1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

VẬN DỤNG tư LIỆU LỊCH sử TRONG GIẢNG dạy bài ĐƯỜNG lối đối NGOẠI của ĐẢNG GIAI đoạn 1975 1986

7 909 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 262,17 KB

Nội dung

VẬN DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ TRONG GIẢNG DẠY BÀI ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1975-1986 Trần Thị Thái Hà * Đồng hành với lịch sử ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, môn h

Trang 1

VẬN DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ TRONG GIẢNG DẠY BÀI ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG

GIAI ĐOẠN 1975-1986

Trần Thị Thái Hà *

Đồng hành với lịch sử ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - hệ thống tri thức về quá trình xây dựng, bổ sung và phát triển đường lối lãnh đạo của Đảng ta trong các giai đoạn cách mạng khác nhau ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng đặc biệt của nó

Có thể khẳng định, đây là môn học mà nội dung phản ánh một cách rõ nét sự vận động liên tục trong tư duy chiến lược của Đảng; khả năng thích ứng trong các hoàn cảnh, đặc biệt là nghệ thuật lãnh đạo chính trị của Đảng ta, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Tuy nhiên, qua thực tế giảng dậy học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nổi lên một số vấn đề sau:

+ Do đặc thù riêng về nội dung của môn học mà người học - sinh viên hầu như rất ít hào hứng nghe giảng vì họ quan niệm rằng các vấn đề đưa ra nặng tính chính trị, khô khan, vì thế mà đôi khi phức tạp, khó hiểu và khó nhớ

+ Sự bàng quan của đại bộ phận sinh viên đối với những diễn biến thời sự trong nước và quốc tế, nhất là những vấn đề liên quan

Trang 2

đến quan hệ quốc tế, chưa nói đến khả năng phân tích và hiểu đúng bản chất, quy luật của các hiện tượng hay chuỗi sự kiện cụ thể

+ Nhận thức vừa không đầy đủ lại vừa thiếu chính xác về lịch sử dân tộc, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong từng thời kì cách mạng, từng giai đoạn lịch sử; dễ bị phân tâm

và hoang mang dẫn đến nhận thức lệch lạc bởi các thông tin phi chính thống

Để thu hút sự quan tâm, lắng nghe của sinh viên, tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho giờ học và quan trọng hơn cả là định hướng đúng đắn cho nhận thức của các em về đường lối lãnh đạo của Đảng, chúng tôi thiết nghĩ bên cạnh các biện pháp sư phạm cơ bản, thì chính bản thân người giảng viên phải có sự sáng tạo, đầu tư công sức sưu tầm tư liệu, chuẩn bị cho bài giảng Cần linh hoạt gắn nội dung bài học với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, liên hệ với những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu; ở mức độ cho phép, có thể sử dụng các phương pháp liên ngành, tiếp cận vấn đề từ góc độ lịch sử

- văn hóa, địa – lịch sử - văn hóa… để người học nắm bắt được nội dung của bài Chỉ khi hiểu và bị thuyết phục bởi những luận đề và minh chứng mà giảng viên đưa ra, sinh viên mới say mê, hứng thú với môn học và người dạy mới đạt được mục đích cuối cùng là tạo hiệu quả cho bài giảng, nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho sinh viên

Trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi xin được mạnh dạn

trình bày vấn đề Vận dụng tư liệu lịch sử trong giảng dạy bài

Đường lối đối ngoại (phần Hoàn cảnh lịch sử, thuộc mục I Đường lối đối ngoại của Đảng giai đoạn 1975-1986)

Trong giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014), nội dung Đường lối đối ngoại từ năm 1975 đến năm

1986 thuộc mục I của chương VIII, gồm có 3 tiểu mục: 1.Hoàn cảnh lịch sử (gồm tình hình thế giới, tình hình trong nước); 2.Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng; 3 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân Toàn bộ nội dung Đường lối đối ngoại từ năm 1975 đến năm 1986 được trình bày cô đọng từ trang 226 đến 232, trong

đó phần 1 Hoàn cảnh lịch sử được tách thành 2 mục nhỏ là: a.Tình hình thế giới và b.Tình hình trong nước, tất cả phân bố trong gần 3 trang : 226-228

Trang 3

Đối với mục a Tình hình thế giới, theo tôi cách trình bày của

giáo trình là khá tóm tắt, không thể phản ánh hết những phức tạp của quan hệ quốc tế giai đoạn này, mà hàng loạt các diễn biến của mối quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ Xô – Trung, Xô – Mĩ, Mĩ – Trung, quan hệ giữa các nước thuộc hệ thống XHCN… ở các mức

độ khác nhau đều liên quan/ ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại của Đảng cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trong khoảng thời gian từ 1975-1986 Bên cạnh đó, có sự thiếu cân đối trong cách trình bày giữa hai mục (a) và (b) Nếu mục

a Tình hình thế giới chỉ trình bày chung chung, thì ở mục b Tình

hình trong nước lại được tách ra xem xét dưới góc độ thuận lợi, khó

khăn Điều này thực sự không thỏa đáng vì chỉ khi phân tích và nhìn nhận ra được các yếu tố tích cực hay nguy cơ tiềm ẩn trong diễn biến quan hệ quốc tế, đặt trong sự đối sánh với đường lối đối ngoại của Đảng ta thời kì này mới có thể đưa ra được những đánh giá, nhận xét khách quan, chân thực hay rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị

Hơn thế, một điều không thể phủ nhận là ở giai đoạn lịch sử này, các vấn đề thế giới liên quan mật thiết đến tình hình trong nước, chi phối và tác động đến đời sống chính trị - kinh tế của đất nước Ví dụ như nguồn viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước thuộc hệ thống XHCN dành cho ta là cơ sở cho việc thực hiện chế độ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài Từ năm

1977 nguồn viện trợ giảm dần, lại cộng thêm chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, chính sách cấm vận của Mĩ… là những nguyên nhân gây trở ngại, khó khăn lớn cho đất nước trong việc thực thi các kế hoạch về kinh tế cũng như những ách tắc, căng thẳng kéo dài trong quan hệ giữa Việt Nam với thế giới nói chung

và với các nước trong khu vực nói riêng Do vậy, theo tôi, khi giảng dạy về phần Hoàn cảnh lịch sử của Đường lối đối ngoại của Đảng từ năm 1975 đến 1986, giảng viên nên tích hợp thành hai phần: Thuận lợi và khó khăn để người học dễ nắm bắt vấn đề Ví dụ, ở phần

Thuận lợi, có thể sử dụng thêm các dữ kiện lịch sử để làm rõ nội

dung này như sau:

Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ mùa Xuân năm 1975, một kỉ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: Hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH Thắng

Trang 4

lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã nâng cao uy tín

và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế Một quốc gia hòa bình, thống nhất, có vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế quan trọng trong khu vực như Việt Nam cũng những tiềm năng về tài nguyên đất đai, sông biển, con người… là đối tượng hướng đến của rất nhiều quốc gia nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam

Lúc này, trên bình diện quốc tế có một số chuyển biến mà nếu nắm bắt được đầy đủ và xử lí thông tin nhạy bén, chúng ta đã có thể tận dụng những quan hệ quốc tế để kiềm chế những yếu tố xấu,

có thêm những điều kiện thuận lợi để sớm hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước trên con đường đi lên CNXH, khẳng định

và nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước trên trường quốc tế Cụ thể là:

1 Sau chiến tranh Việt Nam, Mĩ suy giảm về thế và lực, khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội Điều này khiến

Mĩ có sự điều chỉnh về chiến lược: tiến hành thúc đẩy hòa hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước để củng cố lại địa vị của Mĩ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa Trong quan hệ với Việt Nam, Mĩ cũng có thái độ khác trước: Chính phủ của Tổng thống G Ford và Tổng thống Jimmy Carter đã có những biểu hiện muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam:

+26/3/1976, Kissinger gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ Hoa Kì sẵn sàng thảo luận về việc phát triển quan hệ với Việt Nam

+7/5/1976, Tổng thống G Ford đề nghị Quốc hội tạm ngừng cấm vận Việt Nam trong 6 tháng để tạo điều kiện cho việc đối thoại giữa hai nước

+8/5/1976, Ngoại trưởng Kissinger gửi Công hàm cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đề nghị thảo luận vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước

+6/1/1977, Bộ Ngoại giao Mĩ đưa ra lộ trình ba bước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, mà trước mắt có thể đặt quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ1

+3/5/1977, đàm phán Việt Nam – Hoa kì cấp Thứ trưởng ngoại giao về bình thường hóa quan hệ hai nước tại Pari

Trang 5

+4/5/1977, Mĩ đồng ý để Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc +3/6/1977, Mĩ nhắc lại lập trường của Mĩ là sẵn sàng bỏ cấm vận và tiến hành viện trợ nhân đạo, với điều kiện Việt Nam trao trả hài cốt của những lính Mĩ và không đặt vấn đề bồi thường chiến tranh

2 Từ những năm 70 của thế kỉ XX, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế nhiều nước phát triển, đặc biệt là khu vực Tây Âu và Nhật Bản, dẫn đến sự hình thành hai trung tâm kinh tế lớn, cạnh tranh với Mĩ Các nước Tây

Âu sẵn sàng chìa tay với Việt Nam và chuyến đi thăm các nước Tây

Âu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 19772 là một bằng chứng

rõ rệt về khả năng đó

3 Xu thế chạy đua phát triển kinh tế cũng dẫn đến cục diện hòa hoãn giữa các nước lớn mà cụ thể là: Liên Xô tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở Mĩ La tinh, quan tâm nhiều hơn đến Đông Nam

Á, châu Á – Thái Bình Dương Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với

Mĩ, Nhật và các nước phương Tây, chú trọng mở rộng mối quan hệ với các nước thứ ba và các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á Tháng 10/1976, Trung Quốc giúp Việt Nam một số vũ khí phòng thủ; năm 1977 tiếp tục cho Việt Nam vay 900.000 tấn lương thực3

4 Tình hình khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến: 26/9/1975, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) tuyên bố tự giải tán; ngày 24/2/1976 các nước ASEAN kí Hiệp ước hữu nghị hợp tác Đông Nam Á tại Bali đã mở ra cục diện hòa bình, hợp tác trong khu vực Một số nước trong khu vực Đông Nam Á trước đây từng đưa quân tham chiến cùng Mĩ tại Việt Nam cũng dần thay đổi thái độ, muốn có hành động nhằm khép lại quá khứ, bắt tay với Việt Nam Chuyến đi thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới các nước Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonexia, Malaixia năm 1978 đã cho thấy rất rõ điều đó

5 Từ năm 1975 đến 1977, đã có thêm 23 nước thiết lập thêm quan hệ ngoại giao với Việt Nam Ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên Hiệp Quốc

29/6/1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)

Về khó khăn:

Trang 6

+18/7/1977, lực lượng vũ trang Campuchia Dân chủ tấn công biên giới tỉnh Kiên Giang và pháo kích thị xã Châu Đốc (An Giang) +31/12/1977, Campuchia Dân chủ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam

+ Tháng 4 năm 1978, ta tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh Vấn đề người Hoa được Trung Quốc nêu lên Ngày 12/5/1978, Trung Quốc gửi Công hàm ngoại giao đề cập vấn đề Hoa kiều và thông báo việc Trung Quốc cắt 21 hạng mục công trình viện trợ cho Việt Nam

+30/5/1978, Trung Quốc thông báo cắt thêm 51 hạng mục công trình viện trợ cho Việt Nam

+3/7/1978, Trung Quốc cắt toàn bộ viện trợ cho Việt Nam và rút hết chuyên gia về nước Các cuộc xung đột liên tiếp diễn ra trên biên giới Trung – Việt Các cuộc đàm phán giữa hai bên về vấn đề người Hoa không thu được kết quả

+23/12/1978, quân đội Campuchia Dân chủ có xe tăng và pháo binh yểm trợ đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam ở Tây Ninh Lính Khơ me

đỏ tấn công vào hầu khắp các xã biên giới, hàng ngàn đồng bào ta bị tàn sát, mùa màng bị thiệt hại nặng nề

+ Ngày 9 tháng Giêng năm 1979, Hoa kì tuyên bố ngừng mọi cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa Việt Nam và Hoa kì vì Việt Nam đưa quân vào Campuchia

+17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc tiến công sâu vào lãnh thổ Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam4

Những thuận lợi, khó khăn từ tình hình thế giới, cộng thêm các yếu tố bất ổn về kinh tế - chính trị ở trong nước thời kì này đã ảnh hưởng lớn đến công cuộc xây dựng, phát triển đất nước của nhân dân ta và tác động quan trọng đến việc hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng, mà nội dung cụ thể sẽ được xem xét ở mục 2 của bài

Như vậy, rõ ràng, việc sử dụng thêm các dữ kiện lịch sử đã góp phần phục dựng lại một cách trung thực, khách quan về tình hình quan hệ quốc tế và khu vực giai đoạn 1975-1986 Trên cơ sở

đó, giúp người học tự nhận thức và rút ra được những yếu tố tích cực, thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức mà Đảng ta,

Trang 7

nhân dân ta thời kì này phải đối mặt và vượt qua; những cơ hội mà

ta đã bỏ lỡ … Từ nhận thức này, sau khi tìm hiểu thêm về Nội dung

đường lối đối ngoại của Đảng ở mục 2, người học hoàn toàn có thể

tự tin, chủ động đưa ra những nhận xét, đánh giá theo các nội dung

ở phần 3 của bài học là: Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Việc bổ sung và khai thác triệt để các tư liệu lịch sử vì vậy là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với cả người dạy và người học, nhất

là khi thuộc nội dung đường lối đối ngoại của Đảng giai đoạn

1975-1986 - một vấn đề vừa khó, vừa phức tạp lại nhạy cảm nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được bằng sự trợ giúp của các tư liệu để minh họa, góp phần tăng tính hiệu quả cho giờ học

1 Đặng Phong, Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989 (tái bản lần thứ 4) Nxb Tri thức, Hà

Nội, 2014 Tr.56

2 Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 Nxb Chính trị Quốc gia, H., 2005 Tr 503

3 Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 Sđd Tr 310

4 Xem thêm: Những sự kiện chính của ngoại giao Việt Nam và quan hệ quốc tế liên quan, in trong Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 Sđd Tr 461-532

Ngày đăng: 04/09/2016, 11:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w