LỜI NÓI ĐẦU Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Truyền thông có vai trò vô cùng to lớn và tác động không nhỏ ,ảnh hưởng cả về chiều rộng và chiều sâu của nhiều lĩnh vực trong đời sống như chính trị,kinh tế,văn hóa … Nhận thấy thế mạnh và tác động to lớn đó rất nhiều doanh nghiệp đã và đang tiến tới loại hình truyền thông đa phương tiện (Multimedia). Trong đó phương pháp sử dụng truyền thông tới công chúng bằng thông điệp quảng cáo vô cùng được chú trọng. Thông điệp quảng cáo như là linh hồn , sống của sự vận hành nhịp nhàng trong kế hoạch truyền thông của tổ chức doanh nghiệp… Do đó em quyết định tìm hiểu nghiên cứu và phân tích về các thông điệp quảng cáo của các doanh nghiệp để thấy được vài trò cụ thể của quảng cáo truyền thông cũng như những ưu thế và hạn chế còn tồn tại của quảng cáo trong chiến lược kinh doanh. Dù đã cố gắng tìm hiểu nhưng thời gian chưa cho phép cũng như những hiểu biết chưa thật sự sâu rộng do vậy em xin chỉ nghiên cứu phân tích các thông điệp quảng cáo (slogan) tại một số nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông như Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile, Sfone… Trong quá trình làm tiểu luận em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Văn Dững đã hướng dẫn cụ thể, tận tình và nhiệt huyết giúp em hoàn thành bài tập này. Dù đã cố gắng song bài tập không thể tánh khỏi sai sót em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Học Viện, Ban chủ nhiệm khoa,các bạn đóng góp ý kiến và giúp đỡ để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời và phát triển cùngvới sự phát triển của xã hội loài người
Truyền thông có vai trò vô cùng to lớn và tác động không nhỏ ,ảnhhưởng cả về chiều rộng và chiều sâu của nhiều lĩnh vực trong đời sống nhưchính trị,kinh tế,văn hóa …
Nhận thấy thế mạnh và tác động to lớn đó rất nhiều doanh nghiệp đã vàđang tiến tới loại hình truyền thông đa phương tiện (Multimedia) Trong đóphương pháp sử dụng truyền thông tới công chúng bằng thông điệp quảng cáo vôcùng được chú trọng Thông điệp quảng cáo như là linh hồn , sống của sự vậnhành nhịp nhàng trong kế hoạch truyền thông của tổ chức doanh nghiệp…
Do đó em quyết định tìm hiểu nghiên cứu và phân tích về các thôngđiệp quảng cáo của các doanh nghiệp để thấy được vài trò cụ thể của quảngcáo truyền thông cũng như những ưu thế và hạn chế còn tồn tại của quảng cáotrong chiến lược kinh doanh
Dù đã cố gắng tìm hiểu nhưng thời gian chưa cho phép cũng như nhữnghiểu biết chưa thật sự sâu rộng do vậy em xin chỉ nghiên cứu- phân tích cácthông điệp quảng cáo (slogan) tại một số nhà mạng cung cấp dịch vụ viễnthông như Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile, S-fone…
Trong quá trình làm tiểu luận em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS
TS Nguyễn Văn Dững đã hướng dẫn cụ thể, tận tình và nhiệt huyết giúp emhoàn thành bài tập này
Dù đã cố gắng song bài tập không thể tánh khỏi sai sót em rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Học Viện, Ban chủ nhiệmkhoa,các bạn đóng góp ý kiến và giúp đỡ để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,Tháng 1-2013
Trang 2I, KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG-TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
VÀ KÊNH TRYỀN THÔNG
1 Khái niệm truyền thông
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể của
xã hội Vì thế có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau đối với vấn đềnày, tùy theo góc nhìn đối với truyền thông
Theo John R.Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duyhoặc ý tưởng bằng lời ( trao đổi qua lời nói, ánh mắt, văn tự…)
Theo Martin P Adelsm thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tụctrao đổi tư duy giữa hai hay nhiều người với nhau qua đó chúng ta hiểu đượcngười khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là một quá trìnhluôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống
Truyền thông làm thay đổi tư tưởng hành vi, nhận thức
Thông tin Kiến thức Kỹ năng Khả năng Nhận thức Thayđổi thái độ hành vi
Cũng nói về truyền thông theo quan niệm của Gerald Miler (1966), về
cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi trong đó nguồn tintruyền nội dung tới người nhận vơi mục đích tác động đến hành vi của họ Theo Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình là cái làm cho cáitrước đâu là độc quyền của một hoặc một vài người trở thành cái chung củahai hoặc của nhiều người
Qua truyền thông thì con người ta có thể biết rõ nhau hơn hay có hiểubiết cụ thể hơn cái mà mình đang quan tâm hoặc sẽ quan tâm thông quatruyền thông
Truyền thông là quá trình liên tục nhằm giảm độ không rõ ràng để cóthể có những hành vi hiệu quả hơn ( theo Dean C Barnlund-1964 )
Trang 3Như vậy ta cũng có thể hiểu truyền thông là quá trình làm giảm dần sựkhác biệt, giảm dần độ không rõ ràng Truyền thông là liên tục Giảm độkhông rõ ràng Ứng xử vói nhau hiệu quả hơn.
Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quátrình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang mộttình huống khác theo một thiết kế có chủ đích
Ngoài ra còn có rất nhiều định nghĩa về truyền thông Mỗi định nghĩaquan niệm lại chỉ ra những khía cạnh riêng và có những nét hợp lý riêng tuynhiên nhìn chung những quan niệm định nghĩa này đều có những nét tươngđồng rất cơ bản về truyền thông
Truyền thông theo tiếng Latinh là “communicare” nghĩa là biến nóthành thông thường, chia sẽ, truyền tải Truyền thông theo tiếng Anh là
“communication” nghĩa là tuyên truyền, chia sẽ, sự trao đổi, biến nó thành cáichung Truyền thông thường được mô tả như công việc truyền ý nghĩ, thôngtin, ý tưởng hoặc kiến thức từ một người/một nhóm người sang mộtngười/nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh hoặc tín hiệu
Về thực chất đó là quá tình trao đổi, tương tác thông tinvới nhau về bất kỳvấn đề nào của đời sống xã hội/tổ chức/nhóm/cá nhân… từ đó tăng vốn hiểu biếtchung hình thành hoặc thay đổi nhận thức hành vi của mình với vấn đề đó
Từ các quan điểm trên ta có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất vềtruyền thông như sau: “ Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin,
tư tưởng, tình cảm…, chia sẽ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiềungười nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điềuchỉnhhành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cánhân/nhóm/cộng đồng/xã hội.”
2 Khái niệm truyền thông đại chúng
Cũng giống như truyền thông, truyền thông đại chúng là một hiện tượng
xã hội ngày càng chi phối sâu sắc và toàn diện đến mọi tiến trình vàlĩnh vực
Trang 4của đời sống xã hội Do đó cũng có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về kháiniệm cũng như quan niệm về truyền thông đại chúng.
Nhìn từ phương diện giao tiếp người ta cho rằng truyền thông đại chúng
là kênh giao tiếp đại chúng với đặc trưng bản chất là nhiều người tham giavào những vấn đề mà họ quan tâm, với tần suất ngày càng gia tăng
Dưới góc độ kỹ thuật người ta lại cho rằng truyền thông đại chúng là tổhợp của các kênh truyền thông chuyển tải thông điệp tới đông đảo nhân dân
Từ phương diện kênh hay phương tiện truyền thông, truyền thông đạichúng có thể được hiểu là hệ thống các phương tiện truyền thông hướng tácđộng vào đông đảo công chúng xã hội ( nhân dân các vùng miền, cả nước,khu vực hay cộng đồng quốc tế) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi kéo và tập hợp,giáo dục, thuyết phụcvà tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết cácvấn đề kinh tế-văn hóa-xã hội đã và đang đặt ra
Khái niệm truyền thông đại chúng, nhìn từ các yếu tố cấu thành, có thểđược mô tả như sau:
( Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững- Lý thuyết truyền thông-Nxb Chínhtrị quốc gia-sự thật, 2011)
Trang 5Trong khái niệm nêu trên có thể thấy vai trò quan trọng trung tâm củanền tảng báo chí của các phương tiện truyền thông đại chúng Báo chí có vaitrò chi phối, quyết định sức mạnh, tính chất và khuynh hướng của truyềnthông đại chúng Cho nên trong nhiều trường hợp người ta dùng thuật ngữbáo chí để chỉ các phương tiện truyền thông đại chúng; mặt khác nói đến cácphương tiện truyền thông đại chúng, trước hết là nói đến báo chí.
3 Giới thiệu các kênh truyền thông đại chúng
Các phương tiện hay các kênh truyền thông chính hay được sử dụng đểtăng hiệu quả truyền thông
+) Sách chính trị chủ yếu để đăng tải hoặc bình luận, giải thích các vănkiện của các Đảng phái chính trị, của các tổ chức nhà nước nhằm tuyên truyềncác chủ trương, chính sách, luật pháp
+) Sách giáo khoa, giáo trình phục vụ học tập, giảng dạy trong cácnhà trường…
- Báo in và các ấn phẩm báo in
Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ đăng tải các sự kiện và cácvấn đề thời sự phát hành rộng rãi nhằm phục vụ công chúng-nhóm đối tượngnào đó vói mục đích nhất định Báo in gồm các loại sau:
+ ) Nhật báo
Trang 6Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật song điện
từ và hệ thống truyền dẫn, truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thínhgiác người nhận Chất liệu của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếngđộng và âm nhạc trong việc phản ánh cuộc sống
- Truyền hình
Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnhđộng với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng vói lời nói âm nhạc vàtiếng động Truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảmgiác như đang trực tiếp, tiếp xúc và cảm thụ
Điện ảnh là phương tiện truyền thông tác động đồng thời vào thính giác
và thị giác, cũng như truyền hình công chúng vừa nghe được hệ thống âmthanh vừa thấy được hệ thống hình ảnh sống động Điện ảnh được coi là nghệ
thuật thứ bảy Đó là nghệ thuật sử dụng, khai thác thế giới âm thanh, hình
ảnh động được ghi lại trên phim nhựa,trên bang từ, đĩa CD hay kỹ thuật số, được trình chiếu lên màn ảnh rộng hoặc màn hình nhỏ…nhằm tạo cho công chúng cảm giác như được chứng kiến cuộc sống thực diễn ra.
- Internet
Trang 7Internet (Intelnational Network) là mạng thông tin toàn cầu, được hìnhthành trên cơ sở kết nối các máy tính, các website, các trang thông tin điện tửtrên khắp hành tinh Internet được coi là cuộc bùng nổ truyền thông lần thứ
ba, mở ra một kỷ nguyên mới trong truyền thông và phát triển của loài người
- Tờ rơi, tờ gấp
Tờ rơi, tờ gấp là một dạng tồn tại phổ biến và ngày càng phát triển của
ấn phẩm truyền thông đại chúng Thực tế đây cũng là ấn phẩm xen lẫn giữaquảng cáo và thông tin tuyên truyền, với nội dung thông tin, thông điệp đadạng và có sức phổ biến lớn, hình thức ấn tượng hơn, ngắn gọn hơn và tậptrung vào một nhóm đối tượng cụ thể, trực tiếp hơn
II, VẤN ĐỀ THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO TRONG TRUYỀN THÔNG
1 Khái niệm quảng cáo
Quảng cáo ở nước ta mới xuất hiện và được quan tâm chưa đầy hai thậpniên gần đây, cùng với những thay đổi cơ bản các quan niệm về kinh tế Trongthời kỳ duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan lieu, bao cấp thì quảngcáo chưa có điều kiện tồn tại trong tư duy và trong đời sống kinh tế xã hội
Theo định nghĩa của AMA (America Marketting Associan) Hiệp hộiMarketting Mỹ “ Quảng cáo là bất cứ loại hình nào có sự hiện diện khôngtrực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người ta trả tiền
để nhận biết người quảng cáo”
Trong cuốn sách Nghề quảng cáo, Iu.A.Suliagin và V.V Petrov, Nxb
Thông tấn Hà Nội, 2004 viết “ Quảng cáo là hình thức đặc biệt của nhữngthông tin xã hội được trả tiền nhằm mục đích thay đổi cơ cấu nhu cầu, mốiquan tâm của con người và thúc đẩy họ tới hành động mà nhà cung cấp quảngcáo mong muốn”
Theo cuốn Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị,Nxb Khoa học và kỹ thuật
năm 1999 viết “ Quảng cáo là dịch vụ thông tin mang tính phi cá nhân về sản
Trang 8phẩm (Hàng hóa hay dịch vụ) hay ý tưởng cho do một bên thuê mua thôngqua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thuyết phục ảnh hưởng đếnhành vi của đối tượng nào đó”
Quảng cáo theo tiếng Anh là Advertise có nghĩa là chú ý, dẫn dụ, lôicuốn Theo tiếng Pháp quảng cáo là Reclame có nghĩa là rao gọi Theo gốcHán-Việt quảng nghĩa là rộng rãi, cáo là thông báo cho mọi người biết, quảngcáo nói rộng ra là nói rộng cho nhiều người cùng biết
Theo từ điển của nhà xuất bản Thượng Hải, Trung Quốc-1980 “ Quảngcáo là một loại phương thức tuyên truyền đến mọi người về sản phẩm, mạthàng, nội dung dịch vụ hoặc chương trình văn nghệ…Nó được thực hiệnthông qua các hình thức như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, ápphích, phim ảnh, đèn chiếu, quầy tủ trưng bày, triển lãm sản phẩm,…”
Theo từ điển tiếng Việt- Nxb Khoa học xã hội-1992 thì “ Quảng cáo làtrình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết, nhằm tranh thủ đượcnhiều khách hàng”
Như vậy tiếp cận từ các góc độ truyền thông và thương mại khác nhau sẽ
có những định nghĩa khác nhau về quảng cáo Nhưng từ góc độ nào thì quảngcáo là một dạng thông tin kinh tế đặc thù, nói tốt cho sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ nhằm mở rộng những người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ để đẩy nhanhtốc độ tiêu thụ hàng hóa
Theo Robert Leduc “Quảng cáo là tất cả những phương tiện truyềnthông và thuyết phục một món hàng hay một dịch vụ
Vậy ta cũng có thể hiểu rằng quảng cáo là hình thức thông tin tuyêntruyền được trả tiền để thực hiện nhiệm vụ giới thiệu thông tin về sản phẩmdịch vụ của công ty hay ý tưởng , quảng cáo là hoạt động truyền thông phitrực tiếp- một loại hình truyền thông đại chúng –một loại hình truyền thônggiữa người với nguòi mà trong đó người truyền thông phải trả tiền cho cácphương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục, tácđông đến người nhận thông tin
Trang 92 Thông điệp quảng cáo
Thông điệp là gì? Vâng có thể hiểu thông điệp là một hệ thống ký hiệuhàm chứa nội dung thông tin cụ thể Hệ thống ký hiệu này là quy ước giữađầu phát và đầu nhận, hệ thống ký hiệu có thể là ngôn ngữ ( lời nói, chữ viết),tiếng động, âm thanh, âm nhạc, đường nét, màu sắc, cử chỉ, thái độ… Thôngđiệp trong truyền thông được hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả về nộidung và hình thức dành cho công chúng- nhóm đối tượng trong hoàn cảnh cụthể nhằm hướng tới mục tiêu và kế hoạch truyền thông
Thông điệp cũng có thể được cắt nghĩa là một thông báo bằng ngôn từ,hình ảnh, âm thanh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó nhằm đạt được mục tiêu của
kế hoạch truyền thông
Và mục đích của thông điệp đó là thu hút được nhiều sự quan tâm chú ýhay ghi nhớ hơn của công chúng- khách hàng của truyền thông Người ta nóikhách hàng là “thượng đế” Do đó làm sao để có thông điệp thu hút đượccàng nhiều “thượng đế” thì càng có khả năng với tới mục tiêu của kế hoạchtruyền thông đặt ra thậm chí nếu như có được thông điệp có sức hút trongnhiều thòi kỳ, giai đoạn tạo được niềm tin trong khách hàng thì đó còn lànhững thành công về lâu về dài
Vậy thông điệp quảng cáo là một hệ thống ký hiệu hàm chứa thông tin
cụ thể, phát ngôn hoàn chỉnh hay là một thông báo có bằng ngôn từ, hình ảnh,
âm thanh, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó nhằm mục đích thu hút được kháchhàng, tiêu thụ được sản phẩm/ cung cấp được dịch vụ/ quảng bá được sự kiện Thông điệp quảng cáo là một lát cắt tiêu biểu nhất của quá trình quảngcáo Thông điệp quảng cáo một phần nào đem lại cho khách hàng những hiểubiết nhất định và những đặc trưng riêng của sản phẩm Có thể bạn chưa hềbiết đó là cái gì trước đó nhưng sau khi nghe xong thông điệp quảng cáo thì ít
Trang 10nhất nó cũng cung cấp cho người ta những thông tin cần thiết nhất và sự thuhút có thể dẫn đến sự thay đổi hành vi nhận thức Ví dụ bạn nghe thông điệpquảng cáo “OMO-đánh bật 99 vết bẩn cứng đầu” thì người ta sẽ hình dung rangay đó là một loại bột giặt có những tính năng nổi trội có thể làm sạch đượcmọi vết bẩn trên quần áo, ví dụ khi nghe thông điệp quảng cáo “ Comfor mộtlần xã” ta sẽ hình dung ra ngay đây là một loại nước xã quần áo chỉ cần saumột lần nước.
Thông điệp quảng cáo chính là cách để mà các nhà sản suất thu hútkhách hàng ban đầu nhanh nhất đến với các sản phẩm của mình
Ta có thể nhận diện một thông điệp quảng cáo thông qua hình ảnh, âmthanh, ngôn từ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó Cái làm nên tư cách củamột thông điệp quảng cáo qua:
- Thông điệp quảng cáo = Cái tên
Cái tên là cái có thể chỉ ra nơi bán hàng /dịch vụ hay sự kiện
- Thông điệp quảng cáo = Tên + logo
- Thông điệp quảng cáo = Tên + logo +slogan
Thông điệp quảng cáo bằng các hình thức này sử dụng các phương tiệnngôn ngữ ấn tượng bởi chất liệu, bởi ngôn từ, bởi âm thanh và hình ảnh
Thông điệp quảng cáo trên các phương tiện nghe nhìn Quảng cáo trêntruyền hình, trên FM, trên màn ảnh ở rạp chiếu bóng , trên các bang đĩa hình/trò chơi điện tử nhằm thu hút sự chú ý cũng như tiếp nhận của công chúng Một đặc điểm nữa ở các thông điệp quảng cáo đó là ở thông điệp(Slogan) thường sử dụng các hình thức so sánh hoặc ẩn dụ Ví dụ ở thôngđiệp quảng cáo của Vietnam airline (Hàng không Việt Nam) là: “ Cất cánhcùng non sông” trong thông điệp không chỉ có ý nghĩa là một hình thức vậntải bằng đường hàng không mà đó còn là ước mong cho sự đổi mới của nonsông đất nước, cho sự giàu đẹp của quê hương, Vietnam airline- Cất cánhcùng non sông còn thể hiện sự đồng hành cùng nhau, thể hiện niềm kiêu hãnh
và tự hào dân tộc Có lẽ cũng chính vì thế mà Vietnam airline luôn là sự lựa
Trang 11chọn hàng đầu và được mọi người biết đến nhiều nhất Ví dụ thông điệpquảng cáo của hãng di động Nokia là “Connecting people” nghĩa là kết nốimọi người với ý nghĩa Nokia không chỉ là phương tiện kết nối thông tin màcòn như là một người bạn của cộng đồng, như được tăng thêm tình đoàn kết
và mở rộng mối quan hệ có lẽ cũng chính vì thế mà Nokia luôn thu hút được
sự quan tâm của người tiêu dùng trong nhiều năm gần đây Một số thông điệp
có xuất hiện hình thức so sánh như thông điệp quảng cáo của siêu thị điệnmáy Media Mart là “ Thế giới điện máy là Media Mart” những thông điệpquảng cáo thế này luôn rất ăn khách nhờ sự so sánh, liên hệ của khách hàng
3 Vai trò của thông điệp quảng cáo.
Thông điệp quảng cáoluôn nói tốt và nhấn mạnhvào một hoặc hai thượctính nổi trội nào đó của sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ Mọi năng lực sáng tạo củahọa sĩ thiết kế, của tác giả kịch bản, của đạo diễn quay phim… chỉ tập trung vàolàm nổi bật thuộc tính nào đó, phẩm chất nào đó trên một diện tích báo rất hẹphoặc một thời lượng rất ngắn trên truyền hình Việc nhấn mạnh đến mức cườngđiệu hóa, tuyệt đối hóa nhằm đem lại sự hoàn hảo của sản phẩm/ dịch vụ… trênmặt nào đó nhiều khi làm cho người tiếp nhận bị choáng ngợp, ngỡ ngàng vàcũng rất có thể điều này mang lại hiệu quả không tốt cho quảng cáo
Thông điệp quảng cáo luôn thể hiện rõ quyền lợivà tiện ích của ngườitiếp nhận nếu họ trở thành khách hàng thực tế Ví dụ trong một chương trìnhkhuyến mại hòa mạng mới áp dụng cho các thuê bao trả sau của Vinaphone
có thông điệp là “ Hòa mạng nhanh tay có ngay điện thoại” rõ ràng là vớithông điệp này thì nếu người tiếp nhận là khách hàng tham gia vào chươngtrình của nhà mạng thì có cơ hội nhận được quà tặng từ nhà cung cấp Thôngđiệp này đã đánh vào chính quyền lợi của khách hàng Hay thông điệp quảngcáo của Honda hãng sản xuất môtô trong một chương trình là “Trước bạ traotay rinh ngay Air Blade” rõ ràng là nhà sản suất đã đánh trực tiếp vào quyềnlợi của khách hàng để kích thích người tiêu dùng Tuy nhiên những lợi ích và
Trang 12tiện dụng của sản phẩm còn phụ thuộc nhiều ở chất lượng sản phẩm/dịch vụ
là chính Trên thực tế những phẩm chất cụ thể của sản phẩm, dịch vụ củaquảng cáo cách xa giá trị phẩm chất thực sự của nó, thậm chí cách xa so vóinhững lời rao mời trên quảng cáo Đây là những điều mà công chúng đã biếttrước về sự phóng đại của thông điệp quảng cáo Ví dụ thông điệp quảng cáocủa một hãng sơn là Sơn Phương Nam-Sơn đẹp bốn mùa hay Sơn Alex- Sơnđâu cũng đẹp nhưng thực tế thì không phải như vậy vì ta thừa biết không phảinhư thế vì không phải mùa nào cũng có thể sử dụng sơn hoặc chất lượng sửdụng bị ảnh hưởng bởi thời tiết mùa đông khác mà mùa hè khác, chế độ haychất liệu của tường nhà xây cũng ảnh hưởng tới chất lượng sơn, đó chính là
sự khuếch đại của thông điệp quảng cáo, hay quảng cáo của OMO là đánh bật 99 vết bẩn cứng đầu nhưng thực chất thì có những vết bẩn mà bộtgiặt không thể nào làm sạch được Mặc dù vậy, thông điệp quảng cáo vẫn tạo
OMO-cơ hội cho công chúng-khách hàng đỡ mất thời gian mà vẫn có thể lựa chọncho mình thứ sản phẩm hàng hóa-dịch vụ đắc dụng nhất
Thông điệp quảng cáo lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày và nhiều ngàytrong tháng với mục đích khắc sâu, in đậm vào trí não người tiếp nhận, nhằmmục đích kích thích mời gọi và thúc đẩy hành vi mua hàng, sử dụng sảnphẩm, dịch vụ của nhà truyền thông Tùy vào chiến lược quảng cáo mà chu kỳ
và tần suất lặp lại của nó cũng khác nhau Nếu quảng cáo mở đường thì cầngây sự chú ý lớn, cần phải có được sự quan tâm từ khách hàng Nếu quảngcáo duy trì thì lại không cần như thế, chủ yếu nhắc lại hoặc nhấn mạnh vàonhững thời điểm cần thiết để cho khách hàng thấy được sự duy trì và pháttriển của mình và cũng là chiến lược của nhà truyền thông
Thông điệp quảng cáo có tác dụng to lớn trong việc quảng bá sản phẩm,giới thiệu dịch vụ tới đối tượng tiếp nhận- công chúng Thông điệp quảng cáocàng hay càng có ý nghĩa thì khả năng được sự quan tâm, chú ý của kháchhàng ban đầu càng cao và thông điệp quảng cáo cho dịch vụ/ sản phẩm củamình dường như là một chiến lược không thể thiếu của nhà truyền thông