1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học Vai trò của hồ chí minh với thắng lợi cách mạng tháng tám 1945

26 972 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 225 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang được đặt ra một cách nghiêm túc. Đề tài khoa học đều nhằm tìm hiểu rõ giá trị tư tưởng của Người. Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu làm sáng tỏ vai trò tư tưởng của Người đối với cách mạng Tháng Tám năm 1945. II. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tìm hiểu vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc xác định đường lối cách mạng, tổ chức lực lượng cách mạng, nắm bắt thời cơ tién lên Tổng khởi nghĩa giành độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Từ việc nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra những bài học quý báu trong Tư tưởng của Người, từ đó tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo đức của Người trong giai đoạn hiện nay. III. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng Thág Tám 1945, dưới góc độ khoa học nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề về mặt lý luận, với những nội dung cơ bản và ngắn gọn nhất. IV: Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Hiện nay đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng dưới góc độ tiểu luận này, nội dung chủ yếu là tìm hiểu để thấy rõ vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Tháng Tám – 1945, một sự kiện lớn có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc. V: Kết cấu đề tài: Đề tài ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương với kết cấu như sau:

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay, việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang được đặt ramột cách nghiêm túc Đề tài khoa học đều nhằm tìm hiểu rõ giá trị tư tưởng củaNgười Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu làm sáng tỏ vai trò tư tưởngcủa Người đối với cách mạng Tháng Tám năm 1945

II Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu tìm hiểu vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đốivới việc xác định đường lối cách mạng, tổ chức lực lượng cách mạng, nắm bắtthời cơ tién lên Tổng khởi nghĩa giành độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Namdân chủ Cộng hoà Từ việc nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra những bài họcquý báu trong Tư tưởng của Người, từ đó tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạođức của Người trong giai đoạn hiện nay

III Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạngThág Tám- 1945, dưới góc độ khoa học nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu, tìmhiểu vấn đề về mặt lý luận, với những nội dung cơ bản và ngắn gọn nhất

IV: Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

Hiện nay đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về Tư tưởng Hồ ChíMinh, nhưng dưới góc độ tiểu luận này, nội dung chủ yếu là tìm hiểu để thấy rõvai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Tháng Tám – 1945, một sự kiện lớn

có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc

V: Kết cấu đề tài:

Đề tài ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu thamkhảo, đề tài gồm 3 chương với kết cấu như sau:

Trang 2

B PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I:

VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI

CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận về cách mạng Việt Namđược xây dựng từ sự tiếp thu, bổ xung phát triển lý luận chủ nghĩa Mác- Lêninvào cách mạng Việt Nam Ba giải phóng đó lá, giải phóng dân tộc, giải phóngcon người và giải phóng xã hội Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc vàgiải phóng dân tộc là hai vấn đề lớn nhất trong tư tưởng của Người Đã để lạidấu ấn của thời đại Hồ Chí Minh (thời đại toàn thắng của cuộc cách mạnh giảiphóng dân tộc trên toàn thế giới)

Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền, kế tục tiếp thu và phát triển trên nền tảng củachủ nghĩa Mác – Lênin, dựa trên điều kiện khách quan của cuộc Cách mạngTháng Mười Nga (1917) Đồng thời sự ra đời của Quốc tế III là điều kiện pháttriển tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Về vấn đề độc lập dân tộc trong tư tương Hồ Chí Minh phát triển trong điềukiện Chủ nghĩa Tư bản phát triển trở thành chủ nghĩa đế quốc và trong giai đoạn hiệnnay chủ nghĩa đế quốc chuyển sang Chủ nghĩa tư bản hiện đại, Chủ nghĩa đế quốc rađời tạo nên mâu thuẫn với các dân tộc thuộc địa, quy mô mâu thuẫn ngày càng sâusắc đòi hỏi quyền độc lập dân tộc càng trở nên nóng bỏng cấp thiết Tinh thần này đãđược Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh nêu lên ở Hội Nghị Véc- Xây (1919) trongbản “Yêu sách 8 điểm”

Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, chỉ độc lập hoàn toàn và thực

sự khi tất cả các nội dung đều thống nhất, đoàn kết với các dân tộc anh em trongkhu vực và trên thế giới Độc lập dân tộc là làm chủ về kinh tế văn hoá, thốngnhất về lãnh thổ

Trang 3

Độc lập dân tộc trong tư tương Hồ Chí Minh là đem lại độc lập, tự do chotoàn dân.Quyền độc lập dân tộc phải được đảm bảo quyền lợi thực sự cho toàndân Đồng thời Độc lập dân tộc phải gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, Nguyễn Ái Quốc với danh nghĩa làđại diện của Quốc tế cộng sản đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương ĐảngCộng sản Đông Dương Trong thời gian 10 ngày đến 19 tháng 5 năm 1941 tạiPác Bó (Cao Bằng), Hội nghị đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới, gạch rõtriển vọng của phong trào cách mạng thế giới và khẳng định: “Nếu cuộc chiếntranh thế giới thứ nhất đă đẻ ra Liên Xô- một nước Xã hội chủ nghĩa thì cuộcChiến tranh thế giới thứ II này sẽ đẻ ra nhiều nước Xã hội chủ nghĩa, do đó chủnghĩa xã hội ở nhiều nước sẽ thành công”1

Hội nghị đã quyết định:”Cần phải thay đổi chiến lược Sự thay đổi về kinh

tế chính trị Đông Dương, buộc Đảng ta phải thay đổi chính sách cách mạngĐông Dương cho phù hợp với nguyện vọng chung của nhân dân Đông Dương”,

“Hội nghị đã nhất trí cần dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và nhân định kẻthù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật- Pháp và các lực lượngphản cách mạng tay sai của chúng Đường lối cách mạng lúc này là đánh đuổiPháp- Nhật làm cho xứ Đông Dương độc lập”

Đồng thời Hội nghị nêu rõ: “Trong lúc này quyền lợi bộ phận của giai cấpphải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia của dân tộc Trong lúc này, nếukhông giải quyết được vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, không đòi được độclập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc cònchịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn nămcũng không đòi lại được”2

Đối với vấn đề nội dung và tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất, Hội nghị

có cách nhìn mới, đặt vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Việt Nam, Lào,Cam PuChia, làm cho nhân dân mỗi nước phát huy cao độ lòng yêu nước và tinh

1 Văn kiện Đại hội Đảng Toàn tập sđd t7 tr100

2 Văn kiện toàn tập sdd t7 tr113, 118, 119

Trang 4

thần chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình, đồng thời gắn bó vớicác dân tộc bạn ở Đông Dương chống kẻ thù chung Hội nghị còn chỉ rõ sáchlược cách mạng của Đảng: “phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sứcthống thiết, làm cho đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân(hơn hết là dân tộc Việt Nam) Hội nghị đã quan tâm đến tên gọi của Mặt trận làlàm sao cho có tính dân tộc hơn cho có một mạnh lực dễ hiệu triệu hơn và nhất là

có thể thực hiện được trong tình thế hiện tại

Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là hoàn toànđúng đắn và khoa học trên cơ sở nhận thức hiện thực khách quan, đáp ứng được thực

tế phong trào cách mạng Việt Nam Tư tưởng của Người là kim chỉ nam cho phongtrào cách mạng Việt Nam đạt đến độ chín muồi và đi đến thành công của Cách mạngTháng 8-1945

II Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc.

1 Trước năm 1924

Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”của Nguyễn Ái Quốc được cơbản hình thành từ các bài viết của Người đã đăng trên báo chí ở Pa-ri được sữa chữa,nâng cao và bổ sung thêm một số bài viết trong thời gian đầu Bác vừa mới đếnMátxcơva Trong Bản án những nét lớn về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc

cơ bản được hình thành, con đường tiến lên sau đó được hé mở, song chưa có điềukiện đề cập đầy đủ và rõ ràng

Cuối tháng 6-1923, Bác đến Mátxcơva Tại đây Người đã tham dự Hộinghị lần thứ nhất của Quốc tế Nông dân và được bầu làm chủ tịch thường trựccủa tổ chức này

Tiếp theo, Người tham gia một khoá học lý luận Mác-Lênin củaTrườngĐại học Phương Đông, tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và đại hội củanhiều tổ chức khác nhau, sau đó được cử vào Ban Phương Đông của Quốc tế Cộngsản Người được thừa nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu về vấn đề dântộc và thuộc địa từ đó Người có điều kiện để suy nghĩ, bàn bạc, tranh luận về

Trang 5

những vấn đề lý luận, từ đó ngày càng hình thành rõ hơn tư tưởng của mình về conđường cách mạng Việt Nam.

2 Năm 1924.

Nguyễn Ái Quốc gửi đến Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản bản báo cáo

về Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ Đây là một tác phẩm lý luân xuất sắc của Ngườibàn về đặc điểm và phương pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện sự vậndụng một cách sáng tạo những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác-Lênin vàohoàn cảnh Việt Nam

Đứng vững trên quan điểm thực tiễn hòn đá tảng của triết học Mác,Nguyễn Ái Quốc phân tích những đặc điểm về mặt cấu trúc kinh tế, xã hội, vănhoá, lịch sử,…của Vịêt Nam, một xã hội tuy đã có phân hoá về giai cấp, nhưngchưa sâu sắc và triệt để, từ đó đưa ra một số luận điểm về cách mạng Việt Nam

Ở Việt Nam, “ Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ởPhương tây”,” Sự xung đột về quyền lợi được giảm thiểu Điều đó không thểchối cải được”3

Trong một xã hội thuộc địa mất nước thì mâu thuẫn dân tộc với đế quốcvẫn là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu, mâu thuẫn giai cấp trong nỗi bộ dân tộc đóđược giảm thiểu, vì theo Nguyễn Ái Quốc dù là địa chủ hay tư sản thì họ cũngđều là người dân mất nước bị chèn ép, nên họ có tinh thần dân tộc Vì vậy mới

có phong trào chống thuế 1908, phong trào thanh niên bãi khoá, phong tràoĐông Du và việc vua Duy Tân mưu toan khởi nghĩa Từ sự phân tích đó Nguyễn

Ái Quốc đưa ra luận điểm: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đấtnước” 4

Hơn nữa trong cuộc đấu tranh giành độc lập, “Người ta sẽ không thể làm đượccho người An Nam nếu không dựa trên cái động lực vĩ đại và duy nhất trong đời sốngcủa họ” 5

3 Hồ Chí Minh toàn tập sđd, tâp1, trang 464

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập sđd, tập 1 trang 466.

5 Hồ Chí Minh toàn tập sđd, tâp 1 trang 467

Trang 6

Tất nhiên, chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc dùng ở đây nói nhưMác: Không phải như giai cấp tư sản đã hiểu mà là chủ nghĩa yêu nước và tìnhthần dân tộc chân chính của người dân bản xứ Thừa nhận đẩu tranh giai cấp là mộtđộng lực lớn trong xã hội có giai cấp, nhưng người không cho đó là một động lựcduy nhất Xuất phát từ điều kiện của một nước thuộc đĩa, mất nước, nhiệm vụ cứunước giành độc lập dân tộc đang đặt lên hàng đầu thì chủ nghĩa dân tộc vẫn là mộtđộng lực lớn của đất nước.

Là một động lực lớn của đất nước bởi vì chủ nghĩa yêu nước và tinh thầndân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìnnăm lịch sử, vốn là động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đẩu tranh chốngngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc Hơn nữa ở một nước thực dân nữa phongkiến lạc hậu, sự phân hoá giai cấp đã bắt đầu nhưng chưa triệt để và sâu sắc,xung đột bắt đầu nhưng chưa triệt để, xung đột giai cấp chưa gay gắt và mạnh

mẽ, cả dân tộc đã đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc dành độc lập tự do, thì chủnghĩa dân tộc vẫn là vĩ đại và duy nhất

Xuất phát từ nhận thức chủ nghĩa dân tộc của bản xứ là chủ nghĩa dân tộcchân chính như Ăngghen đã từng nói: “Những tư tưởng dân tộc chân chính trongphòng trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính”6.Nguyễn Ái Quốc đi tới một kiến nghị có tính cương lĩnh hành động với quôc tếCộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản sứ nhân danh Quốc tế cộng sản”,

“khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi…nhất định chủ nghĩa dân tộc đó sẽ biếnthành chủ nghĩa quốc tế”7 Đề nghị này mới nghe qua có vẻ như một nghịch lýnhất là vào thời điểm những năm 20 trong khi Quốc tế cộng sản đang có xuhướng bị “xơ cứng hoá về mặt lý luận nhưng thực nó lại rất hợp lý, theo nhưNguyễn Ái Quốc thì đó là “một chính sách mang tính hiệu lực tuyệt vời”, bởi đãnhân danh Quốc tế cộng sản mà phát động, tức không phải chủ nghĩa dân tộcthuần tuý nữa mà sẽ là chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế Điều

6 C.Mác và PhĂngghen: Toàn tập, tập 33, trang 374

7 Hồ Chí Minh toàn tập sđd t1 tr6.

Trang 7

này càng rõ khi kết thúc bản báo cáo Nguyễn Ái Quốc đã viết sự nghiệp củangười bản xứ gắn với “sự nghiệp với vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộngsản giành được một chút ít thắng lợi trong một nước nào đó thì cũng là thắng lợicủa người An Nam”8.

Xét về thực chất đề nghị đó cũng là một cách biến cách mạng giải phóngdân tộc ở thuộc địa thành một trong những cái cánh của cách mạng vô sản, nghĩa

là hướng nó đi theo cách mạng vô sản để từ độc lập dân tộc sẽ đi tới chủ nghĩa

Đường cách mạng không chỉ là cuốn sách giáo khoa chính trị đầu tiên củacách mạng Việt Nam mà như tên gọi của nó đây là tác phẩm lý luận đầu tiêntrình bày rõ về con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua để đạt tới mục tiêucủa nó: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Tác phẩm được viết vắn tắt dễ hiểu dễ nhớ, Đường cách cách mạng dântộc dân chủ, Đường cách mẹnh lần đầu tiên đã thể hiện cụ thể những vấn đề lýluận hết sức cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam theo con đường cáchmạng vô sản

Dân tộc cách mệnh nghĩa là cách mạng giải phóng dân tộc như Việt Namđuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh…

8 Hồ Chí Minh ;toàn tập, sđd, t1, tr469

Trang 8

Thế giới cách mệnh thay giai cấp cách mệnh nghĩa là cách mạng vô sản,cách mạng xã hội chủ nghĩa, như công nông Nga lật đổ tư bản áp bức bất công

tổ chức ra chính phủ công nông binh, người cày có ruộng, giao công xưởng chothợ thuyền…

Hai thứ cách mệnh đó có khác nhau: Dân tộc cách mệnh thì chia phânchia giai cấp, nghĩa là tất cả đều chống lại cường quyền; còn thế giới cách mệnhthì vô sản giai cấp đứng đầu đi trước; như hai cuộc cách mạng đó có quan hệ vớinhau

Vậy cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng nào? Saukhi khảo sát phân tích các cuộc cách mạng trên thế giới Nguyễn Ái Quốc đã kếtluận trong thế giới chỉ có cách mạng Nga là triệt để nghĩa là dân chúng đượchưởng cái tự do, độc lập, hạnh phúc, bình đẳng thực sự Nói tóm lại theo gươngcách mạng vô sản Nga tức là làm theo con đường cách mạng vô sản, theo chủnghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản,Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, để cuối cùng đi tới thế giới đạiđồng, tức đi tới chủ nghĩa cộng sản

Tóm lại với nội dung khái quát trên Đường cách mệnh thực sự là một tácphẩm lý luận lớn lần đầu tiên vạch rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giaiđoạn, hai quá trình cách mạng, trước hết là dân tộc cách mạng sau đó là thế giớicách mạng tức là phải giành độc lập dân tộc sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa

xã hội Như vậy, con đường cách mạng vô sản diễn ra ở một nước thuộc địa nhưĐông Dương và Việt Nam có khác với các nước tư bản phát triển ở Châu Âu

4 Tháng 2 năm 1930.

Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trongnước, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện:Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ vắn tắt

Cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa và phụ thuộc có hainhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến Theo Nghị quyết của Đại hội VI Quốc

Trang 9

tế cộng sản, hai nhiệm vụ này phải được thực hiện động thời, khăng khít vớinhau, nương tựa vào nhau thì mới giành được thắng lợi.

Hội nghi Trung ương VIII chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, chỉtịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian, đề thêm khẩu hiệu “giảm tô giảmtức”,chia lại ruộng công…Hội nghị phân tích: không phải giai cấp vô sản ĐôngDương bỏ mất nhiệm vụ điền địa mà ai cũng biết rằng nếu không đánh đổ đượcPháp, Nhật thì dân tộc suốt đời sẽ làm nô lệ và ruộng đất thì cũng không sao giảiquyết được Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng 8- 1945 đã chứng minh chân lý đó làhoàn toàn khoa học và cách mạng tính đúng đắn sáng tạo của con đường cáchmạng Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc vạch ra trong giai đoạn cách mạng dân tộcdân chủ

Trang 10

CHƯƠNG II:

VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC TỔ CHỨC

LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG VÀ XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA

I Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng căn cứ địa

1 Pác Pó- Nơi khơi nguồn của cách mạng

Được sự giúp đỡ của cán bộ và đồng bào địa phương, Nguyễn Ái Quốcchọn hang CốcBó (theo tiếng Nùng có nghĩa là đầu nguồn), một hang núi kínđáo ở thôn PácBó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, địa thế nàysát với biên giới Việt – Trung, Bác đã chọn nơi này làm nơi đứng chân đầu tiênsau 30 năm từ nước ngoài trở về Từ ngày 8/2/1941, Hồ Chí Minh bắt đầu sống

và làm việc tại hang này

Cuộc sống của Người những ngày ở PắcBó rất gian khổ Khí hậu ẩm ướt,mùa đông thì lạnh giá mà Hồ Chí Minh chỉ có một tấm chăn mỏng, Người dùng

lá khô để lót chỗ nằm, có khi phải đốt lửa sưởi suốt đêm Bữa ăn hàng ngày rấtđạm bạc chỉ có rau rừng, ốc suối, cháo bẹ… thỉnh thoảng có ít thịt kho mặn vớimuối ớt Mặc dù cuộc sống như vậy nhưng Hồ Chí Minh vẫn ung dung thanhthản, tràn đầy niềm tin lạc quan và cách mạng

Cuối tháng 3.1941, do 2 ngưòi giao liên của địa phương đi đưa thư bị bắt,địch đã lùng sục nơi này, Hồ Chí Minh đã rời BắcBó qua Khuổi Nậm, việc đi lại

dễ dàng hơn, nếu có giặc thoát cũng nhanh chóng hơn Trong tháng 4, Hồ ChíMinh đã nhiều lần vượt qua biên giới trở lại Tĩnh Tây, có lúc cải trang thànhthầy địa lý để tránh sự kiểm soát và lùng sục của địch Người được sự đùm bọc

và che chở của những người dân biên khu Trung Quốc, trong đó có hàng chụcngười đã cùng Hồ Chí Minh kết nghĩa anh em, thề hoạn nạn có nhau Cuối tháng

4, cùng với việc chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Trung ương sắp tới, theo đềnghị của Người, một cuộc hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng được triệu tập, nhằmđánh giá tổng kết về việc tổ chức thí điểm các hội quần chúng của Việt Minh,

Trang 11

như thanh niên, phụ nữ cứu quốc, nông dân cứu quốc trong tỉnh nhằm tiến tớithành lập Mặt trận Việt Minh trong toàn quốc

2 Thành lập khu giải phóng

Trong thời gian Hồ Chí Minh đi Trung Quốc, tình hình trong nước có nhiềuchuyển biến mau lẹ Đêm ngày 9/3/1945, Nhật đã làm cuộc đảo chính Pháp, độcchiếm Đông Dương Cũng trong đêm đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họphội nghị mở rộng ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dưới sự chủ toạ của đồng chíTổng bí thư Trường Chinh Cuộc họp đã phân tích những nguyên nhân tất yếu dẫnđến sự kiện này và dự đoán khả năng thắng lợi tạm thời của Nhật Hội nghị nhậnđịnh rằng sự kiện Nhật đảo chính Pháp đã đặt Đông Dương vào một cuộc khủnghoảng chính trị sâu sắc, tạo nên điều kiện làm nhanh chóng chín muồi thời cơ cáchmạng của Đông Dương, đặt Đông Dương vào thời kỳ tiền khởi nghĩa Nhiệm vụ củaĐảng lúc này là phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, lãnh đạo toàn dân gấp rútchuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền khi thời cơ đến

Hội nghị đã xác định: “Sau cuộc đảo chính này, đế quốc phát xít Nhật sẽ là kẻthù chính - kẻ thù cụ thể trước mắt – duy nhất của nhân dân Đông Dương” và đề rakhẩu hiệu: “Chính quyền cách mạng nhân dân” Toàn bộ nội dung cơ bản của hội nghị

đã được phản ánh trong chỉ thị lịch sử, chỉ thị này viết: Nhật pháp bắn nhau và hànhđộng của chúng ta

Dưới ánh sáng của bản chỉ thị, một cao trào đấu tranh vũ trang kết hợp đấutranh chính trị và khởi nghĩa từng phần Hàng loạt châu, huyện xã của vùngthượng du các tỉnh miền núi Bắc Bộ đã nổi dậy, lập Uỷ ban nhân dân các mạng.Phong trào này làn xuống vùng trung du và mọt số làng xã cũng đã thành lập Uỷban dân tộc giải phóng

Hội nghị quân sự các mạng Bắc Kỳ được triệu tập từ ngày 15 –20/4/1945, nhận định: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả cácnhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này Chúng ta phải tích cực phát triểnchiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa để kháng Nhật, nhằm chuẩn bị chocuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh lại ra

Trang 12

chỉ thị về việc tổ chức các Uỷ ban dân tộc giải phóng, coi đó là hình thức tiềnchính phủ, trong đó nhân dân học tập để tiến lên giữ chính quyền cách mạng.9

Trước tình hình mới, để có điều kiện kịp thời chi đạo phong trào cáchmạng dâng cao trong cả nước, từ đầu tháng 5/1945, Hồ Chí Minh đã cho chuyểnđại bản doanh của cách mạng từ PácBó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang),nơi có phong trào quần chúng mạnh mẽ, đã thiết lập được chính quyền cáchmạng, lại thuận tiên liên lạc miền ngược, miền xuôi và với nước ngoài Sau khinghe báo cáo tình hình mọi mặt, Hồ Chí Minh nhất trí với nội dung của Thường

vụ Trung ương và NQ của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, đồng thời nêu ýkiến bổ sung: “Nay vùng giải phóng đã bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn,Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và một số vùng lân cận địathế nối liền với nhau nên thành lập một căn cứ địa cách mạng rộng lớn lấy tên làKhu giải phóng Chấp hành chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 4/6/1945 Tổng bộ ViệtMinh đã triệu tập hội nghị cán bộ tuyên bố chính thức thành lập Khu giải phóng,xây dựng nó thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt để làm bàn đạp tiến lêngiải phóng toàn quốc Khu giải phóng thực sự là hình ảnh một nước Việt Nammới” đầy sức hấp dân với nhân dân cả nước, cùng với hệ thống các chiến khu đãtạo thành hậu phương và thế trận vững chắc cho Tổng khởi nghĩa về sau

II Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc tổ chức lực lượng cách mạng

1 Hồ Chí Minh với vai trò chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Trung ương Đảng.

Ngày 6/8/1945, được tin Mỹ ném bom nguyên tử đầu tiên xuốngHirosima, Người yêu cầu viết nhiều thư hoả tốc, tung giao thông đặc biệt đi cáchướng để thúc dục đại biểu các địa phương về nhanh Tân Trào họp hội nghị toànquốc của Đảng Ngày 10 tháng 8 năm 1945, bàn với một số các đồng chí vềcông tác chuẩn bị hội nghị Người nói: “Nên họp ngay, cũng không nên kéo dàiHội nghị Chúng ta cần tranh thủ từng giây, từng phút, tình hình chuyển biến

9 Văn kiện Đảng toàn tập, Sdd t7.tr 392

Trang 13

nhanh chóng, không để lỡ cơ hội”10 Phân tích các điều kiện chủ quan, kháchquan, hội nghị nhận định: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương như đãchín muồi…Toàn dân tộc đang sôi nổi đợi giờ khởi nghĩa giành độc lập dân tộc” 11.Hội nghị thông qua Mười chính sách lớn của Việt minh coi đó là những mục tiêu

cơ bản của toàn Đảng, toàn dân Hội nghị cũng đề ra chính sách đối ngoại dựa trênnguyên tắc thêm bạn bớt thù nhằm tranh thủ Đồng minh và chống lại mọi âm mưucủa các thế lực Đế quốc, đảm bảo việc giành lại và giữ vững nền độc lập

Hội nghị nhấn mạnh việc phải thống nhất Đảng về chính trị và tổ chức,chống hữu khuynh và tả khuynh để lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chínhquyền, khẳng định chỉ có thực lực của ta mới giành thắng quyết định cho ta Hộinghị quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc do tổng bí thư TrườngChinh phụ trách Tiếp theo hội nghị toàn quốc của Đảng, Quốc dân đại hội đãhọp trong hai ngày 16-17/ 8/1945 dưới quyền chủ toạ của Người Tham dự Đạihội có hơn 60 đại biểu Bắc Trung Nam và đại biểu kiều bào ở nước ngoài, đạibiểu các đảng phái chính trị, các đoàn thể nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo

Đại hội quốc dân Tân Trào đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ như của mộtQuốc hội dân cử Đại hội đã thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn dân tộc Viêt Namtrong Mặt trận Viêt Minh, biểu thị sư tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng

và lãnh tụ Hồ Chí Minh biểu thị ý chí và quyết tâm đưa cuộc Tổng khởi nghĩa đếnthắng lợi hoàn toàn

2 Hồ Chí Minh với vai trò sáng lập Mặt trận Việt Minh và báo Việt Nam độc lập.

a Sáng lập Mặt trận Việt Minh:

Sớm nhận thức được vai trò quan trọng của Mặt trận dân tộc thống nhất,đội quân chính trị hùng hậu của cách mạng, Nguyễn Ái Quốc từ trong ĐườngCách mệnh, trong những chỉ thị và thư từ ở nước ngoài gửi về cho Đảng, đãthường xuyên lưu ý Đảng về công tác xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất

10 Gặp Bác Hồ ở Tân Trào, Trong cuốn Tân Trào 1945 – 1985 của Hội Văn học nghệ thuật Hà Tuyên, 1985, tr.52.),

11 Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, t7, tr424)

Ngày đăng: 07/12/2016, 14:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Bá Linh: Tư tưởng Hồ Chí Minh với Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nxb Công an nhân dân, HN, 2004 Khác
2. Giáo sư Song Thành: Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, HN, 2005 Khác
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006 Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001 Khác
5. TS: Phạm Xuân Mỹ: Tư tưởng Hồ Chí Minh trích tác phẩm và văn kiện Đảng. Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khoa Lịch sử Đảng. H. 2003 Khác
6. Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H.2003 Khác
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995. t7 Khác
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995. t12 Khác
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: NQ số 09/NQTW của Bộ chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng, chính trị hiện nay Khác
10. Nông Đức Mạnh: Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, H. 2003 Khác
14. Toàn văn Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên.-------------- Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w