1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc

93 2,9K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 286 KB

Nội dung

Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế

Trang 1

Khoá luận tốt nghiệp

NAFTA North American Free Trade

AFTA ASEAN Free Trade Area Hiệp định thơng mại tự do

Châu áAPEC Asia-Pacific Economic

Cooperation (Conference) Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình DơngOECD Organization for Economic

Cooperation & Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TRAINS Threat Reaction Analysis

Indicator System Hệ thống phân tích và thông tin thơng mại

Trang 2

UNCTAD United Nations Conference on

Trade & Development

Hội nghị Liên hợp quốc về thơng mại và phát triểnPECC Pacific Economic Cooperation

Council (Washington, DC,

USA)

Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dơng

WTO World Trade Organization Tổ chức thơng mại thế giớiUNDP United Nations Development

Program

Chơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc

CEPT Common Effective Preferential

Tariff (ASEAN) Chơng trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung cho

Khu vực Thơng mại tự do ASEAN

ATC Agreement on Textiles and

Clothing

Hiệp định về hàng dệt mayGATT General Agreement on Tariffs

Asian Nations Khu vực Tự do hóa thơng mại trong ASEANSPS Agreement on Sanitary and

Phytosanitary Mesures

Hiệp định về các biện pháp

vệ sinh dịch tễTRIMS Trade Related Investment

Measures Các biện pháp đầu t liên quan đến thơng mạiPSI Performance Systems

International

Giám định trớc khi giao hàng

IAP Individual Action Plan Kế hoạch Hành động Riêng

ASEM Asia Europe Meeting Diễn đàn hợp tác á - ÂuAICO ASEAN Industrial Cooperation

Scheme

Chơng trình hợp tác Công nghiệp ASEAN

Trang 3

Mục Lục

Lời mở đầu 1

chơng I Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan 3

I- Khái niệm chung về hàng rào phi thuế quan 3

1- Định nghĩa về hàng rào phi thuế quan 3

2- Các đặc điểm về hàng rào phi thuế quan 9

2.1- Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức: 9

2.2- Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao 10

2.3- Hình thức thể hiện của các hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều hàng rào phi thuế quan cha chịu sự điều chỉnh của các qui tắc thơng mại 10

2.4- Dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn, vì trên thực tế chúng thờng đợc vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nớc 11

2.5- Không những thế, vì khó dự đoán nên các hàng rào phi thuế quan thờng đòi hỏi chi phí quản lí cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nớc để duy trì hệ thống điều hành kiểm soát thơng mại bằng các hàng rào phi thuế quan 12

2.6-Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan 13

3- Mục đích sử dụng của các hàng rào phi thuế quan 13

II- Xu hớng sử dụng các hàng rào phi thuế quan trong thơng mại quốc tế: 18

CHƯƠNG II Nội dung chủ yếu về hàng rào phi thuế quan 21

I- Các hàng rào phi thuế quan trên thế giới hiện nay: 21

1- Nhóm biện pháp hạn chế định lợng: 21

1.1- Cấm nhập khẩu 21

1.2- Hạn ngạch nhập khẩu 22

1.3- Giấy phép nhập khẩu 23

2- Nhóm các biện pháp quản lí giá cả 25

3- Các biện pháp tài chính và tiền tệ 29

4- Các biện pháp về hành chính - kỹ thuật 33

4.1 Các biện pháp về hành chính 33

4.2 Các biện pháp về kỹ thuật 33

5- Các biện pháp bảo vệ thơng mại tạm thời 36

6- Các biện pháp khác 38

Trang 4

II Các qui định của Tổ chức thơng mại thế giới (WTO) về các hàng rào

phi thuế quan 41

1- Hành động chống bán phá giá - các thủ tục và nguyên tắc 41

2- Các hạn chế về trợ cấp và biện pháp bù trừ 43

3- Sự bảo vệ khẩn cấp chống hàng nhập khẩu - “tự bảo vệ “ 45

4- Các tiêu chuẩn và qui định kỹ thuật 47

5- Giấy phép nhập khẩu- các thủ tục rõ ràng 48

6- Các qui định về định giá hàng hóa của hải quan 48

7- Các thủ tục giám định hàng hóa trớc khi giao hàng 49

8- Các qui định về xuất xứ - tìm kiếm sự hoà đồng 49

9- Các biện pháp đầu t - giảm bớt sự bóp méo thơng mại 50

III- Các cam kết trong hiện tại và tơng lai của Việt Nam 51

1- Thực trạng thực hiện những cam kết của Việt Nam đối với các Tổ chức thơng mại quốc tế 51

2- Các cam kết của Việt Nam trong hiện tại và tơng lai 52

2.1- Những cam kết trong ASEAN và AFTA 52

2.2- Những cam kết trong APEC 56

2.3- Những hứa hẹn đang đợi: cuộc đàm phán WTO và song phơng 59

3- Sự khác nhau trong việc qui định hàng rào phi thuế quan của Việt Nam so với WTO và một số nớc trong khu vực 61

3.1- Biện pháp cấm nhập khẩu 61

3.2- Biện pháp cấp giấy phép không tự động 61

3.3- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu 62

3.4- Biện pháp trợ cấp 62

3.5- Biện pháp đầu t liên quan đến thơng mại 63

3.6- Những điểm khác biệt trong quy định về quyền kinh doanh 63

Chơng III giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 65

1- Những thuận lợi 65

1.1- Khắc phục đợc tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng đợc thế và lực trong thơng mại quốc tế 65

1.2- Đợc hởng những u đãi thơng mại, tạo dựng môi trờng phát triển kinh tế 66

1.3- Mở rộng thị trờng thu hút đầu t 66

1.4- Nâng cao vị thế của đất nớc, góp phần gìn giữ hoà bình chung 66

2- Những khó khăn 67

Trang 5

2.1- Về sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ 67

2.2- Việt Nam vẫn còn là nền kinh tế “chuyển đổi” và một nền kinh tế đang phát triển 68

2.3- Xây dựng chính sách chủ yếu theo đặc thù Bộ cụ thể 70

2.4- Những số lợng d thừa các mục tiêu chính sách cho mỗi công cụ chính sách 71

2.5- Những công cụ chính sách thờng xuyên đợc thay đổi vì các mục đích điều chỉnh 72

2.6- Ngôn ngữ của các văn bản pháp lý vẫn cha rõ ràng 73

2.7- Không phải tất cả các văn bản pháp lý đợc thu thập và xuất bản có hệ thống 74

3- Giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam trong xu hớng hội nhập kinh tế quốc tế 75

3.1- Ban hành danh mục hàng cấm xuất, nhập khẩu một cách công khai, ổn định 76

3.2- Bãi bỏ biện pháp hạn ngạch áp dụng đối với xuất khẩu và nhập khẩu .76

3.3- Giảm bớt áp dụng về phụ thu 77

3.4- Giảm thiểu việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu 77

3.5- Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật 77

3.6- Tự vệ 78

3.7- Các biện pháp chống bán phá giá 78

3.8- Trợ cấp và các biện pháp đối kháng 79

3.9- Thuế thời vụ 80

3.10- Hạn ngạch thuế quan 80

3.11- Tự vệ đặc biệt 81

3.12- Các biện pháp liên quan tới môi trờng 81

Kết luận 82

Trang 6

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay khi mà xu thế mở cửa và hợp tác ngày càng mở rộng thì hoạt

động ngoại thơng đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong đờisống kinh tế của các nớc nói chung và Việt Nam nói riêng Một trong nhữngcông cụ để đạt đợc các mục tiêu của chính sách ngoại thơng là dựa vào cácbiện pháp thuế quan và phi thuế quan Song trớc nhu cầu tự do hoá thơng mại

đang ngày càng trở nên cấp thiết nh hiện nay thì các biện pháp thuế quan dầndần bị loại bỏ Do đó, tất cả nớc, cả phát triển lẫn đang phát triển đang tíchcực nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp để thay thế các biện pháp thuế quannhằm nhằm bảo hộ sản xuất nội địa Và giải pháp đó không ngoài các biệnpháp phi thuế quan - Một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nớc

ở nớc ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trờng dới sự quản lý củanhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa, chính sách thuế quan và phi thuếquan ngày càng có ảnh hởng sâu sắc và đóng vai trò hết sức quan trọng đối vớicác hoạt động kinh tế, xã hội của đất nớc Tuy nhiên sau khi gia nhập ASEANAPEC và sắp tới là WTO, Việt Nam đã có nhiều cam kết xóa bỏ các hàng ràothuế quan, nhóm biện pháp mà các nớc coi là gây cản trở đến tự do hóa thơngmại Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu khác nhằm thaythế các biện pháp thuế quan để bảo hộ ngành sản xuất non trẻ trong nớc

Chính vì những điều phân tích ở trên, đề tài này luôn mang tính thời sự

và lôi cuốn đợc sự quan tâm của của nhiều độc giả Do vậy tôi đã quyết địnhchọn đề tài này cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

- Phân tích các biện pháp phi thuế quan chủ yếu trên thế giới đã và đang

đợc các nớc áp dụng nhằm làm rào cản đối với thơng mại quốc tế

- Trình bày và phân tích các cam kết trong hiện tại và tơng lai của ViệtNam và thực trạng thực hiện những cam kết đó

- Trình bày những quy định của Tổ chức thơng mại thế giới về nhữnghàng rào phi thuế quan

- Phân tích những giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng ràophi thuế quan của Việt Nam phù hợp với xu hớng hội nhập kinh tế quốc tế

3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

- Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các hàng rào phithuế quan chủ yếu đợc các nớc trên thế giới hiện nay đang áp dụng làm ràocản đối với thơng mại quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong việc quy

định các hàng rào phi thuế quan phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốctế

4 Kết cấu của khoá luận

Ngoài lời nói đầu và kết luận khóa luận đợc chia làm 3 chơng:

ơng III: Giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi

thuế quan của Việt Nam phù hợp với xu hớng hội nhập kinh tế quốc tế

Khóa luận đợc hoàn thành đúng thời hạn là nhờ sự giúp đỡ của các thầycô giáo Khoa kinh tế ngoại thơng, đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Khải đã trựctiếp hớng dẫn giúp đỡ từ khâu thu thập tài liệu đến xử lý và thực hiện đề tài

Do những hạn chế về khả năng của ngời viết cũng nh hạn chế về thờigian và tài liệu nghiên cứu, khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót,khiếm khuyết Ngời viết rất mong đợc sự chỉ dẫn ân cần của thầy cô, sự góp ýcủa độc giả và xin chân thành cảm ơn

chơng I

Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan

I- Khái niệm chung về hàng rào phi thuế quan.

1- Định nghĩa về hàng rào phi thuế quan.

Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và giao thơng giữa các nớc, giữacác khối thơng mại tự do: EU, NAFTA, AFTA, APEC Các doanh nghiệpphải vợt qua hai rào cản lớn, đó là:

1 Hàng rào thuế quan (custom duties barriers)

2 Hàng rào phi thuế quan (non tariff- trade barriers)

Đối với hàng rào thuế quan: hiện nay trong thơng mại quốc tế, hàng ràothuế quan giữa các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi đến tự

do hóa thông qua các chính sách về Qui chế tối huệ quốc, chế độ thuế quan u

Trang 8

đãi phổ cập, Hiệp định thuế quan u đãi có hiệu lực chung của các khối liên kếtkinh tế nh: EU, NAFTA, AFTA, APEC

Đối với hàng rào phi thuế quan: do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là dotrình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nớc đều duy trì các rào cản th-

ơng mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa Bên cạnh biện pháp bảo hộ bằngthuế quan, rất nhiều hàng rào phi thuế quan ra đời Mức độ cần thiết và lí dosâu sa dẫn đến việc bảo hộ sản xuất nội địa của từng nớc cũng khác nhau, đốitợng bảo hộ cũng khác nhau khiến cho các hàng rào phi thuế quan càng trởnên đa dạng

Một khó khăn cơ bản trong việc xác định và phân tích các hàng rào phithuế quan là chúng đợc xác định bởi cái mà nó không phải nh thế OECD(1997) chọn cách định nghĩa:

"Các hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể đợc các quốc gia sử dụng, thông thờng dựa trên cơ

sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu" cho một trong những nghiên cứu của họ.

Tơng tự nh vậy, cơ sở dữ liệu của Hệ thống Phân tích và Thông tin

Th-ơng mại (TRAINS) của UNCTAD chủ yếu chỉ tính đến các biện pháp biêngiới Phơng pháp tiếp cận này phần lớn bỏ qua những biện pháp liên quan đếnxuất khẩu và việc mua sắm nội bộ Chính phủ (nh những nguyên tắc về hàm l-ợng trong nớc, các khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phânbiệt đối xử và biện pháp t nhân chống cạnh tranh) Thực tế, phơng pháp tiếpcận về những biện pháp biên giới đợc áp dụng nhiều hơn vì các lí do tình thếchứ không phải các tính toán nghiêm khắc trí tuệ

Nghiên cứu của PECC mô tả các hàng rào phi thuế quan là mọi công

cụ phi thuế quan can thiệp vào thơng mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nớc” (PECC 1995).

Tuy nhiên, Baldwin (1970) có lẽ đa ra một định nghĩa có thể đợc chấpnhận nhiều nhất về mặt khái niệm:

một sự biến dạng phi thuế quan là bất kì một biện pháp (thuộc khu

Vấn đề chấp nhận một định nghĩa khái quát chỉ để sau đó xây dựng một

định nghĩa chính xác cho các mục đích phân tích Nh Deardroff và Stern ghi

nhận: Xét về hàng loạt các hàng rào phi thuế quan chính thức và /hoặc

Trang 9

không chính thức có thể tồn tại, có thể không có chỉ một phơng pháp phân tích duy nhất cho việc giải quyết thỏa đáng toàn bộ phạm vi hàng rào phi thuế quan

Các hàng rào phi thuế quan không nên đợc xem nh một sự đồng nghĩavới các biện pháp phi thuế quan, mà nên coi là một tập hợp phụ các biện phápphi thuế quan Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuếquan, song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là các hàng ràophi thuế quan Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc

đẩy xuất khẩu, chúng không phải là những “rào cản” đối với thơng mại Thuậtngữ có vẻ trung lập hơn này cũng đợc các Chính phủ thờng dùng để mô tảnhũng biện pháp đợc sử dụng để quản lí nhập khẩu với các mục đích hợp pháp(ví dụ các thủ tục bảo đảm thực vật đợc quốc tế công nhận) Hơn nữa, ví dụnếu các hạn ngạch là không bắt buộc (ít nhất là trên mức nào trên thị trờng phihạn ngạch có thể xuất hoặc nhập khẩu), vì vậy khó có thể quy cho chúng lànhững “hàng rào”

Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là cáchàng rào phi thuế quan có thể rất khó Chủ ý của công cụ chính sách là quantrọng, song có những chính sách mà chủ ý của chúng không thể đợc xác địnhnếu không có sự điều tra kỹ lỡng mà có thể không đi đến kết quả về bản chất

và hoạt động thực sự của chúng Việc phân tích này cung cấp sự hiểu biết sâurộng vấn đề “hàng rào hay không phải hàng rào” này liên quan đến nhữngbiện pháp phi thuế quan của Việt Nam, song đây cũng không phải là mục đíchcủa sự phân tích, mục đích của việc phân tích đơn thuần là nhằm khảo sát chế

độ hiện hành của các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam

Nh vậy, các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan làgì? Tóm lại chúng đợc định nghĩa bởi - thuế quan Một số nghiên cứu về chủ

đề này phân biệt các biện pháp phi thuế quan biên giới và phi biên giới, nh ng

đây là sự phân biệt chức năng và thực tế, và không đầy đủ nh một định nghĩakhái niệm Có lẽ khái niệm đợc sử dụng phổ biến nhất đợc Baldwin (1970)trình bày nh sau:

Bất cứ biện pháp nào (công cộng hay t

hàng hóa đợc thơng mại quốc tế, hoặc các nguồn tài nguyên dành cho việc sản xuất ra dịch vụ và hàng hóa đó sẽ đợc xác định theo một cách là giảm nguồn thu nhập thực sự tiềm năng của thế giới

Các hàng rào phi thuế quan là một tập hợp thay thế của các biện phápphi thuế quan Các biện pháp phi thuế quan phải có mục đích bảo vệ sản xuất

Trang 10

trong nớc, và không đợc chấp nhận quốc tế nh một phơng sách điều chỉnhchính thống (nh các hạn chế kiểm dịch).

Bên cạnh các định nghĩa trên, Tổ chức Thơng Mại Thế Giới (WTO)cũng đa ra một định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phithuế quan của mình:

Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên

quan hoặc ảnh hởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nớc

Theo cách định nghĩa này thì WTO cũng đã dựa trên cơ sở của thuếquan Từ đó, WTO xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan:

Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính

cản trở đối với thơng mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng

Ví dụ nh với một số lợng ấn định sẵn, hạn ngạch sẽ không cho hànghóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu vào hoặc ra khỏi một nớc vợt quá số lợng đó,mặc dù hàng hóa có sẵn để bán, ngời mua đã sẵn sàng để mua

Mục đích của của việc nghiên cứu và phân tích các biện pháp phi thuếquan là đa ra một nghiên cứu mô tả cơ bản của thể chế thơng mại hiện hành

Đây là một đầu vào giúp quá trình hội nhập toàn cầu của Việt Nam, cụ thểhơn liên quan đến cam kết hiện có và cha đợc thực hiện về tự do hóa thơngmại đối với ASEAN, APEC và WTO

Khi Việt Nam ra nhập WTO, các quốc gia thành viên WTO gửi tới trên

1500 câu hỏi có liên quan tới bản thông báo về Chế độ Ngoại thơng Việt Namdựa vào một câu hỏi mà Việt Nam có thể muốn trả lời: “ Những yêu cầu chế

độ chính sách thơng mại tối thiểu là gì để ra nhập WTO?” Không có câu trảlời cho câu hỏi này bởi vì bất kì một câu trả lời hợp lí và chính xác nào cũng

tự động loại trừ những nớc đã là thành viên của WTO Sự thiếu tiêu chí vị tríthành viên rõ ràng này có thể làm cho WTO bổ sung việc xử lí chính trị ở trênmức cần thiết Ngời ta có thể đã dẹp bỏ việc nghiên cứu xây dựng một phơngpháp tiếp cận toàn diện và hệ thống cho việc hiểu rõ và định nghĩa các biệnpháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan

Kết quả là UNCTAD có lẽ cung cấp một định nghĩa toàn diện duy nhất

về các biện pháp phi thuế quan Định nghĩa này đợc sử dụng cho nghiên cứucủa APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dơng, 1995) bởi vìmặc dù các nhà nghiên cứu và các quan chức có những biểu hiện dè dặt vềcách phân loại các hàng rào phi thuế quan của UNCTAD song hiện naykhông tồn tại hệ thống phân loại nào khác

Trang 11

Định nghĩa áp dụng của ASEAN về các rào cản phi thuế quan phản ánhsát hệ thống phân loại của UNCTAD Tuy nhiên, có những sự bỏ sót đáng kểtrong định nghĩa của ASEAN cần đợc nhấn mạnh Một số biện pháp tài chính

và kiểm soát giá đợc ASEAN loại bỏ nh là tất cả các biện pháp kiểm soát số ợng và chính sách trong nớc Việc không có những biện pháp kiểm soát số l-ợng vẫn cha định hình và có lẽ là do sự nới lỏng chính trị để đón nhận cải cáchtrong lĩnh vực này Việc không có những biện pháp trong nớc, bao gồm nhữngbiện pháp nào phân biệt đối xử một cách rõ ràng đối với nhập khẩu cũng là sự

l-bỏ sót nghiêm trọng

Định nghĩa áp dụng của ASEAN không đợc thỏa mãn về mặt kháiniệm, và vì vậy đã có thêm cơ hội xem xét một định nghĩa khái quát hơn và líthú hơn về các biện pháp phi thuế quan nh đã đợc phác thảo ở trên Tuy nhiên,

sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt đã đợc dành cho việc hiểu và giải thíchnhững biện pháp phi thuế quan nào bao gồm trong định nghĩa của ASEAN, vì

đó là mục đích quan trọng của việc nghiên cứu này

“ Thuế nội bộ và chi phí đánh vào nhập khẩu” hiện nay là thuế nội bộ

đánh cụ thể vào nhập khẩu Điều này đơn giản nhấn mạnh rằng thuế gián tiếp

đối với thơng mại đợc thảo luận theo “ các biện pháp nội bộ”

Theo các hạn ngạch, một mã số mới, “ các hạn ngạch liên quan đến cáctrình độ sản xuất trong nớc” đã đợc bổ sung Điều này quy định lí do cơ bản

đối với việc quy định mức hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa sẽ đợc cân

đối với nhu cầu và sản xuất trong nớc”, mà năm 1998 là xăng dầu, phân bón,thép xây dựng, xi măng và giấy(11/1998/NĐ-TTg)

“ Các thủ tục hải quan dặc biệt” của UNCTAD chỉ bao gồm một nhân

tố thiểu số của các thủ tục hải quan, trong khi mà toàn bộ vấn đề của tính hiệuquả và tính rõ ràng hải quan có thể đợc xem xét hợp lí nh một vấn đề hàng ràophi thuế quan Điều này đợc nhấn mạnh gần đây bởi Ông Anwarul Hoda, Phótổng giám đốc của WTO khi ông ta trình bày tại Tổ chức Hải quan Thế giớitháng 5/1997:

“Khi toàn cầu hoá các lợi thế thơng mại, sự phụ thuộc vào kinh doanh

đối với việc di chuyển hàng hóa nhanh trở nên ngày càng thiết yếu hơn Do đócác thủ tục hải quan có thể là một biện pháp phi thuế dữ dội Thơng mại phảicần các dịch vụ hải quan đơn giản, nhanh và rõ ràng”

Có rất nhiều tài liệu về việc xác định và đo lờng các hàng rào phi thuếquan Những phơng pháp chung khác nhau đã đợc sử dụng để tính các hàngrào phi thuế quan có thể đợc phân loại nh sau: các biện pháp tính theo tần số

Trang 12

dựa trên những danh mục điều tra các hàng rào phi thuế quan đợc quan sát ápdụng cho những quốc gia đặc biệt các ngành hoặc các thể loại thơng mại: cácbiện pháp so sánh giá đợc tính toán theo các giá trị tơng đơng thuế quan hoặcnhững liên quan về giá; các biện pháp tác động định lợng dựa vào các ớc tínhphép đo kinh tế của những mô hình các luồng thơng mại; các biện pháp tỷ lệ

hỗ trợ danh nghĩa tơng đơng

Một phân tích toàn diện về tác động thuế quan và các hàng rào phi thuếquan đối với phúc lợi kinh tế ròng quốc nội đòi hỏi sự phối hợp của tất cả cácchỉ số thuế quan và những giá trị tơng đơng của chúng về các hàng rào phithuế quan trong môt khuôn khổ cân bằng chung Phơng pháp tiếp cận này tính

đến những ảnh hởng vòng thứ hai bao gồm các yếu tố nh những thay đổi đemlại trong tỷ giá hối đoái và những điều kiện thơng mại cũng nh tác động qualại giữa các ngành không chịu ảnh hởng trực tiếp của thuế quan và các hàngrào phi thuế quan

Điều không may là đến nay không nghiên cứu ứng dụng nào về xác

định và tính toán tác động của các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam Thực

tế có một ít nghiên cứu về các chính sách thơng mại của Việt Nam Dự án doUNDP tài trợ, cũng đã xác định một nghiên cứu chi tiết về những tác động củaViệt Nam tham gia ASEAN Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các biện pháp phithuế quan của Việt Nam đợc đa ra một cách rõ ràng và riêng biệt

Bộ Thong mại hoàn thành một cuộc phỏng vấn nội bộ riêng của họ vềcác hàng rào phi thuế quan đối với thơng mại của Việt Nam Cuộc khảo sátnày cho thấy phần lớn dựa trên hớng dẫn định nghĩa các hàng rào phi thuếquan của ASEAN (nhng gồm cả hạn ngạch) và bao gồm toàn bộ tài liệu kiểmsoát thơng mại do Bộ Thơng mại và các Bộ ngành ban hành với những tráchnhiệm kiểm soát sản phẩm đợc cụ thể hóa Các Bộ liên quan và các hàng ràophi thuế quan nh dới đây:

1 Bộ Thơng mại: cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm chính về các biệnpháp kiểm soát số lợng (hạn ngạch, cấp giấy phép) và các biện pháp độcquyền (một kênh về nhập khẩu)

2 Bộ Tài chính: các biện pháp gần- thuế, các biện pháp kiểm soát giácả (giá nhập khẩu tối thiểu)

3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: các biện pháp vệ sinh và vệsinh tâm lý học và các biện pháp ảnh hởng đến buôn bán các mặt hàng nôngsản

4 Bộ Công nghiệp: các biện pháp ảnh hởng đến buôn bán hàng côngnghiệp

Trang 13

5 Bộ Y tế: các biện pháp ảnh hởng đến buôn bán dợc phẩm và thiết bị ytế.

2- Các đặc điểm về hàng rào phi thuế quan

2.1- Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức:

Nhờ đặc điểm này, hàng rào phi thuế quan tác động, khả năng và mức

độ đáp ứng mục tiêu của chúng rất đa dạng Do đó, nếu sử dụng hàng rào phithuế quan để phục vụ một mục tiêu cụ thể thì sẽ có nhiều sự lựa chọn, màkhông bị bó hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất nh thuế quan Ví dụ

để hạn chế nhập khẩu phân bón, có thể đồng thời áp dụng các hạn ngạch nhậpkhẩu, cấp giấy phép nhập khẩu không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thunhập khẩu

2.2- Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao.

Mỗi quốc gia thờng theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế,thơng mại của mình Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong nớc,khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) bảo đảm an toàn sức khỏe conngời, động thực vật, môi trờng; (iii) hạn chế tiêu dùng; (iv) đảm bảo cân bằngcán cân thanh toán; (v) đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,v.v Các hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mụctiêu khác nhau nêu trên trong khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khảthi hoặc không hữu hiệu bằng

Ví dụ: quyết định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa

đảm bảo an toàn sức khỏe con ngời, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sảnxuất nông nghiệp trong nớc một cách hợp pháp Hay cấp giấy phép không tự

động đối với dợc phẩm nhập khẩu vừa giúp bảo hộ ngành dợc nội địa, dành

đặc quyền cho một số đầu mối nhập khẩu nhất định, quản lí chuyên ngànhmột mặt hàng quan trọng đối với sức khỏe con ngời, phân biệt đối xử với một

số nớc cung cấp nhất định

2.3- Hình thức thể hiện của các hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều hàng rào phi thuế quan cha chịu

sự điều chỉnh của các qui tắc thơng mại.

Trang 14

Các hàng rào phi thuế quan thờng mang tính “mập mờ” mức độ ảnh ởng không rõ ràng nh những thay đổi mang tính định lợng của thuế quan nên

h-dù tác động của chúng có thể lớn nhng lại là tác động ngầm có thể che đậyhoặc biện hộ bằng cách này hoặc cách khác Hiện nay các Hiệp định củaWTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số hàng rào phi thuế quan nhất

định Theo đó, tất cả các hàng rào phi thuế quan hạn chế định lợng đều không

đợc phép áp dụng, trừ trờng hợp ngoại lệ

Một số hàng rào phi thuế quan khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chếnhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nớc nhng vẫn đợc WTO cho phép áp dụngvới điều kiện tuân thủ những quyết định cụ thể, rõ ràng, khách quan Chẳnghạn nh các tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, tự vệ, thuếchống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, một số hìnhthức hỗ trợ nông nghiệp (dạng hộp xanh)

Thậm chí với những hàng rào phi thuế quan cha xác định đợc là phùhợp hay không với các quyết định của WTO, các nớc vẫn có thể tiếp tục ápdụng mà cha bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ Những hàng rào phi thuế quannày có thể do WTO cha có quyết định điều chỉnh hoặc có quyết định điềuchỉnh nhng rất chung chung và trên thực tế rất khó có thể xác định đợc tínhphù hợp hay không phù hợp với quyết định đó, hoặc chúng vẫn là một thực tế

đợc thừa nhận chung Chẳng hạn nh yêu cầu đặt cọc, trả thuế nhập khẩu trớc,v.v

2.4- Dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn, vì trên thực tế chúng thờng đợc vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nớc

Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu phân bón trong một năm,ngời ta dự tính khả năng các đơn vị sản xuất phân bón trong nớc có thể đápứng đợc tổng nhu cầu về phân bón của toàn ngành nông nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế phức tạp và thờng xuyên biến động hiện nay,việc đa ra một dự đoán tơng đối chính xác là rất khó khăn Hậu quả của việc

dự báo không chính xác sẽ rất nghiêm trọng nh gây ra thiếu hụt trầm trọngnguồn phân bón khi sản xuất trong nớc vào thời vụ, đẩy giá tăng vọt (sốtnóng) hoặc trái lại, dẫn đến tình trạng cung vợt cầu quá lớn trên thị trờng làmgiá sụt giảm (sốt lạnh) Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định sản xuất

và kinh doanh sẽ chịu những rủi ro cao hơn

Các hàng rào phi thuế quan đôi khi cũng làm nhiễu tín hiệu của thị ờng mà ngời sản xuất dựa vào đó để ra quyết định Tín hiệu này chính là giá

Trang 15

tr-thị trờng Khi bị làm sai lệch, nó sẽ phản ánh không trung thực lợi thế cạnhtranh thật sự chỉ dẫn sai việc phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế Do

đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu t, sản xuất, kinh doanh hiệu quả trongtrung và dài hạn của ngời sản xuất bị hạn chế

Tác động của các hàng rào phi thuế quan thờng khó có thể lợng hóa đợc

rõ ràng nh tác động của thuế quan Nếu mức độ bảo hộ thông qua thuế quan

đối với một sản phẩm có thể dễ dàng đợc xác định bằng chính thuế suất đánhlên sản phẩm đó thì mức độ bảo hộ thông qua các hàng rào phi thuế quan làtổng mức bảo hộ của các hàng rào phi thuế quan riêng rẽ áp dụng cho cùngmột sản phẩm Bản thân mức độ bảo hộ của mỗi hàng rào phi thuế quan cũngchỉ có thể đợc ớc lợng một cách tơng đối Cũng vì mức độ bảo hộ của cáchàng rào phi thuế quan không dễ xác định nên rất khó xác định một lộ trình tự

do hóa thơng mại rõ ràng nh với bảo hộ bằng thuế quan

2.5- Không những thế, vì khó dự đoán nên các hàng rào phi thuế quan thờng đòi hỏi chi phí quản lí cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nớc để duy trì hệ thống điều hành kiểm soát thơng mại bằng các hàng rào phi thuế quan.

Một số hàng rào phi thuế quan thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lícủa những cơ quan với những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫnnhau, nên có thể gây khó khăn cho bản thân các nhà hoạch định chính sách,các nhà quản lý, các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng,

sử dụng, tiếp cận thông tin cũng nh đánh giá tác động của các hàng rào phithuế quan này

Các doanh nghiệp sản xuất cha chú trọng đến tiếp cận thông tin và cha

có ý thức xây dựng, đề xuất các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất,còn trông chờ vào nhà nớc tự quyết định Do đó, thực tế là các doanh nghiệpthờng phải tốn kém chi phí vận động hành lang để cơ quan chức năng ra quyết

định áp dụng các hàng rào phi thuế quan nhất định có lợi cho mình

Ngoài ra, việc quản lí các hàng rào phi thuế quan còn khó khăn nếu đó

là những hàng rào phi thuế quan bị động, tồn tại trên thực tế ngoài ý muốn củacác nhà hoạch định chính sách nh bộ máy quản lí thơng mại quan liêu, nănglực thấp của các nhân viên hải quan, các văn bản pháp lí không đợc công bốcông khai

2.6-Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan

Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chếnhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nớc hầu nh không đem lại nguồn thu tàichính trực tiếp nào cho nhà nớc mà thờng chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp

Trang 16

hoặc ngành nhất định đợc bảo hộ hoặc đợc hởng u đãi đặc quyền nh đợc phân

bổ hạn ngạch, đợc chỉ định làm đầu mối nhập khẩu- Điều này còn dẫn đến sựbất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế

Tóm lại, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộsản xuất trong nớc quan trọng đối với mọi quốc gia Do mỗi công cụ đều có

điểm mạnh, yếu đặc thù nên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thờng

đợc sử dụng kết hợp, bổ sung lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sảnxuất trong nớc Mặc dù về lý thuyết WTO và các định chế thơng mại khu vựcthờng chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhng thực

tế đã chứng minh rằng các nớc không ngừng sử dụng các hàng rào phi thuếquan mới, vừa đáp ứng mục đích bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế

3- Mục đích sử dụng của các hàng rào phi thuế quan

Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không

đồng đều giữa các nớc, các nớc đều duy trì các rào cản thơng mại nhằm bảo

hộ nền sản xuất nội địa Bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan, rất nhiềuhàng rào phi thuế quan ra đời Mức độ cần thiết và lí do sâu xa dẫn đến việcbảo hộ sản xuất nội địa của từng nớc cũng khác nhau, đối tợng bảo hộ cũngkhác nhau khiến cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng

Đối với những nền kinh tế phát triển, đối tợng bảo hộ là các ngành cónăng lực cạnh tranh và năng xuất lao động tơng đối thấp so với các ngànhkhác Mặc dù không tạo ra sức cạnh tranh chủ yếu cho nến kinh tế, nhng lực l-ợng lao động trong những ngành này lại có sức mạnh chính trị đáng kể, buộccác chính đảng đợc họ hậu thuẫn phải quan tâm đặc biệt đến lợi ích của họ

Có thể nêu ví dụ điển hình nh : ngành nông nghiệp ở EU hay ngành thép ởMỹ

Trong khi đó, đối tợng bảo hộ của những nớc có trình độ phát triển kinh

tế trung bình và thấp lại bảo hộ chủ yếu các ngành sản xuất quan trọng và cónhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tơng lai của họ Chẳng hạn

nh các ngành sản xuất Ôtô ở Malaysia ; ngành điện tử, cơ khí, đờng ở TháiLan hay các ngành Ôtô, thép, thuốc lá ở Trung Quốc

Trong những năm 1980, việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan dờng

nh gia tăng Nhng trong những năm 1990, các nỗ lực song phơng, khu vực vàquốc tế đã có thể làm giảm ít nhất sự thịnh hành của các rào phi thuế quan Tuy nhiên, các hàng rào phi thuế quan vẫn là hiện tợng chung trong các chế

độ chính sách thơng mại của cả các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đangphát triển Tại sao?

Trang 17

Cái lập luận kinh tế cho bảo hộ thơng mại chỉ ra rõ ràng rằng sử dụngthuế chứ không phải các hàng rào phi thuế quan nhằm đạt đợc các mục tiêubảo hộ Các hàng rào phi thuế quan là những công cụ chính sách “thứ yếu”dung tục và không hiệu quả cho bảo hộ, song trong phạm vi các cam kết cắtgiảm thuế quan quốc tế, các công cụ này có thể đợc xem xét một cách chínhxác nh thế nào Đối với các nớc cam kết tạo bảo hộ cho những nhóm liên quantrong nớc nhất định, thì việc duy trì các thuế suất cao không phải là một ph-

ơng án lựa chọn

Tuy nhiên, có những giải thích khác, các hàng rào phi thuế quan đa ranhững ảnh hởng có thể định lợng hoặc chắc chắn hơn Đồng thời sự phân bổlợi nhuận (“lợi nhuận siêu ngạch”) từ các hàng rào phi thuế quan các doanhnghiệp trong nớc, các doanh nghiệp đợc đầu t nớc ngoài và các nhà chính trị

có thể nắm bắt đợc dễ dàng hơn Sự phân bổ lợi nhuận nh vậy làm gia tăngkhả năng cho phép quá trình chính trị làm nảy sinh một khối lợng lớn cáchàng rào phi thuế quan tơng đơng thuế Cuối cùng tính phản tác dụng của cáchàng rào phi thuế quan nói chung kém rõ ràng đối với ngời tiêu dùng và đốivới thơng mại hơn là ảnh hởng của thuế quan Việc thiếu rõ ràng, trong một sốbối cảnh nào đó, có thể đợc coi là một u điểm

Ngoài ra, việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nh các biện pháp bảo

hộ còn rất cần thiết để tránh cho các doanh nghiệp do nhà nớc sở hữu khỏi bịphá sản nhanh chóng Tơng tự nh những nhóm ngời lao động tại các ngành

đang suy thoái hoặc có năng suất thấp (ví dụ nh dệt may, nông nghiệp) ở cácnớc phát triển, các doanh nghiệp nhà nớc có sức mạnh chính trị to lớn tạinhững nớc đang chuyển đổi Nét nổi bật này của các nền kinh tế chuyển đổilàm cho việc bảo hộ sản xuất trong nớc có ý nghĩa quan trọng đặc biệt

Với nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, lại trong quá trìnhchuyển đổi, Việt Nam cũng có nhu cầu lớn phải bảo hộ sản xuất trong nớc docác yếu tố của kinh tế thị trờng còn cha đợc tạo lập đồng bộ và còn nhiềukhiếm khuyết, môi trờng pháp lí bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế cha đợc hoàn chỉnh Các chính sách pháp lí tài chính, tiền

tệ, xuất nhập khẩu cũng đang trong tình trạng tơng tự, năng lực cạnh tranh yếukém của nhiều ngành sản xuất Vì vậy Việt Nam đợc xem là duy trì quá nhiềucác hàng rào phi thuế quan Ví dụ Việt Nam sử dụng biện pháp quản lí giá cảcủa các sản phẩm đợc nhập khẩu nhằm mục đích:

+ Giữ vững giá trong nớc của các sản phẩm nhất định khi giá nhậpkhẩu thấp hơn giá đợc duy trì

Trang 18

+ Thiết lập giá trong nớc của các sản phẩm nhất định vì sự giao độnggiá cả trong thị trờng nội địa hoặc sự không ổn định giá cả trên thị trờng nớcngoài; và

+ Chống lại sự thiệt hại do việc áp dụng các hoạt động không côngbằng của thơng mại nớc ngoài

Phần lớn các biện pháp quản lí giá cả ảnh hởng đến chi phí nhập khẩutrong số lợng thay đổi đợc tính trên cơ sở của sự khác nhau hiện có giữa haigiá của cùng sản phẩm so với các mục tiêu quản lí

Đứng trớc xu hớng tất yếu của tự do hoá thơng mại và quá trình hộinhập kinh tế quốc tế, nếu không có chiến lợc bảo hộ đúng đắn thì nhiều ngànhsản xuất trong nớc sẽ không thể đứng vững trớc sức ép cạnh tranh gay gắt củahàng nhập khẩu

Tuy nhiên, việc bảo hộ phải có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn vàphải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa hội nhập và bảo hộ về mặt thờigian và “độ trởng thành “ một cách chủ động

Những ngành cần đợc bảo hộ chủ yếu là những ngành có hàm lợng vốnlớn, có khả năng cạnh tranh và phát triển dựa trên công nghệ hiện đại Mặtkhác đây lại là những ngành công nghiệp giữ vị trí quan trọng, tạo nên xơngsống cho nền kinh tế nh luyện kim, hoá dầu, xi măng, Nếu đợc hởng những

hỗ trợ nhất định và đợc bảo hộ bằng những chính sách thích hợp trong mộtthời gian cần thiết, các ngành này dù gặp rất nhiều khó khăn trớc mắt trongviệc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhng trong tơng lai có sức cạnh tranh cao

Các hàng rào phi thuế quan đợc sử dụng để bảo hộ rất đa dạng Tuynhiên theo qui định của WTO có thể thấy rõ là tới nay hầu nh các nớc khôngcòn cơ hội để áp dụng những biện pháp hạn chế hạn chế định lợng nhằm mụctiêu bảo hộ sản xuất trong nớc đợc nữa Những biện pháp hạn chế định lợng

nh cấm nhập khẩu hoặc hạn ngạch nhập khẩu chỉ còn đợc áp dụng trongnhững trờng hợp cần thiết để đảm bảo và duy trì an ninh quốc gia, giữ gìn đạo

đức văn hoá, môi trờng hay một vài trờng hợp đặc biệt

Riêng đối với các ngành dệt, may là các nớc đợc áp dụng biện pháp hạnngạch nhập khẩu cho đến năm 2005 theo Hiệp định về hàng Dệt may củaWTO

Một biện pháp ngoại lệ mang tính chất hạn chế định lợng khác cũng

đ-ợc WTO thừa nhận và đđ-ợc áp dụng rộng rãi trong thực tế là biện pháp hạnngạch thuế quan trong nông nghiệp Biện pháp này đã đợc cả các nớc pháttriển, các nớc đang phát triển và các nớc đang chuyển đổi áp dụng để bảo hộ

Trang 19

những lĩnh vực nông nghiệp nhạy cảm của mình Mức hạn ngạch, thuế suấttrong hạn ngạch, thuế suất ngoài hạn ngạch thờng rất cao, có nhiều trờng hợptrên 100%.

Các nớc phát triển thờng áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế đốikháng chống trợ cấp để bảo hộ các ngành công nghiệp, đồng thời áp dụng cácbiện pháp hỗ trợ trong nớc ở mức cao để bảo hộ nông nghiệp Trong khi đó,các nớc đang phát triển và các nớc đang chuyển đổi vẫn áp dụng các biệnpháp cấp giấy phép không tự động để bảo hộ cả công nghiệp và nông nghiệp

Tuy nhiên, nếu các nớc sử dụng các hàng rào phi thuế quan một cáchbừa bãi, quá nghiêm ngặt có thể bóp chết sản xuất trong nớc, không thúc đẩysản xuất trong nớc phát triển, gây ỷ lại, giảm sức cạnh tranh trong thơng mại

Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan là hai công cụ bảo hộ sảnxuất quan trọng đối với mọi quốc gia Do mỗi công cụ có điểm mạnh, điểmyếu đặc thù nên các biện pháp thuế quan và phi thuế quan thờng đợc sử dụngkết hợp, bổ sung lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sản xuất trong nớc.Mặc dù về lí thuyết, WTO và các chế định thơng mại khu vực thờng chỉ thừanhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhng thực tế đã chứngminh rằng các nớc không ngừng sử dụng các hàng rào phi thuế quan mới, vừa

đáp ứng mục tiêu bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế

Mức độ hiệu quả của bảo hộ có tăng lên nhiều hay không còn phụ thuộcvào tính linh hoạt có chọn lọc, có định hớng của Chính phủ các nớc trong việc

áp dụnh các hàng rào phi thuế quan bổ trợ cho các biện pháp thuế quan Nếubiết kết hợp hài hoà và tinh tế hai công cụ này, sản xuất trong n ớc sẽ đợc bảo

hộ, hỗ trợ có thời hạn để nâng cao sức cạnh tranh nhằm từng bớc thích nghivới các định chế và nguyên tắc chung của môi trờng thơng mại quốc tế

II- Xu hớng sử dụng các hàng rào phi thuế quan trong thơng mại quốc tế:

Bảng 1: Tóm tắt các hàng rào phi thuế quan chủ yếu trong các nớc

ASEANIndonesia Giấy phép đối với nhà nhập khẩu chọn lọc, cấm,

các độc quyền nhập khẩu nhà nớc Malaysia Giấy phép đối với hàng hóa bị cấm thông thờng,

giấy phép nhập khẩu đối với các lí do phi thơng mại

Philippines Thẩm quyền nhập khẩu và giấy phép đối với ngời

mua chọn lọc; các hạn ngạch toàn cầu, cấm đối với các lí

do vệ sinh và sức khoẻ; thẩm quyền ngân hàng; độc quyền

Trang 20

nhập khẩu nhà nớc.

Singapore Cấm đối với lí do vệ sinh và sức khoẻ

Thailand Giấy phép nhập khẩu, bao gồm quan hệ đối với việc

bán hàng hóa trong nớc; cấm; cơ quan nhập khẩu độc nhất.VietNam Tơng đơng thuế quan; hạn chế chuyển đổi ngoại tệ;

cấm; hạn ngạch; đánh giá hải quan

Nguồn: Báo cáo về các hàng rào phi thuế quan và chính sách thơng mạicủa Việt Nam, Phòng Thơng mại và Công nghiệp Việt Nam 1999

Thách thức của tự do hoá thơng mại là mối đe dọa, và tiến triển bắt đầu

là có giới hạn hoàn toàn Bên cạnh việc tự do hóa các giấy phép thơng mại,phần lớn các biện pháp phi thuế quan khác có xu hớng trở nên mạnh mẽ hơntrong những năm gần đây Danh mục giá tối thiểu đã trở nên ngắn hơn đợctính nh một chuyển động tự do hoá, khi bảo hộ thuế quan thực tế có lẽ đã tăngmột chút Mặt khác, việc sử dụng thuế quan tơng đơng, quản lí chuyển đổingoại tệ; và sự ngăn cấm đã đợc tăng cờng rõ rệt Về tổng thể, đó là một trờnghợp của “một bớc tiến và hai bớc lùi”

Bảng 2: Thay đổi chính sách thực tế từ năm 1996 đa ra một bức tranh

hỗn hợp về Việt Nam Loại hàng rào phi thuế quan/biện pháp phi thuế quan

thuế quan

Mạnh hơn Yếu hơn

Chuyển đổi ngoại tệ không cần yêu cầu *

Các thủ tục hải quan đặc biệt *

Nguồn: Báo cáo về các hàng rào phi thuế quan và chính sách thơng mại của Việt Nam, Phòng Thơng mại và Công nghiệp, 1999

Trong những năm 1980, việc sử dụng các hàng rào thuế quan dờng nhgia tăng, nhng trong những năm 1990 các lỗ lực song phơng, khu vực và quốc

tế đã có thể làm giảm ít nhất sự thịnh hành các hàng rào thuế quan Tuy nhiêncác hàng rào phi thuế quan vẫn là hiện tợng chung trong các chế độ chínhsách thơng mại của các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển

Đến nay, khi nhu cầu tự do hoá thơng mại ngày càng khẩn thiết, việcbảo hộ bằng thuế quan dần dần bị xóa bỏ thì việc sử dụng các hàng rào phi

Trang 21

thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nớc trở nên cần thiết và ngày càng tinh vi.Với việc các nớc yêu cầu xoá bỏ một vài biện pháp nh hạn chế định lợng, cấmgiấy phép nhập khẩu thì hàng loạt các biện pháp bảo hộ tinh vi khác ra đời.

Do đó xu hớng chung trong việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan để bảo

hộ sản xuất trong nớc là chuyển từ các biện pháp mang tính chất hạn chế địnhlợng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi hơn nh thuế chống bán phá giá, thuế

đối kháng, tiêu chuẩn kĩ thuật, các qui định về nhãn mác

Kể từ khi WTO ra đời, có thể thấy rõ một xu hớng nổi bật là các biệnpháp bảo hộ hoặc hạn chế thơng mại mang tính đơn phơng ngày càng bị phản

đối mạnh mẽ

Ngoài ra ngày càng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu đợc sử dụnggắn với yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn môi trờng và lao động Trào lu này

đang nổi lên và đợc nhiều nớc phát triển hậu thuẫn mạnh mẽ

Nh chúng ta đã thấy, các nớc luôn dựng lên nhiều biện pháp phi thuếquan để bảo hộ sản xuất trong nớc Mặc dù những biện pháp này rất đa dạng,

Sau khi vòng đàm phán Urugoay chấm dứt với sự ra đời của Tổ chứcThơng mại Thế giới WTO vào năm 1995, các qui định liên quan tới việc ápdụng ba biện pháp này cũng khá chặt chẽ Tuy nhiên, xu hớng từ năm 1995

đến nay cho thấy biện pháp chống bán phá giá đã đợc sử dụng một cách tháiquá và dờng nh đã trở thành một công cụ bảo hộ quan trọng cho nhiều nớc.Loại rào cản này đợc các nớc phát triển sử dụng chủ yếu Đối tợng chịu tỷ lệlớn trong các vụ kiện chống bán phá giá là các nớc đang phát triển, một phần

là các nớc phát triển, một phần là các nớc có nền kinh tế chuyển đổi Các quốcgia đang phát triển do hạn chế về thông tin và trình độ kĩ thuật nên ít có cơ hội

sử dụng các biện pháp này Biện pháp này cũng hay đợc các quốc gia áp dụngdựa trên thế và lực trong kinh tế thơng mại quốc tế để ép các nớc nhỏ

Trang 22

CHƯƠNG II Nội dung chủ yếu về hàng rào phi thuế quan

I- Các hàng rào phi thuế quan trên thế giới hiện nay:

Trên thế giới hiện nay, các nớc đã dựng lên rất nhiều hàng rào phi thuế quan nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nớc Từ đó ngời ta có thể phân chia làm sáu nhóm lớn:

1- Nhóm biện pháp hạn chế định lợng:

Hạn chế định lợng là những biện pháp phi thuế quan điển hình gây cảntrở luồng di chuyển tự do của hàng hóa giữa các nớc Đây là những biện phápnhằm trực tiếp giới hạn khối lợng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào mộtquốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao Đây thờng là những biện phápmang tính chất võ đoán, ít dựa trên cơ sở khoa học mà chủ yếu nhằm bảo hộsản xuất trong nớc WTO coi những biện pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụngcủa tự do hoá thơng mại, đồng thời lại không thể tính toán, dự đoán đợc trớccho nên yêu cầu xóa bỏ chúng Thay vào đó, nhu cầu bảo hộ, nếu có, sẽ đợcthể hiện thành thuế quan

1.1- Cấm nhập khẩu

Biện pháp hạn chế định lợng đầu tiên là cấm nhập khẩu Các nớc trênthế giới chỉ đợc sử dụng cấm nhập khẩu này vì mục tiêu bảo vệ đạo đức côngcộng, sức khỏe con ngời, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng Trongtrờng hợp khẩn cấp, các nớc cũng có thể tạm thời áp dụng biện pháp này nhằmbảo hộ cán cân thanh toấn, an ninh lơng thực quốc gia Vì thế những hànghóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu của các quốc gia thờng là vũ khí, đạn d-

ợc, ma tuý, hóa chất độc hại Nói chung hàng xuất khẩu của Việt Nam ít bịhạn chế bởi biện pháp này do qui định của các nớc nhập khẩu khá phù hợp vớimục tiêu trên

1.2- Hạn ngạch nhập khẩu

Biện pháp hạn chế định lợng thứ hai là hạn ngạch nhập khẩu Hạnngạch nhập khẩu là qui định của nhà nớc về số lợng hoặc giá trị một mặt hàngnào đó đợc nhập khẩu nói chung hoặc một từ thị trờng nào đó, trong một thờigian nhất định (thờng là một năm)

Hạn ngạch nhập khẩu là một hình thức hạn chế về số lợng và thuộc hệthống giấy phép không tự động Khi hạn ngạch nhập khẩu đợc qui định cho

Trang 23

một loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nớc đa ra một định ngạch (tổng

định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một thời gian nhất định không kểnguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến

Khi hạn ngạch qui định cho cả mặt hàng và thị trờng thì hàng hóa chỉ

đ-ợc nhập khẩu từ nớc (thị trờng) đã định với số lợng bao nhiêu, trong thời hạnbao lâu

Thờng hạn ngạch nhập khẩu đợc áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhậpkhẩu cho một số công ty Ví dụ nh ở ta, các mặt hàng liên quan đến các cân

đối lớn của nền kinh tế quốc dân đều có qui định hạn ngạch nhập khẩu nhxăng dầu, phân bón, xi măng, đờng, thép xây dựng Chỉ có một số doanhnghiệp mới đợc phép nhập khẩu những mặt hàng trên Mỗi doanh nghiệp đợcphép phân bổ một số lợng tối đa các mặt hàng trên trong một năm

Nhng trong xu hớng tự do hóa thơng mại hiện nay, các nớc cũng dầnxóa bỏ cơ chế hạn ngạch Đơn cử nh, vào năm 2000 Trung Quốc áp dụng hạnngạch nhập khẩu đối với 57 nhóm hàng (mã HS 4 số) bao gồm đồng hồ, xemáy, ngũ cốc, dầu ăn, phân bón, thép, hàng dệt may, thuốc lá Tuy nhiên saukhi gia nhập WTO, Trung Quốc đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch nhập khẩu vớihơn một nửa số nhóm hàng trên và cam kết lịch trình loại bỏ đối với các mặthàng còn lại muộn nhất là đến 01/ 01/ 2005

Tuy nhiên, đến nay hạn ngạch vẫn đợc áp dụng phổ biến trong hai lĩnhvực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là dệt may và nông nghiệp

Theo Hiệp định dệt may ATC của WTO từ 01/01/1996 đến 01/01/2005,các nớc sẽ dần dần hòa nhập toàn bộ hàng dệt may vào thực hiện GATT 1994,nghĩa là sẽ xóa bỏ chế độ hạn ngạch đối với mặt hàng này Tuy nhiên theotổng kết của Hiệp hội Dệt may quốc tế, đã hơn bảy năm, các nớc mới chỉ hòanhập đợc một số lợng hạn chế các sản phẩm hàng dệt may Đến nay, Hoa Kìvẫn duy trì chế độ hạn ngạch đối với 841 mặt hàng trong tổng số 932 mặthàng Các số liệu ứng với EU và Canada là 222/303 và 292/368 mặt hàng

Trong lĩnh vực nông nghiệp, WTO cũng cho phép các nớc thành viênduy trì hạn ngạch thuế quan Hàng nhập khẩu nằm trong mức hạn ngạch này

sẽ đợc hởng thuế suất thấp Tuy nhiên, nếu vợt quá mức hạn ngạch qui địnhnày, mặt hàng đó sẽ phải chịu mức thuế suất rất cao Ví dụ trong khi thuế suấttrong hạn ngạch của EU đối với gạo nhập khẩu là 88 EURO/ tấn thì thuế suấtngoài hạn ngạch dao động từ mức 264 EURO/ tấn đến 416 EURO/ tấn

Thực chất hạn ngạch thuế quan nhằm giới hạn lợng nhập khẩu ở mứchạn ngạch đã qui định Vì thế hàng nông sản của Việt Nam rất khó thâm nhập

Trang 24

vào thị trờng các nớc áp dụng biện pháp này Chẳng hạn nh Trung Quốc ápdụng mức hạn ngạch thuế quan năm 2001với gạo là 1.662.500 tấn (tơng đơng1% lợng gạo sản xuất trong nớc) trong khi mức thuế suất ngoài hạn ngạchlà77% Điều này đã khiến lợng gạo nhập khẩu vào Trung Quốc năm này chỉ

đạt hai triệu tấn, tơng đơng mức hạn ngạch Ngoài ra, Trung Quốc còn duy trìhạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng nông sản khác nh lúa mì, ngô,dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hạt cải, đờng, len, bông đến thời hạn tối đa là 01/01/ 2005

1.3- Giấy phép nhập khẩu

Biện pháp hạn chế định lợng thứ ba thờng đợc các nớc sử dụng đó làgiấy phép nhập khẩu Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnhthổ một nớc phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng Đôi khi cácnớc sử dụng biện pháp này nhằm giảm hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu bằngcách tạm thời không cấp giấy phép nhập khẩu Trớc đây, hàng xuất khẩu củaViệt Nam muốn xuất sang Thái Lan và Trung Quốc đã gặp phải khó khănkhông nhỏ do biện pháp này gây ra

Theo cách sử dụng giấy phép đợc chia làm hai loại: giấy phép chung vàgiấy phép riêng

Giấy phép chung (General open licence) đợc cấp công khai theo khhuônkhổ định mức số lợng nhập khẩu và trong một thời gian nhất định Nó có thể

đợc áp dụng cho tất cả các nớc hoặc giới hạn ở một số nớc Thông thờng thìgiấy phép riêng đợc sử dụng rộng rãi và sử dụng cho một số nớc riêng lẻ

Tính chất kín đáo và bí mật của giấy phép nhập khẩu cũng nh của thủtục cấp giấy phép nhập khẩu của chính quyền nhà nớc đã tạo khả năng hạnchế nhập khẩu mạnh Thông qua giấy phép nhà nớc can thiệp trực tiếp vàohoạt động ngoại thơng, vào khối lợng nhập khẩu cũng nh phơng hớng lãnh thổ

có lợi hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp Chế độ giấy phép nhập khẩu thờng

đợc áp dụng kết hợp với định mức số lợng nhập khẩu và quản lí ngoại hối

Đến năm 1997, Thái Lan vẫn duy trì chế độ cấp giấy phếp nhập khẩucho 23 mặt hàng gồm nguyên vật liệu, dợc phẩm, xăng dầu, hàng côngnghiệp, hàng dệt, nông sản, động cơ, linh kiện xe máy đã qua sử dụng Tơng

tự nh vậy, trớc khi gia nhập WT0, Trung Quốc cũng áp dụng chế độ giấy phépnhập khẩu với khoảng hơn 50 nhóm hàng, chủ yếu gồm ngũ cốc, dầu thựcvật, bông, sắt thép, phơng tiện vận tải hành khách, sản phẩm cao su Giá trịhàng hóa nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu năm 1999 của Trung Quốcchiếm tới 8,45% tổng hàng hóa nhập khẩu, tơng ứng với 14 tỷ USD Để đợc

Trang 25

cấp giấy phép, doanh nghiệp nhập khẩu phải chứng minh đợc “nhu cầu nội địa

“ đối với hàng hóa nhập khẩu này và khả năng ngoại tệ của doanh nghiệp đủ

để trả cho giao dịch đó Tuy nhiên sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã loại

bỏ 25 nhóm hàng thuộc danh mục này, đồng thời xoá bỏ cơ chế xin giấy phép

kể trên

2- Nhóm các biện pháp quản lí giá cả

Ngoài mục tiêu tránh gian lận thơng mại, biện pháp liên quan đến việcxác định giá tính thuế hải quan có thể đợc sử dụng nh một công cụ gián tiếpbảo hộ sản xuất trong nớc Trị giá tính thuế hải quan cao hay thấp sẽ tác độngtrực tiếp đến khoản thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp phải nộp và qua đótác động lên giá bán của sản phẩm của Việt Nam trên thị trờng nớc nhập khẩu

Trớc đây, các nớc đang phát triển thờng không sử dụng giá thực tế ghitrên hoá đơn để tính thuế mà dùng trị giá tính thuế tối thiểu hoặc giá thamkhảo Thậm chí Hải quan Thái Lan còn sử dụng giá hóa đơn cao nhất của sảnphẩm cùng loại nhập khẩu từ bất kì nớc nào trong thời gian trớc đó để xác

định giá tính thuế Cách xác định tuỳ tiện này đôi khi khiến nhà xuất khẩuphải chịu thuế cao một cách vô lí và không thể dự đoán đợc khả năng cạnhtranh về giá của sản phẩm của mình

Đến nay hầu hết các nớc đã sử dụng Hiệp định về định giá hải quan củaWTO để tính thuế nhập khẩu Theo đó, giá tính thuế nhập khẩu là giá thực trảhoặc sẽ đợc trả khi hàng đợc bán từ nớc xuất khẩu sang nớc nhập khẩu

Hiệp định trị giá hải quan (ACV) mà tên đầy đủ là Hiệp định thực hiện

Điều VII của GATT 1994 Nội dung cơ bản của ACV là yêu cầu cơ quan hảiquan xác định giá hàng hóa bị đánh thuế trên cơ sở giá ghi trên hợp đồng, hóa

đơn (gọi là trị giá giao dịch)

Trị giá giao dịch không chỉ bao gồm giá ghi trên hợp đồng mà còn cóthể bao gồm một số chi phí khác: tiền hoa hồng, tiền môi giới, tiền đóng gói,

lệ phí giấy phép, chi phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF)

ACV không cho phép tính các chi phí sau vào trị giá giao dịch: cớc vậntải nội địa sau khi nhập khẩu, chi phí lắp ráp, duy tu, bảo hành sau khi nhậpkhẩu, các loại thuế sau khi nhập khẩu

Khi có sự cố tình khai giá hàng hóa thấp xuống để giảm số thuế phảinộp của thơng nhân thì ACV cho phép cơ quan hải quan từ chối chấp nhận giáhàng do thơng nhân khai khi có lí do để nghi ngờ tính trung thực và đúng đắn

Trang 26

của các chi tiết hoặc chứng từ do thơng nhân xuất trình trong một số trờng hợpsau:

+ Khi hàng hóa không thực sự diễn ra

+ Khi giá hàng hóa bị hạ thấp do mối quan hệ giữa ngời mua và ngờibán

+ Khi hợp đồng mua bán đặt ra một số điều kiện hạn chế việc sử dụnghàng hóa

Trong trờng hợp có nghi ngờ về sự gian lận, ACV đa ra năm phơngpháp mang tính trung lập, khách quan để xác định trị giá giao dịch Các phơngpháp này xếp theo thứ tự u tiên và chỉ khi nào không thể áp dụng phơng pháp -

u tiên cao hơn thì mới sử dụng đến phơng pháp tiếp theo Năm phơng pháp đó

đợc xếp theo trật tự u tiên nh sau:

1 Xác định theo trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt

2 Xác định theo trị giá giao dịch của hàng hóa tơng tự

3 Khấu trừ: trị giá giao dịch xác định bằng cách lấy giá bán của hànghóa giống hệt hoặc tơng tự trên thị trờng nớc nhập khẩu trừ đi các yếu tố nhthuế, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lãi

4 Cộng dồn: trị giá giao dịch xác định bằng cách cộng chi phí sản xuấthàng hóa với một khoản chi phí và lãi ở mức phổ biến đối với loại hàng hóa

Hiện nay Hoa Kỳ và Việt Nam đã kí kết và phê chuẩn Hiệp định thơngmại song phơng Trong thời gian qua, Hiệp định này đã có hiệu lực và gópphần thúc đẩy xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kì Tuy nhiên các nhà xuấtkhẩu của ta cần phải cân nhắc đến các khoản phí đang đợc Hoa Kì áp đặt vớirất nhiều mặt hàng Tiêu biểu nhất là khoản phí sử dụng mà chính phủ nớc này

đánh vào một số phơng tiện giao thông nhập khẩu Theo Đạo luật Hải quan vàThơng mại năm 1990 và Đạo luật Hoàn trả Ngân sách omnibus năm 1990, phí

sử dụng gồm ba khoản chính: phí hải quan, phí cảng biển, phí phơng tiện giao

Trang 27

thông đã tăng lên đáng kể hàng năm Phí hải quan đánh lên tất cả các hànghóa nhập khẩu vào Mỹ, tăng từ 0,17% giá trị hàng hóa lên 0,19% (năm 1998)

và 0,21% (năm 1999) Khoản phí này có hiệu lực đến 30/ 09/ 2003 Mỹ cũng

áp dụng phí bảo dỡng cảng biển (HTM cho các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹbằng đờng biển với mức bằng 0,125% giá trị lô hàng Theo ớc tính, đến năm

1999, khoản tiền dôi ra từ quỹ này lên tới 1,6 tỷ USD Không dừng lại ở đó,

đến 30/04/1999 Chính quyền B.Clinton thậm chí còn thay thế HTM bằng phídịch vụ cảng biển Loại phí này không những bao gồm phí hoạt động và bảodỡng cảng biển mà gồm cả phí xây dựng cảng Tổng mức phí lên tới 1 tỷUSD/ năm

Về phía Việt Nam, Việt Nam sử dụng các biện pháp giá cả sau để quản

lí nhập khẩu:

Giá nhập khẩu tối thiểu:

Việt Nam sử dụng một kế hoạch giá nhập khẩu tối thiểu bớc đầu trong

đánh giá nhập khẩu Danh mục của 34 hạng mục của hàng hóa dới sự quản líchính phủ trong các điều kiện giá nhập khẩu đối với giá hải quan (975/ TC/QĐ/ TCT, ngày 29/10/1996), đợc thay thế bằng danh mục của 21 hạng mụchàng hóa (918/TC/QĐ/TCT, ngày 11/11/97)

Ngày 27/5/ 1998, Quyết định 155/1998/QĐ- TCQH đợc ban hành đểxác đinh quá trình đánh giá Giá hợp đồng sẽ đợc sử dụng nếu giá là giá trêngiá tối thiểu, và giá tối thiểu sẽ đợc sử dụng trong các trờng hợp khác Nhngkhi đó, đối với “hàng hóa đợc nhập khẩu cho việc sử dụng trực tiếp nh nguyênliệu và cung cấp trong sản xuất và lắp đặt”, nếu giá CIF cao hơn 60% của giátối thiểu trong phụ lục giá, giá trị đánh thuế sẽ là giá CIF Điều này làm giảmsút đáng kể trong thuế quan thu đợc đối với nhập khẩu các sản phẩm trunggian, mặc dù tỉ lệ thuế quan đối với nhiều mặt hàng đã là rất thấp Tỷ lệ thuếquan đối với các hoạt động lắp đặt tuy nhiên là cao cho nên Quyết định nàybao hàm sự giảm giá rõ rệt trong nỗ lực bảo vệ một cách hiệu quả các ngànhcông nghiệp này

Việt Nam đã cam kết với ASEAN thực hiện hệ thống đánh giá củaGATT vào năm 2000 Điều này đòi hỏi một chơng trình các hoạt động toàndiện, nhng mới chỉ đạt đợc một chút cho tới nay Điều đó hầu nh có vẻ rằngmột số hình thức của hệ thống giá tối thiểu sẽ tiếp tục trong một vài năm

Giá nhập khẩu tối đa.

ít nhất kể từ tháng 4/ 1994 (Nghị định 33/ CP), Việt Nam đã tiến hànhmột bớc đi không bình thờng của việc thiết lập giá nhập khẩu tối đa cho hànghóa đợc nhập khẩu nhất định quan trọng hàng đối đầu với nền kinh tế “Việt

Trang 28

Nam” Hàng hóa đợc nhập khẩu là phân bón, dầu lửa, sắt và thép, máy móc vàthiết bị nhất định.

Việc đặt ra giá nhập khẩu tối đa là một cơ chế để tránh gian lận chuyển

đổi giá của các công ty thơng mại nhà nớc Điều đó có thể có liên quan trọngmôi trờng thơng mại ít cạnh tranh hơn của năm 1994, nhng năm này điều đó

có vẻ là một giải pháp không cần thiết đối với vấn đề đó Mục đích cũng cóthể là thiết lập giá trong nớc đối với một số hàng hóa đó

Giá xuất khẩu tối thiểu.

Dầu thô và gạo là đối tợng của giá xuất khẩu tối thiểu Chính sách nàygiống nh chính sách của việc có giá nhập khẩu tối đa, có vẻ khác thờng trongmột nền kinh tế thị trờng Trên thực tế, nguồn gốc của chúng có thể dựa trên

sự cần thiết phải quản lí các hoạt động của các công ty thơng mại sở hữu nhànớc Cho đến nay và có thể cho đến nay, các công ty này có thể hy vọng đợc “bảo lãnh” khi họ bị thiệt hại Cũng nh vậy giá bị lệch lạc và cơ cấu khuyếnkhích làm các phơng tiện chính sách thô có vẻ tơng đối nhạy cảm

Sự cần thiết đối với các chính sách quản lý giá này trong những nămgần đây là không rõ ràng Xuất khẩu gạo đã đợc tự do hóa, và khó mà thấy giáxuất khẩu tối thiểu đợc thiết lập nh thế nào đối với dầu thô có thể là có ích

Chống bán hạ giá và các biện pháp chống trợ cấp:

Luật về xuất nhập khẩu đợc sửa đổi vào tháng 5/1998 bao gồm, trong sốnhững việc khác, các điều khoản đối với đánh “ thuế bổ sung “ nh sau:

“ Hàng hóa nhập khẩu đợc bán hạ giá tại Việt Nam, gây cản trở sự pháttriển của việc sản xuất hàng hóa cùng loại trong nớc;

Hàng hóa đợc nhập khẩu vào Việt Nam với giá quá thấp do sự trợ cấpcủa nớc xuất khẩu, gây cản trở sự phát triển của việc sản xuất hàng hóa cùngloại trong nớc;

Hàng hóa đợc nhập khẩu từ các nớc áp dụng chính sách thuế và các thủtục nghiêm ngặt khác đối với hàng hóa của Việt Nam”

Việc sửa đổi này có thể tiết lộ một phơng tiện chính sách mới đối vớiviệc bảo hộ “ sự hài hòa cao “ tại Việt Nam Sự phân biệt giữa “ bán hạ giá” và

“giá quá thấp do sự trợ giúp “ hiển nhiên cần giải thích hơn nữa

Trang 29

3- Các biện pháp tài chính và tiền tệ

Các biện pháp qui định sự tham gia và chi phí của việc chuyển đổingoại tệ đối với việc nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh toán Các biệnpháp này có thể làm tăng chi phí nhập khẩu theo một cách tơng tự đối với cácbiện pháp thuế quan

- Các yêu cầu thanh toán trớc:

Giá trị của giao dịch nhập khẩu và / hoặc thuế nhập khẩu liên quan đợcyêu cầu tại thời điểm áp dụng hoặc cấp giấy phép nhập khẩu

- Tiền gửi nhập khẩu trớc:

Nghĩa vụ gửi trớc phần trăm giá trị của các giao dịch nhập khẩu trongmột thời gian cho phép trớc khi nhập khẩu, không cho phép lãi suất đối vớitiền gửi

- Yêu cầu giới hạn tiền mặt:

Nghĩa vụ gửi toàn bộ số tiền liên quan đến giá trị giao dịch hoặc mộtphần đợc xác định của số tiền đó trong ngân hàng ngoại thơng trớc khi mở thtín dụng, việc thanh toán có thể đợc yêu cầu bằng ngoại tệ

+ Trả trớc thuế hải quan: thanh toán trớc toàn bộ hoặc một phần, khôngcho phép sinh ra lãi suất

Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm Việcgửi lại tiền gửi là chi phí đợc trả lại khi các sản phẩm đã đợc sử dụng hoặc cácthùng hàng đợc trả lại hệ thống giao nhận

- Tỷ giá hối đoái đa dạng : khi nhập khẩu vào trong nớc, ngời ta qui

định khi tính thuế nhập khẩu, việc chuyển đổi ngoại tệ ra tiền trong nớc theocách xác định tỷ giá hối đoái tại nớc nhập khẩu Ví dụ tại Việt Nam thì việcchuyển đổi ngoại tệ đợc tính theo tỷ giá do liên ngân hàng công bố tại thời

điểm làm tờ khai hải quan

- Quản lý ngoại hối:

Nhà nớc kiểm soát và quản lý việc thu chi và sử dụng ngoại hối trongquan hệ kinh tế với nớc ngoài Thực hiện biện pháp này nhằm hạn chế việc sửdụng ngoại hối, cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá hối đoái, bảo vệ

dự trữ ngoại hối và ngăn chặn nguồn vốn đầu t chuyển ra nớc ngoài

Theo chế độ này, tất cả các nguồn thu ngoại hối đều phải tập trung vàongân hàng hoặc những cơ quan quản lý ngoại hối Việc sử dụng nguồn ngoạihối này phải đợc sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền Thông qua quản

lý ngoại hối, Nhà nớc có thể kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa từnớc ngoài, đồng thời tạo khả năng ổn định tỷ giá hối đoái

Trang 30

Quản lý ngoại hối là một trong những biện pháp quan trọng của chủnghĩa bảo hộ độc quyền Các tổ chức độc quyền gây ảnh hởng đối với ngânhàng và cơ quan quản lý ngoại hối trong việc chi tiêu ngoại hối có lợi cho họ.

Theo điều lệ quản lý ngoại hối ban hành theo nghị định số 161- HĐBTngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trởng nay là Chính phủ và Nghị định số396/TTg ngày 4/8/1994 của Thủ tớng chính phủ thì:

- Việc mua bán và trao đổi trên thị trờng tự do bị nghiêm cấm

- Việc mua bán ngoại tệ phải đợc tiến hành thông qua ngân hàng và tổchức kinh doanh thu mua ngoại tệ

Tuy nhiên, khi đơn vị có nhu cầu về thu chi ngoại tệ đều phải lập gửicác cơ quan quản lí (Bộ Kế hoạch và Đầu t, Bộ Tài chính) và ngân hàng là cơquan thực hiện kế hoạch thu chi về phơng diện quỹ và làm việc thanh toángiữa nớc ta với nớc ngoài

Ngời nhập khẩu có thể ký hợp đồng mua hàng ở nớc ngoài, nhng phảixin đợc quyền sử dụng ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng theo quy chếquản lý ngoại hối của nhà nớc

- Thuế nội địa đối với nhập khẩu:

Để hạn chế nhập khẩu các nớc luôn tìm mọi cách để làm tăng chi phínhập khẩu, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu trong nớc Đó

là các nớc áp dụng các biện pháp thuế nhập khẩu nội địa, nh:

Thuế tiêu thụ đặc biệt :

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu do ngời sản xuất và ngờinhập khẩu mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hóa đó.Thuế này đợc cấu thành trong giá bán hàng hóa mà ngời tiêu dùng phải chịuqua việc mua hàng

Tại Việt Nam luật thuế tiêu thụ đặc biệt đợc Quốc hội thông qua ngày30/ 06 /1990 đợc sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 05/ 05/ 1993, đợc sửa đổi

bổ sung lần thứ hai ngày 20/ 08/ 1995, đợc sửa đổi bổ sung lần thứ ba ngày20/ 05/ 1998 (có hiệu lực vào ngày 01/01/1999) Từ năm 1995 trở về trớc, thuếtiêu thụ đặc biệt mới đợc thu vào bốn mặt hàng sản xuất trong nớc là: thuốc lá

điếu, pháo, rợu, bia các loại

Từ 10/1995, để phù hợp với cách đánh thuế của các nớc trên thế giới vàcác nớc trong khối ASEAN, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một

số Điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm mục đích tách thuế tiêu thụ đặcbiệt ra khỏi thuế nhập khẩu, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào các tổchức thơng mại quốc tế không bị thiệt thòi về kinh tế trong quan hệ buôn bán

Trang 31

với các nớc có ký điều khoản u đãi về thuế, đồng thời vẫn bảo vệ đợc sản xuấttrong nớc.

Thuế trị giá gia tăng:

Thuế trị giá gia tăng là một loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêmcủa sản phẩm qua mỗi khâu luân chuyển, một yếu tố cấu thành trong giáthành hàng hóa (hoặc dịch vụ) nhằm động viên sự đóng góp của ngơì tiêudùng nh trong trờng hợp nộp thuế doanh thu Nhng thuế trị giá gia tăng có

điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ ngời bán hàng (hoặc dịch vụ) lần

đầu phải nộp thuế trị giá gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng, còn ngờibán hàng (hoặc dịch vụ) ở khâu tiếp theo đối với hàng hóa (hoặc dịch vụ) đó,chỉ phải nộp thuế ở phần giá trị tăng thêm Đến cuối chu kỳ sản xuất, kinhdoanh hoặc cung cấp dịch vụ Tổng số thuế thu đợc ở các công đoạn sẽ khớpvới số thuế tính trên giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho ngời tiêu dùng cuốicùng

Tại Việt Nam, Thuế trị giá gia tăng có hiệu lực từ ngày 01/01/1999(02/1997/QH9) Sẽ có bốn tỷ lệ thuế: 0% đối với xuất khẩu, 5% đối với giáodục và hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp và thuốc tây; 20% đối với một số dịchvụ; và 10% đối với tất cả các dịch vụ và hàng hóa khác Thuế trị giá gia tăng

do đó đợc áp dụng trên cơ sở nơi đến - nhập khẩu là đối tợng chịu thuế trị giágia tăng và xuất khẩu có tỷ lệ bằng 0 Một khía cạnh khác của thuế trị giá giatăng là thuế sẽ đợc thu tại các cảng thanh toán hàng hóa, không giống hệthống ngày nay cho phép đến 30- 270 ngày thanh toán chậm thuế nhập khẩu

Có 26 việc miễn thuế cụ thể từ thuế trị giá gia tăng, một số có mối quan hệtrực tiếp đối với thơng mại (89/1998/TT- BTC)

+ “Hàng hóa và dich vụ là đối tợng đối với thuế bán hàng đặc biệtkhông phải là đối tợng đối với thuế trị giá gia tăng trong quá trình sản xuấthoặc nhập khẩu;

+ Các tài sản cố định đợc nhập khẩu (ví dụ máy móc chuyên môn vàphơng tiện vận tải) mà không thể sản xuất trong nớc;

+ Viện trợ quốc tế đợc nhập khẩu;

Trang 32

Biện pháp hàng đổi hàng giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong khi biệnpháp đặt cọc có thể hạn chế nhập khẩu các mặt hàng mà nhà nớc khôngkhuyến khích.

Ngoài các biện pháp trên, các nớc có thể dùng một số biện pháp về thủtục hải quan, mua sắm chính phủ, qui tắc xuất xứ nh các rào cản đối với hànghóa xuất khẩu của Việt Nam

4.2 Các biện pháp về kỹ thuật

Các biện pháp kỹ thuật đề cập đến các sản phẩm có đặc trng nh chất ợng, an toàn hoặc kích thớc, bao gồm các điều khoản hành chính có thể ápdụng, thuật ngữ, kí hiệu, thử nghiệm và các phơng pháp thử nghiệm, đónggói, đóng dấu, và các yêu cầu dán nhãn và chúng đợc áp dụng cho một sảnphẩm

l-Các tiêu chuẩn, kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thờng

đ-ợc các nớc ấp dụng Một mặt các tiêu chuẩn này tạo thuận lợi cho thơng mạiquốc tế bằng cách giúp ngời mua nớc ngoài đánh giá đợc quy cách, chất lợngcủa sản phẩm Nhng mặt khác, chúng có thể trở thành rào cản thơng mại nếuchúng quá khác biệt giữa các nớc Các doanh nghiệp chế tạo muốn tại nớckhác có thể phải điều chỉnh lại quy trình sản xuất Ngoài ra, đòi hỏi thửnghiệm sản phẩm tại nớc nhập khẩu để đảm bảo rằng các sản phẩm đó phùhợp với những quy định của nớc đó về kỹ thuật và an toàn khiến cho các nhàxuất khẩu phải chịu những quy trình kiểm tra nghiêm ngặt hơn hoặc chi phíkiểm tra cao hơn cho quá trình kiểm tra này Các nớc phát triển với trình độkhoa học hiện đại là những nớc có u thế trong việc áp dụng những tiêu chuẩn

kỹ thuật phức tạp để hạn chế nhập khẩu Đơn cử nh những sản phẩm côngnghệ thông tin của Việt Nam, vốn đã đợc thử nghiệm và kiểm tra kỹ thuật chặtchẽ trong nớc theo những tiêu chuẩn quốc tế, muốn đợc nhập khẩu vào Mỹphải đợc một nớc thứ ba cấp chứng nhận chất lợng Hay một công ty tại ViệtNam, muốn xuất khẩu dợc phẩm vào áo trớc tiên phải đợc Tổ chức An sinhXã hội của nớc này chấp nhận hay sản phẩm này phải nằm trong danh sách d-

ợc phẩm của tổ chức này Tuy nhiên, để có tên trong danh sách dợc phẩm nàycác nớc xuất khẩu phải mất năm xin đăng ký và đợi kiểm tra, phê duyệt

Ngoài ra các nớc còn có thể áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thựcvật (SPS) nh một hàng rào hạn chế nhập khẩu Sự khác nhau cơ bản giữa tiêuchuẩn kỹ thuật và biện pháp SPS là nhằm bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe conngời hoặc động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngănchặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật

Trang 33

Tuy nhiên các nớc phát triển hiện nay có xu hớng sử dụng tối đa biệnpháp này nhằm bảo hộ sản xuất trong nớc với chiêu bài vì sức khỏe của ngờitiêu dùng Ví dụ nh, theo qui định năm 1996 của liên bang, Mỹ áp dụng chơngtrình kiểm tra hàng hóa trớc khi thông quan đối với hai mặt hàng táo và đào từmột số nớc thành viên EU rất chặt chẽ nhằm tranh các loại sâu bệnh mới từhai loại hoa quả này thâm nhập vào Mỹ EU là những nớc có các tiêu chuẩn vệsinh an toàn thực phẩm cao nh vậy mà hàng hóa nhập khẩu còn bị kiểm soátngặt nghèo nh vậy huống chi là hàng nông sản của Việt Nam xuất sang thị tr-ờng Mỹ.

Ngoài ra các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần phải rất lu ý khi xuấtkhẩu thực phẩm sang EU Từ khâu chọn giống, chọn thức ăn, qui trình chănnuôi đến khâu chế biến, đóng gói cũng cần đợc chú trọng vì các sản phẩmxuất khẩu này sẽ phải chịu những kiểm tra rất chặt chẽ về vệ sinh an toàn thựcphẩm của EU và đặc biệt phải trải qua thử nghiệm để chắc chắn rằng chúngkhông có nguồn gốc từ những gia súc, gia cầm đã đợc tiêm hooc môn tăng tr-ởng

Bên cạnh hai cạnh biện pháp trên, yêu cầu về nhãn mác hàng hóa cũng

đợc sử dụng nh một rào cản thơng mại hữu hiệu, đặc biệt là ở các nớc pháttriển Những nớc này qui định rất chi tiết trong luật pháp nớc mình về tiêuchuẩn nhãn mác đối với hàng nhập khẩu

Đơn cử nh hàng dệt may của Việt Nam xuất sang thị trờng Mỹ đều phảidán mác hàng hóa, ghi rõ tên sản phẩm, tên và hàm lợng của loại sợi chiếmhơn 5% về khối lợng trong thành phẩm cuối cùng Bất kỳ loại len nào chứa sợilen, trừ thảm và các thành phẩm khác đợc sản xuất từ 20 năm trớc., khi nhậpkhẩu, phải đợc dán nhãn mác rõ ràng theo qui định của Đạo luật về Nhãn mácsản phẩm len năm 1939

Đối với sản phẩm rợu xuất khẩu sang Mỹ, các doanh nghiệp Việt Namthậm chí phải xin nhãn mác cho sản phẩm nhập khẩu ở cấp liên bang, hoặc

đôi khi ở cả cấp tiểu bang và trả phí cho nhãn mác nay Quá trình xin cấpnhãn mác đôi khi kéo dài từ ba đến bốn tháng

ở Việt Nam các qui định đa ra các yêu cầu kỹ thuật, cả trực tiếp hoặcbằng việc đề cập đến hoặc kết hợp nội dung của việc định rõ kỹ thuật, tiêuchuẩn hoặc mã số thực hiện để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con ngời (quy

định vệ sinh); bảo vệ sức khỏe thực vật (qui định vệ sinh thực vật); bảo vệ môitrờng và cuộc sống hoang dã; bảo đảm an toàn con ngời; bảo đảm an ninh

Trang 34

quốc gia; ngăn ngừa các hoạt động lừa dối (các qui định đợc lập nên cho cácmục tiêu trong nớc nhng có thể phân biệt đối với nhập khẩu).

5- Các biện pháp bảo vệ thơng mại tạm thời

Biện pháp bảo vệ thơng mại tạm thời đầu tiên thớng đợc các nớc ápdụng là tự vệ Theo đó các nớc có thể hạn chế nhập khẩu tạm thời bằng cáchtăng thuế nhập khẩu hoặc áp dụng hạn chế định lợng nếu cơ quan điều tra củanớc này chứng minh đợc rằng khối lợng hàng hóa nhập khẩu tăng lên đáng kể

và tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành sảnxuất nội địa đang sản xuất mặt hàng tơng tự hoặc mặt hàng trực tiếp cạnhtranh

Việc cho phép nâng mức độ bảo hộ tạm thời này nhằm giúp cho ngànhsản xuất nội địa có đủ thời gian để thích ứng trớc sức cạnh tranh của hàngngoại nhập Do đó thời hạn tối đa để áp dụng biện pháp này cho một sản phẩmcũng chỉ kéo dài trong một thời gian trong vòng 8 tháng

Ngày 25/ 03/ 2002 vừa qua, EU đã chính thức điều tra đối với 15 sảnphẩm thép nhập khẩu để áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong vòng sáutháng dới hình thức hạn ngạch thuế quan Trong số này các mặt hàng “các loạikhớp nối cho ống dẫn hoặc ống dẫn bằng sắt thép (dới 609,6mm)” do ViệtNam và một số nớc đang phát triển khác xuất sang EU Nếu EU áp dụng biệnpháp tự vệ đặc biệt, mức hạn ngạch cho mặt hàng này sẽ giảm xuống còn

6076 tấn (khối lợng nhập khẩu cho năm 2001 là 13 794 tấn) với tỷ lệ thuế bổsung cho lợng nhập khẩu vợt ngoài hạn ngạch là 15,3%

Biện pháp thứ hai trong nhóm các biện pháp bảo vệ thơng mại tạm thời

là biện pháp chống bán phá giá Một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi giáxuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tơng tự sản xuất tại nớc xuất khẩu.Các nớc đợc phép đánh thuế chống bán phá giá khi điều tra đợc rằng hàngnhập khẩu đợc bán phá giá vào thị trờng nớc mình (và tính đợc biên độ phágiá) đồng thời chứng minh đợc việc bán phá giá này gây thiệt hại cho ngànhsản xuất sản phẩm tơng tự trong nớc

Các nớc đang phát triển ít khi có cơ hội áp dụng biện pháp này do hạnchế về thông tin, về trình độ kỹ thuật Trong tổng số 2812 vụ kiện về bán phágiá đợc trình lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO từ năm 1987 đếnnăm 1999 có tới 470 vụ do Mỹ đa ra (chiếm 16,7%), EU, ôxtrâylia, Canadalần lợt xếp sau với 443 vụ, 419 vụ và 214 vụ Một nửa số vụ việc do các nớcphát triển đệ đơn trong giai đoạn 1995- 1999 là nhằm chống lại các nớc đangphát triển, 25% nhằm vào các nớc phát triển khác, 25% kiện các quốc gia có

Trang 35

nền kinh tế chuyển đổi Các vụ này chủ yếu liên quan đến kim loại cơ bản(chiếm 27,5%), hóa chất, máy móc, nhựa, dệt may, giấy

Gần đây Mỹ đang xem xét điều tra bán phá giấ đối với cá ba sa củaViệt Nam xuất sang thị trờng này Phía Mỹ cho rằng Việt Nam bán cá ba savào Mỹ với giá thấp hơn đã khiến cho các nhà sản xuất Mỹ chỉ thu đợc 1,2USD/ kg cá da trơn, kém hơn 0,38 USD/ kg so với năm 2000 và không đạt đợcmức giá hoà vốn là 1,43 USD/ kg Nếu Mỹ điều tra và áp dụng biện phápchống bán phá giá thì ngành sản xuất cá ba sa của Việt Nam sẽ bị thiệt hạinghiêm trọng Tình hình sẽ càng tồi tệ hơn, nếu Mỹ liệt Việt Nam vào nhómcác nớc có nền kinh tế phi thị trờng, phải chịu biên độ phá gia cao hơn

Tháng 5 vừa qua, Canada đã chính thức điều tra bán phá giá đối với một

số sản phẩm giày dép của Việt Nam và yêu cầu phía Việt Nam cung cấp thôngtin Nếu bị áp dụng thuế chống bán phá giá, hàng giày dép của Việt Nam khó

có thể thâm nhập vào thị trờng này trong thời gian tới

Biện pháp bảo vệ thơng mại tạm thời thứ ba là biện pháp trợ cấp và cácbiện pháp đối kháng Chính phủ có thể trợ cấp cho doanh nghiệp dới dạng tiềntrực tiếp (cho không, cho vay u đãi, cấp thêm vốn), bảo lãnh trả các khoảnvay, hoãn các khoản thuế phải thu nhằm giúp tăng tính cạnh tranh của sảnphẩm nội địa Khi Chính phủ nớc nhập khẩu điều tra và xác định đợc rằnghàng hóa nhập khẩu đã đợc trợ cấp bán vào nớc mình gây ra thiệt hại nghiêmtrọng cho ngành sản xuất mặt hàng tơng tự trong nớc thì nớc này có quyền

đánh thuế đối kháng Tuy nhiên, cũng giống nh thuế chống bán phá giá,không có mức thuế suất cố định cho thuế đối kháng mà thuế suất này tùythuộc vào mức độ tổn hại đối với sản xuất trong nớc của nớc nhập khẩu

6- Các biện pháp khác

* Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp

Nhiều nớc trên thế giới đang áp dụng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

và doanh nghiệp thơng mại nhà nớc nh một rào cản đối với thơng mại quốc tế

ở một số quốc gia, chỉ có những doanh nghiệp do nhà nớc chỉ định mới đợcquyền kinh doanh xuất nhập khẩu một số loại hàng hóa Các nớc thờng biệnminh rằng hoạt động này nhằm mục đích bình ổn giá và khối lợng của các mặthàng có khả năng ảnh hởng lớn đến cân đối của nền kinh tế Tuy nhiên trênthực tế, các biện pháp hạn chế quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đã bóp méothơng mại, tạo độc quyền cho một số doanh nghiệp nhà nớc

Trang 36

Trớc đây Trung Quốc giới hạn rất chặt loại hình và số lợng doanhnghiệp đợc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu Đến năm 1999, Bộ Kế hoạch vàNgoại thơng Trung Quốc mới ban hành qui định, cho phép các doanh nghiệp

có khối lợng hàng xuất khẩu hàng năm trên 10 triệu USD đợc quyền kinhdoanh xuất nhập khẩu sau khi đã trải qua đợt kiểm tra hàng năm Trong quátrình đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc cũng cam kết cho phép các doanhnghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đợc quyền nhập khẩu và phân phối hầu hết cácsản phẩm sau ba năm kể từ ngày Trung Quốc gia nhập

Đến nay Trung Quốc vẫn bảo lu quyền nhập khẩu cho một số doanhnghiệp thơng mại nhà nớc đối với ngũ cốc, dầu thực vật, đờng, thuốc lá, dầuthô, dầu đã qua chế biến phân bón hóa học, bông, và quyền xuất khẩu đối vớichè, gạo, ngô, đậu tơng, than, dầu thô, dầu đã qua chế biến, tơ bông, sợi bông,bạc và một số khoáng sản Giống nh Trung Quốc, nhiều nớc vẫn sử dụng cơchế đầu mối nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản có ảnh hởng lớn đến anninh lơng thực quốc gia Vì thế gạo của Việt Nam muốn xuất sang một số thịtrờng phải qua các đầu mối nhập khẩu do doanh nghiệp nhà nớc của các nàychỉ định Ví dụ nh Bulog là công ty nhà nớc chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu

và kinh doanh mặt hàng gạo của Indônêsia, cơ quan lơng thực Philippines đợcgiao toàn quyền xuất nhập khẩu, marketing và phân phối gạo trên thị trờngPhilippines

* Các biện pháp liên quan đến đầu t:

Chính phủ các nớc thờng hay đặt ra điều kiện đối với các nhà đầu t nớcngoài để khuyến khích đầu t theo một số mục tiêu u tiên Các biện pháp nhvậy có thể tác động lớn đến thơng mại quốc tế Trong thời gian tới, khi cácnhà đầu t Việt Nam có thể vơn ra thị trờng thế giới, chúng ta cần chú trọng

đến biện pháp này

Một rào cản thơng mại tiểu biểu trong số các biện pháp liên quan đến

đầu t là hàm lợng nội địa Nớc nhận đầu t buộc chủ đầu t phải sử dụng một ợng nguyên liệu đầu vào nhất định của địa phơng trong quá trình sản xuất Ví

l-dụ nh trớc năm 1999, Thái Lan đã đa ra yêu cầu về hàm lợng nội địa với sảnxuất ôtô con là (54%), xe tải nhẹ (65% - 80%), xe tải và xe buýt (40% -50%), xe máy (70%) và sản phẩm sữa (phải mua tối thiểu 50 tấn sữa nguyênliệu địa phơng / ngày trong năm sản xuất đầu tiên)

Ngoài ra, Chính phủ sở tại có thể đặt ra các yêu cầu nhất định về tỷ lệngoại hối Trớc đây một số quốc gia nh Trung Quốc, Thái Lan thờng yêu cầucác công ty có vốn đầu t nớc ngoài phải đảm bảo tỷ lệ giữa lợng ngoại hối màcác công ty thu đợc từ hoạt động xuất khẩu và các nguồn khác

Trang 37

Ngoài hai biện pháp kể trên, các nớc còn áp dụng nhiều rào cản về đầu

t liên quan đến thơng mại nh yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ trong nớc, yêucầu về tỷ lệ xuất khẩu, yêu cẩu bắt buộc về loại sản phẩm yêu cầu về chuyểnlợi nhuận

Tuy nhiên, trong xu thế tự do hóa thơng mại nh hiện nay, các nớc dầndần loại bỏ toàn bộ các rào cản đầu t liên quan đến thơng mại, tuân theonhững qui định trong Hiệp định TRIMs của WTO

* Các biện pháp độc quyền:

Các biện pháp độc quyền mà tạo nên một tình huống độc quyền, bằngcách đa ra các quyền riêng biệt cho một nhóm hoặc một nhóm hạn chế củanhững ngời điều hành kinh tế của các lí do xã hội, tài chính hoặc kinh tế

- Một kênh đối với nhập khẩu: tất cả việc nhập khẩu hoặc việc nhậpkhẩu hàng hóa chọn lọc phải đợc hớng tới qua các cơ quan nhà nớc hoặcdoanh nghiệp do nhà nớc quản lý Đôi khi khu vực t nhân cũng có thể đợc cấpcác quyền nhập khẩu riêng biệt

- Quản lý thơng mại nhà nớc

- Cơ quan nhập khẩu duy nhất

- Các dịch vụ quốc gia bắt buộc: các quyền riêng biệt đợc Chính phủthừa nhận về bảo hiểm quốc gia và các công ty tàu biển đối với tất cả hoặcmột phần cụ thể của việc nhập khẩu

- Bảo hiểm quốc gia bắt buộc:

Chính phủ đang đặt kế hoạch giới thiệu những gì đợc coi là “quĩ bảo

đảm xuất khẩu gạo” bắt buộc, sẽ hoạt động có hiệu lực nh một quỹ bình ổngiá cả (thuế quan tơng đơng)

“Hệ thống các hạn ngạch phân phối hiện nay và việc cấp giấy phép đợcnhằm mục tiêu chủ yếu vào việc tạo nên một loại lợi nhuận độc quyền choviệc kinh doanh nhà nớc và các nhà đầu t nớc ngoài”

* Gần đây một số nớc, đặc biệt là các nớc phát triển đang tạo ra những rào cản mới đối với thơng mại quốc tế.

Đó là các biện pháp gắn với môi trờng và tiêu chuẩn lao động để hạnchế nhập khẩu Nếu bị áp dụng những biện pháp này, các sản phẩm xuất khẩucủa Việt Nam sẽ rất khó thâm nhập vào thị trờng các nớc phát triển

Mỹ là nớc áp dụng các hàng rào này rất triệt để Về môi trờng, Mỹ đơnphơng áp dụng các tiêu chuẩn của mình để hạn chế nhập khẩu cá hồi và tôm

Mỹ cấm nhập khẩu cá hồi từ những nớc mà Mỹ cho rằng phơng pháp đánh bắtcủa họ làm ảnh hởng xấu đến cá heo và cấm nhập khẩu tôm từ những nớc sửdụng lới quét có hại cho rùa biển Ngoài ra, Mỹ còn đánh thuế sử dụng đối với

Trang 38

phơng tiện giao thông theo mức độ tiết kiệm nguyên liệu Ví dụ nh Mỹ đánhthuế 1000USD- 7700USD/xe ôtô nếu loại xe này không đáp ứng đợc các tiêuchuẩn tiết kiệm nhiên liệu do Cơ quan bảo vệ môi trờng của Mỹ đặt ra Biệnpháp này đã khiến cho các nhà sản xuất xe hơi EU phải chịu đến 85% tổng thu

đối với loại phí này tuy chỉ chiếm 6% thị trờng Mỹ

Không một nớc nào trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện phápphi thuế quan nh một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nớc hay để đạt đợcmột số mục tiêu kinh tế xã hội nhất định Theo qui định của WTO, các nớc sẽdần dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế quan đặc biệt là những biện pháp hạnchế định lợng Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng cáccông cụ phi thuế mới, tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi Là một nớc

đang phát triển, lại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam càngcần phải hiểu rõ các hàng rào phi thuế quan để vừa đẩy mạnh đợc xuất khẩuvừa baỏ hộ hiệu quả các ngành sản xuất non trẻ trong nớc

II Các qui định của Tổ chức thơng mại thế giới (WTO) về các hàng rào phi thuế quan

1- Hành động chống bán phá giá - các thủ tục và nguyên tắc

Điều VI của GATT- 1994 cho phép các thành viên áp dụng chống bánphá giá Các biện pháp này có thể đợc áp dụng với việc nhập khẩu một hànghóa có giá xuất khẩu thấp hơn so với giá bình thờng (Thông thờng so sánhvới giá hàng của sản phẩm tại thị trờng nớc xuất khẩu), nếu hàng nhập khẩuphá giá đó gây thiệt hại cho công nghiệp nội địa trên lãnh thổ của các nớcthành viên nhập khẩu Các qui định chi tiết điều chỉnh việc áp dụng các biệnpháp nh vậy hoặc có thể ở dạng thuế, hoặc cam kết về giá của ngời xuất khẩu

đã đợc đàm phán tại Vòng đàm phán Tokyo và sau này Hiệp định đó đợc sửdụng trong Vòng Uruguay

Hiệp định của WTO cung cấp sự rõ ràng hơn và các nguyên tắc chi tiếthơn liên quan đến phơng pháp để xác định hàng đó có bị bán phá giá haykhông, bao gồm cách tính giá thông thờng “đã đợc xây dựng“ nếu không cókhả năng so sánh trực tiếp với giá nội địa Một loạt tiêu chuẩn cũng đợc nêu ra

để xem xét cách xác định rằng hàng nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại chongành công nghiệp trong nớc và các thủ tục phải tuân thủ trong tổ chức vàthực hiện các cuộc điều tra về phá giá Các qui định về thực thi và thời hạn củacác biện pháp chống bán phá giá cũng là một phần của Hiệp định Ngoài raHiệp định cũng làm rõ vai trò của Uỷ ban giải quyết tranh chấp trong các vụ

Trang 39

tranh chấp liên quan đến các hoạt động chống phá giá do các thành viên củaWTO tiến hành.

Hiệp định yêu cầu các nớc nhập khẩu thiết lập mối quan hệ nhân quả rõràng giữa hàng hóa phá giá nhập khẩu và tổn thất đối với công nghiệp trong n-

ớc Việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu phá giá đối với ngành công nghiệp liênquan phải bao gồm việc đánh giá tất cả các chỉ số kinh tế thích hợp gây ra chongành công nghiệp đợc xem xét

Cần đề ra các thủ tục rõ ràng về việc xác định vụ việc, nh phá giá xảy ra

nh thế nào, các cuộc điều tra nh vậy đã đợc tiến hành ra sao với những điềukiện cần đảm bảo rằng tất cả các bên quan tâm đều có cơ hội trình bày cácchứng cứ Các biện pháp chống bán phá giá phải kết thúc trong vòng nămnăm kể từ ngày đánh thuế, trừ phi có sự đánh giá rằng sự phá giá và thiệt hạigây ra vẫn tiếp diễn nếu chấm dứt các biện pháp đó

Các cuộc điều tra phá giá sẽ kết thúc ngay sau khi nhà chức trách xác

định đợc mức độ phá giá tôí thiểu là dới 2%, theo tỷ lệ phần trăm của giá xuấtkhẩu sản phẩm hay khối lợng hàng nhập khẩu phá giá đợc coi là không đáng

kể (thông thờng hàng nhập khẩu phá giá từ nớc đơn lẻ chiếm tới 3% tổng số ợng hàng nhập khẩu đang xem xét vào nớc nhập khẩu hoặc tuỳ thuộc vào cácchỉ tiêu khá)

l-Hiệp định kêu gọi thông báo chi tiết và nhanh chóng tất cả các hành

động chống phá giá ban đầu và cuối cùng cho Uỷ ban thực hiện chống phágiá Hiệp định tạo cơ hội cho các nớc thành viên tham khảo về bất cứ vấn đềnào liên quan đến hiệp định hoặc các mục tiêu tiếp theo và yêu cầu thành lậpnhóm giải quyết tranh chấp

2- Các hạn chế về trợ cấp và biện pháp bù trừ

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp bù trừ đợc xây dựng trên cơ sởhiệp định về diễn giải và áp dụng các điều 6, 16, 23 của GATT đã đợc thảoluận tại Vòng Tokyo Không giống hiệp định tiền nhiệm, hiệp định mới chứa

đựng định nghĩa trợ cấp và đề ra khái niệm “ trợ cấp đặc biệt” - trợ cấp có thểchỉ dành cho xí nghiệp hoặc một ngành hoặc một nhóm các xí nghiệp hay cácngành công nghiệp nằm trong phạm vi quyền hạn của tổ chức cấp trợ cấp Chỉcác trợ cấp đặc biệt mới phụ thuộc vào các nguyên tắc đợc qui định trong hiệp

định

Trang 40

Hiệp định áp dụng đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, bao gồm baloại trợ cấp: trợ cấp bị cấm, trợ cấp có thể hành động đợc và trợ cấp không thểhành động khác đợc.

Trong các điều kiện chung, trợ cấp bị cấm là các loại hình dành chohoạt động xuất khẩu hay cho việc sử dụng hàng trong nớc thay thế hàng nhậpkhẩu Các trợ cấp bị cấm tùy thuộc các thủ tục giải quyết tranh chấp mà baogồm một thời gian biểu hành động do Uỷ ban giải quyết tranh chấp DSB đề ra.Nếu DSB phát hiện trợ cấp là loại bị cấm, thì trợ cấp này phải lập tức bị loại

bỏ trợ cấp hoặc các ảnh hởng trên

Trợ cấp có thể hành động đợc là những trợ cấp mang tính đặc trng,không phổ biến Đối tợng nhận những trợ cấp này chỉ giới hạn trong một hoặcmột số doanh nghiệp, hoặc một số ngành sản xuất hoặc một khu vực địa lýnhất định Trợ cấp có thể hành động đợc chỉ đợc phép áp nếu nh chúng chỉdừng ở mức không gây tác động tiêu cực đến quyền lợi của các nớc khác

Nếu gây tác động tiêu cực đến quyền lợi của các nớc khác thì nớc sửdụng trợ cấp có thể hành động đợc có thể bị các nớc liên quan áp dụng cácbiện pháp khắc phục nh đánh thuế bổ sung đối với số hàng nhập khẩu đợc trợcấp (gọi là thuế đối kháng) hoặc kiện ra Cơ quan Giải quyết Tranh chấp củaWTO

Các trợ cấp không thể hành động khác đợc có thể là loại đặc biệt hoặc

là loại liên quan sự giúp đỡ cho công việc nghiên cứu và các hoạt đông triểnkhai trớc cạnh tranh, sự giúp đỡ cho các vùng không có lợi thế hoặc các loạitrợ cấp cụ thể để làm phù hợp các phơng tiện hiện có với các yêu cầu về bảo

vệ môi trờng áp đặt theo luật hoặc qui định Khi một thành viên tin tởng rằngtrợ cấp không thể hành động khác đợc đó sẽ gây ra ảnh hởng xấu nghiêmtrọng đến ngành sản xuất trong nớc, thành viên này có thể xác định và xin ýkiến về vấn đề đó

Hiệp định còn có các điều khoản về việc sử dụng “các biện pháp bù trừ”

- các loại thuế của nớc nhập khẩu nhằm bù đắp trợ cấp hàng hóa đang nói tới

Do vậy, có hàng loạt nguyên tắc về việc khởi xớng các trờng hợp bù trừ, cáccuộc điều tra của các nhà chức trách quốc gia và các qui định về bằng chứng

và lập luận Các nguyên tắc tính toán trị giá trợ cấp đợc đề ra nh một cơ sở choviệc xác định thiệt hại của công nghiệp trong nớc Hiệp định đòi hỏi các yếu

tố kinh tế liên quan phải đợc tính đến khi đánh giá tình trạng của ngành côngnghiệp và mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu có trợ cấp và ngànhcông nghiệp bị hại phải đợc xác định Tất cả thuế bù trừ sẽ đợc kết thúc trong

Ngày đăng: 05/10/2012, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:  Tóm tắt các hàng rào phi thuế quan chủ yếu trong - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
Bảng 1 Tóm tắt các hàng rào phi thuế quan chủ yếu trong (Trang 24)
Bảng 2: Thay đổi chính sách thực tế từ năm 1996 đa ra một bức tranh hỗn hợp về Việt Nam  - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
Bảng 2 Thay đổi chính sách thực tế từ năm 1996 đa ra một bức tranh hỗn hợp về Việt Nam (Trang 25)
Bảng 2 : Thay đổi chính sách thực tế từ năm 1996 đa ra một - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
Bảng 2 Thay đổi chính sách thực tế từ năm 1996 đa ra một (Trang 25)
Bảng3: Sự tràn lan các hàng rào phi thuế quan đợc áp dụng ở các nớc ASEAN 1995 - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
Bảng 3 Sự tràn lan các hàng rào phi thuế quan đợc áp dụng ở các nớc ASEAN 1995 (Trang 61)
- Thép hình: - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
h ép hình: (Trang 93)
-Các loại thép hình dạng U, I ,H có chiều cao dới 80mm Mã số: 7216 10 00. - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
c loại thép hình dạng U, I ,H có chiều cao dới 80mm Mã số: 7216 10 00 (Trang 94)
Hàng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
ng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý (Trang 99)
Hàng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
ng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý (Trang 102)
Hàng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
ng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý (Trang 103)
15 Máy điện thoại thấy hình tốc độ thấp. Chứng nhận hợp chuẩn   -Giấy chứng nhận hợp chuẩn quy định tại danh mục này có giá trị tối thiểu là 2  năm - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
15 Máy điện thoại thấy hình tốc độ thấp. Chứng nhận hợp chuẩn -Giấy chứng nhận hợp chuẩn quy định tại danh mục này có giá trị tối thiểu là 2 năm (Trang 104)
Hàng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
ng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý (Trang 106)
Hàng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý 1Một   số   chủng   loại   khoáng   sản   hàng  - Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế.doc
ng hóa xuất khẩu Hình thức quản lý 1Một số chủng loại khoáng sản hàng (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w