1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan cao học môn kinh tế truyền thông mô HÌNH làm KINH tế của đài TRUYỀN HÌNH kỹ THUẬT số VTC

12 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ TRUYỀN THÔNG MÔ HÌNH LÀM KINH TẾ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC MỞ ĐẦU Báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng. Đảng ta lãnh đạo báo chí tuyệt đối trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, xây dựng xã hội XHCN, “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó cũng là nguyện vọng tha thiết của dân tộc Việt Nam. Vì thế, được góp phần làm cho lý tưởng của Đảng trở thành hiện thực trong đời sống xã hội là niềm kiêu hãnh của những nhà báo chân chính, của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Nhìn từ góc độ kinh tế, báo chí là loại hàng hóa đặc biệt, tòa soạn cũng là một dạng doanh nghiệp đặc biệt. Trong đó nguồn thu chủ yếu của báo chí nhờ tiền quảng cáo, mà các doanh nghiệp là đối tác chủ yếu. Tại Điều 17c – Luật Báo chí sửa đổi và bổ sung được Quốc hội thông qua vào tháng 61999 có quy định “Cơ quan báo chí được tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình theo quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật để tạo thêm nguồn thu đầu tư trở lại cho việc phát triển báo chí. Cơ quan báo chí phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.” Trong các loại hình báo chí, truyền hình có thể được gọi là “mảnh đất” màu mỡ để “kiếm tiền”. Kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình ngày nay đã không còn đơn giản như cách đây hơn 10 năm, khi truyền hình mới được xã hội hóa bắt đầu từ hình thức nhận tài trợ hay bán quảng cáo trên sóng. Chức năng làm kinh doanh, kinh tế được các đài truyền hình thực hiện hiệu quả trong thời gian gần đây. Công nghệ kinh doanh truyền hình hiện nay và tương lai ở Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, và tính theo cách nào cũng là những lát cắt ra tiền trong những cuộc hợp tác. Việt Nam hiện khoảng 86 triệu dân và có đến 67 đài truyền hình từ trung ương đến địa phương với gần 100 kênh truyền hình đang phát sóng qua các loại hình công nghệ khác nhau. Nhưng thực tế không có quá 10 đài tham gia vào cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thị trường truyền hình. Phần lớn các đài còn lại, chủ yếu là truyền hình địa phương (ngoại trừ một số đài địa phương lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Bình Dương...) “gánh” thêm cả nhiệm vụ sản xuất các chương trình phát thanh nên sống nhờ ngân sách và có thêm nguồn thu qua hình thức kinh doanh truyền hình đơn giản là bán quảng cáo. Kinh tế truyền thông đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước, chủ yếu là qua thuế. Tuy vậy ngành kinh tế này có thực sự phát triển được không một phần do chính sách của Nhà nước. Chính phủ sẽ giảm dần các khoản chi cho báo chí, để các tập đoàn truyền thông tự hạch toán. Do đó, các tờ báo, đài truyền hình, phát thanh và các loại hình truyền thông khác muốn tồn tại được phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và đáp ứng được các yếu tố khác của thị trường. Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử, từ năm 1986 trở về trước, báo chí hoạt động trong cơ chế tập trung, bao cấp, không thực hiện chức năng kinh tế báo chí, vậy nên gây nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kĩ thuật, tài chính, đời sống của người làm báo nghèo nàn, lạc hậu ( như bao thành phần khác trong bối cảnh chung đó ). Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp Đổi mới (từ 1986) thì đất nước đổi mới và phát triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử trong 25 năm vừa qua. Báo chí truyền thông theo đó cũng tự đổi mới và phát triển, với nhiều thành tựu đầy ấn tượng. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để báo chí thực hiện tốt chức năng làm kinh doanh kinh tế của mình.

Ngày đăng: 16/11/2021, 00:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w