1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông lạng sơn

128 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN QUẢN LÝ XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN 8 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn 8 1.1.1. Tên và địa chỉ công ty 8 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 8 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn 9 1.3. Hình thức tổ chức SXKD kinh doanh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn 11 1.4. Tình hình lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 13 1.5. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 14 1.5.1 Các Hội đồng quản lý: 15 1.5.2. Các phòng ban: 15 1.5.3. Các hạt đội: 16 1.6. Tình hình hoạt động SXKD của công ty những năm gần đây 16 PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN 18 2.1. Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn 18 2.1.1. Cơ cấu bộ máy kế toán 18 2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 20 2.1.3. Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban 24 2.1.4. Các phần hành kế toán chính của đơn vị thực tập 25 2.2. Tổ chức kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn 25 2.2.1. Đặc điểm vật tư và công tác quản lý vật tư tại công ty 25 2.2.2. Thủ tục nhập xuất vật tư 27 2.2.3. Chứng từ sử dụng 28 2.2.4. Tài khoản sử dụng 29 2.2.5. Sổ sách sử dụng 29 2.2.6. Quy trình hạch toán 30 2.3. Tổ chức kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn 42 2.3.1. Đặc điểm và công tác quản lý TSCĐ 42 2.3.2. Thủ tục bàn giao, thanh lý TSCĐ 44 2.3.3. Chứng từ, sổ sách sử dụng 45 2.3.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 46 2.3.4. Quy trình hạch toán 49 2.3.5. Kế toán khấu hao TSCĐ 55 2.3.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ 61 2.4. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 62 2.4.1. Một số quy định về tiền lương tại công ty 62 2.4.2. Chứng từ , tài khoản và sổ sách kế toán sử dụng 65 2.4.5. Quy trình hạch toán lương và các khoản trích theo lương 66 2.5. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 75 2.5.1. Đặc điểm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại đơn vị thực tập 75 2.5.2. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn 75 2.5.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 78 2.6. Tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 103 2.6.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại đơn vị thực tập 103 2.6.2. Kế toán doanh thu bán háng 104 2.6.3. Kế toán giá vốn hàng bán 108 2.6.4. Kế toán chi phí bán háng 111 2.6.5. Kế toán chi phí quản lý DN 111 2.7. Công tác kiểm tra kê toán và kiểm toán nội bộ 118 2.7.1. Công tác kiểm tra kế toán 118 2.7.2. Công tác kiểm toán nội bộ 118 PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN 123 3.1. Một số nhận xét về thực trạng công tác kế toán tại Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn 123 3.1.1.Ưu điểm 123 3.1.2.Hạn chế 124 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn 125 KẾT LUẬN 127 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ1.1: Quy trình thực hiện công tác bảo dưỡng đường bộ 12 Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 14 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 18 Sơ đồ 2.2:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 22 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính 23 Sơ đồ 2.4: Trình tự hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song 30 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về NVL 40 Sơ đồ 2.6: Hạch toán tổng hợp một số nghiệp vụ về TSCĐ 48 Sơ đồ 2.7: Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếú về TSCĐ 57 Sơ đồ 2.8: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ 61 Sơ đồ 2.9: Hạch toán tổng hợp tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động 67 Sơ đồ 2.10: Sơ đồ hạch chi phí NVL trực tiếp 80 Sơ đồ 2.11: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT 84 Sơ đồ: 2.12: Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 87 Sơ đô 2.13: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 92 Sơ đồ 2.14: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất 97 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT 32 Biểu số 2.2: Phiếu nhập kho 33 Biểu 2.3: Bảng tổng hợp nhập vật tư 34 Biểu số 2.4: Phiếu xuất kho 35 Biểu số 2.5: Bảng tổng hợp xuất vật tư 36 Biểu số 2.6: Thẻ kho 37 Biểu số 2.7: Sổ chi tiết NVL 38 Biểu số 2.8: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn 39 Biểu số 2.8: Sổ cái nguyên vật liệu 41 Biểu số2.9: Hóa đơn giá trị gia tăng 50 Biểu số 2.10: Biên bản giao nhận TSCĐ 51 Biếu Số 2.11: Thẻ TSCĐ 53 Biếu Số 2.12: Sổ cái Tài sản cố định 54 Biểu số 2.13: Bảng tinh và phân bổ khấu hao TSCĐ 58 Biểu số 2.14: Bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ( trích) 59 Biểu số 2.15: Sổ cái khấu hao TSCĐ 60 Biểu 2.16: Tỷ lệ trích theo lương năm 2015 65 Biểu số 2.17: Bảng chấm công 68 Biểu số 2.18: Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân 69 Biểu số 2.19: Bảng tính và thanh toán tiền lương gián tiếp 70 Biểu số 2.20: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 71 Biểu số 2.21: SỔ CÁI TK 334( trích) 72 Biểu số 2.22: Sổ chi tiết TK 334 73 Biểu số 2.23: SỔ CÁI TK 338 74 Biểu số 2.24: Bảng tổng hợp xuất vật tư 80 Biểu số 2.25: (Trích) Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp 81 Biểu số 2.26: (Trích) Sổ cái chi phí NVL trực tiếp 82 Biểu số 2.27: (Trích) Sổ cái chi phí nhân công trực tiếp 84 Biểu số 2.28: Hóa đơn GTGT về nhiên liệu sử dụng cho máy thi công 88 Biểu số 2.29: Bảng tính và phân bổ khấu hao 89 Biểu số 2.30: (Trích) Sổ cái chi phí máy thi công 90 Biểu sô 2.31: Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác 93 Biểu số 2.32: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung 94 Biểu số 2.33: (Trích) Sổ cái chi phí sản xuất chung 95 Biểu số 2.34: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 97 Biểu số 2.35: (Trích) Sổ cái TK 154 98 Biểu số 2.36: Thẻ tính giá thành 102 Biểu số2.37: Hóa đơn giá trị gia tăng 107 Biểu số 2.39: (Trích) Sổ cái TK 632 110 Biểu số 2.40: (Trích) Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp 113 Biểu số 2.41: Sổ cái TK 642 114 Biểu số 2.42: Sổ cái TK 911 117 Biểu số 2.43: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 119 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Đến nay, nước ta đã cơ bản là một nước công nghiệp phát triển với nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành kinh tế kinh doanh khác nhau, đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện về mọi mặt. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và quan tâm đến sự phát triển của Kinh tế Xã hội, lấy hiệu quả Kinh tế Xã hôi làm tiêu chuẩn cơ bản để định ra phương hướng phát triển. Cùng với quá trình phát triển của toàn Xã hội, sự phát triển của cơ sở hạ tầng luôn là điều kiện tiền đề cho sự phát triển chung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, sự phát triển không ngừng của thế giới thì các doanh nghiệp nước ta đang từng bước hoàn thiện mình. Để theo kịp với xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn cố gắng và nỗ lực tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại không những là nguồn thu lớn cho doanh nghiệp mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tạo vị thế trên thị trường và lấy được lòng tin của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường, đổi mới khâu tổ chức và bộ máy kế toán để có thể theo kịp với sự thay đổi đó. Tổ chức bộ máy kế toán là công việc cần thiết, tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp bởi hệ thống kế toán là bộ phận quản lý tài chính, có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó đưa ra thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, thuận tiện cho công tác quản lý và cũng là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Chính vì thế hệ thống kế toán rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác hạch toán kế toán. Từ những kiến thức đã được học tại trường và qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn, em mạnh dạn chọn đề tài : “Tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty Cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn” làm bài báo cáo thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu một số phần hành kế toán của công ty để thấy được thực tế và trên lý thuyết có sự khác biệt nhau như thế nào. Nghiên cứu về các phần hành kế toán của công ty.Qua đó có thể rút ra những ưu, nhược điểm của hệ thống kế toán đó, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức công tác kế toán của Công ty ngày càng có hiệu quả. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi về nội dung Đi sâu nghiên cứu một số phần hành kế toán tại Công ty CP quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn. 3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài này được thực hiện từ ngày 21122015 đến ngày 27032016 3.3. Phạm vi về không gian Đề tài này được thực hiện tại Công ty CP quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin Phương pháp phân tích, đánh giá 5.Kết cấu của bài báo cáo Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn. Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng sơn. Phần III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn. PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN QUẢN LÝ XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn 1.1.1. Tên và địa chỉ công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn Tên giao dịch: Lang Son Road Manegement and Contruction Jont Stock Company Địa chỉ: Số 127, Đường Trần Quang Khải, Phường Chi Lăng, Thành Phố Lạng Sơn, Lạng Sơn Mã số thuế: 4900219747 Số tài khoản ngân hàng: 351 1000 000 0080 – Tại Ngân hàng đầu tư phát triển Lạng Sơn Điện thoại: 0253811605 – Fax: 0253812930 Ngày hoạt động: 04102002 Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động Vốn điều lệ: 12.074.000.000 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Sau năm 1954 cả miền bắc Việt Nam được hưởng không khí hoà bình, nhân dân ta bắt tay vào tái thiết và xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở miền bắc. Các hệ thống đường giao thông phát triển mạnh mẽ, trong đó có hệ thống đường bộ, để bảo đảm giao thông luôn được thông suốt, phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH và giải phóng Miền Nam thì những đơn vị làm nhiệm vụ bảo dưỡng đường bộ được thành lập. Tiền thân của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn là Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn, được thành lập từ năm 1962 theo quy định của Thông tư số 40TT ngày 14121962 của Bộ Giao thông vận tải, là đơn vị sự nghiệp kinh tế của Nhà nước làm nhiệm vụ bảo dưỡng duy tu cầu đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tháng 31985 đổi tên thành Xí nghiệp quản lý đường bộ, tháng 31993 đổi lại tên thành Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần của Nghị quyết TW3, TW 9 khóa IX với nhiệm vụ cơ bản là sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hiện có, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn; bổ sung cơ chế chính sách để tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; trong thời kỳ này để thực hiện Phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 20022005, Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn chuyển đổi thành Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Lạng Sơn, là doanh nghiệp làm nhiệm vụ công ích trong quản lý và sửa chữa đường bộ. Thực hiện công cuộc cải tổ doanh nghiệp nhà nước, đó là việc khắc phục tình trạng vốn nhà nước đầu tư dàn trải, manh mún, kém hiệu quả, giảm làm gánh nặng cho ngân sách nhà nước khi bù lỗ cho DNNN, đồng thời thực hiện chủ trương xã hội hoá, thu hút vốn từ các thành phần khác trong nền kinh tế quốc dân, từng bước để các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng và hoà nhập kinh tế quốc tế thì trong đó có việc chuyển đại bộ phận các công ty 100% vốn nhà nước có quy mô vừa và nhỏ, có đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; thực hiện Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 20072010 thì đến tháng 42009 Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Lạng Sơn chuyển đổi thành Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn với nhiệm vụ chính là quản lý, sửa chữa, xây dựng đường bộ, ngoài ra còn mở rộng thêm một số ngành nghề khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký Tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả Xây dựng bộ máy kinh doanh tạo nguồn vốn, bảo toàn nguồn vốn của công ty và kinh doanh có hiệu quả nguồn vố đó. Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các Báo cáo tài chính. 1.2.1. Chức năng Thực hiện chức năng quản lý đối với các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ được giao cho đơn vị. Chức năng tổ chức sản xuất: Các Hạt quản lý giao thông, thực hiện chỉ tiêu theo phương án khoán mục tiêu nhiệm vụ công ty giao trong việc sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ; Các đơn vị xây lắp có trách nhiệm tổ chức thi công hoàn thành các công trình xây dựng, sửa chữa đường bộ đảm bảo khối lượng, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật yêu cầu và tiến độ quy định. 1.2.2. Nhiệm vụ Đề xuất, thực hiện đầy đủ cắm các biển báo tín hiệu giao thông và xây dựng các công trình phù trợ an toàn giao thông đường bộ. Quản lý, sửa chữa đảm bảo trạng thái an toàn, kỹ thuật các công trình giao thông đường bộ. Theo chỉ tiêu vốn được giao, thường xuyên kiểm tra để phát hiện hư hỏng, mất mát, thiết bị công trình giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình giao thông đường bộ và an toàn giao thông vận tải đường bộ. Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình cầu đường xử lý khắc phục kịp thời khi công trình giao thông bị hư hỏng, thiết bị mất mát . Tiến hành sửa chữa vừa và sửa chữa lớn hoặc xây dựng cơ bản phù hợp với năng lực hiện có của đơn vị nếu được công ty giao . Đề xuất xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch cho công ty sửa chữa vừa và sửa chữa thường xuyên cầu đường thuộc phạm vi đơn vị quản lý. Quản lý và bảo trì các tuyến đường Trung ương và Địa phương là 22 tuyến với tổng chiều dài 762Km. Trong đó gồm: 393,7 Km đường Quốc lộ và 368,94 Km đường Tỉnh lộ; 168 cầu với 5.270,6md; 258 kè với 7.870md; trên 2.490 biển báo và 47.563md hộ lan các loại... 1.3. Hình thức tổ chức SXKD kinh doanh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn là một doanh nghiệp làm nhiệm vụ công ích, nên việc tổ chức sản xuất chủ yếu là công tác bảo dưỡng đường bộ do nhà nước đặt hàng. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là bảo dưỡng cầu đường bộ, nơi sản xuất đồng thời cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm.  Trình tự công tác bảo dưỡng cầu đường bộ như sau: Bước 1: Công tác thống kê: thống kê tình trạng cầu đường bộ Đánh giá tình trạng và xác định nhu cầu bảo dưỡng: Điều tra hiện trường; lập bảng điều tra hư hỏng; so sánh tiêu chí đáng giá xác định nhu định nhu cầu bảo dưỡng Định lượng và tính chi phí cho nhu cầu bảo dưỡng: Tính khối lượng; lập dự toán; lập kế hoạch và tiến độ sửa chữa Bước 2: Thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên; định kỳ; đột xuất Về vật liệu sử dụng: đất thích hợp; cấp phối tự nhiên; đá dăm; nhựa đường; bê tông xi măng; vữa... Về máy móc thi công: Máy ủi; máy xúc đào; máy lu; máy san gạt; máy dun nấu và rải nhựa đường... Về nhân công: lao động giản đơn; công nhân kỹ thuật; kỹ sư chuyên ngành.  Quy trình thực hiện công tác bảo dưỡng đường bộ theo sơ đồ như sau: Sơ đồ1.1: Quy trình thực hiện công tác bảo dưỡng đường bộ ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty) 1.4. Tình hình lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Lao động là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản, không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Đối với mỗi Doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố trung tâm, mang tính quyết định và có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Việc bố trí và sử dụng lao động một cách khoa học, hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Kể từ khi bước vào hoạt động tới nay, theo thời gian và tùy thuộc vào yêu cầu của sản xuất, cơ cấu lao động của Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn luôn có sự biến động cả về số lượng và chất lượng để phù hợp với tình hình sản xuất đó. Hiện nay Công ty có 235 lao động, bao gồm 12 hạt quản lý đường bộ, 02 đội xây dựng công trình, 01 đội xe máy vật tư và nhà văn phòng công ty. Trong đó: + Trình độ đại học các ngành 13 người, chiếm 5,53% trong đó đại học có liên quan đến cầu đường bộ là 6 người chiếm 2,55%. + Trình độ trung học là 48 người, chiếm 20,4% trong đó trung học chuyên ngành cầu đường bộ 26 người chiếm khoảng 11% 1.5. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Quan hệ trực tuyến Quan hệ tham mưu ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty) 1.5.1 Các Hội đồng quản lý: Đại Hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty để thông qua và sửa đổi Điều lệ Công ty; bầu và bãi miễm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát. Các cổ đông thường niên 1 nămlần tổ chức Đại hội để thông qua Báo cáo tài chính hàng năm; Báo cáo của Hội Đồng quản trị và Ban Kiểm soát; Kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn của Công ty. Hội Đồng quản trị: Thành viên HĐQT gồm 05 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm kỳ 05 năm để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty và các quyền do Điều lệ công ty, các quyết định của Đại Hội đồng cổ đông quy định. Ban Kiểm soát: Thành viên của Ban Kiểm soát gồm 03 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm kỳ 05 năm để kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm và thực hiện quyền kiểm tra kiểm soát do Điều lệ công ty, các quyết định của Đại Hội đồng cổ đông quy định. Ban giám đốc: + HĐQT bổ nhiệm 01 thành viên của HĐQT làm Giám đốc điều hành công ty, có nhiệm kỳ là 05 năm để thực hiện các Nghị quyết của HĐQT và Đại hội đồng cổ đông. là người có trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày của công ty và quyết định tất cả các vấn đề do Điều lệ công ty quy định. + 01 Phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính. + 01 Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật. + 01 Phó giám đốc phụ trách quản lý giao thông. 1.5.2. Các phòng ban: Phòng Tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc công ty về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty; quản trị văn phòng, tiếp thu và giải quyết ý kiến ,khiếu nại của cán bộ công nhân viên, tính toán các chế độ tiền lương, BHXH và quyền lợi khác cho người lao động. Phòng Kế hoạchKỹ thuật Vật tư: chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, công tác quản lý kỹ thuậtchất lượng; công tác quản lý vật tư và xe máy thi công của đơn vị. Phòng quản lý giao thông: quản lý về cầu đường, hồ sơ hoàn công các công trình giao thông, công tác phòng chống bảo lũ, thiên tai, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Phòng Tài chính kế toán: có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty. Quản lý giám sát mọi hoạt động tài chính kế toán theo quy định và phù hợp với quy chế phân cấp, phân quyền cho các đơn vị thành viên. 1.5.3. Các hạt đội: Đội công trình: làm công tác sửa chữa định kỳ cầu đường bộ (sửa chữa vừa, sủa chữa lớn); sửa chữa đột xuất (khắc phục hư hỏng cầu đường bộ do thiên tai gây ra) và xây dựng một số công trình đường bộ phù hợp với năng lực hiện có. Đội xe máy: chuẩn bị và cung ứng kịp thời các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ thi công các công trình xây dựng và sửa chữa đường bộ. Các Hạt quản lý đường bộ từ 1 đến 12: làm công việc bảo dưỡng thường xuyên và bảo vệ an toàn hanh lang đường bộ. 1.6. Tình hình hoạt động SXKD của công ty những năm gần đây Biểu 1.1 : Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014, 2015 TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 Doanh thu thuần 18.942.194.405 34.154.268.919 15.212.074.514 80,3 2 Lợi nhuận trước thuế 123.560.114 155.067.728 31.507.614 25,5 3 Chi phí thuế TNDN 21.623.020 27.136.852 5.513.832 25,5 4 Lợi nhuận sau thuế 101.937.094 127.930.876 25.993782 25,5 (Nguồn số liệu lấy tại phòng kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy trong mấy năm gần đây công ty có hoạt động SXKD khá hiệu quả. Năm 2015 doanh thu thuần đạt 34.154.268.919 đồng so với năm 2014 tăng 15.212.074.514 đồng tương đương với 80,3%. Lợi nhuận trước thuế qua 2 năm cũng tăng, năm 2015 lợi nhận kế toán trước thuế đạt 155.067.728 đồng so với năm 2014 tăng 31.507.614 đồng tương đương với 25,5%. Qua số liệu trên cho thấy tuy doanh thu thuần tăng mạnh nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2015 lại tăng không tương xứng với doanh thu, điều này chứng tỏ trong năm 2015 các khoản chi phí cũng tăng mạnh làm giảm khoản lợi nhuận của Công ty. Năm 2015 lợi nhuận kế toán sau thuế đạt 127.930.876 đồng so với năm 2014 tăng 25.993782 đồng tương đương với 25,5%. Công ty làm ăn có lãi mở rộng quy mô kinh doanh và đã bắt đầu có xu hướng đầu tư vào một số ngành nghề khác đã không những giải quyết được phần nào việc làm cho con em ở tại địa phương mà còn đóng góp và ngân sách nhà nước hàng chục triệu đồng . PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN 2.1. Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn 2.1.1. Cơ cấu bộ máy kế toán Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng: Giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, đồng thời kiểm tra việc thực hiện kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty và chỉ đạo kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên . Tổ chức thực hiện công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty. Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các phần hành công tác kế toán, ký các sổ kế toán, báo cáo kế toán. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ tài chính kế toán thống kê trong toàn công ty . Tổ chức chấp hành lệnh kiểm tra kế toán của các cơ quan có thẩm quyền . Tổ chức và chứng kiến việc bàn giao công việc của nhân viên kế toán, thủ kho ,thủ quỹ thuyên chuyển có ý kiến trong công việc tuyển dụng, thuyên chuyển thay đổi nâng bậc khen thưởng, kỷ luật nhân viên kế toán, thủ kho, thủ quỹ của công ty, Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng bậc nghiệp vụ cho nhân viên kế toán . Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế tài chính . Tham gia ý kiến quản lý doanh nghiệp, chiến lược phát triển của công ty . Báo cáo kịp thời chính xác đúng đắn với giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên ,cơ quan tài chính những vi phạm chế độ chính sách, chế độ thể lệ tài chính kế toán. Kế toán vốn bằng tiền: giúp Kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế toán tài chính Công ty. Ghi chép phản ánh vốn bằng tiền (tiền mặt, TGNH, tiền vay ….) Kế toán chi tiết các khoản công nợ và vốn chủ sở hữu. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo vốn bằng tiền, công nợ và báo cáo thuế. Kế toán TSCĐ vật liệu: ghi chép, phản ánh tổng hợp chi tiết về TSCĐ, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu tồn kho tính khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị CCDC, giá trị vật liệu xuất kho. Theo dõi TSCĐ công cụ dụng cụ đang sử dụng ở các bộ phận trong Công ty, lập báo cáo nội bộ về TSCĐ, CCDC và vật tư . Kế toán tiền lương và BHXH: tính lương và BHXH phải trả cho người lao động trong công ty . Ghi chép, phản ánh tổng hợp chi tiết BHXH, BHYT, KPCĐ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Các nhân viên hạch toán ở các Hạt, Đội: do tổ chức công tác kế toán tập trung nên tại các bộ phận trực thuộc công ty không tổ chức thực hiện riêng, phòng kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính thống kê trong toàn công ty .Tại các Hạt, Đội chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu để chuyển về phòng kế toán thống kê của công ty, các nhân viên chịu sự chỉ đạo phân công việc trực tiếp của thủ trưởng các Hạt, Đội. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.2.1. hình thức kế toán tại công ty Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn là đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức hạch toán tập trung do phòng kế toán chịu trách nhiệm toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê trong toàn công ty. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Thông tư 2002014TTBTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành vào ngày 22122014 và tuân thủ Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được Bộ Tài chính ban hành. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VND) các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Niên độ kế toán nắm bắt đầu từ ngày 0101N và kết thúc vào ngày 3112N. Công ty áp dụng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, giá trị hàng tồn kho xác định theo phương pháp thực tế đích danh; Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng. 2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Chế độ kế toán doanh nghiệp; Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, Công ty còn mở thêm tài khoản cấp 2 và cấp 3 cho những tài khoản mà Chế độ kế toán doanh nghiệp chưa quy định như: Tài khoản 141: Tạm ứng Tài khoản 1411: Tạm ứng lương Tài khoản 1412: Tạm ứng mua vật tư, hàng hóa Tài khoản 1413: Tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ Tài khoản 1411: Tạm ứng khác Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu Tài khoản 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính Tài khoản 1522: Vật liệu phụ Tài khoản 1523: Nhiên liệu Tài khoản 1524: Phụ tùng thay thế Tài khoản 1526: Thiết bị XDCB Tài khoản 1528: Vật liệu khác Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ Tài khoản 1531: Công cụ dụng cụ + TK 15311: Công cụ, dụng cụ bảo hộ lao động. + TK 15312: Công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất. Tài khoản 1532: Bao bì luân chuyển Tài khoản 1533: Đồ dùng cho thuê Tài khoản 1534: Thiết bị, phụ tùng thay thế Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tài khoản 1541: Xây lắp Tài khoản 1542: Sản phẩm khác Tài khoản 1543: Chi phí bảo hành Tài khoản 242: Chi phí trả trước Tài khoản 2421: Chi phí trả trước Tài khoản 2422: Chi phí chờ kết chuyển 2.1.2.3. Hình thức Sổ kế toán áp dụng tại công ty: Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hàng ngày, theo trình tự thời gian và đã sử dụng phần mềm máy vi tính vào trong công tác kế toán. Để thực hiện phân công các nhân viên trong phòng kế toán và giảm bớt khối lượng phải ghi sổ cái, Công ty còn mở thêm các sổ Nhật ký đặc biệt. Các sổ Nhật ký đặc biệt cũng là các bộ phận của Nhật ký chung để tổng hợp các nghiệp vụ cùng loại, định kỳ tổng hợp số liệu ở sổ nhật ký đặc biệt để ghi vào Nhật ký chung rồi lấy số liệu ghi vào Sổ cái, đồng thời phải tiến hành đối chiếu kiểm tra tính chính xác của số liệu ghi chép ở các sổ tổng hợp. Sơ đồ tổ chức sổ kế toán và trình tự ghi chép sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung Sơ đồ 2.2:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu ( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán công ty ) Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn tổ chức hạch toán kế toán trên máy vi tính, sử dụng hình thức ‘’Nhật ký chung’’ để phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình và để thuận tiện trong việc sử dụng máy tính trong việc vào các chứng từ hàng ngày và lưu trữ số liệu. Do đơn vị sử dụng phương pháp kế toán trên máy vi tính nên trình tự luân chuyển chứng từ được thực hiện như sau; khi nhận được chứng từ gốc (hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi…) kế toán nhập số liệu vào máy tính, in ra các sổ sách, sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ liên quan. Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày Lập báo cáo tài chính và in sổ kế toán Đối chiếu kiểm tra ( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán công ty) + Hàng ngày: kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán để nhập vào máy tính theo bảng biểu đã thiết kế sẵn trên máy, các thông tin được tự động nhập vào sổ cái, sổ kế toán chi tiết. + Cuối quý, năm: khoá sổ và lập báo cáo tài chính, in ra giấy, sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết để thực hiện các thủ tục pháp lý tương tự như sổ kế toán hàng ngày đã ghi bằng tay. 2.1.2.4. Hệ thống Báo cáo tài chính tại công ty: Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập để: Tổng hợp và trình bày tổng quát và toàn diện tình hình tài sản, công nợ, các luồng tiền ra vào và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một kỳ kế toán. Cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá thực trạng tài chính trong kỳ hoạt động đã qua cũng như dự đoán trong thời gian hoạt động tiếp theo; Cung cấp thông tin cho các cổ đông, HĐQT, Giám đốc Công ty và các cơ quan nhà nước( Cơ quan tài chính, thuế, thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh). Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 DN Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 DN và báo cáo tài chính giữa niên độ: Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01DN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03DN Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09DN Báo cáo tài chính giữa niên độ theo dạng đầy đủ nên cũng được lập quýlần với nội dung như báo cáo tài chính năm. 2.1.3. Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính của Công ty song cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban có liên quan. Thu thập thông tin kinh tế trong đơn vị, dự đoán về kỳ vọng trong tương lai tài chính có nguồn thu thuận lợi hay khó khăn để điều tiết sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả. Đây là nơi diễn ra mọi hoạt động thanh toán cho các phòng ban, cũng là đơn vị kiểm tra việc sử dụng bảo quản tài sản tại các đơn vị, qua đó trợ giúp cho Giám đốc trong việc ra quyết định một cách đúng đắn nhất. Các phòng ban lại là đơn vị trợ giúp cho kế toán hoàn thành công việc của mình như tập hợp hoá đơn, chứng từ liên quan đến phòng ban mình cung cấp cho phòng kế toán…Phòng kế toán cùng với các phòng ban khác tạo thành một bộ máy hoạt động nhịp nhàng giúp cho hoạt động SXKD của Công ty hiệu quả hơn. 2.1.4. Các phần hành kế toán chính của đơn vị thực tập ­ Kế toán vốn bằng tiền ­ Kế toán hàng tồn kho ­ Kế toán lương và các khoản trích theo lương ­ Kế toán tài sản cố định ­ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ­ Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.2. Tổ chức kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn 2.2.1. Đặc điểm vật tư và công tác quản lý vật tư tại công ty Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa như cát, sỏi, xi măng, sắt, thép,dây buộc,… là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành xây dựng.  Đặc điểm NVL, CCDC: Những nghành nghề kinh doanh chính của công ty chủ yếu gồm những hoạt động xây dựng, xây lắp công trình; sản phẩm của nghành xây dựng là những công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và thường cố định ở nơi sản xuất (thi công) còn các điều kiện khác đều phải di chuyển theo địa điểm xây dựng. Từ đặc điểm riêng của nghành xây dựng làm cho công tác quản lý, sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ phức tạp vì chịu ảnh hưởng lớn của môi trường bên ngoài nên cần xây dựng định mức cho phù hợp với điều kiện thi công thực tế. Quản lý NVL, CCDC là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi mức độ và phương pháp quản lý cũng khác nhau. Căn cứ vào công dụng của các loại vật tư trong sản xuất Công ty phân loại nguyên vật liệu thành các loại như sau: Về nguyên vật liệu gồm có: + Nguyên vật liệu chính: Khi tham gia vào quá trình sản xuất NVL chính sẽ là thành phần chủ yếu cấu thành nên thực tế vật chất của sản phẩm như: Sắt thép, xi măng, cát sỏi, đá, ... + Nguyên vật liệu phụ: là những sản phẩm khi tham gia vào quá trình sản xuất không tạo nên thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng phụ là làm tăng chất lượng sản phẩm như: Nhựa thông, Sơn chống rỉ, que hàn... + Nhiên liệu chính: Xăng, dầu, than, củi,... + Vật kết cấu: Là những bộ phận của sản phẩm trong công ty như: Vật kết cấu bê tông đúc sẵn... Căn cứ vào mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu được chia thành: + Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm + Vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Công cụ dụng cụ bao gồm: + Dụng cụ đồ nghề: Máy khoan, máy đầm, xẻng, bàn là, xô, xe đẩy, ... + Dụng cụ quản lý: máy tính, giấy bút... + Dụng cụ khác: Gỗ cốp pha, quần áo bảo hộ lao động...  Công tác quản lý vật tư: Để đảm bảo cho quá trình thi công công trình luôn được đảm bảo diễn ra một cách liên tục và hiệu quả thì việc cung ứng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phải đảm bảo thường xuyên liên tục, đầy đủ số lượng, chất lượng. Mỗi một công ty đều phải đưa ra những quy định riêng của mình nhằm mục đích quản lý NVL – CCDC chặt chẽ, giảm được những hư hao mất mát sảy ra. Người quản lý về NVL – CCDC cần tuân theo những quy định sau: Thu mua NVL hải phân loại NVLCCDC theo đúng yêu cầu và nội dung kinh tế của Ban lãnh đạo công ty và công tác hạch toán. Đánh giá thực tế vật liệu, CCDC nhập – xuất – tồn kho theo quy định của công ty. Quản lý chặt chẽ tình hình thu mua NVLCCDC trên các mặt số lượng, chất lượng, giá trị và thời hạn cung cấp. Quá trình thu mua vật liệu phải đảm bảo kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. Dự trữ vật liệu, CCDC hợp lý và tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm. Tổ chức bảo quản vật liệu, CCDC trong kho cũng như đang trên đường vận chuyển nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra. 2.2.2. Thủ tục nhập xuất vật tư 2.2.2.1. Thủ tục nhập vật tư Vật tư trong Công ty Cổ phần QL XD giao thông Lạng Sơn được mua khi có nhu cầu sử dụng ngay. Trị giá vật tư nhập kho bao gồm giá thực tế ghi trên hóa đơn cộng với các khoản chi phí thu mua, bảo quản trong qua trình thu mua, chi phí vận chuyển đến chân công trình, trừ đi các khoản triết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do không đảm bảo chất lượng. Việc mua vật tư thường do một người trong ban chỉ huy công trình đảm nhận tự khai thác nguồn hàng tại địa phương nơi đang thi công công trình. Đối với những nguồn hàng quý, hiếm, khó mua thì công ty sẽ đứng ra mua cho các các công trình. Do đó vật tư thường được đáp ứng theo giá cả thị trường lên không ổn định. Các đội xây dựng căn cứ vào dự toán và kế hoạch thi công để tính toán lượng vật tư cần thiết để phục vụ cho sản xuất có xác nhận của chỉ huy trưởng và kỹ thuật viên để lập kế hoạch mua vật tư cho công trình. Vật tư mua về được chuyển tới chân công trình, chỉ huy trưởng công trình và thủ kho sẽ kiểm tra chất lượng, số lượng cũng như chủng loại vật tư và tiến hành đưa vật tư vào phục vụ cho sản xuất thi công. Khi nguyên vật liệu được mua về hoặc nhận về, người giao hàng hóa của bên cung cấp cung cấp các chứng từ có liên quan cho kế toán đội thi công xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, nếu như nội dung ghi trên hóa đơn, chứng từ hợp lệ sẽ được chuyển xuống bộ phận kho để làm thủ tục nhập kho. Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập thành 3 liên: + Liên 1: Lưu tại nơi lập phiếu. + Liên 2: Thủ kho giữ để vào thẻ kho, sau đó chuyển lên phòng kế toán cùng với chứng từ để làm căn cứ ghi sổ kế toán. + Liên 3: Người giao hàng giữ. Trước khi nhập kho vật tư, thủ kho phải có trách nhiệm xem xét cụ thể số vật tư thực tế nhập kho cả về số lượng và chất lượng, so sánh, đối chiếu với số ghi trên phiếu nhập kho, sau đó kí vào phiếu nhập kho, ngoài ra thủ kho còn có trách nhiệm bố trí sắp xếp vật tư, các loại nguyên liệu một cách hợp lý, đảm bảo các yêu cầu về bảo quản cũng như kiểm tra tình hình nguyên vật liệu của công ty. 2.2.2.2. Thủ tục xuất vật tư Vật tư được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau, nên tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn dùng phương pháp tính giá vật tư xuất dùng là phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này thì vật tư nhập kho trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của lần nhập sau cùng. Khi có nhu cầu về vật tư, thủ kho căn cứ vào yêu cầu về chủng loại, số lượng, quy cách của nguyên vật liệu xin xuất dùng để tiến hành xuất kho vật tư và lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: + Liên 1: Lưu tại nơi lập phiếu. + Liên 2: Thủ kho giữ để vào thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ kế toán. + Liên 3: Giao cho người nhận. 2.2.3. Chứng từ sử dụng Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Biên bản kiểm tra Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa Bảng kê mua hàng. Giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu chi... 2.2.4. Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng tài khoản 152, tài khoản 153 để theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu, CCDC trong kỳ. ­ Tài khoản 152 – “Nguyên liệu, vật liệu” có 6 tài khoản cấp II đó là: + Tài khoản 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính + Tài khoản 1522: Vật liệu phụ + Tài khoản 1523: Nhiên liệu + Tài khoản 1524: Phụ tùng thay thế + Tài khoản 1526: Thiết bị XDCB + Tài khoản 1528: Vật liệu khác ­ Tài khoản 153 – “Công cụ, dụng cụ” có 2 tài khoản cấp II đó là: + Tài khoản 1531: Công cụ dụng cụ TK 15311: Công cụ, dụng cụ bảo hộ lao động. TK 15312: Công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất. + Tài khoản 1532: Bao bì luân chuyển + Tài khoản 1533: Đồ dùng cho thuê + Tài khoản 1534: Thiết bị, phụ tùng thay thế 2.2.5. Sổ sách sử dụng Công ty sử dụng các sổ sách trong phần hành kế toán nguyên vật liệu gồm: + Thẻ kho. + Bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu, CCDC + Sổ chi tiết TK152, TK153 + Sổ cái tài khoản 152, 153 + Sổ nhật ký chung 2.2.6. Quy trình hạch toán 2.2.6.1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, CCDC Kế toán chi tiết NVL, CCDC là một khâu công việc khá phức tạp và tốn nhiều công sức, đòi hỏi phải phản ánh đầy đủ cả mặt giá trị, số lượng và chất lượng của từng danh điểm vật liệu, theo từng kho và từng người phụ trách vật chất. Để hạch toán chi tiết NVL, CCDC Công ty áp dụng phương pháp ghi thẻ song song, trình tự hạch toán như sau: Sơ đồ 2.4: Trình tự hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu Nguyên tắc hạch toán: Ở kho thủ kho hạch toán về mặt số lượng, phòng kế toán ghi chép cả về số lượng và giá trị từng thứ nguyên vật liệu. Trình tự ghi chép tại kho: Thủ kho dùng “Thẻ kho” để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật tư hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận chứng từ nhập, xuất vật tư hàng hóa, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn trên thẻ kho. Định kỳ 3 – 5 ngày, thủ kho gửi các chứng từ nhập – xuất đã phân loại theo từng thứ vật tư hàng hóa cho phòng kế toán. Trình tự ghi chép ở phòng kế toán: Phòng kế toán mở sổ kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập xuất của từng thứ vật tư theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Kế toán khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho của thủ kho chuyển đến, kế toán kiểm tra và hoàn chỉnh từng chứng từ, căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho để ghi sổ chi tiết vật tư có liên quan, mỗi chứng từ được ghi một dòng. Cuối tháng kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và tồn kho của kho, lập báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị để đối chiếu với thẻ kho của thủ kho, và với số liệu của bộ phận kế toán tổng hợp NVL, CCDC. Sau đây là một số chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến nghiệp vụ về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phát sinh trong tháng 12 năm 2015 tại Công ty: Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 03 tháng 12 năm 2015 Mẫu số 01GTKT3001 Ký hiệu: AA15P Số: 0001157 Đơn vị bán hàng: Công Ty TNHH MTV Thiên An Lạng Sơn Địa chỉ: Số 04, Đường Nhị Thanh, Phường Tam Thanh, Thành Phố Lạng Sơn Số tài khoản: Điện thoại: +84 25 3876 914 Mã số: 4601001301 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty CP quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP Lạng Sơn Số tài khoản: 35110000000080 Hình thức thanh toán: chưa thanh toán Mã số: 4600391578 STT Tên hàng hóa dịch vụ ĐVT SL ĐG TT A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Xi măng kg 2.000 1.355 2.710.000 2 Thép D12 Kg 1.500 14.500 21.750.000 Cộng hàng tiền: 24.460.000 Thuế suất thuế GTGT: 10%, tiền thuế GTGT: 2.446.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 26.906.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai sáu triêu chín trăm linh sáu ngàn đồng chẵn. Người bán hàng (Ký, họ tên) Người mua hàng (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Biểu số 2.2: Phiếu nhập kho Đơn vị: Công ty Cổ phần QLXDGT Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP Lạng Sơn Mẫu 01VT (Ban hành theo TT2002014TTBTC ngày 22122014 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 03 tháng 12 năm 2013 Số: 0078 Nợ TK 152: 24.460.000 Có TK 111: 24.460.000 Họ tên người giao hàng: Công Ty TNHH MTV Thiên An Lạng Sơn Theo Hóa đơn GTGT số 0001157 ngày 03 tháng 12 năm 2015 của Công Ty TNHH MTV Thiên An Lạng Sơn Nhập tại kho: Nguyên vật liệu. STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C 1 2 3 4 01 Xi măng kg 2.000 2.000 1.355 2.710.000 02 Thép D12 kg 1.500 1.500 14.500 21.750.000 Tổng kg 3.500 x x 24.460.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ):hai bốn triệu bốn trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn Người lập phiếu (đã ký) Người giao hàng (đã ký) Thủ kho (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Biểu 2.3: Bảng tổng hợp nhập vật tư Đơn vị: Công ty Cổ phần QLXDGT Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP Lạng Sơn BẢNG TỔNG HỢP NHẬP VẬT TƯ Tháng 12 năm 2015 Chứng từ Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền SH NT Theo CT Thực nhập 0077 0212 Đá 4× 6 m3 200 200 120.000 12.000.000 0078 0312 Xi măng kg 2.000 2.000 1.355 2.710.000 Thép D12 kg 1.500 1.500 14.500 21.750.000 … … … … … … … … CỘNG x x x x 240.000.000 Viết bằng chữ: Hai trăm bốn mươi triệu đồng chẵn. Người lập (đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (đã ký) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Biểu số 2.4: Phiếu xuất kho Đơn vị: Công ty Cổ phần QLXDGT Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP Lạng Sơn Mẫu 02VT (Ban hành theo TT2002014TTBTC ngày 22122014 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 tháng 12 năm 2015 Số: 0097 Nợ TK 621: 1.060.000 Có TK 152: 1.060.000 Họ tên người nhận hàng: Trần Đăng Khải Lý do xuất kho: Xuất kho cho mục công trình xây dựng đường Lộc Bình Xuất tại kho: Nguyên vật liệu STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất A B C 1 2 3 4 1 Xi măng kg 1.000 1.000 1.550 1.550.000 Tổng x x x x 1.550.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một triệu lăm trăm năm mươi nghàn đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: 01 phiếu đề nghị cấp vật tư. Người lập phiếu (đã ký) Người nhận hàng (đã ký) Thủ kho (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) Giám đốc (đã ký)) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Biểu số 2.5: Bảng tổng hợp xuất vật tư Đơn vị: Công ty Cổ phần QLXDGT Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP Lạng Sơn BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT TƯ Tháng 12 năm 2015 Công trình: Xây dựng đường Lộc Bình ĐVT: Đồng Chứng từ Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền SH NT Yêu cầu Thực xuất 0095 0212 Cát vàng m3 70 70 130.000 9.100.000 0096 0312 Đá bé m3 30 30 150.000 4.500.000 0097 0512 Xi măng kg 1.000 1.000 1.550 1.550.000 0117 2112 Gạch babanh viên 10.000 10.000 1.370 13.700.000 … … … … … … … … Tổng x x x x 247.000.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai trăm bốn mươi bảy triệu đồng chẵn. Chỉ huy công trình (đã ký) Thủ kho (đã ký) Nhân viên kinh tế (đã ký) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Biểu số 2.6: Thẻ kho Đơn vị: Công ty Cổ phần QLXDGT Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP Lạng Sơn Mẫu S12DN (Ban hành theo TT2002014TTBTC ngày 22122014 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: 01122015 Tờ số: 21 Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Xi măng Đơn vị tính: Kg Mã số: CP03 STT SH Chứng từ Diễn giải Ngày NX Số lượng N X Nhập Xuất Tồn Tồn đầu tháng 12 1.000 1 0078 Nhập xi măng tại kho nguyên vật liệu 0312 2.000 3.000 2 0097 Xuất xi măng cho công trình xây dựcng đường Lộc Bình 0312 1.000 2.000 … … … … … … … … 17 0120 Xuất xi măng cho công trình xây dựcng đường Lộc Bình 2612 3.500 1.000 18 0099 Nhập xi măng tại kho nguyên vật liệu 2812 2.000 3.000 19 0121 Xuất xi măng cho công trình xây dựcng đường Lộc Bình 3012 2.000 1.000 Cộng số PS x 13.000 15.000 Tồn cuối tháng 12 x 1.000 Ngày 31 tháng12 năm 2015 Người lập (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) Giám đốc (đã ký) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Biểu số 2.7: Sổ chi tiết NVL Đơn vị: Công ty Cổ phần QLXDGT Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP Lạng Sơn Mẫu S10DN (Ban hành theo TT2002014TTBTC ngày 22122014 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 12 năm 2013 Tài khoản: 152.1 Tên kho: Nguyên vật liệu Tên quy cách vật liệu: Xi măng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú SH NT Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền A B C D 1 2 3 4 5 6 7 E Số dư đầu kỳ 1.550 1000 1.550.000 PN0078 0312 Nhập kho xi măng 111 1.355 2.000 2.710.000 PX0097 0512 Xuất kho xi măng 621 1.550 1.000 1.550.000 … … … … … … … … … … … … PX0120 2612 Xuất kho xi măng 621 1.355 3.500 4.742.500 PN099 2812 Nhập xi măng tại kho NVL 111 1.355 2.000 2.710.000 PX0121 3012 Xuất xi măng dùng thi công công trình đường Lộc Bình 621 1.355 3.400 4.607.000 Cộng tháng 15.000 30.325.000 15.000 30.520.000 1.000 1.355.000 . Người ghi sổ (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Giám đốc (đã ký) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Biểu số 2.8: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn Đơn vị: Công ty Cổ phần QLXDGT Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP Lạng Sơn Mẫu S08DN (Ban hành theo TT2002014TTBTC ngày 22122014 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN Từ ngày 01122015 đến ngày 31122015 Công trình: Xây dựng đường Lộc Bình Mã VT Tên VT ĐVT Đầu kỳ Nhập Xuất Cuối kỳ Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị CVS Cát vàng m3 132 16.250.000 125 17.550.000 165 23.270.000 92 10.530.000 CP03 Xi măng kg 1.000 1.550.000 13.000 17.615.000 15.000.000 20.520.000 1.000 1.355.000 … … … … … … … … … … … Tổng cộng x x 35.000.000 x 240.000.000 x 247.000.000 x 28.000.000 Người lập biểu (đã ký) Kế toán trưởng (đã ký) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.2.6.2. Kế toán tổng hợp ngyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” để theo dõi sự biến động vật tư trong kỳ và được chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Theo phương pháp này thì kế toán đơn vị phải tổ chức ghi chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho của vật tư hàng hóa trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Việc xác định trị giá thực tế của vật tư, hàng hóa xuất kho được tính căn cứ trực tiếp vào chứng từ xuất kho và tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hóa tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về NVL (Nguồn số liệu : Phòng kế toántài chính) Căn cứ vào các Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT… đã được kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý kế toán tiến hành ghi vào các Sổ chi tiết, Thẻ kho, chứng từ ghi sổ và vào Sổ cái TK 152, TK 153 . Sổ sách sử dụng + Nhật ký chung + Sổ cái. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến NVL, CCDC, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc và các số liệu của sổ kế toán chi tiết để tiến hành ghi chép vào Nhật ký chung, Sổ cái TK152, TK153. Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành khóa sổ kế toán. Biểu số 2.8: Sổ cái nguyên vật liệu Đơn vị: Công ty Cổ phần QLXDGT Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127 đường Trần Quang Khải, P. Chi Lăng, TP Lạng Sơn Mẫu S03DN (Ban hành theo TT2002014TTBTC ngày 22122014 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản: 152 – Nguyên liệu, vật liệu Từ ngày 01122015 đến ngày 31122015 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK đối ứng Số phát sinh (VNĐ) Ngày tháng Số hiệu Trang số stt dòng PS nợ PS có Số dư đầu tháng 701.719.653 PS trong tháng 0312 PNK0078 Nhập kho NVL xi măng, thép D12 41 16 331 24.460.000 0512 PXK Xuất kho xi măng taị kho NVL cho công trình đường Lộc Bình 47 4 621 1.550.000 … … … … … … … … Cộng số PS tháng 3.502.059.665 3.715.462.817 Số dư cuối tháng 488.316.501 Ngày 31 tháng 21 năm 2015 Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) 2.3. Tổ chức kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn 2.3.1. Đặc điểm và công tác quản lý TSCĐ Khái niệm: TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ, tham g

Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC 2.1.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ 18 Xe ô tô tải SUPER CARRY TRUCK thùng .47 Biểu số 2.14: Bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ( trích) .56 Biểu số 2.19: Bảng tính toán tiền lương gián tiếp .67 Biểu số 2.20: Bảng phân bổ tiền lương khoản trích theo lương .68 Biểu số 2.25: (Trích) Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp .78 Biểu số 2.26: (Trích) Sổ chi phí NVL trực tiếp 79 Biểu số 2.27: (Trích) Sổ chi phí nhân công trực tiếp 82 Trong tháng 12 năm 2015 công trình xây dựng đường Lộc Bình phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công hạch toán: 85 Biểu số 2.28: Hóa đơn GTGT nhiên liệu sử dụng cho máy thi công 86 Biểu số 2.29: Bảng tính phân bổ khấu hao 87 Biểu số 2.30: (Trích) Sổ chi phí máy thi công .88 Biểu số 2.32: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung 93 Biểu số 2.33: (Trích) Sổ chi phí sản xuất chung 94 Biểu số 2.34: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .97 Biểu số 2.35: (Trích) Sổ TK 154 98 Biểu số 2.36: Thẻ tính giá thành 101 2.6 Tổ chức kế toán tiêu thụ xác định kết kinh doanh 102 2.6.1 Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa đơn vị thực tập .102 2.6.2 Kế toán doanh thu bán háng 103 Biểu số2.37: Hóa đơn giá trị gia tăng 106 Biểu số 2.39: (Trích) Sổ TK 632 .109 2.6.5 Kế toán chi phí quản lý DN 110 Biểu số 2.40: (Trích) Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp .112 Biểu số 2.41: Sổ TK 642 113 (Nguồn: Phòng tài kế toán) .114 SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ 2.1.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ 18 Xe ô tô tải SUPER CARRY TRUCK thùng .47 Biểu số 2.14: Bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ( trích) .56 Biểu số 2.19: Bảng tính toán tiền lương gián tiếp .67 Biểu số 2.20: Bảng phân bổ tiền lương khoản trích theo lương .68 Biểu số 2.25: (Trích) Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp .78 Biểu số 2.26: (Trích) Sổ chi phí NVL trực tiếp 79 Biểu số 2.27: (Trích) Sổ chi phí nhân công trực tiếp 82 Trong tháng 12 năm 2015 công trình xây dựng đường Lộc Bình phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công hạch toán: 85 Biểu số 2.28: Hóa đơn GTGT nhiên liệu sử dụng cho máy thi công 86 Biểu số 2.29: Bảng tính phân bổ khấu hao 87 Biểu số 2.30: (Trích) Sổ chi phí máy thi công .88 Biểu số 2.32: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung 93 Biểu số 2.33: (Trích) Sổ chi phí sản xuất chung 94 Biểu số 2.34: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .97 Biểu số 2.35: (Trích) Sổ TK 154 98 Biểu số 2.36: Thẻ tính giá thành 101 2.6 Tổ chức kế toán tiêu thụ xác định kết kinh doanh 102 2.6.1 Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa đơn vị thực tập .102 2.6.2 Kế toán doanh thu bán háng 103 Biểu số2.37: Hóa đơn giá trị gia tăng 106 Biểu số 2.39: (Trích) Sổ TK 632 .109 2.6.5 Kế toán chi phí quản lý DN 110 Biểu số 2.40: (Trích) Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp .112 Biểu số 2.41: Sổ TK 642 113 SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU 2.1.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ 18 Xe ô tô tải SUPER CARRY TRUCK thùng .47 Biểu số 2.14: Bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ( trích) .56 Biểu số 2.19: Bảng tính toán tiền lương gián tiếp .67 Biểu số 2.20: Bảng phân bổ tiền lương khoản trích theo lương .68 Biểu số 2.25: (Trích) Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp .78 Biểu số 2.26: (Trích) Sổ chi phí NVL trực tiếp 79 Biểu số 2.27: (Trích) Sổ chi phí nhân công trực tiếp 82 Trong tháng 12 năm 2015 công trình xây dựng đường Lộc Bình phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công hạch toán: 85 Biểu số 2.28: Hóa đơn GTGT nhiên liệu sử dụng cho máy thi công 86 Biểu số 2.29: Bảng tính phân bổ khấu hao 87 Biểu số 2.30: (Trích) Sổ chi phí máy thi công .88 Biểu số 2.32: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung 93 Biểu số 2.33: (Trích) Sổ chi phí sản xuất chung 94 Biểu số 2.34: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .97 Biểu số 2.35: (Trích) Sổ TK 154 98 Biểu số 2.36: Thẻ tính giá thành 101 2.6 Tổ chức kế toán tiêu thụ xác định kết kinh doanh 102 2.6.1 Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa đơn vị thực tập .102 2.6.2 Kế toán doanh thu bán háng 103 Biểu số2.37: Hóa đơn giá trị gia tăng 106 Biểu số 2.39: (Trích) Sổ TK 632 .109 2.6.5 Kế toán chi phí quản lý DN 110 Biểu số 2.40: (Trích) Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp .112 Biểu số 2.41: Sổ TK 642 113 SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Công nghiệp hóa, đại hóa nghiệp toàn dân, thành phần kinh tế Đến nay, nước ta nước công nghiệp phát triển với nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành kinh tế kinh doanh khác nhau, đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện mặt Vì vậy, Đảng Nhà nước ta trọng quan tâm đến phát triển Kinh tế - Xã hội, lấy hiệu Kinh tế - Xã hôi làm tiêu chuẩn để định phương hướng phát triển Cùng với trình phát triển toàn Xã hội, phát triển sở hạ tầng điều kiện tiền đề cho phát triển chung Cùng với phát triển kinh tế nước, phát triển không ngừng giới doanh nghiệp nước ta bước hoàn thiện Để theo kịp với xu phát triển nay, doanh nghiệp phải cố gắng nỗ lực tìm biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp mà điều kiện để doanh nghiệp tạo vị thị trường lấy lòng tin người tiêu dùng Các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường, đổi khâu tổ chức máy kế toán để theo kịp với thay đổi Tổ chức máy kế toán công việc cần thiết, tất yếu khách quan doanh nghiệp hệ thống kế toán phận quản lý tài chính, có vai trò quan trọng quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Bộ máy kế toán với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp xử lý thông tin, từ đưa thông tin hữu ích cho việc định, thuận tiện cho công tác quản lý công cụ quản lý vĩ mô nhà nước Chính hệ thống kế toán quan trọng doanh nghiệp Nhận thấy tầm quan trọng cần thiết công tác hạch toán kế toán Từ kiến thức học trường qua thời gian thực tập công ty cổ phần quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn, em mạnh dạn chọn đề tài : “Tổ chức công tác kế toán tổng hợp công ty Cổ phần quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn” làm báo cáo thực tập SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu số phần hành kế toán công ty để thấy thực tế lý thuyết có khác biệt Nghiên cứu phần hành kế toán công ty.Qua rút ưu, nhược điểm hệ thống kế toán đó, đồng thời đưa số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức công tác kế toán Công ty ngày có hiệu Phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi nội dung Đi sâu nghiên cứu số phần hành kế toán Công ty CP quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn 3.2 Phạm vi thời gian Đề tài thực từ ngày 21/12/2015 đến ngày 27/03/2016 3.3 Phạm vi không gian Đề tài thực Công ty CP quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin - Phương pháp phân tích, đánh giá 5.Kết cấu báo cáo Phần I: Tổng quan công ty cổ phần quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp công ty cổ phần quản lý & xây dựng giao thông Lạng sơn Phần III: Nhận xét kiến nghị công tác kế toán tổng hợp công ty cổ phần quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN QUẢN LÝ & XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN 1.1 Quá trình hình thành phát triển công ty CP quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn 1.1.1 Tên địa công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn Tên giao dịch: Lang Son Road Manegement and Contruction Jont Stock Company Địa chỉ: Số 127, Đường Trần Quang Khải, Phường Chi Lăng, Thành Phố Lạng Sơn, Lạng Sơn Mã số thuế: 4900219747 Số tài khoản ngân hàng: 351 1000 000 0080 – Tại Ngân hàng đầu tư phát triển Lạng Sơn Điện thoại: 0253811605 – Fax: 0253812930 Ngày hoạt động: 04/10/2002 Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động Vốn điều lệ: 12.074.000.000 1.1.2 Quá trình hình thành phát triển Sau năm 1954 miền bắc Việt Nam hưởng không khí hoà bình, nhân dân ta bắt tay vào tái thiết xây dựng sở hạ tầng kỹ thuật miền bắc Các hệ thống đường giao thông phát triển mạnh mẽ, có hệ thống đường bộ, để bảo đảm giao thông thông suốt, phục vụ cho công xây dựng CNXH giải phóng Miền Nam đơn vị làm nhiệm vụ bảo dưỡng đường thành lập Tiền thân Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn Đoạn Quản lý đường Lạng Sơn, thành lập từ năm 1962 theo quy định Thông tư số 40/TT ngày 14/12/1962 Bộ Giao thông vận tải, đơn vị nghiệp kinh tế Nhà nước làm nhiệm vụ bảo dưỡng tu cầu đường địa bàn tỉnh Lạng Sơn SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tháng 3/1985 đổi tên thành Xí nghiệp quản lý đường bộ, tháng 3/1993 đổi lại tên thành Đoạn Quản lý đường Lạng Sơn Thực đường lối đổi Đảng ta " tiếp tục xếp, đổi mới, phát triển nâng cao hiệu doanh nghiệp nhà nước" theo tinh thần Nghị TW3, TW khóa IX với nhiệm vụ xếp, đổi hoạt động doanh nghiệp nhà nước có, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn; bổ sung chế sách để tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế; thời kỳ để thực Phương án xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2002-2005, Đoạn Quản lý đường Lạng Sơn chuyển đổi thành Công ty Quản lý Sửa chữa đường Lạng Sơn, doanh nghiệp làm nhiệm vụ công ích quản lý sửa chữa đường Thực công cải tổ doanh nghiệp nhà nước, việc khắc phục tình trạng vốn nhà nước đầu tư dàn trải, manh mún, hiệu quả, giảm làm gánh nặng cho ngân sách nhà nước bù lỗ cho DNNN, đồng thời thực chủ trương xã hội hoá, thu hút vốn từ thành phần khác kinh tế quốc dân, bước để doanh nghiệp Việt Nam thích ứng hoà nhập kinh tế quốc tế có việc chuyển đại phận công ty 100% vốn nhà nước có quy mô vừa nhỏ, có đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; thực Phương án xếp, đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2010 đến tháng 4/2009 Công ty Quản lý Sửa chữa đường Lạng Sơn chuyển đổi thành Công ty cổ phần Quản lý Xây dựng Giao thông Lạng Sơn với nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, xây dựng đường bộ, mở rộng thêm số ngành nghề khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh 1.2 Chức nhiệm vụ Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn - Kinh doanh ngành nghề đăng ký - Tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu - Xây dựng máy kinh doanh tạo nguồn vốn, bảo toàn nguồn vốn công ty kinh doanh có hiệu nguồn vố SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Thực chế độ Báo cáo kế toán tài theo quy định hành Bộ tài chính, chịu trách nhiệm tính xác, trung thực Báo cáo tài 1.2.1 Chức - Thực chức quản lý tuyến quốc lộ tỉnh lộ giao cho đơn vị - Chức tổ chức sản xuất: Các Hạt quản lý giao thông, thực tiêu theo phương án khoán mục tiêu nhiệm vụ công ty giao việc sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ; Các đơn vị xây lắp có trách nhiệm tổ chức thi công hoàn thành công trình xây dựng, sửa chữa đường đảm bảo khối lượng, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật yêu cầu tiến độ quy định 1.2.2 Nhiệm vụ Đề xuất, thực đầy đủ cắm biển báo tín hiệu giao thông xây dựng công trình phù trợ an toàn giao thông đường Quản lý, sửa chữa đảm bảo trạng thái an toàn, kỹ thuật công trình giao thông đường Theo tiêu vốn giao, thường xuyên kiểm tra để phát hư hỏng, mát, thiết bị công trình giao thông đường bộ, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ công trình giao thông đường an toàn giao thông vận tải đường Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình cầu đường xử lý khắc phục kịp thời công trình giao thông bị hư hỏng, thiết bị mát Tiến hành sửa chữa vừa sửa chữa lớn xây dựng phù hợp với lực có đơn vị công ty giao Đề xuất xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch cho công ty sửa chữa vừa sửa chữa thường xuyên cầu đường thuộc phạm vi đơn vị quản lý Quản lý bảo trì tuyến đường Trung ương Địa phương 22 tuyến với tổng chiều dài 762Km Trong gồm: 393,7 Km đường Quốc lộ 368,94 Km đường Tỉnh lộ; 168 cầu với 5.270,6md; 258 kè với 7.870md; 2.490 biển báo 47.563md hộ lan loại SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3 Hình thức tổ chức SXKD kinh doanh Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn Công ty cổ phần Quản lý Xây dựng giao thông Lạng Sơn doanh nghiệp làm nhiệm vụ công ích, nên việc tổ chức sản xuất chủ yếu công tác bảo dưỡng đường nhà nước đặt hàng Sản phẩm chủ yếu Công ty bảo dưỡng cầu đường bộ, nơi sản xuất đồng thời nơi tiêu thụ sản phẩm Trình tự công tác bảo dưỡng cầu đường sau: Bước 1: - Công tác thống kê: thống kê tình trạng cầu đường - Đánh giá tình trạng xác định nhu cầu bảo dưỡng: Điều tra trường; lập bảng điều tra hư hỏng; so sánh tiêu chí đáng giá - xác định nhu định nhu cầu bảo dưỡng - Định lượng tính chi phí cho nhu cầu bảo dưỡng: Tính khối lượng; lập dự toán; lập kế hoạch tiến độ sửa chữa Bước 2: Thực công tác bảo dưỡng thường xuyên; định kỳ; đột xuất - Về vật liệu sử dụng: đất thích hợp; cấp phối tự nhiên; đá dăm; nhựa đường; bê tông xi măng; vữa - Về máy móc thi công: Máy ủi; máy xúc đào; máy lu; máy san gạt; máy dun nấu rải nhựa đường - Về nhân công: lao động giản đơn; công nhân kỹ thuật; kỹ sư chuyên ngành Quy trình thực công tác bảo dưỡng đường theo sơ đồ sau: SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ1.1: Quy trình thực công tác bảo dưỡng đường BẢO DƯỠNG CẦU ĐƯỜNG BỘ Bảo dưỡng thường xuyên Bảo dưỡng thường xuyên Bảo dưỡng thường xuyên Công việc tiến hành thường xuyên lúc Công việc tiến hành thường xuyên lúc Chỉ cần người lao động giản đơn Cần loại vật liệu để bảo dưỡng Sử dụng công cụ cầm tay Người lao động có kỹ thuật, kỹ Phải có máy móc hỗ trợ Sử dụng máy móc, thiết bị hỗ trợ SVTH: Lăng Thị Trà Bảo dưỡng định kỳ Bảo dưỡng đột xuất Công việc tiến hành vài năm lần tuỳ theo cấp loại đường Công việc không nằm kế hoạch có cố hư hỏng đột xuất Kỹ thuật cao, kinh phí sửa chữa lớn Sử dụng loại vật liệu để sửa chữa Nhân công có kỹ thuật, kỹ cao Phải có máy móc, thiết bị chuyên dụng Nguyên nhân cố thiên tai cố đột xuất khác Quy mô công việc không cố định: phải hót đất sụt ta luy dương lớn phải làm lại đoạn đường, cầu Người lao động có kỹ thuật, kỹ cao Sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dụng 10 Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN ( ký) SVTH: Lăng Thị Trà Báo cáo thực tập tốt nghiệp ( ký) (Nguồn: Phòng tài kế toán) Lớp: 114 K9 – KTTH A ( ký) Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.6.6 Kế toán xác định kết kinh doanh Kết kinh doanh kết cuối hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường Công ty thời gian định, biểu tiền lỗ hay lãi Để xác định kết kinh doanh cần phải xác định doanh thu giá vốn hàng bán khoản chi phí phát sinh kỳ Kết hoạt động sản xuất kinh = Doanh thu Giá vốn - hàng doanh Trong đó: Doanh thu Doanh thu bán = hàng cung - bán Chi phí Chi phí bán hàng - quản lý doanh nghiệp Các khoản giảm trừ doanh thu( - khoản thuế phải nộp NN, CKTM, cấp dịch vụ giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) TK sử dụng: Để xác định kết kinh doanh kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết kinh doanh TK mở chi tiết cho công trình sau tổng hợp lại Phương pháp hạch toán số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến xác đinh kết kinh doanh minh họa qua sơ đồ sau: SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 2.15: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kết hoạt động kinh doanh TK 911 TK 632 TK 511 K/c doanh thu Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 641, 642 TK 711 Kết chuyển chi phí K/c thu nhập khác bán hàng, QLDN TK 635, 811 TK 515 K/c chi phí hoạt động tài K/c doanh thu hoạt chính, chi phí khác động tài TK 821 TK 421 K/c chi phí thuế Kết chuyển lỗ TNDN Kết chuyển lãi SVTH: Lăng Thị Trà 116 Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 2.42: Sổ TK 911 Đơn vị: Công ty cổ phần QL&XD giao thông Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127, Trần Quang Khải, Chi Lăng, TP Lạng Sơn Mẫu S03b-DN (Ban hành theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản: 911 – Xác định kết Chứng từ SH NT 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 Từ ngày 01/12/2015 đến ngày 31/12/2015 NKC Ghi Số tiền Diễn giải TKĐƯ Trang dòng Nợ Có Số dư đầu kỳ x x x Số phát sinh tháng Doanh thu tháng 12 511 982.674.400 Giá vốn tháng 12 632 836.381.400 Chi phí quản lý doanh ngiêp 642 158.605.700 Chi phí tài 635 10.616.304 Kết chuyển lợi nhận chưa phân phối 421 45.143.225 Cộng số phát sinh tháng 1.183.524.260 1.183.524.260 Số dư cuối kỳ x x Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký) ( ký) ( ký) (Nguồn: Phòng tài kế toán) SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.7 Công tác kiểm tra kê toán kiểm toán nội 2.7.1 Công tác kiểm tra kế toán Tất chứng từ Xí nghiệp lập từ bên chuyển đến tập trung phòng kế toán tài Xí nghiệp Các kế toán viên kiểm tra chứng từ sau kiểm tra xác minh tính pháp lý chứng từ dùng chứng từ nhập giữ liệu vào phần mềm kế toán máy Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán máy sau: - Lập, tiếp cận, sử lý chứng từ - Phân loại, xắp xếp chứng từ kế toán nhập giữ liệu vào phần mềm kế toán máy theo biểu mẫu lập trình sẵn - Lưu trữ bảo quản chứng từ Hàng ngày sau lập chứng từ kế toán, nhận chứng từ kế toán từ bên về, kế toán viên trưởng phòng kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ theo trình tự sau: - Kiểm tra tính rõ ràng, trung thưc, đầy đủ tiêu, yếu tố ghi chứng từ kế toán - Kiểm tra tính hợp pháp nghiệp vụ kinh tế, tài phát sinh ghi chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với tài liệu khác có liên quan - Kiểm tra tính xác thông tin chứng từ kế toán Cuối tháng, kế toán tiến hành đối chiếu kiểm tra số liệu sổ sách số liệu chứng từ, có sai lệch kế toán có biện pháp sử lý kịp thời 2.7.2 Công tác kiểm toán nội Hiện Công ty chưa có phận kiểm toán nội riêng Hàng năm, Công ty thuê kiểm toán độc lập kiểm toán Công ty kiểm toán thực công việc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế thừa nhận Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy chế kiểm toán độc lập hành Việt Nam Sau số báo cáo tài Công ty năm 2015: SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 2.43: Báo cáo kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 Đơn vị: Công ty cổ phần QL&XD giao thông Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127, Trần Quang Khải, Chi Lăng, TP Lạng Sơn Mẫu B02-DN (Ban hành theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2015 Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm Số năm trước IV.08 Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp bán hàng cung cấp dịch vụ (20 = 10 -11) Doanh thu hoạt động tài Chi phí tài - Trong chi phí lãi vay SVTH: Lăng Thị Trà 34.154.268.919 18.942.194.405 10 34.154.268.919 18.942.194.405 11 31.896.508.281 17.701.854.085 20 2.257.760.638 1.240.340.320 21 22 23 10.198.331 214.795.653 189.745.800 9.908.400 77.533.900 77.533.900 Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 25 1.898.095.588 1.049.154.706 10 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh {30 = 20+(21-22)-(24+25)} 30 155.067.728 123.560.114 155.067.728 123.560.114 51 52 27.136.852 21.623.020 127.930.876 101.937.094 11 12 13 Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác (40 = 31-32) 31 32 40 15 16 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+ 40) Chi phí thuế TNDN hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN(60=50-51-52) 60 18 19 Lãi cổ phiếu Lãi suy giảm 70 71 14 Ngời lập biểu (đã ký) 50 IV 09 Kế toán trưởng (đã ký) (Nguồn: Phòng kế toán) SVTH: Lăng Thị Trà Lớp: 120 K9 – KTTH A Lập ngày 31 tháng năm 2015 Giám đốc (đã ký, đóng dấu) Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị: Công ty cổ phần QL&XD giao thông Lạng Sơn Địa chỉ: Số 127, Trần Quang Khải, Chi Lăng, TP Lạng Sơn Mẫu B01-DN (Ban hành theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN A-A TÀI SẢN NGẮN HẠN I.Tiền khoản tương đương tiền II Các khoản đầu tư tài ngắn hạn III Các khoản phải thu ngắn hạn Phải thu ngắn hạn khách hang Trả trước cho người bán Phải thu nội ngắn hạn Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Phải thu cho vay ngắn hạn Phải thu ngắn hạn khác Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV Hàng tồn kho Hàng tồn kho Dự phòng giảm giá HTK (*) V Tài sản ngắn hạn khác Chi phí trả trước ngắn hạn Thuế giá trị gia tăng khấu trừ Thuế khoản phải thu nhà nước Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ Tài sản ngắn hạn khac B TÀI SẢN DÀI HẠN I Các khoản phải thu dài hạn Phải thu dài hạn khách hàng Vốn kinh doanh đơn vị trực thuộc Phải thu nội dài hạn Phải thu cho vay dài hạn Phải thu dài hạn khác Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) SVTH: Lăng Thị Trà Mã Số Thuy ết minh Số năm trước Số năm 100 15.891.504.806 18.597.002.965 110 876.364.200 156.187.499 120 130 131 132 133 2.444.462.908 2.444.096.190 366.718 1.524.175.755 1.524.175.755 8.642.597.508 8.642.597.508 7.751.419.701 7.751.419.701 3.928.080.190 9.165.220.010 246.687.590 -13.996.764 3.681.392.600 8.170.046.706 9.179.216.774 8.474.587.103 134 135 136 139 140 141 149 150 151 152 153 154 155 200 210 211 212 213 214 215 219 Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN II Tài sản cố định 1.TSCĐ hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế (*) III Bất động sản đầu tư IV Tài sản dở dang dài hạn III Đầu tư tài dài hạn IV Tài sản dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN (270 = 100+200) C - NỢ PHẢI TRẢ I Nợ ngắn hạn vay nợ thuê tài ngắn hạn Phải trả người bán ngắn hạn Người mua trả tiền trước Thuế khoản phải nộp nhà nước Phải trả người lao động Chi phí phải trả ngắn hạn phải trả nội ngắn hạn Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Doanh thu chưa thực ngắn hạn 10 Phải trả ngắn hạn khác 11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 13 Quỹ bình ổn giá 14 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ II Nợ dài hạn D VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) I Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư CSH Thặng dư vốn cổ phần 11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối II Nguồn kinh phí quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN (440 =300+400) Báo cáo thực tập tốt nghiệp 220 211 212 230 240 250 260 270 300 310 311 312 313 314 315 316 317 8.170.046.706 8.170.046.706 11.389.974.343 -3.219.927.637 8.474.587.103 8.474.587.103 11.779.705.629 -3.305.118.526 24.061.551.512 11.811.665.071 11.811.665.071 5.649.743.705 5.186.553.221 27.071.590.068 14.387.020.909 14.387.020.909 7.999.999.905 5.857.075.671 15.388.145 959.980.000 25.262.224 318 504.683.109 319 320 321 322 323 324 330 400 410 411 412 12.249.886.441 12.249.886.441 12.050.000.000 12.684.569.159 12.684.569.159 12.050.000.000 421 430 199.886.441 634.569.159 440 24.061.551.512 27.071.590.068 Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (đã ký) (đã ký) (đã ký) 122 Lớp: K9 – KTTH A SVTH: Lăng Thị Trà Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN 3.1 Một số nhận xét thực trạng công tác kế toán Công ty cổ phần quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn 3.1.1.Ưu điểm  Về cấu tổ chức quản lý: Bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, phù hợp, có đầy đủ phòng ban theo yêu cầu quản lý, phòng ban chức có tách bạch chức nhiệm vụ mà thông tin cung cấp kịp thời, xác cho ban lãnh đạo Công ty  Về công tác tổ chức kế toán: Tổ chức máy kế toán: Bộ máy kế toán bố trí theo mô hình tập trung, tạo nên thống chặt chẽ Công tác kế toán phân chia thành phần hành cụ thể giúp phòng kế toán bao quát toàn nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày, đảm bảo phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm rõ ràng nhân viên kế toán đạt hiệu cao công việc Trình độ lực nhân viên kế toán không ngừng cải thiện nâng cao Hình thức kế toán: Hiện Công ty áp dụng hình thức kế toán máy vi tính thiết kế theo hình thức kế toán nhật kí chung, ưu điểm hình thức ghi chép đơn giản, số liệu kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra Việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán giúp ích nhiều cho kế toán viên, đặc biệt việc giảm bớt công tác thủ công Nhờ mà công tác kế toán giảm nhẹ đáng kể góp phần hạn chế nhầm lẫn sai sót trình lên sổ báo cáo Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách báo cáo kế toán: Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách báo cáo kế toán áp dụng Công ty đảm bảo tính hợp lý, hơp lệ, phù hợp với chế độ kế toán hành SVTH: Lăng Thị Trà 123 Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bộ tài Ngoài ra, Công ty thiết kế số sổ sách bảng biểu để phù hợp với đặc thù hoạt động mình, hỗ trợ cho việc hạch toán kế toán thuận lợi 3.1.2.Hạn chế Nhìn chung công tác quản lý hạch toán kế toán có nhiều cố gắng toàn thể cán Công ty, đặc biệt phòng kế toán Song bên cạnh tồn mặt hạn chế định:  Về luân chuyển chứng từ Do thời giant hi công công trình dài Công ty có dội công trình hoạt động địa bàn rộng lớn nên việc luân chuyển chứng từ thường bị chậm trễ dân tói việc ghi chép chứng từ hàng ngày theo ngày phát sinh chứng từ không kịp thời bị dồn tích dẫn đến sai sót không tránh khỏi như: ghi thiếu, ghi nhầm, ảnh hưởng đến công việc cung cấ thông tin cho người quản lý định đong thời ảnh hưởng đến kết qur hoạt động kinh doanh Công ty Việc luân chuyển chứng từ chậm trễ không chi nguyên nhân khách quan đơn vị thi công xa Xí nghiệp mà nguyên nhân chủ quan từ phía đội Xí nghiệp nên quy định kỳ toán chứng từ để việc hạch toán xác có quy định phạt trường hợp nộp chứng tư muộn làm ảnh hưởng tới công tác hạch toán  Về công tác hạch toán Chi phí nguyên vật liệu: CPNVL doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nhiên với phương thức khoán gọn cho công trình nên công việc kiểm tra lượng vật tư cho công trình không đơn gản Hơn nữa, kế toán vào hóa đơn, chứng từ từ đội gửi nên khó nắm bắt xác chặt chẽ tình hình thực tế sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến công việc hạch toán đúng, đủ, xác chi phí NVL cho công trình Dẫn đến việc dự toán chi phí nguyên vậ liệu cho công trình tính toán giá thành dự toán cho công trình gặp khó khăn SVTH: Lăng Thị Trà 124 Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chi phí nhân công trực tiếp Khi trúng thầu Công ty bắt đầu tuyển công nhân chỗ điều giúp công ty tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên biện pháp có hạn chế Công ty tuyển dụng lao động không tuyển lao động lịp thời đảm bảo cho tiến độ thi công, dẫn đến không chủ động nhân ảnh hưởng đến tiến độ Do Công ty lên tuyển chọn công nhân chuyên nghiệp, đào tạo huấn luyện tay nghề thục để cần sec chủ động hươn việc điều đọng nhân sự, đảm bảo chất lượng tiến độ thuận tiện khâu quản lý Hạch toán chi phí bảo hành công trình Đối với công trình, kế toán Công ty phải tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình thờ hạn định đó, 1, năm Phần chi phí bảo hành công trình hạch toán vào TK 641 Chi phí sản xuất chung: CPSXC có nhiều khoản mục phát sinh khách quan chứng từ gốc để kiểm tra, điều làm cho khoản mục chi phí sản xuất chung lớn, ảnh hưởng đến việc phân tích tỷ trọng khoản mục chi phí tổng giá thành làm cho giá thành tăng cao 3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán Công ty cổ phần quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn  Hoàn thiện luân chuyển chứng từ Nhằm khắc phục tình tình trạng luân chuyển chứng từ chậm trễ dẫn tới hậu công việc dồng ép vào cuối kỳ, dễ mắc phải sai lầm, thiếu sót tính toán, không cập nhật sổ sách quy định Công ty phải đôn đốc kế toán công trình nộp chứng từ ban kế toán Công ty theo thời gian quy định, đưa hình thức khiển trách kỷ luật cac trường hợp không tuân thủ đúng, đồng thời khuyến khích động viên cán nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực chủ động, sang tạo lao động bằn hình thức khen thưởng phù hợp Ngoài Công ty nên cử nhân viên thường xuyên xuống công trình để giám sát việc kiểm tra ghi chép, cập nhật chứng từ nhằm phatd ngăn chặn tiêu cực xảy tránh tiếp nhận chứng từ không hợp lệ  Hoàn thiện phương pháp quản lý - Đối với chi phí NVL Công ty nên tiết kiệm tối đa cách: SVTH: Lăng Thị Trà 125 Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Cố gắng giảm mức tối thiểu hao hụt trình bảo quản, vận chuyển đặc biệt khâu thi công Để đảm bảo yêu cầu trước hết Công ty cần phải tổ chức kho bãi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật + Tăng cường thiết lập mối quan hệ ổn định với nhà cung cấp, giữ uy tín quan hệ kinh doanh sở ký kết hợp đồng mua vật tư vơi họ thời gian dài với địa điểm thời gian giao nhận vật tư xác định phù hợp với yêu cầu tiến độ thi công công trình Hơn việc giao nhận vật tư thỏa thuận theo tiến độ thi công hạn chế tình hình hao hụt vật tư bảo quản thời gian dài - Khoản chi phí SDMTC phục vụ cho công trình Công ty lớn Vì Công ty phải có kế hoạch dự toán chi phí phân bổ chi phí cho phù hợp Bằng cách mua sắm thuê máy thi công tiên tiến, đại Mặc dù chi phí cao công suất lớn, tiết kiệm nhiện liệu giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng SVTH: Lăng Thị Trà 126 Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp KẾT LUẬN Trong kinh tế thị trường, hầu hết doanh nghiệp sản xuất lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu Vì vậy, việc nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh vấn đề thiếu doanh nghiệp Các doanh nghiệp xây lắp không nằm quy luật Góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp phải nói đến máy quản lý sau công tác hạch toán kế toán tổ chức cách khoa học, hợp lý phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động Quá trình thực tập Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn, đựơc tiếp cận thực tế công tác kế toán em tìm hiểu nghiên cứu thực trạng công tác kế toán công ty giúp em nhận thức rõ tầm quan trọng công tác kế toán doanh nghiệp, qua em bổ sung thêm kiến thức thực tế, kết hợp với lý luận học trường tất phần hành kế toán nhằm thực hữu hiệu việc tổ chức hạch toán phù hợp với thực tiễn công ty Để góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, báo cáo đề xuất phương hướng số biện pháp cụ thể trình bày Tuy nhiên trình độ thời gian thực tập hạn chế, báo cáo đưa ý kiến bước đầu, chắn không tránh khỏi thiếu sót Do mong đóng góp thầy cô anh chị phòng Tài kế toán công ty Cuối em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TH.S Đặng Thị Dịu trực tiếp hướng dẫn em toàn thể thầy cô khoa kế toán Trường ĐHKT QTKD Thái Nguyên, đội ngũ cán kế toán Công ty tận tình giúp đỡ em trình thực tập viết chuyên đề Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Lăng Thị Trà 127 Lớp: K9 – KTTH A Trường DHKT&QTKD TN Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông Lạng Sơn - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết hoạt động kinh doanh - Phiếu nhập kho, xuất kho - Các sổ cái, sổ chi tiết…… Giáo trình “Kế toán tài 1”, “Kế toán tài 2” - trường đại học kinh tế quản trị kinh doanh biên soạn Giáo trình “Kế toán xây dựng bản”, - trường đại học kinh tế quản trị kinh doanh biên soạn Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014, Thông tư 45/2013/TT- BTC Luật kế toán hệ thống hướng dẫn văn thực hiện–BTC 2006 Các tạp chí Kế toán, Tài SVTH: Lăng Thị Trà 128 Lớp: K9 – KTTH A

Ngày đăng: 01/09/2016, 07:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ   1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Trang 12)
Sơ đồ   2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Trang 16)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính (Trang 20)
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 21)
Sơ đồ 2.4: Trình tự hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Sơ đồ 2.4 Trình tự hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song (Trang 27)
Hình thức thanh toán: chưa thanh toán              Mã số: 4600391578 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Hình th ức thanh toán: chưa thanh toán Mã số: 4600391578 (Trang 29)
Biểu 2.  3: Bảng tổng hợp nhập vật tư - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu 2. 3: Bảng tổng hợp nhập vật tư (Trang 31)
Biểu số 2.5: Bảng tổng hợp xuất vật tư - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu số 2.5: Bảng tổng hợp xuất vật tư (Trang 33)
Biểu số 2.8: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu số 2.8: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn (Trang 36)
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về NVL - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu về NVL (Trang 37)
Sơ đồ 2.7: Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếú về TSCĐ - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Sơ đồ 2.7 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếú về TSCĐ (Trang 54)
Biểu số 2.13: Bảng tinh và phân bổ khấu hao TSCĐ - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu số 2.13: Bảng tinh và phân bổ khấu hao TSCĐ (Trang 55)
Biểu số 2.  14: Bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ( trích) - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu số 2. 14: Bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ( trích) (Trang 56)
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Sơ đồ 2.8 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ (Trang 58)
Sơ đồ 2.9: Hạch toán tổng hợp tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Sơ đồ 2.9 Hạch toán tổng hợp tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động (Trang 64)
Biểu số 2.17: Bảng chấm công - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu số 2.17: Bảng chấm công (Trang 65)
Biểu số 2.18: Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu số 2.18: Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân (Trang 66)
BẢNG TÍNH VÀ THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG GIÁN TIẾP - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
BẢNG TÍNH VÀ THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG GIÁN TIẾP (Trang 67)
Biểu số 2.  20: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu số 2. 20: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 68)
Sơ đồ   2.10  : Sơ đồ hạch chi phí NVL trực tiếp - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
2.10 : Sơ đồ hạch chi phí NVL trực tiếp (Trang 77)
Biểu số 2.24: Bảng tổng hợp xuất vật tư - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu số 2.24: Bảng tổng hợp xuất vật tư (Trang 77)
Sơ đồ 2.11: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Sơ đồ 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT (Trang 82)
Hình thức thanh toán: Tiền mặt                                 MST: 4600391578 STT Tên hàng hóa dịch - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Hình th ức thanh toán: Tiền mặt MST: 4600391578 STT Tên hàng hóa dịch (Trang 86)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO MÁY THI CÔNG - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO MÁY THI CÔNG (Trang 87)
Sơ đô 2.13: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
2.13 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (Trang 91)
Biểu sô 2.31: Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
i ểu sô 2.31: Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác (Trang 92)
Sơ đồ   2.    14: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
2. 14: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất (Trang 97)
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản       MST: 4600355393 - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
Hình th ức thanh toán: Chuyển khoản MST: 4600355393 (Trang 106)
Sơ đồ   2.15: Sơ đồ hạch toán tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh - Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý  xây dựng giao thông lạng sơn
2.15 Sơ đồ hạch toán tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 116)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w