1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện võ nhai, thái nguyên

63 2,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 284,13 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA MARKETING, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Phượng Lớp : K9 – QTKDDLLH Khoa : MarketingTMDL Địa điểm thực tập : Ngân hàng NNPPNT chi nhánh Võ Nhai Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm THÁI NGUYÊN NĂM 2016 LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Marketingthương mại du lịch – Trường Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ThầyCô. Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em cũng xin trân thành cảm ơn các thầy cô trong BGH, BCH khoa marketing thương mại du lịch trường đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên, cô Nguyễn Thị Thanh Tâm giáo viên hướng dẫn thực tập đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đi thực tập, hướng dẫn tận tình, giải đáp mọi thắc mắc cho em trong quá trình thực tập. Em cũng xin cảm ơn BGĐ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực tập tại ngân hàng, cung cấp cho em những kiến thức thực tế vô cùng quan trọng, bổ ích. Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em có thể hoàn thiện bài báo cáo một cách tốt nhất Em xin chân thành cảm ơn LỜI NÓI ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta sau những năm đổi mới, đang từng bước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. để thực hiện thành công chiến lược đó, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết. Vốn là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển nền kinh tế của một quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khách hàng và nền kinh tế, đòi hỏi các Tổ chức tín dụng (TCTD) phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động. Với chức năng trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, các TCTD đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút khách hàng và người dân gửi tiền vào Ngân hàng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng và nền kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, là áp lực đòi hỏi các TCTD phải có chiến lược huy động vốn dài hạn, với các kế hoạch triển khai cụ thể trong từng thời kỳ, với khả năng chủ động cao trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng – doanh nghiệp và nền kinh tế, nhu cầu vốn cho phát triển các dự án thuộc các chương trình kinh tế lớn của đất nước ta. Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hàng Ngân hàng NNPTNT Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Vì vậy, những giải pháp nâng tăng cường huy động vốn nhằm củng cố sự tồn tại và phát triển ngành ngân hàng, đã đang và sẽ là những vấn đề được quan tâm của Ngân hàng NNPTNT Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Được sự chỉ đạo của BGH trường Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguên, BCN khoa marketing thương mại – du lịch về việc đưa sinh viên đi thực tập môn học trong thời gian từ 21122015 27032016. Nhằm giúp sinh viên coc cơ hội tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực tế của doanh nghiệp, nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng kỹ nâng cần thiết cho sinh viên chuẩn bị ra trường có hành trang tốt nhất để lựa chọn công việc phù hợp với ngành học. Trên cơ sở đã nắm rõ ý nghĩa và nội dung đợt thực tập tốt nghiệp em đã đăng kí thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Qua quá trình thực tập tại ngân hàng em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên”. 2 .Mục tiêu nghiên cứu. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn trong NHTM. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Đề xuất 1 số giải pháp và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHNN PTNT Võ Nhai. 3. Phương hướng nghiên cứu: – Phương pháp thu thập số liệu từ các tài liệu liên quan tại cơ quan thực tập: bảng cân đối chi tiết và báo cáo tài chính các năm 2013, 2014. – Phương pháp so sánh: để xem xét tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu trong thời gian qua. – Phương pháp tỷ trọng: để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu. – Phương pháp tỷ số: để xem xét kết quả hoạt động của Ngân hàng. – Tham khảo tài liệu, tạp chí ngân hàng. 4. Phạm vi nghiên cứu: – Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn trong NHTM , thực trạng của hoạt động huy động vốn đồng thời đề xuất 1 số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Ngân hàng NNPTNT– Võ Nhai. – Không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng NNPTNT–Võ Nhai. – Thời gian nghiên cứu : 3 Tháng – Số liệu nghiên cứu 2 năm: 2013, 2014.. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 21122015 27032016. 5. Kết cấu đề tài. Chương 1: Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện võ nhai. Chương 2: Thực trạng vấn đề huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánhhuyện võ nhai, thái nguyên. Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánhhuyện võ nhai, thái nguyên. Phần đánh chung, kết luận XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: …………………………...............Lớp:……………… Địa điểm thực tập môn học:…….…………………………………………… 1. Tiến độ thực tập: Mức độ liên hệ với giáo viên: ……………………………………………... Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:………………………………........ Tiến độ thực hiện: …………………………………………………………. 2. Nội dung báo cáo: Thực hiện các nội dung thực tập: …………………………………………... Thu thập và xử lý số liệu:…………………………………………………... Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết: …………………………………... 3. Hình thức trình bày: ……....................…………………………………… 4. Ý kiến khác……....................…………………………………………… 5. Đánh giá:…………….……………...................………………………… Điểm:…… Chất lượng báo cáo: (Tốt Khá Trung bình)………………………............ Thái Nguyên, ngày ... tháng 5 năm 2015 Giảng viên hướng dẫn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc o0o ĐƠN XIN XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Kính gửi : ......................................................................................................... Tên tôi là :......................................................................................................... Sinh viên lớp: .................................................................................................. Được sự đồng ý của quý công ty, trong thời gian qua, tôi đã được trực tiếp đến phòng…………………………… để thực tập, làm quen với công việc thực tế, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ ngày đến ngày .Trong thời gian thực tập tại đây, được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của lãnh đạo công ty cũng như các anhchị làm việc tại phòng, tôi đã có cơ hội tìm hiểu và được thực hành một số công việc tại phòng. Nay tôi làm đơn này kính trình lên ban lãnh đạo công ty xác nhận cho tôi về việc đã thực tập tại công ty trong khoảng thời gian trên. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày …… tháng …… năm 2016 Người làm đơn Nhận xét của đơn vị thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP MỤC LỤC CHƯƠNG1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK) CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI. 1 I. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 1 1.1 Quá trình hình thành và phát triển, của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 1 1.1.1 Quá trình hình thành 1 1.1.2 Quá trình phát triển. 1 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 4 1.2.1. Chức năng 4 1.2.1.1 Dịch vụ cung cấp cho khách hàng cá nhân 4 1.2.1.2 Dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp 5 1.2.2 Nhiệm vụ. 5 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên 6 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. 7 2.2.1 Chức năng. 7 2.2.2 Nhiệm vụ. 7 2.2.2.1 Huy động vốn. 7 2.2.2.2 Cho vay. 7 2.2.2.3 Kinh doanh ngoại hối. 8 2.2.2.4 Kinh doanh dịch vụ. 8 2.2.2.5 Cân đối diều hòa vốn kinh doanh nội tệ đối với các PGD trực thuộc chi nhánh NHNNo trên địa bàn. 8 2.2.2.6 Thực hiện hạch toán kinh doanh và và phân phối thu nhập theo quy định của NHNNo. 8 2.2.2.7 Thực hiện đầu tư dưới các hình thức. 8 2.2.2.8 Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đòa tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp ủy quyền của NHNNo. 8 2.3.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên 10 2.4 Tình hình lao động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. 13 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên 14 2.5.1 Phân tích khoản mục doanh thu 15 2.5.2 Phân tích khoản mục lợi nhuận 16 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN 18 2.1 Phân tích thực trạng nguồn vốn huy động 18 2.1.1 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn. 18 2.1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại khách hàng. 21 2.2. Phân tích chi phí huy động vốn của ngân hàng NNPTNT chi nhánh Võ Nhai. 23 2.3. Hệ thống kênh huy động vố của ngân hàng NNPTNT chi nhánh Võ Nhai. 25 2.4.1. Chất lượng dịch vụ, nhân lực trong hoạt động huy đông vốn. 29 2.4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá phân đoạn thị trường , phân loại khách hàng. 30 2.4.3. Hội nghị khách hàng, chăm sóc khách hàng 30 2.4.4. Các trương trình khuyến mại, quay số dự thưởng, tặng quà khách hàng. 31 2.4.5. Công nghệ thông tin trong hoạt động huy động vốn. 32 2.5 Những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế của công tác huy động vốn của ngân hàng NNPTNT Võ Nhai. 38 2.5.1. Kết quả đạt được. 38 2.5.2 Những tồn tại, hạn chế. 39 2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế. 40 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN 43 3.1. Định hướng phát triển huy động vốn của Ngân hàng NoPTNT Võ Nhai. 43 3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn của chi nhánh NHNoPTNT Võ Nhai. 43 3.2.1 Xây dựng chính sách lãi suất huy động hợp lý, tăng thị phần huy động vốn. Cần áp dụng lãi suất hợp lý để duy trì cạnh tranh. 43 3.2.2 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tạo cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý. 44 3.2.3 Điều chỉnh cơ chế chỉ đạo, điều hành hoạt động huy động vốn hiệu quả. 45 3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn. 46 3.2.5 Mở rộng, hoàn thiện kênh phân phối. 46 3.2.6 Thực hiện các trương trình marketing và xúc tiến bán. 46 3.2.7 Xây dựng chiến lược khảo sát, đánh giá, phân đoạn thị trường. 47 3.2.8 Xây dựng tiêu chí phân loại khách hàng để có chính sách chăm sóc phù hợp. 47 3.2.9 Xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng chuyên nghiệp. 47 3.2.10 Áp dụng công nghệ trong huy động vốn, hiện đại hóa ngân hàng. 48 3.2.11 Giải pháp về quản trị rủi ro trong huy động vốn. 48 3.3 Một số kiến nghị. 48 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ. 48 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 49 3.3.3 Kiến nghị ñối với NHNPTNT Việt Nam 50 KẾT LUẬN 51 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước ĐVT Đơn vị tính PGD Phòng giao dịch TCTD Tổ chức tín dụng NHTW Ngân hàng Trung ương VNĐ Đồng tiền Việt Nam AGRIBANK Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam EUR Đồng tiền liên minh Châu Âu GTCG Giấy tờ có giá NH Ngân hàng NHNNPTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên giai đoạn 20112013 14 Bảng 2.1 Tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng NNPTNT chi nhánh Võ Nhai giai đoạn 20122014 18 Bảng 2.2: Tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh ngân hàng NHNNPTNT Võ Nhai giai đoạn 20122014 19 Bảng 2.3 Mối quan hệ giữa nguồn tổng nguồn vốn huy động từ USD, từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của chi nhánh NH NNPTNT Võ Nhai giai đoạn 20122014. 20 Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn huy động bằng EURcủa chi nhánh ngân hàng NNPTNT Võ Nhai giai đoạn 20122014. 21 Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại khách hàng của chi nhánh NHNNPTNT Võ Nhai GĐ 20122014. 22 CHƯƠNG1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (AGRIBANK) CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI. I. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 1.1 Quá trình hình thành và phát triển, của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Viết tắt là AGRIBANK Giấy phép thành lập và hoạt động số: 280QĐNHNN do ngân hàng nhà nước cấp ngày 15111996 Mã số doanh nghiệp: 0100686174 Vốn điều lệ: 29.154.206.216.715 tỷ đồng Trụ sở chính: Số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04.38313717 Fax: 04.38313719 Webside: www.agribank.com.vn 1.1.1 Quá trình hình thành AGRIBANK được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay. 1.1.2 Quá trình phát triển. Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53HĐBT ngày 2631988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 14111990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.. Ngày 22121992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603NHQĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.. Ngày 3071994 tại Quyết định số 160QĐNHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927TCCBNgân hàng Nông nghiệp ngày 16081994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.. Ngày 15111996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280QĐNHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Năm 2003 NHNo và PTNTVN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động của NHNoPTNT VN phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quả cao Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 2262003QDCTN ngày 07052003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNoPTNT VN đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo…...Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà NHNoPTNT VN tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện nay NHNoPTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn. Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mói NHNoPTNT VN (Agribank) thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động. Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đông hành thủy chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình; đảy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu văn hóa Agribank. Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 592009NĐCP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại. Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214QĐNHNN, ngày 31012011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần. Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (2631988 2632013). Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ; đồng thời công bố thay đổi Logo và sắp xếp lại địa điểm làm việc. Cũng trong năm 2014, lần thứ 5 liên tiếp, Agribank là Ngân hàng Thương mại duy nhất thuộc Top 10 VNR500. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 1.2.1. Chức năng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có chức năng trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ liên quan tín dụng cho các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp cụ thể như: 1.2.1.1 Dịch vụ cung cấp cho khách hàng cá nhân Chuyển, nhận tiền agripay Dịch vụ nạp tiền điện thoại di động trả trước, sau Dịch vụ thẻ Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi Bảo lãnh vay vốn Tiết kiệm có, không kỳ hạn Tiết kiệm linh hoạt Tiết kệm an sinh Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi Dịch vụ kiều hối Mua bán ngoại tệ Mua bán giấy tờ có giá Cho vay cá nhân, hộ gia đình…. 1.2.1.2 Dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp Bảo lãnh dự thầu Trái phiếu trả lãi định kỳ Cho vay hợp vốn Dịch vụ nhận tiền, chuyển tiền Bảo lãnh vay vốn Dịch vụ thư ủy thác chuyển tiền biên mậu Dịch vụ nhờ thu nhập khẩu. Ngân hàng đại lý…. 1.2.2 Nhiệm vụ. Nhiệm vụ chính của ngân hàng AGRIBANK việt nam là trung gian tiền tệ, thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng bằng cách không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa... II. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Địa chỉ: Thị trấn Đình Cả, Huyện Võ Nhai, Thái Nguyên Mã số thuế: 4600140398003 (19062010) Điện thoại: 3827235 Giấy phép kinh doanh số: 1716000029 Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, thành lập năm 1988. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên đóng vai trò là ngân hàng trung tâm của các xã thuộc huyện Võ Nhai, phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên, tuy không lớn nhưng địa bàn hoạt động rộng, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của Ngân hàng. Với cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, nền kinh tế ở địa phương còn rất khó khăn, bên cạnh đó trên địa bàn các ngân hàng thương mại khác lần lượt ra đời tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên đã đứng trước những thách thức rất lớn. Cùng với định hướng kinh tế và sự phát triển của địa phương trong những năm qua, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên với truyền thống đoàn kết, tinh thần hăng say làm việc, không ngừng học hỏi đã dần khắc phục khó khăn vươn lên khẳng định được vị trí của mình, tạo lập được uy tín trong lòng khách hàng. Hiện nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên đã có những bước tăng trưởng quan trọng, có nhiều đóng góp tích cực đối với nền kinh tế địa phương thông qua hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và được Ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đánh giá cao. Ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên là một doanh nghiệp thực hiện chức năng tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo định hướng của Ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với tiêu chí: “Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. 2.2.1 Chức năng. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp của của NHNNPTNT Việt Nam. Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kểm toán nội bộ theo sự ủy quyền của TGĐ NHNNPTNT Việt Nam. Thực hiện các chức năng khác được giao phó. 2.2.2 Nhiệm vụ. Theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh AGRIBANK Việt nam ban hành theo quy định số 169QĐ HĐBT 02 (792000) của hội đồng quản trị AGRIBANK Việt Nam, chi nhánh ngân hàng AGRIBANK Võ Nhai là chi nhánh loại III. Căn cứ theo quy định này nhiệm vụ của chi nhánh AGRIBANK Võ Nhai được ghi rõ trong chương III, điều 9 như sau: 2.2.2.1 Huy động vốn. Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng nội tệ và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngâ hàng, và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nông nghiệp. Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông Nghiệp. Được vay vốn tại các tổ chức tài chính và tín dụng trong nước khi được TGĐ Ngân hàng Nông Nghiệp cho phép. 2.2.2.2 Cho vay. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các hộ gia đình và mọi thành phần kinh tế. 2.2.2.3 Kinh doanh ngoại hối. Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quẩn lý ngoại hối của Chính phủ và Ngân hàng Nông Nghiệp. 2.2.2.4 Kinh doanh dịch vụ. Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng, bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân, trogn và ngoài nước, các dịch vụ khác được NHNN và NHNNo cho phép. 2.2.2.5 Cân đối diều hòa vốn kinh doanh nội tệ đối với các PGD trực thuộc chi nhánh NHNNo trên địa bàn. 2.2.2.6 Thực hiện hạch toán kinh doanh và và phân phối thu nhập theo quy định của NHNNo. 2.2.2.7 Thực hiện đầu tư dưới các hình thức. Hùn vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNNo cho phép. 2.2.2.8 Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đòa tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp ủy quyền của NHNNo. Bên cạnh những nhiệm vụ chính được giao chi nhánh ngân hàng Agribank chi nhánh Võ Nhai đã cùng với các chi nhánh khác của Agribank tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiệm vụ với cộng đồng. Chỉ tính riêng 2 năm gần đây, số tiền Agribank Chi nhánh Thái Nguyên dành cho công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh đã lên đến hàng chục tỷ đồng. Với số tiền này, Agribank hỗ trợ cho 150 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn xây mới nhà ở; hỗ trợ xây dựng 2 trạm y tế, 5 trường học tại các huyện Đồng Hỷ, Định Hóa, Phú Bình, Võ Nhai, Phú Lương; phối hợp với một số bệnh viện trên địa bàn khám, phát thuốc miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách; ủng hộ các quỹ từ thiện nhân đạo của tỉnh và của địa phương… Ngoài ra, các chi nhánh loại 3 còn thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng; tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó vào đầu năm học mới hoặc mỗi khi Tết đến xuân về. Thông qua hoạt động tài trợ, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói chung và Agribank Võ Nhai nó riêng đã thực hiện tốt chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; góp phần quan trọng giúp tăng thêm lòng tin của dân đối với Đảng, củng cố thêm hình ảnh, thương hiệu Agribank trong tâm trí khách hàng và người dân tại địa phương. Tháng 102014, Agribank đã có quyết định hỗ trợ Thái Nguyên 10 tỷ đồng để làm công tác an sinh xã hội. Theo đó, mỗi huyện, thành, thị của tỉnh được nhận 10 nhà, với mức hỗ trợ 50 triệu đồnghộ. 2 huyện Phú Bình và Đồng Hỷ, mỗi huyện còn được hỗ trợ xây 1 trường mầm non với số tiền 2,5 tỷ đồngtrường; T.P Thái Nguyên được hỗ trợ xây 1 trạm y tế xã trị giá 700 triệu đồng. Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu: + Tài khoản và tiền gửi: Nhận tiền gửi và huy động các loại tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.. + cho vay ngắn, trung, dài hạn, tiêu dung đời song, ủy thác đầu tư, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay đồng tài trợ, cho vay phát hành thẻ tín dụng. + Bảo lãnh: thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu , bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đồng bảo lãnh, bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh… + Dịch vụ thanh toán trong nước: dịch vụ chuyển tiền trong nước, thu hộ chi hộ, dịch vụ thu ngân sách nhà nước, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ nhòe thu tự động… + Chứng khoán: là điểm cung cấp dịch vụ của agriseco, thực hiện các nghiệp vụ mở tài khoản , lưu ký chứng khoán, mua bán chứng khoán.. + Dịch vụ ngoại hối: thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng như LC, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ… + Dịch vụ thẻ: Phát hành thẻ ghi nợ nội địa (success), thẻ ghi nợ quốc tế (Master Visa debit), thẻ tín dụng quốc tế ( Master Visa credit), thẻ lập nghiệp, đơn vị chấp.. + Dịch vụ ngân hàng điện tử (E Banking): Dịch vụ mobile banking (Vntopup – dịch vụ nạp tiền điện thoại bằng sms), SmS banking, dịch vụ Vnmark, Internet banking,… + Bảo hiểm: Bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm cho chủ thẻ quốc tế, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm ô tô, xe máy, con người, bảo hiểm khác.. + Các dịch vụ khác: Cung cấp thông tin tài khoản, dịch vụ trả và nhận lương tự động, dịch vị cho thuê két sắt, dịch vụ tư vấn… 2.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ngân hàng agribankchi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. ( Nguồn: Phòng nhân sự ngân hàng AGRIBANK, Võ Nhainăm 2014). Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận: Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Võ Nhai, Thái Nguyên là chi nhánh loại II trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Nó có chức năng giống các tổ chức tín dụng của nhà nước, điều đó thể hiện qua các chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các dịch vụ chi nhánh đề ra. + Phòng hành chính nhân sự:  Tham mưu cho giám đốc về các vấn đề chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đuakhen thưởng, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ…  Trực tiếp triển khai các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, hậu cần trong chi nhánh.  Thực hiện hướng dẫn và điều tra chuyên đề về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng trong chi nhánh. + Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ:  Là bộ phận chuyên trách, độc lập với các phòng nghiệp vụ khác, giúp giám đốc điều hành đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, và bảo vệ an toàn tài sản, bảo đảm tính chính sác số liệu hạch toán, trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán.  Giám sát việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônVõ Nhai, Thái Nguyên.  Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônVõ Nhai, Thái Nguyên.  Báo cáo kịp thời với ban giám đốc, ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục những khuyết điểm tồn tại.  Là đầu mối tiếp nhận các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các ngành, các cấp và thanh tra của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.  Xem xét trình ban giám đốc giải quyết các thư khiếu nại, tố các có liên quan đến chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônVõ Nhai, Thái Nguyên.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao phó. + Phòng kế toán, ngân quỹ:  Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ chức quản lý về kế toán, tài chính, ngân quỹ trong chi nhánh  Trực tiếp triển khai các nghiệp vụ tài chính, kế toán, ngân quỹ như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quyc để quản lý, và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônVõ Nhai, Thái Nguyên. Trực tiếp triển khai và quản lý công tác tín học trong toàn chi nhánh.  Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề tài chính, kế toán ngân quỹ đối với các đơn vị trực thuộc theo sự chỉ đạ của ban giám đốc. + Phòng kế hoạch kinh doanh:  Tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh, nghiên cứu, áp dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tại chi nhánh.  Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh.  Trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về hoạch định, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng.  Hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề theo sự chỉ đạo của ban giám đốc.  Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh trong dài hạn, chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn của chi nhánh trong từng thời kỳ.  Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh trong tháng, quý, năm, dự thảo các báo cáo cho kỳ kế hoạch.  Tổng hợp, phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro cho chi nhánh.  Xây dựng các chiến lược về khách hàng, phân loại, thu hút khách.  Theo dõi, kiểm tra chuyên đề huy động vốn, cấp tín dụng, thống kê, tổng hợp các báo cáo theo quy định.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao phó. + Phòng giao dịch số 1thị trấn Đình Cả:  Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo định hướng của chi nhánh, các đơn vị kinh tế thuộc các cụm dân cư: Các xã Bình Long, Dân Tiến, Tràng Xá, Lâu Thượng, Phương Giao, Đông Bo, Thị trấn Đình Cả. + Phòng giao dịch số 2Xã La Hiên.  Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo định hướng của chi nhán, các đơn vị kinh tế thuộc các cụm dân cư: Các xã La Hiên, Cúc Đường, Thần Sa, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn. 2.4 Tình hình lao động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Bảng 1.1 Cơ cấu lao động của chi nhánh NHNHPTNT Võ Nhai năm 2014 Chi nhánh Số lượng Chưa qua đào tạo Trình độ học vấn Giới tính Độ tuổi TC CĐ ĐH Nam Nữ Từ 1825 Từ 26 40 Trên 40 PGD T.T Đình Cả 15 2 2 3 8 10 5 3 8 4 PGD Xã La Hiên 10 1 1 2 6 8 2 1 6 3 (Nguồn: Phòng nhân sự ngân hàng AGRIBANK Võ Nhai năm 2014) Tình hình sử dụng lao động: Tỷ lệ nhân viên được đào tạo nghiệp vụ chiếm: 94,74%, trong đó trình Đại học chiếm: 36,8%, Cao đẳng chiếm: 35.09%, Trung cấp chiếm: 22,8 % các lao động chua qua đào tạo nghiệp vụ chỉ là các bảo vệ của chi nhánh, các nhân viên với các kiến thức, am hiểu, được đào tạo bài bản qua trường lớp cùng với sự nhiệt tình, tinh thần làm việc cao và đang dần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đơn vị knh tế trên địa bàn. Đội ngũ nhân viên phục vụ chủ yếu là nữ chiếm đa số tạo điều kiện chăm sóc khách hàng một các tốt nhất hiệu quả nhất, quy trình làm việc chuẩn hóa đảm bảo nhanh gọn, làm hài long khách hàng. Độ tuổi lao động chủ yếu của chi nhánh là tương đối đồng đều, một bộ phận lao động trẻ,năng động, nhanh nhẹn trong xử lý công việc. Ngoài ra các nhân viên có độ tuổi cao lại am hiểu về nghiệp vụ, hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Họ tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau đảm bảo các hoạt động của chi nhánh được diễn ra thuận lợi. Cấu thành hợp nhất bộ phận chi nhánh tương đối chặt chẽ nguồn lao động phù hợp với khách hàng không bị dư thừa, điều kiện kinh doanh có lợi nhuận, giảm thiểu chi phí. 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên giai đoạn 20112013 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 20112012 Chênh lệch 20122013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Doanh thu 352,77 100 375,45 100 415,68 100 22,68 6,4 40,23 10,7 1. Thu từ lãi cho vay 289,77 82,1 305,45 81,4 329,38 79,2 15,68 5,4 23,93 7,8 2. Thu từ tiền gửi 3. Thu từ dịch vụ 37,8 10,7 40 10,6 50,2 12,1 2,2 5.8 10,2 25,5 4. Thu khác 25,2 7,2 30 8 36,2 8,7 4,8 19,1 6,1 20,3 II. Chi phí 334,12 100 340,64 100 360,18 100 6,52 1,95 19,54 5,73 1. Chi trả lãi tiền vay 2,78 0,8 3,56 1,1 4,01 1,1 0,78 11,5 0,45 12,6 2. Chi trả lãi tiền gửi 290,44 87 294,68 86,5 310,57 86,2 4,24 1,5 15,89 5,4 3. Chi khác 40,9 12,2 42,4 12,4 45,6 12,7 1,5 3,7 3,2 7,5 III. Lợi nhuận 18,65 100 34,81 100 55,5 100 16,162 86,7 20,69 59,4 (Nguồn: Phòng bán lẻ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) 2.5.1 Phân tích khoản mục doanh thu Để đánh giá một doanh nghiệp, công ty hoạt động có hiệu quả hay không, có phát triển liên tục hay không ta thường đi đánh giá, phân tích doanh thu của doanh nghiệp, công ty đó qua các năm liên tục. Các NHTM cũng như vậy, để đánh giá xem một Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng qua các năm hay không thì ta cũng đi phân tích thu nhập của nó qua các năm liên tục trong quá khứ. Dựa vào bảng và biểu đồ trên ta thấy, doanh thu qua các năm đều tăng, đây là điều đáng khích lệ, thu nhập tăng chứng tỏ Chi nhánh đã thực hiện nâng cao chất lượng các nghiệp vụ trong các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng như thu lãi từ các hoạt động cho vay, thu từ dịch vụ Ngân hàng và thu khác. So với năm 2011 là 352,77 tỷ đồng thì tổng doanh thu năm 2012 là 375,45 tỷ đồng, tăng 6,42%. Năm 2013 là 415,68 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 10,71%. Trong đó:  Thu nhập từ lãi cho vay Đây là những khoản thu nhập chính của Ngân hàng từ những món cho vay, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập hơn 80%. Qua bảng và biểu đồ cho ta thấy thu nhập từ lãi cho vay từ năm 20112013 đều tăng. Cụ thể là năm 2011 đạt 289,77 tỷ đồng, năm 2012 là 305,45 tỷ đồng tăng 5,4% so với năm 2011, đến năm 2013 là 329,38 tỷ đồng tăng 7,8% so với năm 2013. Nhưng nhìn lại thì ta thấy tỷ trọng của nguồn thu nhập này so với tổng thu nhập có xu hướng lại giảm năm 2011 chiếm 82,1%, năm 2012 chiếm 81,4%, đến năm 2013 chỉ còn 79,2%.  Thu nhập từ dịch vụ Khoản mục này cũng đem lại thu nhập cho Ngân hàng nhưng nó chiếm tỷ trọng thấp hơn so thu nhập từ lãi cho vay. Tuy vậy nhưng thu nhập từ dịch vụ vẫn tăng qua các năm. Năm 2011 chiếm 10,7%, năm 2012 chiếm 10,6%, sang năm 2013 chiếm 12,1% trong tổng doanh thu của Ngân hàng.  Thu nhập khác Thu nhập khác là khoản thu ngoài hai khoản thu nhập trên, nó chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng đóng góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu. động, hàng năm Ngân hàng cũng đã tốn một khoản chi phí để đào tạo các cán bộ trẻ. 2.5.2 Phân tích khoản mục lợi nhuận Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả, cùng với việc chú trọng trong quản lý chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng đạt 34,81 tỷ đồng tăng 86,66% so với năm 2011 là 18,65 tỷ đồng. Sang năm 2013 lợi nhuận là 55, 5 tỷ đồng, do chính sách kinh doanh hợp lý như mở rộng thị phần, tìm những biện pháp cải thiện đáng kể nhằm hạn chế tốc độ gia tăng của chi phí, doanh thu… đã làm cho tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2013 tăng 59,43% so với năm 2012. Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 20122013 tăng trưởng khá tốt, càng cho thấy sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của Ngân hàng. Để càng ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn Ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích, có chính sách ưu đãi cho khách hàng thân thiết nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng uy tín. Bên cạnh đó cần cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ, trang bị tốt các thiết bị Ngân hàng và đặc biệt chú ý đến văn hóa phục vụ của nhân viên vì họ chính là người trực tiếp tạo nên đẳng cấp của Ngân hàng nhằm tạo sức cạnh tranh đối với Ngân hàng nhà nước. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN 2.1 Phân tích thực trạng nguồn vốn huy động 2.1.1 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn. 2.1.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn dùng để thanh toán hay giao dịch là loại tiền khách hàng thường gửi tiền với mục đích sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để tri trả hay thanh toán, thực hiện các giao dịch của mình một cách nhanh chóng, an toàn, tiện lợi. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiên gửi của khách hàng không có thời hạn hoặc có thời hạn nhưng rút trước hạn nên hưởng lãi suất không kỳ hạn, với loại tiền gửi này khách hàng có thể rút tiền bất cứ khi nào có nhu cầu mà không phải báo trước và vào bất cứ ngày làm việc nào của ngân hàng. Lãi suất của loại tiền gửi này thấp hơn nhiều so với gửi tiền có kỳ hạn. Tình hình tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng sẽ được phản ánh cụ thể trong bảng sau: Bảng 2.1 Tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng NNPTNT chi nhánh Võ Nhai giai đoạn 20122014 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 437780 100 539082 100 555240 100 Tiền gửi không kỳ hạn 100636 22.99 169595 31.5 188893 34.02 ( Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng NNPTNT chi nhánh võ nhai) Từ bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động không kỳ hạn trong giai đoạn 3 năm (20122014) chiếm tỷ trọng trung bình 29.50% trong tổng vốn huy động, tỷ trọng này có xu hướng tăng mạnh năm 2012 chiếm tỷ trọng 22.99% đến năm 2013 là 31.5%. 2.1.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn Trong những năm vừa qua mặc dù ngân hàng NNPTNT chi nhánh Võ Nhai đã rất chú ý đến vấn đề huy động nguồn vốn trung và dài hạn, do vậy cơ cấu nguồn vốn đã có những bước chuyển dịch theo hườngtích cực, hợp lý hơn Kỳ hạn dưới 12 tháng: Đối với kỳ hạn này ngân hàng thường chi nhỏ kỳ hạn từ 1, 3, 5, 6, 9 tháng có các lãi suất khác nhau để tăng cường vốn huy động, tận dụng các khoản tiền gửi nhàn dỗi của khách hàng trong nhiều thời gian ngắn khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh: Bảng 2.2: Tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh ngân hàng NHNNPTNT Võ Nhai giai đoạn 20122014 ĐVT: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TỔNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN 248464 100 371770 100 385205 100 KỲ HẠN DƯỚI 12 THÁNG 203126 31.75 317975 85.52 359269 93.27 KỲ HẠN TỪ 1224 THÁNG 45128 18.17 53515 14.40 25587 6.64 KỲ HẠN TRÊN 24 THÁNG 209 0.08 279 0.08 348 0.09 (Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng NNPTNT chi nhánh Võ Nhai) Từ bảng số liệu trên ta thấy: Vốn huy động có kỳ hạn chiếm gần 69% tổng nguồn vốn huy động (bảng 2.1 + 2.2). Đây là nguồn vốn cơ bản để ngân hàng tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng. Tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn trung bình vào khoảng 70.18% trên tổng vốn huy động có kỳ hạn. Tiền gửi trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, trung bình vào khoảng 13.07% tổng vốn huy động có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn cơ bản dùng để cho vay trung dài hạn. Tiền gửi dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp vào khoảng: 0.08% tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn của chi nhánh. 2.1.2: Tình hình huy động vốn giữa tiền gửi VNĐ và ngoại tệ. Từ bảng số liệu ta có thể dễ dàng thấy được tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh về tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăng nhanh trong ba năm, nếu nă 2012 là248464 triệu đồng thì năm 2013 tăng lên là 371770 triệu đồng tức là tăng 123306 triệu đồng, đến năm 2014 sốp tiền đã tăng lên 385205 triệu đồng tăng lên khoảng 0,65 lần so với năm 2012, đó là một con số đáng khích lệ. Huy động theo ngoại tệ: Thường là USD, EUR.. + Huy động bằng USD Mối quan hệ giữa nguồn tổng nguồn vốn huy động từ USD, từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của chi nhánh được biểu hiện trong bảng sau: Bảng 2.3 Mối quan hệ giữa nguồn tổng nguồn vốn huy động từ USD, từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của chi nhánh NH NNPTNT Võ Nhai giai đoạn 20122014. ĐVT: USD Năm 2012 2013 2014 Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG USD 2267928 100 2560499 100 2036850 100 TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG 2266428 99.93 2514392 98.20 2035440 99.93 PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ 15000 0.07 46107 1.80 1410 0.07 (Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng NNPTNT Võ Nhai) Vốn huy động của chi nhánh NHNoPTNT Võ Nhai chủ yếu bằng nội tệ. Doanh số huy động vốn bằng VND và ngoại tệ qui đổi VND có xu hướng tăng lên qua từng năm. Ngoại tệ chi nhánh NHNoPTNT Võ Nhai huy ñộng chủ yếu là USD. Xét tốc độ tăng trưởng thì huy động vốn bằng USD qua 3 năm: nếu năm 20112 là 2267928 USD thì đến năm 2013 là 2560499 USD tăng lên 292571 USD, đến năm 2014 con số này là 2036850 giảm so với năm 2013 là 523649 USD. Huy động vốn với hình thức phát hành giấy tờ có giá của chi nhánh có tỷ trọng trung bình 0.65 so với tổng vốn huy động bằng USD. Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng chiếm khoảng 99,45% so với tổng nguồn vốn huy động từ USD. + Huy động bằng EUR Tổng nguồn vốn huy động bằng EURcủa chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn huy động bằng EURcủa chi nhánh ngân hàng NNPTNT Võ Nhai giai đoạn 20122014. ĐVT: EUR Năm 2012 2013 2014 Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG BẰNG EUR 71695 100 78403 100 42529 100 TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG 71695 100 78403 100 42529 100 (Nguồn: Báo caó tài chính ngân hàng NNPTNT Võ Nhai) Dễ thấy: Tổng nguồn vốn huy động bằng EUR của chi nhánh trong 3 năm tăng giảm không đều, nếu năm 2012 là 71695 EUR thì năm 2013 tăng lên là 78403 tức là tăng 6708 EUR, đến năm 2014 lại giảm mạnh còn 42529 EUR tức là giảm: 35874 EUR, Giảm 45,7%. Tất cả nguồn vốn huy động từ EUR đều từ tiền gửi khách hàng chứ không qua một kênh nào khác. 2.1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại khách hàng. Các loại khách hàng của NHTM có thể là có thể là cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác. + Huy động vốn từ khách hàng cá nhân, hộ gia đình là điều động tất cả các khoản tiền gửi mà dân cư gửi vào trong ngân hàng hoăc phát hành giấy tờ có giá. Lãi suất là công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của NHTM. Thống thường nguồn vốn này phụ thuộc vào ba thông số chính: Lãi suất do các NHTM trả cao hay thấp; Lãi suất của các loại hình đầu tư khác như: Trái phiếu, cổ phiếu,... Thu nhập của khách hàng. Trong đó thông số đầu tiên được coi là quan trọng nhất. Vì thế việc đưa ra chiến lược lãi suất như thế nào, hình thức huy động ra sao để thu hút được vốn nhiều và kinh doanh có lãi là điều quan trọng hàng đầu, phản ánh khả năng kĩ trị của các NHTM. + Huy động từ các tổ chức kinh tế: Với tư cách là trung tâm thanh toán, các ngân hàng thương mại thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các khách hàng. Từ đó một khối lượng tiền khổng lồ được chuyển qua các ngân hàng thương mại để thực hiện chức năng thanh toán của nó theo yêu cầu của chủ tài khoản. Do đó sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, cho nên hệ thống tài khoản thanh toán của ngân hàng luôn hình thành một số dư tiền gửi nhất định và nó đã trở thành nguồn vốn huy động có chi phí thấp, nếu biết khai thác sử dụng thì nguồn vốn này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại khách hàng của chi nhánh được thể hiện trong bản sau: Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại khách hàng của chi nhánh NHNNPTNT Võ Nhai GĐ 20122014. ĐVT: Triệu đồng Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng 404050 100 404930 100 424880 100 Vốn huy động từ khách hàng cá nhân 178890 44.27 203320 50.21 198890 46.81 Vốn huy động từ tổ chức kinh tế 225160 55.73 201610 49.79 225990 53.19 (Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng NNPTNT Võ Nhai). Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được sự thay đổi trong cơ cấu của hoạt động huy động vốn theo loại khách hàng qua 3 năm tại c

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA MARKETING, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN Họ tên sinh viên : Nguyễn Thị Phượng Lớp : K9 – QTKDDL&LH Khoa : Marketing-TM&DL Địa điểm thực tập : Ngân hàng NN&PPNT chi nhánh Võ Nhai Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Thanh Tâm THÁI NGUYÊN NĂM 2016 Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trên thực tế thành công mà không gắn liền với hỗ trợ, giúp đỡ dù hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp người khác Trong suốt thời gian từ bắt đầu học tập trường đến nay, em nhận nhiều quan tâm, giúp đỡ quý Thầy Cô, gia đình bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Marketing-thương mại- du lịch – Trường Đại học kinh tế QTKD Thái Nguyên với tri thức tâm huyết để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em suốt thời gian học tập trường Và đặc biệt, học kỳ Nếu lời hướng dẫn, dạy bảo thầy cô em nghĩ thu hoạch em khó hoàn thiện Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thầy/Cô Bài báo cáo thực tập thực khoảng thời gian gần tuần Bước đầu vào thực tế em hạn chế nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi thiếu sót điều chắn, em mong nhận ý kiến đóng góp quý báu quý Thầy Cô bạn học lớp để kiến thức em lĩnh vực hoàn thiện Em xin trân thành cảm ơn thầy cô BGH, BCH khoa marketingthương mại du lịch trường đại học kinh tế QTKD Thái Nguyên, cô Nguyễn Thị Thanh Tâm- giáo viên hướng dẫn thực tập tạo điều kiện cho em có hội thực tập, hướng dẫn tận tình, giải đáp thắc mắc cho em trình thực tập Em xin cảm ơn BGĐ ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn – chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên tạo điều kiện cho em có hội thực tập ngân hàng, cung cấp cho em kiến thức thực tế vô quan trọng, bổ ích Trong trình thực tập, trình làm báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, mong Thầy, Cô bỏ qua Đồng thời trình độ lý luận kinh nghiệm thực tiễn hạn chế nên báo cáo tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em hoàn thiện báo cáo cách tốt nhất! SV: Nguyễn Thị Phượng Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Phượng Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU I Tính cấp thiết đề tài Đất nước ta sau năm đổi mới, bước tiến hành công nghiệp hóa, đại hóa nhằm theo kịp nước khu vực giới để thực thành công chiến lược đó, nhu cầu vốn đầu tư lớn cần thiết Vốn nguồn lực để phát triển kinh tế quốc gia, điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại (NHTM) Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khách hàng kinh tế, đòi hỏi Tổ chức tín dụng (TCTD) phải khai thác hiệu nguồn vốn huy động Với chức trung gian tài lớn kinh tế, TCTD tích cực đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa hình thức huy động để thu hút khách hàng người dân gửi tiền vào Ngân hàng Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhu cầu vốn tín dụng khách hàng kinh tế có xu hướng ngày tăng, áp lực đòi hỏi TCTD phải có chiến lược huy động vốn dài hạn, với kế hoạch triển khai cụ thể thời kỳ, với khả chủ động cao hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh khách hàng – doanh nghiệp kinh tế, nhu cầu vốn cho phát triển dự án thuộc chương trình kinh tế lớn đất nước ta Là phận cấu thành guồng máy hệ thống ngân hàng- Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế Việt Nam Song không tránh khỏi khó khăn chung Vì vậy, giải pháp nâng tăng cường huy động vốn nhằm củng cố tồn phát triển ngành ngân hàng, vấn đề quan tâm Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam nói riêng hệ thống ngân hàng nói chung Được đạo BGH trường Đại học kinh tế QTKD Thái Nguên, BCN khoa marketing -thương mại – du lịch việc đưa sinh viên thực tập môn học thời gian từ 21/12/2015- 27/032016 Nhằm giúp sinh viên coc hội tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực tế doanh nghiệp, nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng kỹ nâng cần thiết cho sinh viên chuẩn bị trường có hành trang tốt để lựa chọn công việc phù hợp với ngành học Trên sở nắm rõ ý nghĩa nội dung đợt thực tập tốt nghiệp em đăng kí thực tập ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn- chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên Qua trình thực tập ngân hàng em xin mạnh dạn SV: Nguyễn Thị Phượng Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp lựa chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn- chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên” Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu sở lý luận thực tiễn công tác huy động vốn NHTM Tìm hiểu đánh giá thực trạng huy động vốn Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn- chi nhánh huyện Võ Nhai, Thái Nguyên Đề xuất số giải pháp góp phần nâng cao hiệu hoạt động huy động vốn chi nhánh NHNN &PTNT Võ Nhai Phương hướng nghiên cứu: – Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu liên quan quan thực tập: bảng cân đối chi tiết báo cáo tài năm 2013, 2014 – Phương pháp so sánh: để xem xét tốc độ tăng trưởng tiêu thời gian qua – Phương pháp tỷ trọng: để xem xét biến động tiêu – Phương pháp tỷ số: để xem xét kết hoạt động Ngân hàng – Tham khảo tài liệu, tạp chí ngân hàng Phạm vi nghiên cứu: – Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận thực tiễn công tác huy động vốn NHTM , thực trạng hoạt động huy động vốn đồng thời đề xuất số giải pháp nhằm tăng cường khả huy động vốn Ngân hàng NN&PTNT– Võ Nhai – Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu Ngân hàng NN&PTNT– Võ Nhai – Thời gian nghiên cứu : Tháng SV: Nguyễn Thị Phượng Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Số liệu nghiên cứu năm: 2013, 2014 Thời gian thực đề tài từ ngày 21/12/2015- 27/03/2016 Kết cấu đề tài Chương 1: Khái quát chung ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện võ nhai Chương 2: Thực trạng vấn đề huy động vốn ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh-huyện võ nhai, thái nguyên Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh-huyện võ nhai, thái nguyên Phần đánh chung, kết luận XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ tên sinh viên: ………………………… .Lớp:……………… Địa điểm thực tập môn học:…….…………………………………………… Tiến độ thực tập: - Mức độ liên hệ với giáo viên: …………………………………………… - Thời gian thực tập quan hệ với sở:……………………………… - Tiến độ thực hiện: ………………………………………………………… Nội dung báo cáo: - Thực nội dung thực tập: ………………………………………… - Thu thập xử lý số liệu:………………………………………………… - Khả hiểu biết thực tế lý thuyết: ………………………………… Hình thức trình bày: …… …………………………………… Ý kiến khác…… …………………………………………… Đánh giá:…………….…………… ………………………… Điểm:…… Chất lượng báo cáo: (Tốt - Khá - Trung bình)……………………… Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 SV: Nguyễn Thị Phượng Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn SV: Nguyễn Thị Phượng Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự – Hạnh Phúc o0o -ĐƠN XIN XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Kính gửi : Tên : Sinh viên lớp: Được đồng ý quý công ty, thời gian qua, trực tiếp đến phòng…………………………… để thực tập, làm quen với công việc thực tế, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh công ty từ ngày đến ngày Trong thời gian thực tập đây, hướng dẫn tận tình, chu đáo lãnh đạo công ty anh/chị làm việc phòng, có hội tìm hiểu thực hành số công việc phòng Nay làm đơn kính trình lên ban lãnh đạo công ty xác nhận cho việc thực tập công ty khoảng thời gian Tôi xin chân thành cảm ơn Thái Nguyên, ngày …… tháng …… năm 2016 Người làm đơn Nhận xét đơn vị thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP SV: Nguyễn Thị Phượng Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC SV: Nguyễn Thị Phượng Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Cạnh tranh lãi suất phải gắn liền với sách chăm sóc, bảo vệ khách hàng, ưu đãi, uy tín, tiềm lực ngân hàng đạt hiệu Mặc dù lãi suất mà AGRIBANK Võ Nhai đưa chua chiếm ưu xong mức huy động vốn lợi nhuận tăng cao thấy nỗ lực không ngừng đội ngũ quản lý nhân viên, vị uy tín Chi nhánh địa bàn huyện Xong lâu dài cần biện pháp chiến lược để đảm bảo có phát triển bền vững, giữ vững vị 2.5 Những kết đạt được, tồn hạn chế công tác huy động vốn ngân hàng NN&PTNT Võ Nhai 2.5.1 Kết quả đạt Thứ nhất, sản phẩm huy động vốn chi nhánh NHo&PTNT Võ đặc trưng chi nhánh thuộc ngân hàng lớn Việt Nam Thứ hai, cấu vốn huy động chi nhanh NHNo&PTNT TP Võ Nhai tập trung chủ yếu vào huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tiền gửi toán Thứ ba, hệ thống phòng giao dịch bố trí hợp lý, thuận tiện cho việc giao dịch khách hàng Thứ tư, quy mô huy động vốn ngày tăng, năm 2012 huy động vốn đạt 3,607 tỷ đồng, đến năm 20113 huy động vốn đạt mức 5,124 tỷ đồng tăng gấp 1,42 lần so với năm 2012 Thứ năm, chi phí huy động vốn ngày cải thiện Tỷ lệ chênh lệch chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay với chi phí thu lãi tiền gửi, tiền vay ngày tăng lên 2.5.2 Những tồn tại, hạn chế Thứ nhất, nguồn vốn huy động cao, song thị phần không tăng.Tổng nguồn vốn tăng trưởng qua năm, song tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, thị phần chi nhánh NHNo&PTNT TP Võ Nhai thu hẹp (năm 2012 đạt 37.8%, năm 2014 15.24%) Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm không , số nguồn vốn biến động bất thường, gây khó khăn cho khoản cân đối sử dụng.Chưa có chiến lược cụ thể tiếp cận nguồn vốn rẻ Thứ hai, cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nhóm khách hàng nhiều hạn chế Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn SV: Nguyễn Thị Phượng 49 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp chưa phù hợp Thiếu chiến lược thu hút nguồn vốn dự án ngân hàng phục vụ, dự án ủy thác đầu tư Thứ ba,về chế đạo điều hành hoạt động huy động vốn: chế điều hành hoạt động huy động vốn kinh doanh nguồn vốn mang tính tập trung cao, song linh hoạt, nặng ý chí chủ quan, áp đặt, thiếu tính liên kết chưa thực gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội, đặc thù kinh doanh địa phương Thiếu tính chủ động ước lượng chi phí vốn Thứ tư, sản phẩm huy động vốn chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng, kỹ bán chéo sản phẩm yếu, chưa có gói sản phẩm Chi nhánh chưa thực tích cực triển khai SPDV hỗ trợ công tác HĐV, cán thực bán sản phẩm thiếu chuyên nghiệp, thực bán chéo sản phẩm yếu, thực đơn lẻ sản phẩm theo chức phòng chuyên môn nghiệp vụ Thứ năm, kênh huy động vốn mở rộng song chưa khai thác huy động vốn hiệu Hệ thống mạng lưới NHNo&PTNT chưa khai thác hiệu phát triển HĐV, lực canh tranh yếu chưa tương xứng với tiềm NHNo&PTNT Kênh phân phối đại triển khai thêm nhiều kênh phân phối qua ATM, EDC/POS, Mobile Banking, Internet Banking, gia tăng thêm nhiều tiện ích cho khách hàng để phục vụ công tác huy động vốn Tuy nhiên so với NHTM lớn khác, hệ thống kênh phân phối đại NHNo&PTNT thiếu nhiều dịch vụ tiện ích Thứ sáu, chương trình khuyến mãi, quay số dự thưởng, tặng quả, quảng cáo, tài trợ, hoạt ñộng xã hội từ thiện Hoạt động quảng bá sản phẩm thực thống với hệ thống song nội dung hình thức quảng cáo chưa đa dạng, tính chuyên nghiệp chưa cao, tần suất, số lượng thời gian quảng cáo Thứ bảy, chưa có khảo sát, phân tích, đánh giá phân đoạn thị trường phân loại khách hàng cách cụ thể thị trường huy động vốn Thứ tám, hoạt động chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp Chi nhánh NHNo&PTNT TP Võ Nhai chưa xây dựng tiêu chí khách hàng VIP, khách hàng lớn, khách hàng truyền thống để phân loại khách hàng có chế độ chăm sóc phù hợp, chưa có sản phẩm, dịch vụ chăm sóc vượt trội xứng tầm khách hàng VIP Thứ chín, phong cách giao dịch, chất lượng phục vụ huy động vốn nhiều hạn chế Những năm qua, chi nhánh NHNo&PTNT TP Võ Nhai trọng đến việc đào tạo xây dựng đội ngũ cán đủ phẩm chất, đủ lực cho qua trình hội nhập phát triển Tuy nhiên so với mặt chung NHTM đội ngũ cán chi nhánh NHNo&PTNT Võ Nhai yếu thiếu SV: Nguyễn Thị Phượng 50 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thứ mười, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động huy động vốn nhiều hạn chế Chưa có xây dựng thống mã sản phẩm toàn hệ thống gây khó khăn việc quản lý sản phẩm, thống kê, đánh giá hiệu triển khai sản phẩm 2.5.3 Nguyên nhân hạn chế 2.5.3.1 Nguyên nhân chủ quan Về vấn đề huy động vốn, với 90% tỷ trọng vốn Chi nhánh nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy rủi ro kỳ hạn lãi suất Hơn nữa, cân đối kỳ hạn vốn Chi nhánh nguyên nhân khiến Chi nhánh đáp ứng nhu cầu vay vốn doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ vừa, doanh nghiệp chủ yếu vay vốn trung dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Về tăng trưởng tín dụng, hàng tồn kho lớn, sản xuất khách hàng suy giảm nghiêm trọng, Chi nhánh gặp khó khăn thu nợ (gốc, lãi), nợ xấu có xu hướng tăng Một số lĩnh vực cho vay cần ưu tiên cho vay nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn khách hàng vay không đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay (không có phương án sản xuất - kinh doanh có hiệu không đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài không minh bạch, nợ xấu phát sinh không tiêu thụ sản phẩm ) Qua thực tế tình hình huy động vốn, Chi nhánh có quy mô nhỏ huy động vốn thị trường tổ chức kinh tế gặp nhiều khó khăn, quản trị rủi ro khoản yếu, vốn huy động phụ thuộc lớn vào thị trường tiền gửi tiết kiệm, nắm giữ giấy tờ có giá, thực cạnh tranh lách huy động vốn với lãi suất cao ảnh hưởng đến hoạt động Chi nhánh Về tín dụng, việc điều chỉnh lãi suất cho vay VND theo xu hướng giảm dần, phù hợp với xu hướng giảm lãi suất huy động.Mặc dù Chi nhánh “giảm mạnh” mức lãi suất cho vay, nhiên nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Thu nhập Chi nhánh đến chủ yếu từ hoạt động cho vay, năm qua với điều kiện kinh tế nói chung thị trường tài nói riêng, nguồn thu từ hoạt động SV: Nguyễn Thị Phượng 51 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp tín dụng Chi nhánh bị ảnh hưởng, dẫn đến hiệu hoạt động giảm sút đáng kể Biên độ lợi nhuận bị thu hẹp Chính sách lãi suất NHNo&PTNT chưa thực linh hoạt Lãi suất công cụ điều chỉnh lượng tiền gửi tiền vay xong lãi suất Chi nhánh thường điều chỉnh linh hoạt mà thường lãi suất chung NHNN&PTNT Việt Nam quy định, số trường hợp có điề chỉnh mức điều chỉnh không nhiều không tạo thay đổi, khác biệt Hình thức huy động vốn chưa phong phú Hình thức huy động vốn chi nhánh chủ yếu từ loại tiền gửi khách hàng, hình thức huy động vốn khác có hoạt động ít, hiệu huy động vốn không nhiều, thói quen sử dụng người dân địa bàn huyện Hoạt động marketing chưa trọng mức Sở dĩ huy động vốn từ kênh khác chưa hiệu Chi nhánh chưa có đầu tư hoạt động marketing cho dịch vụ, sản phẩm mình, người dân biết tới dịch vụ chủ yếu, truyền thống Chậm đổi phương thức phục vụ cho khách hàng, hoạt động Chi nhánh theo quy trình nghiêm ngặt theo quy định, để đảm bảo chuyên nghiệp, tránh sai xót, theo quy định NHNN&PTNT Việt Nam, việc đổi phương thức phục vụ cho khác hàng điều khó khăn, không khả thi Hệ thống phòng giao dịch đặt trung Tâm Thị Trấn Đình Cả, xã La Hiên xongn xã phía bắc huyện, PGD xa, thiếu thuận tiện, người dân, tổ chức kinh tế có nhu cầu phải di chuyển đoạn đường xa, không thuận tiện Mặt khác, địa bàn huyện có ATM đặt thị trấn Đình Cả chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng người dân, đổi mã pin hay rút tiền từ ATM ngân hàng khác phải chịu phí cao, chi phí để lắp đặt ATM lớn việc đầu tư sở vật chất đòi hỏi phải cân nhắc xin ý kiến đạo từ cấp cao Hệ thống sở vật chất kỹ thuật Chi nhánh cho hai phòng giao dịch khiêm tốn, chưa tương sứng với tầm vóc ngân hàng hàng đầu nước 2.5.3.2 Nguyên nhân khách quan SV: Nguyễn Thị Phượng 52 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNN&PTNT Võ Nhai thực môi trường cạnh tranh gay gắt, với địa bàn huyện Võ Nhai huyện nghèo tỉnh Thái Nguyên, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng chinhs sách xã hội điểm đến tin cậy, quen thuộc với lợi định Nguồn vốn huy động ngân hàng không lớn lại phải san sẻ với ngân hàng thương mại khác địa bàn Một khó khăn không riêng Chi nhánh NHNNo Võ Nhai gặp phải mà tình trạng chung ngân hàng thương mại là: biến động, bất ổn chung kinh tế Trong năm gần kinh tế có biến động mạnh mẽ, lạm phát gia tăng năm gần đây, đặc biệt từ cuối năm 2007 đến nay, gây tâm lý lo sợ đồng tiền trượt giá nên người dân thích cất trữ tài sản dạng ngoại tệ mạnh, vàng bất động sản gửi tiền vào ngân hàng Giá tăng cao khiến đồng tiền giá người dân không không tiền để tích lũy, doanh nghiệp địa bàn huyện không đủ vốn để kinh doanh khiến tiền tiết kiệm, nhiều cá nhân bị đọng vốn bất động sản đóng băng Ngoài năm gần tăng ảnh hưởng tín dụng đen ngày mạnh mẽ, đánh vào tâm lý cần tiền nhanh dân cư, lãi suất cho vay lớn thu hút lượng vay không nhỏ Điều gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng thương mại NHNN&PTNT Võ Nhai không ngoại lệ Cùng với khó khăn chung ngành Ngân hàng, Chi Nhánh phải tiếp tục đối mặt với khó khăn bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa hoàn toàn hồi phục, DN tiếp tục gặp khó khăn việc tiêu thụ hàng hóa cầu nội địa yếu Trong khi, chi phí xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro dự báo tăng mạnh Hiện người dân có thói quen sử dụng tiền mặt toán, chưa quen sử dụng dịch vụ toán ngân hàng Đây không thói quen người dân địa bàn huyện mà thói quen chung người dân nước, việc thay đổi thói quen chuyện sớm chiều đòi hỏi Chi Nhánh phải có biện pháp tìm hiểu thị trường, kênh quảng cáo, xúc tiến phải hoạt động mạnh mẽ thời gian tới SV: Nguyễn Thị Phượng 53 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN 3.1 Định hướng phát triển huy động vốn Ngân hàng No&PTNT Võ Nhai Chi nhánh NHNo&PTNT Võ Nhai định hướng phát triển huy động vốn giai đoạn tới sau:  Xây dựng chiến lược huy động vốn gắn với chiến lược sử dụng vốn Tiếp tục mở rộng mạng lưới huy động vốn  Phát triển nguồn nhân lực  Ứng dụng công nghệ đại, gia tăng sản phẩm dịch vụ  Đa dạng hóa khách hàng  Đổi phong cách làm việc  Tiếp tục nâng cao hiệu kinh doanh 3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn chi nhánh NHNo&PTNT Võ Nhai 3.2.1 Xây dựng sách lãi suất huy động hợp lý, tăng thị phần huy động vốn Cần áp dụng lãi suất hợp lý để trì cạnh tranh Agribank Võ Nhai cần tiếp tục thực quán sách tín dụng theo đạo Chính phủ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; doanh nghiệp nhỏ vừa; lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ lĩnh vực ưu tiên khác Bên cạnh cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank Võ Nhai triển khai có hiệu chương trình cho vay xây dựng nông thôn mới, cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế Tuy nhiên việc cạnh tranh lái suất NHTM diễn ngày gay gắt, nhiều ngân hàng nhỏ vừa bất chấp rủi ro gặp phải, hạ lãi suất thấp để thu hút khách hàng, xong với vị ngân hàng hàng đầu AGRIBANK Võ Nhai đua lãi suất có vị sức cạnh tranh lớn Chính sách cạnh tranh lãi suất hợp lý chạy đua hạ lãi suất bất chấp rủi ro, mà AGRIBANK Võ Nhai cần điều chỉnh mức lãi suất phù hợp vừa đảm bảo cạnh tranh vừa đảm bảo lợi nhuận hạn chế rủi ro Lãi suất đưa dựa SV: Nguyễn Thị Phượng 54 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp phân tích, đánh giá thị trường, đối thủ cạnh tranh dựa vào lực sẵn có Chi nhánh Đảm bảo mối quan hệ hợp lý lãi suất đầu vào số lạm phát Điều chỉnh mức lãi suất theo kỳ hạn huy động kinh doanh của ngân hàng Triển vọng lãi suất thực có ảnh hưởng đến kỳ vọng hoạt động chi tiêu đầu tư Sau xác định kỳ vọng lạm phát, người tiêu dùng tin lãi suất tiết kiệm không thay đổi tăng thấp, nghĩa lãi suất thực âm họ có khuynh hướng rút tiền gửi tiết kiệm đầu tư vào bất động sản chứng khoán để bảo vệ sức mua Điều tạo nên bong bóng thị trường bất động sản làm cho CPI có xu hướng gia tăng, thế, lãi suất thực biến số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến định tiêu dùng, đầu tư chủ thể kinh tế, đồng thời biến số tác động đến kỳ vọng lạm phát Chi nhánh cần đưa mức lãi suất phù hợp dựa nghiên cứu kỳ lưỡng ảnh hưởng yếu tố bên trong, bên ngoài, ảnh hưởng lạm phát kinh tế, dự trù phương án xấu sảy ra, rủi ro lãi suất gặp phải lạm phát dự báo tăng năm 2016, số giá tiêu dùng CPI tháng đầu năm tăng so với kỳ năm trước 3.2.2 Đa dạng hóa hình thức huy động vốn, tạo cấu nguồn vốn huy động hợp lý Hiện nguồn vốn huy động chi nhánh chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, huy động vốn từ hình thức khách chiếm phần nhỏ Trong thời gian gian tới việc điều chỉnh cấu nguồn vốn huy động điều cần thiết - Để giảm bớt chi phí tạo tính chủ động hoạt động kinh doanh, cần nghiên cứu để đưa sản phẩm huy động vốn đặc trưng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân - Đối với nguồn vốn khu vực cạnh tranh cao cần nghiên cứu để đưa sách huy động vốn phù hợp Thực huy động vốn vay nông nghiệp, nông thôn… SV: Nguyễn Thị Phượng 55 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Khai thác tối đa nguồn vốn rẻ, thời gian sử dụng lâu dài từ định chế tài chính, tổ chức kinh tế Tăng cường hợp tác với tổ chức, định chế tài nước để khai thác nguồn vốn nội, ngoại tệ trung dài hạn - Agribank Võ Nhai nên sớm ban hành quy định tiền gửi, cho vay thị trường liên ngân hàng, quy định chấm điểm, xếp hạng định chế tài để chuẩn hóa hoạt động Agribank thị trường liên ngân hàng Tăng cường công tác quản lý kế hoạch chi nhánh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn kế hoạch; kiên xử lý việc nhận vốn tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế ẩn - Kiện toàn hệ thống tổ chức, phân công đơn vị đầu mối có chức khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại, ban hành quy trình vay tài trợ thương mại Kết hợp chặt chẽ khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại lập kế hoạch cho vay khách hàng, phát huy hiệu nguồn vốn tránh tình trạng bị động 3.2.3 Điều chỉnh chế đạo, điều hành hoạt động huy động vốn hiệu quả - Thành lập Tổ đạo huy động vốn giai đoạn 2015- 2020 với nhiệm vụ xây dựng đạo kịp thời chế, giải pháp… liên quan đến phát triển nguồn vốn chi nhánh - Xây dựng chế khuyến khích nội bộ, phân vùng, địa bàn hoạt động để xây dựng chế thưởng huy động vốn phù hợp; xây dựng chế phí, lãi suất theo hướng khuyến khích đơn vị huy động thừa vốn… - Cơ chế khuyến khích khách hàng, xây dựng sách khách hàng áp dụng thống … Agribank Võ Nhai cần ban hành đồng chế, quy định, quy trình cho vay; ban hành sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phẩm tín dụng khách hàng, sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, sản phẩm cho vay lưu vụ đông đảo khách hàng đón nhận lựa chọn sử dụng, ban hành nhiều văn đạo chi nhánh mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất cá nhân; Xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro; Phối hợp triển khai việc miễn lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo SV: Nguyễn Thị Phượng 56 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp đạo NHNN Xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để có lãi suất thấp hỗ trợ mở rộng đầu tư tín dụng cho “Tam nông” thông qua đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phối hợp chặt chẽ với quyền địa phương việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hạn mức vay vốn, kỳ hạn trả nợ, tài sản chấp Đồng thời, cần đưa nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích khách hàng, khách hàng khu vực nông thôn như: cho vay lưu vụ hộ nông dân; cho vay chứng minh tài chính; cho vay theo hạn mức tín dụng hộ gia đình sản xuất; kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất nông nghiệp Xây dựng phương án thực chế tài khuyến khích tăng trưởng dư nợ với nhiều văn hướng dẫn chi nhánh tăng trưởng nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất cá nhân, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu tín dụng; triển khai chương trình tín dụng; đồng thời tiến hành khảo sát nhu cầu đầu tư tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn huyện giai đoạn 2016-2020; dự báo thông tin kinh tế ngành, thị trường, giá hàng hóa, thông tin tổng hợp thực trạng triển vọng mặt hàng xem xét cho vay… 3.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn Thực nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng đưa sản phẩm huy động vốn phù hợp với đối tượng khách hàng gửi tiền, đặc điểm vùng, miền, xây dựng sách ưu đãi lãi suất, khuyến phù hợp với phân đoạn khách hàng; đa dạng hóa hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, bán chéo sản phẩm Cụ thể tăng cường huy động vốn từ hình thức huy động vốn tiền gửi khách hàng cách tìm hiểu thói quen tiêu dùng người dân, kết hợp với sách lãi suất, tri ân khách hàng hợp lý, bên cạnh mở rộng tăng cường quảng bá sản phẩm huy động vốn Internet banking, Wertion Union, Mobile banking, phát hành giấy tờ có giá….và mở rộng số dịch vụ tiện ích khác 3.2.5 Mở rộng, hoàn thiện kênh phân phối - Với kênh phân phối truyền thống, đánh giá hoạt động huy động vốn thời gian qua, từ có giải pháp cấu, xếp lại để chi nhánh, phòng giao dịch phát huy tiềm SV: Nguyễn Thị Phượng 57 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Tập trung khai thác đại lý/tổ nhóm trung gian huy động vốn Ngoài chức tổ /nhóm cho vay thu nợ mở rộng thêm nắm bắt nhu cầu sử dụng để tư vấn sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ gia tăng nguồn vốn huy động từ kênh phân phối - Kênh phân phối đại, nên bổ sung tính để gia tăng tiện ích dịch vụ mà ngân hàng thương mại khác triển khai chưa triển khai, từ thu hút, khuyến khích khách hàng gửi tiền sử dụng dịch vụ Agribank 3.2.6 Thực trương trình marketing xúc tiến bán Đó trương trình khuyến mãi, quay số dự thưởng, tặng quà, quảng cáo, tài trợ, hoạt động từ thiện cần Chi nhánh thực thường xuyên, đa dạng hóa hình thức, với quy mô lớn hơn, chuyên môn cao, tần suất quy mô ngày mở rộng, kết hợp với đơn vị kinh tế, hành nghiệp địa bàn huyện nhằm quảng bá hình ảnh Chi nhánh cách mạnh mẽ mắt khách hàng Tạo mối liên hệ chặt chẽ với quyền địa phương thời gian tới Việc lập phòng marketing chi nhánh để có nhân viên có kiến thức, kỹ chuyên trách mảng này, tránh chồng chéo nhiệm vụ cho nhân viên giao dịch việc nên thực hiên cấp thiết chi nhánh thời gian tới 3.2.7 Xây dựng chiến lược khảo sát, đánh giá, phân đoạn thị trường Trong thời gian tới việc xây dựng chiến lược nhằm khảo sát, đánh giá phân đoạn thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, thị trường đối thủ cạnh tranh… cần thiết, từ có sách chăm sóc phù hợp Ngoài đưa tiêu chí phân loại khách hàng như: Khách hàng cá nhân, hộ gia đình, đơn vị kinh tế, theo giới tính, theo trình độ, theo độ tuổi, loại có sách phù hợp Để xây dựng chiến lược đòi hỏi phải có đầu tư người thời gian, chiến lược lâu dài, xong lại mục tiêu vô cấp thiết 3.2.8 Xây dựng tiêu chí phân loại khách hàng để có sách chăm sóc phù hợp Chi nhánh cần xay dựng cho tiêu chí để phân loại khách hàng VIP, khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng vãng lai…Để có tiêu chí đãi ngộ xứng đáng để giữ chân khách hàng, tạo mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, từ thu hút thêm khách hàng mới… Các tiêu chí số lần giao dịch, số tiền giao dịch, số kỳ hạn tiền gửi Tùy tiêu chí có số điểm SV: Nguyễn Thị Phượng 58 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp tương ứng, có phần mềm quản lý số điểm, có bậc khách hàng, đến một mức điểm quy định naofn tăng mức độ thân thiết khách hàng, chế độ với khách hàng mức độ thân thiết khác khác 3.2.9 Xây dựng đội ngũ cán ngày chuyên nghiệp Chi nhánh nâng cao trình độ đội ngũ cán quản lý đào tạo theo chuyên ngành, cán quản lý am hiểu kiến thức nghiệp vụ ngân hàng Có đủ khả để giám sát, đánh giá công việc Rà soát đánh giá lại cán để biết nững thiếu xót đưa chiến lược đào tạo bổ sung Cần quan tâm vấn đề xây dựng giáo dục văn hóa doanh nghiệp chi nhánh cho CBCNV, tạo dấu ấn đặc trưng cho đơn vị tính dân chủ, ý thức tập thể, quan tâm có ý thức trách nhiệm với công việc để họ hiểu cách thấu đáo ứng xử phù hợp, tạo hứng thú nhiệt tình, tăng thêm gắn bó CBCNV, nhằm nâng cao hiệu công việc Có sách quy hoạch, theo dõi bổ nhiệm cán lãnh đạo chi nhánh cách khách quan, công dân chủ từ PGD Ngoài công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cần trọng đào tạo số kỹ như: kỹ quản lý công việc, kỷ bán hàng, kỹ giao tiếp, kỹ làm việc theo nhóm; kiến thức Tiếng Anh Tin học cho cán nhân viên chi nhánh, quán triệt văn hóa lịch văn minh, nhiệt tình cởi mở với khách hàng tiêu chí hàng đầu công việc 3.2.10 Áp dụng công nghệ huy động vốn, đại hóa ngân hàng Một biện pháp góp phần nâng cao hiệu công tác huy động vốn đổi hệ thống máy móc phục vụ hoạt động chi nhánh nhằm tăng suất rút ngắn thời gian toán, nâng cao độ xác, an toàn Để đảm bảo việc quản lý huy động vốn đầy đủ, hệ thống công nghệ thông tin chi nhánh cần xây dựng hệ thống đáp ứng việc quản lý thông tin huy động vốn số phân hệ sau: Quản lý nguồn vốn huy động từ tiền gửi, bao gồm tiền gửi toán (không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; Quản lý nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng tiền gửi có kỳ hạn; Quản lý nguồn vốn huy động từ vay, vay từ Ngân hàng Nhà nước, vay từ định chế tài chính; Quản lý nguồn vốn từ nguồn khác, sử dụng luồng tiền nhàn rỗi hệ thống SV: Nguyễn Thị Phượng 59 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3.2.11 Giải pháp quản trị rủi ro huy động vốn Tăng cường kiểm tra kiểm soát công tác huy động vốn để hạn chế rủi ro Rủi ro lãi suất, đề phương án phòng chống xử lý rủi ro thông qua phân tích thay đổi lãi suất Xác định loại rủi ro lãi suất thiết lập sách thủ tục để quản lý rủi ro lãi suất Rủi ro ngoại hối, đảm bảo cân đối tài sản Nợ tài sản Có ngoại tệ mức hợp lý Rủi ro khoản, đánh giá định lượng, định tính khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro khoản giám sát rủi ro khoản 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị Chính phủ Tạo môi trường pháp lý đầy đủ đồng cho hoạt động ngân hàng  Duy trì ổn định môi trường kinh tế, trị, tạo niềm tin vững nhân dân Đảng, Chính phủ Nhà nước Tạo sở ổn định cho doanh nghiệp nước, có thu hút nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội  Chính phủ phải có sách phát triển kinh tế đắn, hợp lý, đảm bảo lãi suất thực dương cho nguwoif gửi tiền, có sách tỷ giá ổn định linh hoạt đột biến làm giảm sức mua nội tệ, ổn định tiền tệ, giúp nguwoif dân táo bạo tyrong đầu tư gửi tiền vào ngân hàng  Chính phủ cần có sách ngoại giao, tiết kiệm đầu tư cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý cồng kềnh, tăng cường tính độc lập ngân hàng Việt Nam thực thi sách tiền tệ quốc gia cho phù hợp gắn liền với thực tế Bên cạnh đó, Chính phủ cần nâng cao hiệu sử dụng vốn, đăc biệt doanh nghiệp nhà nước cách đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Tránh tình trạng đầu tue dàn trải, thâm ô, lãng phí, lãi gải lỗ thật…làm giảm lòng tin quần chúng nân dân với nhà nước 3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Thứ nhất, NHNN cần có sách tiền tệ ổn định, điều hành cách linh hoạt, kịp thời, sách lãi suất phù hợp với quy luật cung cầu thị trường, vận dụng công cụ thị trường mở việc kiểm soát cung cầu tiền thay cho công cụ dự trữ bắt buộc Thứ hai, NHNN cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh ngân hàng cổ phần ngân hàng quốc doanh SV: Nguyễn Thị Phượng 60 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thứ ba, NHNN cần kết hợp với Uỷ ban Chứng khoán tạo điều kiện cho NHTM phát hành trái phiếu TTCK tập trung thông qua việc bán lẻ cho khách hàng Thứ tư, NHNN cần quan tâm tới sách tỷ giá ñể tránh tình trạng cân đối nguồn vốn nội ngoại tệ, hay giá cao đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ mạnh Thứ năm, với Chính phủ, NHNN cần kiện toàn hệ thống pháp lý toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy hoạt động ngày phát triển, tạo điều kiện cho NHTM thu hút nguồn vốn lớn, chi phí thấp toán, nhờ mà nâng cao hiệu huy động vốn 3.3.3 Kiến nghị ñối với NHN&PTNT Việt Nam Thứ nhất: có kế hoạch trang bị cho chi nhánh hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam mạng lưới ATM với máy móc thiết bị đại, tính sử dụng cao, tổ chức mạng lưới ngân hàng đại lý phục vụ nhu cầu toán nhanh, tiện lợi, an toàn Thứ hai: đào tạo đào tạo lại cán Thứ ba: xây dựng hệ thống công nghệ tin học đại tiên tiến Thứ tư: hỗ trợ cho chi nhánh việc phát triển hoạt động Marketing kinh phí quảng cáo Thứ năm: quan tâm đến công tác bồi dưỡng đãi ngộ cán SV: Nguyễn Thị Phượng 61 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp KẾT LUẬN Huy động vốn màng quan trọng kinh tế thị trường Tăng cường huy động vốn ngân hàng tăng cường quy mô, chất lượng nguồn vốn Nền kinh tế Việt Nam thực trở thành kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, vấn đề tăng cường huy động vốn điều cần thiết để đảm bảo cho hoạt động ổn định ngân hàng cung cấp đủ vốn cho kinh tế Chính thế, yêu cầu đặt cho hệ thống ngân hàng phải đổi liên tục hoàn thiện cách thức huy động vốn để huy động nhiều nguồn vốn Là chi nhánh NHTM hàng đầu Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT Võ Nhai nắm bắt xu đổi lĩnh vực tài đất nước có đóng góp to lớn hoạt động tài ngân hàng địa bàn thành phố Thái Nguyên Chi nhánh nhận thấy vai trò quan trọng nguồn vốn huy động hoạt ñộng ngân hàng kinh tế ñiều kiện Tuy nhiên, công tác huy động vốn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu ngày đa dạng, phong phú khách hàng Với thời gian thực tập có hạn, hiểu biết kiến thức có hạn nên có vấn đề đưa có nhiều thiếu sót xong qua báo cáo thực tập em hi vọng giải pháp đưa đóng góp phần nhỏ bé nhằm nâng cao hiệu công tác huy động vốn chi nhánh NHNo&PTNT Võ Nhai thời gian tới Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Phượng 62 Lớp: K9-QTKDDL&LH Trường Đại học KT&QTKD Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Kiều Hữu Thiện – Nguyễn Trọng Tài (2013): Quản trị rủi ro tài Nxb Giao thông Vận tải; 2.Các website: www.sbv.gov.vn; www.agribank.com.vn; www.dantri.vn; www.cafef.vn; www.vneconomy.vn; www.vef.vn Báo cáo thường niên AGRIBANK năm 2013 Tạp chí Ngân hàng 2001, 2002, 2003 Quản trị ngân hàng thương mại( Piter Rose)- NXB Tài Nghiệp vụ Ngân hàng đại ( David Cox) – NXB Chính trị quốc Gia -1997 Tạp chí tài 1997, 1998, 1999 Bài Giảng môn học Tài liệu khác NHNN&PTNT chi nhánh Huyện Võ Nhai: Báo cáo kết hoạt động sản suất kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 Báo cáo sử dụng lao động 2014 Và văn bản, giấy tờ khác có liên quan đến hoạt động huy động vốn SV: Nguyễn Thị Phượng 63 Lớp: K9-QTKDDL&LH

Ngày đăng: 02/09/2016, 15:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2 Kờ́t quả hoạt động kinh doanh của ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn- chi nhỏnh huyện Vừ Nhai, Thỏi Nguyên giai đoạn 2011-2013 - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn  chi nhánh huyện võ nhai, thái nguyên
Bảng 1.2 Kờ́t quả hoạt động kinh doanh của ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn- chi nhỏnh huyện Vừ Nhai, Thỏi Nguyên giai đoạn 2011-2013 (Trang 27)
Bảng 2.1 Tiền gửi khụng kỳ hạn ngõn hàng NN&PTNT chi nhỏnh Vừ Nhai giai đoạn 2012-2014 - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn  chi nhánh huyện võ nhai, thái nguyên
Bảng 2.1 Tiền gửi khụng kỳ hạn ngõn hàng NN&PTNT chi nhỏnh Vừ Nhai giai đoạn 2012-2014 (Trang 30)
Bảng 2.2: Tiền gửi cú kỳ hạn của chi nhỏnh ngõn hàng NHNN&PTNT Vừ Nhai giai đoạn 2012-2014 - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn  chi nhánh huyện võ nhai, thái nguyên
Bảng 2.2 Tiền gửi cú kỳ hạn của chi nhỏnh ngõn hàng NHNN&PTNT Vừ Nhai giai đoạn 2012-2014 (Trang 31)
Bảng 2.3 Mối quan hệ giữa nguồn tổng nguồn vốn huy động từ USD, từ tiền gửi  khỏch hàng và phỏt hành giấy tờ cú giỏ của chi nhỏnh NH NN&PTNT Vừ Nhai   giai đoạn 2012-2014. - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn  chi nhánh huyện võ nhai, thái nguyên
Bảng 2.3 Mối quan hệ giữa nguồn tổng nguồn vốn huy động từ USD, từ tiền gửi khỏch hàng và phỏt hành giấy tờ cú giỏ của chi nhỏnh NH NN&PTNT Vừ Nhai giai đoạn 2012-2014 (Trang 32)
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại khách hàng của chi nhánh NHNN&PTNT Vừ Nhai GĐ 2012-2014. - Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn  chi nhánh huyện võ nhai, thái nguyên
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại khách hàng của chi nhánh NHNN&PTNT Vừ Nhai GĐ 2012-2014 (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w