MỤC LỤC
Trí nhớ là chức năng tâm lí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sống của con người, nên trí nhớ đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều nghành khác nhau: sinh học, sinh hóa, thông tin học, tâm lí học,… Có nhiều quan điểm khác nhau về trí nhớ. Dưới góc độ sinh lí học, trí nhớ là khả năng biến một kích thích tâm lí, chuyển loại kích thích ấy thành một loại protein mới, mỗi lần có kích thích tác động vào cơ quan cảm giác, tích điện phát sinh từ nơron cảm giác lan truyền trên sợi trục tiếp tục quá trình melanin hóa để vượt qua xinap, dòng điện qua nơron thần kinh, diễn ra một quá trình phân hóa rất phức tạp ở phân tử ADN để tạo thành ARN, rồi ARN tạo ra một loại protein mới “protein trí khôn”.
Biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ theo tôi quan niệm: Là cách thức tổ chức những hoạt động học tập, vui chơi, những hoạt động gần gũi với cuộc sống hàng ngày, môi trường xung quanh cho trẻ có hội chứng Đao nhằm giúp trẻ ghi nhớ tài liệu học tập, kinh nghiệm sống tốt hơn. - Mục đích: Nhằm thu thập thông tin từ phía giáo viên về khả năng ghi nhớ của trẻ có hội chứng đao và những biện pháp GV sử dụng nhằm phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học. Qua bảng số liệu trên có thể thấy, hình thức phát triển ghi nhớ cho trẻ Đao mà giáo viên hay sử dụng nhất đó là thông qua hoạt động học, có 19 trên 20 phiếu lựa chọn hình thức này chiếm 95% số phiếu.
Thực tế cho thấy, giúp trẻ phát triển ghi nhớ không những chỉ qua việc học kiến thức trên lớp mà có thể dạy trẻ thông qua các hoạt động chơi, hoạt động thể chất và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày,… Ở đây, giáo viên ít sử dụng các tiết hỗ trợ cá nhân là do điều kiện trang thiết bị của nhà trường chưa có phòng học dạy tiết cá nhân. Trong đó, biện pháp ôn tập và củng cố thường xuyên được xếp hạng cao nhất với điểm trung bình là 2.9, chứng tỏ giáo viên sử dụng nhiều nhất để phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao. Qua bảng trên cho thấy, biện pháp ôn tập và củng cố thường xuyên đạt 2.90 điểm và sử dụng đồ dùng trực quan đạt điểm trung bình 2.80 được giáo viên đánh giá là hai biện pháp đạt hiệu quả nhất để phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao.
Giáo viên cũng đã sử dụng hầu hết các hoạt động phát triển ghi nhớ cho trẻ thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi, thông qua các hoạt động hàng ngày và các hoạt động thể chất. Chủ yếu giáo viên sử dụng biện pháp ôn tập và củng cố thường xuyên và biện pháp trực quan còn biện pháp sử dụng sơ đồ hóa và sử dụng các chương trình hỗ trợ bằng máy tính được giáo viên sử dụng ít hơn. Vì vậy, các biện pháp giáo viên sử dụng cần đảm bảo tính giáo dục, nội dung kiến thức cũng cần phải đảm bảo tính chính xác và trung thực và đảm bảo giáo dục cho học sinh về chân, thiện, mỹ và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
- Hiệu quả này được thể hiện rừ ở vai trũ của cỏc thao tỏc tư duy cơ bản (Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa…) và khả năng hình thành năng lực tự học cho trẻ. Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. - Các chương trình hỗ trợ bằng máy tính là những phần mềm được thiết kế dưới dạng trò chơi, với những hình ảnh, hình ảnh động, âm thanh,… với những ứng dụng phong phú, mang lại sự thích thú với trẻ, lôi cuốn trẻ vào bài học.
Nội dung và dữ liệu trong các hình ảnh phải đảm bảo minh họa, khắc sâu và chốt lại hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần trọng tâm bài), hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học. Đây là một chương trình giúp ích rất nhiều cho việc học tập và khắc phục những hạn chế trong khả năng ghi nhớ cho trẻ lứa tuổi mầm non, tiền tiểu học, tiểu học nói chung và trẻ KTTT nói riêng. Đó là trò chơi của nhận thức hướng đến sự mở rộng, chính xác, hệ thống hóa biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh, hướng đến sự phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết cho trẻ, trong đó có nội dung học tập được kết hợp với các hình thức chơi.
TCHT là loại trò chơi do người lớn nghĩ ra, trong đó trẻ sẽ giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức vui chơi nhẹ nhàng thoải mái làm cho trẻ dễ vượt qua khó khăn, trở ngại nhất định vì trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như một nhiệm vụ chơi, do đó nâng cao tính tích cực của hoạt động. - Lựa chọn đồ chơi an toàn, dễ sử dụng, trò chơi và cách tổ chức chơi phù hợp nhằm hỗ trợ và đáp ứng được khả năng, nhu cầu và đặc điểm học tập của trẻ có hội chứng Đao và trẻ khác trong lớp. - Ôn tập, luyện tập thường xuyên giúp cho trẻ mở rộng đào sâu khái quát hóa hệ thống hóa tri thức khắc sâu kiến thức, áp dụng những kiến thức đã được học, nắm vững những kĩ năng đã được hình thành.
- Hoặc giáo viên sẽ ôn tập khái quát hóa hệ thống hóa tri thức, ngay sau khi học xong một số chương, một môn học nhằm khái quát hóa, đào sâu, mở rộng tri thức, hoàn thiện những kĩ năng. Do điều kiện và thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ thực nghiệm hai biện pháp đó là sử dụng biện pháp sơ đồ hóa kiến thức và biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với trẻ để phát triển khả năng ghi nhớ có ý nghĩa cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học. - Trước khi tổ chức các tiết dạy có sử dụng đồ dùng trực quan và sơ đồ hóa cho tất cả trẻ trong lớp, chúng tôi cho trẻ M làm các bài kiểm tra đánh giá đầu vào.
Sau khi tiến hành dạy các tiết đó, chúng tôi cho trẻ này làm lại các bài kiểm tra để đánh giá đầu ra, đánh giá sự tiến bộ của trẻ sau khi tham gia các tiết học có sử dụng các biện pháp đó. Qua đõy thấy được sự tiến bộ rừ rệt khi giỏo viờn sử dụng biện phỏp sơ đồ hóa kiến thức và biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy và trong thiết kế phiếu bài tập kiểm tra. Các bài tập này nhằm đánh giá khả năng ghi nhớ có ý nghĩa của trẻ có hội chứng Đao sau khi được áp dụng các biện pháp mà chúng tôi đề xuất và thực nghiệm.
Điều đó chứng tỏ rằng, việc nghiên cứu vấn đề lí luận, thực trạng phát triển khả năng ghi nhớ, các biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ có hội chứng Đao và thực nghiệm các biện pháp chúng tôi đã đề xuất đã đạt được những kết quả đáng kể. Trên cơ sở thực nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng ghi nhớ có ý nghĩa cho trẻ có hội chứng Đao ở tiểu học, chúng tôi đã thu được những kết quả cụ thể. Không những trẻ có hội chứng Đao hứng thú và tập trung vào bài học nhiều hơn mà trẻ ghi nhớ lâu hơn với những hình ảnh trực quan và sự sắp xếp hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ.
- Phân biệt được động vật hoang dã và động vật nuôi trong nhà - HS hợp tác, ngồi ngoan, hăng hái phát biểu. - GV hỏi: Trong những con vật dưới đây con vật nào được nuôi trong nhà, con vật nào sống hoang dã hoặc được nuôi ở vườn bách thú?. - GV đưa câu hỏi về các con vật và gọi HS đoán tên con vật.=> GV chiếu hình ảnh.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng=> Đưa mẫu của GV lên bảng cho HS quan sát. - Trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua đồ dùng trực quan. - Tranh ảnh về cây chuối, quả chuối, con khỉ, bảng phụ, bảng con, sách bài tập.
+ Giỏ đựng tranh về quả có màu đỏ + Bảng phụ để dán kết quả khi chơi. - GV củng cố, tổng kết( đưa ra sơ đồ tổng hợp kiến thức cả bài học). - Phân biệt được loài vật sống nước ngọt và loài vật sống ở nước mặn - Biết được lợi ích của một số loài động vật.