1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn KINH TE TRUYEN THONG toàn cầu hóa và sự ra đời tất yếu của kinh tế truyền thông

13 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 118 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động ấy. Đây cũng là thời kỳ diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Những thành tựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất tinh thần –cơ sở vật chất của xã hội tương lai. Toàn cầu hóa và sự ra đời tất yếu của kinh tế truyền thông Sự tiến bộ về công nghiệp và quá trình toàn cầu hóa các thị trường truyền thông đã tạo nên sự thay đổi văn hóa của các quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa về truyền thông góp phần dân chủ hóa về tri thức và kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, kích thích sự tìm tòi, học hỏi, trao đổi kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý xã hội, mở rộng tầm nhìn toàn cầu, tăng cường nguồn lực tri thức và văn hóa cho cá nhân và cộng đồng ở tất cả các dân tộc, các quốc gia. Toàn cầu hóa truyền thông đồng thời kích thích tính năng động, sáng tạo của các lĩnh vực truyền thông của mỗi quốc gia, thông qua việc chia sẻ về công nghệ, đầu tư, kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất và dịch vụ truyền thông, góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự tiến bộ văn hóa xã hội. Trong tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nước ta cũng chịu ảnh hưởng bởi các xu hướng có tính toàn cầu, đó là xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, xu hướng nền kinh tế thế giới có sự thay đổi về chất với nền tảng là nền văn minh hậu công nghiệp, xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới. Do sự tác động của các yếu tố như cách mạng khoa học và công nghệ, sự phân công lao động quốc tế, vai trò và tầm hoạt động mới của các công ty xuyên quốc gia nên quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày nay càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên hai cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá, đã đưa đến sự chuyển biến nhanh chóng của thể chế kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế trên bước vào thời kỳ cạnh tranh toàn cầu bên cạnh sự đẩy mạnh tìm kiếm hợp tác trong cạnh tranh. Các ngành kinh tế mới ra đời, có vai trò kết nối nhiều lĩnh vực kinh tế khác, đóng góp vào tỉ trọng kinh tế của quốc gia, điển hình là kinh tế truyền thông. Trong những thập kỷ vừa qua, do sức ép cạnh tranh của thị trường rộng lớn được tạo ra bởi sự tập trung tích tụ tư bản cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đã dẫn tới sự ra đời của nhiều tập đoàn truyền thông khổng lồ có khả năng chi phối nhiều hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đại chúng trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Đó là những hãng thông tấn UPI, AP ở Mỹ, BBC, Reuter ở Anh, AFP ở Pháp… Vậy tại sao truyền thông các nước Anh, Mỹ, Pháp … lại phát triển mạnh mẽ? Lý do chính là họ coi truyền thông như một ngành kinh tế mũi nhọn, hay nói một cách khác các nước này đã xây dựng thành công nền kinh tế truyền thông. Đối với nhiều quốc gia, truyền thông không chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng mà nó còn được coi là một ngành kinh tế, thậm chí là ngành kinh tế mũi nhọn... vì đó là một lĩnh vực kinh tế mới, chỉ có điều sản phẩm của truyền thông là sản phẩm hàng hóa đặc biệt không giống như các hàng hóa bình thường khác. Sản phẩm của truyền thông cũng được coi là hàng hóa mua đi bán lại giữa các tập đoàn và của tập đoàn với độc giả. Nguồn thu lớn nhất của nhà nước, chủ yếu là thuế. Truyền thông đã mang lại cho nhà nước nguồn thuế rất lớn. Trong quá trình toàn cầu kẻ mạnh thu được nhiều lợi ích hơn còn người yếu dễ bị thua thiệt. Những quốc gia có tiềm lực lớn, có điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh quốc tế sẽ tìm cách khai thác quá trình toàn cầu hoá và cài đặt lợi ích của họ. Các quốc gia phát triển chậm hơn không thể bị động theo sau, cũng không thể tham gia quá trình toàn cầu hoá một cách bị động và vô vọng được. Cũng giống như các ngành kinh tế khác, kinh tế truyền thông cũng chịu những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa.

Ngày đăng: 16/11/2021, 00:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w