Với sự xuất hiện hàng loạt công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến như Paypal, Liberty Reserve, Webmoney, Moneybookers…các phương thức thanh toán điện tử truyền thống như
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÍN DỤNG QUỐC TẾ VÀ TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ TÀI
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2011
NHÓM: 25 LỚP : 25T01 GVHD: Th.S NGUYỄN MINH SÁNG
TP HỒ CHÍ MINH
NĂM 2012
Trang 2Mục lục
Danh mục Hình
Hình 1.1 : Mô hình tổng quát Cổng thanh toán trực tuyến 5
Hình 1.2: Mô hình tổng quát Ví điện tử 7
Hình 1.3: Thanh toán bằng Google Wallet 11
Hình 1.4: Chụp mã QR để mua hàng hóa dịch vụ qua điện thoại di động 12
Hình 2.1: Hệ thống Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin 14
Hình 2.2: Các văn bản pháp luật áp dụng trong giao dịch điện tử 16
Hình 2.3: Thống kê tình hình sử dụng chứng thư số SSL trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đến tháng 12/2011 21
Hình 2.4: Thống kê tình hình sử dụng chứng thư số SSL trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đến tháng 7/2012 22
Trang 3Hình 2.5: Thống kê số thẻ ngân hàng phát hành từ năm 2006 đến 2011 23
Hình 2.6: Số lượng ATM và POS từ tháng 6/2006 đến 6/2011 24
Hình 2.7: Thị phần phát hành thẻ nội địa tại Việt Nam đến 30/6/2011 24
Hình 2.8: Thị phần phát hành thẻ quốc tế tại Việt Nam đến 30/6/2011 25
Hình 2.9: Mô hình hoạt động OnePAY 27
Hình 2.10 : Giới thiệu về Bảo Kim 29
Hình 2.11: Quy trình thanh toán bằng PayMe 32
Hình 2.12: Quy trình thanh toán bằng PayNow 33
Hình 2.13: Các hạng ví Payoo 34
Hình 2.14: Một số chức năng của ví điện tử MoMo 37
Hình 2.15: Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán từ năm 2001 – 2010 (%) 38
Hình 2.16: Tốc độ tăng trưởng của kinh doanh trực tuyến giai đoạn 2007 - 2011 39
Hình 2.17: Tỷ lệ tăng người dùng Internet giai đoạn 2000 - 2010 40
Hình 2.18: Thái độ của người dân trong việc mua hàng trực tuyến 43
Danh mục Bảng Bảng 2.1: Danh sách tổ chức được cấp phép cung cấp thí điểm dịch vụ Ví điện tử tính đến tháng 9/2011 31
Bảng 2.2: Các chức năng của ví cá nhân Payoo 35
Danh mục từ viết tắt
ATM Máy rút tiền tự động Cục TMĐT và CNTT Cục Thương mại Đầu tư và Công nghệ Thông tin NFC Giao tiếp khoảng cách gần NHNN Ngân hàng Nhà nước POS Nơi thực hiện giao dịch PSBM Dự án hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam
Trang 4Lời mở đầu
Thanh toán trực tuyến là hình thức phát triển mới của thanh toán điện tử truyền thống Sự ra đời của các phương thức thanh toán hiện đại đã đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm cho người tiêu dùng cá nhân, doanh nghiệp và ngân hàng Với sự xuất hiện hàng loạt công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến như Paypal, Liberty Reserve, Webmoney, Moneybookers…các phương thức thanh toán điện tử truyền thống như chuyển khoản, ATM, POS đã tiến thêm một bước phát triển mới và xuất hiện thêm nhiều phương thức tiện lợi, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như cổng thanh toán trực tuyến, thanh toán di động (mobile payment), ví điện tử…Tuy thương mại điện tử đang được áp dụng mạnh
mẽ và phổ biến trên thế giới nhưng tại Việt Nam,việc ứng dụng thanh toán trực tuyến chỉ mới ở giai đoạn đầu Khi bắt đầu những bước đi đầu tiên từ cuối năm
2006, đầu năm 2007, thanh toán trực tuyến tại Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn, phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về hạ tầng công nghệ thông tin chung của xã hội cũng như việc điều chỉnh khung pháp lý phù hợp để thanh toán điện tử được triển khai rộng rãi
Với mong muốn được tìm hiểu sâu về thực trạng của hoạt động thanh toán trực tuyến tại Việt Nam khi đứng trước sự bùng nổ và phát triển thương mại điện tử, công nghệ thông tin trên thế giới, nhóm đã thực hiện bài tiểu luận với đề tài
“HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2007 – 2011”
Tập thể nhóm Tp.HCM, tháng 11 năm 2012
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
1.1 Thanh toán trực tuyến – tiền đề cho sự phát triển của thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm
Thương mại điện tử (E-Comemrce): là việc tiến hành một hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử Thương mại điện tử giúp hoạt động thương mại được tiến hành nhanh, hiệu quả và tiết kiệm hơn, và không còn bị phụ thuộc thời gian, khoảng cách địa lý Thanh toán điện tử là yếu tố quan trọng cấu thành thương mại điện tử
Thanh toán điện tử (Electronic Payment): là quá trình thanh toán tài chính giữa người mua và người bán thông qua các công nghệ thanh toán Từ các phương tiện thanh toán truyền thống như thẻ tín dụng, chứng từ điện tử, séc điện tử v.v người
ta ứng dụng các công nghệ mã hoá để số hoá, từ đó nâng cao hiệu quả thanh toán
và giảm chi phí hoạt động
1.1.2 Đặc điểm
Bản chất của thanh toán điện tử là thanh toán tiền thông qua thông báo điện tử, không dùng tiền mặt Ứng dụng thương mại điện tử đã đem lại nhiều hiệu quả: Mở rộng kênh tiếp xúc của doanh nghiệp với khách hàng; Quảng bá hình ảnh doang nghiệp đến công chúng; Giúp giảm chi phí kinh doanh; Đặc biệt, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tuy nhiên muốn phát triển thương mại điện tử các nước cần giải quyết hàng loạt các trở ngại như: Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện; Hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển; An ninh bảo mật chưa đảm bảo; Dịch vụ vận chuyển và giao nhân còn yếu; Nhân thức xã hội và môi trường kinh doanh chưa thuận lợi.Về vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin, các nước có một
số hệ thống thanh toán điện tử nhưng chưa có một toàn cầu cho hệ thống Tại Châu
Á, hệ thống ngân hàng chậm đáp ứng được sự bùng nổ của thương mại điện tử và các công ty và các ngân hàng Châu Á lại rất khó khăn trong vấn đề cải cách hệ thống thanh toán
Trang 71.1.2 Vai trò
Thanh toán điện tử là một điều kiện cần của thương mại điện tử Muốn xây dựng một mô hình giao dịch điển tử thì thanh toán điện tử là yếu tố bắt buộc phải được triển khai thực hiện, trong đó chữ ký số, chứng từ điện tử và chứng chỉ số là nhân
tố then chốt cho việc triển khai thanh toán điện tử thông qua các hệ thống Internet Banking, E-Banking,… hay thanh toán trực tuyến Thanh toán điện tử không phát triển mạnh thì thương mại điện tử sẽ không phát huy hết ưu điểm của nó Vì vậy, để đáp ứng tốc độ phát triển của thương mại điện tử đòi hỏi một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại, năng lực cao nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu, tối đa lợi ích của người tiêu dùng
1.2 Các loại hình dịch vụ thanh toán trực tuyến
1.2.1 Thẻ
1.2.1.1 Khái niệm
Thẻ thanh toán là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, do Ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để: Thanh toán hàng hoá, dịch vụ; Rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gởi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp; Thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động
1.2.1.2 Phân loại
a Căn cứ vào công nghệ sản xuất
Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): sử dụng công nghệ khắc chữ nổi để sản xuất Đây là kỹ thuật đầu tiên và thô sơ nên thẻ dễ bị giả mạo
Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín, thông tin chứa trong hai băng từ đằng sau mặt thẻ Tuy nhiên, do thông tin trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chưa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin
Thẻ thông minh (Smart Card): Thế hệ mới nhất của thẻ, có cấu trúc hoàn toàn như một máy tính
b Căn cứ vào tính chất thanh toán
Thẻ tín dụng ( Credit Card): cho phép người sử dụng chi tiền trước, trả tiền sau Mỗi khách hàng có một hạn mức tín dụng khác nhau tuỳ thuộc vào uy tín và khả
Trang 8năng của khách hàng Mỗi tổ chức cung cấp thẻ sẽ cho phép một khoảng thời gian khác nhau từ khi thẻ được sử dụng để thanh toán hàng hoá dịch vụ đến lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng.
Thẻ ghi nợ (Debit Card): cho phép khách hàng tiếp cận với số dư trong tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc thực hiện các giao dịch có liên quan tới tài khoản tại máy rút tiền tự động ATM Mức chi tiêu của chủ thẻ phụ thuộc vào số dư trong tài khoản
Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): cho phép khách hàng rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng Chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được
1.2.1.3 Vai trò của thẻ thanh toán
Khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản cá nhân một cách nhanh chóng, dễ dàng, ở bất cứ thời điểm nào tại các máy ATM hoặc các ngân hàng có liên kết trong hệ thống
Thẻ thanh toán là một trợ thủ đắc lực trong thanh toán hàng hoá, dịch vụ Cho phép khách hàng đang ở tại nhà có thể thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến như: mua vé máy bay, mua hàng trên eBay…
Trang 9 Để tránh trường hợp chủ thẻ không kiểm soát được việc chi tiêu, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng hạn mức rút tiền mặt, chuyển khoản cũng như hạn mức sử dụng tối
đa trong một ngày với điều kiện số dư trong tài khoản đủ để thanh toán Ví dụ: mỗi ngày ngân hàng cho phép chủ thẻ rút tối đa 30 triệu đồng và thanh toán tối đa 30 triệu đồng, nghĩa là tổng hạn mức được sử dụng trong một ngày là 60 triệu đồng, nhưng khách hàng không được thực hiện trong 1 lần mà phải thực hiện nhiều lần giao dịch và mỗi lần giao dịch không được quá 15 triệu
Trong trường hợp mất thẻ, bị kẻ gian lấy cắp thẻ, chủ thẻ chỉ cần thông báo ngân hàng phát hành, lập tức ngân hàng sẽ khoá thẻ, ngừng các giao dịch phát sinh Số tiền trong tài khoản của chủ thẻ sẽ được an toàn tuyệt đối, sau đó, chủ thẻ sẽ được cấp thẻ mới để tiếp tục sử dụng
Đồng thời, tại các nước có thẻ thanh toán phát triển, việc sử dụng thẻ còn giúp khách hàng hưởng được nhiều ưu đãi như: giảm 5% đến 10% giá trị giao dịch so với khi sử dụng tiền mặt
1.2.2 Dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến
1.2.2.1 Khái niệm
Cổng thanh toán trực tuyến là dịch vụ thanh toán cho phép, trao đổi, xử lý dữ liệu giao dịch điện tử, hỗ trợ việc cấp phép và thực hiện thanh toán trên môi trường Internet, kết nối tới các website bán hàng trực tuyến Qua đó, cho phép khách hàng thực hiện mua hàng và thanh toán trực tuyến (trên website) thông qua tài khoản mở tại Ngân hàng.[10]
1.2.2.2 Mô hình tổng quát Cổng thanh toán trực tuyến
Theo Hình 1.1 , để có thể thực hiện chức năng thanh toán, cổng thanh toán trực
tuyến sẽ kết nối các website thương mại với các ngân hàng, trong đó, các thông tin truyền đi sẽ được mã hóa nhằm bảo vệ dữ liệu không bị thay đổi hay can thiệp trong quá trình truyền đi Sau khi lựa chọn sản phẩm dịch vụ, khách hàng sẽ được chuyển sang giao diện thanh toán bằng Cổng thanh toán để điền và chọn các thông tin liên quan đến tài khoản (tài khoản A,B của khách hàng, tài khoản I, II của các nhà cung ứng dịch vụ), các thông tin này sẽ được xác thực bởi ngân hàng Sau khi thanh toán hoàn tất, cổng thanh toán sẽ trả kết quả thanh toán về website của doanh
Trang 10Hình 1.1 : Mô hình tổng quát Cổng thanh toán trực tuyến
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011, [8]
1.2.2.3 Vai trò và lợi ích của cổng thanh toán trực tuyến:
Thứ ba, một chức năng quan trọng nhất của cổng thanh toán là chuyển thông tin thanh toán từ doanh nghiệp tới ngân hàng và tất cả các dữ liệu này được mã hóa Một cổng thanh toán có thể kết nối đến nhiều website của doanh nghiệp và nhiều ngân hàng khác nhau
Thứ tư, cổng thanh toán là nơi lưu trữ dữ liệu phục vụ quyết toán giữa các bên Sau khi thực hiện chuyển mạch dữ liệu, vấn đề quyết toán phải được thực hiện nhằm bù trừ tiền giữa các thành viên tham gia hệ thống thanh toán
Thứ năm, cổng thanh toán là nơi lưu trữ dữ liệu hỗ trợ việc tra soát khi có khiếu nại, do sai sót trong vấn đề thanh toán bù trừ giữa các đơn vị với nhau hay trong giao dịch với các khách hàng
1.2.3 Dịch vụ Ví điện tử.
1.2.3.1 Khái niệm
Ví điện tử là một dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử, cho phép khách hàng lưu trữ một giá trị tiền tệ tương ứng với số tiền được chuyển từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hànghoặc bằng hình thức khác vào tài khoản
Trang 11của tổ chức cung ứng ví điện tử để thực hiện các giao dịch thanh toán (xem Hình
1.2.3.2 Đặc điểm
a) Tiền trong ví điện tử là tiền ảo: Khác với tiền gửi trong tài khoản ngân hàng (là
tiền thật), tiền trong tài khoản ví điện tử là một loại tiền ảo Đơn vị tiền tệ của ví điện tử có thể không phải là đơn vị tiền tệ thật (VND, USD…) mà là đơn vị tiền tệ
do tổ chứng cung ứng ví điện tử ấn định (ví dụ: 1Vcash=1VNĐ, 1Vcoin=100VNĐ)
b) Tiền trong ví điện tử không được hưởng lãi: Ví điện tử được xem như một loại ví
tiền.Vì vậy việc để tiền trong ví điện tử giống như việc để tiền trong ví tiền thông thường và như vậy những khoản tiền đó không sinh lãi.Các tổ chức cung ứng ví điện tử sở hữu một lượng lớn tiền từ tài khoản của khách hàng nhưng không phải lúc nào cũng trích tiền để thực hiện giao dịch.Khoản tiền nhàn rỗi này được gửi vào
Trang 12tài khoản ngân hàng để sinh lãi cho tổ chức cung ứng ví.Đặc điểm này đã gây ra không ít phản đối tử khách hàng vì một số tổ chức cung ứng ví đã lợi dụng các chính sách bảo mật khắc khe, bất hợp lý để khóa tạm thời tài khoản Ví của khách hàng và dùng số tiền này để sinh lợi cho mình.
c) Tiền trong ví điện tử thường có giá trị nhỏ: Ví điện tử phục vụ cho mục đích
chính là mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản cước phí (như tiền điện, nước, tiền điện thoại…) trực tuyến Các hoạt động thanh toán này thường có giá trị nhỏ Do đó, khách hàng ít khi để để một lượng lớn tiền trong ví điện tử Khi nào tiền trong ví điện tử hết, hoặc có nhu cầu thanh toán với giá trị lớn thì khách hàng
có thể nạp tiền vào ví từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình Việc nạp tiền này cực kỳ đơn giản và nhanh chóng Thêm vào đó, vì đặc điểm không hưởng lãi của
Ví điện tử nên khách hàng cũng rất ít khi để nhiều tiền trong tài khoản ví
d) Tổ chức cung ứng ví điện tử là trung gian thanh toán: Tiền trong ví điện tử có
nguồn gốc từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng nhưng ngân hàng không phải là người đứng ra thực hiện các hoạt động thanh toán cho khách hàng mà là tổ chức cung ứng ví điện tử.Nó giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho khách hàng trong hoạt động thương mại điện tử
1.2.3.3 Phân loại
Có nhiều cách phân loại Ví điện tử Nếu theo phạm vi sử dụng có ví điện tử nội địa
và ví điện tử quốc tế…Nếu theo đối tượng sử dụng ví điện tử có thể chia ví điện tử thành 2 loại: Ví điện tử cá nhân và Ví điện tử doanh nghiệp
a) Ví điện tử cá nhân: Mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân chủ yếu là thanh
toán trực tuyến, mua hàng hóa, dịch vụ…nên ví điện tử cá nhân chủ yếu thực hiện các chức năng sau: nạp tiền cho ví; nạp tiền từ tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hoặc nạp tiền từ tài khoản của người khác tại ngân hàng; mua hàng hóa, dịch
vụ trên các website chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử;
b) Ví điện tử doanh nghiệp: Các doanh nghiệp phải có tài khoản ví điện tử để nhận
tiền thanh toán của khách hàng trong các giao dịch mua bán hàng hóa trực tuyến
Ví điện tử doanh nghiệp ngoài các chức năng thông thường như ví điện tử cá nhân còn có thêm một số chức năng hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động bán hàng
Trang 13trực tuyến như: theo dõi đơn hàng, thống kê giao dịch, phân quyền cho các bộ phận liên quan, chuyển tiền từ tài khoản ví điện tử về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
1.2.3.4 Vai trò Ví điện tử
a) Thanh toán trực tuyến: sau khi đăng kí sử dụng ví điện tử từ một nhà cung cấp
và nạp tiền vào ví điện tử từ tài khoản thanh toán, khách hàng có thể dùng tài khoản
ví điện tử này để thực hiện mua/bán hàng hóa dịch vụ trên mạng Internet đối với các tổ chức có cung ứng hoạt động thanh toán bằng ví điện tử
b) Nhận và chuyển tiền qua mạng: ngoài chức năng thanh toán cho các hoạt động
mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến, ví điện tử còn có thể nhận tiền từ tài khoản ví khác chuyển đến và chuyển tiền sang tài khoản ví cho người khác
c) Lưu trữ tiền trên mạng: ví điện tử và tài khoản thanh toán của khách hàng đều có
chức năng lưu trữ một lượng giá trị tiền tệ Các giá trị này đểu ở dạng con số, là những giá trị “ảo”, không ở dạng vật chất mà con người có thể cầm nắm được Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai loại tài khoản này là ví điện tử có thể dùng để thanh toán trực tuyến một cách dễ dàng, điều mà với tài khoản thanh toán tại ngân hàng không thực hiện được
Nếu với ví tiền thật của mình, khách hàng có thể thực hiện các chức năng như: rút tiền trong ví ra bất cứ lúc nào để phục vụ cho nhu cầu thanh toán hàng hóa, dịch vụ; nhận tiền từ người khác bỏ vào ví; rút tiền chuyển cho người khác và là nơi lưu trữ tài sản tiền tệ của khách hàng, thì với ví điện tử, khách hàng cũng có thể thực hiện các chức năng chính trên Điểm khác biệt là ví điện tử thực hiện các chức năng này trên môi trường mạng, điều mà với ví tiền thật, khách hàng không thực hiện được
Vì vậy, có thể xem ví điện tử như một “ví tiền ảo”
1.3 Hoạt động thanh toán trực tuyến trên thế giới.
Nếu như tại Việt Nam, cuộc đua thương mại điện tử chỉ mới bắt đầu khoản 5 năm trở lại đây thì trên trên thế giới đã lên đến vài thập kỉ, vì vậy có thể thấy rằng hoạt động thương mại điện tử cũng như thanh toán trực tuyến tại Việt Nam đang ở những bậc phát triển đầu tiên và cần phải học hỏi nhiều từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới Bên cạnh việc thanh toán qua thẻ POS thì các hình thức thanh
Trang 14toán hiện đại hơn như cổng thanh toán, ví điện tử cũng đã được áp dụng khá rộng rãi.
Khoảng một thập kỉ trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến như Paypal, Liberty Reserve, Webmoney, Moneybookers…Trong đó, Paypal là một trong những công ty được đánh giá là hoạt động hiệu quả và thành công nhất hiện giờ Paypal được thành lập tháng 12 năm 1998 tại Mỹ với tên gọi Confinity bởi Peter Thiel và Max Levchin Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền trực tuyến qua mạng, sự thành công của Paypalnhanh chóng thu hút sự chú ý của giới tin tặc và các tổ chức tội phạm lợi dụng dịch vụ này để tiến hành lừa đảo, rửa tiền Các cơ quan chức năng đã nhanh chóng tham gia vào vụ việc này Paypal bị phạt tại một số bang như NewYork, Califonia…và đánh mất lòng tin của khách hàng vào công ty Vượt qua giai đoạn khó khăn, bất chấp việc chỉ trích của một bộ phận khách hàng, thị phần của Paypal vẫn tăng mạnh Sự phát triển nhanh vượt bậc của Paypal đã khiến nó trở thành một
mô hình mẫu cho các dịch vụ thanh toán trực tuyến khác sau này
Sự ra đời của công nghệ Giao tiếp khoảng cách gần NFC (Near Field Communications) cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường smartphone (điện thoại thông minh) trên toàn thế giới đã tạo tiền đề và thúc đẩy thanh toán di động (mobile payment) phát triển mạnh mẽ Phương thức thanh toán hiện đại này
đã trở thành xu hướng mới trên toàn thế giới trong những năm gần đây Hàng loạt các công ty công nghệ lớn như Microsoft, Google, Apple, Samsung….đã tích hợp công nghệ NFC trong sản phẩm smartphone của họ cũng như xây dựng các ứng dụng quản lý thẻ và ví điện tử, giúp người dùng sử dụng smartphone để thực hiện việc thanh toán của mình Tháng 9/2011, Google chính thức cho ra mắt ví điện tử Google Wallet, là ứng dụng đầu tiên cho phép người dùng lưu trữ thông tin các thẻ thanh toán như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ…của mình trong chiếc smartphone và sử dụng công nghệ NFC để thanh toán khi mua hàng Với Google Wallet, người mua sắm sẽ không cần phải dùng tới ví và các thẻ thanh toán, chúng được gộp tất cả vào
Google Wallet, họ chỉ cần dùng điện thoại, chạm và thanh toán (xem Hình 1.3)
Hình 1.3: Thanh toán bằng Google Wallet
Trang 15Nguồn: http://www.techmickey.org ,
Nối tiếp Google, năm 2012, Apple và Microsoft cũng đã tham gia vào cuộc đua ví điện tử với hai ứng dụng là Passbook và Wallet Hub khiến cho cuộc cạnh tranh trong hoạt động thanh toán di động ngày càng khốc liệt Cốt lõi của phương thức thanh toán di động này nằm ở công nghệ NFC, là công nghệ không dây sử dụng sóng điện từ năng lượng thấp để truyền đi một lượng thông tin nhỏ giữa các thiết bị trên một khoảng cách rất ngắn, khoảng 100mm hoặc nhỏ hơn Điện thoại thông minh sau khi được trang bị công nghệ NFC và cài đặt các ứng dụng ví điện tử, có thể ghi nhớ các thông tin về thẻ thanh toán hoặc tài khoản Ngân hàng của khách hàng Tại các điểm giao dịch, khách hàng sau khi chọn sản phẩm cần mua sẽ quét điện thoại của mình qua một thiết bị đọc của cửa hàng Thiết bị này và điện thoại nhờ công nghệ NFC sẽ trao đổi những thông tin về giao dịch và tài khoản của khách hàng, truyền thông tin về máy chủ của Ngân hàng qua kết nối mạng không dây hoặc sóng điện thoại, giúp việc thanh toán được thực hiện trong nháy mắt
Hình 1.4: Chụp mã QR để mua hàng hóa dịch vụ qua điện thoại di động
Trang 16Bên cạnh NFC, những năm gần đây, thế giới cũng đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt công nghệ có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống con người, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán diễn ra hàng ngày Ngày nay, tại một số nước phát triển, hàng hóa không chỉ được trưng bày tại các cửa hàng, siêu thị mà còn được hiển thị trên các bảng điện tử tại các nhà ga, nhà chờ xe buýt…với mỗi mặt hàng được gắn kèm một mã QR Với một thao tác đơn giản là dùng điện thoại di động chụp lại mã QR của sản phẩm, khách hàng có thể mua hàng trực tuyến mà không cần đến ví tiền,
thẻ hay phải mang vác các sản phẩm về nhà (xem Hình 1.4) Sau khi chụp được mã
QR, các thông tin về sản phẩm như: nhà cung cấp, giá bán, khuyến mãi, giảm giá…
sẽ được điện thoại di động gửi về máy chủ của Ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ, thông qua sóng điện thoại hoặc kết nối không dây khác Tại đây, các giao dịch
sẽ được Ngân hàng xử lí, bù trừ tài khoản của khách hàng và nhà cung cấp, thông báo thông tin giao dịch đến nhà cung cấp Sau khi nhận được thông tin giao hàng từ Ngân hàng, nhà cung cấp sẽ thực hiện giao hàng đến tận nhà Toàn bộ quá trình từ khi mua hàng đến khi nhận hàng hoàn toàn không có sự hiện diện của tiền mặt và hầu như được thực hiện trực tuyến, không tốn nhìu sức lực của người mua
Với công nghệ tiên tiến này, người bán có thể bán hàng khắp mọi nơi bằng cách in các mẫu quảng cáo sản phẩm có gắn mã QR, từ nhà chờ xe buýt, biển quảng cáo, trên tường, trên xe buýt, nhà ga…, người mua có thể mua hàng bất cứ nơi đâu chỉ bằng chiếc điện thoại di động và với thao tác cực kỳ đơn giản
Trang 17CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 2.1 Nền tảng cho sự phát triển của thanh toán trực tuyến tại Việt Nam
2.1.1 Các quy định pháp luật liên quan đến thanh toán trực tuyến tại Việt Nam
Năm 2006 là thời điểm Luật thương mại (sửa đổi), Luật Dân sự (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin và Nghị định thương mại điện tử cùng với các Nghị định hướng dẫn luật đã chính thức có hiệu lực Đồng thời, đây cũng là năm khởi đầu triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2006 – 2010 (Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ) Việc hoàn thành khung pháp lý thương mại điện tử đã tạo điều kiện ban đầu cho sự phát triển của thanh toán trực tuyến
2.1.1.1 Về Luật giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông
tin
Hình 2.1: Hệ thống Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ
thông tin
Trang 18Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011 [8]
Giao dịch điện tử đã được hoàn thiện khung pháp lý với hai văn bản chính là Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin Nếu như Luật giao dịch điện tử điều công nhận giá trị pháp lý, cùng với việc quy định chi tiết về độ tin cậy trong giao dịch tử thì Luật Công nghệ thông tin quy định về các vấn đề nền tảng kỹ thuật, chính sách công nghệ cho hoạt động giao dịch
2.1.1.2 Các quy định về kế toán và thuế
Các vấn đề liên quan đến kế toán và thuế cần được đề cập để hoàn thiện hơn một quy trình giao dịch trực tuyến Luật Giao dịch điện tử cũng như các Nghị định liên quan đã không đưa quy định cụ thể nào về điều kiện cần thiết để chứng từ và hóa đơn thanh toán trực tuyến được chấp nhận trong các nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, thuế…Vì vậy, trong khoảng thời gian dài, hóa đơn thanh toán trực tuyến trong giao dịch điện tử giữa các đơn vị kế toán đã không thống nhất việc sử dụng
Trong điều 18, 20, 21 - Luật Kế toán năm 2003 từng đề cập đến về chứng từ và hóa đơn điện tử nhưng đến năm 2011, hướng dẫn chi tiết về chứng từ điện tử mới được ban hành với sự ra đời của Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Việc ban hành Thông tư 32/2011/TT-BTC đã hỗ trợ cho việc triển khai hóa đơn điện tử phục
vụ các giao dịch thương mại trong toàn xã hội có cơ hội được phát triển Tuy nhiên,
để đạt được mục tiêu là tạo điều kiện cho việc thanh toán của các doanh nghiệp và
tổ chức mua bán trung gian có thể sử dụng rộng rãi hóa đơn điện tử thì Chính phủ cần phải thống nhất hơn nữa các quy định liên quan đến chứng từ kế toán và hóa đơn điện tử trong các nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, thuế
2.1.1.3 Các quy định vế xử phạt vi phạm
a Xử phạt hành chính
Trang 19Trong Luật Thương mại 2005, Luật giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin cũng bao gồm một số điều luật quy định về xử phạt hành chính cho những hành vi
vi phạm trong giao dịch và thanh toán trực tuyến Để chi tiết hóa việc xử lý do các đặc điểm của từng hành vi, Chính phủ cũng đã ban hành thêm các Nghị định hướng
dẫn, cụ thể được thể hiện trong Hình 2.2.
Vấn đề tội phạm tron giao dịch điện tử đang diễn ra nghiêm trọng với những hành
vi tinh vi hơn, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển Trước đây, theo Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định về tội phạm công nghệ thông tin trong phạm vi mạng máy tính (điều 224 đến điều 226 Bộ luật Hình sự 1999) Hiện nay với những điều sửa đổi, bổ sung (ban hành năm 2009), Bộ luật hình sự đã mở rộng phạm vi từ mạng máy tính sang các mạng khác như mạng viễn thông, mạng Internet và các thiết bị số Đồng thời, luật cũng chi tiết hóa và nâng mức xử phạt đối với các hành vi tội phạm, cụ thể mức phạt tiền cao nhất trước đây là 100 triệu đồng nay nâng lên mức 200 triệu đồng (khoản 1 điều 226a, [3]), mức phạt tù cao nhất trước đây là 7 năm tù, nay nâng lên 12 năm tù (khoản 3 điều 226a, [3]) Trong bối cảnh giao dịch và thanh toán trực tuyến đang ngày càng mở rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, Bộ luật hình sự năm 2009 đã chi tiết hóa một số hành vi tội phạm như theo điểm b khoản 1 điều 226,[3] Ngoài việc bổ sung và điều chỉnh những quy
Trang 20định cũ, Luật còn bổ sung thêm “Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác” và “Tội sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” (điều 226a và 226b, [3])
Với những sửa đổi, bổ sung trong quy định của pháp luật Việt Nam về các vấn đề như giao dịch điện tử, thuế, kế toán và xử phạt vi phạm đã dần hoàn thiện khung pháp lý cho thương mại điện tử nói chung và thanh toán trực tuyến nói riêng Hệ quả ban đầu đã cho thấy sự quan tâm của các nhà làm luật tới sự vận động của xã hội, góp phần tăng tính nghiêm minh và răn đe của pháp luật và nhằm mục tiêu tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho hoạt động thanh toán trực tuyến phát triển
2.1.2 Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn
2005-2011
Từ cuối những năm 80 thế kỷ XX, Việt Nam đã có những bước đầu tiên để cải cách ngành ngân hàng Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán (PSBM) giai đoạn 1 đã được triển khai trong giai đoạn 1997-2002 Một hệ thống thanh toán liên ngân hàng hiện đại đã được áp dụng ở nhiều ngân hàng, tuy nhiên, các mô hình chỉ được thí điểm nên nhiều doanh nghiệp vẫn phải sử dụng hệ thống thanh toán cũ với quy trình xử lý phức tạp, tốn thời gian Điều này gây cản trở khá lớn khi hệ thống cũ không thể cung cấp đủ và kịp thời thông tin về thị trường, đặc biệt
là về khách hàng cho các doanh nghiệp nên gây rào cản trong việc quản lý rủi ro Dựa trên PSBM giai đoạn đầu cùng với kinh nghiệm trên thế giới, từ tháng 6/2005 đến 30/6/2011, Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 đã được triển khai theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (đồng thời trong giai đoạn này cũng thực hiện Đề án 291 về Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020) PSBM2 với 5 tiểu dự án, trong đó có một tiểu dự án do NHNN trực tiếp quản lý (Dự án thanh toán điện tử liên ngân hàng), 04 tiểu dự án còn lại được triển khai tại các ngân hàng thương mại là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam; Ngân hàng TMCP Hàng Hải; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [8]
Trang 21Nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm ngân hàng, PSBM2 được tiến hành với sự giám sát của Hiệp hội Phát triển Quốc tế, đồng thời theo dõi sự chính xác của các thông số kỹ thuật, hỗ trợ kinh nghiệm từ các dự án Công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng trước đây đã thất bại Ngoài sự giám sát và hỗ trợ cho việc bảo đảm chất lượng của các sản phẩm cũ, Hiệp hội cùng ngành ngân hàng Việt Nam còn nỗ lực để đưa các sản phẩm mới tiện ích hơn vào thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người nhân Nhờ đó, PSBM2 đã được hoàn thành, những hệ thống thí điểm đã được nhân rộng đưa vào vận hành tốt, đồng thời có khả năng thích ứng và dần tự điều chỉnh theo sự vận động của thị trường tài chính Hoàn thành nhanh chóng trong giai đoạn 5 năm, PSBM2 đã có một số tác động tích cực, cụ thể ở hai phương diện sau:
Đối với nền kinh tế, đã phát triển được cơ sở hạ tầng ngành hiện đại, đặc biệt thiết lập hạ tầng kỹ thuật – công nghệ cho sự phát triển của thương mại điện tử, mà cụ thể ở đây là lĩnh vực thanh toán trực tuyến, thúc đẩy quá trình lưu thông dòng tiền trong nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ mới;
Đối với hệ thống ngân hàng, dần đáp ứng được nhu cầu về thông tin kịp thời cho NHNN để điều hành thị trường một cách hợp lý, kiểm soát được tính thanh khoản của thị trường và tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể quản lý rủi ro Các ngân hàng hiện nãy đã cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến, tốc độ giao dịch được đẩy nhanh, quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế và có điều kiện gia tăng ứng dụng công nghệ hiện đại Nhờ vậy, những nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng luôn được các sản phẩm tiện ích và hiện đại đáp ứng
Nguyên nhân của những tác động trên là do PSBM2:
Tạo lập được 1 hệ thống thanh toán linh hoạt với các cơ cấu chính gồm: luồng thanh toán giá trị cao (cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tổng tức thời); luồng thanh toán giá trị thấp (cung cấp dịch vụ thanh toán theo lô); xử lý quyết toán vốn [8]
Mức tăng kết nối hệ thống thanh toán hàng: 98% (từ 49 trụ sở năm 2005 lên 97 trụ sở vào tháng 06 năm 2011), hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được
mở rộng, kết nối 94 tổ chức tín dụng (gồm 787 chi nhánh trên toàn quốc); hệ thống
Trang 22thanh toán điện tử liên ngân hàng trung bình xử lý 80,000 giao dịch/ ngày, giá trị trên 100,000 tỷ đồng và thời gian xử lý là 10 giây/giao dịch [8][10];
Mức tăng kết nối hệ thống vận hành ngân hàng – core banking: trên 100% [10], các chi nhánh ngân hàng đã cải thiện đội ngũ nhân sự, nâng cao trình độ về công nghệ ngân hàng, tính chuyên nghiệp về nghiệp vụ gia tăng, triển khai thêm nghiệp
vụ, cung cấp các sản phẩm với các tiện ích gia tăng cho khách hàng
2.1.3 Vấn đề bảo mật thông tin trong thanh toán trực tuyến tại Việt Nam
“Tháng tháng 10/2011, có hơn 150 website có tên miền vn, com, net bị đánh sập Tính đến ngày 7/11/2011, ở Việt Nam đã có hơn 300 website của các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân bị tấn công” [14]
Với sự nhân rộng của thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được
mô hình bán hàng trực tuyến ngày càng chuyên nghiệp, nhưng các vấn đề tiêu cực
về mua bán trực tuyến đã cản trở việc mô hình kinh doanh này có thể thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam Một mặt là do khách hàng vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt để mua bán hàng hóa, sản phẩm dịch vụ; mặt khác, họ lo ngại rủi ro Một trong những lo ngại đó là sự phức tạp của thanh toán trực tiếp vả thiếu an toàn, đặc biệt là vấn đề bảo mật thông tin Đặc trưng của thương mại điện tử cũng như thanh toán trực tuyến là hoạt động trong môi trường mạng, khách hàng và doanh nghiệp chỉ cần giao dịch trực tuyến với nhau, vì vậy, nhu cầu về thông tin từ cả hai phía là rất lớn Sự hỗ trợ của của công nghệ như cookie, định vị toàn cầu hay các cơ sở dữ liệu mở đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến dễ dàng thu thập thông tin của người tiêu dùng Thông tin cá nhân của khách hàng đang trở nên có giá trị hơn bao giờ hết, tuy nhiên, khách hàng lại không lường hết những rủi ro mà họ phải chịu khi thông tin của mình bị mua bán bất hợp pháp trong nhiều trường hợp Với thực trạng trên, các giải pháp bảo đảm về bảo mật và an toàn thông tin cho khách hàng cũng như các tổ chức doanh nghiệp – cả về phương diện pháp lý và kỹ thuật -
là điều cần thiết
2.1.3.1 Phương diện pháp lý
Mặc dù chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào quy định về bảo mật thông tin
cá nhân, nhưng các văn bản pháp lý cơ sở của thương mại điện tử đã có nhiều quy định đề cập đến vấn đề này, đặc biệt có những quy định liên quan đến các hình thức
Trang 23xử phạt hành chính cũng như hình sự cho các trường hợp nghiêm trọng: Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (Điều 46); Luật Công nghệ thông tin năm 2006 (Điều 21,
22, 72); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 (Điều 226); Nghị định 63/2007/NĐ-CP; Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác; Thông tư 09/2008/NĐ-CP, thông tư 25/2010/TT-BTTTT
2.1.3.2 Phương diện kỹ thuật
Bên cạnh các văn bản pháp luật được ban hành, nhiều ngân hàng đã áp dụng các giải phát kỹ thuật hiện đại để bảo đảm an toàn cho các giao dịch trực tuyến của người dùng Thông thường, các ngân hàng áp dụng cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến một hệ thống bảo vệ gồm ba lớp: tên đăng nhập (ID), tổ hợp mã khoá mật khẩu 128 bit (dãy số seed do khách hàng lựa chọn) và mật khẩu dùng một lần “OTP – One Time Password”
Hệ thống bảo vệ ba lớp giúp khách hàng tránh khỏi việc các thông tin cá nhân bị đánh cắp, virus hay các phần mềm gián như keylog Hầu hết các giao dịch trực tuyến sẽ cần OTP và mật khẩu này sẽ thay đổi theo từng thời điểm, thường chỉ sau
30 đến 60 giây đối với OTP được tạo bởi Token, một thiết bị đặc biệt mà người dùng được ngân hàng cấp Mỗi khi sử dụng Token, khách hàng sẽ được cung cấp một mật khẩu - một dãy số tùy ý, và sự tạo dãy số này không bị ràng buộc bởi bất
kì một bên thứ ba nào, không dựa trên bất kì một tín hiệu nào về nhận diện vị trí địa
lý của khách hàng mà chỉ dựa vào thuật toán tạo dãy số ngẫu nhiên theo từng lần sử dụng Thiết bị Token nhỏ gọn, thuật toán tạo dãy số duy nhất có sự đồng bộ hóa và được xác thực với hệ thống máy chủ chính của ngân hàng - RSA ACE/Server, khi
có sự đồng bộ này khách hàng mới có thể tiến hành giao dịch, mang lại sự chắc chắn và an toàn hơn so với mật khẩu đăng ký ban đầu; thiết bị không yêu cầu cài đặt chương trình hay kết nối Internet, đem lại sự tiện dụng cho khách hàng Mặc dù
có nhiều ưu điểm nhưng sự xác thực của RSA ACE/Server với Token chỉ mang tính thời điểm, nhiều trường hợp cũng xảy ra những khoảng sai lệch gây khó khăn cho người dùng; hơn nữa, yếu tố bảo mật cho cả quy trình cũng như toàn vẹn dữ liệu trong giao dịch chưa được đảm bảo, vì vậy khi có tranh chấp sẽ không có cơ sở
để giải quyết
Trang 24Hình 2.3: Thống kê tình hình sử dụng chứng thư số SSL trong lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam đến tháng 12/2011
Nguồn: Khảo sát Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công thương, [8]
Một giải pháp kỹ thuật khác cũng được áp dụng phổ biến hiện nay là chứng thư số SSL SSL có vai trò quan trọng trong các giao dịch trực tuyến như cổng thanh toán, ví điện tử…bởi khi được ứng dụng, cơ chế SSL sẽ mã hóa tất cả các dữ liệu do người dùng (người gửi) truyền đi khi tương tác với website và giải
mã ở phía người nhận Đến cuối tháng 12/2011 có tổng số 50 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, trong đó có 45 ngân hàng đã cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến và có 36 đơn vị đã sử dụng chứng thư số SSL [8]
Theo thống kê đến tháng 7/2012, 45 đơn vị ngân hàng đều đã ứng dụng chứng thư
số SSL và chủ yếu do VeriSign cung cấp (xem Hình 2.4) Việc các ngân hàng áp
dụng ngày càng phô biến chứng thư số SSL đã củng cổ nền tảng cho bảo mật thông tin cá nhân, tạo lòng tin cho khách hàng, góp phần cho thanh toán trực tuyến ở nước ta có cơ hội phát triển
Hình 2.4: Thống kê tình hình sử dụng chứng thư số SSL trong lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam đến tháng 7/2012
Trang 25Nguồn: Chungchiso.com, [7]
2.2 Hoạt động thanh toán trực tuyến tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011
2.2.1 Tổng quan về thị trường Thẻ tại Việt Nam
Để thực hiện “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” (ban hành theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2006) với mục tiêu giảm lượng tiền mặt trong lưu thông và đa dạng hóa các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, giải pháp ưu tiên là chú tâm phát triển thị trường thẻ thanh toán, từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử
2.2.1.1 Về số lượng thẻ và cơ sở hạ tầng
Giai đoạn 2006 - 2011, thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc về việc phát hành thẻ cũng như hoạt động thanh toán thông qua thẻ Các ngân hàng tham gia cung ứng thẻ trên thị trường ngày càng tăng, các tiện ích, tính năng của thẻ ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Hình 2.5: Thống kê số thẻ ngân hàng phát hành từ năm 2006 đến 2011
Nguồn: Tổng hợp số liệu do NHNN công bố, [8]
Năm 2006, thị trường chỉ phát hành gần 5 triệu thẻ với khoảng 70
thương hiệu thẻ, nhưng sau 5 năm phát triển, số lượng thẻ tại Việt Nam
đã tăng trưởng nhanh Tính đến tháng 6/2011, số lượng thẻ toàn thị
trường lên đến 36 triệu thẻ, cao gấp 7 lần so với năm 2006 và trên 200
thương hiệu thẻ các loại Tại thời điểm ngày 30-6-2011, tổng số ngân
hàng phát hành thẻ là 49 ngân hàng, trong đó 18 ngân hàng phát hành thẻ
ghi nợ quốc tế, 17 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế Tỷ trọng của các thẻ trong cơ cấu như sau: Thẻ ghi nợ nội địa 32 triệu thẻ (chiếm gần 90% tổng số thẻ toàn thị trường), thẻ quốc tế trên 2 triệu thẻ, thẻ trả trước hơn 900 nghìn thẻ (chiếm
hơn 2.5% tổng số thẻ toàn thị trường) (xem Hình 2.5) [8]
Bên cạnh đó, để phục vụ khách hàng sử dụng thẻ thanh toán, các ngân hàng cũng chú trọng đầu tư các cở sở hạ tầng, số lượng máy ATM và POS cũng tăng đáng kể trong giai đoạn 2006-2011 Tính đến tháng 6/2011, 12,082 máy ATM được lắp đặt