giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại việt nam

18 490 1
giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Khái niệm về thanh toán quốc tế. • Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghiệp vụ và yêu cầu về tiền tệ, phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức tài chính quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại Ngân hàng. • Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu và các khoản chi đối ngoại để hoàn thành các mối quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kĩ thuật, ngoại giao… giữa chủ thể của nước này với chủ thể của nước khác hoặc/và với các tổ chức KTTCQT • Theo Đinh Xuân Trình (1996) thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghiã vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước. • Theo Trầm Thị Xuân Hương (2006), thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. 2. Đặc điểm của TTQT • Trước hết, thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới. Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế như UCP, URC, URR, Incoterms, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia • Trong thanh toán TTQT chịu sự ảnh hưởng của tỉ giá và dự trữ ngoại tệ của các quốc gia. Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động. • Ngoại trừ các giao dịch XNK hàng hóa được mua bán qua con đường tiểu ngạch, các giao dịch thanh toán quốc tế chủ yếu được thực hiện qua hệ thống NHTM. Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế. • Hoạt động thanh toán là một loại dịch vụ (tính vô hình, không dự trữ được…) 3. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế - Đối với nền kinh tế: • Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế. • Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. • Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ, hợp tác quốc tế. • Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. • Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế - Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: • Việc hoàn thiện để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có một ý nghĩa hết sức thiết thực, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ thuần tuý làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, nó bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác của Ngân hàng. • Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng, trên cơ sở đó Ngân hàng tăng được quy mô hoạt động của mình, giúp cho Ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó tạo được niền tin cho khách hàng và nâng cao uy tín của mình. Từ đó mà có thể khai thác được nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng nước ngoài về nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. • Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng phát triển được nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được đẩy mạnh thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thời quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế qua Ngân hàng. • Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng tăng thu nhập và tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp cho hoạt động Ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với hệ thống Ngân hàng thế giới. - Đối với chủ thể thanh toán: • Giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian tiến hành thanh toán. Nó giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Với sự uỷ thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tư vấn cho họ nhằm tạo nên sự tin tưởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nước ngoài. • Đảm bảo khả năng thanh toán, ổn định tình hình tài chính DN. Thông qua thanh toán quốc tế còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác. • Tạo dựng vị thế và nâng cao uy tín phát triển kinh doanh. Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hoá giao dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước. - Đối với nhà nước: Về phương diện quản lý của Nhà nước, thanh toán quốc tế giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra. 4. Các phương thức thanh toán quốc tế trong kinh doanh tại Việt Nam Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Bạn thử hình dung nếu bạn có quan hệ đối tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có các phương thức thanh toán quốc tế thì sẽ như thế nào? Hẳn là không thể kinh doanh được rồi. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều. Các doanh nhân sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Chẳng hạn như mới đây hãng Acama, một hãng chuyên nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ khi nhận một hoá đơn thanh toán theo phương thức nhờ thu của đối tác nước ngoài. Acama đã theo những chỉ dẫn chung đã thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng, nhưng do chưa tìm hiểu kỹ càng ngân hàng nhờ thu nên đã mất không một khoản tiền. Không những thế Acama còn bị phạt Hợp đồng vì thành toán muộn. Đó chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong quá trình thanh toán quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương. 4.1Phương thức chuyển tiền: Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng. Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng. Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách: • Chuyển tiền bằng điện • Chuyển tiền bằng thư Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn. Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của nước đó. Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường 4.2Phương thức nhờ thu: Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau: • Người xuất khẩu • Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu • Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu) • Người nhập khẩu. Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau: • Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. • Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. • Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng. Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn. 4.3Phương thức tín dụng chứng từ: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoã thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải hình thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ không giao hàng và như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không hình thành được. Tín dụng thư là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở tín dụng thư cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở. Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi. Các loại thư tín dụng chủ yếu là: • Thư tín dụng có thể huỷ ngang: Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương. • Thư tín dụng không thể huỷ ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên quan. Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất. • Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. • Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. 5. Thực trạng hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam 5.1 Một số kết quả đã đạt được Qua các năm hoạt động cùng với bề dày kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tăng lên, sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ, kỹ thuật, trang bị đồng bộ mạng SWIFT, phần mềm tài trợ thương mại của nước ngoài, hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam đã từng bước phát triển, ngày càng nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cao và đủ điều kiện để hội nhập quốc tế. Bản thân mỗi ngân hàng đang gắng sức phát huy hiệu quả của mô hình hoạt động TTQT theo dự án hiện đại hoá do ngân hàng thể giới tài trợ, đảm bảo tăng trưởng hoạt động nhưng vẫn an toàn trong giao dịch, giữ vững và nâng cao uy tín dịch vụ TTQT với các ngân hàng trong và ngoài nước, cũng như đối với khách hàng. Một số kết quả đạt được trong những năm vừa qua đó là : - Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng. Kể từ khi mới triển khai, chỉ có các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế truyền thống như mở thư tín dụng, chuyển tiền ; cho đến nay đã phát triển được hầu hết các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế hiện có trên thị trường Việt Nam.Điển hình là các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế mới như chiết khấu chứng từ hàng xuất, xác nhận L/C, tín dụng trọn gói (Packing Credit), Biên lai tín thác (Trust Receipt),thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch, mới đây là dịch vụ ngân hàng điện tử, phục vụ giải ngân nguồn vốn ODA và phục vụ thanh toán cho các Dự án quốc gia được Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước chỉ định . - Trình độ công nghệ ngân hàng và trình độ nghiệp vụ cán bộ được nâng cao. Đội ngũ cán bộ nhân viên bộ phân thanh toán quốc tế luôn được tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới như tham gia hệ thống SWIFT với các phiên bản hiện đại nhất được cập nhật thường xuyên, xây dựng và triển khai chương trình tài trợ thương mại nằm trong dự án Hiện đại hoá ngân hàng theo tiêu chuẩn của ngân hàng thương mại hiện đại. Qui trình thực hiện nghiệp vụ liên tục được cải tiến, Vd : BIDV cũng xây dựng chương trình Home Banking/ Direct Banking/ Mobile Banking để cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như tra cứu số dư tài khoản, gửi lệnh thanh toán, lệnh phát hành thư tín dụng bằng hệ thống điện tử. - Quan hệ đại lý ngày càng được mở rộng, uy tín của các NHTM ngày càng đuợc tăng cường trên trường quốc tế cũng như ở trong nước.Số lượng ngân hàng đại lý và số nước thiết lập quan hệ đại lý ngày càng nhiều. Từ chỗ hoàn toàn không có quan hệ với nước ngoài trong những năm đầu thập kỷ 90, đến nay, đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng và có quan hệ tài khoản với 43 ngân hàng trên thế giới, có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với các đối tác nước ngoài có uy tín tại các thị trường Séc, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Lào Ví dụ, đến nay, BIDV đã là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Châu á (ABA), ASEAN và là thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu á Thái Bình Dương (ADFIAP). 5.2 Những mặt hạn chế, khó khăn Hạn chế về nhân lực: Các NHTM đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ nghiệp vụ đông đảo, nhiều người trong số đó có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ rất tốt. Đây là một yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên trình độ nghiệp vụ TTQT của cán bộ hiện nay không đồng đều, nhất là ở chi nhánh các tỉnh. Nhiều cán bộ chỉ thuộc một cách máy móc mà chưa nắm vững được ý nghĩa của nhiều điều khoản của các tập quán quốc tế, dẫn đến việc hiểu và vận dụng sai các điều khoản của các tập quán. Đội ngũ cán bộ TTQT chủ yếu là cán bộ trẻ năng nổ nhiệt tình nhưng do đặc điểm của loại hình dịch vụ này là mới, đang được mở rộng ở các chi nhánh trên khắp các địa bàn trên toàn quốc nên cũng không tránh khỏi các hạn chế như trình độ nghiệp vụ của cán bộ chưa cao, chưa được cọ sát thực tế để đúc rút kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ yếu, không thường xuyên cập nhật các thông lệ quốc tế, ý thức chấp hành quy chế, quy trình thanh toán quốc tế chưa nghiêm túc, thậm chí còn so suất gây tổn thất cho ngân hàng. Trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm cán bộ TTQT chưa đồng đều nên chưa tạo ra chất lượng TTQT đồng nhất. Cách thức, tốc độ xử lý giao dịch giữa các cán bộ có độ vênh nhất định. Vì vậy, một số khách hàng sẽ được hưởng chất lượng TTQT tốt hơn, một số khách hàng khác lại chưa hài lòng với chất lượng TTQT nhận được. Hầu hết cán bộ làm công tác TTQT tại chi nhánh đều là cán bộ kiêm nhiệm, được biên chế tại phòng KHKD hoặc phòng kế toán nẻn chưa chuyên tâm cho nghiệp vụ, thậm chí phát sinh ít giao dịch, kiến thức, kỹ năng của cán bộ TTQT cũng bị mai một. Hạn chế về kỹ thuật, công nghệ: Nhìn chung tuổi nghề của các ngân hàng thương mại còn quá ngắn so với các ngân hàng thương mại lớn trên thế giới. Do vậy kinh nghiệm hoạt động và kỹ thuật còn thiếu và chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu chung cho tiêu chuẩn một ngân hàng hiện đại trong khu vực. Các hình thức thanh toán dù được mở rộng nhưng chưa có cơ sở vật chất đầy đủ, nhiều khi dẫn đến những sai sót không đáng có. Một trong số này là những bất cập của hệ thống thẻ ATM, thi thỏang vẫn còn tình trạng máy nuốt thẻ, trả tiền rách và thậm chí là độ an toàn, tính bảo mật của các giao dịch còn thấp. Điều này không những khiến các NHTM mất uy tín với khách hàng mà còn ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành và với các ngân hàng trong khu vực và thế giới: Trong bối cảnh các NHTM không ngừng mở rộng, các ngân hàng thương mại và đầu tư trong nước vẫn tăng trưởng liên tục, dẫn đầu nhiều năm là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Không chỉ thế, thời gian gần đây sự ra đời của một loạt ngân hàng cổ phần tư nhân mới khiến các NHTM phải nỗ lực không ngừng, liên tục củng cố hệ thống và cho ra đời những sản phẩm và dịch vụ mới. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO của nước ta cách đây đã mang lại cho ngành ngân hàng, những cơ hội và thách thức to lớn. Với kinh nghiệm dày dặn trên trường quốc tế, các ngân hàng nước ngoài có ưu thế ở mảng kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đồng thời, tiềm lực tài chính lớn mạnh của các ngân hàng nước ngoài chính là mối đe dọa đến những ngân hàng trong nước vốn chỉ có quy mô ở tầm vừa và nhỏ. Các NHTM hiện đang cố gắng hướng đến biện pháp khả thi là bổ sung thêm vốn, nhằm nâng cao hệ số an toàn vốn tự có và giải quyết bài toán năng lực tài chính và chất lượng dịch vụ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống văn bản pháp lý làm căn cứ cho TTQT còn một số điểm bất cập: mặc dù các NHTM đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp lý cho HĐKD ngoại hối nói chung và TTQT nói riêng áp dụng trong toàn hệ thống. Tuy nhiên sau nhiều năm triển khai đã bộc lộ những bất cập, thiếu đồng bộ, đòi hỏi phải chỉnh sửa nhiều hoặc ban hành mới để phù hợp với hệ thống văn bản pháp qui mới ban hành cũng như yêu cầu thực tế. Còn phát sinh sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa Caùc phoøng ban, đặc biệt là trong vấn đề tham mưu ban hành văn bản quy định và công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động của các chi nhánh, cơ chế thông tin báo cáo.Tại một số chi nhánh trực thuộc, do lãnh đạo không hiểu biết về HĐKD ngoại hối, hoặc không quan tâm đến hoạt động này nên không chú trọng đến công tác tiếp thị, thu hút khách hàng XNK và chưa chú trọng đến chất lượng hoạt động. Quy trình về hoạt động TTQT không rõ ràng, chặt chẽ vì sửa đổi quá nhiều điều khoản và quá chi chít, rất khó khăn cho người thực hiện nên tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa phù hợp với công nghệ hiện có và thông lệ quốc tế Một số quy trình nghiệp vụ chưa phân định rõ trách nhiệm của các phòng ban và các đơn vị liên quan. Việc tu chỉnh để đáp ứng yêu cầu mới, cập nhật những vấn đề thực tế mới phát sinh còn chậm. Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ còn hạn chế: Đây là mảng hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng, song chưa được thực sự quan tâm đầy đủ. Các sản phẩm dịch vụ về TTQT chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn triển khai chậm, chưa mang lại nhiều tiện ích đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng. Sự phát triển sản phẩm dịch vụ chưa có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác nhằm đạt được hiệu quả trên tổng thể. Cơ chế tài trợ XNK chưa toàn diện: Với sự mở rộng và từng bước hoàn thiện hoạt động TTQT, thúc đẩy hoạt động TD tài trợ XNK, hoạt động KDNT. Việc triển khai cơ chế cho vay ưu đãi xuất khẩu đến khách hàng chưa đồng loạt và rộng khắp các chi nhánh trực thuộc nên doanh số cho vay xuất khẩu còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn khách hàng xuất khẩu không nhiều. Mặt khác, những khách hàng xuất khẩu không có nhu cầu vay vốn, caùc NHchưa có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bán ngoại tệ cho ngân hàng vì tỷ giá trong ngân hàng nhiều lúc chênh lệch quá thấp so với thị trường chợ đen. Mất cân đối lớn giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu trong [...]... hàng đại lý ở nước ngoài trong các giao dịch thanh toán với các ngân hàng VN, chưa khai thác tối đa dịch vụ ngân hàng do họ cung cấp để đáp ứng nhu cầu giao dịch với khách hàng 6 Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại Việt Nam 6.1 Giải pháp từ phía các ngân hàng 6.1.1 Đẩy mạnh hoạt động marketing Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì hoạt động marketing ngày càng đóng vai trò quan... xuất ở ngân hàng khác, do vậy không thúc đẩy hoạt động Thanh toán quốc tế - Thứ hai, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu khách hàng Điều này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của phũng Thanh toán quốc tế tại các ngân hàng Nếu thực hiện được điều này công tác thanh toán nói riêng sẽ tiết kiệm được rất nhiều... tình hình phát triển của công tác thanh toán. Các văn bản pháp quy của ngành ngân hàng cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế chưa đáp ứng kịp thời hoăc đầy đủ Trong thời kỳ mở cửa lợi dụng kẽ hở của hành lang pháp lý và cán bộ kém năng lực, nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng sử dụng trái mục đích, đồng thời không trả được nợ Ngân hàng dẫn đến các Ngân hàng không dám đầu tư, hoạt động thanh toán quốc tế giảm... thức thanh toán nào, từ đó sẽ giúp cho ngân hàng có được những hành động phù hợp và hiệu quả hơn Chính sách marketing của ngân hàng cần được xây dựng một cách khoa học, có hệ thống để khi đi vào thực hiện đem lại kết quả tốt và phát huy tối đa nguồn lực của ngân hàng 6.1.2 Đổi mới chính sách khách hàng Hoạt động thanh toán quốc tế và số lượng khách hàng có quan hệ sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của... Để có thể phát triển hoạt động TTQT, cần có đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình, giỏi về chuyên môn và ngoại ngữ, vi tính, am hiểu lĩnh vực ngoại thương, các luật lệ và tập quán quốc tế về ngoại thương và thanh toán quốc tế Có thể tư vấn cho khách hàng ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, và áp dụng phương thức thanh toán phù hợp tránh rủi ro, đồng thời có thể xử lý được những tình huống phát sinh... biết ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp tốt Vì trong hoạt động TTQT luôn phải xem xét và xử lý các vấn đề có liên quan như: - Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên tham gia hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động thanh toán quốc tế đều bị chi phối không chỉ bởi luật lệ, tập quán của mỗi quốc gia mà còn chịu sự quy định bởi các văn bản - Trong hoạt động TTQT liên quan đến các vấn đề về xử lý các sai... vận dụng một cách triệt để trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng d Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng số lượng khắch hàng mà phòng Thanh toán quốc tế thu hút không nhiều.Ngân hàng chưa có chương trình công tác cụ thể theo đuổi các mục tiêu chung trong chiến lược khách hàng tại ngân hàng e Mặt khác tuy đã ứng dụng Marketing vào quá trình cung ứng dịch vụ Thanh toán quốc tế nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế... nghệ ngày càng phát triển tiên tiến hơn, hoạt động TTQT đòi hỏi sự nhanh chóng chính xác Vì vậy ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động TTQT là không thể thiếu được và phải cập nhập liên tục 6.1.5 Phát triển hơn nữa mối quan hệ với các ngân hàng đại lý Ngân hàng sẽ không thực hiện được hoạt động TTQT nếu như không có các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trong và ngoài nước Để phát triển mối quan... hàng đại lý nên thường xuyên có những hoạt động như: Tăng cường tiếp xúc và trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng có uy tín và tiềm lực tài chính lớn mạnh, tiến hành cử nhân viên của mình sang tập huấn tại ngân hàng bạn để tiếp thu những kiến thức mới, 6.1.6 Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ phức tạp, nó đòi... quá trình thực hiện hợp đồng và thanh toán, đảm bảo quyền lợi khách hàng nhưng vẫn giữ uy tín của SGD trên thương trường quốc tế Tài liệu tham khảo 1 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại- TS.Nguyễn Minh Kiều- NXB Lao Động và Xã Hôi 2 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại- PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn-NXB Đại học quốc gia TPHCM 3 Thanh toán quốc tế- PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương- NXB Lao Động và Xã Hội . kinh doanh của Ngân hàng: • Việc hoàn thiện để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có một ý nghĩa hết sức thiết thực, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ thuần tuý làm tăng khả năng. quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra. 4. Các phương thức thanh toán quốc tế trong kinh doanh tại Việt Nam Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang. ngoài, hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam đã từng bước phát triển, ngày càng nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cao và đủ điều kiện để hội nhập quốc tế. Bản

Ngày đăng: 08/02/2015, 18:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái niệm về thanh toán quốc tế.

  • 4. Các phương thức thanh toán quốc tế trong kinh doanh tại Việt Nam

    • 4.1 Phương thức chuyển tiền:

    • 4.2 Phương thức nhờ thu:

    • 4.3 Phương thức tín dụng chứng từ:

    • 6. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại Việt Nam

      • 6.1. Giải pháp từ phía các ngân hàng

        • 6.1.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing.

        • 6.1.2. Đổi mới chính sách khách hàng

        • 6.1.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng.

        • 6.1.4. Tăng cường đầu tư hiện đại hoá công nghệ thanh toán ngân hàng.

        • 6.1.5. Phát triển hơn nữa mối quan hệ với các ngân hàng đại lý.

        • 6.1.6. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thanh toán quốc tế.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan