MụC LụC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Giả thuyết khoa học 4 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Ý nghĩa, giá trị của đề tài 6 8. Cấu trúc luận văn 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7 1.2. Các khái niệm liên quan đền đề tài 10 1.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông 10 1.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông 13 1.3. Trường THPT và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 16 1.3.1. Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 16 1.3.2. Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trưêng THPT 20 1.4. Mục tiêu và nội dung phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường Trung học phổ thông 23 1.4.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 23 1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 28 1.5. Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông 32 1.5.1. Sự quan tâm của hệ thống chính trị và cơ quan quản lý giáo dục các cấp đối với chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông 32 1.5.2. Chất lượng nguồn nhân lực bổ sung vào đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 33 1.5.3. Tinh thần tích cực, chủ động tự học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 34 1.5.4. Tác động của các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ QLGD 35 Tiểu kết chương 1 36 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA 37 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 37 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội 37 2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục tỉnh Sơn La 39 2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 41 2.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La 41 2.2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THPT tỉnh Sơn La 49 Tiểu kết chương 2 61 Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 62 3.1. Phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến 2020 và nguyên tắc đề xuất biện pháp 62 3.1.1. Phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La đến 2020 62 3.2. Hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 65 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu về phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 65 3.2.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ QLGD chặt chẽ, khoa học 69 3.2.3. Thực hiện tốt công tác đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD, tạo cơ sở cho việc sử dụng, đề bạt và bổ nhiệm 73 3.2.4. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý dục các trường trung học phổ thông 79 3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ QLGD đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục trong trường THPT hiện nay 84 3.2.6. Thực hiện tốt việc bổ nhiệm, luân chuyển và công tác chính sách đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thông 91 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 98 3.3.1 Các bước khảo nghiệm 98 3.3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLGD các trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La 99 Tiểu kết chương 3 106 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020” do chính tôi hoàn thành, toàn bộ nội dung, kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn Các tài liệu tham khảo và thông tin trích dẫn được sử dụng trong Luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Sơn La, ngày tháng năm 2015
Tác giả Luận văn
Lê Thị Hồng Anh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa đào tạo sau đại học và các thầy, cô giáo trong khoa đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Phán, thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Đào tạo - Bồi dưỡng (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La); Lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Sơn La, Ban Giám hiệu các trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thiện bản Luận Văn này Tôi xin chân thành cảm ơn đến cá nhân, những đồng nghiệp đã dành thời gian giúp đỡ tôi trong suốt thời gian khảo sát thực tế, thu thập điều tra số liệu trong quá trình thực hiện đề tài Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cố giáo đã tham gia các buổi họp, phỏng vấn, cung cấp thông tin và đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những cá nhân, tập thể đã giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, các học viên lớp cao học Quản lý Giáo dục K23 đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu xây dựng luận văn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký tự Giải thích
HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Ý nghĩa, giá trị của đề tài 6
8 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.2 Các khái niệm liên quan đền đề tài 10
1.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông 10
1.2.2 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông 13
1.3 Trường THPT và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 16
1.3.1 Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 16
1.3.2 Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trưêng THPT 20
1.4 Mục tiêu và nội dung phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường Trung học phổ thông 23
1.4.1 Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 23
1.4.2 Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 28
1.5 Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông 32
Trang 51.5.1 Sự quan tâm của hệ thống chính trị và cơ quan quản lý giáo dục các cấpđối với chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông 321.5.2 Chất lượng nguồn nhân lực bổ sung vào đội ngũ cán bộ QLGD trườngTHPT 331.5.3 Tinh thần tích cực, chủ động tự học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ QLGDtrường THPT 341.5.4 Tác động của các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ QLGD 35
Tiểu kết chương 1 36 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA 37
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục các trường trung họcphổ thông tỉnh Sơn La 372.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội 372.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục tỉnh Sơn La 392.2 Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trunghọc phổ thông tỉnh Sơn La 412.2.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trung học phổthông tỉnh Sơn La 412.2.2 Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trườngTHPT tỉnh Sơn La 49
Tiểu kết chương 2 61 Chương 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN
LA ĐẾN NĂM 2020 62
Trang 63.1 Phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến 2020 và nguyên tắc đề xuất
biện pháp 62
3.1.1 Phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Sơn La đến 2020 62
3.2 Hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 65
3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu về phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT 65
3.2.2 Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ QLGD chặt chẽ, khoa học 69
3.2.3 Thực hiện tốt công tác đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD, tạo cơ sở cho việc sử dụng, đề bạt và bổ nhiệm 73
3.2.4 Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý dục các trường trung học phổ thông 79
3.2.5 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ QLGD đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục trong trường THPT hiện nay 84
3.2.6 Thực hiện tốt việc bổ nhiệm, luân chuyển và công tác chính sách đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thông 91
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 98
3.3.1 Các bước khảo nghiệm 98
3.3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ QLGD các trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La 99
Tiểu kết chương 3 106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp 99Bảng 3.2: Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp 101Bảng 3.3: So sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của cácbiện pháp 103
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp 100Biểu đồ 3.2: Tính khả thi của các biện pháp 102Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp 104
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ: “Xây dựngđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chấtlượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnhchính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông quaviệc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục đểnâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngàycàng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
Ngày 11/01/2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định phê duyệt Đề án
“Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcgiai đoạn 2005 – 2010”, trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo vàCBQLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môncủa nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trongcông cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” [13]
Đại hội Đảng khoá XI xác định: “Phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL làkhâu then chốt” Luật Giáo dục đã xác định “CBQLGD giữ vai trò quan trọngtrong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục CBQL phảikhông ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyênmôn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân Nhà nước có kế hoạch xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD nhằm phát huy vai trò và trách nhiệmcủa CBQLGD, đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục” [23], [55]
Chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020 tiếp tục khẳng định: “Củng cố,hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và
Trang 10phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và CBQLGD
đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” Và chỉrõ: “Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm,
sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên mônchưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự…Một bộ phận nhàgiáo và CBQL chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới” Vìvậy, cần phải “Thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểngiáo dục và quy hoạch phát triển nhân lực của từng ngành, địa phương trongtừng giai đoạn phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh Chuẩn hoá trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo vàCBQLGD” [12], [15]
Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay, nhất là chúng
ta thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải thực hiệnhàng loạt biện pháp nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo về chất lượnggiáo viên, về phòng học, các trang thiết bị, về tài chính Trong đó công tácquản lý giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định thànhcông của sự nghiệp giáo dục Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục
trung học phổ thông, quản lý giáo dục được xem là “khâu đột phá” mở đầu
cho việc triển khai những chủ trương và giải pháp
Sơn La là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc, sau ba mươinăm đổi mới, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Sơn La đã đạt được những thànhtựu nhất định được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục trunghọc cơ sở; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; công nhận đạtchuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, nhiều học sinh đạt cácgiải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, tỉnh có học sinh đạt Huychương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế Công tác khuyến học, khuyến tài, xâydựng xã hội học tập, nâng cao dân trí đạt nhiều kết quả quan trọng Cơ sở vật
Trang 11chất trường học không ngừng được đầu tư hoàn thiện Các trường đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển mạnh, góp phần quantrọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh và vùng Tây Bắc; tuynhiên sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông ở tỉnhSơn La nói riêng còn nhiều mặt hạn chế, phát triển chưa vững chắc, cần tiếptục được củng cố.
Thực tế những năm qua, chất lượng cán bộ quản lý ở các trường trunghọc phổ thông của tỉnh Sơn La bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những bấtcập như: trình độ, năng lực và nghiệp vụ quản lý nhìn chung còn hạn chế, cònthiếu tầm nhìn, chưa xác định được chiến lược, kế hoạch phát triển đối vớiđơn vị mình phụ trách; kinh nghiệm quản lý còn ít, còn thiếu tự tin, chủ động
và sáng tạo; nhiều hiệu trưởng chưa đạt chuẩn quy định hoặc có đạt nhưngchưa đúng thực chất từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quảgiáo dục của nhà trường
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra chongành giáo dục tỉnh Sơn La hiện nay là tăng cường phát triển đội ngũCBQLGD ở các trường phổ thông Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020” làm luận văn cao học với
mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổthông trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn hướng tới đề xuấtnhững biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trườngtrung phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, nhằm đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Trang 123 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dụctrường trung học phổ thông;
- Phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dụctrường trung phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La;
- Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trườngtrung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục trong giai đoạn hiện nay
4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Phát triển nguồn nhân lực giáo dục ở các trường trung học phổ thôngtrên địa bàn tỉnh Sơn La
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thôngtrên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường học có thể tiếp cậntrên nhiều góc độ khác nhau (quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực giáodục, kinh tế học giáo dục, xã hội học ) Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dụctrường học đề cập trong đề tài này chỉ xin giới hạn: Hiệu trưởng, Phó Hiệutrưởng trường trung học phổ thông
Giới hạn nghiên cứu là 20 trường trung phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La
5 Giả thuyết khoa học
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông trên địabàn tỉnh Sơn La, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những hạn chế bất cập.Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường trunghọc phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La, thì có thể đề xuất được các biện phápphát triển đội ngũ này phù hợp và khả thi, góp phần tích cực trong việc nângcao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay
Trang 136 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Đọc sách, báo, tạp chí và thu thập các tài liệu thực tế, tìm hiểu đặctrưng, phân tích và tổng hợp các lý thuyết nhằm hiểu biết sâu sắc về bản chất,những dấu hiệu đặc thù có liên quan đến đề tài để sắp xếp thành một hệ thống,xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Sử dụng phương pháp này để sắp xếp các thông tin lý luận thu thậpđược thành những đơn vị kiến thức để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Phương pháp giả thuyết
Sau khi đã nghiên cứu sâu sắc các vấn đề có liên quan, bằng lập luận vàsuy đoán, suy luận các giả thuyết để định hướng cho quá trình nghiên cứu
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
Tiến hành xây dựng phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lý giáo dục vàgiáo viên của 20 trường THPT tỉnh Sơn La, để thu thập ý kiến của họ về thựctrạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các trường THPT và nguyênnhân của thực trạng đó
- Phương pháp quan sát
Quan sát công tác quản lý chỉ đạo trong phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục các trường THPT nhằm thu thập thông tin thực tiễn, chính xác việcnghiên cứu các biện pháp phát triển đội ngũ này theo chuẩn quy định
Trang 14- Phương pháp khảo nghiệm
Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu các văn bản tổng kết công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đàotạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT của Sở Giáo dục
và Đào tạo, của UBND tỉnh từ năm 2012 đến nay
- Phương pháp chuyên gia
Thu thập, xin ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ quản lý, các giáo viêncốt cán để có thông tin về vấn đề nghiên cứu, tăng độ tin cậy của kết quả điều tra
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu thu thập được từcác phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn
7 Ý nghĩa, giá trị của đề tài
Kết quả nghiên cứu luận văn, góp phần hoàn thiện khái niệm đội ngũcán bộ quản lý trường THPT và phát triển đội ngũ này; làm sáng tỏ thực trạngphát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnhSơn La hiện nay và phân tích rõ nguyên nhân hạn chế, đồng thời đề xuất biệnpháp có tính khả thi nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung họcphổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ởcấp học này trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo và phần phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong xu thế hội nhập, vấn đề phát triển giáo dục nói chung và pháttriển đội ngũ CBQLGD nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉđạo thực hiện thông qua nhiều văn bản chỉ đạo như nghị quyết, thông tư,quyết định
Tuy vậy, sự phát triển giáo dục của nước ta thời gian qua vẫn còn nhiềuhạn chế, chưa tương xứng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu; chấtlượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, công tác quản lý giáo dục cònkém hiệu quả
Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn
2001-2010, Cộng đồng Châu Âu và chính phủ Việt Nam ký kết Hiệp định tài chínhAIDCO/VNM/2004/016-841 tại Brussel (ngày 18/7/2005); và bắt đầu triểnkhai Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) với mục tiêu hỗ trợ BộGD&ĐT thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó hoạt động chính là đào tạo vềquản lý giáo dục cho hiệu trưởng trường phổ thông, qua đó cho thấy tầm quantrọng của đội ngũ CBQLGD trong sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông
Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020 được Thủtướng Chính phủ phê duyệt đã chỉ rõ: “Nguyên nhân của những yếu kém bấtcập trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịpvới thực tiễn và nhu cầu phát triển của đất nước chưa phối hợp tốt và sửdụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội để phát triển giáo dục;chậm đổi mới cả tư duy và phương thức quản lý Năng lực của cán bộ quản
lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao một bộ phận cán bộ quản
Trang 16lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức ” Để khắc phục nguyênnhân những yếu kém trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIkhẳng định: “giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhànước trong giáo dục - đào tạo”.
Trước yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, những năm qua đã cónhiều nghiên cứu về phát triển đội ngũ CBQLGD theo hướng phát triển nănglực quản lý, kỹ năng thực hành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hìnhmới Có thể kể đến nội dung “Quản lý giáo dục” của nhóm tác giả Bùi MinhHiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo đã nêu lên những vấn đề lớn về pháttriển giáo dục trong đó có phát triển đội ngũ CBQLGD với nhiều khó khănphức tạp diễn ra trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhiều năm qua, nghiên cứu về lý luận QLGD có khá nhiều các tác giả
tham gia như: “Giáo trình khoa học quản lý” của tác giả Phạm Trọng Mạnh;
“Tâm lý xã hội trong quản lý” của Ngô Công Hoàn Tác giả Trần Kiểm có công trình nghiên cứu khoa học như: “Khoa học quản lý nhà trường phổ
thông”; “Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”;
“Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục” tác giả đề cập sâu sắc những vấn đề
mang tính cập nhật, thực tiễn và hiện đại về QLGD và người CBQLGD, tác
giả cho rằng: hiệu quả quản lý giáo dục phần lớn phụ thuộc vào cách tổ chức
quản lý của người cán bộ đó và phẩm chất, năng lực, phong cách, văn hoá quản lý của người cán bộ quản lý; đồng thời ông cũng phân tích làm rõ những
nội dung và yêu cầu về phẩm chất, năng lực, kỹ năng, phong cách và văn hoáquản lý của người CBQLGD ở nhà trường
Các công trình nghiên cứu đều cho thấy yêu cầu thời đại đặt ra đối vớingành giáo dục của cả nước hiện nay và việc cần thiết nâng cao chất lượngđội ngũ CBQLGD, nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 17Bên cạnh những công trình của các nhà khoa học đánh giá tổng quan vềthực trạng chất lượng đội ngũ, đặc biệt là lực lượng CBQLGD của cả nước và đềxuất giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ, còn có những công trình
nghiên cứu khác gần đây dưới dạng luận văn cao học đã đề xuất cácgiải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD các địaphương, một số công trình nghiên cứu đó như sau:
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và tổ chức công tác văn hoá,
giáo dục với đề tài: “Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn đổi mới” của tác
giả Hoàng Đức Hùng (1998)
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục về đề tài: "Thực trạng, phương hướng
và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Công Duật (2000).
Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục về đề tài: “Quy hoạch xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên quang” của tác giả Lưu Bích Thuận (2005).
Tác giả Ngô Đoàn Nguyễn (2005): “Những giải pháp phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Bạc Liêu”.
Tác giả Nguyễn Hữu Phi (2009); “Thực trạng và giải pháp phát triển
đội ngũ CBQL trường THPT tại thành phố Cần Thơ”.
Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục về đề tài: “Giải pháp phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ đến năm 2020”
của tác giả Phùng Quốc Lập (2010)
Tác giả Lê Thị Kim Loan với đề tài: “Biện pháp phát triển đội ngũ
CBQL trường THPT tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay” (2010).
Từ các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước, các công trình nghiên cứuliên quan đến phát triển đội ngũ CBQLGD cho thấy sự quan tâm của Đảng,
Trang 18nhà nước, các nhà khoa học, học viên cao học ngành QLGD đối với công tácphát triển đội ngũ CBQLGD của cả nước nói chung, của từng địa phương nóiriêng theo phạm vi nghiên cứu.
Trong các luận văn trên, phần lớn đề cập đến các giải pháp xây dựnghoặc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD các trường trung học phổthông hoặc trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhàtrường Mỗi đề tài nghiên cứu trên một phạm vi, thời gian khác nhau, đốitượng cán bộ quản lý ở các cấp học khác nhau
Các tác giả đã dựa vào thực trạng giáo dục của địa phương để đi sâunghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm phát triển lựclượng CBQLGD trường THPT tại địa phương, đơn vị
Kết quả nghiên cứu của các luận văn trên đã gợi ý, định hướng tạo nênnền tảng lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT, tác giảluận văn đã kế thừa, phát triển kết quả nghiên cứu đó để xây dựng cơ sở lýluận cho đề tài của mình
Trên thực tế, các trường THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếpquản lý hoạt động và chỉ đạo chuyên môn Mặt khác, đội ngũ cán bộ QLGDcác trường THPT ở địa bàn các huyện của tỉnh Sơn La có nét đặc thù riêngcủa nó, vì vậy cần nghiên cứu để có biện pháp phù hợp, thì chưa có luận vănnào nghiên cứu vấn đề này Do đó, đề tài luận văn sẽ nghiên cứu và đánh giáđúng thực trạng về phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, từ đó đề xuất các biệnpháp nhằm phát triển đội ngũ này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ởcác trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La
1.2 Các khái niệm liên quan đền đề tài
1.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông
* Đội ngũ: Thuật ngữ “Đội ngũ” thường được dùng với tư cách một
thuật ngữ quân sự để chỉ về “một tổ chức gồm nhiều người, tập hợp thành một
Trang 19lực lượng để chiến đấu hay bảo vệ” Tuy nhiên, do những phát triển của đờisống thực tiễn, thuật ngữ quân sự nêu trên dần được dùng trong công tác quản
lý nhân sự Trong trường hợp này “Đội ngũ” được hiểu là một nhóm ngườiđược tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện những mục đíchnhất định trong quan hệ phối hợp thống nhất về chức năng, nhiệm vụ
Ngày nay thuật ngữ “đội ngũ” được sử dụng rộng rãi để chỉ nhữngnhóm người có tổ chức trong xã hội như đội ngũ tri thức, đội ngũ công nhânviên chức… Với ý nghĩa đó, từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng -
1997 đã định nghĩa : “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chứcnăng hoặc nghề nghiệp tạo thành một lực lượng”
*Quản lý: Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản
năm 1994 thì: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Là
tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” Mặc dùhiện nay trong các giáo trình, tài liệu các tác giả có nhiều cách diễn đạt khácnhau về quản lý, nhưng đều có những dấu hiệu chủ yếu đó là: Quản lý đượcthực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội; hoặc nó là những tác động cótính hướng đích, những tác động phối hợp nỗ lực của cá nhân thực hiện đượcmục tiêu của tổ chức
Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm trong quá trình hoạt động quản
lý Do vậy, có thể khái quát rằng "quản lý nói chung là quản lý các tổ chứccủa con người và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức đó"
Quản lý luôn tồn tại với tư cách là hệ thống Hệ thống quản lý được tạobởi nhiều thành tố Các thành tố cơ bản thường được đề cập khi phân tích hệthống quản lý như: Chủ thể, đối tượng quản lý, mục tiêu, nội dung, phươngthức quản lý…từ đó có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướngđích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Trang 20Về thực chất, quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lênđối tượng quản lý bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái củađối tượng quản lý, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích củacon người; quan niệm này tạo cơ sở để nhận thức rõ hơn về quản lý giáo dục.
* Quản lý giáo dục:
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là quá trìnhtruyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triểncủa xã hội loài người Thế hệ đi trước truyền đạt cho thế hệ đi sau, thế hệ đisau phải có trách nhiệm lĩnh hội, kế thừa, phát triển và bổ sung những kinhnghiệm đó Giáo dục có một vị trí đặc biệt quan trọng, vừa là sản phẩm của xãhội đồng thời là nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.Trong thời đại ngày nay, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định thúc đẩy sựphát triển xã hội, vì chỉ có giáo dục mới đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầucủa sự phát triển xã hội; vì vậy giáo dục trở thành mục tiêu phát triển hàng đầucủa tất cả các quốc gia trên thế giới
Giáo dục là một quá trình, là một hoạt động của xã hội, vì thế có sựquản lý, đó là quản lý giáo dục Quản lý giáo dục được hiểu một cách rất đadạng tùy theo góc độ nghiên cứu, tiếp cận của các nhà khoa học
Theo nghĩa tổng quát: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợpcác lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ yêu cầuphát triển xã hội Hoặc có thể hiểu: Quản lý giáo dục, là những tác động có ýthức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của
hệ thống giáo dục, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triểngiáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục
Theo yêu cầu của sự phát triển xã hội thì “Quản lý là một nghề” [17, tr.4];những người đảm nhiệm công tác quản lý giáo dục được tập hợp thành “ đội
Trang 21ngũ cán bộ quản lý giáo dục ”; ở trường trung học phổ thông đội ngũ này baogồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
* Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông:
Theo từ điển Tiếng Việt: “CBQL là người làm công tác có chức vụtrong một cơ quan, tổ chức, phân biệt với người khác không có chức vụ”[34,] Như vậy, cán bộ QLGD là người chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức thực hiệncác nhiệm vụ của tổ chức; họ vừa là người lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị
và có vai trò tác động, ra lệnh, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượngquản lý; vừa là người được cấp trên bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm và chịu sự lãnhđạo, quản lý của cấp trên
Và như vậy, có thể hiểu: Đội ngũ CBQL giáo dục là những người làmviệc trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về giáo dục, trong các cơ
sở giáo dục, có chức vụ hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong các
cơ quan quản lý giáo dục, có vai trò nòng cốt trong cơ quan, trong ngành cótác động đến hoạt động của ngành giáo dục và các cơ sở giáo dục
Từ quan niệm trên về đội ngũ CBQL giáo dục, có thể khái quát:
Đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT: là một bộ phận của đội ngũ cán
bộ QLQL giáo dục nói chung; họ là những người đứng đầu nhà trường, tập hợp thành một lực lượng, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về trọng trách quản lý nhà trường, nhằm thực hiện mục đích giáo dục học sinh phát triển toàn diện nhân cách theo mục tiêu xác định.
1.2.2 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông
* Phát triển: Thuật ngữ “phát triển” phản ánh xu thế đi lên của sự vật,
hiện tượng theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn, ví dụ: Sản xuất pháttriển, phát triển kinh tế, văn hoá…Nó biểu hiện sự biến đổi của sự vật, hiệntượng qua các giai đoạn khác nhau, từ khi khởi đầu đến khi kết thúc; sự biến
Trang 22đổi đó từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứctạp Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng sẽ diễn ra sự thay đổi về lượngdẫn đến sự thay đổi về chất và thay đổi cả về cấu trúc của sự vật, hiện tượng.
Như vậy, khi nói đến phát triển, là làm cho số lượng và chất lượng vậnđộng theo hướng đi lên trong quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệthống bền vững
Hoặc có thể hiểu: Phát triển sự vật, hiện tượng là quá trình tăng tiến cả về sốlượng và chất lượng trên cơ sở cái đã có, đã được xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh,chưa đầy đủ, phải tiếp tục nâng cao để đạt mục tiêu đề ra
Từ những quan niệm nêu trên, ta có thể hiểu phát triển là quá trình tăngtrưởng về số lượng và biến đổi về chất của một sự vật, hiện tượng đã có, đãđược xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, phải tiếp tục nâng cao
để đạt một mục tiêu nào đó Dùng khái niệm “Phát triển đội ngũ cán bộ” lànhấn mạnh đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ đã có, đã được xây dựng
nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ hoặc phải tiếp tục nâng cao chất lượng
để đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới
Từ nhận thức đó, khi xem xét phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, cần phải xemxét trên quan điểm toàn diện và hệ thống; không nên xem xét các thành tố một cáchrời rạc mà trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau theo qui chế, qui ước nhất định
*Phát triển đội ngũ cán bộ QLGD:
Từ các quan niệm trên cho thấy: Phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, làcách làm, cách giải quyết về nhân sự, về tổ chức của cấp trên để đội ngũ cán
bộ này đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị
Theo lý thuyết hệ thống trong quản lý, bất kỳ một sự thay đổi nào vềlượng cũng như về chất của một phân tử đều có thể làm ảnh hưởng đến cácphần tử khác của hệ thống và bản thân hệ thống đó Ngược lại, mọi sự thay
Trang 23đổi nào về lượng cũng như về chất của hệ thống đều có thể làm ảnh hưởngđến các phần tử của hệ thống.
Có thể nói, đội ngũ cán bộ QLGD là một hệ thống, mỗi cán bộ quản lý làmột phần tử trong hệ thống đó Đội ngũ cán bộ QLGD “mạnh” hay “yếu” khitừng cán bộ “mạnh” hay “yếu” và ngược lại Đội ngũ CBQL khi được bổ sungtheo định biên, nâng cao về mặt chất lượng sẽ trở nên “mạnh” đồng bộ và vững
vàng trong hoạt động quản lý; phát triển đội ngũ cán bộ QLGD bao gồm phát
triển cho từng cá nhân và phát triển cả đội ngũ Do đó khi bàn về phát triển độingũ cán bộ QLGD phải trên cơ sở kết hợp giữa phấn đấu của cá nhân cán bộ và
sự quan tâm của nhà trường; phát triển đội ngũ cán bộ QLGD có mối quan hệbiện chứng với sự phát triển của từng cá nhân cán bộ, nhưng không phải là
“phép cộng” những thay đổi phát triển về nhân cách của mỗi cán bộ, mà là quátrình làm thay đổi đội ngũ cán bộ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu theo yêucầu phát triển giáo dục
Từ các quan niệm trên và dưới góc độ đổi mới QLGD, có thể hiểu mộtcách cụ thể hơn: Phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, là qúa trình quy hoạch, xâydựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLGD của cấp ủy, cơ quan chức năng vàngười lãnh đạo nhà trường, làm cho đội ngũ này tăng tiến cả số lượng lẫn chấtlượng và có cơ cấu hợp lý, để họ thực hiện có chất lượng hoạt động QLGD,đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
* Phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT:
Đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT giữ vai trò quan trọng trong việc
tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục ở nhà trường; do vậy họkhông ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất và năng lực Đồng thời
các cấp quản lý (Sở Giáo dục và Đào tạo; các cấp chính quyền địa phương)
phải quan tâm chăm lo, bồi dưỡng, xây dựng và có chính sách, biện pháp phát
Trang 24triển đội ngũ này, để họ đủ sức đảm đương trách nhiệm nặng nề là khôngngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Từ các khái niệm nền tảng trên, có thể khái quát: Phát triển đội ngũ
cán bộ QLGD trường THPT, là qúa trình quy hoạch, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLGD của cấp ủy, cơ quan chức năng, người lãnh đạo và cán bộ giáo viên trường THPT, làm cho đội ngũ này đủ về số lượng theo quy định, tăng tiến về chất lượng và có cơ cấu hợp lý, để họ thực hiện có chất lượng hoạt động QLGD trường THPT, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục trong nhà trường hiện nay.
Mục đích của phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT là đảm
bảo nguồn nhân lực cho hoạt động QLGD các trường THPT đáp ứng đòi hỏicủa công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục THPT hiện nay
Chủ thể phát triển đội ngũ cán bộ QLGD các trường THPT, là các cơ
quan quản lý nhân sự trường THPT và chủ thể quản lý trường THPT
Lực lượng tham gia phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT, bao
gồm: Bộ máy quản lý giáo dục các cấp, các ban giám hiệu, các tổ chức, cáctập thể sư phạm trong trường THPT Bên canh đó, từng cán bộ cũng có vai trò
là chủ thể trực tiếp trong sự phát triển của chính mình và đóng góp vào sựphát triển của đội ngũ cán bộ QLGD
1.3 Trường THPT và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT
1.3.1 Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
* Vị trí, vai trò, mục tiêu giáo dục THPT:
Điều 26, Luật Giáo dục 2005 quy định: “ Giáo dục trung học phổ thôngđược thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai Học sinh vàohọc lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lămtuổi"
Trang 25Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT có vai trò đặc biệtquan trọng vì giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động vàsáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đivào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đây cũng là bậchọc tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống với các cấp họckhác trong hệ thống giáo dục quốc dân Luật Giáo dục 2005, Điều 27 quy định:
“Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển nhữngkết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có nhữnghiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy nănglực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trungcấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.[29]
* Nội dung, phương pháp giáo dục THPT:
Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàndiện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp vớitâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học Nộidung giáo dục THPT được quy định tại Điều 28, Luật Giáo dục 2005: “Giáo dụctrung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học
cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằmbảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọihọc sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đápứng nguyện vọng của học sinh” [29] Nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông,nội dung giáo dục THPT phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện và cótính hệ thống, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi họcsinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học
Phương pháp giáo dục PTTH phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
Trang 26học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm và đem lạiniềm vui và hứng thú học tập cho học sinh
Tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CBQL giáo dục trường trung học cơ sở được qui định như sau:
Về tiêu chuẩn: trình độ đào tạo và thời gian công tác phải đạt chuẩn củanhà giáo theo qui định của luật giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩncủa cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạyhọc ít nhất 5 năm ở bậc THPT hoặc bậc học cấp cao hơn; có phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý, đượcbồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ về QLGD; có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghềnghiệp; được tập thể giáo viên và nhân viên tín nhiệm
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: Đội ngũ CBQL giáo dục trườngtrung học phổ thông có chức năng quản lý các mặt hoạt động theo nhiệm vụ
và quyền hạn của trường trung học phổ thông đã qui định trong Luật Giáo dục
và trong Điều lệ trường phổ thông cụ thể như sau:
Về chức năng quản lý: thực hiện các chức năng cơ bản của quản lýtrường trung học cơ sở theo chu trình quản lý, đó là:
Thiết lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của trường trung học cơ sở
Tổ chức thực hiện kế hoạch
Trang 27Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Về nhiệm vụ và quyền hạn: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quiđịnh tại Điều 19 - Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
và trường phổ thông có nhiều cấp học
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản
3, Điều 20 của Điều lệ này;
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trướcHội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hộiđồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khenthưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáoviên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhânviên theo quy định của Nhà nước;
Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xácnhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) củatrường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật họcsinh;
Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
Trang 28Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhânviên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành;thực hiện công khai đối với nhà trường;
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vàhưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng:
Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ đượcHiệu trưởng phân công;
Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việcđược giao;
Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi đượcHiệu trưởng uỷ quyền;
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vàhưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
1.3.2 Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trưêng THPT
Thời đại ngày nay là thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin với nền kinh tế tri thức, đã dẫn đến xu hướng toàn cầuhoá; xu hướng này đòi hỏi phải thay đổi nhiều lĩnh vực Đối với giáo dục, đổimới và phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là yêucầu cần thiết đảm bảo chất lượng giáo dục trong thời gian tới
Thực tiễn cho thấy chất lượng giáo dục được tạo nên bởi tổ hợp các yếutố; trong đó có yếu tố giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là quan trọng nhất.Luật Giáo dục đã khẳng định: "nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảmbảo chất lượng giáo dục" [17, tr.16]
Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục và chỉ ra nguyên nhân chủyếu của các yếu kém của cán bộ QLGD là: “Đa số cán bộ quản lý chưa được
Trang 29đào tạo có hệ thống về quản lý, làm việc vẫn dựa vào kinh nghiệm cá nhân,tính chuyên nghiệp thấp Năng lực điều hành, quản lý của một bộ phận cán bộquản lý giáo dục còn bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách,chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công vụ Kiến thức về pháp luật, về tổchức bộ máy, về quản lý nhân sự, nhất là về quản lý tài chính còn nhiều hạnchế dẫn đến lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền, đặc biệt khiđược Nhà nước phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm Phần lớn cán bộ quản
lý giáo dục còn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng và ứngdụng công nghệ thông tin Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn chạytheo bệnh thành tích, chưa thực sự chuyên tâm với nghề nghiệp, chưa làmtròn trách nhiệm, nhiệm vụ được giao Một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý buônglỏng quản lý, không đấu tranh với tiêu cực, thậm chí còn thoả hiệp, tham giavào các hiện tượng tiêu cực ”
Vì vậy, tiếp tục triển khai chiến lược phát triển giáo dục và Đề án xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ cán bộ quản lý giai
đoạn 2010- 2020, xác định rõ mục tiêu quốc gia về xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hoá, nângcao chất lượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọngnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo vàcán bộ QLGD
Những yêu cầu mới về phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường trung học phổ thông là:
Hiện nay, nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường theo địnhhướng XHCN Cùng với sự hội nhập khu vực và quốc tế cơ chế quản lý củagiáo dục đào tạo phải tương thích với đặc điểm nền kinh tế mới; từ đó đặt rayêu cầu chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ cán bộ quản lý các cấp
Trang 30Hiện nay để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục THPT, những xuhướng mới trong QLGD đang diễn ra là:
Thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước của các cấp quản lý vàhoạt động tham gia giáo dục
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giáo dục
Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện thành công chương trìnhgiáo dục mới trên phạm vi cả nước
Phát triển đội ngũ cán bộ QLGD các trường THPT là việc cần thiết
và cấp bách, đây là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp giáo dục; những nộidung và mục tiêu trên đây là định hướng quan trọng của Đảng, Chính phủchỉ rõ cho toàn ngành giáo dục và đào tạo trước yêu cầu đổi mới
Quản lý nhân lực cơ sở phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT
Khái niệm về quản lý nhân lực xuất hiện vào năm 1980 Quản lý nhânlực rộng hơn, bao quát tất cả trong đó có nội dung của quản lý nhân sự; khôngchỉ có thế, quản lý nhân lực dựa trên cơ sở hoàn toàn mới: Coi con người làmột nguồn lực, một nguồn vốn cần được đầu tư, hỗ trợ phát triển; đây là mộtnguồn lực đặc biệt có thể sinh lợi lớn và cũng có thể gây hại tuỳ thuộc vàoviệc đầu tư phát triển như thế nào
Vai trò của quản lý nhân lực trong giáo dục và đào tạo rất quan trọng,quan trọng hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, vì đây là lao động làm ra sảnphẩm đặc biệt vừa phải chặt chẽ có tính khoa học, nhưng lại phải tôn trọng sựsáng tạo và nghệ thuật của giáo viên
Mục tiêu của quản lý nhân lực cần đạt được: tuyển chọn những nhữngngười phù hợp với công việc, bố trí sắp xếp hợp lý; duy trì sự ổn định; pháttriển đội ngũ: bổ sung bồi dưỡng nâng cao và hoàn thiện đội ngũ; tạo ra môitrường làm việc tích cực, ít bất mãn
Trang 31Công tác phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT mà luận vănnghiên cứu về cơ bản cũng sử dụng khái niệm và xem xét các mục tiêu theocác chức năng của quản lý nhân lực trong giáo dục và đào tạo nêu trên.
1.4 Mục tiêu và nội dung phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường Trung học phổ thông
1.4.1 Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT
Đội ngũ cán bộ QLGD nói chung, QLGD trường THPT nói riêng cóvai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo của đất nước;
họ là người hoạch định chiến lược, kế hoạch, giáo dục trong nhà trường vàchính họ là người tổ chức thực hiện Do vậy việc phát triển, nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ trường THPT là hết sức cần thiết, để họ thực sự là:
“Một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, có đủ bản lĩnh, phẩm chất và nănglực, nắm bắt được yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức và ý chí đểthiết kế, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục” [11] Chiến
lược phát triển giáo dục năm 2010 - 2020 chỉ rõ: “phát triển đội ngũ nhà giáo
đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng cao quy mô vừa tăng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
" Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng phát triển đội ngũ ngà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ khẳng định: "Xây dựng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu", đặc biệt chú trọng nâng cao
bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình
độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáodục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Quan điểm đó khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ đối với sự nghiệpxây dựng đảng, xây dựng nhà nước; do đó việc xây dựng và phát triển đội ngũcán bộ nói chung, cán bộ trường THPT nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan
Trang 32trọng trong tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục ở nhà trường.
Vì vậy, đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT phải không ngừng học tập, rènluyện nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý vàtrách nhiệm cá nhân
Từ quan điểm trên và yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay, đặt ramục tiêu cụ thể trong phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT, cụ thểnhư sau:
* Một là, phát triển về số lượng, qui mô:
Để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục trường THPT, phải tiến hành tínhtoán, xây dựng qui hoạch và kế hoạch phát triển số lượng đội ngũ này mộtcách hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức; từ đó có kế hoạch giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng Cụ thể như: về quy mô thể hiện bằng số lượng; mục tiêu
phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý; đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lý theođịnh biên của Nhà nước
Đội ngũ CBQL phải có đủ số lượng trong mối quan hệ hài hòa với cácyếu tố khác như: kinh tế, tâm lý, giáo dục, chính trị, xã hội; số lượng khôngnên chỉ đơn thuần về mặt số học, mà đó chính là cơ sở để xác định nhóm biệnpháp về số lượng, về chế độ, chính sách và tăng cường hiệu lực các chế địnhcủa Nhà nước trong các biện pháp tổng thể nhằm phát triển đội ngũ cán bộQLGD trường THPT đủ về số lượng trong sự phù hợp và tương thích với quy
mô phát triển nhà trường
* Hai là, phát triển về chất lượng đội ngũ:
Mục tiêu cốt lõi của phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT, chính
là phát triển chất lượng của độị ngũ này Theo khái niệm triết học, chất lượng làcái tạo nên phẩm chất giá trị của con người, một sự vật, sự việc; đó là tổng thểnhững thuộc tính cơ bản, khẳng định sự tồn tại của con người và sự vật và phânbiệt nó với người và sự vật khác Như vậy, từng cán bộ QLGD có chất lượng của
Trang 33cá nhân họ như những điểm mạnh của bản thân; đồng thời các cán bộ quản lýtrong một cấp học qua hoạt động quản lý sẽ thể hiện chất lượng của cả đội ngũ.
Theo quan điểm của các Nhà giáo dục học Việt Nam, chất lượng là giátrị tạo nên chất lượng một con người với tư cách một nhân cách, một chủ thể
có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực Cụ thể hơn, chất lượng từng cán
bộ QLGD thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của bản thân họ thôngqua các hoạt động thực tiễn QLGD trường học
Theo quan điểm hệ thống, việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cầnchú trọng đến tính đồng bộ giữa mỗi thành viên (cá thể) quản lý và toàn bộcán bộ quản lý Chất lượng từng cán bộ quản lý nói riêng thể hiện bởi trình
độ, phẩm chất, năng lực của họ; đồng thời các cán bộ quản lý trong một cấphọc thông qua hiệu quả hoạt động quản lý sẽ thể hiện chất lượng của hệ thốngcán bộ quản lý
Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhất là côngnghệ thông tin và truyền thông, cùng với xu hướng toàn cầu hóa đã làm thay đổimọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục Trong điều kiện đổimới căn bản toàn diện sự nghiệp giáo dục, đòi hỏi đội ngũ CBQL giáo dục cácnhà trường phải không ngừng phấn đấu vươn lên hòan thiện về nhân cách, cùngvới sự quan tâm xây dựng phát triển đội ngũ này của ngành và địa phương vềchất lượng, mới có thể giúp họ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Vì vậy, phát triển chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục các nhà trườngnói chung, trường THPT nói riêng là mục tiêu phấn đấu của ngành giáo dụctrong những năm tới Có thể khái quát chất lượng đội ngũ CBQL giáo dụctrường THPT gồm yếu tố chính như sau:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức: thể hiện ở lập trường, quan điểm và thái
độ chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, hành vi ứng xử với họcsinh, với đồng nghiệp, tác phong công tác, trách nhiệm và tâm huyết với nghềnghiệp của đội ngũ CBQL giáo dục cũng như mỗi cá nhân
Trang 34- Trình độ đào tạo: Do yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đội ngũCBQL giáo dục các trường THPT không những phải có trình độ đạt chuẩn
ĐHSP theo quy định (trình độ tối thiểu để hoàn thành nhiệm vụ), mà còn phải phấn đấu đạt trình độ sau đại học (do yêu cầu thực tiễn đặt ra) Bên
cạnh đó, đội ngũ CBQL giáo dục trường THPT phải thường xuyên được đàotạo, bồi dưỡng về kiến thức lý luận chính trị, nắm vững kiến thức quản lýnhà nước về giáo dục, quản lý kinh tế, nắm vững hệ thống pháp luật, nhất làLuật Giáo dục và không ngừng hoàn thiện kĩ năng quản lý
- Năng lực lãnh đạo, quản lý: Là người lãnh đạo, quản lý cơ sở giáo dục đòihỏi đội ngũ cán bộ QLGD các trường THPT phải thường xuyên rèn luyện nângcao năng lực lãnh đạo, nắm vững nguyên tắc và sử dụng linh hoạt, mềm dẻo cácphương pháp quản lý nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý; biết thu thập và xử lýthông tin trong quản lý, có tầm nhìn rộng, có khả năng tổng hợp, phán đoán, dựbáo để có những quyết định đúng đắn trong quản lý giáo dục nhà trường
* Ba là, phát triển đồng bộ về cơ cấu:
Cơ cấu đội ngũ cán bộ QLGD thể hiện độ tuổi giới tính, dân tộc, bộmôn chuyên môn, thâm niên quản lý, vùng miền… mục tiêu của phát triển cơcấu đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT là tạo ra sự hợp lý của đội ngũ này
Một cơ cấu hợp lý trong phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trườngTHPT, theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra sự hoạt động nhịpnhàng của bộ máy tổ chức, hạn chế tối đa những bất cập và tăng cường sựcộng hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố trong bộ máy tổ chức, cụ thể như sau:
- Cơ cấu theo chuyên môn: Nếu xem xét đội ngũ cán bộ QLGD trường
THPT theo chuyên môn (môn học) trên tập hợp các trường THPT, thì cơ cấunày cho biết tỷ trọng cán bộ QLGD xét theo chuyên môn ở các trường có cânđối hay không
- Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Cơ cấu đội ngũ cán bộ QLGD trường
THPT theo trình độ đào tạo, là sự phân chia đội ngũ này theo tỷ trọng ở các
Trang 35trình độ đào tạo Các trình độ đào tạo của cán bộ QLGD trường THPT có thểbao gồm nhiều trình độ khác nhau như: ĐHSP, thạc sĩ, tiến sĩ Xác định một
cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt
cơ cấu đó cũng là biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGDtrường THPT
- Cơ cấu theo độ tuổi: Việc phân bổ cán bộ QLGD trường THPT theo
độ tuổi, nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, làm cơ sở đểphân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của cá nhân cán bộ và bộ máylãnh đạo, quản lý nhà trường luôn có sự kế tiếp, đan xen không hẫng hụt giữacác thế hệ; từ đó có cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng và bổ sung đội ngũnày đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các trường THPT
- Cơ cấu giới tính: Cơ cấu giới tính cho phép phân bổ đội ngũ cán bộ
QLGD trường THPT về giới, nhất là hiện nay việc bình đẳng giới đang đượccoi trọng ở tất cả các quốc gia Cơ cấu này khuyến khích đội ngũ giáo viên nữphấn đấu vươn lên thể hiện vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, đặc biệt trong ngành giáo dục với tỷ lệ lao động nữ rất cao Điều đóchứng tỏ lao động sư phạm rất phù hợp với thiên chức phụ nữ nhờ tình kiênnhẫn, mềm mỏng, thận trọng của họ trong quyết định các vấn đề liên quanđến con người và linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử xã hội
Tóm lại, những vấn đề phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu độingũ cán bộ QLGD trường THPT tuy có những nét độc lập tạo nên sắc tháiriêng, song chúng quan hệ thống nhất chặt chẽ, tương tác và ràng buộc lẫnnhau; do đó trong thực tiễn muốn xây dựng và phát triển đội ngũ này cần phảiphát triển tất cả các thành tố đó, không nhấn mạnh hoặc xem nhẹ thành tốtnào sẽ hạn chế sự phát triển chung của đội ngũ Mặt khác, sự phát triển độingũ cán bộ quản lý là nâng cao chất lượng cho từng cán bộ quản lý (cá nhân),đồng thời là sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (tổ chức), về mặt chất lượng,
Trang 36số lượng và cơ cấu, có thể nói 3 vấn đề: Quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũcán bộ quản lý có liên quan chặt chẽ và ràng buộc lẫn nhau trong phát triểnđội ngũ cán bộ QLGD trường THPT vững mạnh.
1.4.2 Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT
* Một là, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT
Đây là công việc quan trọng hàng đầu để phát triển toàn diện đội ngũcán bộ QLGD trường THPT cả số lượng, chất lượng và cơ cấu Bởi lẽ, quyhoạch cán bộ được coi là khâu nền tảng của công tác cán bộ; do đó cần nângcao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ đảm bảo sự chủ động, có tầm nhìn
xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài Đây là quá trình xác lập nhữngmục tiêu về số lượng, cơ cấu, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ QLGDtrường THPT theo biên chế và tiêu chuẩn chức danh theo quy định Quyhoạch phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT, cần dựa trên cơ sở tìmhiểu, đánh giá, phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục THPT, tìnhhình đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT, tìm ra những điểm mạnh, điểmyếu, thuận lợi và khó khăn, từ đó đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm phát triểnđội ngũ cán bộ QLGD trường THPT đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hợp
lý về cơ cấu và chủ động tạo nguồn cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài,đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT
Mặt khác, quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, lànội dung trọng yếu trong công tác cán bộ, đảm bảo công tác này sớm đi vào
nề nếp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài Chủ động tích cực phòng tránhnguy cơ đứt gẫy thiếu hụt cán bộ, khơi dậy tiềm năng to lớn của đội ngũ duytrì sự ổn định và cân bằng của đội ngũ cán bộ quản lý Đồng thời làm tốt côngtác tuyên truyền giáo dục để mọi cấp, mọi ngành có nhận thức đúng và tíchcực chủ động xây dựng và phát triển đội ngũ ở cấp trường, cấp ngành đạt kết
Trang 37quả Vai trò của công tác quy hoạch là rất lớn tuy nhiên quy hoạch cần gắn vớiđào tạo bồi dưỡng, giao việc; quy hoạch cần thường xuyên được rà soát bổ sung.
Trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trườngTHPT, cần quán triệt phương châm thực hiện theo hướng “mở” và “động”,một chức danh quy hoạch từ 2 đến 3 người, một người có thể quy hoạch từ 2đến 3 chức danh; người quy hoạch có thể trong nhà trường hoặc ở các trườngkhác trên địa bàn tỉnh, điều đó sẽ tạo điều kiện cho việc lựa chọn nhân sự khi
bổ sung cán bộ QLGD trường THPT và chuẩn bị nhân sự thay thế khi cầnthiết Hàng năm có sự điều chỉnh, rà soát và bổ sung quy hoạch; công tác quyhoạch cần chú trọng cán bộ trẻ, có năng lực, cán bộ nữ, cơ cầu 3 độ tuổi; côngkhai tiêu chuẩn và danh sách cán bộ, giáo viên trong nguồn quy hoạch
Hàng năm, các trường THPT và cơ quan chức năng căn cứ vào kết quảđánh giá cán bộ và thực trạng tình hình phát triển đội ngũ cán bộ QLGD theo
quy mô hạng trường và chuẩn hiệu trưởng để quy hoạch cán bộ QLGD đảm
bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu (độ tuổi, giới tính, bộ môn) và đảm bảo
về chất lượng, để chủ động nguồn cán bộ cho từng giai đoạn phát triển nhà
trường; các nội dung trên gắn bó mặt thiết không tách rời nhau trong quyhoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT
* Hai là, công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT.
Công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên đưa vào quy hoạch cán bộQLGD trường THPT, là khâu quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến pháttriển số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ này; đồng thời để thu hút,phát hiện người có tài, có đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách củahiệu trưởng, phó hiệu trưởng đặt ra Cần quán triệt quan điểm trọng dụngngười có tài, có đức thực sự, không câu nệ vào cơ cấu, quá trình cống hiếnhoặc thành phần xuất thân Mọi giáo viên đều được bình đẳng trọng lựa chọnvào cương vị lãnh đạo QLGD trường THPT, mọi người đều có quyền và có
Trang 38điều kiện bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình, khắc phục tư tưởng sống lâulên lão làng.
Thực hiện tốt công tác lựa chọn bổ sung, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộQLGD trường THPT, sẽ bù đắp sự thiếu hụt bổ sung lực lượng cán bộ quản lýhiện tại cũng như trong tương lai Đồng thời, lựa chọn được các cán bộ quản
lý đáp ứng nhu cầu công tác quản lý cũng như tiêu chuẩn chuẩn mực theo yêucầu của ngành và của Đảng, Chính phủ quy định Mặt khác, chỉ ra đượcnguồn cán bộ quản lý bổ sung và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng; trên cơ sở
đó phân loại, đánh giá và sử dụng tối ưu những khả năng, tiềm năng vốn cócủa đội ngũ để họ phát triển lâu dài, đáp ững yêu cầu nhiệm vụ được giao
* Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT
Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ chođội ngũ cán bộ QLGD trường THPT có tác động ảnh hưởng lớn đến phát triển
về chất lượng đội ngũ cán bộ này
Nhóm tác giả nghiên cứu Đề tài KX07-14 đưa ra nhận xét: Đào tạo làquá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệthống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thành nhân cách mỗi cánhân tạo tiền đề cho họ có thể vào đời, hành nghề một cách năng suất, hiệuquả [15, tr.3]
Như vậy, đào tạo là hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục nó cóphạm vi cấp độ, cấu trúc và những hạn định cụ thể về thời gian nội dung chitiết và giúp người học trở thành có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định (chuẩnquốc gia, quy ước quốc tế)
Đào tạo lại: Là sau khi đã được đào tạo có một trình độ nhất định nay
vì một lý do nào đó lại tham gia quá trình đào tạo mới để đạt được một trình
độ khác cao hơn, mới hơn, làm cho họ có thể thay đổi nghề nghiệp và để họthích ứng với công việc mới hoặc để làm tốt hơn
Trang 39Bồi dưỡng: Theo Từ điển Tiếng việt năm 2004, bồi dưỡng được hiểu làlàm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất [40, tr.82].
Bồi dưỡng còn được hiểu là: Bồi bổ làm tăng thêm trình độ hiện có vềkiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm
Hình thức bồi dưỡng rất phù hợp với điều kiện thực tế của ta hiện nay
là bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng thường xuyên và tự học, tự bồi dưỡng, giúpcho cán bộ quản lý có cơ hội tiếp cận những vấn đề mới, bù đắp những thiếuhụt và tránh được sự lạc hậu trong xu thế phát triển như vũ bão của tri thứckhoa học hiện đại
* Bốn là, kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT.
Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT, có tác
động ảnh hưởng lớn đến phát triển về chất lượng đội ngũ cán bộ này Đánh giá
đúng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, năng lựcquản lý của đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT để làm căn cứ cho việc bố trí,
sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng Quy trìnhtuyển chọn cán bộ QLGD trường THPT được tiến hành dân chủ, công khai,minh bạch, dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng, đặt dưới sự lãnh đạo của tổchức đảng và thực hiện theo đúng các khâu, các bước đã xác định
Một trong các chức năng của nhà quản lý là kiểm tra, đánh giá chất
lượng đội ngũ cán bộ QLGD, mục đích nhằm kiểm tra, giám sát, hoạt độngcủa người dưới quyền Nó là một phương tiện quan trọng để nhà quản lý làmtốt chức năng quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của mình Động viên, khuyếnkhích, nâng cao ý thức trách nhiệm của người được kiểm tra; đồng thời nắmđược thực trạng để có kế hoạch bổ sung uốn nắn kịp thời những hạn chế.Cách làm này sẽ hố trợ đắc lực cho việc lựa chọn, bổ sung kịp thời và sử dụng
Trang 40cán bộ quản lý sao cho phát huy tác dụng tốt; mặt khác sẽ tạo cơ sở cho việcthực hiện chế độ chính sách kịp thời cho cán bộ quản lý.
1.5 Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông
1.5.1 Sự quan tâm của hệ thống chính trị và cơ quan quản lý giáo dục các cấp đối với chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông
Theo chức năng quản lý nhà nước, các bộ phận cấu thành hệ thốngchính trị và cơ quan QLGD các cấp có trách nhiệm tham gia vào xây dựng vàthực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống giáo dục; lãnh đạo, chỉ đạocông tác bảo đảm và kiểm soát chất lượng giáo dục; sử dụng các công cụquản lý để tạo nên những nguồn lực cho giáo dục, vì thế hệ thống chính trị và
cơ quan QLGD các cấp có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển đội ngũ cán bộQLGD trường THPT
Thực tế cho thấy, khi hệ thống chính trị, trước hết là tổ chức đảng, bộ máychính quyền các cấp thực sự chăm lo tới giáo dục THPT, thì sẽ có những chủtrương, giải pháp thích hợp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ QLGD ở cấp họcnày; đồng thời huy động sức mạnh của hệ thống chính trị vào lãnh đạo, chỉ đạo
và giám sát việc đào tạo, tuyển chọn, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ QLGDtrường THPT Để tăng cường sự quan tâm của hệ thống chính trị đối với sựnghiệp giáo dục nói chung, phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT nóiriêng, thì cần thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng,của người đứng đầu tổ chức chính quyền các cấp đối với phát triển đội ngũ này.Thành công hay hạn chế trong giải quyết vấn đề nhận thức, trách nhiệm của chủthể có trách nhiệm trong hệ thống chính trị xét cho cùng cũng là nguyên nhâncủa thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ QLGD trường THPT hiện nay
Chủ thể quản lý trực tiếp quá trình phát triển đội ngũ cán bộ QLGDtrường THPT, chính là các cơ quan quản lý giáo dục; do đó sự quan tâm của