1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 45 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

136 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

1.Lí do chọn đề tài Thực trạng môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Môi trường đang bị hủy hoại từng ngày, từng giờ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của tự nhiên như nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt môi trường, ô nhiễm môi trường. Có thể nói, môi trường đang thực sự lâm vào cuộc khủng hoảng với quy mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp đối với cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của toàn xã hội trong tương lai. Nhận thức như thế nào và làm gì để bảo vệ môi trường đó là vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm.Con người là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng suy thoái môi trường nhưng chính con người cũng là nhân tố tích cực nhằm bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Nhằm khắc phục hậu quả do con người gây ra đối với môi trường,ngày nay, các quốc gia đã đưa ra các chương trình hành động cụ thể nằm cải thiện những vấn đề về môi trường.Trên thế giới, nhiều hội thảo đã được tổ chức, nhiều đạo luật, quyết định đã được ban hành nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái môi trường. Để thực hiện được việc này, các nước đã tiến hành hàng loạt các biện pháp, trong đó giáo dục môi trường được coi là biện pháp hữu hiệu nhất.Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 27121993 và có hiệu lực từ ngày 10011994 coi giáo dục môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Trang 1

Lêi c¶m ¬n

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thị Phương

-đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Giáo dụcmầm non, phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điềukiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôitrong quá trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GDBVMT : Giáo dục bảo vệ môi trường

GDHVBVMT : Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường CĐSHHN : Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Phạm vi nghiên cứu 5

8 Đóng góp mới của đề tài 5

9 Cấu trúc của luận văn 5

PHẦN 2: NỘI DUNG 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục hàn vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non 6

1.1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.2 Khái niệm “Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non” 16

1.1.3 Nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

23 1.1.4 Ý nghĩa của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non 24

1.1.5 Bản chất của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 26

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục HVBVMT cho trẻ 4 – 5 tuổi 28

Trang 4

1.1.7 Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non và vai trò của nóđối với việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi 311.2 Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục HVBVMT cho trẻ 4 – 5 tuổi thông quaCĐSH ở trường mầm non 371.2.1 Nội dung giáo dục BVMT trong chương trình GDMN hiện nay 37

1.2.2 Thực trạng về việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông quaCĐSH hàng ngày của giáo viên mầm non 391.2.3 Thực trạng về mức độ hình thành hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5tuổi ở trường mầm non 48Kết luận chương 1 54

Chương 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON 55

2.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho trẻ 4-5tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non 552.1.1 Giáo dục HVBVMT phải xuất phát từ cuộc sống thực của trẻ và sửdụng chính cuộc sống thực để giáo dục trẻ em 552.1.2 Giáo dục HVBVMT phải được thực hiện theo quan điểm tích hợp 56

2.1.3 Giáo dục HVBVMT phải được thực hiện theo quan điểm hoạt động 57

2.2 Đề xuất một số biện pháp giáo dục HVBVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông quachế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non 59

Trang 5

Biện pháp 1: Tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn kích thích trẻ tích cực định

hướng vào mẫu hành vi bảo vệ môi trường 59

2.3 Phối hợp các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non 81

Kết luận chương 2 82

Chương 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON 83

3.1 Mục đích thực nghiệm 83

3.2 Nội dung thực nghiệm 83

3.3 Thời gian thực nghiệm 85

3.4 Mẫu thực nghiệm 85

3.5.Tiến hành thực nghiệm và kết quả 86

3.5.1 Cách tiến hành thực ngiệm 86

3.5.2 Kết quả thực nghiệm 87

Kết luận chương 3 104

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105

1 KẾT LUẬN CHUNG 105

2 KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 6

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thực trạng môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề nóng bỏngtrên toàn cầu Môi trường đang bị hủy hoại từng ngày, từng giờ ở khắp mọinơi trên thế giới Loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng tolớn của tự nhiên như nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt môi trường, ô nhiễmmôi trường Có thể nói, môi trường đang thực sự lâm vào cuộc khủng hoảngvới quy mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp đối với cuộc sống hiện tại

và sự tồn vong của toàn xã hội trong tương lai Nhận thức như thế nào và làm

gì để bảo vệ môi trường đó là vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm

Con người là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng suythoái môi trường nhưng chính con người cũng là nhân tố tích cực nhằm bảo

vệ môi trường và cải thiện môi trường sống Nhằm khắc phục hậu quả do conngười gây ra đối với môi trường,ngày nay, các quốc gia đã đưa ra các chươngtrình hành động cụ thể nằm cải thiện những vấn đề về môi trường

Trên thế giới, nhiều hội thảo đã được tổ chức, nhiều đạo luật, quyếtđịnh đã được ban hành nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái môitrường Để thực hiện được việc này, các nước đã tiến hành hàng loạt các biệnpháp, trong đó giáo dục môi trường được coi là biện pháp hữu hiệu nhất

Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông quangày 27/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 10/01/1994 coi giáo dục môi trường

là một trong những nhiệm vụ hàng đầu

Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đã được đưa vào giảng dạy tại rấtnhiều trường ở tất cả các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trunghọc phổ thông đến đại học và sau đại học Giáo dục bảo vệ môi trường chohọc sinh, sinh viên là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với bậc học mầm

1

Trang 7

non vì đây là bậc học nền móng, là cơ sở, là mắt xích quan trọng cho các bậchọc tiếp theo Vì vậy việc giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn trongviệc bảo vệ môi trường phải bắt đầu ngay từ tuổi mầm non

Môi trường là nguồn tri thức thực tế mà trẻ có thể lĩnh hội được mộtcách có ý thức dựa trên nhận thức cảm tính và giáo dục thái độ đúng đối với nó

Sự thiếu hụt tri thức, biểu tượng không đúng sẽ là nguyên nhân gây nên thái độthiếu nhân hậu của trẻ đối với động vật, dẫn đến hành vi tàn sát chúng Điều nàykhông chỉ làm hại môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ Hơnnữa việc sửa đổi những biểu tượng không đúng ở trẻ thường khó hơn là hìnhthành biểu tượng mới Chính vì vậy, điều quan trọng là ngay từ lứa tuổi mầmnon cần hình thành những tri thức, hành vi đúng về vấn đề bảo vệ môi trường

Thực tiễn dạy học mầm non hiện nay, vấn đề giáo dục bảo vệ dục môitrường cho trẻ cũng đã được các nhà quản lý cũng như các giáo viên quantâm Có rất nhiều công trình nghiên cứu về nội dung giáo dục bảo vệ môitrường cho trẻ mầm non nhằm đưa vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.Tuy nhiên, việc thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cũng còn nhiều hạnchế: Quá trình giáo dục chưa thường xuyên, liên tục; nhiều giáo viên chưabiết cách sử dụng các biện pháp giáo dục môi trường một cách phù hợp, chưabiết phát huy thế mạnh của từng biện pháp; việc giáo dục cũng mới chỉ dừnglại ở mức độ cung cấp những kiến thức thông thường mà chưa khai thác sâu ởmức độ hình thành hành vi Vì vậy mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường chotrẻ mầm non chỉ có thể tốt khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những trithức mà trẻ tiếp thu được với những biện pháp tích cực của giáo viên nhằmhình thành hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ

Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non là sự phân phốithời gian, trình tự các hình thức hoạt động và nghỉ ngơi luân phiên trong ngàymột cách hợp lý, nhằm tiến hành nội dung công tác giáo dục đạt hiệu quả cao

2

Trang 8

nhất Chế độ sinh hoạt hàng ngày có nhiều ưu thế trong việc giáo dục hành vibảo vệ môi trường của trẻ mầm non Cuộc sống hàng ngày là phương tiện tốtnhất để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ Tổ chức chế độ sinh hoạtcũng chính là tổ chức cuộc sống hàng ngày của trẻ Vì vậy, nếu chúng ta biết

tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày thì mục tiêu giáo dục môi trường sẽ dễdàng thực hiện được Chế độ sinh hoạt hàng ngày là nơi cung cấp cho trẻnhững tình huống thực tế để trẻ trải nghiệm, từ đó làm thay đổi thái độ, hành

vi của trẻ đối với môi trường một cách tích cực

Xuất phát từ những lí do trên, căn cứ vào ưu thế của việc tổ chức chế

độ sinh hoạt hàng ngày đối với giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non,

tôi chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5

tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi bảo vệ môitrường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi đã đề xuất các biện phápgiáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua chế độ sinhhoạt hàng ngày nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường chotrẻ ở trường mầm non

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trườngmầm non

3.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổithông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

4 Giả thuyết khoa học

Nếu sử dụng một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường chotrẻ 4-5 tuổi theo hướng tận dụng cơ hội để trẻ trải nghiệm hành vi bảo vệ môi

3

Trang 9

trường trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm nonthì hành vi bảo vệ môi trường của trẻ sẽ được nâng cao.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc giáo dụchành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàngngày của trẻ ở trường mầm non

5.2 Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

5.3 Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của các biện pháp đã đềxuất và khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóanhững tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm rõ vấn đề nghiên cứu

6.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a/ Phương pháp điều tra bằng phiếu (Anket)

Thu thập ý kiến của giáo viên bằng phiếu nhằm tìm hiểu thực trạnggiáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở một số trường mầm nontrên địa bàn tỉnh Tuyên quang

b/ Phương pháp quan sát

Dự giờ, quan sát quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn giáo dục hành

vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày

Quan sát hiệu quả của giáo dục hành vi bảo vệ môi trường của trẻ 4-5tuổi thông qua các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày

c/ Phương pháp đàm thoại

Sử dụng hệ thống câu hỏi, trao đổi trò chuyện với giáo viên, với trẻ vềnhững vấn đề liên quan đến biện pháp mà giáo viên đã sử dụng trong quátrình giáo dục HVBVMT cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non

4

Trang 10

d/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm hiệuquả của các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổithông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

6.4 Phương pháp thống kê toán học

Thu thập và phân tích số liệu nghiên cứu thông qua các tham số thốngkê: Tỉ lệ %, trung bình (X), độ lệch chuẩn (S), đại lượng kiểm định (T)

7 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu vấn đề giáo dục HVBVMT cho trẻ 4-5 tuổi thông quachế độ sinh hoạt hàng ngày ở một số trường mầm non trên địa bàn huyệnYên Sơn- Tuyên Quang

- Thời gian nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm: Từ tháng 5/2014

2/2014-8 Đóng góp mới của đề tài

- Xác định và hệ thống hóa lý luận của việc giáo dục hành vi bảo vệ môitrường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

- Làm rõ thực trạng của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5tuổi ở trường mầm non và chỉ ra nguyên nhân của trực trạng

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường chotrẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

9 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị.

Phần nội dung có 3 chương :

Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi

trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

Chương 2 : Đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường

cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

Chương 3: Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi

trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non

5

Trang 11

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ

SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục hàn vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non.

1.1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài

a Những nghiên cứu, chiến lược mang tính quốc tế

Năm 1948, tại cuộc họp Liên hợp Quốc về Bảo vệ môi trường và tàinguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ “Giáo dục môi trường” đã được sử dụng.Tuy nhiên việc giáo dục môi trường thực sự được quan tâm khi những hiểmhọa về sự tồn vong của con người đã trở nên báo động Trái đất – Ngôi nhàchung của nhân loại bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng do chính nhữnghành động mà con người gây ra Sau đó, các quốc gia trên thế giới đã lần lượt

tổ chức các hội nghị, hội thảo và đề ra được nhiều chiến lược, sách lược quantrọng về vấn đề bảo vệ môi trường theo những hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, nghiên cứu về mục tiêu, nguyên tắc giáo dục môi trường.

Vào tháng 5 năm 1958, Hội đồng cộng đồng châu âu đã họp và thống nhấtđưa ra nghị quyết về giáo dục môi trường với những mục tiêu và nguyên tắc sau:

- Mục tiêu của giáo dục môi trường là nâng cao nhận thức của nhân dânđối với các vấn đề về môi trường cũng như các giải pháp có thể, đặt nền móngcho sự tham gia tích cực với đầy đủ kiến thức của từng cá nhân trong việc bảo

vệ môi trườn và sử dụng một cách hợp lý, sáng suốt các tài nuyên thiên nhiên

6

Trang 12

Để đạt được những mục tiêu trên, giáo dục môi trường cần phải tínhđến các nguyên tắc mang tính chỉ dẫn sau:

- Môi trường phải được coi là tài sản của nhân loại

- Nhiệm vụ chung đó là sự đóng góp cho việc bảo vệ sức khỏe conngười và giữ gìn cân bằng sinh thái, duy trì và bảo vệ môi trường

- Sự cần thiết đối với việc sử dụng hợp lí, sáng suốt các nguồn tàinguyên thiên nhiên

- Đường lối mà mỗi cá nhân với tư cách là người tiêu dùng có thể đónggóp cho việc bảo vệ môi trường bằng hành vi, thái độ của mình

Năm 1975, tại Belyrade (Nam Tư) Chương trình giáo dục môi trườngquốc tế (IEEP) ra đời Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về giáo dục môitrường, chương trình IEEP đã đưa ra được Nghị định khung và tuyên bố vềnhững mục tiêu, nguyên tắc hướng dẫn giáo dục môi trường Hội thảo đãcông bố Hiến chương Balyrade – Một hệ thống nguyên tắc toàn cầu cho giáodục môi trường được tóm tắt ở những điểm cơ bản sau:

- Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tương tác về kinh tế,chính trị, xã hội, sinh thái giữa nông thôn và thành thị

- Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức, những giátrị, quan niệm, trách nhiệm và các kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạomôi trường

- Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các cá nhân, các tổchức cũng như toàn xã hội

Thứ hai, nghiên cứu tầm quan trọng của giáo dục đối với các vấn đề

về môi trường

Năm 1977, tại Tbilisi (Liên Xô) UNESCO đã tổ chức Hội nghị Liênchính phủ đầu tiên về giáo dục môi trường bao gồm 66 nước tham dự Hộinghị đưa ra các ý kiến đóng góp cho việc áp dụng rộng rãi nội dung giáo dục

7

Trang 13

môi trường trong chương trình giáo dục chính thức và không chính thức Nộidung về giáo dục môi trường trong văn kiện của Hội nghị có thể tóm tắt nhưsau: “ Nếu như muốn đạt được các mục tiêu bảo tồn thì hành vi cư xử của một

xã hội đối với sinh quyển bắt buộc phải thay đổi Nhiệm vụ lâu dài của giáodục môi trường là khuyến khích hoặc củng cố các hành vi, thái độ mang tínhđạo đức mới”

Sau đó vào năm 1987, nhân kỷ niệm 10 năm Hội nghị Tbilisi đầu tiên,một loạt các vấn đề cơ bản về môi trường được đưa ra thảo luận, trong đónhấn mạnh đặc biệt tới tầm quan trọng của giáo dục môi trường, và khẳngđịnh sẽ không thể giảm được mối đe dọa mang tính khu vực và quốc tế đốivới môi trường trừ phi ý thức của đại đa số quần chúng được thức tỉnh

Trong năm 1987, Ủy ban thế giới về môi trường và sự phát triển đã cóbáo cáo “ Tương lai chung của chúng ta” (WCED 1987) Bản báo cáo đã đưa racông bố “Chương trình nghị sự toàn cầu” Giáo dục được coi là trọng tâm củachương trình này :“Sự thay đổi thái độ mà chúng ta cố gắng phụ thuộc vào cácchiến dịch giáo dục lớn, các cuộc thảo luận và sự tham gia của quần chúng”

Môi trường và sự phát triển có mối quan hệ với nhau Chính sự suythoái về môi trường là vật cản chủ yếu đối với sự phát triển Bảo vệ môitrường là mục tiêu quan trọng nhất để đạt được tốc độ phát triển bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh (UNCED) diễn ra tại Rio de Janeco (Brazil) vàonăm 1992 có 170 nước tham dự Hội nghị thảo luận vấn đề mấu chốt là “Chươngtrình Nghị sự 21” Chương trình nhằm chỉ ra cho các quốc gia biết cần phải làmnhững gì để đạt được sự phát triển mang tính chất duy trì trong thế kỷ XXI Hộinghị nhất trí cao phát triển và giáo dục môi trường phải là một bộ phận thốngnhất của quá trình học tập ở cả hai dạng chính thức và không chính thức Hộinghị cũng đưa ra dự kiến là mọi chính phủ phải nỗ lực phấn đấu để cập nhật hóahoặc chuẩn bị các chiến lược nhằm mục đích kết hợp môi trường và phát triểnthành vấn đề trọng tâm để đưa vào các cấp giáo dục

8

Trang 14

Thứ ba, nghiên cứu về trách nhiệm của con người đối với việc phát triển môi trường một cách bền vững.

Nghị định thư Kyoto năm 1997 đưa ra chỉ tiêu cắt giảm lượng khí thảigây hiệu ứng nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển

và cơ chế đối với các nước đang phát triển nhằm đạt được sự phát triển kinh

tế xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện “cơ chế phát triển sạch”

Hội nghị quốc tế về môi trường với chủ đề: “Các công dân trên trái đất”diễn ra tại Pari (Pháp) năm 2007 với mục đích đưa ra các giải pháp hiệu quả đểbảo vệ an toàn trái đất trước nguy cơ biến đổi bất lợi do con người gây ra “ Lờikêu gọi Pari” đã khuyến khích kêu gọi tất cả các nước, tất cả mọi người chungtay bảo vệ môi trường, việc làm này góp phần bảo vệ tương lai của nhân loại.Hội nghị cũng kêu gọi thế giới thông qua “Tuyên bố toàn cầu” về các quyền hạn,trách nhiệm đối với môi trường nhằm đánh giá một quyền mới cho con người,

đó là quyền được sống trong một môi trường an toàn được bảo vệ

Như vậy, thông qua diễn biến của các hội nghị, hội thảo về vấn đề môitrường trên thế giới trong nhiều năm qua cho thấy các quốc gia trên thế giớiđều xem giáo dục là công cụ quan trọng nhất để giáo dục môi trường, là tácnhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thay đổi nhận thức của con người đốivới các vấn đề môi trường Tất cả các hội nghị, hội thảo đều hướng tới việclàm cho môi trường toàn cầu được cải thiện tốt đẹp hơn

Ngày môi trường thế giới (WED) đặt ra thông điệp cụ thể trong mỗigiai đoạn nhất định Chủ đề ngày môi trường thế giới năm 2013 là “Hãy nghĩ

về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” Nhằm khuyến khích mọi người

có ý thức hơn về các tác động tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm củamình, từ đó đưa ra được những quyết định sáng suốt Chủ đề ngày môi trườngthế giới năm 2014 là “Hãy hành động để ngăn chặn nước biển dâng”

9

Trang 15

b Những nghiên cứu, chiến lược cấp quốc gia

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có cách thức bảo vệ môi trường riêngbiệt phù hợp với thực trạng môi trường, con người và điều kiện kinh tế xã hội

ở nước đó Giáo dục môi trường được tiến hành song song giữa giáo dục giađình, nhà trường và xã hội bằng các biện pháp, phương pháp đa dạng nhằmtác động đến ý thức của mỗi công dân

Nhìn chung giáo dục môi trường thường được tiến hành dựa trên nhữngđiểm cơ bản sau đây:

+ Tiếp cận và trải nghiệm các vấn đề môi trường trong thực tế

+ Tăng cường những hiểu biết về môi trường

+ Khuyến khích tham gia các hoạt động vì môi trường

+ Hình thành và phát triển kỹ năng bảo vệ môi trường.

+Hình thành thái độ và trách nhiệm đối với môi trường

Ở nhiều quốc gia, giáo dục môi trường được đưa vào giảng dạy nhưmột môn học chính khóa nhưng cũng có nhiều nước lại đưa vào giảng dạynhư một môn học tự chọn Các quốc gia này đều thấy được nếu chỉ học trênlớp vẫn chưa đủ mà cần phải có kinh nghiệm của cuộc sống thực tế, giáo dụcnhận thức và hành động phải được tiến hành đồng thời, có hiệu quả

Sau khi nghiên cứu vấn đề giáo dục ở một số quốc gia trên thế giới,chúng tôi thấy có 2 xu hướng cơ bản: Thứ nhất, giáo dục môi trường bằngcách tiếp cận như những môn học, những chuyên đề nhỏ, một khóa học vớinhững nội dung rất gần gũi, địa điểm học thú vị; Thứ hai, giáo dục môi trườngđược lồng ghép, tích hợp vào các lĩnh vực, các hoạt động giáo dục khác nhau

* Giáo dục môi trường bằng cách tiếp cận như những môn học, nhữngchuyên đề nhỏ, một khóa học với những nội dung rất gần gũi, địa điểm học thú vị

Ở Mỹ: Liên đoàn quốc gia bảo vệ cuộc sống hoang dã (NWF) đã giảngdạy tại các trường 33 bài học về môi trường Tùy vào tình hình cụ thể mà có

10

Trang 16

thể áp dụng các bài học vào trong cuộc sống Vào các kì nghỉ hè, nhiều khóahọc về môi trường kéo dài vài tuần với những nội dung rất gần gũi nhằm bổtrợ kiến thức và xây dựng kỹ năng cho học sinh Các khóa học này có thể diễn

ra ở viện bảo tàng, một trang trại hoặc công viên

Philippines đã thực nghiệm một chương trình giáo dục môi trường trongnhà trường và trong cộng đồng xã hội Trong chương trình phổ thông có một

số bài chuyên về giáo dục môi trường, kèm theo những tài liệu đọc thêm vềtình hình môi trường của đất nước, của địa phương và có một chương trìnhgiáo dục môi trường cụ thể tại các trường đào tạo giáo viên và hiệu trưởng

Indonesia thực hiện giáo dục môi trường với 8 chuyên đề: Bảo vệ rừng,chống hoang hóa, chống xói mòn, hiện tượng bồi tụ lòng sông, bảo vệ nguồnnước, chống ô nhiễm đại dương, bảo vệ và phát triển sinh giới, bảo vệ sứckhỏe con người

* Giáo dục môi trường được lồng ghép, tích hợp vào các lĩnh vực, cáchoạt động giáo dục khác nhau

Ở Liên Xô (cũ) những chủ đề bảo vệ môi trường không chỉ được lồngghép vào những môn học có liên quan đến môi trường như sinh học, địa lí,hóa học mà còn lòn ghép vào trong các môn học khác như: Giáo dục côngdân, đạo đức, thẩm mĩ Khối kiến thức giáo dục môi trường được đưa vào baogồm: Mối quan hệ của con người với tự nhiên, vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục,luật pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên

Ở Tiệp Khắc, sự lồng ghép và tích hợp giáo dục môi trường được thểhiện ở cả chiều dọc và chiều ngang Tích hợp theo chiều dọc là sự liên thônglogic các kiến thức giáo dục môi trường và các kỹ năng qua các bậc học vànăm học Tích hợp theo chiều ngang là sự lồng ghép giáo dục môi trường vàocác môn học ở bậc học đó

Ở Nhật Bản, giáo dục môi trường được gắn liền với nhiệm vụ giáo dụcđạo đức, phát triển các kỹ năng xã hội, cụ thể là “Ý thức nhóm” Khuynh

11

Trang 17

hướng giáo dục này đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giáo dục sinhthái và môi trường cho thế hệ trẻ.

Qua các công trình nghiên cứu về giáo dục môi trường ở các quốc giatrên thế giới thì giáo dục môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng

là 3 phạm vi cơ bản Các quốc gia cũng đã nhận ra vai trò quan trọng của giáoviên trong việc giáo dục bảo vệ môi trường ở tất cả các bậc học Vì vậy việctrang bị kiến thức về môi trường cho giáo viên là điều mà nhiều quốc giaquan tâm đặc biệt

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước.

a Những nghiên cứu ở tầm vĩ mô

Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục môi trường được coi là một bộ phận khôngthể tách rời của sự nghiệp giáo dục và là nhiệm vụ của toàn dân Công tác giáodục môi trường đã được đặt ra trong các văn bản của Nhà nước, Bộ giáo dục vàđào tạo, là cơ sở triển khai công tác giáo dục môi trường trong thực tiễn

Từ năm 1991, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và chú trọng nhiềuđến việc tổ chức quản lí, đưa công tác bảo vệ môi trường vào cuộc sống, xâydựng hệ thống luật pháp, nâng cao nhận thức của nhân dân, tăng cường đầu tưcho công tác bảo vệ môi trường

Năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường Trong điều 4của Luật đã xác định rõ giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ bảo vệ

môi trường: “Nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức về khoa học và pháp luật bảo vệ môi trường Các tổ chức và các cá nhân có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường ”

Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự nỗ lực cải thiện và bảo vệ môi

trường thông qua việc tích cực tham gia các chương trình quốc tế về môitrường cùng với việc hoạch định và thực hiện các chương trình hành độngquốc gia về môi trường

12

Trang 18

Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25-06-1998 của Bộ Chính trị về “Tăngcường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước” đã coi vấn đề GDBVMT là giải pháp đầu tiên Chỉ thị đề ra 8giải pháp lớn về BVMT, phát triển bền vững trong thời gian tới ở nước ta,trong đó có nhiều giải pháp liên quan đến giáo dục.

Quyết định số 1363/ QĐ-TTg ngày 17-10-2001 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thốnggiáo dục quốc dân” Mục tiêu của đề án nhằm giáo dục học sinh, sinh viên cáccấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểubiết về pháp luật và chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT,

có kiến thức về môi trường để tự giác thự hiện bảo vệ môi trường Bên cạnh

đó, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán bộ nghiêncứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lý về BVMT

Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020 Bốn quan điểm của chiến lược như sau:

- Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rờicủa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng để phát triển bềnvững đất nước Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững

- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, cácngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân, bảo vệ môi trường mangtính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lựcvới tăng cường hợp tác quốc tế

- Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thểchế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm củamọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài, coi phòng ngừa

là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải

13

Trang 19

thiện chất lượng môi trường, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, coi khoa học

và công ngệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường

Ngày 15-11-2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TW về “Bảo

vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước” với phương châm “Lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối vớimôi trường là chính”, Nghị quyết tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

và trách nhiệm BVMT là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường

và xác định “Đưa nội dung giáo dục BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân,tăng cường thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với cáclớp học phổ thông”

Xuất phát từ những chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nướctrong các văn bản vừa kể trên, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chính sách

và chiến lược giáo dục BVMT, tổ chức triển khai các nhiệm vụ về GDBVMT

và thực hiện tốt các hoạt động GDBVMT trong nhà trường, chủ trương xâydựng các trường học xanh – sạch – đẹp, phong trào xanh hóa nhà trường

Ngày 31-01- 2005, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị số02/2005/CT/BGD&ĐT về “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trườngtrong hệ thống giáo dục quốc dân” Chỉ thị đã xác định rõ mục tiêu, nội dungcủa công tác giáo dục bảo vệ môi trường

Ngày 21-04-2006, Vụ giáo dục Mầm non, Bộ giáo dục và Đào tạo đã

có công văn 3200 hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trongtrường mầm non giai đoạn 2005-2010” Công văn đã xác định rõ mục tiêu,nội dung của công tác giáo dục bảo vệ môi trường và đề ra nhiệm vụ cụ thểcho các cấp, các ngành tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường

b Những nghiên cứu cụ thể về GDMT cho trẻ MN

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốcdân Trong chương trình chăm sóc trẻ hiện nay, nội dung giáo dục BVMT

14

Trang 20

được lồng ghép vào các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻnhư: Vui chơi, học tập, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh

Trong những năm qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dụcmôi trường cho trẻ mầm non ra đời như:

- Dự án thiết kế và thử nghiệm nội dung giáo dục môi trường ở mẫugiáo và tiểu học (Viện khoa học giáo dục – 1996)

- Dự án thử nghiệm đưa giáo dục môi trường vào trường mầm non –Nội dung: Thời tiết và cuộc sống của chúng ta (Trường CĐSP NT-MGTW 1)

- Dự án thiết kế thử nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thứccho cán bộ giáo viên ngành học mầm non về môi trường (Trường CĐSP NT-MGTW 1, 1998-1999)

- Đề tài “Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 tuổitrong trường mầm non” (Trung tâm nghiên cứu GDMN – Viện khoa học giáodục, 1998-2000)

- Đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3-6 tuổi trong trườngmầm non theo quan điểm tích hợp” (Đề tài nghiên cứu cấp Bộ - Tiến sĩ LêThanh Vân – Khoa GDMN – Trường ĐHSP Hà Nội, 2003-2004)

- Giáo trình giáo dục môi trường cho trẻ mầm non (Hoàng Thị Phương,NXB ĐHSP, 2013)

- Tài liệu hướng dẫn về GDMT ở mẫu giáo (Hoàng Đức Nhuận – Chủbiên, Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân số và môi trường, 1998)

- Biên soạn tài liệu nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về bảo

vệ môi trường (Trường CĐSP NT-MGTW 1, 2001-2002)

- Nâng cao năng lực giáo dục môi trường của sinh viên trường CĐSPmầm non (Trường CĐSP NT-MGTW 2, 2001-2003)

- Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trongtrường mầm non (Nhà xuất bản GDVN, 2011)

15

Trang 21

- Nghiên cứu về giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mấu giáo có tác giả

Lê Thị Kim Anh với đề tài: Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua các sự kiện xã hội (luận văn thạc sĩ khoa học giáo

dục mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

Ngoài ra, có rất nhiều đề tài luận văn liên quan đến vấn đề giáo dục môitrường và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non của các tác giả Lê ThịThanh Hà, Phạm Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Thanh Đào (Khoa Giáo dụcMầm non - Trường ĐHSP Hà Nội)

1.1.2 Khái niệm “Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non”

1.1.2.1 Khái niệm “Môi trường”

Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người và động, thực vật trêntrái đất: Là không gian sinh sống của con người và các sinh vật khác: Là nơichứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống, sản xuất của con người

Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường Vậy môi trường là gì?

Theo Từ điển môi trường (Dictionary of Environment) của Gurdey Rej

(1981) định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóahọc, sinh học bao quanh sinh vật, đó gọi là môi trường bên ngoài Còn cácđiều kiện, hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học trong cơ thể được gọi là môitrường bên trong”

Theo Từ điển bách khoa Larouse thì định nghĩa môi trường được mởrộng hơn: “Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật.Nói cụ thể hơn, đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian

cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặc không có sự sống Các yếu tố đều chịuảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý mang tính tổng quát hoặc chitiết như luật hấp dẫn vũ trụ, bảo tồn vật chất Trong đó hiện tượng hóa học vàsinh học là những đặc thù cục bộ Môi trường bao gồm tất cả những nhân tốtác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật ”

16

Trang 22

Theo định nghĩa của UNESCO: “Môi trường bao gồm toàn bộ các hệthống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đôthị, hồ chứa, ) và những cái vô hình (tập quán, nghệ thuật, ), trong đó conngười sống và bằng lao động của mình, họ khai thác tài nguyên thiên nhiên vànhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình Như vậy, môi trường sốngđối với con người không chỉ tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thựcthể sinh vật là con người mà còn là khung cảnh của cuộc sống và sự nghỉ ngơicủa con người”

Chương trình Môi trường của UNEP định nghĩa:“ Môi trường là tậphợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cáthể hay cả cộng đồng”

Ở Việt Nam, khái niệm môi trường được thể hiện trong Luật môitrường và đã được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 4 (ngày 27 tháng 12 năm1993) thông qua: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chấtnhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tớiđời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều

1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam)

Các định nghĩa về môi trường mặc dù có khác nhau nhưng cũng cónhững điểm chung về sự thống nhất bản chất hệ thống của môi trường và mốiquan hệ của con người với môi trường

Từ các định nghĩa trên, chúng tôi hiểu môi trường một cách khái quátnhư sau:

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sống, phát triển

và sinh sản của sinh vật

1.1.2.2 Khái niệm “Bảo vệ môi trường’’

Dù ở bất kỳ thời đại nào, môi trường đều rất quan trọng đối với conngười Giữa con người và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ Môi trường

là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, phát triển là nguyên nhân tạo nên

17

Trang 23

các biến đổi môi trường Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng củatoàn nhân loại Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa, bão,

lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng Ônhiễm môi trường gây ra trên diện rộng Đó là các vấn đề môi trường mà toànnhân loại đã và đang phải đối mặt Con người đã tác động quá nhiều đến môitrường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độchại làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề

Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại Bảo

vệ môi trường nói chung và giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường nói riêng

đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay và đã có một số chủtrương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường

Trong Luật Bảo vệ môi trường của nước ta ban hành ngày 12/12/2005,khái niệm Bảo vệ môi trường được hiểu như sau: “Bảo vệ môi trường là hoạtđộng giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác độngxấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suythoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tàinguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học” (Điều 3, chương I, Luật Bảo vệmôi trường năm 2005)

Theo các tác giả: Hoàng Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Hòa, Trần ThịThanh [19;9] đã đưa ra khái niệm bảo vệ môi trường như sau: “Bảo vệ môi trường

là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằngsinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây

ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên”

Từ những quan điểm khác nhau về bảo vệ môi trường, chúng tôi kháiquát khái niệm bảo vệ môi trường như sau:

Bảo vệ môi trường là những hoạt động tích cực của con người tác

động đến môi trường giúp ngăn chặn và hạn chế những tác động xấu đối

18

Trang 24

với môi trường làm cho môi trường thêm trong sạch, sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tái tạo môi trường.

Như vậy, thực chất của việc bảo vệ môi trường chính là thực hiệnnhững việc làm của con người giúp ngăn chặn và hạn chế những tác động xấuđối với môi trường

Bảo vệ môi trường chỉ thực sự có hiệu quả khi chúng ta có những biệnpháp, giải pháp kịp thời và phù hợp Vì vậy vấn đề đặt ra với mỗi quốc gia là cần

có sự quan tâm thích đáng, tới môi trường, có những luật lệ, chính sách cụ thể vềbảo vệ môi trường góp phần vì nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung của toàn cầu

Trong việc bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường được coi là biệnpháp có hiệu quả cao vì nó giúp con người có được nhận thức đúng đắn vềviệc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việcbảo vệ môi trường

1.1.2.3 Khái niệm “Hành vi bảo vệ môi trường’’

Thuật ngữ “Hành vi” được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau

Theo quan điểm của các nhà sinh học (Đại diện là E.L Toocđai): Hành

vi được xem xét là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất địnhdựa trên sự thích nghi của cơ thể với môi trường Hành vi của con người bóhẹp trong các hoạt động thích nghi với môi trường để đảm bảo sự tồn tại của

cá thể trong môi trường đó

Quan điểm của chủ nghĩa hành vi: Bao gồm chủ nghĩa hành vi cổ điển(G Oat- xơn (1878-1958)), chủ nghĩa hành vi mới (Tôn – men (1886-1958)),chủ nghĩa hành vi bảo thủ (B Ph Skin- nơ) cho rằng: Hành vi được thực hiệnkhông có sự tham gia cơ bản của chủ thể, của nhân cách Mọi hành vi đềuđược biểu thị bằng công thức nổi tiếng S-R (kích thích- phản ứng)

Cả hai trường phái này đều cho rằng hành vi là tất cả những phản ứng haynhững cách thức để con người thích nghi với môi trường Các quan điểm trênchưa đánh giá đúng bản chất của hành vi, hạ thấp vai trò tích cực của con người

19

Trang 25

Tâm lý học Macxit quan niệm hành vi con người là cuộc sống, laođộng, thực tiễn tức là hoạt động Hành vi của con người là biểu hiện bênngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủthể, của nhân cách

Theo L X Vưgotxki, hành vi con người được hiểu là quá trình nắm lấycác chức năng tâm lý xã hội của bản thân, tức là hành vi được hiểu là hoạt độngnhằm vào bản thân để tổ chức hành vi của mình, đồng thời tham gia vào hoạtđộng bên ngoài, tác động lên các đối tượng bên ngoài hoặc những người khác

Hành vi của con người có sự khác biệt so với hành vi của con vật Nétđặc trưng của hành vi con người chính là có sự tham gia điều khiển của tâm

lý, ý thức Hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điềuchỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể

Như vậy có thể hiểu hành vi là những hành động và cách cư xử đượcđiều chỉnh bởi chủ thể có ý thức Nghĩa là khi chủ thể hành động nắm đượccái nghĩa (lôgic của hành vi) và thực hiện hành vi đó theo một cái ý nhất định(nhu cầu, tình cảm ) của cá nhân mình, đồng thời có khả năng thực hiện đượchành vi đó

Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm “Hành vi bảo vệmôi trường” như sau:

Hành vi bảo vệ môi trường là những hành động có ý thức của con người tác động đến môi trường giúp ngăn chặn và hạn chế những tác động xấu đối với môi trường làm cho môi trường thêm trong sạch, sử dụng hợp lí

và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tái tạo môi trường.

1.1.2.4 Khái niệm “Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non’’

Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, là hoạt động riêng chỉcon người mới có, nó thể hiện ở chỗ con người truyền thụ cho nhau tri thức để

20

Trang 26

tồn tại và phát triển Đây chính là phương thức tồn tại của loài người Giáodục được xem như quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người

Theo nghĩa rộng, giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhâncách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạtđộng và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằmtruyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người

Theo nghĩa hẹp, giáo dục là một bộ phận của quá trình sư phạm nhằmhình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, hành vi, tình cảm, thái độ, những néttính cách, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội

Giáo dục với nhiệm vụ là đào tạo con người không những có tri thức

mà cần có đủ kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.Đào tạo ra những con người làm việc trong những lĩnh vực khác nhau, thamgia vào các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường sống Vì vậy công tácgiáo dục môi trường trong trường học có tính chất quyết định đối với sự pháttriển bền vững của đất nước

Giáo dục môi trường là một công cụ nhằm thúc đẩy những thái độ tíchcực đối với môi trường, đồng thời cung cấp các kỹ năng giúp con người cóthể phân tích và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách ứng xử của mìnhvới môi trường

Từ những khái niệm về môi trường, bảo vệ môi trường và các định

nghĩa khác có liên quan, chúng tôi đưa ra khái niệm về giáo dục hành vi bảo

vệ môi trường như sau:

Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường là quá trình tác động có mục đích,

có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm hình thành ở người học cách ứng xử tích cực đối với môi trường, làm cho môi trường thêm trong sạch, sử dụng hợp lí

và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tái tạo môi trường.

Mục đích của giáo dục hành vi bảo vệ môi trường là nhằm vận dụngnhững kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường đảm

21

Trang 27

bảo bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai Nó cũng bao hàm cả việchọc tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránhnhững thảm họa môi trường, xóa đói, giảm nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa

ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên

Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường là một quá trình cần được tiếnhành từ khi con người biết cảm nhận về môi trường Quá trình này được bắtđầu từ lứa tuổi mầm non và được tiếp tục trong năm học phổ thông cũng nhưtrong suốt cuộc đời trẻ Việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trường mầmnon là vô cùng cần thiết, giúp trẻ tạo ra những phản xạ, thói quen đầu tiên vềbảo vệ môi trường sống của mỗi cá thể, từ đó xây dựng quan niệm, nhận thức,kiến thức và kỹ năng cho các bậc học sau Quyết định 1363/QĐ/TTg, ngaỳ17-10-2001 của Thủ tướng chính phủ về việc “Đưa các nội dung bảo vệ môitrường vào hệ thống giáo dục quốc dân” đã đề cập đến giáo dục môi trườngcho trẻ mầm non như sau: “Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non làcung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thânnói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường,nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí lực ”

Từ những khái niệm đã trình bày ở trên, chúng tôi đưa ra khái niệm

“Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non” như sau:

Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cách thức tổ chức hoạt động của nhà giáo dục nhằm hình thành ở trẻ mầm non cách ứng xử tích cực với môi trường, làm cho môi trường thêm trong sạch, sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tái tạo môi trường.

Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất để tạo ra những tiền đềđầu tiên cho việc hình thành nhân cách con người mới Trong đó việc pháttriển ở trẻ những hiểu biết và quan tâm đến môi trường, có hành động phùhợp với lứa tuổi là một trong những yêu cầu cấp thiết ở bậc học này

22

Trang 28

1.1.3 Nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.

Trong GDMN, nội dung GDBVMT được các nhà tâm lý, giáo dụcmầm non xác định trên nhiều cơ sở khác nhau

Tác giả Trần Lan Hương [20;16] đã chỉ ra một số nội dung giáo dụcmôi trường mà bậc học mầm non cần tập trung như sau: Giáo dục sự tôntrọng, tình yêu quý đối với thiên nhiên và MTXQ Hình thành ý thức tôntrọng thế giớ tự nhiên tức là tôn trọng chính mình Giúp trẻ học cách tiếp cậnvới thiên nhiên một cách khiêm tốn, thận trọng và nân hậu Giáo dục trẻ quýtrọng sự phong phú của thiên nhiên, nhận ra vai trò và giá trị của các loài cây,các con vật đối với đời sống con người và thế giới tự nhiên, khám phá sự đadạng mối quan hệ phụ thuộc và vẻ đẹp của thiên nhiên, cách sống thân thiệnvới môi trường, sự tôn trọng, thông cảm với bạn bè, người lớn, biết giữ gìnsạch sẽ nơi ở của mìn và cộng đồng Giáo dục về giá trị của tài sản trong môitrường, sống tiết kiệm và có trách nhiệm với môi trường

Theo các tác giả Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân [24;26] Việc giáodục thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường bao gồm ngững nội dung sau:Khơi gợi ở trẻ hứng thú và sự sẵn sàng khám phá các sự vật, hiện tượng kể cảcác sự vật, hiện tượng không quen thuộc, giáo dục ở trẻ sự tôn trọng, thiệncảm, quan tâm tới bạn bè, người lớn, giáo dục ý thức tự giác giữ gìn, bảo vệthiên nhiên và thế giới đồ vật

Các tác giả Hoàng Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Hòa [19;44] nêu lên

4 nội dung chủ yếu trong giáo dục môi trường cho trẻ như sau: Cung cấp biểutượng về môi trường sống, mối quan hệ giữa con người và môi trường, ônhiễm môi trường, bảo vệ môi trường

Các tác giả trên đều có một quan điểm riêng và nghiên cứu nhấn mạnhvào những khía cạnh khác nhau khi nói đến nội dung GDMT Tuy nhiên, các

23

Trang 29

tác giả đều cho rằng, giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọngtrong nội dung giáo dục môi trường.

Căn cứ vào khái niệm HVBVMT và nội dung giáo dục môi trường đãđược các tác giả đề cập tới, chúng tôi xác định nội dung giáo dục HVBVMTnhư sau:

- Hành vi giữ gìn môi trường sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp Bao gồm:Không khạc nhổ bừa bãi, không vứt rác ra môi trường; sắp xếp đồ dùng, đồchơi, tài liệu gọn gàng ngăn nắp khi chơi, khi học và sinh hoạt Tích cực thamgia dọn dẹp, lau chùi, quét dọn phòng học, sân vườn

- Hành vi sử dụng nguyên liệu, vật liệu, thực phẩm tiết kiệm, tránh lãngphí Bao gồm: Sử dụng nước, các loại thực phẩm, đồ dùng học tập, đồ dùngsinh hoạt, đồ chơi, các vật liệu

- Hành vi chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng Bao gồm: Tích cựctham gia chăm sóc các loại cây trồng, không bứt la, bẻ cành, không ném đávào động vật, tham gia nhổ cỏ, lau lá, tưới nước

1.1.4 Ý nghĩa của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non.

Lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của cuộc đời mỗicon người Để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đứatrẻ thì người lớn, đặc biệt là giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ đượctham gia vào các hoạt động cơ bản phù hợp với lứa tuổi trẻ Hành vi BVMTcủa trẻ chỉ được hình thành trong môi trường tự nhiên và xã hội dưới sựhướng dẫn của cha mẹ, cô giáo và những người gần gũi Ngay từ lứa tuổimầm non cần hình thành những hành vi đúng để bảo vệ môi trường

Việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non sẽ góp phầngiải quyết nhiệm vụ phát triển trẻ một cách toàn diện các mặt trí tuệ, đạo đức,lao động, thẩm mỹ

a Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.

24

Trang 30

Quá trình lĩnh hội tri thức về tự nhiên vô sinh, động vật, thực vật, conngười và mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật và hiện tượng tự nhiên phùhợp với đặc điểm nhận thức của trẻ sẽ hoàn thiện các giác quan, tích lũy kinhnghiệm cảm tính ở trẻ, hình thành các khái niệm đơn giản Việc lĩnh hội trithức về môi trường có liên quan trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ khả năngnhận thức, tư duy lôgic, chú ý, ngôn ngữ, sự quan sát, say mê để phát triển tưduy và hình thành thế giới quan duy vật, cần cho trẻ tiếp xúc sự vật, hiệntượng xung quanh, dạy chúng tìm kiếm cách giải thích những hiện tượngquan sát được và có ý thức về mối quan hệ giữa chúng Dạy trẻ là phát triển ởtrẻ sự chú ý Đây là phẩm chất tâm lý có liên quan chặt chẽ với sự phát triểntrí tuệ, là điều kiện không thể thiếu được để chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học tập

ở phổ thông Trong quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trẻ khôngchỉ lĩnh hội tri thức về tự nhiên mà tình cảm trí tuệ ở trẻ cũng được hìnhthành Việc làm thỏa mãn tính ham hiểu biết của trẻ cần phải thực hiện ở bất

kỳ nơi nào có thể làm được, lôi cuốn trẻ tham gia vào giải quyết các vấn đềkhác nhau

b Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển thể chất và lao động.

Trong quá trình trẻ lao động tự phục vụ để giữ môi trường gọn gàng,ngăn nắp, lao động trực nhật, chăm sóc vật nuôi cây trồng sẽ hình thành ở trẻtình yêu lao động, thái độ bảo vệ tự nhiên, một số kỹ năng trồng cây và chămsóc động vật Điều quan trọng là trẻ phải cảm thấy thích thú trong quá trìnhlao động, kết quả lao động Sự tiếp xúc và lao động trong tự nhiên cần thiết đểcủng cố sức khỏe của trẻ và phát triển thể chất cho chúng Việc cho trẻ làmquen với lao động của người lớn trong tự nhiên, giáo dục sự tôn trọng laođộng của người lớn cũng góp phần hình thành ở chúng tình yêu lao động

c Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ.

25

Trang 31

Trong quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường giúp trẻ có tìnhyêu đối với thiên nhiên, có thái độ giữ gìn, bảo vệ động, thực vật Trong quátrình trẻ tự làm những việc bảo vệ môi trường trẻ sẽ thích thú hơn, gắn bó vàcoi trọng những thành quả của mình Sự đa dạng của thiên nhiên cùng với cáchành vi bảo vệ môi trường giúp trẻ hình thành những phẩm chất nhân cáchquan trọng như thái độ coi trọng lao động, biết yêu lao động, có thói quen laođộng, có trách nhiệm với môi trường sống xung quanh.

d Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển thẩm mỹ.

Cái đẹp của tự nhiên có thể ảnh hưởng đến mọi trẻ Khi cho trẻ làmquen với tự nhiên, có những hành vi tích cực bảo vệ tự nhiên trẻ dễ dàng cảmnhận được vẻ đẹp của cây, con, hoa, quả, sự vận động của động vật Từ đóchúng biết cảm nhận thế giới với mọi sự hấp dẫn và đa dạng của nó

1.1.5 Bản chất của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non.

Vấn đề cơ bản của giáo dục môi trường thể hiện ở mối quan hệ giữacon người và môi trường Trong mối quan hệ này, con người với tư cách làchủ thể của môi trường sống, với hành vi tích cực của mình con người cầnphải ứng xử có ý thức với môi trường

Để ứng xử đúng đối với môi trường con người cần có kiến thức, kĩnăng, thái độ tích cự đối với môi trường, con người cần hiểu rõ:

- Môi trường là gì? có đặc điểm gì? Hoạt động theo quy luật nào?

- Con người có quan hệ như thế nào với môi trường:

+ Con người sử dụng môi trường để đáp ứng nhu cầu

+ Trong quá trình đó con người có thể tác động xấu đến môi trường.+ Do vậy, con người cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường

Trên cơ sở có kiến thức đúng về mối quan hệ của con người với môitrường, con người sẽ có thái độ và hành vi đúng với môi trường xung quanh

26

Trang 32

Tuy nhiên, ở lứa tuổi mầm non do hạn chế của lứa tuổi, trẻ thường chưa

có ý thức trong việc ứng xử với môi trường Cho nên những hành vi tích cựccủa trẻ đối với môi trường thường xuất phát từ những xúc cảm tích cực trongnhững tình huống cụ thể (ví dụ: Thấy đẹp nên muốn bảo vệ, được khen nêntích cực làm…) Do vậy, việc cung cấp kiến thức về môi trường, về mối quan

hệ giữa con người và môi trường phải dựa trên những trải nghiệm trong cuộcsống để việc cung cấp kiến thức phải đi đôi với hình thành xúc cảm cho trẻ,đồng thời tạo điều kiện để hình thành kĩ năng hành vi

Để hình thành hành vi BVMT cho trẻ, nhà giáo dục cần tạo điều kiệncho trẻ được trải nghiệm nhiều lần qua các hoạt động khác nhau, tương tácvới các đối tượng khác nhau trong môi trường sẽ dần hình thành được hành vi

có ý thức của trẻ với môi trường

Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, việc giáo dục HVBVMT suy cho đếncùng là tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và việc làm trong hành vi của trẻđối với các vấn đề môi trường Yếu tố đầu tiên của văn hóa môi trường đượchình thành trên cơ sở tác động qua lại của trẻ với thế giới đồ vật – Tự nhiên

có ở xung quanh trẻ dưới sự điều khiển của người lớn

Như vậy, quá trình giáo dục HVBVMT cho trẻ mầm non là một quátrình phức tạp, cần được thực hiện qua những bước cơ bản sau:

Bước 1: Tạo xúc cảm tích cực đối với những HVBVMT của trẻ Kíchthích hứng thú ở trẻ khi trẻ tham gia vào các HVBVMT bằng những lời độngviên, khen ngợi, hưởng ứng Ví dụ, khi trẻ đến lớp, trẻ biết cất dép, túi gọngàng, ngăn nắp vào đúng nơi quy định, khi chơi đồ chơi trẻ biết giữ gìn đồchơi cẩn thận, khi ăn cơm trẻ không để cơm rơi vãi ra bàn, nếu tất cả nhữnghành động này của trẻ được người lớn hưởng ứng sẽ tạo ra sự thỏa mãn ở trẻ

Từ đó trẻ sẽ có những xúc cảm tích cực, tự nguyện, tự giác, thích thú thựchiện HVBVMT

27

Trang 33

Bước 2: Hình thành ở trẻ những tri thức về môi trường Tri thức là yếu

tố không thể thiếu được của quá trình hình thành văn hóa môi trường Tri thức

là khía cạnh ý thức của thái độ, từ đó sẽ tạo nên ý thức về môi trường Chỉ cótri thức mới giúp con người có hành vi đúng đắn với tự nhiên và sống theoquy luật tự nhiên Những biểu tượng ban đầu về HVBVMT được hình thànhthông qua sự học tập, bắt chước những hành vi của những người xung quanh.Như vậy, cô giáo, cha mẹ và những người gần gũi trẻ cần có nhữngHVBVMT đúng đắn Các mẫu hành vi của người lớn là tấm gương hàng ngàyphản ánh vào đầu óc trẻ, người lớn không nên nghĩ trẻ chưa biết gì mà cónhững hành động sai trái với môi trường

Bước 3: Luyện tập thường xuyên để hình thành thói quen hành viBVMT cho trẻ Chúng ta biết rằng thói quen hành vi được hình thành do quátrình lặp đi lặp lại nhiều lần hành vi trong cuộc sống hàng ngày Do vậy, đểtạo được thói quen hành vi BVMT ở trẻ, người lớn cần tạo điều kiện cho trẻđược thực hiện các yêu cầu BVMT một cách thường xuyên ở mọi lúc, mọinơi, mọi hoạt động Đồng thời cần phải uốn nắn kịp thời những hành vi sailệch, thiếu nhân hậu đối với môi trường Bởi lẽ những hành vi đó nếu được táidiễn nhiều lần sẽ trở thành thói quen khó sửa chữa và uốn nắn

Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, có thể sử dụng tất cả các hoạtđộng khác nhau, tận dụng các cơ hội có trong thực tế để giáo dục hành vi bảo

vệ môi trường cho trẻ mầm non

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục HVBVMT cho trẻ 4 –

5 tuổi.

a Xúc cảm của trẻ.

Trẻ mẫu giáo nhỡ sự phát triển đời sống tình cảm có bước chuyển biếnmạnh mẽ, vừa phong phú, vừa sâu sắc hơn so với tuổi trước đó Trẻ đã biếtquan tâm hơn tới môi trường hoạt động thể hiện sự đồng cảm, dễ xúc cảm của

28

Trang 34

mình với thế giới xung quanh Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡcòn biểu hiện ở nhiều mặt trong đời sống tinh thần của trẻ Các loại tình cảmbậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ đều ở vàothời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm đạo đức, thẩm mĩ Cóthể nói đây là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảysinh khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh Do đó, khi hoạt độngtrong môi trường trẻ luôn có hứng thú nhận thức tìm tòi, khám phá Chínhnhững xúc cảm tích cực này đã giúp cho trẻ mẫu giáo nhỡ duy trì hứng thútrong suốt quá trình hoạt động Để xúc cảm, tình cảm của trẻ được phát triểnthuận lợi nhất thì khi cho trẻ hoạt động cần tạo ra cho trẻ một môi trường tiệnlợi để kích thích các hoạt động của trẻ.

b Tư duy của trẻ

Trẻ 4-5 tuổi cũng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư duy trựcquan hình tượng và nó vẫn kết chặt với hoạt động vật chất và hoạt động thực tiễncủa trẻ Đầu lứa tuổi này, vì chưa có khả năng tư duy trừu tượng nên trẻ mới chỉdựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ranhững vấn đề mới Tuy nhiên đến cuối tuổi này đã xuất hiện kiểu tư duy trựcquan sơ đồ, nhờ có kiểu tư duy này mà trẻ có thể đi sâu vào những mối liên hệphức tạp của sự vật, hiện tượng Từ đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ở trình độ kháiquát cao vẫn nằm trong phạm vi của tư duy trực quan hình tượng Tư duy trựcquan sơ đồ là kiểu trung gian quá độ để chuyển từ kiểu tư duy trực quan hìnhtượng lên kiểu tư duy mới khác về chất, đó là tư duy logic Tuy nhiên tư duy trựcquan hành động vẫn chiếm ưu thế, vì vậy trong hoạt động cần cho trẻ tiếp xúc,thao tác hành động với sự vật, hiện tượng trong môi trường

c Ngôn ngữ

Lứa tuổi này cũng là thời điểm phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ Biểuhiện của nó là trẻ hiểu được yêu cầu, hướng dẫn của người lớn khi hoạt động

29

Trang 35

với đối tượng Trẻ phải hiểu được các yêu cầu, hướng dẫn của người lớn thìmới tiến hành các hoạt động đạt kết quả cao Một bước tiến bộ nhất của trẻmẫu giáo đó là trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ để nhận xét đánh giá kết quả hoạtđộng của mình và của người khác Trẻ biết dùng ngôn ngữ để giao tiếp với cácbạn trong nhóm, phối hợp hoạt động cùng nhau Khả năng phối hợp chặt chẽhơn so với lứa tuổi trước Trong cùng một nhóm trẻ hoạt động mang tính hợp táctrở thành một nhu cầu bức thiết Đây cũng là một đặc điểm quan trọng trong quátrình hình thành hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

c Sự phát triển ý thức

Một đặc điểm tâm lý quan trọng nữa của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi là sựphát triển của ý thức và tự ý thức Ý thức là một hình thức cao của sự phảnánh hiện thực khách quan mà chỉ con người mới có Hoạt động sống của conngười mang tính chất ý thức Trong quan hệ với những người xunh quanh, trẻbắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, tạo điều kiệncho tự ý thức ra đời Nhờ đó mà ý thức bản ngã bắt đầu có tác dụng chi phốihành vi của trẻ và thực hiện chức năng như là động cơ của hành vi Tuy nhiêntrẻ chưa thể có động cơ theo ý nghĩa đầy đủ của nó để có thể điều khiển hành

vi một cách tự giác như người lớn Ý thức bản ngã hay sự tự ý thức được thểhiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thàn công hay thất bại của mình, vềnhững ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân Để đánh giá bản thân một cáchđúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học cách đánh giá người khác và nghe ngườikhác đánh giá về những việc trẻ đã làm được và chưa làm được

Trong hoạt động của trẻ mẫu giáo có sự phát triển của động cơ hành vi

và sự hình thành hệ thống thứ bậc động cơ Động cơ hành vi của trẻ mẫu giáonhỡ trở nên nhiều màu, nhiều vẻ: Động cơ tự khẳng định, động cơ tự nhậnthức, động cơ muốn khám phá thế giới xung quanh, động cơ thi đua, động cơ

xã hội…Trong đó những động cơ có thể pha trộn mặt tích cực và tiêu cực,

30

Trang 36

nhất là đối với những động cơ xã hội Do đó cần phải quan tâm đến nội dungđộng cơ của trẻ, cần phải phát huy những mặt tích cực và ngăn chặn nhữngđộng cơ tiêu cực Trước mỗi công việc, đứa trẻ đều có một hệ thống thứ bậcđộng cơ thúc đẩy Sự khác nhau giữa trẻ này với trẻ khác chính là hệ thống thứbậc động cơ nào sẽ chiếm ưu thế nhất Nếu động cơ xã hội (hành vi mang tínhnhân cách) chiếm ưu thế thì đại đa số trẻ sẽ thực hiện hành vi mang tính đạo đứctốt đẹp Ngược lại, động cơ nhằm thỏa mãn ý thích hay quyền lợi riêng của bảnthân chiếm ưu thế thì trong nhiều trường hợp hành động của trẻ sẽ nhằm tìmkiếm những quyền lợi riêng cá nhân ích kỉ dẫn tới nững sai phạm nghiêm trọng

về quy tắc đạo đức xã hội Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự giáo dục củangười lớn và ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài mà trẻ tiếp xúc

Trên đây là những đặc điểm quan trọng của trẻ mẫu giáo nhỡ Trongquá trình giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo nhỡ cần nắm bắt được cácđặc điểm, thuộc tính tâm lý ở lứa tuổi này để có các biện pháp giáo dục đạthiệu quả cao nhất

1.1.7 Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non và vai trò của nó đối với việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.

1.1.7.1 Khái niệm “Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ mầm non”

Các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Đào Thanh Âm, Đinh Văn Vang[1;134] đã đưa ra khái niệm “Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ mầm non”như sau: “ Chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ mầm non là một quy trình khoahọc phân phối một cách hợp lý về thời gian và trình tự các hình thức hoạtđộng, ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ nhằm phát triển một cách tốt nhất thể chất vàtinh thần cho trẻ em”

Trong Chương trình giáo dục mầm non [3;12] thì chế độ sinh hoạt hàng

ngày được hiểu như sau: “Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các

31

Trang 37

hoạt động trong ngày ở cơ sở giáo dục mầm non một cách hợp lí nhằm đápứng nhu cầu tâm lí và sinh lí của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ, nền

nếp, thói quen và những kĩ năng sống tích cực.”

Theo tác giả Hoàng Thị Phương [26;85] “Chế độ sinh hoạt là sự luânphiên rõ ràng và hợp lí các dạng hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ trong mộtngày, nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động vànghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh,giúp cơ thể phát triển tốt”

Như vậy, nói đến chế độ sinh hoạt là nói đến vấn đề thời gian hoạtđộng và nghỉ ngơi, thức và ngủ như thế nào để đảm bảo sự điều hòa trong cơthể con người nhằm tăng cường sức mạnh về thể chất và tinh thần, làm chohoạt động của mỗi cá nhân và tập thể đạt kết quả cao

Từ cách hiểu của những khái niệm nói trên, chúng tôi đưa ra khái niệmchế độ sinh hoạt hàng ngày như sau:

Chế độ sinh hoạt hàng ngày là sự phân chia các mốc thời gian theo trình tự luân phiên các hình thức hoạt động và nghỉ ngơi, thức và ngủ trong một ngày nhằm thỏa mãn những nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thống thần kinh, giúp trẻ phát triển tốt.

Tuổi mầm non nói chung và lứa tuổi mẫu giáo nói riêng là thời kì pháttriển cực nhanh chóng về sinh lí và tâm lí Do vậy mỗi giai đoạn cần phải có chế

độ sinh hoạt phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý và sinh lý của lứa tuổi

Việc xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý cho mỗi độ tuổi có ý nghĩa rấtlớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo Nó giúp trẻ phát triển hàihòa, cân đối cả về thể chất lẫn tinh thần, khiến trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát

Sự phân chia hợp lý thời gian các hoạt động trong ngày (chơi, học, ăn, ngủ,

vệ sinh, dạo chơi…) trước hết đáp ứng được nhu cầu của cơ thể trẻ, đảm bảo chocác cơ quan chức năng của cơ thể hoạt động bình thường, không bị mệt mỏi

32

Trang 38

Hàng ngày trẻ được ăn, học, chơi, ngủ theo một giờ giấc ổn định sẽ hìnhthành các động hình Đó là cơ sở để hình thành nề nếp, thói quen ở trẻ, tính tổchức,tính kỷ luật và tính tự giác (ăn, ngủ, thức, chơi, hoạt động có nề nếp)

Việc thực hiện một cách thường xuyên, đầy đủ chế độ sinh hoạt hàng ngày

là một trong những biện pháp, cách thức chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ

1.1.7.2 Đặc điểm chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.

a Mục tiêu, nhiệm vụ của việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.

- Giúp trẻ làm quen với việc thực hiện các nội dung, công việc theo giờgiấc đã quy định

- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng tự phục vụ: Tự chuẩn bị giờ học,giờ chơi, rửa mặt, rửa tay…

- Rèn luyện cho trẻ một số thói quen vệ sinh, văn minh trong sinhhoạt,trong giao tiếp, trong hoạt động và thói quen làm việc có giờ giấc

- Phát triển và hoàn thiện các vận động cơ bản như: Bò, chạy, Đi, chạynhảy, ném bắt, leo trèo, khả năng phối hợp khéo léo các động tác của tay, chân

- Phát triển tư duy trực quan hình tượng, phát triển trí tò mò, ham hiểubiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh của trẻ Mở rộng vốn hiểu biết chotrẻ về môi trường xung quanh và bước đầu giúp cho trẻ hiểu được mối quan

hệ đơn giản giữ các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ, có những thóiquen học tập cần thiết

- Tiếp tục làm giàu vốn từ cho trẻ, dạy trẻ phát âm đúng âm của tiếng

mẹ đẻ và nói đúng ngữ pháp Đòng thời dạy trẻ diễn đạt rõ ràng những ý kiếnnhận xét của mình

33

Trang 39

- Giáo dục cho trẻ có những tình cảm, thái độ, hành vi đúng đắn, lànhmạnh đối với mọi người xung quanh, với con vật, cây cối thiên nhiên xungquanh trẻ.

b Nội dung chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ 4-5 tuổi

Các hoạt động trong ngày của trẻ mẫu giáo được sắp xếp theo một trình tựhợp lý nhất định nhằm điều hòa các hoạt động và nghỉ ngơi, đảm bảo trạng tháicân bằng, sảng khoái của trẻ Nội dung chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ đượcthể hiện ở toàn bộ các hoạt động của cô và trẻ từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ.Trong đó có những nội dung cơ bản ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển thểchất và tâm lý trẻ Sau đây là chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ 4-5 tuổi:

1 6h45h00-8h00 7h00-8h30 Đón trẻ, chơi tự do, thể dục

sáng,điểm danh

2 8h00-8h30 8h30-9h00 Hoạt động học

3 8h30-9h00 9h00-9h30 Hoạt động ngoài trời

4 9h00-10h00 9h30-10h15 Hoạt động vui chơi

5 10h00-11h00 10h15-11h15 Vệ sinh – Ăn trưa

6 11h00-14h00 11h15-14h00 Ngủ trưa

7 14h00-15h00 14h00-15h00 Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn bữa phụ

8 15h00-16h00 15h00-16h00 Sinh hoạt chiều

9 16h00-17h00 16h00-17h00 Chơi tự do, vệ sinh, trả trẻ

Các hoạt động giáo dục được diễn ra trong một ngày dưới nhiều hìnhthức khác nhau, tùy theo nội dung giáo dục, điều kiện của trường, lớp, tùytheo thời tiết mà giáo viên tổ chức những những hoạt động giáo dục vớinhững hình thức khác nhau Trong từng hoạt động, giáo viên có thể tích hợpcác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách hợp lý, tự nhiên Tuy

34

Trang 40

nhiên không nên tập trung nhiều nội dung giáo dục bảo vệ môi trường quá màquên mất những mục tiêu chính của từng hoạt động giáo dục Chẳng hạn,trong hoạt động vui chơi, thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thểhiện các công việc của người làm công tác vệ sinh môi trường như: Trồngcây, chăm sóc cây, thu gom rác thải; Trong các trò chơi “Bé tập làm nội trợ”dạy trẻ ý thức tiết kiệm nước, điện và các nguyên liệu, thu gom đồ dùng gọngàng sau khi làm Khi trẻ tham gia vào hoạt động lao động giáo dục trẻ biếtlau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, thu gom rác ở sân trường, Laođộng chăm sóc vật nuôi, cây trồng giúp trẻ tự hào khi được góp công sức củamình vào việc làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

1.1.7.3 Vai trò của chế độ sinh hoạt hàng ngày đối với việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.

Cuộc sống hàng ngày là phương tiện tốt nhất để giáo dục hành vi bảo vệmôi trường cho trẻ Tổ chức chế độ sinh hoạt cũng chính là tổ chức cuộc sốnghàng ngày của trẻ Vì vậy nếu chúng ta biết tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hàngngày thì mục tiêu giáo dục môi trường cũng dễ dàng được thực hiện

Thứ nhất, chế độ sinh hoạt hàng ngày diễn ra các hoạt động và sinh hoạt của trẻ trong cuộc sống thực nên đó là căn cứ để xác định nội dung GDHVBVMT cho trẻ Cuộc sống hàng ngày cho ta thấy những hành vi thực tại cần giáo dục trẻ,

những hành vi tích cực có trong truyền thống tốt đẹp của dân tộc được lưu giữ lại

từ thế hệ này qua thế hệ khác, đồng thời những hành vi cần thiết cho xã hội tươnglai cũng bắt đầu xuất hiện Nguồn gốc của tri thức cũng chính là cuộc sống thựccủa trẻ, cần phải dựa vào cuộc sống đó để giáo dục trẻ em

Dựa vào diễn biến cuộc sống của trẻ, trong chính quá trình chúng hoạtđộng, lĩnh hội kinh nghiệm sống, các kỹ năng cũng như các năng lực cần thiếttrong hiện tại và tương lai sau này, nhà giáo dục xác định nội dung và tìm racác biện pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ

35

Ngày đăng: 07/03/2016, 10:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (Chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà, Đinh Văn Vang (1997), Giáo dục học Mầm Non, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học Mầm Non
Tác giả: Đào Thanh Âm (Chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà, Đinh Văn Vang
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Các mẫu hoạt động giáo dục môi trường cho trường tiểu học, Dự án VIE/95/041, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mẫu hoạt động giáo dục môi trường cho trường tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2002
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2007
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Thiết kế mẫu một số môđun giáo dục môi trường ở trường phổ thông, Chương trình phát triển Liên hợp quốc và DANIA, dự án VIE/98/018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế mẫu một số môđun giáo dục môi trường ở trường phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2003
7. Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường
Tác giả: Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
8. Nguyễn Thị Ngọc Châm (1998), Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi, Chương trình phát triển trẻ thơ, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Châm
Năm: 1998
9. Nguyễn Thị Ngọc Chúc (1989), Giáo dục mẫu giáo, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Chúc
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 1989
10. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 1982
11. Côvaliop A.G (1976), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học cá nhân
Tác giả: Côvaliop A.G
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 1976
12. Daparogiet. A. V (1987), Những cơ sở giáo dục học mẫu giáo, tài liệu lưu hành nội bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở giáo dục học mẫu giáo
Tác giả: Daparogiet. A. V
Năm: 1987
13. Nguyễn Thu Hà (2009), Cùng em khám phá khoa học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cùng em khám phá khoa học
Tác giả: Nguyễn Thu Hà
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2009
14. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2002
15. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học Vưgôtxki, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học Vưgôtxki
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 1997
16. Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lý học trẻ em, Tập 1, 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 1995
17. Ngô Công Hoàn (1996), Tâm lý học và giáo dục học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học và giáo dục học
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 1996
18. Nguyễn Kim Hồng (2001), Giáo dục môi trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường
Tác giả: Nguyễn Kim Hồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2001
19. Hoàng Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Hòa, Trần Thị Thanh (2011), Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Tác giả: Hoàng Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Hòa, Trần Thị Thanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
20. Trần Lan Hương (2008), Sổ tay giáo viên mầm non – Hỏi đáp về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay giáo viên mầm non – Hỏi đáp về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Tác giả: Trần Lan Hương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2008
21. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nxb Giáo dục 22. Luật môi trường (1994), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và ô nhiễm", Nxb Giáo dục22. "Luật môi trường
Tác giả: Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nxb Giáo dục 22. Luật môi trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục22. "Luật môi trường" (1994)
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w