nhạt khác nhau, khi cần thiết nó lạiđược xuất hiện Sự ghi lại trong đầu và sự xuất hiện lại những dấu ấn ấy đượcgọi là trí nhớ [14]
“Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của
cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lạisau đó ở trong óc, cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành độnghay suy nghĩ trước đây”
Trang 21•Vai trò của trí nhớ:
Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sốngtâm lí con người Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinhnghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể có ý thức bảnngã, do đó cũng không thể hình thành nhân cách được[14]
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm
lí bình thường Trí nhớ cũng là điều kiện để con người phát triển được cácchức năng tâm lí bậc cao, để con người tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốnkinh nghiệm trong cuộc sống và hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêucầu của cá nhân và xã hội [14]
Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn Trí nhớ giữ lại cáckết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó mà con người có thể học tập và pháttriển trí tuệ của mình
Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quantrọng quan trọng của công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường Vì vậy,V.I Lênin đã nói: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làmgiàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhânloại đã tạo ra”
1.3.2 Khái niệm ghi nhớ và khả năng ghi nhớ
Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ Đó là quá trìnhhình thành dấu vết (“ấn tượng”) của đối tượng trên vỏ não (tức là tài liệu cầnghi nhớ), đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đãcó[14]
Ghi nhớ là một quá trình mà ở đó một tài liệu vào được giữ lại trongquá trình ý thức của chúng ta Bằng cách gắn tài liệu nào đó với những kiếnthức hiện có Quá trình ghi nhớ cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinhnghiệm
Trang 22Ghi nhớ quyết định mức đầy đủ và chính xác của tái hiện, quyết địnhtính vững chắc và bền lâu của việc giữ lại các tài liệu Ghi nhớ là quá trình thunhận thông tin, là quá trình định hướng tích cực của ý thức vào việc giữ gìncác ấn tượng đã nhận được, ghi nhớ được hình thành và phát triển ở conngười do hoạt động của họ, do tính chất đặc điểm kiến thức môn học hay tínhchất nghề nghiệp.
Cơ sở sinh lí của việ ghi nhớ chính là việc thành lập những mối liên hệtam thời vững chắc, sau này có khả năng khôi phục lại được hoạt động củacác kích thích, là tiền đề cần thiết của việc tái hiện những cái đã có trong kinhnghiệm cũ Ghi nhớ phụ thuộc vào nhiệm vụ và nội dung hoạt động
Theo từ điển của Hoàng Phê: “Khả năng là cái có thể xuất hiện, có thểxảy ra trong điều kiện nhất định, cái vốn về vật chất và tinh thần để có thể làmđược điều gì” [6]
Khả năng ghi nhớ là cái vốn vật chất và tinh thần bên trong mỗi conngười để từ đó con người có thể học tập kiến thức, tích lũy kinh nghiệm
1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ
Ghi nhớ là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp ghi nhớ
là giai đoạn đầu của trí nhớ nên nó có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạtđộng của con người Ghi nhớ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
1.3.3.1 Ghi nhớ phụ thuộc vào lứa tuổi
Trẻ ở các lớp đầu cấp tiểu học có khuynh hướng ghi nhớ máy móc,chúng thường học thuộc lòng tài liệu theo từng câu, từng chữ Các em chưabiết việc tổ chức ghi nhớ có ý nghĩa Dần dần cùng với quá trình học tập, họcsinh ở tuổi tiểu học các lớp cuối cấp (lớp 4 và 5), việc ghi nhớ có ý nghĩađược hình thành và phát triển Giáo viên phải bằng mọi cách kích thích sựphát triển ghi nhớ có ý nghĩa, thúc đẩy trẻ nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu
để ghi nhớ tốt hơn
Trang 23Trong giai đoạn tiểu học thì ghi nhớ rất quan trọng, nó chuẩn bị cho cácgiai đoạn tiếp theo Do vậy, cần phải chú ý hướng dẫn học sinh tiểu họcphương pháp nhớ lại tài liệu theo điểm tựa và nhớ có chủ định.
1.3.3.2 Ghi nhớ phụ thuộc vào trình độ nhận thức
Tâm lí con người hình thành và phát triển trong quá trình sống và hoạtđộng, nên ghi nhớ cũng được hình thành và phát triển từ đó, đồng thời nócũng là một điều kiện quan trọng thông qua hoạt động tâm lí của con ngườiđược phát triển, trí nhớ cũng nhờ đó mà phát triển theo Chất lượng ghi nhớcủa con người phụ thuộc vào vốn tri thức, kinh nghiệm của mỗi người Cànghiểu biết nhiều càng dễ gắn điều mình cần nhớ vào tri thức cũ, do đó càng dễnhớ và nhớ lâu hơn Qua đó thấy được trình độ nhận thức của con người cóảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ
1.3.3.3 Ghi nhớ phụ thuộc vào động cơ và sự hứng thú đối với tài liệu ghi nhớ.
Ghi nhớ của con người phụ thuộc vào động cơ, hứng thú đối với tài liệucần ghi nhớ Với những nội dung kiến thức phù hợp với khả năng, sở thíchcủa trẻ thì sẽ giúp trẻ học nhanh và nhớ lâu hơn
Trong hoạt động học tập động cơ là yếu tố quan trọng thôi thúc họcsinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn Khi có hứng thú họcmột môn nào đó, học sinh sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đóquan sát của các em trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vữn,việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực hơn, sự tưởngtưởng sẽ phong phú hơn Các em sẽ tự giác, sáng tạo không biết mệt mỏitrong quá trình lĩnh hội và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải cácbài tập sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn
1.3.3.4 Ghi nhớ phụ thuộc vào việc sử dụng các giác quan
Trang 24Việc phối hợp nhiều giác quan sẽ đem lại hiệu quả ghi nhớ tốt hơnnhiều so với sử dụng từng giác quan riêng biệt Chính vì vậy, khi một trong sốnhững giác quan bị hạn chế sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cũng như
số lượng các thông tin trẻ ghi nhớ được Thị giác là một giác quan thu đến80%, nó giúp ta ghi lại trong vỏ não những biểu hiện rõ nét hơn Việc kết hợp
cả nghe và đọc một tài liệu thì khối lượng ghi nhớ sẽ cao hơn với việc chỉnghe hoặc chỉ đọc Vì vậy, trong dạy học cho trẻ giáo viên cần phải biết vậndụng kết hợp các giác quan ghi nhớ khác nhau đặc biệt là thính giác và thịgiác…
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi nhớ của con người.Ngoài những yếu tố trên còn vô vàn những tác động có ảnh hưởng tới hiệuquả của việc ghi nhớ như sức khỏe, điều kiện học tập… của mỗi cá nhân
1.3.4 Khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
- Ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ có ý nghĩa: Trẻ có hội chứng Đaothường ghi nhớ các sự kiện, đồ vật, các kiến thức như cách học vẹt, không hiểu ýnghĩa chúng[18] Các em thường ít phân tích thông tin Cũng do yếu tố về tư duynên trẻ có hội chứng Đao cũng hạn chế về khả năng tìm ra những dấu hiệu bảnchất của sự vật hiện tượng cần ghi nhớ Đặc biệt trong quá trình học tập, trẻ cóhội chứng Đao gặp khó khăn trong việc ghi nhớ chắc chắn kiến thức Từ đó, chấtlượng trí nhớ của các em giảm nhiều Tuy ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ có ýnghĩa, tuy nhiên để “học thuộc lòng” một thông tin nào đó trẻ có hội chứng Đaomất nhiều thời gian hơn và thông tin lưu giữ không bền
- Ghi nhớ trực tiếp tốt hơn ghi nhớ gián tiếp: Ghi nhớ trực tiếp là cáchghi nhớ không thông qua mã hóa biểu tượng, còn ghi nhớ gián tiếp là hìnhthức ghi nhớ thông qua mã hóa biểu tượng Trẻ có hội chứng Đao thườngkhông thể mã hóa thông tin tốt, không đọc được các kí hiệu mã hóa Trẻ
Trang 25thường ghi nhớ trực tiếp các thông tin tri giác được Vì vậy, lượng thông tinthu được rất hạn chế.
- Ghi nhớ có chủ định không tốt hơn ghi nhớ không chủ định: Điều này
có nghĩa là cả hai loại ghi nhớ này đều không tốt trong đó ghi nhớ có chủ địnhgặp khó khăn hơn Thông thường, khi bắt buộc phải nhớ điều gì đó khiến conngười có ý thức ghi nhớ và ghi nhớ sẽ tốt hơn Trong khi đó, trẻ có hội chứngĐao do không có động cơ học tập và sự tự ý thức của trẻ không tốt nên ghinhớ có chủ định không tốt hơn ghi nhớ không chủ định
- Khó nhớ nhanh quên, tái hiện không chính xác: Khi nhớ một nội dungnào đó trẻ có hội chứng Đao cần có nhiều thời gian hơn, nhưng lại rất nhanhquên và tái hiện không chính xác nếu như không được củng cố liên tục Cóthể làm mất bớt thông tin, lẫn nội dung này sang nội dung kia
- Không có động cơ ghi nhớ: Quá trình ghi nhớ không chỉ phụ thuộcvào nội dung, tính chất của đối tượng cần ghi nhớ mà còn phụ thuộc vào động
cơ, mục đích học tập và kĩ thuật ghi nhớ của mỗi em Đối với trẻ có hội chứngĐao, do khả năng tự ý thức thấp nên hầu hết các em không có động cơ họctập Chính vì vậy, để giúp các em ghi nhớ các giáo viên cần phải làm cho bàihọc trở nên hấp dẫn hơn để các em hứng thú để ghi nhớ tốt hơn chứ không thểthay đổi chiến thuật ghi nhớ của các em
Ngoài các đặc điểm trên, trẻ có hội chứng Đao còn ghi nhớ dài hạnkhông tốt bằng ghi nhớ ngắn hạn Chính vì vậy, giáo viên cần lưu ý thườngxuyên củng cố kiến thức để trẻ có thể ghi nhớ nội dung kiến thức lâu hơn
1.3.5 Nội dung phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
- Căn cứ vào mục đích, tính chất của ghi nhớ, người ta chia làm 2 loại:
ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định
Trang 26- Căn cứ vào cách thức ghi nhớ người ta chia ghi nhớ làm 2 loại: ghinhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa, mà ghi nhớ máy móc và ghi nhớ cónghĩa là 2 phương pháp thực hiện của ghi nhớ có chủ định.
Vì vậy, có thể chia thành những loại ghi nhớ như sau:
1.3.5.1 Ghi nhớ không chủ định
Đó là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước, không đòi hỏi phải nỗlực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớmột cách tự nhiên[14] Tuy nhiên, không phải mọi sự kiện, hiện tượng đều đượcghi nhớ một cách không chủ định như nhau Mức độ ghi nhớ phụ thuộc vào sựthu hút của tài liệu Nếu nội dung tài liệu có khả năng tạo ra sự tập trung chú ýcao độ hay một xúc cảm mạnh mẽ thì sự ghi nhớ sẽ đạt hiệu quả cao Do vậy,trong dạy học, nếu giáo viên tạo ra được ở học sinh động cơ học tập đúng đắn,
có hứng thú sâu sắc đối với môn học thì học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ tài liệu mộtcách không chủ định, việc học tập trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn
1.3.5.2 Ghi nhớ có chủ định
Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo một mục đích đặt ra từ trước,đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định và cần có những thủ thuật và phương phápnhất định để đạt được mục đích ghi nhớ[14]
Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ,mục đích ghi nhớ Trong ghi nhớ có chủ định, việc sử dụng phương pháp hợp
lí là một điều kiện rất quan trọng để đạt hiệu quả cao
1.3.5.3 Ghi nhớ máy móc
Ghi nhớ máy móc, là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lầnmột cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghinhớ, không cần thông hiểu nội dung tài liệu Cách ghi nhớ này thường tìmmọi cách đưa vào trí nhớ tất cả những gì có trong tài liệu một cách chính xác
và chi tiết Nhưng do không hiểu nội dung tài liệu nên trong trí nhớ gồm toàn
Trang 27tài lệu lhoong liên quan gì với nhau “Học vẹt” là một biểu hiện cụ thể củacách ghi nhớ này, trí nhớ có thể được chất đầy tài liệu nhưng không có ích.
Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự ghi nhớ một cách hình thức, tốnnhiều thời gian, khi quên khó có thể hồi tưởng lại được Tuy nhiên, trong cuộcsống ghi nhớ máy móc lại có lúc cần thiết, nhất là khi ta ghi nhớ tài liệu không cónội dung khái quát như số nhà, số điện thoại, ngày tháng năm sinh,…
1.3.5.4 Ghi nhớ có ý nghĩa
Ghi nhớ có ý nghĩa, là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu,trên sự tự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của các tài liệu đó.Tức là ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiểu bản chất của nó Ở đây là quá trình ghi nhớgắn liền với quá trình tư duy và tưởng tượng nhằm nắm bắt lấy logic nội tại của tàiliệu Do vậy, người ta gọi ghi nhớ ý nghĩa là ghi nhớ logic
Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động nhận thức,đảm bảo cho sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững Ghi nhớ ý nghĩatốn ít thời gian hơn ghi nhớ máy móc, nhưng lại tiêu hao lượng thần kinhnhiều hơn
1.3.6 Biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng đao ở tiểu học
1.3.5.1 Khái niệm biện pháp
Theo từ điển giáo dục học: “Biện pháp là cách tác động có định hướng,
có chủ đích phù hợp với đối tượng giáo dục” Từ điển Tiếng Việt định nghĩa:
“Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một số vấn đề cụ thể”
Biện pháp là phạm trù mang tính biện chứng, không phải là bất biến màthay đổi theo sự thay đổi của thực tiễn để đáp ứng với các nhu cầu đòi hỏithực tiễn Việc xác định đúng biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảiquyết công việc nhanh chóng đạt được mục đích đề ra
Trang 281.3.5.2 Khái niệm biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ theo tôi quan niệm: Là cách thức
tổ chức những hoạt động học tập, vui chơi, những hoạt động gần gũi với cuộcsống hàng ngày, môi trường xung quanh cho trẻ có hội chứng Đao nhằm giúptrẻ ghi nhớ tài liệu học tập, kinh nghiệm sống tốt hơn
1.4 Thực trạng phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
1.4.1 Những vấn đề chung về khảo sát
1.4.1.1 Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về khả năng ghi nhớ củatrẻ có hội chứng Đao ở tiểu học và sử dụng các biện pháp phát triển khả năngghi nhớ cho trẻ, từ đó, đề tài đề xuất biện pháp phát triển khả năng ghi nhớcho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
1.4.1.2 Nội dung khảo sát
1) Nhận thức của GV về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển
khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
2) Khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
3) Nhận thức của GV về nguyên nhân trẻ có hội chứng Đao gặp khó
khăn trong ghi nhớ
4) Hình thức giáo viên sử dụng để phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ
có hội chứng Đao ở tiểu học
5) Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ chotrẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
6) Đề xuất của giáo viên để nâng cao hiệu quả việc phát triển khả năngghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
1.4.1.3 Phương pháp và công cụ khảo sát
Trang 29- Mục đích: Nhằm thu thập thông tin từ phía giáo viên về khả năng ghinhớ của trẻ có hội chứng đao và những biện pháp GV sử dụng nhằm pháttriển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học.
- Đối tượng điều tra: 20 giáo viên ở trường Nuôi dạy trẻ em Khiếm thịHải Phòng
- Công cụ điều tra: Phiểu trưng cầu ý kiến (xem ở phần phụ lục)
b Phương pháp quan sát
- Mục đích: Quan sát những biện pháp, các hoạt động GV sử dụng đểphát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao trong lớp học Nhữngthuận lợi và khó khăn về khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
- Đối tượng quan sát: Quan sát trẻ có hội chứng Đao và giáo viêntrong các giờ học và giờ hoạt động vui chơi
c Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Thu thập thêm thông tin về vấn đề nghiên cứu
- Đối tượng phỏng vấn: GV đang dạy trong lớp có trẻ có hội chứng Đao
d Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
- Mục đích: Xử lý kết quả nghiên cứu đã thu thập được
- Nội dung: Tổng hợp các kết quả trả lời của GV, vận dụng các cách đánhgiá số lượng, tỷ lệ (%) và xếp thứ bậc để xử lý số liệu thu được
1.4.1.4 Đối tượng và địa bàn khảo sát
Trong điều kiện thực tế cho phép, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thựctrạng vấn đề nghiên cứu tại trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng
Hải Phòng là một trong những đơn vị đã và đang đẩy mạnh phát triểngiáo dục cho trẻ khuyết tật Tại đây, đã có nhiều cơ sở giáo dục chuyên biệt,trung tâm và trường lớp chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật Những cơ sở này
đã đáp ứng được phần nào nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật tại Hải Phòng và
Trang 30Phòng là một trong số những trường có điều kiện hỗ trợ giúp trẻ khuyết tậtnói chung và trẻ khiếm thị nói riêng giảm bớt những khó khăn để dần hòanhập vào cuộc sống Phần lớn các giáo viên tại trường đã tốt nghiệp chuyênngành giáo dục đặc biệt, được học qua các khóa bồi dưỡng, tập huấn về giáodục đặc biệt, giáo dục trẻ khuyết tật Đội ngũ giáo viên của trường Nuôi dạytrẻ em khiếm thị Hải Phòng luôn được đánh giá cao về sự nhiệt huyết, lòngyêu nghề tận tâm và trình độ chuyên môn cao.
Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng lúc đầu là trường nuôidạy thanh thiếu niên mù, được thành lập ngày 12 tháng 11 năm 1991 theoQuyết định 1064/ QĐ- TCCQ, thuộc quản lí của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội Tới ngày 27 tháng 5 năm 1998, theo Quyết định số: 836/QĐ TCCQ trường đổi tên thành trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng Từnăm 1991đến tháng 4 năm 2012, trường ở tại số 55 Lạch Tray- Ngô Quyền
-Từ tháng 5 năm 2012, trường chuyển về địa điểm mới tại ngõ 109 đườngTrường Chinh, phường Đồng Hòa - Kiến An
Ở đây nuôi dạy học sinh theo hình thức trường chuyên biệt nội trú Dạyvăn hóa bằng chữ nổi theo chương trình tiểu học, dạy học sinh phục hồi chứcnăng định hướng đi lại và lao động tự phục vụ sinh hoạt của bản thân Từngbước tổ chức dạy nghề, tạo cho học sinh có một nghề để lao động và sinhsống Giáo dục can thiệp sớm cho trẻ khiếm thị dưới 6 tuổi, hỗ trợ giáo dụchòa nhập cho trẻ khiếm thị ở các cơ sở giáo dục khác; giáo dục trẻ đa tật, trẻthiểu năng trí tuệ có liên quan đến thi giác theo hình thức bán tập trung
Cơ cấu tổ chức: Bao gồm 11 chi bộ đảng viên, 1 hiệu trưởng và 2 hiệuphó; tổ chức công đoàn trường Nhà trường có số lao động 30 người, bangiám hiệu 3 người có trình độ đại học và đội ngũ giáo viên có trình độ caođẳng, đại học
Số lượng học sinh: Năm học 2014-2015 trường có 140 học sinh gồm
Trang 31không ngừng tăng Bao gồm trẻ khiếm thị, trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ tự kỉ, trẻ khókhăn về học, trong đó có số lượng trẻ có hội chứng Đao khá lớn Trong quá trìnhhọc tập tại trường, các em đều có những tiến bộ rõ rệt do được can thiệp sớm vàtham gia học hòa nhập.
Đội ngũ giáo viên: Gồm những giáo viên đều tốt nghiệp đại học, caođẳng chuyên ngành giáo dục đặc biệt Hàng năm giáo viên của trường cònđược tham dự các khóa tập huấn về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, trẻ cónhư cầu đặc biệt như: Khóa học của tổ chức GVI, khóa học về thiết kế đồdùng Montessori,…
Cơ sở vật chất, thiết bị: Khu nội trú cho học sinh 14 phòng ở, 1 nhàbếp, 1 nhà ăn Có 16 phòng học và phục hồi chức năng Khu hành chính gồm
10 phòng và phòng hội đồng trường và các công trình phụ trợ khác
Bảng 1.1 Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng
Kết quả bảng trên cho thấy, nhận định của GV về vai trò của việc pháttriển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao chủ yếu là quan trọng và rấtquan trọng Cụ thể, nhận định mức độ quan trọng chiếm 50% và nhận định rất
Trang 32cũng rất quan tâm đến việc phát triển ghi nhớ và nhận thức được tầm quan trọngcủa phát triển ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao Không có GV cho rằng khôngquan trọng chiếm tỷ lệ 0% Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về vai tròcủa ghi nhớ cho thấy, tầm quan trọng to lớn của việc phát triển ghi nhớ cho trẻKTTT nói chung và trẻ có hội chứng Đao nói riêng Ghi nhớ tác động rất nhiềuđến hoạt động nhận thức cũng như khả năng học tập của trẻ Nếu nhận thứcđúng và đầy đủ về tầm quan trọng của ghi nhớ, từ đó, GV sẽ có cơ sở để đưa ranhững biện pháp hỗ trợ phù hợp, giúp trẻ phát triển ghi nhớ.
- Khi tìm hiểu nhận thức của GV về ý nghĩa của việc phát triển khả
năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học, chúng tôi thu được kết quảnhư sau:
Bảng 1.2 Nhận thức của GV về ý nghĩa của phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
1 Giúp trẻ tham gia học tập tốt hơn 2 10.0
2 Giúp trẻ nhớ được tài liệu lâu và chính xác hơn 5 25.0
3 Giúp trẻ có kết quả học tập tốt hơn 3 15.0
4 Giúp trẻ tham gia tốt hơn trong mọi hoạt động 10 50.0
Tổng số 20 100.0
Kết quả thể hiện ở bảng trên cho thấy, phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ
có hội chứng Đao có nhiều ý nghĩa rất quan trọng với việc học tập của các em.Không những giúp trẻ tham gia học tập tốt hơn, nhớ được tài liệu lâu và chínhxác hơn mà còn giúp trẻ có kết quả học tập tốt hơn, tham gia tốt hơn trong mọihoạt động Trong đó, ý kiến cho rằng, phát triển ghi nhớ giúp trẻ tham gia họctập tốt hơn chiếm 10% tổng số khách thể khảo sát 10 GV (chiếm 50%) có ýkiến cho rằng, phát triển ghi nhớ sẽ giúp trẻ tham gia tốt hơn trong mọi hoạtđộng Qua đó, có thể thấy GV cũng đã có những hiểu biết về trẻ có hội chứng
Trang 331.4.2.2 Khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
a Nhận thức của GV về mức độ khó khăn về khả năng ghi nhớ của trẻ có hộichứng Đao ở tiểu học được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.3 Nhận thức của GV về mức độ khó khăn về khả năng ghi nhớ của trẻ
có hội chứng Đao ở tiểu học
Khó khăn Ít khó khăn Không khó khăn
Qua bảng trên cho thấy, đa số ý kiến cho rằng, trẻ có hội chứng Đaogặp khó khăn về khả năng ghi nhớ chiếm 75% số khách thể khảo sát Bêncạnh đó, có 5 GV cho rằng trẻ gặp ít khó khăn trong khả năng ghi nhớ, chiếm25% Không có GV nào cho rằng, trẻ có hội chứng Đao không có khó khăn gì
về ghi nhớ Qua đó thấyđược giáo viên cũng đã có những hiểu biết nhất định
về mức độ khó khăn trong khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao Điều
đó cho thấy, trình độ chuyên môn của các GV rất sâu rộng, chính xác
b Nhận thức của GV về mức độ khó khăn ở từng loại ghi nhớ của trẻ có hộichứng Đao ở tiểu học
Bảng 1.4 Nhận thức của GV về mức độ khó khăn ở từng loại ghi nhớ của trẻ
có hội chứng Đao ở tiểu học
TT Loại ghi nhớ
Mức độ
Điểm TB
Thứ bậc
Khó khăn (3đ)
Ít khó khăn (2đ)
Không khó khăn (1đ)
Trang 34Ghi chú:
1: Ghi nhớ có chủ định
2: Ghi nhớ không chủ định 3: Ghi nhớ có ý nghĩa
Nghiên cứu lí luận của đề tài cho thấy, trẻ có hội chứng Đao gặp nhiềukhó khăn trong ghi nhớ có ý nghĩa, đa số trẻ sẽ ghi nhớ một cách rất máy móc
mà không hiểu nội dung của các kiến thức mà GV đưa ra Trẻ thường nhớ các
sự vật, sự việc, kiến thức bằng cách học vẹt mà ít phân tích hay xem xét ý
Trang 35Không chỉ vậy, trẻ có hội chứng Đao do không có động cơ học tập và sự tự ýthức của trẻ không tốt nên ghi nhớ có chủ định gặp nhiều khó khăn Thôngthường khi bắt buộc phải nhớ điều gì đó khiến con người có ý thức ghi nhớ
và ghi nhớ sẽ tốt hơn, với trẻ có hội chứng Đao cũng như vậy, khi GV đưa ramột lượng kiến thức và yêu cầu trẻ phải nhớ thì trẻ sẽ nhớ tốt hơn khi GVkhông yêu cầu trẻ nhớ Vì vậy, có thể nhận thấy, phần lớn số lượng GV đã cónhận thức đúng về khó khăn của trẻ ở mỗi loại ghi nhớ
c Nhận thức của GV về những khó khăn được biểu hiện trong khả năng ghinhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Bảng 1.5 Nhận thức của GV về những khó khăn được biểu hiện trong khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Số khách thể cho rằng trẻ có hội chứng đao khó nhớ, nhanh quên chiếm 10%.Qua đó, thể hiện cái nhìn bao quát, toàn diện của giáo viên với những khókhăn của trẻ
Mỗi trẻ có hội chứng Đao lại có những khó khăn trong khả năng ghinhớ, có biểu hiện và mức độ khác nhau Có những trẻ chỉ có thể nhắc lại
Trang 36nhiều và phức tạp Bên cạnh đó, có những trẻ lại khó nhớ, nhanh quên tái hiệnkiến thức không chính xác hay trẻ chỉ có thể nhắc lại máy móc một từ một câu
mà không hiểu ý nghĩa của từ, câu đó Tuy nhiên, nhiều trẻ có những khókhăn ở tất cả các biểu hiện trên Trên cơ sở đó, GV cần xây dựng những biệnpháp nhằm khắc phục những khó khăn trong khả năng ghi nhớ cho trẻ Giúptrẻ ghi nhớ tốt hơn, có thể tham gia vào các hoạt động học tập vui chơi cùngvới các bạn
d Nhận thức về những khó khăn về khả năng ghi nhớ đã ảnh hưởng đến việchọc tập của trẻ có hội chứng Đao
Nội dung nghiên cứu này được thể hiện tập trung ở những ý kiến sau:
- Những khó khăn trong ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao sẽ làm trẻgặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu tri thức
- Trẻ sẽ không theo được chương trình học
- Không nhớ được nội dung bài học
- Khó nhớ các kiến thức, mau quên nên kết quả học tập không tốt
- Trẻ ghi nhớ kém sẽ khó khăn trong việc tiếp thu tri thức, ghi nhớ tàiliệu không chính xác nên kết quả học tập không cao,…
1.4.2.3 Nhận thức của GV về nguyên nhân trẻ có hội chứng Đao gặp khó
khăn trong ghi nhớ
Kết quả tìm hiểu nhận thức của GV về nguyên nhân trẻ có hội chứngĐao gặp khó khăn trong ghi nhớ được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1.6 Nhận thức của GV về nguyên nhân trẻ có hội chứng Đao gặp khó khăn trong ghi nhớ
2 Do trẻ không hứng thú với nội dung cần ghi nhớ 2 10.0
3 Do trẻ không chú ý đến nội dung bài học 1 5.0
4 Giáo viên tổ chức các hoạt động chưa phù hợp 2 10.0
Trang 37với trẻ
Tổng số 20 100.0
Qua bảng trên cho thấy phần lớn GV cho rằng trẻ có hội chứng Đao gặpkhó khăn trong ghi nhớ là do khuyết tật của trẻ gây nên, cụ thể là có 15 GVchiếm 75% số lượng khách thể khảo sát Bên cạnh đó có 1 GV chiếm 5% sốlượng khách thể khảo sát cho rằng do trẻ không chú ý đến nội dung bài học
Qua nghiên cứu lí luận của đề tài, thấy được rằng trẻ có hội chứng Đaogặp nhiều khó khăn trong nhận thức đặc biệt là trong khả năng ghi nhớ Trẻ
có hạn chế rõ rệt về trí nhớ ngắn hạn thính giác và khiếm khuyết trong các kĩnăng xử lí thông tin thính giác nên trẻ gặp khó khăn với những chỉ dẫn bằnglời của người khác Trẻ gặp những khó khăn trong việc theo dõi, ghi nhớ cáchướng dẫn bằng ngôn ngữ Vì vậy, nguyên nhân lớn nhất vẫn là do khuyết tật
đã làm ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng Đao
Qua đó có thể thấy, nhận thức của giáo viên về trẻ có hội chứng Đao làkhá chính xác Giáo viên cũng rất quan tâm tìm hiểu những khó khăn của trẻđao để tìm ra biện pháp khắc phục những khó khăn đó
1.4.2.4 Hình thức giáo viên sử dụng để phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ
có hội chứng Đao ở tiểu học.
Kết quả tìm hiểu hình thức giáo viên sử dụng để phát triển khả năng ghinhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Bảng 1.7 Hình thức giáo viên sử dụng để phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ
có hội chứng Đao ở tiểu học
3 Thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày 10 50.0
4 Thông qua các hoạt động thể chất 9 45.0
Trang 38Qua bảng số liệu trên có thể thấy, hình thức phát triển ghi nhớ cho trẻĐao mà giáo viên hay sử dụng nhất đó là thông qua hoạt động học, có 19 trên
20 phiếu lựa chọn hình thức này chiếm 95% số phiếu Xếp hạng thứ 2 làthông qua hoạt động chơi để phát triển ghi nhớ cho trẻ chiếm 60% Thông quacác hoạt động sinh hoạt hàng ngày đạt 50% và xếp hạng thứ 3 Giáo viên ít sửdụng hình thức thông qua hoạt động thể chất để phát triển ghi nhớ cho trẻ đạt
tỉ lệ 45% Xếp hạng thứ 5 là thông qua các tiết hỗ trợ cá nhân chiếm 25% sốlượng khách thể khảo sát
Qua đó thấy được, giáo viên cũng đã sử dụng hầu hết tất cả các hìnhthức trên để phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao Tuy nhiên,mức độ sử dụng mỗi hình thức lại khác nhau Thực tế cho thấy, giúp trẻ pháttriển ghi nhớ không những chỉ qua việc học kiến thức trên lớp mà có thể dạytrẻ thông qua các hoạt động chơi, hoạt động thể chất và các hoạt động sinhhoạt hàng ngày,… Ở đây, giáo viên ít sử dụng các tiết hỗ trợ cá nhân là dođiều kiện trang thiết bị của nhà trường chưa có phòng học dạy tiết cá nhân.Tiết học cá nhân rất quan trọng cho việc ghi nhớ kiến thức của trẻ Đao, ngoàinhững tiết học theo hình thức nhóm lớp trẻ cũng cần phải có những tiết học cánhân Ở tiết dạy cá nhân, giáo viên có thể dựa vào những điểm hạn chế củatừng trẻ để lên kế hoạch dạy, phát huy những điểm mạnh mà trẻ có
1.4.2.5 Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học.
a Mức độ sử dụng các biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hộichứng Đao ở tiểu học
Kết quả tìm hiểu mức độ sử dụng các biện pháp phát triển khả năng ghinhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.8 Mức độ sử dụng các biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ
Trang 39Biện pháp
Mức độ
Điểm TB
Thứ bậc
Thường xuyên (3đ)
Thỉnh thoảng (2đ)
Không bao giờ (1đ)
6 Ôn tập, luyện tập thường xuyên 54 4 0 2.9 1
Qua bảng trên cho thấy, giáo viên hầu hết cũng đã vận dụng tất cảnhững biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao Trong
đó, biện pháp ôn tập và củng cố thường xuyên được xếp hạng cao nhất vớiđiểm trung bình là 2.9, chứng tỏ giáo viên sử dụng nhiều nhất để phát triểnkhả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao Xếp thứ 2 là biện pháp sử dụng
đồ dùng trực quan cũng được giáo viên sử dụng thường xuyên trong dạy họcvới điểm trung bình là 2.85 Cho thấy, hai biện pháp này được sử dụngthường xuyên nhất để phát triển ghi nhớ cho trẻ Biện pháp sử dụng sơ đồ hóaxếp hạng cuối cùng, đạt 2.0 điểm
Thông qua điểm trung bình và thứ tự xếp hạng cho các biện pháp giáoviên thường xuyên sử dụng là biện pháp chung, đơn giản và dễ thực hiện hơn.Đặc biệt những biện pháp đó có thể áp dụng cho tất cả các trẻ cùng một lúc vàgiáo viên không mất quá nhiều công sức cho việc chuẩn bị đồ dùng, chuẩn bịbài trước khi lên lớp Những biện pháp còn lại cũng được giáo viên sử dụngnhưng ít hơn Có thể do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cũng nhưtrình độ nhận thức của học sinh nên chưa thể sử dụng thường xuyên nhữngbiện pháp đó được
Trang 40b Đánh giá của giáo viên về hiệu quả sử dụng của các biện pháp phát triểnkhả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
Kết quả tìm hiểu đánh giá của giáo viên về hiệu quả sử dụng của cácbiện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu họcđược thể hiên ở bảng sau:
Bảng 1.9 Đánh giá của giáo viên về hiệu quả sử dụng của các biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học
TT
Biện pháp
Mức độ
Điể m TB
Th ứ bậc
Hiệu quả (3đ)
Ít hiệu quả (2đ)
Không hiệu quả (1đ)
sự phát triển ghi nhớ của trẻ Việc sử dụng có hiệu quả hay ít hiệu quả cácbiện pháp do nhiều yếu tố tác động Vì vậy, để việc sử dụng các biện pháp đạthiệu quả cao giáo viên cần tìm hiểu sâu hơn về khả năng nhu cầu của trẻ đểlựa chọn được những biện pháp phù hợp với từng trẻ
c Đánh giá những khó khăn khi sử dụng các biện pháp phát triển khả năngghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học