1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của đặc điểm ăn uống đến béo phì của trẻ em tiểu học thành phố Thái Nguyên và Hải Dương

65 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

1.1. Lý do chọn đề tàiBéo phì đã trở thành một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2008, trên thế giới có gần 1,5 tỷ người béo phì 64. Hiện nay, cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người bị béo phì 27. Đáng báo động hơn là tỷ lệ béo phì ở trẻ em đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 10%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% năm 1990 lên 6,7% vào năm 2010, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1% tương đương với khoảng 60 triệu trẻ em bị thừa cân, béo phì 48.Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có sự gia tăng tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì nhanh chóng. Đến năm 2000 đã có 22% trẻ từ 6 14 tuổi bị béo phì, trong đó ở thành phố (TP) là 6,6% và ở nông thôn là 1,2% 24. Tỷ lệ béo phì ở trẻ 7 12 tuổi ở nội thành Hà Nội năm 2003 là 7,9% (nam: 8,5%; nữ: 7,2%). Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh là nơi có tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em cao nhất trên toàn quốc. Năm 2000, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em ở TP Hồ Chí Minh là 12% đến năm 2009 có 17,4% béo phì 34. Năm 2011, báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc gia ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc cho tỉ lệ thừa cân béo phì là 4,8% và tăng gấp 6 lần so với số liệu năm 2000 37.Béo phì ở trẻ em gây ra nhiều nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, và một số bệnh ung thư. Béo phì ở trẻ em còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng, học kém. Đặc biệt béo phì ở trẻ em có xu hướng trở thành béo phì ở người lớn 8. Do đó, phòng ngừa được béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn và từ đó sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính có liên quan đến béo phì 24.Béo phì do nhiều nguyên nhân: di truyền, môi trường và tình trạng kinh tế, xã hội. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố nguy của môi trường dẫn đến thừa cân, béo phì. Tại Việt Nam, năm 2003, theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Thu ở trẻ từ 6 11 tuổi thấy rằng trẻ ăn ≥4 bữa một ngày có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 4,7 lần trẻ bình thường. Nhóm trẻ thừa cân có có thói quen ăn nhanh hơn nhóm đối chứng 2,7 lần trong điều kiện ăn trong nhà trường và 5,3 lần khi ăn tại nhà. Trẻ thừa cân thích ăn hợp chất béo gấp 2,3 lần so với trẻ bình thường 32.Do những thói quen ăn uống là yếu tố có thể thay đổi được, chính vì vậy việc tìm hiểu mối liên quan giữa thói quen ăn uống và béo phì đang được tập trung nghiên cứu nhằm mục đích ngăn chặn và làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu ở Việt Nam phần lớn tập trung ở lứa tuổi trưởng thành và trẻ vị thành niên, các nghiên cứu trên đối tượng trẻ em tiểu học (TH) còn hạn chế, trong khi tỷ lệ trẻ em TH bị béo phì đang gia tăng nhanh chóng, gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Đặc biệt là các nghiên cứu ở các TP khu vực miền Bắc, nơi có tình trạng trẻ bị béo phì đang ở mức báo động thì chưa nhiều. Chính vì lý do trên nên tôi tiến hành đề tài : Ảnh hưởng của đặc điểm ăn uống đến béo phì của trẻ em tiểu học thành phố Thái Nguyên và Hải Dương” nhằm góp phần làm rõ ảnh hưởng của đặc điểm ăn uống cũng như cung cấp dữ liệu để xây dựng mô hình tiên lượng sớm bệnh béo phì và xây dựng các biện pháp can thiệp giúp phòng tránh béo phì ở trẻ em.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Với lòng biết ơn chân thành và tình cảm sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân

thành tới cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Lê Thị Tuyết, người đã hết lòng hướng dẫn

những kiến thức, phương pháp luận quý báu, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tại Bộ môn Sinh lý người

và động vật , khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các các thầy cô giáo, các anh, các chị đang công tác tại bộ môn Sinh lý học người và động vật, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị và các bạn làm việc tại bộ môn Sinh lý học người và động vật, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm

Hà Nội đã cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng Xin cám ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành những tình cảm quý báu, thường xuyên giúp đỡ, chia

sẻ động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin ghi nhận những tình cảm và công ơn ấy!

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2015

Sinh viên

Đặng Thị Hồng Thắm

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam ÁBMI (Body Mass Index) : Chỉ số khối cơ thể

SD (Standard Deviation) : Độ lệch chuẩn

WHO (World Health Organisation) : Tổ chức Y tế Thế giới

CI (Confidence Interval) : Khoảng tin cậy

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 5

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Tổng quan tài liệu 2

1.3.1 Định nghĩa béo phì, tiêu chuẩn xác định và phân loại béo phì ở trẻ em 2

1.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến béo phì 7

1.3.3 Hậu quả của thừa cân béo phì ở trẻ em 9

1.3.4 Cơ chế bệnh sinh của béo phì 11

1.3.5 Thực trạng béo phì của trẻ em 12

1.3.6.Vai trò của dinh dưỡng đến béo phì của trẻ em 17

1.3.7.Các nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đến béo phì trẻ em 18

PHẦN II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Nội dung nghiên cứu 21

2.1.1 Giai đoạn cắt ngang 22

2.1.2 Giai đoạn bệnh chứng 22

2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 22

2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu 22

2.4 Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu 23

2.5 Các phương pháp nghiên cứu 25

2.5.1 Phương pháp tính tuổi 25

2.5.2 Phương pháp cân cân nặng 25

2.5.3 Phương pháp đo chiều cao 26

2.5.4 Phương pháp thu thập thông tin về đặc điểm ăn uống, sở thích các loại thức ăn và tần suất sử dụng thức ăn nhanh 27

2.5.5 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 29

Trang 4

2.5.6 Phương pháp xử lý số liệu thống kê 29

PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trẻ em TH TP Thái Nguyên và Hải Dương 303.2 Thực trạng trẻ em béo phì tại hai trường TH Đội Cấn , TP Thái Nguyên vàtrường TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương 313.2.1 Tỷ lệ trẻ em béo phì tại hai trường TH Đội Cấn , TP Thái Nguyên và trường

TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo giới tính 313.2.2 Thực trạng béo phì tại hai trường TH Đội Cấn , TP Thái Nguyên và trường

TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương phân bố theo khối lớp 333.3 Đặc điểm ăn uống của đối tượng nghiên cứu 353.3.1 Đặc điểm ăn uống và sở thích các loại thức ăn ở trẻ béo phì và trẻ bìnhthường 353.3.2 Đặc điểm tần suất sử dụng thức ăn nhanh, nước giải khát và bữa sáng giữa hainhóm trẻ bình thường và trẻ béo phì 383.4 Ảnh hưởng của đặc điểm ăn uống đến bệnh béo phì của trẻ ở hai TP TháiNguyên và Hải Dương 403.4.1 Ảnh hưởng của đặc điểm ăn uống và sở thích ăn uống đến bệnh béo phì củatrẻ ở 2 TP Thái Nguyên và Hải Dương khi phân tích đơn biến 403.4.2 Ảnh hưởng của tần suất sử dụng thức ăn nhanh, nước giải khát và bữa sánggiữa hai nhóm trẻ bình thường và trẻ béo phì khi phân tích đơn biến 423.5 Mối liên quan giữa đặc điểm ăn uống đến bệnh béo phì giữa hai nhóm trẻtại hai TP Thái Nguyên và Hải Dương khi phân tích đa biến 43

PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

4.1 Kết luận 464.1.1 Những yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em tại hai trường TH TP TháiNguyên và Hải Dương là: 464.1.2 Những yếu tố làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em em tại hai trường TH TPThái Nguyên và Hải Dương là: 46

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá BMI theo WHO (2007) 6

Bảng 1.2: Béo phì ở trẻ em và nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành [27] 11

Bảng 1.3: Tỷ lệ béo phì ở các nước ASEAN 15

Bảng 2.1: Ngưỡng BMI theo tuổi và giới để xác định thừa cân và béo phì 24

ở trẻ em từ 2 - 18 tuổi 24

Bảng 2.2 Bảng nội dung câu hỏi về đặc điểm ăn uống 27

và đặc điểm sở thích ăn uống các loại thức ăn của trẻ 27

Bảng 2.3: Nội dung câu hỏi về tần suất sử dụng một số loại thức ăn nhanh, số bũa sáng và số làn uống nước giải khát có đường của trẻ 29

Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 30

Bảng 3.2: Tỷ lệ trẻ em béo phì tại hai trường TH Đội Cấn, TP Thái Nguyên 31

và trường TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo giới tính 31

Bảng 3.3: Tỷ lệ béo phì tại hai trường TH Đội Cấn , TP Thái Nguyên và trường TH học Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo khối lớp 33

Bảng 3.4: Một số đặc điểm ăn uống và sở thích các loại thức ăn 35

ở nhóm trẻ bình thường và nhóm trẻ béo phì 35

Bảng 3.5: Đặc điểm tần suất sử dụng thức ăn nhanh, nước giải khát và bữa sáng giữa hai nhóm trẻ bình thường và trẻ béo phì 39

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của đặc điểm và sở thích ăn uống đến bệnh béo phì 40

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tần suất sử dụng thức ăn nhanh, nước giải khát và bữa sáng giữa hai nhóm trẻ bình thường và trẻ béo phì 42

Bảng 3.8: Mối liên quan giữa đặc điểm ăn uống đến bệnh béo phì giữa hai nhóm trẻ tại hai TP Thái Nguyên và Hải Dương khi phân tích đa biến 44

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ béo phì theo giới tính của trẻ tại hai trường TH Đội Cấn vàtrường TH Nguyễn Trãi 32Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ béo phì tại hai trường TH Đội Cấn , TP Thái Nguyên và trường

TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo khối lớp 34

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: BMI theo Z - score ở trẻ từ 5-19 tuổi [35] 5

Hình 1.2: Tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 5 – 11 tuổi ở một số quốc gia[27] 13

Hình 1.3: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh [27] 14

Hình 1.4: Số trẻ mắc béo phì ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh [27] 14

Hình 1.5: Xu hướng thừa cân béo phì của trẻ em trên thế giới [24] 15

Hình 1.6: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở TP Hồ Chí Minh theo tuổi, giới tính, 16

Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu 21

Hình 2.2: Dụng cụ đo cân nặng 25

Hình 2.3 Cách đo chiều cao đứng 26

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì [27] 12

Trang 9

PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Béo phì đã trở thành một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng trên phạm vitoàn cầu Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2008, trên thếgiới có gần 1,5 tỷ người béo phì [64] Hiện nay, cứ 10 người trưởng thành thì có 1người bị béo phì [27] Đáng báo động hơn là tỷ lệ béo phì ở trẻ em đang gia tăngnhanh chóng trên toàn thế giới với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 10% Tỷ lệthừa cân, béo phì của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% năm 1990 lên 6,7% vàonăm 2010, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1% tương đương với khoảng 60 triệu trẻ

em bị thừa cân, béo phì [48]

Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có sự gia tăng tỷ lệ trẻ thừa cân, béophì nhanh chóng Đến năm 2000 đã có 22% trẻ từ 6 - 14 tuổi bị béo phì, trong đó ởthành phố (TP) là 6,6% và ở nông thôn là 1,2% [24] Tỷ lệ béo phì ở trẻ 7 - 12 tuổi ởnội thành Hà Nội năm 2003 là 7,9% (nam: 8,5%; nữ: 7,2%) Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh

là nơi có tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em cao nhất trên toàn quốc Năm 2000, tỷ lệ thừacân, béo phì của trẻ em ở TP Hồ Chí Minh là 12% đến năm 2009 có 17,4% béo phì[34] Năm 2011, báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc gia ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốccho tỉ lệ thừa cân béo phì là 4,8% và tăng gấp 6 lần so với số liệu năm 2000 [37]

Béo phì ở trẻ em gây ra nhiều nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như làmgia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểuđường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, và một số bệnh ung thư Béo phì

ở trẻ em còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề vềtâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng, học kém Đặc biệt béo phì ở trẻ em

có xu hướng trở thành béo phì ở người lớn [8] Do đó, phòng ngừa được béo phì ởtrẻ em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn và từ đó sẽ làm giảm nguy cơmắc bệnh mãn tính có liên quan đến béo phì [24]

Trang 10

Béo phì do nhiều nguyên nhân: di truyền, môi trường và tình trạng kinh tế,

xã hội Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và lối sống ít vận động là một trongnhững yếu tố nguy của môi trường dẫn đến thừa cân, béo phì Tại Việt Nam, năm

2003, theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Thu ở trẻ từ 6 - 11 tuổi thấyrằng trẻ ăn ≥4 bữa một ngày có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 4,7 lần trẻ bìnhthường Nhóm trẻ thừa cân có có thói quen ăn nhanh hơn nhóm đối chứng 2,7 lầntrong điều kiện ăn trong nhà trường và 5,3 lần khi ăn tại nhà Trẻ thừa cân thích ănhợp chất béo gấp 2,3 lần so với trẻ bình thường [32]

Do những thói quen ăn uống là yếu tố có thể thay đổi được, chính vì vậy việctìm hiểu mối liên quan giữa thói quen ăn uống và béo phì đang được tập trungnghiên cứu nhằm mục đích ngăn chặn và làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em.Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu ở Việt Nam phần lớn tập trung ở lứa tuổitrưởng thành và trẻ vị thành niên, các nghiên cứu trên đối tượng trẻ em tiểu học(TH) còn hạn chế, trong khi tỷ lệ trẻ em TH bị béo phì đang gia tăng nhanh chóng,gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ sau này Đặc biệt là các nghiêncứu ở các TP khu vực miền Bắc, nơi có tình trạng trẻ bị béo phì đang ở mức báo

động thì chưa nhiều Chính vì lý do trên nên tôi tiến hành đề tài : Ảnh hưởng của

đặc điểm ăn uống đến béo phì của trẻ em tiểu học thành phố Thái Nguyên và Hải Dương” nhằm góp phần làm rõ ảnh hưởng của đặc điểm ăn uống cũng như

cung cấp dữ liệu để xây dựng mô hình tiên lượng sớm bệnh béo phì và xây dựngcác biện pháp can thiệp giúp phòng tránh béo phì ở trẻ em

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được tình trạng béo phì ở trẻ em hai trường TH TP Thái Nguyên

Trang 11

- Phân tích được mối liên quan giữa đặc điểm ăn uống với bệnh béo phì ở trẻ

em TH TP Thái Nguyên và Hải Dương

1.3 Tổng quan tài liệu

1.3.1 Định nghĩa béo phì, tiêu chuẩn xác định và phân loại béo phì ở trẻ em

1.3.1.1 Định nghĩa béo phì

Theo WHO, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thườngtại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng xấu tới sức khỏe [16]

1.3.1.2 Phân loại béo phì

Có nhiều cách phân loại béo phì, sau đây là một số cách thường được sửdụng theo cách phân loại này béo phì, gồm 3 loại:

* Phân loại béo phì theo sinh bệnh học

- Béo phì đơn thuần (béo phì ngoại sinh): Là béo phì không có nguyên nhânsinh bệnh học rõ ràng

- Béo phì bệnh lý (béo phì nội sinh): Là béo phì do các vấn đề bệnh lý liênquan tới béo gây nên

- Béo phì do nguyên nhân nội tiết:

+ Béo phì do suy giáp trạng: Thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, dakhô, táo bón và chậm phát triển tinh thần

+ Béo phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên hoặc utuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp glucose,thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp

+ Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: Béo phì thường nhẹ hơn so với cácnguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn

+ Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: thường xuất hiệnsau dậy thì Người béo phì có các dấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa sớm, kinhnguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo

+ Béo phì trong thiểu năng sinh dục

Trang 12

- Béo phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương

sọ não, phẫu thuật thần kinh nên gây hủy hoại lên vùng trung tâm não trung gian, ảnhhưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phát nên thường kèm theo béo phì [21]

* Phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì

- Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên): Là loại béo phì có tăng

số lượng và kích thước tế bào mỡ

- Béo phì bắt đầu ở người lớn: Là loại béo phì có tăng kích thước tế bào mỡcòn số lượng tế bào mỡ thì bình thường

- Béo phì xuất hiện sớm: Là loại béo phì xuất hiện trước 5 tuổi

- Béo phì xuất hiện muộn: Là loại béo phì xuất hiện sau 5 tuổi Các giaiđoạn thường xuất hiện béo phì là thời kỳ nhũ nhi, 5 tuổi, 7 tuổi và vị thành niên(tuổi tiền dậy thì và dậy thì) [21]

* Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu: Gồm 2 loại

- Béo bụng: Là dạng béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng

- Béo đùi: Là loại béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng mông và đùi.Phân loại này giúp dự đoán nguy cơ sức khoẻ của béo phì Béo bụng có nguy cơ caomắc và tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng insulin máu, rối loạnlipit máu, không dung nạp glucose hơn so với béo đùi [43] [21]

* Một số loại béo phì khác:

- Béo phì do sử dụng thuốc: Sử dụng corticoit liều cao và kéo dài, dùngestrogen, deparkin có thể gây béo phì

- Béo có khối nạc tăng so với chiều cao và tuổi: Trẻ béo phì có khối nạc tăng

so với tuổi thường có chiều cao cao hơn chiều cao trung bình, thường là trẻ béo phì

từ nhỏ, dạng này đặc trưng cho đa số béo phì ở trẻ em

- Trẻ thừa cân và thừa mỡ, thừa mỡ nhưng không thừa cân (rất ít trẻ thuộcnhóm này) và thừa cân nhưng không thừa mỡ [44] [21]

1.3.1.3 Tiêu chuẩn xác định béo phì ở trẻ em

Đối với trẻ em, đánh giá tình trạng béo phì căn cứ vào các tiêu chí sau:

Trang 13

BMI = (kg/m²)

BMI ở trẻ em thay đổi theo tuổi và giới, cụ thể: BMI gia tăng nhanh chóng ởtuổi sơ sinh, giảm xuống ở tuổi tiền học đường và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếuniên và giai đoạn sớm ở người trưởng thành; BMI ở trẻ nam thường cao hơn trẻ nữ.Chính vì lý do này mà việc sử dụng chỉ số BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ởtrẻ em phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính [13] [15]

Việc dựa vào chỉ số BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ có nhiềutiêu chuẩn do các tổ chức y tế khác nhau đưa ra, tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinhdưỡng ở trẻ ở mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau Tuy nhiên đều sử dụng haiphương pháp chính là sử dụng bách phân vị và độ lệch chuẩn

* Sử dụng bách phân vị (percentile)

Giá trị bách phân vị (percentile) được định nghĩa như sau: cho một tập hợp nquan sát x1, x2, x3, , xn, giá trị bách phân vị thứ p, P là giá trị của X mà có phần trămcác giá trị quan sát nhỏ hơn P và (100 - p) phần trăm các giá trị quan sát lớn hơn P

Việc tính BMI của các đối tượng theo tuổi và giới tính cụ thể trong quần thểtham chiếu của WHO (2007) sẽ xác định được phần trăm các đối tượng đạt đến mộttrong những tình trạng cân nặng sau: thiếu cân, bình thường, thừa cân hay béo phì

Từ đó tính được bách phân vị (percentile) tương ứng với từng tình trạng dinh dưỡng

và xây dựng được biểu đồ tăng trưởng làm tham chiếu

* Sử dụng phương pháp so sánh độ lệch chuẩn (Z score hay SD score)

Trang 14

A B

Hình 1.1: BMI theo Z - score ở trẻ từ 5-19 tuổi [35]

Trang 15

- Tiêu chuẩn của WHO

Đánh giá TTDD ở trẻ em 5 - 19 tuổi (theo WHO 2007)

Ở trẻ em (từ 5 -19 tuổi) có thể đánh giá TTDD dựa trên BMI theo tuổi vàgiới do ở lứa tuổi vị thành niên cơ thể đang phát triển, chiều cao chưa ổn định nênkhông dùng một ngưỡng BMI như người lớn mà phải tính theo tuổi và giới của trẻ

Sử dụng quần thể tham khảo của WHO 2007 với các điểm ngưỡng ở bảng 1.1

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá BMI theo WHO (2007)

BMI theo tuổi Tình trạng dinh dưỡng

<5 percentile Trẻ gầy hoặc thiếu dinh dưỡng

≥ 85 percentile Trẻ thừa cân

≥ 95 percentile Trẻ béo phì

- Tiêu chuẩn của IOTF (International Obesity Task Force)

Tiêu chuẩn IOTF 2000: BMI theo tuổi và giới được sử dụng tươngđương với các mức ở người trưởng thành trên 18 tuổi

+ BMI theo tuổi và giới ≥ 30 kg/m2: Béo phì

+ 18,5 ≤ BMI theo tuổi và giới <25 kg/m2: Bình thường

- Theo Lê Thị Hợp: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em (5 - 19 tuổi)khuyến cáo sử dụng tiêu chuẩn đánh giá dựa trên BMI percentile, cụ thể là sử dụngquần thể tham chiếu của WHO (2007) với các điểm ngưỡng sau:

+ BMI theo tuổi, theo giới <5 percentile : trẻ gầy hoặc thiếu dinh dưỡng+ BMI theo tuổi, theo giới trong khoảng 5 - 85 percentile: trẻ bình thường+ BMI theo tuổi, theo giới trong khoảng 85 - 95 percentile: trẻ thừa cân+ BMI theo tuổi, theo giới ≥ 95 percentile: trẻ béo phì

Ví dụ cụ thể như trường hợp một trẻ nam tên Nguyễn Văn A, 10 tuổi, có chiềucao là 1,2 m; cân nặng là 30 kg; khi đó ta xác định được BMI theo tuổi là 20,8 Đối chiếuvào biểu đồ 1.1 thì BMI của trẻ nam (10 tuổi) nằm trong khoảng 85 percentile ≤ BMI(A) ≤ 95 percentile tức A có tình trạng dinh dưỡng là thừa cân

Sử dụng BMI theo tuổi và giới, đối chiếu theo tiêu chuẩn của IOTF Phânloại này sử dụng mức BMI của từng lứa tuổi cho thừa cân và béo phì tương đươngvới mức BMI 25 kg/m2 và 30 kg/m2 ở người 18 tuổi và cùng giới tính Đây là

Trang 16

phương pháp có tính khả thi cao tại cộng đồng Ngưỡng béo phì theo tuổi và giớitương đương với BMI 30 kg/m2 ở người 18 tuổi cùng giới đó Kết quả nghiên cứunếu dùng phương pháp này có thể so sánh với các nghiên cứu khác trên thế giới.

1.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến béo phì

1.3.2.1 Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống

Các nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cânmặc dù số calo này nhỏ có thể không dễ dàng nhận ra, nhất là khi ăn những thức ăngiàu năng lượng [18] Lượng lipid tổng số trong khẩu phẩn của nhóm trẻ béo phìcao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ không béo phì [31]

Bên cạnh khẩu phần ăn với các loại thức ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo,các thói quen ăn uống không hợp lý cũng đóng vai trò đáng kể dẫn đến tình trạngtăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em Một số thói quen ăn uống dẫn đến tình trạng béo phìnhư bỏ ăn sáng, ăn đồ ăn nhanh, uống nước giải khát, thói quen ăn nhanh và ănnhiều bữa trong ngày [34]

1.3.2.2 Hoạt động thể lực

Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì song hành với sự giảmhoạt động thể lực khi lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo,làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn Hoạt động thể lực cóảnh hưởng lớn đến cấu tạo cơ thể về số lượng mô mỡ, cơ và xương Sự giảm tiêuhao năng lượng thông qua giảm hoạt động thể lực có thể là một trong những yếu tốchính góp phần làm tăng tỷ lệ thừa cân - béo phì trên thế giới [54] Những ngườihoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lốisống, hoạt động ít nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều nên nguy cơ béo phì cao [58][67] Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoạt động thể lực thường xuyên giúp chốnglại sự tăng cân, trong khi lối sống tĩnh tại và sự giải trí thụ động (như xem tivi, chơiđiện tử,…) thì lại dẫn đến nguy cơ thừa cân - béo phì [54] Nghiên cứu của NguyễnThị Hoa và cs (cs) về đặc điểm bệnh nhân béo phì và hiệu quả điều trị béo phì tạikhoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng I (1998 - 2008) cho thấy có 61% trẻ béo phìkhông có thói quen tập thể dục [12]

Trang 17

1.3.2.3 Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội

Ở những nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỷ lệ béo phì thường thấp, donguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế, năng lương tiêu hao nhiều không chỉ do laođộng chân tay nặng nhọc mà còn do đi lại chủ yếu bằng phương tiện tho sơ hoặc đi bộ.Ngược lại, ở cộng đồng có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn, tỷ lệ béo phì thường caohơn so do nguồn cung cấp thực phẩm nhiều, phương tiện đi lại thuận tiện và quan niệmngười béo phì được xem là biểu hiện của sự giàu có Tuy nhiên điều này không đồngnhất ở các quốc gia Hiện tượng "gánh nặng kép" đã xuất hiện ở nhiều nước Châu Ánghĩa là tồn tại cả tình trạng thừa cân, béo phì và cả suy dinh dưỡng, thậm chí thừa cân,béo phì gặp không ít ở cộng đồng nghèo [34] Điều này gắn liền với quá trình đô thịhóa đã quan sát thấy ở nhiều nước đang phát triển Mặt khác, ở các nước công nghiệpphát triển, khi thiếu ăn không còn phổ biến nữa, tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớpnghèo hơn, có trình độ văn hóa thấp hơn so với tầng lớp khá giả [34]

Đối với nước ta, các chính sách về phát triển dân số - kế hoạch hóa gia đìnhcủa nước ta đã góp phần hạn chế sự gia tăng dân số Vì vậy, các bậc phụ huynh cóđiều kiện quan tâm, chăm sóc điều kiện vật chất của trẻ nhiều hơn Thêm vào đó,các bậc phụ huynh thường có tâm lí, con phải “bụ bẫm” mới tốt, do đó càng chămsóc, bồi bổ nên dẫn đến tình trạng béo phì của trẻ ngay từ khi còn bé Béo phìthường xảy ra ở các đô thị lớn, nơi có lượng thực phẩm dồi dào và các loại thức ănnhanh khá phổ biến Nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh năm 2005 tại TP Hồ ChíMinh ở HS cho kết quả trẻ sống trong nội thành có nguy cơ thừa cân béo phì caohơn ở ngoại thành và nghiên cứu năm 2006 cho thấy trẻ sống ở TP có nguy cơ thừacân béo phì cao hơn trẻ sống ở tỉnh [8]

Trang 18

gen với béo phì Nghiên cứu sự liên quan trong toàn bộ hệ gen (Genome - wideassociation study - GWAS) đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy vai trò của

một số biến thể, đặc biệt là của các gen FTO, PPARG, TMEM18 trong sự phát

triển của bệnh béo phì [79] Theo Bản đồ gen liên quan đến béo phì cập nhật năm

2005, có 253 vị trí (locus) đã được báo cáo có liên quan đến béo phì, trong đó có 15

vị trí có kết quả lặp lại trong ít nhất 3 nghiên cứu [66] Năm 2011, nghiên cứu ở trẻ

6 đến 11 tuổi ở Hà Nội của Trịnh Thị Thanh Thủy cho thấy trọng lượng trẻ khi sinhdưới 2500 g có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 1,4 lần, trẻ có trọng lượng khi sinhtrên 3500 g có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 2,8 lần trẻ có trọng lượng khi sinh từ

2500 g đến 3500 g [32]

1.3.3 Hậu quả của thừa cân béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em có hậu quả rất nghiêm trọng, có tới 75% các trường hợpbéo phì ở trẻ em kéo dài, tồn tại đến tuổi trưởng thành và khó điều trị [10] Béo phìlàm giảm sức khỏe, tăng nguy cơ nhiều loại bệnh tật, ảnh hưởng đến học tập và pháttriển tâm lý của trẻ [27] Cụ thể:

1.3.3.1 Béo phì ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng Mặt khác dokhối lượng cơ thể quá lớn nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong laođộng, người béo phì mất nhiều thời giờ và công sức hơn, hậu quả là hiệu suất laođộng giảm Người béo phì thường kém lanh lợi, phản ứng chậm chạp hơn so vớingười bình thường nên dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động

1.3.3.2 Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe

- Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Béo phì có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim

mạch, tăng huyết áp, đột quỵ Béo phì là một yếu tố dự đoán nguy cơ của bệnhmạch vành, chỉ đứng sau tuổi và rối loạn chuyển hoá lipit Nghiên cứu củaFreedman và cs (1999) cho thấy béo phì ở trẻ em có liên quan đến yếu tố nguy cơbệnh mạch vành ở tuổi trưởng thành [49]

Trang 19

Theo ước tính của WHO có khoảng 1/3 bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tim

và các trường hợp đột quỵ do thiếu máu có nguyên nhân chủ yếu là do béo phì.Người có BMI lớn hơn 30 kg/m2 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não Nếu có thêmcác yếu tố nguy cơ khác (đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu)thì đột quỵ có thể xảy ra với người có BMI thấp hơn (25 - 29,9 kg/m2) [27]

- Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu: Theo nghiên cứu của Lê Thị Hải và cs,

năm 2002, tại một trường TH ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ thừa cân

- béo phì tăng từ 16,6% lên 22,8% trong giai đoạn 2000 - 2003 [7] Một nghiêncứu khác trên đối tượng HS 8 - 10 tuổi tại một trường TH tại Hà Nội cho thấy có52,2% trẻ 8 - 10 tuổi bị rối loạn lipid máu; 57,6% trẻ 8 - 9 tuổi có nguy cơ mắc hộichứng chuyển hóa và 84,6% trẻ 10 tuổi bị mắc hội chứng chuyển hóa [27]

Ngoài ra, những bé gái thừa cân và béo phì sẽ có nguy cơ dậy thì sớmkhoảng 2 đến 3 năm so với các bé gái bình thường Dậy thì sớm có thể khiến các emkhi trưởng thành bị suy giảm sức khỏe đáng kể và có nguy cơ cao mắc các căn bệnhung thư như ung thư vú và ung thư cổ tử cung [27]

1.3.3.3 Béo phì tác động đến tâm lý, khả năng học tập

Những trẻ bị bệnh béo phì thường bị các bạn học cùng bắt nạt, trêu chọc

về ngoại hình, điều này dẫn đến việc trẻ sẽ có tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin vềbản thân của chúng Sự mặc cảm, thiếu tự tin này nếu kéo dài sẽ khiến cho trẻthu mình, tự ti, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến việchọc tập cũng như giao tiếp Chính ngoại hình là cản trở lớn nhất để trẻ hòa nhậpvới các bạn cùng trang lứa Đó chính là lý do vì sao mà những trẻ béo phì ít bạnhơn so với những trẻ khác [45]

Ngoài ra, béo phì ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng học tập của trẻ, nhất làcác bé gái Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ trên 420 bé gái béo phìcho thấy: những bé gái béo phì có nguy cơ chậm phát triển kỹ năng giao tiếp và kếtquả học tập thấp hơn so với những bé gái khác cùng tuổi có cân nặng bình thường

Trang 20

Những bé gái này thường bị điểm kém ở môn toán đồng thời khả năng tư duy, kiểmsoát và khả năng giao tiếp đều kém [27].

1.3.3.4 Béo phì ở trẻ em và nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành

Bảng 1.2: Béo phì ở trẻ em và nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành [27]

Béo phì ở trẻ em Nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành

- Có béo phì

- Không béo phì 40% sẽ béo phì10% sẽ béo phì

1.3.4 Cơ chế bệnh sinh của béo phì

Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa nănglượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt độngkhác của cơ thể Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá15% nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng Người tanhận thấy 60% - 80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng, bên cạnh

đó còn có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thông qua vai trò điều tiết của

hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyếngiáp trạng và tuyến tụy Khi vào cơ thể, các chất protein, lipit, gluxit đều có thểchuyển hóa thành chất béo dự trữ Vì vậy không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡmới gây béo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo Các hành

vi ăn uống có liên quan tới thừa cân và béo phì bao gồm tần suất ăn/ăn vặt, khẩu

Trang 21

phần ăn quá dư thừa, ăn uống nhậu nhẹt, ăn thức ăn nhanh ở bên ngoài và vấn đề búsữa mẹ hoàn toàn.

Sơ đồ 1.1: Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì [27]

Các yếu tố chất dinh dưỡng được nghiên cứu bao gồm chất béo, các loạicarbohydrat (bao gồm các loại carbohydrat tinh chế như đường), chỉ số đường huyếtcủa thực phẩm và chất xơ [34]

1.3.5 Thực trạng béo phì của trẻ em

1.3.5.1 Thực trạng béo phì của trẻ em trên thế giới

Năm 2011, trên thế giới có 40 triệu trẻ dưới 5 tuổi thừa cân, béo phì Dựđoán đến 2015 có khoảng 2,3 tỉ người lớn bị thừa cân béo phì, trong đó hơn 700triệu là béo phì Trong 3 thập kỷ qua (1980 - 2010) số ca béo phì đã tăng gấp đôitrên toàn thế giới [27] Điều đáng lo ngại là sự gia tăng béo phì ở lứa tuổi trẻ emtrên phạm vi toàn cầu với tỷ lệ trung bình hàng năm là 10% Năm 2010, kết quảphân tích trên 450 cuộc điều tra cắt ngang về béo phì của trẻ em ở 144 nước trên thếgiới cho thấy có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì (35 triệu trẻ em từ cácnước đang phát triển, 8 triệu từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ

Trang 22

bị thừa cân [48] Tại các nước phát triển, béo phì đang gia tăng đến mức báo động

và là một nạn dịch (hình 1.2)

Tại Mỹ, giai đoạn 1986 - 1998 có sự gia tăng 50% tỉ lệ trẻ em béo phì trongmột thập niên và đạt đến tỉ lệ 21,5% ở trẻ em da đen tại Mỹ [2] Trong năm 2003 -

2004 tỉ lệ béo phì ở trẻ 2 - 5 tuổi tại Mỹ là 26,2% [52] Theo điều tra năm

2007-2008 tại Mỹ các trẻ từ 2 đến 19 tuổi có tỉ lệ béo phì là 31,7% [47], hiện nay là 35%[64] Theo báo cáo của WHO, tại Châu Âu, năm 2007, có khoảng 24% trẻ em 6 - 9tuổi bị béo phì còn theo IOTF thì cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ bị béo phì Tại Anh, con số

tỉ lệ béo phì ở trẻ em nước này tăng nhanh Trong một thập kỷ từ 1989 đến 1998 sốtrẻ em béo phì ở 3 - 4 tuổi tăng 60% và 70%, năm 2007, có 17% trẻ 2 - 10 tuổi bịbéo phì [27] Tại Pháp, số trẻ em béo phì tăng gấp đôi trong 15 năm, đạt mức 10-12% trẻ Pháp bị béo phì [1], tỷ lệ trẻ em thừa cân đã tăng từ 3% năm 1965 lên 5%năm 1980, 16% năm 2000 và 17,8% năm 2006 [27]

Hình 1.2: Tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 5 – 11 tuổi ở một số quốc gia[27]

Theo dõi béo phì tại Nhật trong 22 năm (1974 - 1995) cho kết quả 32% trẻ traibéo phì và 41% trẻ gái béo phì tiếp tục béo phì khi đã trưởng thành [48] Trẻ từ 6 đến

14 tuổi có tỉ lệ béo phì là 5 - 11% [1] Các quốc gia ở vùng Địa Trung Hải có tỷ lệ tăng

Trang 23

Trước đây thừa cân và béo phì được xem như là đặc điểm riêng của các nước

có thu nhập cao, nhưng gần đây thừa cân, béo phì đã tăng lên một cách kỷ lục ở cảnhững quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhất là ở vùng đô thị Trong 2 thập kỷqua, tỷ lệ thừa cân, béo phì dường như không tăng ở Châu Mỹ La Tinh (ước tínhkhoảng 4 triệu trẻ bị mắc thừa cân, béo phì vào năm 1990, 2000 và 2010) Trong khi

đó tỷ lệ này tăng rất cao ở Châu Phi (từ 4% năm 1990, lên 5,7% năm 2000 và 8,5%năm 2010), số lượng trẻ em bị mắc thừa cân, béo phì tăng từ 4 triệu trẻ lên 13 triệu trẻvào năm 2010, ước tính đến năm 2020 sẽ là 12,7% [48] (hình 1.3 và hình 1.4)

Hình 1.3: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của

trẻ em Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ

La Tinh [27]

Hình 1.4: Số trẻ mắc béo phì ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La

Tinh [27]

Ở Châu Á, tuy tỷ lệ béo phì không cao như Châu Phi, nhưng số lượng trẻ bịbéo phì thì rất cao (tăng từ 13 triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm 2010), caonhất trong ba châu lục [48] Nghiên cứu năm 2002 tại Tây An, Trung Quốc ở trẻ vịthành niên phát hiện tỉ lệ thừa cân béo phì là 16,3%, có sự khác biệt theo giới: nam

có tỉ lệ thừa cân béo phì là 19,4% so với nữ là 13,2% [59] Năm 2005, Trung Quốcghi nhận tỉ lệ thừa cân béo phì ở nữ là 24,7%, ở nam là 33,1%, dự báo đến năm

2015 tỉ lệ này ở nữ là 39,8%, ở nam là 56,9% [50]

Tại các nước khu vực ASEAN: Số liệu thừa cân béo phì (BMI ≥ 25) ở ngườitrên 15 tuổi năm 2005 và dự báo đến năm 2015 như bảng 1.3

Trang 24

Số liệu bảng trên cho thấy sự gia tăng nhanh của tình trạng béo phì tại khuvực ASEAN Một số nước có tỉ lệ béo phì rất cao như Brunei 17 63,2% ở nữ và56,4% ở nam Việt Nam và Cambodia có tỉ lệ thừa cân béo phì ban đầu thấp nhưngsau 10 năm (2005-2015) dự đoán tỉ lệ này sẽ tăng lên đáng kể [74] [75] Tỷ lệ béophì trẻ em ở Thái Lan đang gia tăng ngày một nhanh [62].

Trước tình hình thừa cân, béo phì ở trẻ em đang ngày một gia tăng và diễnbiến phức tạp, các nhà nghiên cứu đã đưa ra dự đoán về tình trạng thừa cân và béophì ở trẻ em trong hình 1.5

Bảng 1.3: Tỷ lệ béo phì ở các nước ASEAN

Quốc gia Tỉ lệ béo phì ở

nữ (%)Năm 2005

Tỉ lệ béo phì

ở nam (%)Năm 2005

Tỉ lệ béo phì

ở nữ (%)Năm 2015

Tỉ lệ béo phì

ở nam(%)Năm 2015Thái Lan 35,2 27,9 44,7 28,6

Trang 25

Hình 1.5: Xu hướng thừa cân béo phì của trẻ em trên thế giới [24]

1.3.5.2 Thực trạng trẻ em béo phì ở Việt Nam

Ở Việt Nam, béo phì ở trẻ em đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khoẻcộng đồng của thế kỷ XXI Năm 2002, trong báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc giachưa thấy đề cập đến tình hình thừa cân béo phì, tuy nhiên báo cáo có ghi nhận mứctiêu thụ chất béo tăng hơn 10 lần từ 0,6 g/người năm 1981 lên 6,8 g/người năm

2000 [39] Đến năm 2011, trong báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc gia đã thấy tỉ lệthừa cân béo phì trẻ em dưới 5 tuổi là 4,8% và có xu hướng gia tăng, so năm 2000 tỉ

lệ này đã tăng gấp 6 lần, mức tiêu thụ chất béo tăng từ 6,8 g/người năm 2000 lên

8 g/người năm 2010 [40]

Trang 26

Hình 1.6: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở TP Hồ Chí Minh theo tuổi, giới tính,

trình độ học vấn, nghề nghiệp [14]

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em cũng ngày càng tăng, đặc biệt ở các TPlớn Năm 2000, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở HS từ 6 -11 tuổi tại quận Hồng Bàng, TPHải Phòng là 10,4% [9] Năm 2001, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở HSTH TP Nha Trang

là 5,8% [30] Tại TP Hồ Chí Minh, điều tra ở HSTH năm học 2002 - 2003 thấy tỷ lệthừa cân, béo phì là 9,4%, nhưng tới năm học 2008 - 2009 thì tỷ lệ này đã lên tới20,8% và 7,7% ở 2 trường thuộc quận 10 [36] Một nghiên cứu tại Huế năm 2008thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ từ 11 - 15 tuổi là 8,3% [26] Nghiên cứu tại ĐàNẵng ở HSTH năm 2006 - 2007 thấy tỷ lệ thừa cân là 4,9% và nguy cơ thừa cân là8,7% [35] Nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt tại nội thành TP Hà Nội ở trẻ em

từ 4 - 6 tuổi thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4,9%, ở trẻ trai là 6,1% và trẻ gái là 3,8%[28] Theo nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh (2010) cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phìkhác nhau theo tuổi, giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp (hình 1.7)

1.3.5.3 Thực trạng trẻ em béo phì ở miền Bắc

Tại Hà Nội, điều tra cắt ngang 3.434 trẻ 6 đến 11 tuổi tại hai trường TH Hà

Trang 27

trai là 5,8% và trẻ gái là 2,2% [7] Năm 2011, Trịnh Thị Thanh Thủy nghiên cứu ởtrẻ 6 đến 11 tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội và có kết quả tỉ lệ thừa cân béo phì là12,9%, trẻ trai là 17,9% và 19 trẻ gái là 7,4% [33] Năm 2007,tại Hà Nội thì tỷ lệbéo phì của trường ở quận Đống Đa là 7,1%, ở huyện Đông Anh là 1,1% [3].

1.3.6.Vai trò của dinh dưỡng đến béo phì của trẻ em

Các đặc điểm ăn uống ảnh hưởng đến béo phì ở trẻ em đã được báo cáo gồm:

1.3.6.1 Thói quen bỏ ăn sáng

Nhiều nghiên cứu cắt ngang cho thấy rằng những trẻ có thói quen bỏ bữa sáng

có nguy cơ dẫn đến thừa cân, béo phì hơn những trẻ thường xuyên ăn sáng Như năm

2008, một nghiên cứu được tiến hành ở HSTH Hong Kong cho thấy có 5,2% trẻ bỏbữa ăn sáng và những trẻ này có nguy cơ mắc thừa cân, béo phì cao hơn so với trẻthường xuyên ăn sáng (30,7% so với 20,1%) [68] Bữa sáng được coi là một bữa ănquan trọng bởi vì nó phá vỡ khoảng thời gian nhịn ăn qua đêm, bổ sung dưỡng chất,cung cấp glucose và cung cấp các chất dinh dưỡng khác cần thiết để tạo năng lượngcủa cơ thể hoạt động Hậu quả của việc bỏ bữa sáng là sẽ dẫn đến tình trạng bị đóitrước khi đến bữa trưa và trẻ sẽ ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo và đường -điều này giải thích mối liên hệ giữa việc bỏ bừa ăn sáng với thừa cân và béo phì [61]

1.3.6.2 Thói quen ăn đồ ăn nhanh và uống các loại nước giải khát

Nước giải khát bao gồm các loại đồ uống ngọt như nước trái cây, nước chanh,các loại đồ uống có gas Theo số liệu điều tra trên toàn nước Mỹ, sự tiêu thụ các loại đồuống này tăng 135% trong khoảng thời gian 1977 - 2001, trong đó, trẻ vị thành niêntiêu thụ nước giải khát tăng gấp 3 lần trong 3 thập kỉ qua và xu hướng này đi kèm với

sự giảm tiêu thụ sữa [69] Cụ thể là việc tiêu thụ nước giải khác tăng 65% ở trẻ nam và74% ở trẻ nữ Đặc biệt, mức tiêu dùng nước giải khát tăng cùng với sự tăng của độtuổi, có khoảng 50% trẻ ở lứa tuổi mầm non tiêu thụ nước giải khát, nhưng tỷ lệ này ởtrẻ tuổi đi học và trẻ vị thành niên tương ứng là 64,1% và 82,5% [55]

1.3.6.3 Thói quen ăn nhanh và ăn nhiều

Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen ăn nhiều, ăn quá no (ăn quá nhiều thức

ăn trong 1 bữa) và ăn nhanh, không nhai kĩ khi ăn cũng là các yếu tố nguy cơ dẫnđến thừa cân, béo phì ở trẻ Những trẻ ăn nhiều và không nhai kỹ có tổng năng

Trang 28

lượng hấp thu cao hơn so với trẻ bình thường Kích thích gây ra bởi việc nhai thức ănảnh hưởng đến cảm giác no do tăng giải phóng histamin từ trung tâm kiểm soát cảmgiác no ở não bộ, tức nhai kỹ giúp hạn chế việc ăn quá nhiều

Một nghiên cứu ở HSTH Nhật Bản (2012) cho kết quả: ở trẻ nam, ăn đến nocăng làm tăng nguy cơ thừa cân, trong khi việc nhai kỹ làm giảm nguy cơ thừa cân;

ở trẻ nữ, nhai kĩ làm giảm nguy cơ thừa cân Kết quả này cho thấy nhai kỹ khi ăn cóthể là một mục tiêu can thiệp để phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em [56]

Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng ghi nhận thói quen ăn nhanh và ăn nhiềuliên quan tới tăng tỷ lệ trẻ thừa cân và béo phì ở trẻ em: trẻ ăn nhiều hơn 4 bữa mộtngày có nguy cơ thừa cân, béo phì gấp 4,7 lần trẻ bình thường Nhóm trẻ thừa cân

có thói quen ăn nhanh hơn nhóm đối chứng 2,7 lần trong điều kiện ăn trong nhàtrường Nhóm trẻ thừa cân háu ăn hơn nhóm đối chứng 5,3 lần khi ăn tại nhà Trẻthừa cân thích ăn chất béo gấp 2,3 lần so với trẻ bình thường [25]

1.3.7.Các nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đến béo phì trẻ em

1.3.7.1 Các nghiên cứu thế giới

Qua nhiều thập kỉ nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra mối liên quan giữachế độ ăn và tỷ lệ béo phì ở trẻ em Theo Grund A và cs nghiên cứu thuần tập ở trẻ

từ 3 - 5 tuổi cho thấy tăng % mỡ ăn vào làm tăng chỉ số BMI, ngược lại Lobstein Tquan sát thấy trẻ thừa cân ăn ít năng lượng hơn trẻ bình thường [51] [57] Nghiêncứu của Shaw ở trẻ từ 3 đến 7 tuổi thấy những trẻ mà cơ thể có nhiều mỡ thì tiêu thụnhiều chất béo, nhiều năng lượng từ lipit hơn [41] Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy thựcphẩm chế biến ngoài gia đình chứa năng lượng, chất béo toàn phần, chất béo no,cholesterol và natri cao hơn một cách có ý nghĩa so với thức ăn được chuẩn bị ởnhà Người dân Mỹ thường ăn ở nhà hàng có xu hướng BMI cao hơn những người

ăn ở nhà và có tới 30 - 70% số trẻ em Mỹ có sử dụng thức ăn nhanh tại các nhàhàng và những trẻ em này tiêu thụ nhiều hơn 187 kcal/ngày, 228 g chất ngọt so vớitrẻ không sử dụng thức ăn nhanh Những người thường ăn ở ngoài nhiều làm tăngtiêu thụ thức ăn đậm độ năng lượng cao hơn khi ăn ở nhà [41] [42] Tại Mỹ, trong

Trang 29

chất béo tăng từ 16% (năm 1977) đến 27% (năm 1995) Trẻ em từ 6 đến 19 tuổi tiêuthụ thức ăn ngoài gia đình tăng từ 55% (năm 1977) lên 66 % (năm 1994) [46].

1.3.7.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Theo điều tra của Viện dinh dưỡng tiến hành 5 năm/lần kể từ năm 1985 thìthực trạng tiêu thụ lương thực thực phẩm của người dân Việt Nam từ 1985 đến nay

có xu hướng giảm mức tiêu thụ các sản phẩm tinh bột và tăng mức tiêu thụ các sảnphẩm giàu đạm Cụ thể là: nếu như vào năm 1985, lượng gạo tiêu thụ của ngườiViệt Nam là 425 g/ người/ngày, khoai là 38,2 g/người/ngày thì nay con số này đãgiảm đáng kể, chỉ còn khoảng 390 g/người/ngày và 8,9 g/người/ngày; mức tiêu thụthịt năm 2005 đã tăng hơn 4,6 lần, cá tăng 1,7 lần so với năm 1985 Đặc biệt, sựthay đổi về mức tiêu thụ trứng, sữa là mạnh mẽ nhất, năm 2005, người dân ViệtNam tiêu thụ các sản phẩm trứng sữa với số lượng cao gấp 18 lần so với năm 1985,hơn 10 lần so với năm 1990 và gấp 3 lần so với năm 2000 [25] Đó có thể là mộttrong những nguyên nhân khiến tỉ lệ người béo phì ở Việt Nam ngày càng tăng hiện nay

Theo kết quả của Tổng điều tra dinh dưỡng 2009 - 2010: khẩu phần ănhàng ngày tại hộ gia đình cho thấy có biến đổi đáng kể so với trước đây Mứcnăng lượng khẩu phần từ năm 1985 đến nay không thay đổi đáng kể (năm 1981tiêu thụ 1925 ± 230 kcal, năm 2010 tiêu thụ 1925,4 ± 587 kcal) nhưng cơ cấusinh năng lượng trong khẩu phần ăn thay đổi Năm 1985, năng lượng từ nguồngluxit, từ protein và chất béo theo thứ tự gluxit : protein : lipit = 82,6 : 11,2 : 6,2thì hiện nay (năm 2010) gluxit : protein : lipit =66,3: 15,9 : 17,8 [38] Lượngprotein và lipit trong khẩu phần tăng làm cho khẩu phần ăn hiện nay cân đối hơn.Các thực phẩm ăn vào hàng ngày đa dạng hơn so với bữa ăn đơn điệu trước đây

Có sự khác biệt đáng kể trong cơ cấu khẩu phần ăn nhân dân ở các vùng sinh tháikhác nhau và giữa nông thôn với thành thị Khẩu phần ăn trẻ em 2 - 5 tuổi cómức năng lượng trung bình đáp ứng được 97% nhu cầu khuyến nghị của ViệnDinh dưỡng Lượng protein tổng số là 49 g/ngày chiếm 17% năng lượng củakhẩu phần, đã đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng [38]

Trang 31

PHẦN II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài được thực hiện theo 2 giai đoạn được thể hiện ở sơ đồ 2.1

Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu

Đánh giá TTDD qua chỉ số BMI

Đánh giá TTDD qua chỉ số BMI

Thừa cân

HS ở 2 trường TH Đội Cấn, TP Thái

Nguyên và Nguyễn Trãi, TP Hải

Dương (n =2034)

HS ở 2 trường TH Đội Cấn, TP Thái

Nguyên và Nguyễn Trãi, TP Hải

Dương (n =2034) Thu thập thông tin:

chiều cao, cân nặng, tuổi, giới tính

Thu thập thông tin: chiều cao, cân nặng, tuổi, giới tính

1459 bình thường

thường

1459 bình thường

thường 141 béo phì

Kết quả về mối liên quan giữa

đặc điểm ăn uống với bệnh béo

phì trẻ em tiểu học

Kết quả về mối liên quan giữa

đặc điểm ăn uống với bệnh béo

phì trẻ em tiểu học

Giai đoạn 2: Thu thập thông tin về đặc điểm

ăn uống của trẻ

Giai đoạn 2: Thu thập thông tin về đặc điểm

ăn uống của trẻ

Phân loại trẻ theo

Trang 32

2.1.1 Giai đoạn cắt ngang

Tiến hành điều tra sàng lọc đánh giá tình trạng béo phì ở trẻ em của 2trường TH: trường TH Đội Cấn, TP Thái Nguyên và trường TH Nguyễn Trãi, TPHải Dương Các đối tượng sẽ được hỏi thông tin cơ bản và được cân đo các chỉ sốnhân trắc Cuộc điều tra này sẽ cung cấp số liệu về tình trạng dinh dưỡng HSTH của

2 trường Đội Cấn và trường Nguyễn Trãi, sau đó lập danh sách các đối tượng đểchọn các HS béo phì và bình thường cho nghiên cứu tiếp theo

Cha mẹ HS ở 2 trường TH Đội Cấn và trường TH Nguyễn Trãi sẽ trả lờiphiếu câu hỏi trác nghiệm về đặc điểm ăn uống của con mình

2.1.2 Giai đoạn bệnh chứng

Nghiên cứu giữa hai nhóm trẻ có tình trạng dinh dưỡng (TTDD) bình thường(nay gọi tắt là bình thường) và TTDD béo phì (nay gọi tắt là béo phì) nhằm xác địnhmối liên quan giữa đặc điểm ăn uống đến bệnh béo phì ở trẻ em của hai trường THĐội Cấn, TP Thái Nguyên và trường TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương

2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng được tiếnhành từ 03/2014 đến 03/2015

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Tại 2 trường TH Đội Cấn, TP Thái Nguyên và trường TH Nguyễn Trãi,

TP Hải Dương

+ Bộ môn sinh lý học người và động vật, khoa Sinh học, trường ĐHSP

Hà Nội, 136 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội

2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu dành cho nghiên cứu bệnh chứng:

- Trong đó:

Ngày đăng: 07/03/2016, 10:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 (2007), "Thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành Việt Nam 25 - 64 tuổi", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành Việt Nam 25 - 64 tuổi
Tác giả: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
3. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân (2008), "Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9-11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 4, số 1, tr. 39 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9-11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân
Năm: 2008
4. Lê Thị Hải (2000), "Thừa cân béo phì ở trẻ em, cách xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì", Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.354 - 370 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa cân béo phì ở trẻ em, cách xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì
Tác giả: Lê Thị Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2000
5. Lê Thị Hải và cs (2000), "Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh béo phì ở học sinh 6 - 11 tuổi tại hai trường tiểu học nội thành Hà Nội", Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, tr. 229 - 245 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh béo phì ở học sinh 6 - 11 tuổi tại hai trường tiểu học nội thành Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Hải và cs
Năm: 2000
8. Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Oanh, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Lê Thị Kim Quy (2012), "Tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm , 8(7), tr. 32-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Oanh, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Lê Thị Kim Quy
Năm: 2012
10. Nguyễn Văn Hiến (2006), "Khái niệm, vị trí, vai trò của truyền thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khỏe", Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.7 – 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm, vị trí, vai trò của truyền thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khỏe
Tác giả: Nguyễn Văn Hiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
11. Nguyễn Thị Kim Hoa (2010), "Tìm hiểu tình hình và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Huế", Tạp chí Y học thực hành, Số 713, Tr. 116-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tình hình và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa
Năm: 2010
14. Lê Thị Hợp và Hà Huy Khôi (2010), " Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011 - 2020", Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, 6 (3+4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011 - 2020
Tác giả: Lê Thị Hợp và Hà Huy Khôi
Năm: 2010
15. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương ( 2011), " Thống nhất phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học", Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực Phẩm, 7 (2), 1 - 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống nhất phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học
16. Nguyễn Công Khẩn, Lê Bạch Mai, Đỗ Phương Hà và cs. (2007), "Thực trạng thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành 25 - 64 tuổi, Tình hình dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở Việt Nam", NXB Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành 25 - 64 tuổi, Tình hình dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Khẩn, Lê Bạch Mai, Đỗ Phương Hà và cs
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
17. Trương Công Hòa (2005), "Tình trạng thừa cân ở trẻ 2 – 6 tuổi tại các trường mầm non quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005", Luận văn thạc sỹ Y học dự phòng. Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng thừa cân ở trẻ 2 – 6 tuổi tại các trường mầm non quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005
Tác giả: Trương Công Hòa
Năm: 2005
18. Nguyễn Công Khẩn, Lê Bạch Mai, Đỗ Thị Phương Hà và cs, (2007), " Thực trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành 25 - 64 tuổi". Tình hình dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở Việt Nam, 49 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành 25 - 64 tuổi
Tác giả: Nguyễn Công Khẩn, Lê Bạch Mai, Đỗ Thị Phương Hà và cs
Năm: 2007
19. Hà Huy Khôi và Nguyễn Công Khẩn (2002), "Thừa cân béo phì, một vấn đề sức khỏe cộng đồng mới ở nước ta", Tạp chí Y học thực hành, 418, 5 - 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa cân béo phì, một vấn đề sức khỏe cộng đồng mới ở nước ta
Tác giả: Hà Huy Khôi và Nguyễn Công Khẩn
Năm: 2002
20. Nguyễn Thị Kim Hưng và cs (2002), "Tình trạng thừa cân và béo phì của các tầng lớp dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 -2001", Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, tr. 107 - 119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng thừa cân và béo phì của các tầng lớp dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 -2001
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hưng và cs
Năm: 2002
21. Nguyễn Thị Lâm (2002), "Đánh giá mức độ và nguy cơ của béo phì", Tạp chí Y học thực hành, số 418, tr.15 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá mức độ và nguy cơ của béo phì
Tác giả: Nguyễn Thị Lâm
Năm: 2002
22. Đỗ Thị Kim Liên, Nghiêm Nguyệt Thu và cs (2002), "Diễn biến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh Hà Nội từ 1995 - 2000", Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, tr.76 - 88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh Hà Nội từ 1995 - 2000
Tác giả: Đỗ Thị Kim Liên, Nghiêm Nguyệt Thu và cs
Năm: 2002
23. Trần Thị Hồng Loan (1997), "Thừa cân và các yếu tố nguy cơ ở học sinh 6-11 tuổi tại một quận nội thành - TP. Hồ Chí Minh", Luận văn thạc sĩ Dinh dưỡng cộng đồng, trường đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa cân và các yếu tố nguy cơ ở học sinh 6-11 tuổi tại một quận nội thành - TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thị Hồng Loan
Năm: 1997
24. Lê Bạch Mai, Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn và cs (2000), "Biến đổi về tiêu thụ lương thực thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của nhân dân Việt Nam 1990-2000", Hội nghị Khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, Viện Dinh dưỡng. Hà Nội, tr.55 - 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi về tiêu thụ lương thực thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của nhân dân Việt Nam 1990-2000
Tác giả: Lê Bạch Mai, Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn và cs
Năm: 2000
25. Phùng Đức Nhật (2008), "Nghiên cứu bệnh chứng các yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì của học sinh mẫu giáo từ 4 - 6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr.158-161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh chứng các yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì của học sinh mẫu giáo từ 4 - 6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Phùng Đức Nhật
Năm: 2008
26. Phan Thị Bích Ngọc (2010), "Nghiên cứu thực trạng thừa cân - béo phì và đánh giá biện pháp can thiệp cộng đồng ở học sinh tiểu học thành phố Huế", Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng thừa cân - béo phì và đánh giá biện pháp can thiệp cộng đồng ở học sinh tiểu học thành phố Huế
Tác giả: Phan Thị Bích Ngọc
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w