1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học VAI TRÒ của MẠNG xã hội TRONG CÔNG tác CỘNG tác VIÊN của các cơ QUAN báo CHÍ

19 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 226 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay xã hội đang trên đà phát triển vượt bậc về tất cả những nhu cầu về thông tin, kiến thức của con người không ngừng tăng lên. Nhu cầu này không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin mà còn mở rộng hơn theo hướng chia sẻ, trao đổi, tương tác thông tin giữa con người với nhau trong một kỷ nguyên “thế giới phẳng” có sự bùng nổ thông tin mạnh mẽ. Đáp ứng nhu cầu cho tất cả mọi người, mạng xã hội với nhiều hình thức ra đời và trở thành nguồn chia sẻ, cung cấp thông tin cho tất cả mọi người, đạt được số lượng thành viên sử dụng và truy cập lớn hàng đầu thế giới. Và cũng tới nay, người ta đang dùng rộng rãi khái niệm truyền thông xã hội, đó là một thuật ngữ dùng để mô tả mô hình truyền thông, trong đó thể hiện sự tương tác đa chiều trực tuyến giữa các đối tượng tham gia. Sự tương tác trong truyền thông xã hội thể hiện ở khả năng “chia sẻ bài viết, âm thanh, hình ảnh qua mạng Internet” và thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng như văn hóa, xã hội hoặc tài chính. Nếu như sự ra đời và phát triển của phát thanh, truyền hình làm các nhà nghiên cứu báo chí dự đoán đến “cái chết” của báo in, sự xuất hiện của báo mạng điện tử với những ưu thế nổi bật nhờ tận dụng sức mạnh của công nghệ viễn thông và áp dụng tính đa phương tiệng trên báo mạng điện tử, làm người ta lo lắng đến sự tồn tại của các loại hình báo chí khác thì với mạng xã hội, một lần nữa các nhà nghiên cứu lại phải lo ngại trước ảnh hưởng của nó sẽ làm suy giảm sự phát triển của những phương tiện truyền thông chính thống. Tuy nhiên, trong mối quan hệ trái chiều đó, ta không thể phủ nhận được một điều rằng giữa mạng xã hội và báo chí có những mối liên quan chặt chẽ. Mạng xã hội với đa loại hình, đa tầng lớp công chúng, đa sự kiện... đã trở thành một cộng tác viên hữu hiệu cho công tác truyền thông của báo chí cũng như ngược lại báo chí là nguồn tin đa dạng để công chúng chia sẻ lên các trang mạng xã hội và làm chúng trở nên phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết.

Trang 1

KHOA: PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH

TIỂU LUẬN

MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG

Đề tài : VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC CỘNG TÁC

VIÊN CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ

Hà nội, 30/5/2015

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay xã hội đang trên đà phát triển vượt bậc về tất cả những nhu cầu

về thông tin, kiến thức của con người không ngừng tăng lên Nhu cầu này không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin mà còn mở rộng hơn theo hướng chia sẻ, trao đổi, tương tác thông tin giữa con người với nhau trong một kỷ nguyên “thế giới phẳng” có sự bùng nổ thông tin mạnh mẽ Đáp ứng nhu cầu cho tất cả mọi người, mạng xã hội với nhiều hình thức ra đời và trở thành nguồn chia sẻ, cung cấp thông tin cho tất cả mọi người, đạt được số lượng thành viên sử dụng và truy cập lớn hàng đầu thế giới

Và cũng tới nay, người ta đang dùng rộng rãi khái niệm truyền thông xã hội, đó là một thuật ngữ dùng để mô tả mô hình truyền thông, trong đó thể hiện

sự tương tác đa chiều trực tuyến giữa các đối tượng tham gia Sự tương tác trong truyền thông xã hội thể hiện ở khả năng “chia sẻ bài viết, âm thanh, hình ảnh qua mạng Internet” và thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng như văn hóa, xã hội hoặc tài chính

Nếu như sự ra đời và phát triển của phát thanh, truyền hình làm các nhà nghiên cứu báo chí dự đoán đến “cái chết” của báo in, sự xuất hiện của báo mạng điện tử với những ưu thế nổi bật nhờ tận dụng sức mạnh của công nghệ viễn thông và áp dụng tính đa phương tiệng trên báo mạng điện tử, làm người ta

lo lắng đến sự tồn tại của các loại hình báo chí khác thì với mạng xã hội, một lần nữa các nhà nghiên cứu lại phải lo ngại trước ảnh hưởng của nó sẽ làm suy giảm

sự phát triển của những phương tiện truyền thông chính thống

Tuy nhiên, trong mối quan hệ trái chiều đó, ta không thể phủ nhận được một điều rằng giữa mạng xã hội và báo chí có những mối liên quan chặt chẽ Mạng xã hội với đa loại hình, đa tầng lớp công chúng, đa sự kiện đã trở thành một cộng tác viên hữu hiệu cho công tác truyền thông của báo chí cũng như ngược lại báo chí là nguồn tin đa dạng để công chúng chia sẻ lên các trang mạng

xã hội và làm chúng trở nên phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết

Trang 3

NỘI DUNG ChươngI, Thông tin trên mạng xã hội và cộng tác viên báo chí 1.Thông tin trên mạng xã hội và cộng tác viên báo chí

Ra đời vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với sự bùng

nổ của Internet, mạng xã hội dần trở thành một khái niệm không mấy xa lạ đối với con người

Theo từ điển Wikipedia, mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (Tiếng Anh : Social networking site) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian

Trang 4

A.Mạng xã hội là những website tồn tại dưới các hình thức như forum, blog

… nơi mà các thành viên có cơ hội tương tác, trao đổi thông tin cá nhân, quan điểm, chia sẻ hình ảnh, âm nhạc, tài liệu tham khảo với các thành viên khác trong cộng đồng các thành viên trên mạng

Một trong những phát triển tốt nhất trên internet chính các mạng xã hội Một mạng xã hội là một trang web cho phép bạn kết nối với bạn bè và gia đình, chia

sẻ hình ảnh, video, âm nhạc và các thông tin cá nhân khác với một nhóm những người bạn chọn hoặc một nhóm người rộng lớn hơn dần, tùy thuộc vào các thiết lập lựa chọn của bạn

-Tạo ra 1 hệ thống Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông một cách có hiệu quả, vượt qua những giới hạn và địa lý và thời gian

-Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu công cộng chung và những giá trị công cộng

-Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội

B Mối tương tác và những vấn đề đặt ra đối với báo chí trong quan hệ với mạng xã hội

Đối với xã hội, thông qua mạng xã hội, công chúng không chỉ là người đón nhận mà còn là người phát tán thông tin và tham gia vào quá trình phát triển của nội dung thông tin Mạng xã hội với mô hình truyền thông xã hội chính là nền tảng đáp ứng nhu cầu đó của công chúng.

Trang 5

Đối với báo chí, bên cạnh những kênh truyền thống, thực tế mạng xã hội đang có vai trò quan trọng:

Một là, mạng xã hội đang là nơi cung cấp thông tin, đề tài một cách rộng rãi giúp các nhà báo chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp nhận diện, phát hiện được những vấn đề đang nổi lên, đang

diễn ra, sau khi đã thẩm định độ chính xác của nó rồi sử dụng cho những bài báo của mình phục vụ công chúng Ta đã thấy, thời gian qua, rất nhiều sự việc tung lên mạng xã hội, cư dân mạng bàn tán xôn xao về những vấn đề này, các cơ quan báo chí kịp thời xác minh và có nhiều bài viết phê phán những hành động tiêu cực, động viên khích lệ, biểu dương những hành vi tích cực góp phần làm thay đổi hành vi ứng

xử giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội (2).

Từ mạng xã hội, với những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ, các nhà báo nhận diện được những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra được sự gắn bó với người đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để tiếp tục cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc giả Mới đây, một chuyên gia nước ngoài thống kê, có tới 75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ

ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc blog và 16% trong số họ có trang blog riêng.

Càng gần hiện nay, công chúng càng thừa nhận sự nhanh nhạy của mạng xã hội và coi nó là người bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin Và cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong chừng mực nào đó, mạng xã hội đã “dẫn dắt” xu hướng thông tin đối với báo chí.

Trang 6

Hai là, thông qua mạng xã hội, thông tin từ báo chí được quảng

bá rộng rãi theo cấp số nhân Tất nhiên, thông qua sự quảng bá của

mạng xã hội, nếu những thông tin có chất lượng, lập luận khoa học, sắc bén được người đọc thừa nhận…thì thương hiệu của tờ báo, uy tín của nhà báo được nâng lên Nếu mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận về một bài báo nào đó thì đây sẽ là kênh có hiệu ứng lan truyền nhanh, mạnh nhất, tới được số lượng độc giả gấp nhiều lần so với việc nó chỉ được đăng tải trên trang báo chính thức của nó Bởi lẽ, thông tin đối với cư dân mạng là cấp số nhân, khi nó được gửi cho nhau, đọc lẫn nhau, cùng thảo luận sẽ tạo ra làn sóng tin tức Thường bạn bè dễ tin nhau, vì thế hiệu quả của thông tin từ bài báo càng cao Chính do đặc trưng của mạng xã hội như vậy mà các cơ quan báo chí, các nhà báo khai thác để xây dựng thương hiệu của mình.

Ba là, mạng xã hội là kênh tương tác giữa báo chí với độc giả, làm thay đổi quy trình làm báo truyền thống Thực tế hiện nay cho thấy,

mạng xã hội là môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin Phóng viên báo chí là cư dân mạng xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin; tòa soạn tương tác để nắm bắt dư luận Xin nêu một dẫn chứng, trang Facebook của tờ báo Aftenposten - tờ báo lớn nhất của Na Uy hiện nay, hiện có 67.000 người theo dõi Aftenposten đã dùng Facebook không chỉ là nơi lan truyền thông tin mà còn trao đổi với độc giả để nắm bắt được sự quan tâm của họ về những vấn đề gì Điều này rất có ích cho các nhà báo, cho tòa soạn, nhất là đối với loạt bài phóng sự nhiều kỳ.

Như vậy, với sự có mặt của mạng xã hội góp phần làm cho nhà báo, tờ báo gần gũi hơn với độc giả, đối thoại trực tiếp với người đọc Đây là

Trang 7

nét mới so với cung cách làm báo truyền thống Trước đây, tờ báo và nhà báo chủ động cung cấp thông tin cho độc giả, ít nắm được sự mong muốn được chia sẻ, được đối thoại của người đọc Ngày nay, mọi người đều có thể tạo ra và lan truyền tin tức họ muốn được chia

xẻ, được cùng nhiều người bàn thảo, thậm chí muốn tạo nên dư luận

xã hội Như vậy, việc cung cấp thông tin và cả bình luận về thông tin không còn là độc quyền của nhà báo Và lẽ đương nhiên nó đã tác động làm cho nghề báo truyền thống phải thay đổi và thay đổi cả sự chờ đợi của độc giả với nhà báo; nhà báo thấy rõ lợi ích trong việc đối thoại với người đọc qua mạng xã hội Và, những người làm báo có thể

sử dụng tư liệu từ các mạng xã hội.

Rõ ràng, với sự phát triển ngày càng rộng rãi của mạng xã hội đã tạo điều kiện cũng như đòi hỏi sự thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống của nhà báo, giúp họ có được tin tức nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn Đồng thời, mạng xã hội nói chung, blog nói riêng sẽ là nơi tập luyện cho những ai muốn trở thành những cây viết Với những trang mạng, blog, nếu những cư dân mạng, những blogger cung cấp thông tin chân thực, có giá trị được nhiều độc giả tin cậy, rất có thể họ

sẽ trở thành đối tác cung cấp tin của một cơ quan báo chí chính thống.

C Cộng tác viên là những người làm việc cho một tổ chức, nhưng không

thuộc biên chế của tổ chức đó Họ là những người làm việc không có hợp đồng lao động nên không bị ràng buộc bởi nội quy của tổ chức đó

Mỗi một cơ quan báo chí khi hoạt động thì nhu cầu về nhân sự là rất lớn để

Trang 8

đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả Do đó, các cơ quan báo chí kêu gọi, thu hút những người có đam mê nghề báo, có khả năng viết bài và săn tin tốt thì các cơ quan báo chí trực tiếp phỏng vấn và quyết định chọn làm cộng tác viên

Cộng tác viên báo chí thì hoạt động của những người này cũng không khác nhiều so với những nhà báo được biên chế vào cơ quan báo chí ấy Họ cũng hoạt động viết bài, săn tin… để đưa đến cho công chúng những sản phẩm báo chí họ mong đợi

Trang 9

Chương II: Mạng xã hội trong công tác cộng tác viên của các cơ quan báo chí.

1.Đào tạo cộng tác viên làm việc và áp dụng với mạng xã hội tại Việt Nam

Đây là khóa học do Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam phối hợp tổ chức

Tham gia khóa học, các phóng viên đã được giảng viên Emanuel Karlsten (nhà báo Thụy Điển, chuyên gia về mạng xã hội), giới thiệu những kiến thức cơ bản về mạng xã hội; những tác động của mạng xã hội đối với báo chí; cách khai thác các trang mạng xã hội phục vụ quá trình tác nghiệp của phóng viên, nhất là trong thực hiện các bài viết điều tra; cách thức tương tác với bạn đọc, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chính đáng của bạn đọc cũng như nâng cao chất lượng của tờ báo

Trong chương trình khóa học, các phóng viên còn được thực hiện các bài tập nghiệp vụ báo chí theo nhóm, dựa trên việc khai thác thông tin trên các mạng xã hội

Trang 10

Khóa học do giảng viên Emanuel Karlsten, nhà báo Thụy Điển, giảng dạy.

Đây là khóa đào tạo “Mạng xã hội và báo chí” thứ 3, do Cục Báo chí và Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp tổ chức Hai khóa trước đây dành cho đối tượng là cán bộ ban biên tập và cán bộ cấp phòng của các cơ quan báo chí

2 Công tác cộng tác viên trên mạng xã hội

Mạng xã hội có rất nhiều chức năng để con người tập trung khai thác tuỳ những mục đích khác nhau Và trong hoạt động truyền thông nói chung và các

cơ quan báo chí nói riêng thì có thể nói mạng xã hội giúp ích rất nhiều trong việc thông tin giao tiếp đến với công chúng

+Mạng xã hội là diễn đàn trao đồi thông tin giữa các cộng tác viên báo chí vơi nhau, có thể tìm kiếm tham khảo các thông tin trên mạng xã hội thông qua các diễn đàn báo chí nhanh chóng

+Chia sẻ thông tin giữa các cộng tác viên với nhau và cùng giúp đỡ hộ trợ hình ảnh, bài viết, video, cho nhau một cách nhanh chóng thông qua mạng xã hội

+Nhờ mạng xã hội tích hợp đã phương tiện mà các cộng tác viên có thể kiểm chứng và xác thực những thông tin chính xác và kip thời

Trang 11

+Thông qua mạng xã hội có những diễn đàn góp ý trao đổi kinh nghiệm và cung cấp những thông tin cần thiết cho mọi phóng viên và cộng tác viên tác nghiệp tại những cơ quan báo chí thông qua mạng xã hội

Hiện nay mạng lưới cộng tác viên trên mạng xã hội khá đông, phân bố khắp cả nước Mặc dù hoạt động, công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, độ tuổi cũng không đồng đều, nhưng tất cả đều có chung niềm đam mê và gắn bó đối với báo chí

Cộng tác viên là một phần không thể thiếu trong các cơ quan báo chí, họ giúp phần cung cấp kịp thời những thông tin nóng hổi cho các cơ quan báo chí, đội ngũ cộng tác viên này là những cánh tay đắc lực của các cơ quan báo chí

Mạng xã hội hiện đã trở thành môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin rất nhanh Từ thông tin trên mạng xã hội, nhiều nhà báo đã phát hiện những vấn đề nóng đang được dư luận chú ý để khai thác thành đề tài báo chí đáp ứng “trúng” nhu cầu của độc giả

báo chí phải có trách nhiệm cung cấp nội dung đáng tin cậy cho mạng xã hội Bởi thông tin trên mạng nhanh nhưng không bảo đảm chính xác và nhiều chiều Nhà báo sử dụng thông tin trên mạng phải kiểm chứng nguồn tin, bảo vệ

sự thật và lôi cuốn công dân vào quá trình làm tin, thậm chí làm điều tra

Mạng xã hội để người ta biết thông tin, còn báo chí để người ta tin

Các thông tin trên mạng xã hội thì các nhà báo có thể nắm bắt được những

sự kiện ấy và nhanh chóng tiến hành xác minh và biến nó thành một sản phẩm báo chí, do đó, vai trò của mạng xã hội là không hề nhỏ Ngoài trang mạng facebook hiện đang rất được quan tâm hiện nay thì các nhà báo, phóng viên cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều nguồn khác cũng trên các trang mạng xã hội như

Trang 12

3 Sự quan trọng của của mạng xã hội với cơ quan báo chí

Đối với mạng xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng: Trước hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin trên

mạng xã hội

Đó là khi những thông tin trên mạng xã hội được nhà báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho thông tin đó, vấn đề đó được “chính thống hóa” và đương nhiên nó sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn Những người đưa thông tin lên mạng phải nhận thức và thấy rõ: Trung thực là đạo đức, hành vi đúng đắn là thước đo nhân cách của chủ thể hành vi trong cộng đồng, và chỉ có như vậy họ mới tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã hội Đối với những thông tin trên mạng, báo chí cần kịp thời biểu dương, cổ vũ những thông tin đúng; phê phán, lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng những thông tin chính xác của mình

Trang 13

Hai là, báo chí góp phần “định hướng” thông tin trên mạng xã hội Nếu

các nhà báo, các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các thành viên mạng

xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, từ đó sẽ tạo ra được làn sóng thông tin

mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội Vì thế, báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận, chia xẻ trên mạng xã hội

Ba là, trách nhiệm của cơ quan báo chí khi sử dụng thông tin trên mạng xã

hội Thực tế mạng xã hội hoàn toàn mang tính cá nhân, nội dung thông tin dàn trải, vụn vặt về nhiều vấn đề, từ đời tư một nhân vật nào đó, một sự việc cụ thể ngoài xã hội, tới cả những lời kêu gọi, cuộc vận động của một cá nhân, nhóm người thuộc mạng xã hội trước một vấn đề, một sự việc nào đó của xã hội… Thông tin trên mạng xã hội có nhiều dạng: loại có bài, có tin mô tả trung thực, loại phản ánh một chiều, hoặc thiếu đầy đủ, loại không có mục đích rõ ràng, thậm chí có loại mang mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ, lừa đảo Đó là tình trạng chung của mạng xã hội trên toàn thế giới

Tuy vậy, tới nay, thông tin trên mạng xã hội đều thiếu được kiểm chứng và người đưa tin cũng chưa chịu sự chế tài của một đạo luật, một quy định nào mang tính pháp lý Và thực tế việc xử lý những thông tin không đúng sự thật, thậm chí những thông tin bôi nhọ, nói xấu, hạ bệ có động cơ, mục đích xấu, lừa đảo… trên mạng xã hội trong những năm vừa qua chưa được xử lý nghiêm minh, kịp thời

Mạng xã hội ngày một phát triển, không ai cản được Tác động của nó ngày càng to lớn đối với xã hội, trong đó có báo chí Nhưng, mạng xã hội không phải

là phương tiện thông tin đại chúng, không phải là nguồn thông tin chính thống,

nó có tính hai mặt, chưa có gì bảo đảm cho tính chính xác của nó

Do vậy, khi tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng thông tin trên mạng xã hội báo chí phải kiểm chứng, khi thấy đúng sự thật mới chính thống hóa thông tin, đưa

ra những bình luận sắc sảo góp phần nâng cao năng lực tư duy và nhận thức của

Ngày đăng: 01/09/2016, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w