ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỆ: CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP Chuyên đề: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH CN HOÀNG KIM Họ và tên sinh viên : Phạm Thu Trang Lớp : K9KTTHB Giáo viên hướng dẫn : ThS.Đỗ Thị Hồng Hạnh Thái Nguyên, năm 2016 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO STT Chữ viết tắt Viết tắt 1 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội BPBTL 2 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ BKHTSCĐ 3 Bảng tổng hợp tiền lương BTHTL 4 Bảo hiểm xã hội BHXH 5 Bảo hiểm y tế BHYT 6 Bộ tài chính BTC 7 Chi phí quản lý kinh doanh CP QLKD 8 Chuyển khoản CK 9 Công cụ dụng cụ CCDC 10 Công cụ dụng cụ CCDC 11 Doanh nghiệp DN 12 Doanh nghiệp Nhà Nước DNNN 13 Đơn vị tính ĐVT 14 Gía trị gia tăng GTGT 15 Hàng hóa HH 16 Kết chuyển Kc 17 Kết chuyển KC 18 Khấu hao KH 19 Khấu trừ KT 20 Kiểm soát chất lượng sản phẩm KCS 21 Kinh phí công đoàn KPCĐ 22 Máy móc thiết bị MMTB 23 Ngân hàng NH 24 Ngân sách nhà nước NSNN 25 Nhân viên kinh doanh NVKD 26 NhậpXuấtTồn NXT 27 Phát sinh P.S 28 Phiếu kế toán PKT 29 Phiếu nhập kho PNK 30 Phiếu xuất kho PXK 31 Phòng kế hoạch vật tư P.KHVT 32 Phòng tổ chức hành chính TCHC 33 Quản lý doanh nghiệp QLDN 34 Sản xuất kinh doanh SXKD 35 Số hiệu SH 36 Sửa chữa lớn SCL 37 Tài khoản TK 38 Tài sản TS 39 Tài sản cố định TSCĐ 40 Thu nhập cá nhân TNCN 41 Thu nhập doanh nghiệp TNDN 42 Tiền gửi ngân hang TGNH 43 Tiền mặt TM 44 Ủy ban nhân dân UBND 45 Việt Nam đồng VNĐ 46 Xác định kết quả sản xuất kinh doanh XĐ KQSXKD 47 Xây dựng cơ bản XDCB MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ .5 LỜI MỞ ĐẦU 6 PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CN HOÀNG KIM 8 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH HOÀNG KIM 8 1.1.1. Tên và địa chỉ 8 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 8 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Thiên Minh 9 1.2.1. Chức năng của Công ty TNHH Thiên Minh 9 1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty TNHH CN Hoàng Kim 10 1.3 Tổ chức kinh doanh thương mại tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 10 1.4. Khái quát về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thiên Minh 11 1.5. Đặc điểm tình hình lao động tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 12 1.6. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH CN Hoàng Kim 12 PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CN HOÀNG KIM 14 2.1. Khái quát chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 14 2.1.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 14 2.1.2. Khái quát về công tác kế toán tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 15 2.2. Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 20 2.2.1. Những vấn đề chung 20 2.2.2. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 25 2.2.3. Kế toán chi tiết tài sản cố định 25 2.2.4. Kế toán tổng hợp tài sản cố định 27 2.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 36 2.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CN Hoàng Kim 42 2.4.1 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 42 2.4.2. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 44 2.4.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng 44 2.4.2.2. Sổ kế toán sử dụng 45 2.4.3. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 45 2.4.4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 48 2.5. Tổ chức công tác kế toán hàng hóa, CCDC tại công ty tnhh cn hoàng kim 55 2.5.1 Đặc điểm hàng hóa và quản lý hàng hóa của công 55 2.5.2 Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng 55 2.5. 3 Hạch toán chi tiết 56 2.5.4 Hạch toán tổng hợp hàng hóa 57 2.6 Tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hóavà xác định kết quả 69 2.6.1 kế toán tiêu thụ hàng hóa 69 2.6.2 Xác định kết quả kinh doanh 76 2.7. Kế toán các phần hành khác tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 84 2.7.1. Kế toán tiền mặt 84 2.7.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng 93 2.7.3 Kế toán các khoản phải thu tại công ty TNHH CN Hoàng Kim 97 2.7.4. Kế toán các khoản phải trả 101 2.7.5. Kế toán các khoản thanh toán với Nhà nước 104 2.7.6 Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 105 2.8 Công tác kiểm tra kế toán và kiểm tra nội bộ 109 2.8.1 Công tác kiểm tra kế toán 109 2.8.2 Kiểm toán nội bộ 110 2.9. Báo cáo TC và BC KTQT tại Công ty TNHH Thiên Minh 110 2.9.1. Báo cáo kế toán tại đơn vị 110 2.9.2. Báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thiên Minh 114 PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CN HOÀNG KIM 115 3.1. Đánh giá công tác kế toán tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 115 3.1.1. Ưu điểm 115 3.1.2. Nhược điểm 115 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở Công ty TNHH CH Hoàng Kim. 116 3.2.1. Tổ chức kế toán tài sản cố định 116 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 116 KẾT LUẬN 118 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 11 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 14 Sơ đồ 2.2: phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 19 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ 26 Sơ đồ 2.4: Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tăng tài sản cố định 27 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ chủ yếu giảm tài sản cố định 28 Sơ đồ 2.6 Sơ đồ kế toán tổng quát sửa chữa tài sản cố định 37 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tiền lương và các khoản trích theo lương 49 Sơ đồ 2.8: Trình tự luân chuyển mua hàng 56 Sơ đồ 2.9: Sơ đồ kế toán chi tiết sản phẩm hàng hoá, CCDC theo phương pháp thẻ song song ..57 Sơ đồ 2.10: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới hàng hoá 57 Sơ đồ 2.11: Trình tự luân chuyển khi bán hàng 70 Sơ đồ 2.12: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới tiêu thụ hàng hoá 71 Sơ đồ 2.13: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới 78 Sơ đồ 2.14: Khái quát trình tự luân chuyển chứng từ của quá trình kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 81 Sơ đồ 2.15: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán tiêu thụ và xác định KQKD 82 Sơ đồ 2.16: Trình tự hạch toán và ghi sổ kế toán các khoản phải thu 98 Sơ đồ 2.17: Trình tự hạch toán và ghi sổ kế toán các khoản phải trả 101 Sơ đồ 17: Sơ đồ hình thức kế toán máy 117 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại phát triển đi lên của nước ta hiện nay đặc biệt là sau những thành công nhất định khi nhiều năm tham gia WTO và gần đây chúng ta đã tham gia vào cộng đồng ASEAN và tham gia ký kết thành công hiệp định TPP một hiệp định có vai trò rất lớn đối với nước ta, nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt có sự đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân của đất nước. Để có được thành quả đó là do có sự quản lý đúng đắn của nhà nước, mở cửa và hội nhậpvới thế giới. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế ngày càng cao thi nghành kế toán cũng càng ngày càng được hoàn thiện hơn. Vì trong kinh tế kế toán là một nghành rất quan trọng, bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, dù là doanh nghiệp to hay nhỏ cũng phải có kế toán bởi vì kế toán cung cấp những thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng như: các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan thuế của nhà nước …vv. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, ta có thể thấy rằng nghiên cứu về kế toán tổng hợp là một yêu cầu tất yếu đối với các nhà quản lý kinh tế, các chủ Doanh nghiệp, nhà đầu tư và những người quan tâm. Với ý nghĩa đó, em dã chọn đề tài “kế toán tổng hợp tại công ty TNHH CN Hoàng Kim” làm đề tài cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học ở trường để tiến hành phân tích đánh giá các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tập nhằm tìm hiểu, nghiên cứu tổng hợp và thu thập các tài liệu thực tế của doanh nghiệp. Hệ thống hóa lý luận chung và phản ánh thực trạng về công tác kế toán các phần hành tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim Đưa ra ưu, nhược điểm của tổ chức công tác kế toán kế toán của công ty từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các công tác đó tại Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của báo cáo. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: các phần hành kế toán như công tác kế toán vốn bằng tiền, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tài sản cố định, kế toán vật tư hàng hóa, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh… tại công ty TNHH CN Hoàng Kim Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu kế toán trong thời gian gần đây về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và số liệu có liên quan đến các phần hành kế toán như công tác kế toán vốn bằng tiền, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương,kế toán tài sản cố định, kế toán vật tư hàng hóa, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH CN Hoàng Kim Phạm vi về không gian: Phòng kế toán công ty TNHH CN Hoàng Kim 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thông qua sổ sách của Công ty. Việc thu thập thông tin là rất cần thiết trong quá trình nghiên cứu vấn đề, cần phải lựa chọn những thông tin chính xác, khoa học để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu. Thu thập thông tin bao gồm: Điều tra thống kê trên phòng kế toán, phòng tổ chức và thu thập số liệu thống kê. Phương pháp phân tích kinh tế. Phương pháp chứng từ kiểm kê: Các thông tin số liệu kế toán được thể hiện trên giấy tờ, sổ sách. Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép: Bao gồm những sổ sách mà kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian. Phương pháp cân đối: để lập lên các bảng biểu báo cáo. Phương pháp chuyên gia trao đổi với những người có kinh nghiệm: tham khảo ý kiến của các nhà quản lý và cán bộ công nhân viên trong Công ty. 5. Kết cấu báo cáo Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH CN Hoàng Kim Phần 2: Thực trạng công tác kế toán của công ty TNHH CN Hoàng Kim Phần 3: Kết luận, nhận xét và đưa ra kiến nghị về công tác kế toán của công ty cổ TNHH CN Hoàng Kim Sau một thời gian thực tập, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin được gủi lời cảm sâu sắc đến Quý công ty, thầy cô, gia đình, bạn bè, đặc biệt là Ths: Đỗ Thị Hồng Hạnh đã tận tình hướng dẫn em trong cách tiếp cận vấn đề, nghiên cứu tài liệu và cách trình bày bố cục bài báo cáo này. Do thời gian, trình độ cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CN HOÀNG KIM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH HOÀNG KIM 1.1.1. Tên và địa chỉ Giới thiệu thông tin chung Tên giao dịch : Công ty TNHH CN Hoàng Kim Trụ sở chính : Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội Điện thoại : 04. 62910718 Fax: 0321 3785847 Giám Đốc : Trịnh Đình Bình Vốn điều lệ : 15.000.000.000 VND Mã số thuế : 0102546084 Số tài khoản : 102010001444544 • Giấy phép kinh doanh số: 0102546084 cấp ngày 15032010 Doanh nghiệp có con dấu riêng, độc lập về tài sản. Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán kế toán độc lập. Bảng cân đối kế toán riêng, lập theo quy định của pháp luật Giám đốc là đại diện theo pháp luật của công ty 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH CN Hoàng Kim được sáng lập bởi từ các thành viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp,sửa chữa, bảo trì búa đập thủy lực. Hơn 10 năm đúc kết kinh nghiệm tại Thành phố Hồ chí Minh, thông qua một Công ty hàng đầu tại Việt Nam về búa đập thủy lực, đó là Công ty TNHH TMDVSXXNK IMEE. Được tiếp thu kỹ thuật chuyên ngành từ các kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật của các hãng búa nổi tiếng như: Furukawa, OKADA, NPK của Nhật Bản, KK, Jisung, Soosan, Dainong... của Hàn Quốc, . Với ý chí vươn lên không ngừng học hỏi. Đến nay, Hòang Kim đã có một đội ngũ nhân viên trên 20 người. Gồm những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, thợ kỹ thuật lành nghề đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thành lập ngày 20112007 do Sở KH ĐT Thành phố Hà Nội cấp GPKD số: 0104002220 ngày 15032010GPKD đã được đổi sang số mới: 0102546084 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là cung cấp các loại búa đập thủy lực( Mới và qua sử dụng) sửa chữa, bảo dưỡng,thay thế phụ tùng búa đập. Đặc biệt hiện nay Hoàng Kim đang là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam các sản phẩm: búa đập thủy lực, kìm bóp, kìm cắt của Công ty OKADA Nhật Bản và KK Hàn Quốc. Hơn 8 năm hoạt động, công ty luôn được sự ưu ái, tín nhiệm của khách hàng. Đáp lại lòng tin tưởng của khách hàng. Công ty luôn nỗ lực để tạo dựng hình ảnh thương hiệu của mình. Với sự thấu hiểu, thấm thía nỗi buồn của khách hàng mỗi khi công việc SX bị ngưng trệ do máy móc, thiết bị hư hỏng, nên Hoàng Kim luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Lợi ích của khách hàng chính là lợi ích của Hoàng Kim. Vì vậy. Hoàng Kim luôn lấy mục tiêu { Vì sự gắn kết, hợp tác thành công bền vững lâu dài với khách hàng, trong kinh doanh tiền chưa phải là tất cả} Hoàng Kim đang đặt ra cho mình sứ mệnh: Hoàng Kim sẽ là nhà cung cấp thiết bị khai thác mỏ, phá dỡ bê tông với chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý nhất. Ở đâu có búa đập, ở đó có Hoàng Kim. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Thiên Minh 1.2.1. Chức năng của Công ty TNHH Thiên Minh Các lĩnh vực kinh doanh Kinh doanh các loại búa đập thủy lực( Mới và qua sử dụng) sửa chữa, bảo dưỡng,thay thế phụ tùng búa đập nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam các sản phẩm: búa đập thủy lực, kìm bóp, kìm cắt của Công ty OKADA Nhật Bản và KK Hàn Quốc. Chức năng Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tạo dịch vụ cho Công ty quản lý khai thác và sử dụng hợp lý nguồn vốn đó, đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bị, bù đắp các chi phí, cân đối giữa thu và chi, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động tiền lương, tiền thưởng do chủ doanh nghiệp quản lý và làm tốt công tác phân phối lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ tay nghề của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đảm bảo không ngừng và phát triển vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn của doanh nghiệp. Làm tốt công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chủ nghĩa xã hội, đảm bảo an ninh, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. 1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty TNHH CN Hoàng Kim Công ty thực hiện kế hoạch kinh doanh và mua bán các mặt hàng đăng ký hoạt động kinh doanh. Đảm bảo kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, sản lượng kinh doanh theo kế hoạch. Công ty có nhiệm vụ tạo công ăn việc làm, thu nhập và tiền lương ổn định hàng tháng để đời sống cán bộ công nhân trong Công ty ổn định, yên tâm công tác. 1.3 Tổ chức kinh doanh thương mại tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim Kinh doanh các loại búa đập thủy lực( Mới và qua sử dụng) sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng búa đập Quy trình kinh doanh Bộ phận bán hàng: + Nhận đơn đặt hàng, kiểm tra đơn đặt hàng + Cân đối hàng hóa tồn kho, cân đối công nợ của khách hàng + Kiểm tra giấy tờ của lái xe hoặc người đại diện nhận hàng theo đơn đặt hàng của khách + Viết lệnh cấp hàng, cho giá bán Bộ phận kho: + Kiểm tra lệnh cấp hàng, kiểm tra xe + Xuất hàng đúng, đủ theo từng chủng loại hàng đã được ghi trong lệnh cấp hàng Bộ phận thanh toán: + Kiểm tra lệnh cấp hàng và phiếu cân, cân đối hàng hóa và viết biên bản giao nhận + Viết hóa đơn GTGT, cấp chứng chỉ hàng hóa + Cho khách viết giấy khất nợ hoặc làm hợp đồng vận chuyển (khi khách lấy hàng nợ, vận chuyển thuê) + Kiểm tra lại giấy tờ của lái xe hoặc người đại diện lấy hàng + Giao nhận chứng từ Bộ phận bảo vệ: + Kiểm tra các thủ tục giấy tờ của xe trước khi cho xe ra khỏi cổng doanh nghiệp. 1.4 . Khái quát về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thiên Minh Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty b) Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Giám đốc Giám đốc là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, đưa ra các chính sách, chiến lược, tạo dựng mối quan hệ với các đối tác và là người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý. Phòng kế toán Tham mưu cho giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty. Tổ chức và chịu trách nhiệm hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế. Chủ động phối hợp với các phòng ban, đơn vị đối chiếu công nợ, thu hồi công nợ tồn tại công trình, xác định và phân loại các khoản nợ tồn đọng, phân tích khả năng thu hồi vốn để có biện pháp xử lý. Cân đối, kiểm tra cụ thể các chứng từ hợp pháp để trả lương, trả thưởng, trả cổ tức với cổ đông và chịu trách nhiệm lưu trữ chứng từ. Thanh toán đối chiếu với các đơn vị 6 tháng một lần, quyết toán hết năm tài chính Chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước công ty, trước cổ đông về các số liệu chứng từ sổ sách theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tài chính các đơn vị. Phòng kinh doanh Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng hàng hóa,chủ động đề ra các phương án kỹ kinh doanh hiệu quả Triển khai các hoạt động tìm kiếm thị trường. Trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát các điều khoản liên quan của Hợp đồng bán hàng. Triển khai các hoạt động Marketing. Chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hóa, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Các công việc khác đươc Giám đốc phân công. Báo cáo trực tiếp giám đốc. Phòng Tổ chức hành chính Có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, sắp xếp bố trí phân công và quản lý lao động, quản lý quỹ lương, ban hành định mức và quy chế tiền lương, tiền thưởng, tổ chức đào tạo huấn luyện, chăm lo đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động. 1.5. Đặc điểm tình hình lao động tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim Cơ cấu lao động trong Công ty được đánh giá cụ thể như sau: Tổng số lao động : 24 người Trình độ lao động: Đại học trở lên : 17 người, chiếm tỷ lệ = Cao đẳng : 3 người Công nhân kỹ thuật :4 người Số lượng lao đọng trong công ty không nhiều do đặc thù của DN thương mại nhưng đội ngũ lao động có trình độ tương đối cao và đồng đều điều này giúp cho công ty quản lý và điều hàng khá thuận lợi. 1.6. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH CN Hoàng Kim Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH CN Hoàng Kim là đánh giá tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của Công ty thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu tài chính 02 năm gần đây STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 ±∆ 1 Tổng doanh thu 17.625.973.593 19.278.349.239 1.652.375.646 2 Giá vốn hàng bán 14.790.760.490 16.367.982.430 1.577.221.940 3 Lợi nhuận gộp 2.835.213.100 2.910.366.800 75.153.700 4 Tổng chi phí 2.670.390.445 2.788.998.220 118.607.775 5 Lợi nhuận trước thuế 164.822.655 211.368.580 46.545.925 6 Lợi nhuận sau thuế 128.561.671 164.867.492 36.305.821 Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy năm 2014 tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã khắc phục mọi khó khăn, đồng tâm hiệp lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và đạt được những thành tựu đáng kể. Điều này được thể hiện rõ thông qua các chỉ tiêu tài chính của năm 2014 đều tăng hơn so với năm 2013. Tổng doanh thu toàn công ty năm 2014 tăng 9.4% so với năm 2013. Khối lượng hàng hoá được tiêu thụ và dịch vụ được cung cấp tăng đồng thời do chi phí đầu vào tăng nên giá vốn tăng 10.6% so với năm trước. Mặc dù tốc độ tăng của doanh thu không cao hơn tốc độ tăng của giá vốn song lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng cao đáng kể. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng 28.2% so với năm 2013.Hiện nay Hoàng Kim đang là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam các sản phẩm: búa đập thủy lực, kìm bóp, kìm cắt của Công ty OKADA Nhật Bản và KK Hàn Quốc nên trong tương lai công ty sẽ king doanh hiệu quả hơn nữa PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CN HOÀNG KIM 2.1. Khái quát chung về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 2.1.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Tại Công ty, phương thức tổ chức bộ máy kế toán: trực tuyến; Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: tập trung. Phòng kế toán trung tâm thực hiện cả kế toán tài chính, cả kế toán quản trị đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh ở Công ty. Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán phần hành Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): Là người giúp việc cho Giám đốc về công tác chuyên môn, phổ biến chủ trương và chỉ đạo công tác chuyên môn của bộ phận kế toán, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc chấp hành đúng chính sách, quy định tài chính hiện hành. Hàng tháng vào cuối tháng kế toán trưởng có nhiệm vụ tập hợp chi phí, doanh thu phát sinh trong kỳ, đồng thời kế toán trưởng còn có nhiệm vụ xác định kết quả kinh doanh của Công ty, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo từng kỳ hạch toán. Kế toán HTK, TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho, HH,CCDC, TSCĐ của Công ty, đồng thời phản ánh các số liệu phát sinh vào các sổ chi tiết để tính giá thành thực tế cho hành hóa xuất kho. Kế toán thuế, ngân hàng và theo dõi công nợ: Hàng tháng lập báo cáo thuế và nộp thuế theo quy định hiện hành. bên cạnh đó còn có nhiệm vụ theo dõi các khoản vay, trả nợ các hoạt động giao dịch với ngân hàng; Là người theo dõi công nợ phát sinh trong kỳ, có nhiệm vụ thanh toán, cập nhật các nghiệp vụ thu chi của Công ty. Kế toán TL và các khoản trích theo lương: Hàng tháng kế toán có trách nhiệm theo dõi diễn biến lương, bảo hiểm xã hội, tính và trích nộp các khoản lương cho người lao động. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tập hợp, phản ánh đầy đủ mọi chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, quản lý két của Công ty . Quản lý các khoản vốn bằng tiền của Công ty, phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt, bảo quản tiền mặt tại quỹ của Công ty. Công ty có quy mô không lớn nhưng nhiệm vụ của mỗi nhân viên trong phòng tài chính kế toán là khá nhiều. 2.1.2. Khái quát về công tác kế toán tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim a. Khái quát chung Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ: Sử dụng đồng Việt Nam (VNĐ) làm đơn vị tiền tệ để hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ sách kế toán của Công ty được phản ánh bằng đồng Việt Nam (VNĐ), các đồng tiền khác được coi là ngoại tệ, các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ được ghi theo nguyên tệ và được quy đổi sang (VNĐ) theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, mọi khoản lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ hoạt động được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí hoạt động tài chính. Công ty tính và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song Tính giá vốn xuất kho hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Hình thức kế toán ghi sổ: Chứng từ ghi sổ Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và khấu hao lũy kế. Khi tài sản được bán thanh lý, nguyên giá và giá trị khấu hao lũy kế của tài sản được loại khỏi tài khoản và lãi lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh, nguyên giá của TSCĐ bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, các khoản thuế không được hoàn lại và các chi phí liên quan đến việc đưa tài sản vào sử dụng. Các chi phí phát sinh sau khi TSCĐ được đưa vào sử dụng như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu thường được hạch toán vào chi phí trong kỳ báo cáo. Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Kế toán tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng. Tương đương tiền là những khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao mà sẵn sàng có thể chuyển đổi thành những khoản tiền xác định với thời gian đáo hạn ban đầu nhỏ hơn hoặc bằng ba tháng và không có rủi ro đáng kể nào về thay đổi giá trị. Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận trên cơ sở hàng đã giao cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán mà không kể đến việc đã thu được tiền hay chưa. Hệ thống chứng từ kế toán Chế độ kế toán Công ty thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành quyết định số 482006QĐBTC ngày 1492006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Một số chứng từ chủ yếu mà Công ty đang sử dụng: Chứng từ về HTK + Giấy đề nghị tạm ứng + Hóa đơn GTGT + Phiếu xuất kho. + Phiếu nhập kho. + Biên bản kiểm kê HH + Bảng phân bổ CCDC…. Chứng từ về lao động tiền lương gồm: + Hợp đồng lao động. + Bảng chấm công. + Bảng thanh toán tiền lương + Giấy ra viện + Giấy nghỉ hưởng chế độ BHXH + Giấy đi đường + Bảng kê các khoản trích nộp theo lương… Chứng từ vềTiền tệ: + Phiếu thu. + Phiếu chi. + Giấy đề nghị tạm ứng. + Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng. + Giấy đề nghị thanh toán. + Biên bản kiểm kê quỹ..; Chứng từ về Tài sản cố định: + Hợp đồng mua sắm TSCĐ + Biên bản giao nhận TSCĐ. + Biên bản bàn giao TSCĐ. + Biên bản thanh lý TSCĐ. + Biên bản kiểm kê, bảng tính và phân bổ khấu hao. .... Quy trình luân chuyển chứng từ và kiểm tra chứng từ tại công ty. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế khi phát sinh trong đơn vị, các chứng từ kế toán do công ty lập ra hoặc từ bên ngoài chuyển vào đều được tập chung tại phòng Kế toán của công ty, tùy theo từng chứng từ cụ thể mà kế toán viên phụ trách sẽ kiểm tra chứng từ đó để xác minh tính pháp lý của nó sau đó mới dùng để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ bao gồm các bước sau: + Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán. + Kế toán viên kiểm tra, hoàn thiện chứng từ kế toán. + Phân loại, sắp xếp, định khoản và ghi sổ kế toán. + Lưu trữ , bảo quản chứng từ. Trong năm tài chính chứng từ được bảo quản tại kế toán phần hành. Khi báo cáo quyết toán được duyệt các chứng từ được chuyển vào lưu trữ. Trong quá trình lưu trữ xây dựng các yêu cầu về an toàn, bí mật tài liệu, xác định trách nhiệm của đối tượng có liên quan đến việc lưu trữ chứng từ. Với việc hủy chứng từ thì phải tuân thủ theo quy định chung áp dụng cho từng loại chứng từ. Khi có việc cần sử dụng lại chứng đã lưu trữ phải tuân thủ những quy định sau: Nếu sử dụng trong nội bộ Công ty phải được sự đồng ý của Kế toán trưởng. Nếu sử dụng cho các đối tượng bên ngoài thì phải được sự đồng ý của Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng tài khoản theo hệ thống tài khoản chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 482006QĐBTC ngày 1492006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. c. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng tại Công ty để ghi chép chứng từ kế toán phù hợp với hình thức kế toán sổ Chứng từ ghi sổ. Do đặc thù là đơn vị xây lắp nên các chứng từ ghi sổ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại theo cùng 1 hạng mục công trình, công trình, để dễ dàng tập hợp chi phí và tính giá thành cho 1 hạng mục công trình, công trình. Sổ chi tiết: mở cho các đối tượng đòi hỏi phải theo dõi chi tiết. Sổ cái tài khoản: mở cho các tài khoản. Bảng tổng hợp chi tiết: Tổng hợp số liệu của tất cả các tài khoản trên sổ kế toán chi tiết. Bảng cân đối số phát sinh: được lập cho tất cả các tài khoản Quy trình ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Kiểm tra, đối chiếu Ghi cuối tháng Hằng ngày, kế toán viên căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ. Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên word, excel. Hiện Công ty chưa có phần mềm kế toán. Trình tự ghi sổ Hạch toán chi tiết: được diễn ra hàng ngày, nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh vào chứng từ kế toán sau đó kế toán viên phần hành ghi vào sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng từ sổ kế toán chi tiết tổng hợp vào bảng tổng hợp chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu, kiểm tra với Sổ cái tài khoản liên quan. Hạch toán tổng hợp: Định kỳ 10 ngày, kế toán viên phần hành căn cứ vào chứng từ gốc tập hợp, sau đó phân loại rồi lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, từ bảng tổng hợp này lập chứng từ ghi sổ 1 lần. Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, và được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng (quý) phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. Cuối tháng (quý) phải tổng hợp số liệu, khóa sổ và thẻ chi tiết rồi lập bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để lập báo cáo tài chính d. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo tài chính: Cuối mỗi năm tài chính phòng tài chính kế toán của Công ty chịu trách nhiệm chính là kế toán trưởng tiến hành lập báo cáo tài chính trình lên Giám đốc và các đối tượng liên quan khác như cơ quan thuế, nhà đầu tư…..Nhằm đánh giá kết quả hoạt động của Doanh nghiệp trong một năm từ đó đưa ra các biện pháp cho kỳ sau. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm; + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả HĐKD + Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ + Bản thuyết minh báo cáo tài chính Thời điểm lập báo cáo vào cuối năm, nơi nhận báo cáo tài chính gồm: + Cơ quan thuế + Cơ quan thống kê + Cơ quan ĐKKD 2.2. Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim 2.2.1. Những vấn đề chung 2.2.1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định TSCĐ là một bộ phận tư liệu lao động do doanh nghiệp nắm giữ, được sử dụng vào các hoạt động SXKD, quy định phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ của chuẩn mực kế toán. TSCĐ trong doanh nghiệp thường là những tài sản có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và dự tính đem lại nhiều lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, cũng có thể tồn tại dưới dạng hình thái giá trị. Việc trang bị sử dụng TSCĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của quá trình SXKD. Tại Công ty phần lớn TSCĐ hữu hình là phương tiện vận tải, máy móc thi công, văn phòng. Phân loại theo hình thái biểu hiện: TSCĐ: Là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định hiện nay: những TSCĐ có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm. TSCĐ hữu hình bao gồm: + Nhà cửa vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, nhà xưởng. + Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong SXKD + Thiết bị dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính (máy vi tính, quạt trần, bàn ghế, dụng cụ đo lường). TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có giá trị vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của DN như chi phí về sử dụng đất, chi phí mua bằng sáng chế phát minh... 2.2.1.2 Nguyên tắc hạch toán tài sản cố định Đối với TSCĐ hữu hình Giá trị TSCĐHH được phản ánh trên TK 2111 theo nguyên giá, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá TSCĐ Theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, theo từng loại và từng địa điểm bảo quản, quản lý và sử dụng TSCĐ HH Đối với TSCĐ vô hình Giá trị TSCĐ hình thành được phản ánh trên TK 2113 Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ vô hình trong quá trình hình thành, trước hết được tập hợp vào TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang Khi kết thúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi tăng NG TSCĐ vô hình Được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ TSCĐ 2.2.1.3 Tính giá tài sản cố định a. Đánh giá theo nguyên giá Đối với TSCĐ hữu hình: +Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do mua sắm gồm giá mua và các chi phí vận chuyển và bốc dõ, lắp đặt chạy thử. +Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do xây dựng mới là giá trị công trình bàn giao theo quyết toán được duyệt y cộng với chi phí liên quan, lệ phí trước bạ +Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do được cấp là giá trị ghi trong “Biên bản giao nhận TSCĐ” và chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có) +Nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành do nhận biếu tặng, viện trợ, phát hiện thừa trong kiểm kê là giá trị do Hội đồng đánh giá quyết định Đối với TSCĐ vô hình +Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định là tổng số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế bỏ ra để có được TSCĐ vô hình đó. Có thể: Giá tị quyền sử dụng đất; Giá trị bằng phát minh sáng chế; Giá trị bản quyền tác giá; Giá trị phần mềm máy vi tính. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hình thành TSCĐ vô hình trước hết được tập hợp vào tài khoản 241:Chi phí XDCB DD. Khi kết thúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế theo từng TSCĐ để hạch toán vào TK213TSCĐ vô hình + Bằng phát minh sáng chế: giá trị bằng phát minh, sáng chế được xác định bởi các chi phí đơn vị phải trả (là tổng số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế) cho các công trình nghiên cứu sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài. + Bản quyền tác giả: Là chi phí tiền thù lao trả cho tác giả và được nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình. + Chi phí phần mềm máy vi tính: Là số chi trả cho việc lập trình hoặc mua phần mềm máy vi tính theo yêu cầu của đơn vị. Nguyên giá của TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: +Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước +Cải tạo, nâng cấp làm tăng thêm năng lực và kéo dài thời gian sử dụng +Tháo dỡ hoặc xây lắp trang bị thêm một hay một số bộ phận TSCĐ b. Giá trị hao mòn TSCĐ Số hao mòn lũy kế TSCĐ = Tổng Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn Kế toán hao mòn TSCĐ được thực hiện 1 năm 1 lần vào tháng 12 TSCĐ tăng trong năm nay đến năm sau mới tính hao mòn, TSCĐ giảm trong năm nay đến năm sau mới thôi tính hao mòn. Các TSCĐ đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng hoặc TSCĐ chưa tính đủ hao mòn mà đã hư hỏng không sử dụng được nữa thì không phải tính hao mòn. Những TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ thì đồng thời với việc phản ánh giá trị hao mòn của các TSCĐ phải thực hiện trích khấu hao các TSCĐ đó tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. c. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Số hao mòn lũy kế TSCĐ 2.2.1.4 Quản lý tài sản cố định Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định Việc tiến hành nhượng bán, thanh lý TSCĐ chỉ được tiến hành sau khi được quyết định thanh lý nhượng bán cuả Giám đốc. Người nào đặt giá cao nhất trong số những người tham gia đấu giá thì TSCĐ sẽ thuộc về người đó. Ban thanh lý gồm có: + Giám đốc + Phòng kế toán + Phòng tổ chức hành chính + Nhân viên kỹ thuật. + Tổ bảo vệ. Trường hợp nhượng bán thì phải có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng mua bán, phải lập hội đồng xác định giá, thông báo công khai... Sau đó cùng nhau tiến hành đánh giá TSCĐ theo hiện trạng. Giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị thu hồi. Chi phí thanh lý (nhượng bán),... Khi thanh lý tài sản cố định kế toán cần có: Quyết định thanh lý tài sản cố định. Biên bản thanh lý, đánh giá kỹ thuật. Đấu thầu. Phê duyệt kết quả đấu thầu. Hợp đồng kinh tế. Hoá đơn GTGT. Lập biên bản giao nhận thành 3 liên: + Một liên giao cho bên giao. + Một liên giao cho bộ phận nhận. + Một liên giao cho kế toán tài sản cố định để theo dõi. Trong các biên bản phải ghi rõ đầy đủ nội dung và chuyển cho các bộ phận giao nhận quản lý sử dụng ký. Kế toán soạn thảo quyết định tăng, giảm tài sản cố định và vốn cố định. Chuyển kế toán trưởng ký. Trình giám đốc ký duyệt Thủ tục bàn giao, mua sắm tài sản cố định Căn cứ vào kế hoạch mua sắm của DN Viết giấy đề xuất mua tài sản cố định. Trình giám đốc duyệt và tiến hành mua sắm theo quy định (đấu thầu, chào giá, cạnh tranh...) Ban giao nhận TSCĐ gồm có: + Giám đốc + Phòng kế toán + Phòng tổ chức hành chính + Nhân viên kỹ thuật. + Tổ bảo vệ. Lập biên bản giao nhận tài sản cố định thành 3 liên + Một liên giao cho bên giao. + Một liên giao cho bộ phận nhận. + Một liên giao cho kế toán tài sản cố định để theo dõi. Biên bản giao nhận này phải chuyển cho phòng tài chính kế toán trong vòng 3 ngày sau khi các bên giao nhận đã ký đầy đủ. Trường hợp XDCB mới Thành lập ban nghiệm thu công trình bàn giao gồm: + Giám đốc + Phòng kế toán + Phòng tổ chức hành chính + Nhân viên kỹ thuật. + Tố bảo vệ. Lập biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao. Sau khi nhận biên bản giao nhận tài sản, kế toán phải lập thẻ tài sản cố định (theo mẫu 02 TSCĐ) cho từng tài sản và ghi sổ tài sản cố định các tài sản mua, XDCB mới. Yêu cầu: + Ghi rõ nội dung trên thẻ một cách đầy đủ, rõ ràng. + Chuyển kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt. + Tài sản cố định mua mới được điều chuyển hạch toán tính khấu hao Sau khi đã hoàn tất các thủ tục bộ phận nào sử dụng tài sản cố định thì phải ký nhận quản lý sử dụng trên thẻ tài sản cố định do phòng TCKT lập và theo dõi. 2.2.2. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng a. Chứng từ kế toán sử dụng Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ Các chứng từ khác có liên quan: Hóa đơn, biên lai... Sổ sách kế toán Thẻ TSCĐ. Sổ TSCĐ. Sổ theo dõi TSCĐ nơi sử dụng. Sổ chi tiết TSCĐ. Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 211, 214 2.2.3. Kế toán chi tiết tài sản cố định Tại nơi sử dụng và bảo quản: Kế toán sử dụng sổ TSCĐ để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ do từng bộ phận quản lý và sử dụng. Mỗi đơn vị sử dụng phải có một sổ riêng, trong đó ghi tăng giảm TSCĐ theo từng chứng từ theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ của Công ty. Tại phòng kế toán Hàng ngày, khi có nghiệp vụ tăng (giảm) TSCĐ thì kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận và chứng từ liên quan đã phân loại theo từng đối tượng như: Nhà cửa, máy móc, vật kiến trúc... để lập quyết định tăng (giảm) TSCĐ và lập thẻ TSCĐ. + Đối với nghiệp vụ giảm TSCĐ phải xác định khấu hao lũy kế để ghi vào thẻ TSCĐ giảm và ghi thẻ TSCĐ tương ứng. + Đối với nghiệp vụ tăng TSCĐ, ngoài lập biên bản kiểm nghiệm, đồng thời lập biên bản bàn giao TSCĐ thành 02 liên (có đầy đủ chữ ký của cả hai bên). Mỗi bên giữ một bản, Công ty giữ một bản gửi Ban tài chính cùng hồ sơ, lý lịch TSCĐ để kế toán ghi thẻ TSCĐ. Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ Hàng tháng, kế toán TSCĐ sẽ lập và hạch toán vào các sổ sách liên quan, kiểm tra số liệu. Cuối tháng, kế toán TSCĐ kiểm tra, đối chiếu số liệu và hạch toán vào sổ cái để lập báo cáo. 2.2.4. Kế toán tổng hợp tài sản cố định Để hạch toán TSCĐ trong Công ty, kế toán sử dụng Tài khoản 211 – “ TSCĐ” Ngoài ra, để hạch toán chi tiết theo từng nhóm, từng loại, Công ty sử dụng các tài khoản cấp 2, cụ thể như sau: TK 211 có các TK cấp 2 là: TK 2111TSCĐHH TK 2113 TSCĐVH Trình tự hạch toán tổng hợp TSCĐ như sau: Sơ đồ 2.4: Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tăng tài sản cố định Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ chủ yếu giảm tài sản cố định Mẫu số: 01GTKT30001 Ký hiệu: MM15P HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 02 tháng 12 năm 2015 Số: 0027345 Đơn vị bán hàng: Siêu thị điện máy Media Mart Mã số thuế: 010266758 Địa chỉ: Số 3, Nguyễn Văn Linh, Q. Long Biên, Hà Nội Số tài khoản: 7900211000357 Điện thoại: 043. 7753 888 Họ tên người mua hàng: Ngô Văn Quang Tên đơn vị: Công ty TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội tài khoản:102010001444544 Hình thức thanh toán: chuyển khoản. Mã số thuế:0102546084 STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Máy tính xách tay Sony vaio VPCF237HG cái 1 34.500.000 34.500.000 Cộng tiền hàng: 34.500.000 Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 3.450.000 Tổng cộng tiền thanh toán : 37.950.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười tám triệu ba trăm nghìn bảy trăm đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn) Khi hai bên tiến hành bàn giao TSCĐ: SIÊU THỊ ĐIỆN MÁY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MEDIAMART Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN BÀN GIAO Hà Nội, ngày 02, tháng 12, năm 2015 BÊN GIAO HÀNG: Siêu thị điện máy Media Mart Đại diện là: Bà Nguyễn Thị Tịnh chức vụ: Nhân viên bán hàng Địa chỉ: Số 3, Nguyễn Văn Linh, Q. Long Biên, Hà Nội Điện thoại: 043. 7753 888 BÊN NHẬN HÀNG: Công ty TNHH CN Hoàng Kim Đại diện là : Ngô Văn Quang chức vụ: nhân viên Địa chỉ Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội Điện thoại: Siêu thị điện máy Media Mart giao cho Quý khách hàng một số mặt hàng: Số TT Tên tài sản Đơn vị tính Số lượng Ghi chú 1 Máy tính xách tay Sony vaio VPCF237HG Cái 1 Mới 100% Thanh toán: Đã thanh toán Hai bên đã cùng thống nhất vào biên bản giao để đưa máy vào sản xuất và làm cơ sở thanh toán sau này. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Đại diện bên giao Đại diện bên nhận (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Tịnh Ngô Văn Quang (Nguồn tài liệu: Phòng kế tóan) Sau khi kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan, kế toán lập thẻ TSCĐ theo dõi từng đối tượng. Đơn vị: Công ty TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội Mẫu số: S12DNN Ban hành theo QĐ số: 482006QĐ BTC Ngày 14092006 của Bộ trưởng BTC) THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 38 Ngày 02 tháng 12 năm 2015 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 02 tháng 12 năm 2015 Tên, mã ký hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy tính xách tay sony vaio VPCF237HG Nước sản xuất (xây dựng): Nhật Bản Năm sản xuất: 2015 Bộ phận quản lý, sử dụng: phòng kế toán Năm đưa vào sử dụng: 2015 Công suất (diện tích thiết kế)………………………………………………………… Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày …….tháng……..năm…………… Lý do đình chỉ……………………………………………………………………….... Chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 HĐGTGT 0007345 0212 Máy tính xách tay Sony vaio VPCF237HG 34.500.000 2015 Dụng cụ phụ tùng kèm theo: Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên,đóng dấu) Đơn vị: Công ty TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội Mẫu số: S10DNN Ban hành theo QĐ số: 482006QĐ BTC Ngày 14092006 của Bộ trưởng BTC) SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Từ ngày 0112015 đến ngày 31122015 Loại TSCĐ: Máy tính Sony vaio VPCF237HG Tên đơn vị: Phòng kế toán 9 Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng, năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm TSCĐ Số hiệu Ngày, tháng Thời gian sử dụng (năm) Mức khấu hao Số hiệu Ngày,thángnăm A B C D E G H 1 2 3 4 I K L 123 PC17 0212 Máy tính xách tay sony vaio VPCF237HG Nhật Bản 122015 TS14567CK 34.500.000 3 958.333 Cộng X X X X X x Sổ này có ........trang, đánh số từ trang 01 đến trang.......... Ngày mở sổ:.................... .Ngày.............tháng.............năm.............. Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Công ty: TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội Mẫu số S23a DN (Ban hành theo QĐ số 482006QĐBTC ngày 1492006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:1215 Ngày 31 tháng 12 năm 2015 ĐVT: VNĐ Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 0212 Mua TSCĐ hữu hình 211 122 34.500.000 1332 122 3.450.000 Cộng x X 37.950.000 Ngày 02 tháng 12 năm 2015 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Công ty: TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội Mẫu số S02a DN (Ban hành theo QĐ số 482006QĐBTC ngày 1492006 của Bộ trưởng BTC SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ ĐVT: VNĐ STT Chứng từ Số tiền SH NT 01 1215 3112 37.950.000 Cộng x X 4.390.190.233 Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) Công ty: TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội Mẫu số S02c DN (Ban hành theo QĐ số 482006QĐBTC ngày 1492006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Tháng 12 năm 2015 Tên tài khoản: TSCĐ Số hiệu TK:211 NT GS Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có A B C D E 1 2 G Số dư đầu tháng 3.802.949.044 Số phát sinh 3112 1215 3112 Máy tính Sony vaio VPCF237HG 112 34.500.000 Cộng phát sinh 34.500.000 Dư cuối kỳ 3.837.449.044 Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) 2.3. Kế toán khấu hao tài sản cố định tại Công ty TNHH CN Hoàng Kim Khấu hao là một bộ phận cấu thành nên XĐKQ nên việc sử dụng phương pháp tính trích khấu hao như thế nào có ảnh hưởng trực tiếp đến hạch toán KQXSKD của doanh nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm SXKD của doanh nghiệp, Công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao tuyến tính. Mức trích khấu hao TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 214: Hao mòn TSCĐ Sau khi tính toán mức khấu hao TSCĐ, căn cứ vào những chứng từ tự lập thì kế toán ghi: Nợ TK 6421: KHTSCĐ tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 6422: KHTSCĐ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 214: Tổng số KHTSCĐ phải trích Kế toán căn cứ vào kế hoạch và tổng tài sản cố định của toàn doanh nghiệp tiến hành tính khấu hao theo tỷ lệ quy định. Đồng thời tính khấu hao theo từng nơi sử dụng TSCĐ. Cuối tháng kế toán tổng hợp lên bảng tính và phân bổ khấu hao sử dụng TSCĐ theo từng bộ phận. Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành vào bảng kê và sổ chi tiết. Sau khi kiểm tra, kế toán vào Chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ kế toán vào Sổ cái TK 211, 214. Kế toán sửa chữa TSCĐ Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do Công ty tự làm hoặc thuê ngoài. Đối với sửa chữa nhỏ TSCĐ bao gồm việc sửa chữa lặt vặt , mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, Công ty giao tổ, đội có trách nhiệm quản lý và làm. Đối với sửa chữa lớn hoặc nâng cấp TSCĐ là những công việc mang tính phục hồi, thay thế những bộ phận, chi tiết hư hỏng, hoặc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ thông thường Công ty phải thuê ngoài. Tuỳ theo quy mô và tính chất của công việc sửa chữa TSCĐ , kế toán phản ánh chi phí sửa chữa vào những tài khoản khác nhau. Tổng quát như sơ đồ sau: Sơ đồ 2.6 Sơ đồ kế toán tổng quát sửa chữa tài sản cố định TK 331 TK 627 ,642 Chi phí sửa chữa thường xuyên thuê ngoài TK2413 CP sửa chữa lớn TK 133 TK 335 VAT Tính vào CP Trích trước phải trả theo kế hoạch TK 334,152,111... TK 242 Chi phí khác do Tính vào CP Phân bổ dần DN bỏ ra trả trước TK 211 Ghi tăng nguyên giá Cuối tháng kế toán tiến hành trích khấu hao tài sản như sau: Công ty: TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 12 năm 2015 ĐVT:đồng STT Chỉ tiêu Thời gian sử dụng TK ghi nợ Mức sử dụng TK 6421 TK 6422 ( năm) Nguyên giá Mức KH 1 I Số khấu hao tháng trước 3.802.949.044 15.017.060 4.687.000 10.330.060 2 II Số khấu hao tăng ttrong tháng 3 34.500.000 958.333 958.333 3 III Số khấu hao giảm trong tháng IV Số phải trích 15.975.393 4.687.000 11.288.393 Công ty: TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội Mẫu số S23a DN (Ban hành theo QĐ số 482006QĐBTC ngày 1492006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 1315 TK 214 – KHẤU HAO TSCĐ Tháng 12 năm 2015 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có BPBKH 3112 Khấu hao Máy tính Sony vaio VPCF237HG 642 214 958.333 … Cộng x x 15.975.393 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên. Đóng dấu) (Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Chính) Công ty: TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 12 năm 2015 ĐVT: VNĐ STT Chứng từ Số tiền SH NT 01 1312 3112 15.975.393 Cộng X X 4.390.190.233 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên. Đóng dấu) (Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Chính) Đơn vị: Công ty TNHH CN Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới Kiên Trung Trâu Quỳ Gia Lâm, Hà Nội Mẫu số: S03b1 – DNN (Ban hành theo QĐ số: 482006QĐ BTC Ngày 14092006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tháng 12 năm 2015 TK 214 – KHẤU HAO TSCĐ ĐVT: Đồng NT GS Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu tháng 853.057.367 Số phát sinh trong tháng 3112 1312 3112 Khấu hao Máy tính Sony vaio VPCF23
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH - - BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỆ: CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP Chuyên đề: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH C&N HOÀNG KIM Họ tên sinh viên : Phạm Thu Trang Lớp : K9-KTTHB Giáo viên hướng dẫn : ThS.Đỗ Thị Hồng Hạnh Thái Nguyên, năm 2016 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO STT Chữ viết tắt Viết tắt Bảng phân bổ tiền lương bảo hiểm xã hội Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng tổng hợp tiền lương Bảo hiểm xã hội BPBTL BKHTSCĐ BTHTL BHXH Bảo hiểm y tế BHYT Bộ tài BTC Chi phí quản lý kinh doanh CP QLKD Chuyển khoản CK Công cụ dụng cụ CCDC 10 Công cụ dụng cụ CCDC 11 Doanh nghiệp DN 12 Doanh nghiệp Nhà Nước DNNN 13 Đơn vị tính ĐVT 14 15 Gía trị gia tăng Hàng hóa GTGT HH 16 Kết chuyển K/c 17 18 Kết chuyển Khấu hao K/C KH 19 Khấu trừ KT 20 Kiểm soát chất lượng sản phẩm KCS 21 Kinh phí công đoàn KPCĐ 22 23 Máy móc thiết bị Ngân hàng MMTB NH 24 Ngân sách nhà nước NSNN 25 Nhân viên kinh doanh NVKD 26 Nhập-Xuất-Tồn N-X-T 27 Phát sinh P.S 28 29 Phiếu kế toán Phiếu nhập kho PKT PNK 30 Phiếu xuất kho PXK 31 Phòng kế hoạch vật tư P.KHVT 32 Phòng tổ chức hành TCHC 33 Quản lý doanh nghiệp QLDN 34 Sản xuất kinh doanh SXKD 35 Số hiệu SH 36 Sửa chữa lớn SCL 37 Tài khoản TK 38 Tài sản TS 39 Tài sản cố định TSCĐ 40 Thu nhập cá nhân TNCN 41 Thu nhập doanh nghiệp TNDN 42 Tiền gửi ngân hang TGNH 43 Tiền mặt TM 44 45 Ủy ban nhân dân Việt Nam đồng UBND VNĐ 46 Xác định kết sản xuất kinh doanh XĐ KQSXKD 47 Xây dựng XDCB MỤC LỤC 5.Kết cấu báo cáo PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN C&N HOÀNG KIM .10 1.1 Quá trình hình thành phát triển Công ty TNHH HOÀNG KIM .10 1.1.1 Tên địa .10 Giới thiệu thông tin chung 10 1.1.2 Quá trình hình thành phát triển 10 1.2 Chức năng, nhiệm vụ Công ty TNHH Thiên Minh .11 1.2.1 Chức Công ty TNHH Thiên Minh .11 1.2.2 Nhiệm vụ Công ty TNHH C&N Hoàng Kim .12 1.3Tổ chức kinh doanh thương mại Công ty TNHH C&N Hoàng Kim 12 Kinh doanh loại búa đập thủy lực( Mới qua sử dụng) sửa chữa, bảo dưỡng, thay phụ tùng búa đập 12 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức máy công ty .13 1.5 Đặc điểm tình hình lao động Công ty TNHH C&N Hoàng Kim 14 1.6 Khái quát kết hoạt động kinh doanh Công ty TNHH C&N Hoàng Kim 14 Bảng 1.1 Một số tiêu tài 02 năm gần .15 PHẦN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN .16 TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN C&N HOÀNG KIM 16 2.1 Khái quát chung tổ chức hạch toán kế toán Công ty TNHH C&N Hoàng Kim .16 2.1.1.Tổ chức máy kế toán Công ty TNHH C&N Hoàng Kim 16 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức máy kế toán Công ty 16 2.1.2 Khái quát công tác kế toán Công ty TNHH C&N Hoàng Kim .17 a Khái quát chung 17 b Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 20 c Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 20 Sơ đồ 2.2: phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 21 d Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán .22 2.2 Kế toán tài sản cố định Công ty TNHH C&N Hoàng Kim .22 2.2.1 Những vấn đề chung 22 2.2.1.1 Đặc điểm phân loại tài sản cố định 22 2.2.1.2 Nguyên tắc hạch toán tài sản cố định .23 2.2.1.3 Tính giá tài sản cố định 24 2.2.1.4 Quản lý tài sản cố định 25 2.2.2 Chứng từ sổ kế toán sử dụng 26 2.2.3 Kế toán chi tiết tài sản cố định 27 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ 27 2.2.4 Kế toán tổng hợp tài sản cố định 28 Sơ đồ 2.4: Hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu tăng tài sản cố định 28 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ chủ yếu giảm tài sản cố định 29 Nguyên giá TSCĐ .37 Sơ đồ 2.6 Sơ đồ kế toán tổng quát sửa chữa tài sản cố định 38 2.4 Kế toán tiền lương khoản trích theo lương Công ty C&N Hoàng Kim .42 2.4.1 Những vấn đề chung tiền lương khoản trích theo lương Công ty TNHH C&N Hoàng Kim 42 2.4.1.1 Hình thức trả lương 42 2.4.1.2 Cách tính lương, khoản trích theo lương 43 2.4.2 Chứng từ sổ kế toán sử dụng 45 2.4.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng .45 2.4.2.2 Sổ kế toán sử dụng 45 2.4.3 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 46 2.4.4 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 48 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu tiền lương khoản trích theo lương 49 2.5 Tổ chức công tác kế toán hàng hóa, CCDC công ty tnhh c&n hoàng kim 55 2.5.1 Đặc điểm hàng hóa quản lý hàng hóa công 55 2.5.2 Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng .55 2.5 Hạch toán chi tiết .56 Sơ đồ 2.8: Trình tự luân chuyển mua hàng .56 2.5.4 Hạch toán tổng hợp hàng hóa .57 Sơ đồ 2.10: Sơ đồ hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới hàng hoá .57 2.6 Tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hóavà xác định kết 69 2.6.1 kế toán tiêu thụ hàng hóa 69 Sơ đồ 2.11: Trình tự luân chuyển bán hàng .70 Sơ đồ 2.12: Sơ đồ hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới tiêu thụ 71 hàng hoá 71 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh cụ thể Công ty TNHH C&N Hoàng Kim liên quan đến tiêu thụ hàng hóa công ty: .72 Quay lại VD3: ngày 6/12 xuất bán cho DNTN liên Minh búa K&K K-200 giá chưa thuế 70.000.000/ 72 2.6.2 Xác định kết kinh doanh 76 2.6.2.1 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý 76 Sơ đồ 2.13: Sơ đồ hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới .78 2.6.2.2 Kế toán xác định kết hoạt động sản xuất kinh doanh: .82 Sơ đồ 2.14: Khái quát trình tự luân chuyển chứng từ trình kế toán tiêu thụ xác định kết hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty 82 Sơ đồ 2.15: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán tiêu thụ xác định KQKD .83 2.7 Kế toán phần hành khác Công ty TNHH C&N Hoàng Kim 85 2.7.1 Kế toán tiền mặt .85 2.7.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 94 2.7.3 Kế toán khoản phải thu công ty TNHH C&N Hoàng Kim 98 101 2.7.4 Kế toán khoản phải trả .102 2.7.5 Kế toán khoản toán với Nhà nước 105 2.7.6 Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 106 2.7.6.1 Kế toán nguồn vốn .106 2.7.6.2 Kế toán phân phối kết kinh doanh 106 2.8.2 Kiểm toán nội 111 2.9 Báo cáo TC BC KTQT Công ty TNHH Thiên Minh .111 2.9.1 Báo cáo kế toán đơn vị .111 2.9.1.1 Báo cáo tài 111 2.9.2 Báo cáo kế toán quản trị Công ty TNHH Thiên Minh 114 PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN C&N HOÀNG KIM 116 3.1 Đánh giá công tác kế toán Công ty TNHH C&N Hoàng Kim 116 3.1.1 Ưu điểm 116 3.1.2 Nhược điểm 116 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán Công ty TNHH C&H Hoàng Kim 117 3.2.1 Tổ chức kế toán tài sản cố định .117 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 117 KẾT LUẬN 119 DANH MỤC SƠ ĐỒ PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN C&N HOÀNG KIM .10 Giới thiệu thông tin chung 10 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức máy công ty .13 Bảng 1.1 Một số tiêu tài 02 năm gần .15 PHẦN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN .16 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức máy kế toán Công ty 16 a Khái quát chung 17 b Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 20 c Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 20 Sơ đồ 2.2: phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 21 d Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán .22 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ 27 Sơ đồ 2.4: Hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu tăng tài sản cố định 28 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ chủ yếu giảm tài sản cố định 29 Sơ đồ 2.6 Sơ đồ kế toán tổng quát sửa chữa tài sản cố định 38 Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu tiền lương khoản trích theo lương 49 2.5 Tổ chức công tác kế toán hàng hóa, CCDC công ty tnhh c&n hoàng kim 55 Sơ đồ 2.8: Trình tự luân chuyển mua hàng .56 Sơ đồ 2.10: Sơ đồ hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới hàng hoá .57 Sơ đồ 2.11: Trình tự luân chuyển bán hàng .70 Sơ đồ 2.12: Sơ đồ hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới tiêu thụ 71 hàng hoá 71 Sơ đồ 2.13: Sơ đồ hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu liên quan tới .78 Sơ đồ 2.14: Khái quát trình tự luân chuyển chứng từ trình kế toán tiêu thụ xác định kết hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty 82 Sơ đồ 2.15: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán tiêu thụ xác định KQKD .83 2.8.2 Kiểm toán nội 111 PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN C&N HOÀNG KIM 116 KẾT LUẬN 119 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài Trong thời đại phát triển lên nước ta đặc biệt sau thành công định nhiều năm tham gia WTO gần tham gia vào cộng đồng ASEAN tham gia ký kết thành công hiệp định TPP hiệp định có vai trò lớn nước ta, kinh tế có phát triển vượt bậc mặt có đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân đất nước Để có thành có quản lý đắn nhà nước, mở cửa hội nhậpvới giới Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày cao thi nghành kế toán ngày hoàn thiện Vì kinh tế kế toán nghành quan trọng, doanh nghiệp dù doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, dù doanh nghiệp to hay nhỏ phải có kế toán kế toán cung cấp thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng như: nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, quan thuế nhà nước …vv Xuất phát từ lý luận thực tiễn đó, ta thấy nghiên cứu kế toán tổng hợp yêu cầu tất yếu nhà quản lý kinh tế, chủ Doanh nghiệp, nhà đầu tư người quan tâm Với ý nghĩa đó, em dã chọn đề tài “kế toán tổng hợp công ty TNHH C&N Hoàng Kim” làm đề tài cho báo cáo thực tập tốt nghiệp Mục tiêu nghiên cứu - Vận dụng tổng hợp kiến thức học trường để tiến hành phân tích đánh giá lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp - Thực tập nhằm tìm hiểu, nghiên cứu tổng hợp thu thập tài liệu thực tế doanh nghiệp - Hệ thống hóa lý luận chung phản ánh thực trạng công tác kế toán phần hành Công ty TNHH C&N Hoàng Kim - Đưa ưu, nhược điểm tổ chức công tác kế toán kế toán công ty từ đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Công ty Đối tượng phạm vi nghiên cứu báo cáo - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: phần hành kế toán công tác kế toán vốn tiền, kế toán tiền lương khoản trích theo lương, kế toán tài sản cố định, kế toán vật tư hàng hóa, kế toán tiêu thụ xác định kết kinh doanh… công ty TNHH C&N Hoàng Kim - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu kế toán thời gian gần kết hoạt động sản xuất kinh doanh số liệu có liên quan đến phần hành kế toán công tác kế toán vốn tiền, kế toán tiền lương khoản trích theo lương,kế toán tài sản cố định, kế toán vật tư hàng hóa, kế toán tiêu thụ xác định kết kinh doanh công ty TNHH C&N Hoàng Kim Phạm vi không gian: Phòng kế toán công ty TNHH C&N Hoàng Kim Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thông qua sổ sách Công ty Việc thu thập thông tin cần thiết trình nghiên cứu vấn đề, cần phải lựa chọn thông tin xác, khoa học để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu Thu thập thông tin bao gồm: Điều tra thống kê phòng kế toán, phòng tổ chức thu thập số liệu thống kê - Phương pháp phân tích kinh tế - Phương pháp chứng từ kiểm kê: Các thông tin số liệu kế toán thể giấy tờ, sổ sách - Phương pháp tài khoản ghi sổ kép: Bao gồm sổ sách mà kế toán dùng để ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian - Phương pháp cân đối: để lập lên bảng biểu báo cáo - Phương pháp chuyên gia trao đổi với người có kinh nghiệm: tham khảo ý kiến nhà quản lý cán công nhân viên Công ty Kết cấu báo cáo Phần 1: Giới thiệu tổng quan công ty TNHH C&N Hoàng Kim Phần 2: Thực trạng công tác kế toán công ty TNHH C&N Hoàng Kim Phần 3: Kết luận, nhận xét đưa kiến nghị công tác kế toán công ty cổ TNHH C&N Hoàng Kim Sau thời gian thực tập, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp Em xin gủi lời cảm sâu sắc đến Quý công ty, thầy cô, gia đình, bạn bè, đặc biệt Ths: Đỗ Thị Hồng Hạnh tận tình hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề, nghiên cứu tài liệu cách trình bày bố cục báo cáo Do thời gian, trình độ kinh nghiệm hạn chế, báo cáo em tránh khỏi sai sót Em kính mong nhận góp ý thầy cô để báo cáo em hoàn thiện PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN C&N HOÀNG KIM 1.1 Quá trình hình thành phát triển Công ty TNHH HOÀNG KIM 1.1.1 Tên địa Giới thiệu thông tin chung Tên giao dịch : Công ty TNHH C&N Hoàng Kim Trụ sở : Số 1009 Phố Mới - Kiên Trung - Trâu Quỳ - Gia Lâm, Hà Nội Điện thoại : 04 62910718 Giám Đốc : Trịnh Đình Bình Vốn điều lệ : 15.000.000.000 VND Mã số thuế : 0102546084 Số tài khoản : 102010001444544 Fax: 0321 3785847 • Giấy phép kinh doanh số: 0102546084 cấp ngày 15/03/2010 - Doanh nghiệp có dấu riêng, độc lập tài sản - Chịu trách nhiệm kết kinh doanh, hạch toán kế toán độc lập - Bảng cân đối kế toán riêng, lập theo quy định pháp luật - Giám đốc đại diện theo pháp luật công ty 1.1.2 Quá trình hình thành phát triển Công ty TNHH C&N Hoàng Kim sáng lập từ thành viên giàu kinh nghiệm lĩnh vực cung cấp,sửa chữa, bảo trì búa đập thủy lực Hơn 10 năm đúc kết kinh nghiệm Thành phố Hồ chí Minh, thông qua Công ty hàng đầu Việt Nam búa đập thủy lực, Công ty TNHH TM-DV-SX-XNK IMEE Được tiếp thu kỹ thuật chuyên ngành từ kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật hãng búa tiếng như: Furukawa, OKADA, NPK Nhật Bản, K&K, Jisung, Soosan, Dainong Hàn Quốc, Với ý chí vươn lên không ngừng học hỏi Đến nay, Hòang Kim có đội ngũ nhân viên 20 người Gồm nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, thợ kỹ thuật lành nghề đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu khách hàng Thành lập ngày 20/11/2007 Sở KH & ĐT Thành phố Hà Nội cấp GPKD số: 0104002220 ngày 15/03/2010GPKD đổi sang số mới: 0102546084 Lĩnh vực 10 2.7.5 Kế toán khoản toán với Nhà nước * Chứng từ sử dụng: Công ty sử dụng chứng từ sau để hạch toán khoản phải trả với ngân sách Nhà nước: + Hoá đơn GTGT + Bảng kê mua hàng hoá + Các chứng từ có liên quan khác * Tài khoản sử dụng: - Để theo dõi tình hình toán với Nhà nước khoản thuế, phí, lệ phí Kế toán sử dụng TK333- Thuế khoản phải nộp Nhà nước, với tiểu khoản sau: + TK 3331- Thuế GTGT phải nộp TK 33311- Thuế GTGT đầu TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập + TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt + TK 3333- Thuế xuất, nhập + TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp + TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân + TK 3336- Thuế tài nguyên + TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất + TK 3338- Các khoản thuế khác + TK 3339- Phí, lệ phí khoản phải nộp - Bên cạnh tài khoản 333, kế toán sử dụng tài khoản 133- Thuế GTGT khấu trừ + TK 1331- Thuế GTGT khấu trừ hàng hoá, dịch vụ + TK 1332- Thuế GTGT khấu trừ TSCĐ * Sổ sách kế toán + Sổ chi tiết TK 133, 333 + Sổ theo dõi thuế GTGT + Sổ chi tiết GTGT hoàn lại + Chứng từ ghi sổ 105 + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ TK 133, 333 2.7.6 Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 2.7.6.1 Kế toán nguồn vốn Vốn chủ sở hữu số vốn số vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư góp vốn hình thành từ kết kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh phận chủ yếu tổng số vốn chủ sở hữu công ty Kế toán nguồn vốn kinh doanh cần tiết theo loại vốn kinh doanh tương đương với loại doanh nghiệp TK sử dụng - TK 411: Nguồn vốn kinh doanh - TK 4111: Nguồn vốn đầu tư CSH Phương pháp hạch toán: Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế: Nợ TK 421: Giảm lợi nhuận sau thuế Có TK 411: Tăng vốn kinh doanh 2.7.6.2 Kế toán phân phối kết kinh doanh Lợi nhuận sau thuế phần phản ánh kết kinh doanh doanh nghiệp lãi hay lỗ Lãi sau thuế chia theo tỷ lệ quy định doanh nghiệp: bổ sung vốn kinh doanh theo yêu cầu quản lý công ty Tài khoản sử dụng: Để phản ánh lợi nhuận sau thuế tình hình chia lợi nhuận sau thuế, kế toán sử dụng tài khoản 421: “ lợi nhuận chưa phân phối” Tk chia thành TK cấp 2: - TK 4211: “ Lợi nhuận chưa phân phối năm trước” - TK 4212: “ Lợi nhuận chưa phân phối năm nay” - Tháng 12 năm 2015, Công ty có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 35.477.758 đồng, trích quỹ khen thưởng 4.5 triệu đồng, trích quỹ dự phòng tài 5.5 triệu đồng, trích lập quỹ phúc lợi triệu đồng lại - công ty tiến hành chia cổ tức cho thành viên Kế toán định khoản: a/ Nợ TK 421: 4.500.000 Có TK 3531: 4.500.000 106 - b/ Nợ TK 421: 6000.000 Có TK 3532: 6000.000 - c/ Nợ TK 421: 5.500.000 Có TK 415: 5.500.000 d/ Nợ TK 421:19.477.758 Có TK 111: 19.477.758 Công ty: TNHH C&N Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới - Kiên Trung - Trâu Quỳ - Gia Lâm, Hà Nội Mẫu số: S02a - DN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 Bộ trưởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 05/12-giảm lợi nhuận chưa phân phối Tháng 12 năm 2015 Tài khoản Trích yếu Nợ Có 421 3531 Số tiền Nợ Có ………… Trích lập quỹ phúc lợi 3.500.000 ………… Tổng cộng 16.000.000 Kèm theo chứng từ gốc Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ( Nguồn : Phòng kế toán tài chính) Công ty: TNHH C&N Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới - Kiên Trung Mẫu số S02a - DN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ107 - Trâu Quỳ - Gia Lâm, Hà Nộ BTC ngày 14/9/2006 Bộ trưởng BTC SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ ĐVT: VNĐ STT 01 Chứng từ SH 05/12 NT 31/12 16.000.000 Cộng Người lập (Ký, họ tên) 4.390.190.233 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Giám đốc (Ký, họ tên) ( Nguồn : Phòng kế toán tài chính) 108 Công ty: TNHH C&N Hoàng Kim Địa chỉ: Số 1009 Phố Mới - Kiên Trung Trâu Quỳ - Gia Lâm, Hà Nộ Mẫu số: S02c1 – DN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tháng 12 năm 2015 TK: lợi nhuận chưa phân phối Số hiệu: 421 NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ SH NT TK đối ứng Diễn giải Số tiền Nợ Dư đầu : 97.506.030 31/12 05/12 31/12 Trích lập quỹ 31/12 02/15 31/12 Có 353 16.000.000 Chia lợi nhuận cho 111 thành viên 19.477.758 31/12 06/15 31/12 Lợi nhuận chưa phân phối Cộng phát sinh 911 35.477.758 35.477.758 Dư cuối 132.983.788 97.506.030 Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán) 109 2.7.7 kế toán loại quỹ Sau công ty có phần lợi nhuận sau thuế tiến hành chia lợi nhuận bổ sung vào quỹ Tài khoản sử dụng: TK 418: quỹ khác thuộc doanh nghiệp TK353: Quỹ khen thưởng, phúc lợi TK 3531: Quỹ khen thưởng TK 3532: Quỹ phúc lợi Phương pháp hạch toán: Cuối năm vào kế toán phân chia lợi nhuận, kế toán phản ánh số lợi nhuận sau thuế phân chia cho đối tượng: Nợ TK 4212: Giảm số lợi nhuận phân phối năm Có Tk 418,353 : Số trích quỹ doanh nghiệp 2.8 Công tác kiểm tra kế toán kiểm tra nội 2.8.1 Công tác kiểm tra kế toán Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nên công tác kiểm tra kế toán Doanh nghiệp thực tốt Tất chứng từ kế toán kế toán Doanh nghiệp lập hay từ bên chuyển đến tập trung phòng kế toán tuân theo trình tự luân chuyển Các kế toán viên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ tất chứng từ đó, đảm bảo dùng làm để ghi sổ Hàng tháng có kiểm tra đối chiếu kế toán chi tiết kế toán tổng hợp Định kỳ có đối chiếu thủ kho kế toán Mọi chênh lệch xác minh làm rõ nguyên nhân * Trình tự kiểm tra kế toán: + Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ tiêu, yếu tố ghi chép chứng từ kế toán + Kiểm tra tính hợp pháp nghiệp vụ kinh tế, tài phát sinh ghi chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với tài liệu liên quan khác + Kiểm tra tính xác thông tin liên quan chứng từ kế toán Khi phát chứng từ kế toán có vi phạm sách, chế độ tài nhà nước phải từ chối việc thực đồng thời báo cho giám đốc Doanh nghiệp để sử lý kịp thời theo quy định pháp luật 110 Đối với chứng từ kế toán lập không thủ tục, nội dung số không rõ ràng người chịu trách nhiệm kiểm tra ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục điều chỉnh sau làm ghi sổ Cuối tháng tiến hành lập báo cáo Trong trình lập báo cáo, kế toán kiểm tra nghiệp vụ, tài khoản cách so sánh sổ tài khoản với nhau, phần hành kế toán với Nếu phát sai sót cần tìm hiểu nguyên nhân tìm biện pháp xử lý kịp thời Trong phòng kế toán có kiểm tra chéo kế toán viên với Doanh nghiệp tiến hành lưu trữ bảo quản chứng từ theo quy định hành Tùy theo tính chất quan trọng loại chứng từ mà chia loại năm, 10 năm, vĩnh viễn Chứng từ xếp tủ kính, Chứng từ công trình phân loại xếp cho công trình 2.8.2 Kiểm toán nội Tại Công ty TNHH C&N Hoàng Kim mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ nên chưa thành lập máy kiểm toán nội mà thành lập hệ thống kiểm soát nội 2.9 Báo cáo TC BC KTQT Công ty TNHH Thiên Minh 2.9.1 Báo cáo kế toán đơn vị 2.9.1.1 Báo cáo tài Hệ thống báo cáo tài Công ty bao gồm loại sau: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DN) - Báo cáo kết hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02- DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03- DN) - Bản thuyết minh báo cáo tài (Mẫu số B 09- DN) 111 Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán dạng tóm lược năm 2015 ĐVT: VNĐ Tài sản Số đầu năm Số cuối năm 13.409.803.418 16.214.819.379 A Tài sản ngắn hạn I Tiền khoản tương đương tiền II Đầu tư tài ngắn hạn Đầu tư tài ngắn hạn DP giảm giá đầu tư tài ngắn hạn(*) III Các khoản phải thu ngắn hạn Phải thu khách hang Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV Hàng tồn kho Hàng tồn kho Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V Tài sản ngắn hạn khác Thuế giá trị gia tăng khấu trừ Thuế khoản khác phải thu Nhà nước Tài sản ngắn hạn khác B Tài sản dài hạn I Tài sản cố định Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế (*) Chi phí xây dựng dở dang II Bất động sản đầu tư Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế (*) III Các khoản đầu tư tài dài hạn Đầu tư tài dài hạn Dự phòng giảm giá đầu tư tài dài hạn IV Tài sản dài hạn khác Phải thu dài hạn Tài sản dài hạn khác Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 1.434.356.556 2.188.666.137 1.614.565.498 1.259.332.998 355.232.500 959.605.455 959.605.455 11.420.679.590 12.262.580.580 11.420.679.590 12.262.580.580 554.767.272 336.263.877 803.967.207 458.971.437 218.503.395 3.032.666.860 344.995.770 3.193.243.235 2.964.403.494 3.616.504.480 -652.100.986 2.983.433.344 3.837.449.044 -854.015.700 68.263.366 209.809.891 68.263.366 209.809.891 16.442.470.278 19.408.062.614 Tổng cộng tài sản Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm 10.583.790.106 11.482.730.529 A Nợ phải trả I Nợ ngắn hạn 7.400.790.106 112 7.165.730.529 3.935.291.462 1.Vay ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Thuế khoản phải nộp nhà nước Phải trả người lao động Chi phí phải trả Các khoản phải trả ngắn hạn khác Dự phòng phải trả ngắn hạn II Nợ dài hạn Vay nợ dài hạn Quỹ dự phòng trợ cấp việc làm Phải trả, phải nộp dài hạn khác Dự phòng phải trả dài hạn 2.866.799.500 457.231.000 95.790.334 1.429.140.339 45.677.810 303.387.440 3.183.000.000 3.183.000.000 4.317.000.000 4.317.000.000 5.631.029.273 B Vốn chủ sở hữu 5.484.136.465 I Vốn chủ sở hữu 5.515.754.557 Vốn đầu tư chủ sở hữu Thặng dư vốn cổ phần Vốn khác chủ sở hữu Cổ phiếu quỹ (*) Chênh lệch tỷ giá hối đoái Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II Quỹ khen thưởng phúc lợi Tổng cộng nguồn vốn 5.290.366.954 65.355.198,5 77.480.597,5 7.925.332.081 7.742.010.423 7.044.504.393 134.500.000 267.434.880 102.881.908 97.506.030 12.392.808 13.392.808 16.442.470.278 19.408.062.614 (Nguồn: Phòng Tài - Kế toán) 113 b Bảng cáo cáo kết hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết hoạt động sản xuất kinh doanh cho biết tình hình tài kết hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty thời kỳ định Báo cáo cung cấp thông tin tình hình kết sử dụng nguồn lực có để đạt lợi nhuận công ty Để thuận tiện việc phân tích, bảng tổng hợp vài tiêu lấy từ Bảng báo cáo kết kinh doanh Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 (Đvt: đồng) Chỉ tiêu DT bán hàng CCDV Các khoản giảm trừ DT DT bán hàng CCDV Giá vốn hàng bán LN gộp bán hàng CCDV DT hoạt động tài CP tài Trong đó: CP lãi vay CP bán hang CP quản lý DN 10 LN từ hoạt động KD 11 Thu nhập khác 12 CP khác 13 LN khác 14 Tổng LN kế toán trước thuế 15 CP thuế thu nhập DN hành 16 CP thuế thu nhập DN hoãn lại 17 LN sau thuế thu nhập DN 18 LN cổ phiếu Mã số 01 02 10 11 20 21 22 23 24 25 30 31 32 40 50 51 52 60 70 Năm 22.389.270.598 Năm trước 19.278.349.239 22.389.270.598 18.855.785.229 3.733.485.370 31.308.881 435.844.116 435.844.116 1.011.738.530 1.615.888.916 301.322.689 78.390.844 60.897.020 17.493.824 318.816.513 70.139.633 19.278.349.239 16.367.982.430 2.910.366.800 14.213.334 238.088.863 238.088.863 946.337.450 1.542.660.770 197.493.051 139.226.272 125.350.743 13.875.529 211.368.580 46.501.088 248.676.880 164.867.492 (Nguồn: Phòng Tài - Kế toán) 2.9.2 Báo cáo kế toán quản trị Công ty TNHH Thiên Minh * Hệ thống báo cáo quản lý: - Hệ thống báo cáo quản lý Công ty lập hàng tháng vào cuối tháng, cuối quý nhằm giúp giám đốc nắm bắt kịp thời tình hình Công ty đưa định xử lý - Hệ thống báo cáo quản trị Công ty gồm: + Báo cáo chi phí tính giá thành; Báo cáo chi phí XDCB dở dang 114 + Báo cáo chi phí quản lý; + Báo cáo tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng; + Báo cáo tình hình toán công nợ người mua, người bán + Báo cáo tình hình toán với Ngân hàng + Báo cáo phân tích khả toán Thời điểm lập báo cáo quản trị tùy thuộc vào nhu cầu nhà quản trị, thường vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm 115 PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN C&N HOÀNG KIM 3.1 Đánh giá công tác kế toán Công ty TNHH C&N Hoàng Kim 3.1.1 Ưu điểm Về tổ chức máy kế toán: đơn giản gọn nhẹ, công việc kế toán phân rõ trách nhiệm cho kế toán viên, đảm bảo hoạt động hiệu quả, không chồng chéo Việc hạch toán kế toán viên phản ánh trung thực, đúng, đủ, theo chế độ kế toán hành, có vận dụng sáng tạo phù hợp với đặc điểm SXKD Công ty Đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn không ngừng học hỏi nâng cao Tuy nhiên, tổ chức công tác kế toán bước đầu đưa vào thực máy tính nên đòi hỏi kế toán viên phải có trình độ vi tính đào tạo Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ Công tác ghi sổ đơn giản, phù hợp trình độ lực kế toán Về kế toán lao động tiền lương: thực theo chế độ kế toán hành Tiền lương trả hàng tháng dựa lực, có thưởng phạt rõ ràng Điều thúc đẩy khả phát huy lực sáng tạo người lao động Các khoản trích theo lương thực theo quy định chế độ tài Về kế toán tiêu thụ, kế toán toán, kế toán vốn tiền: hạch toán xác theo chế độ kế toán quy định Việc hạch toán chi tiết theo đừng đối tượng để theo dõi thường xuyên nên thuận tiện việc kiểm tra, đối chiếu 3.1.2 Nhược điểm Trên ưu điểm mà Công ty đạt thời gian qua Có thể nói việc hạch toán kế toán Doanh nghiệp nói chung Công ty nói riêng có nhiều ưu điểm tính xác cao Bên cạnh đó, số tồn cần đưa phải có biện pháp khắc phục để máy kế toán nói riêng hoạt động toàn doanh nghiệp nói chung tốt hoàn thiện - Về việc theo dõi sử dụng tài sản cố định Công ty Khi Công ty cấp TSCĐ cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, thời điểm cấp thời điểm vào sổ sách khác Như với công trình nhà để xe công nhân theo sổ 116 sách cấp vào tháng 12 năm 2012, thực tế hoàn thành cấp từ tháng 11 Việc ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng tài sản cố định - Về công tác hạch toán giá vốn xuất kho theo phương pháp bình quân kỳ dự trữ, dồn công việc vào cuối tháng, khó khăn cho kế toán tính giá thành xuất kho - Công ty ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ, hạch toán vào cuối tháng dẫn đến công việc bị dồn vào cuối tháng, khó khăn cho công tác đối chiếu, kiểm tra kế toán 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán Công ty TNHH C&H Hoàng Kim 3.2.1 Tổ chức kế toán tài sản cố định Cùng với hàng tồn kho tài sản cố định chiếm tỷ trọng định tổng tài sản doanh nghiệp Tài sản dài hạn có quan hệ chặt chẽ với khoản mục báo cáo tài Về công tác tính toán khấu hao TSCĐ công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp độ linh hoạt, khả thu hồi vốn chậm loại TSCĐ có đặc điểm riêng cần có phương pháp tính khấu hao khác Mặt khác Công ty tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng dẫn đến độ xác không cao hạch toán Kế toán tài sản cố định cần kịp thời ghi nhận tài sản cố định Doanh nghiệp Nếu Công ty thực tế cấp, chưa có giấy tờ điều chuyển Công ty cần phải đưa đề nghị lên Công ty để tiến hành quản lý, sử dụng, trích khấu hao xác, kịp thời 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong trình sản xuất, người yếu tố có tính định Vì doanh nghiệp nên trọng tới nhân tố người sách chế độ đưa cán công nhân viên đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng tốt hơn, linh hoạt thay đổi chế thị trường cán phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật cán quản lý, kế toán ð Để thực tốt công tác kế toán, công ty thiết lập chương trình phần mềm tài kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tài kế toán kinh tế thị trường Một số phần mềm kế toán hỗ trợ hình thức nhật ký chứng từ như: 117 + Metadata + Fast Accounting + MISA … Sơ đồ 17: Sơ đồ hình thức kế toán máy SỔ KẾ TOÁN - SỔ CHI TIẾT - SỔ TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH - BÁO CÁO TC - BÁO CÁO KẾ TOÁN Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Đồng thời công ty nên tổ chức khóa đào tạo nhắm nâng cao nghiệp vụ tin học văn phòng (Word,Excel…) cho cán kế toán Cán kế toán cập nhập, trang bị thêm kiến thức kế toán, tin học trang web chuyên ngành như: http://www.giaiphapexcel.com http://www.danketoan.com http://www.webketoan.vn http://www.tapchithue.com 118 KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập Công ty TNHH C&N Hoàng Kim, giúp đỡ nhiệt tình Ban Giám đốc - phòng ban có liên quan đặc biệt cán bộ, nhân viên phòng kế toán hướng dẫn tận tình cô giáo hướng dẫn ths: Đỗ Thị Hồng Hạnh, với nỗ lực cố gắng thân, em sâu tìm hiểu thực tế công tác kế toán Doanh nghiệp hoàn thiện Báo cáo thực tập này, cụ thể là: + Tìm hiểu khái quát chung hoạt động Công ty TNHH C&N Hòang Kim + Tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán Công ty TNHH C&N Hoang Kim + Trên sở tìm hiểu thực tế, nghiên cứu trình bày số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán Công ty TNHH C&N Hoàng Kim Do thời gian thực tập không nhiều, báo cáo em đề cập đến vấn đề nên chắn không tránh khỏi thiếu sót định Em mong đóng góp ý kiến cán nhân viên phòng kế toán doanh nghiệp thầy cô giáo để báo cáo thêm phong phú, đầy đủ sát với thực tế Công ty Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,… tháng năm 2016 Sinh viên thực 119