Nếu Ngân hàng Trung ương muốn xác lập một tỷ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỷ giá không tăng, không giảm, thì Ngân hàng Trung ương hoặc là mua vào số ngoại tệ từ nước ngoài chuyền vào tro
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 2
1.1 Ngoại hối 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Các hình thức của ngoại hối 2
1.2 Quản lý ngoại hối 2
1.2.1 Khái niệm quản lý ngoại hối 2
1.2.2 Mục tiêu của quản lý ngoại hối 2
1.2.3 Đối tượng và phạm vi quản lý ngoại hối 3
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM 5
2.1 Quản lý các giao dịch vãng lai 5
2.1.1 Tự do hóa các giao dịch vãng lai 5
2.1.2 Thanh toán, chuyển tiền liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ 5
2.1.3 Chuyển tiền một chiều 6
2.1.4 Mang ngoại tệ tiền mặt , VND tiền mặt, vàng khi xuất nhập cảnh 6
2.1.5 Đồng tiền sử dụng trong giao dịch vãng lai 7
2.2 Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý xuất nhập khẩu vàng 7
2.2.1 Thị trường ngoại tệ 7
2.1.2 Cơ chế tỷ giá hối đoái 8
2.1.3 Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng 8
2.3 Quản lý các giao dịch vốn 9
2.3.1 Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 10
2.3.2 Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 10
2.3.3 Vay, trả nợ nước ngoài 11
2.3.4 Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài 12
2.3.5 Phát hành chứng khoán trong và ngoài nước 12
Chương III: KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ PHÁP LỆNH NGOẠI HỐI 14
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 21
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ phát sinh ngày càng nhiều Theo đó, các giao dịch tiền tệ quốc tế cũng không ngừng phát triển Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình, đồng tiền ấy tượng trưng cho chủ quyền quốc gia Các chức năng của đồng tiền quốc gia như phương tiện trao đổi, thanh toán, cất trữ… chỉ có giá trị trong phạm vi quốc gia đó Ra khỏi biên giới quốc gia, đồng tiền đó phải thích nghi với những quy định và thông lệ quốc tế mới có tác dụng trao đổi
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo vệ giá trị đồng Việt Nam trong giao lưu quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành chính sách quản lý ngoại hối phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đất nước theo từng thời kỳ Cùng với sự biến động của nền kinh tế, chính sách quản lý ngoại hối đã được đổi mới triệt để về tư duy lẫn điều hành Chính sách nới lỏng quản lý ngoại hối
đã dần dần thay thế chính sách độc quyền kiểm soát và kinh doanh ngoại hối nhà nước
Ngành ngân hàng cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước đã có những bước tiến đáng kể, ngày càng thể hiện rõ vai trò đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước Là người đại diện cho Nhà nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách điều hành và quản lý các công cụ chính sách tiền tệ có hiệu quả
Bài tiểu luận với đề tài “Những vấn đề pháp lý về quản lý ngoại hối trong thanh toán quốc tế tại Việt Nam” xin trình bày những nét chính trong chính sách quản lý ngoại hối của Việt
Nam và những ảnh hưởng của nó tới hoạt động thanh toán quốc tế Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I : Lý luận chung về ngoại hối và quản lý ngoại hối
Chương II : Những vấn đề pháp lý về quản lý ngoại hối ở Việt Nam
Chương III: Kiến nghị đối với các doanh nghiệp
Bài tiểu luận được hoàn thành với sự giúp đỡ của ThS Nguyễn Thị Tuyết Mai, giảng viên phụ trách lớp TCH412.5_LT Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô!
Với vốn kiến thức còn hạn chế và những thiếu sót trong kinh nghiệm thực tế, bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý tận tình từ phía các thầy cô và các bạn!
Trang 32
Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ
NGOẠI HỐI 1.1 Ngoại hối
1.1.1 Khái niệm
Ngoại hối là phương tiện thiết yếu trong quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, … giữa các quốc gia trên thế giới
Ngoại hối là những ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh tóan bằng tiền nước ngoài Trong đó đặc biệt là ngoại tệ có vai trò là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua, để thanh tóan và hạch toán quốc tế
1.1.2 Các hình thức của ngoại hối
- Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ)
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
- Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế
1.2 Quản lý ngoại hối
1.2.1 Khái niệm quản lý ngoại hối
Quản lý ngoại hối là việc Nhà nước áp dụng các biện pháp, chính sách tác động vào quá trình xuất, nhập ngoại hối ( đặc biệt là ngoại tệ) và việc sử dụng ngoại hối theo những mục tiêu đã định
1.2.2 Mục tiêu của quản lý ngoại hối
Điều tiết tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Trang 43
Ngân hàng Trung ương thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ) vào tay mình, để thông qua đó Nhà nước sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại Đồng thời
sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lựuc thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng
Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước
Ngân hàng Trung ương không chỉ bảo quản và quản lý quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước mà còn biết sử dụng phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn không
bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế
Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Trong cả hai trường hợp cán cân thanh tóan bội thu hoặc bội chi, nếu không có sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương, tỷ giá sẽ tăng giảm theo nhu cầu ngoại hối trên thị trường Tuy nhiên ở nhiều nước, Ngân hàng Trung ương đóng vai trò điều tiết tỷ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế Nếu Ngân hàng Trung ương muốn xác lập một
tỷ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỷ giá không tăng, không giảm, thì Ngân hàng Trung ương hoặc là mua vào số ngoại tệ từ nước ngoài chuyền vào trong nước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối sẽ tăng lên tương ứng, hoặc Ngân hàng Trung ước sẽ bán ngoại tệ ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có luồng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, quỹ dự trữ ngoại hối giảm xuống tương ứng
1.2.3 Đối tượng và phạm vi quản lý ngoại hối
Đối tượng điều chỉnh
- Tổ chức, cá nhân là người cư trú, không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân là người cư trú liên quan đến hoạt động ngoại hối trong việc quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm
Phạm vi điều chỉnh
- Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối về các hoạt động ngoại hối của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối, thị trường
Trang 54
ngoại tệ và tỷ giá hối đoái, quản lý xuất nhập khẩu vàng tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ
- Xử lý vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối được thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Trang 65
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở
VIỆT NAM
Được ban hành vào ngày 13/12/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/06/2006, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ quốc hội (Pháp lệnh 28) được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp của các
cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động ngoại hối, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoại tại Việt Nam Trong chương II của bài tiểu luận này, nhóm em xin giới thiệu các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối tại Việt Nam và các ảnh hưởng của
nó tới hoạt động thanh toán quốc tế
2.1 Quản lý các giao dịch vãng lai
Giao dịch vãng lai là những giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn Giao dịch vãng lai gồm: giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa; xuất nhập khẩu dịch vụ tài chính ( như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải bưu chính ); giao dịch trong du lịch, giao dịch một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài
Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú đều được tự do thực hiện ” Chính phủ đã nới lỏng các quy định về những giao dịch vãng lai, tạo kiện cho hệ thống ngân hàng được mở cửa, hội nhập nhanh hơn với các nền kinh tế khác Trong bối cảnh nước ta, tự do hóa các giao dịch vãng lai có thể được hiểu là mọi tiếp cận ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai được thực hiện một cách tự do Điều luật này là sự đổi mới quan trọng, nó đánh dấu mốc thời gian Việt Nam chính thức khẳng định nguyên tắc tự do hóa giao dịch vãng lai theo điều lệ của IMF
khẩu hàng hóa, dịc h v ụ
Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng (TCTD) được phép để phục
vụ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Lượng ngoại tệ được phép mua tùy thuộc vào khả năng của TCTD và nhu cầu mua của khách hàng
Khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có được vào tài khoản ngoại tệ mở tại TCTD được phép tại Việt Nam Nếu đối
Trang 76
tượng này có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được sự cho phép của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN)
Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua TCTD được phép
Quy định trên cho thấy: TCTD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của người cư trú TCTD bán ngoại tệ cho khách hàng
để thanh toán, là nơi giữ tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu của khách hàng qua hệ thống tài khoản, và đặc biệt tất cả mọi giao dịch thanh toán, chuyển tiền phải qua TCTD
cụ thể ở Việt Nam là các NHTM Bên cạnh đó các doanh nghiệp có những thuận lợi vì được đảm bảo có ngoại tệ để thanh toán từ việc mua tại các NHTM, ngoại tệ từ việc xuất khẩu được giữ hộ tại NHTM Đồng thời, khi mua ngoại tệ từ TCTD của các tổ chức hay các cá nhân dễ dàng và nhanh chóng hơn trước kia vì chỉ cần trình giấy tờ yêu cầu cho TCTD, không cần xin phép NHNN như trước kia nữa Đây là một trong những nội dung thể hiện việc tự do hóa các giao dịch vãng lai
Số ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải được: chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại các TCTD hoặc bán cho các TCTD Còn số ngoại tệ là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều thì được: sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại
tệ tại TCTC, bán cho TCTD Còn ngoại tệ là công dân Việt Nam thì được gửi tài khoản tiết kiệm ngoại tệ tại TCTD
Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu hợp pháp, như: du lịch, học tập, tiêu dùng
Đối với người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản thì được chuyển ra nước ngoài; có nguồn thu hợp pháp bằng VND thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài
Điều khoản cho thấy: việc chuyển tiền của người cư trú và phi cư trú phải thực hiện thông qua TCTD với các tài khoản ngoại tệ cụ thể và số lượng ngoại tệ, số lần chuyển không hạn chế Điều này tạo ra lượng kiều hối chảy vào Việt Nam một cách dễ dàng và khá nhiều
2 1 4 M a n g n g oạ i tệ t iề n mặ t , V N D t iề n mặ t , v à ng k hi x uấ t
nhập c ảnh
Người cư trú, không cư trú khi xuất nhập cảnh mang ngoại tệ tiền mặt, VND tiền mặt, vàng trên mức quy định của NHNN Việt Nam thì phải: khai báo với hải quan cửa khấu đối với người nhập cảnh; khai báo với hải quan cửa khẩu đồng thời xuất trình giấy
tờ theo quy định của NHNN Việt Nam đối với người xuất cảnh
Trang 87
Cụ thể, hạn mức tối đa mà NHNN quy định đối với người xuất nhập cảnh như sau: theo Điều 2, Thông tư 15/2011/TT-NHNN ban hành 12/08/2011 quy định: cá nhân khi xuất nhập cảnh được phép mang tối đa lượng tiền mặt 5000USD ( ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và 15.000.000 VNĐ.Theo điều 3,4, QĐ số 1165/ QĐ- NHNN ban hành ngày 12/09/2001: cá nhân được phép mang tối đa lượng vàng tiêu chuẩn quốc tế là 1 kg; vàng trang sức, mỹ nghệ, miếng, nguyên liệu là 300g Hạn mức tối đa lượng ngoại tệ tiền mặt, VND tiền mặt theo quy định NHNN liên tục thay đổi trong những năm qua, để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội mỗi giai đoạn Còn hạn mức vàng không thay đổi từ năm
2001 cho đến nay
Người cư trú được tự do lựa chọn: đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, các đồng tiền khác được TCTD chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch vãng lai Đây cũng là một trong những nội dung thể hiện việc tự do hóa các giao dịch vãng lai khi người cư trú được tự do lực chọn đồng tiền thanh toán thích hợp
2.2 Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý xuất nhập khẩu vàng
2.2.1 Thị trường ngoại tệ
Thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái ngoại tệ là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như
ngoại tệ
Cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và NHTM trong và ngoài nước Thành viên tham gia thị trường ngoại hối bao gồm: Các ngân hàng trong đó có: các Ngân hàng Trung ương đóng vai trò tổ chức, kiểm soát, điều hành và ổn định thị trường ngoại hối và các ngân hàng thương mại cụ thể Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong
nước để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia và các ngân hàng đầu tư: tham
gia với mục đích kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho khách hàng như một nhà môi giới; Các nhà môi giới là chủ thể trung gian trong các giao dịch trên thị trường; các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, họ vừa là chủ thể cầu ngoại
tệ, vừa là chủ thể cung ngoại tệ; các cá nhân ,các nhà kinh doanh bao gồm các công dân
Trang 98
trong và ngoài nước có nhu cầu mua và bán ngoại tệ; các tổ chức tài chính phi ngân hàng; các công ty đa quốc gia
Các đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ của Việt Nam được thực hiện các loại hình giao dịch theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định
2.1.2 Cơ chế tỷ giá hối đoái
Cơ chế tỷ giá hiện nay của Việt Nam được xác định là cơ chế linh hoạt, được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, thông qua các công cụ tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ tỷ giá
Với cơ chế tỷ giá điều tiết thị trường thông qua công cụ tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ tỷ giá, NHNN điều tiết thị trường, đưa ra các biện pháp điều hòa thị trường thích hợp, góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ và tác động của biến động tỷ giá trên thị trường ngoài nước Mặt khác, với cơ chế tỷ giá hiện tại, NHNN có thể thông qua công cụ can thiệp ngoại tệ để góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ cho các mục đích không thiết yếu, từ đó góp phần hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán
quốc tế
Trong từng thời kì cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô
2.1.3 Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng
Theo NHNN, dự thảo dược xây dựng theo hướng tổ chức lại thị trường vàng thông qua việc NHNN quản lý chặt chẽ và can thiệp mạnh vào thị trường vàng nhằm ngăn ngừa hoạt động đầu cơ vàng, hạn chế kinh doanh vàng miếng nhưng vẫn đảm bảo quyền tích trữ vàng, mua bán vàng của người dân
Cụ thể, về sản xuất vàng miếng, NHNN là cơ quan tổ chức hoặc cấp phép sản xuất
vàng miếng Về nguyên tắc, đây là hoạt động hạn chế kinh doanh và cần được quản lý chặt chẽ Do đó, tùy thuộc vào điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, NHNN sẽ tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng nhưng sẽ rất hạn chế
Trang 109
Về lưu thông vàng miếng, NHNN chỉ cho phép một số doanh nghiệp và tổ chức tín
dụng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vàng được thực hiện mua bán vàng miếng với tổ chức, cá nhân nhằm thu hẹp đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi đối với việc quản lý hoạt động mua bán này
Về xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu, NHNN là cơ quan tổ chức hoặc cấp phép
hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu
Về sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ Riêng hoạt động gia công nhỏ lẻ của cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã không cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện mà được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Về mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh
mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thành lập doanh nghiệp và đáp ứng đủ một số điều kiện theo quy định tại Nghị định nhưng không cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
Xây dựng cơ chế phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành chủ yếu về việc quản
lý chất lượng và kiểm tra, kiểm soát thị trường vàng
Như vậy, với định hướng quản lý nêu trên, NHNN tham gia trực tiếp quản lý về quá trình sản xuất và lưu thông vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu NHNN cho rằng, đây là các yếu tố đảm bảo cho NHNN can thiệp hiệu quả trên thị trường vàng, chống hoạt động đầu cơ lũng đoạn giá vàng, đảm bảo được các mục tiêu Nghị quyết 11 của Chính phủ là kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới
2.3 Quản lý các giao dịch vốn
Với pháp lệnh 28 này, Việt Nam từng bước mở cửa các giao dịch vốn, như khuyến khích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, không hạn chế vốn ODA, có cơ chế đặc biệt