PHẦN MỞ ĐẦU Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao. Nói đến kinh tế thị trường là nói đến hàng hóa. Giai cấp tư sản ý thức rất rõ việc xây dựng, khai thác và sử dụng báo chí như một loại hàng hóa có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Báo càng có số lượng phát hành lớn thì lợn nhuận càng cao. Các doanh nghiệp cần quảng cáo sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thường điều tra, tìm hiểu mức độ, phạm vi ảnh hưởng của các sản phẩm báo chí và tìm đến các tờ báo có số lượng công chúng đông để hợp đồng đăng thông tin tuyên truyền, quảng cáo. Trên thực tế báo chí cũng là một sản phẩm hàng hóa, do đó báo chí cũng chịu mọi sự tác động của quy luật cạnh tranh như bất cứ hàng hóa nào khác. Công chúngbạn đọc là khách hàng của báo chí, do vậy họ có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm báo chí có chất lượng, có thông tin hữu ích cho nhu cầu của họ. Đây chính là yêu cầu đặt ra về mặt chất lượng thông tin đối với mỗi cơ quan báo chí để ngày càng hút khách hàng (bạn đọc). Việc có bạn đọc đông đồng nghĩa với việc tờ báo đó có diện phủ sóng rộng. Điều này sẽ dẫn đến hiệu ứng domino là doanh thu của báo đó sẽ tăng (do tăng tiara phát hành và doanh thu quảng cáo). Cơ chế thị trường ở nước ta đã tạo ra một môi trường báo chí gồm nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng. Trong sự sôi động đó cũng làm cho hoạt động báo chí của mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo thêm sôi động theo. Cơ chế thị trường cũng góp phần lựa chọn nên các nhà quản lý báo chí giỏi và những nhà báo có tài. Và, cũng chính cơ chế thị trường cũng tạo điều kiện cho báo chí tháo gỡ khó khăn để phát triển, kích thích được tính chủ động, sáng tạo của người làm báo và của các cơ quan báo chí. Vấn đề đặt ra với các cơ quan báo chí, đặc biệt là các tờ báo in là làm thế nào để nâng cao chất lượng nội dung thông tin, thay đổi hình thức trình bày nhằm thu hút bạn đọc để tăng tia – ra phát hành. Từ đó, kéo theo hiệu ứng về doanh thu của tờ báo đó sẽ tăng do người dândoanh nghiệp tìm đến tờ báo đó để đăng thông tin quảng cáodịch vụ ngày một nhiều hơn. Đây là bài toán không dễ tìm ra lời giải của các cơ quan báo chí và của riêng những người làm quản lý báo chí. Đây là lý do, tôi chọn đề tài “Kinh tế báo chí của báo in” để làm tiểu luận môn học Kinh tế truyền thông
Trang 1MỤC LỤC Phần mở đầu
Phần nội dung
I Sơ lược về kinh tế báo chí truyền thông
I.1 Khái niệm Kinh tế báo chí
I.2 Quá trình phát triển của kinh tế báo chí
II Quảng cáo và dịch vụ trên báo chí
II.1 Khái niệm quảng cáo và dịch vụ trên báo chí
II.2 Quá trình phát triển của quảng cáo và dịch vụ trên báo chí
II 3 Sự tương tác giữa quảng cáo, dịch vụ và báo chí
II.4 Doanh thu từ quảng cáo trên báo chí
III Kinh tế báo chí và những vấn đề đặt ra
III.1 Quy định về quảng cáo, dịch vụ trên báo chí
III.2 Những vấn đề đặt ra về quản trị kinh tế báo chí
Phần kết luận: Một số dề xuất giải pháp quản trị kinh tế báo chí
1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí:
2 Chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh tế báo chí:
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao Nói đến kinh tế thị trường là nói đến hàng hóa Giai cấp tư sản ý thức rất
rõ việc xây dựng, khai thác và sử dụng báo chí như một loại hàng hóa có khả năng đem lại lợi nhuận cao Báo càng có số lượng phát hành lớn thì lợn nhuận càng cao Các doanh nghiệp cần quảng cáo sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thường điều tra, tìm hiểu mức độ, phạm vi ảnh hưởng của các sản phẩm báo chí và tìm đến các tờ báo có số lượng công chúng đông để hợp đồng đăng thông tin tuyên truyền, quảng cáo
Trên thực tế báo chí cũng là một sản phẩm hàng hóa, do đó báo chí cũng chịu mọi sự tác động của quy luật cạnh tranh như bất cứ hàng hóa nào khác Công chúng/bạn đọc là khách hàng của báo chí, do vậy họ có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm báo chí có chất lượng, có thông tin hữu ích cho nhu cầu của họ Đây chính là yêu cầu đặt ra về mặt chất lượng thông tin đối với mỗi cơ quan báo chí để ngày càng hút khách hàng (bạn đọc) Việc có bạn đọc đông đồng nghĩa với việc tờ báo đó có diện phủ sóng rộng Điều này
sẽ dẫn đến hiệu ứng domino là doanh thu của báo đó sẽ tăng (do tăng tia-ra phát hành và doanh thu quảng cáo)
Cơ chế thị trường ở nước ta đã tạo ra một môi trường báo chí gồm nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng Trong sự sôi động đó cũng làm cho hoạt động báo chí của mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo thêm sôi động theo Cơ chế thị trường cũng góp phần lựa chọn nên các nhà quản lý báo chí giỏi và những nhà báo có tài Và, cũng chính cơ chế thị trường cũng tạo điều kiện cho báo chí tháo gỡ khó khăn để phát triển, kích thích được tính chủ động, sáng tạo của người làm báo và của các cơ quan báo chí
Vấn đề đặt ra với các cơ quan báo chí, đặc biệt là các tờ báo in là làm thế nào để nâng cao chất lượng nội dung thông tin, thay đổi hình thức trình bày nhằm thu hút bạn đọc để tăng tia – ra phát hành Từ đó, kéo theo hiệu ứng
về doanh thu của tờ báo đó sẽ tăng do người dân/doanh nghiệp tìm đến tờ báo
đó để đăng thông tin quảng cáo/dịch vụ ngày một nhiều hơn Đây là bài toán không dễ tìm ra lời giải của các cơ quan báo chí và của riêng những người
làm quản lý báo chí Đây là lý do, tôi chọn đề tài “Kinh tế báo chí của báo in”
để làm tiểu luận môn học Kinh tế truyền thông
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
I Sơ lược về kinh tế báo chí truyền thông
I.1 Khái niệm Kinh tế báo chí
Khái niệm “Kinh tế báo chí” cần được hiểu theo nghĩa rộng Trước hết,
“Kinh tế báo chí” là cách người ta tổ chức hoạt động báo chí nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, đem lại lợi nhuận của cơ quan báo chí, bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của tờ báo, nâng cao đời sống người làm báo; đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
“Kinh tế báo chí”, hiểu theo cách thứ hai, là báo chí tham gia làm kinh
tế trong khuôn khổ pháp luật quy định (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành báo
chí học của tác giả Trần Thị Thu Thủy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tr.16)
Là sản phẩm hàng hóa, báo chí chịu tác động của quy luật cạnh tranh như bất cứ loại hàng hóa nào khác Bán báo tức là bán thông tin Mua báo tức
là mua giá trị thông tin in, phát trên tờ báo hoặc trên chương trình phát thanh, truyền hình
Nhưng báo chí là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, bản chất hoạt động báo chí không phải là hoạt động kinh tế mà bản chất hoạt động kinh tế báo chí là hoạt động trong lĩnh vực tinh thần Cái tất yếu của sự tồn tại và phát triển cơ quan báo chí không phải là kinh tế mà do yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị,
do yêu cầu đời sống tinh thần, do yêu cầu lành mạnh xã hội
Để thực hiện được mục đích, nhu cầu đời sống tinh thần xã hội, người làm báo và cơ quan báo chí phải đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động cho mình, trong nền kinh tế thị trường, cơ quan báo chí tham gia hoạt động kinh tế
là cần thiết và tất yếu
I.2 Quá trình phát triển của kinh tế báo chí
Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử, từ năm 1986 trở về trước, báo chí hoạt động trong cơ chế tập trung, bao cấp, không thực hiện chức năng kinh tế báo chí, vậy nên gây nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kĩ thuật, tài chính, đời
Trang 4sống của người làm báo gặp khó khăn Từ khi Đảng khởi xướng và lãnh đạo
sự nghiệp Đổi mới (từ 1986) thì Đất nước đổi mới và phát triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử Báo chí truyền thông theo đó cũng
tự đổi mới và phát triển, với nhiều thành tựu đầy ấn tượng
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có
sự quản lý và điều tiết của Nhà Nước do Đảng ta xác định, đã thừ nhận nhiều thành phần kinh tế Đây là cơ sở quan trọng, cần thiết để báo chí truyền thông hoạt động kinh tế, kinh doanh Mặc dù ở nước ta không có báo chí tư nhân, tuy nhiên tư nhân được phép tham gia vào một số khâu trong hoạt động báo chí như in, phát hành, kinh doanh các ấn phẩm, cung cấp thông tin…góp phần
xã hội hóa các sản phẩm báo chí truyền thông, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của công chúng Đảng ta cũng xác định báo chí vừa phải làm công tác thông tin tuyên truyền, vừa làm kinh tế, kinh doanh và thực hiện các chức năng khác, đảm bảo hài hòa các mục tiêu và lợi ích của đất nước và nhân dân Luật báo chí, các cơ chế, chính sách của Nhà nước theo đó cũng quy định và hướng dẫn báo chí hoạt động kinh doanh, kinh tế trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới và hội nhập quốc tế Tất nhiên, về mặt lý luận hiện vẫn còn tranh luận về một số khái niệm, thuật ngữ
mới trong kinh tế báo chí truyền thông ở nước ta Ví như “ báo chí là hàng
hóa”, “ thương mại hóa báo chí”, “ cơ chế tài chính”
II Quảng cáo và dịch vụ trên báo chí
II.1 Khái niệm quảng cáo và dịch vụ trên báo chí
II.1.1 Quảng cáo trên báo chí
Quảng cáo là một dạng thông tin kinh tế đặc thù, nói tốt cho hàng hóa, dịch vụ nhằm tăng lượng người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa Quảng cáo là quan hệ kinh tế-dịch vụ diễn ra giữa chủ thể quảng cáo và đơn vị dịch vụ quảng cáo nhằm mục đích bán hàng, phát triển dịch vụ hoặc phục vụ nhu cầu khác của chủ thể quảng cáo Quảng cáo
trên báo chí (Luật báo chí năm 1999) : “Quảng cáo trên báo chí” là hình thức
Trang 5thông báo, giới thiệu đến công chúng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương mại và dịch vụ phi thương mại của tổ chức, cá nhân bằng các loại hình báo chí
II.1.2 Dịch vụ trên báo chí
“Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”
Xã hội càng phát triển, các dịch vụ xã hội trên các phương tiện báo chí truyền thông càng đa dạng, phong phú và có vai trò quan trọng trong đời sống dân cư Các dịch vụ ngày càng phát triển như tư vấn sức khỏe, kỹ năng sống, việc làm, kết nối thị trường lao động, kết bạn phương xa, thông báo…v v Đối với báo mạng điện tử, ngoài nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ gia tăng là hướng phát triển chính, cơ bản và hiệu quả nhất
II.2 Quá trình phát triển của quảng cáo và dịch vụ trên báo chí
Ở Việt Nam, khó có thể biết chính xác mẩu quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi nào trong lịch sử báo chí Việt Nam, nhưng chắc chắn trang quảng cáo sớm nhất xuất hiện đầu năm 1882 Ở số báo thứ nhất của năm 1882, Gia Định báo đã dành toàn bộ trang cuối để đăng quảng cáo cho nhà thuốc Pharmacie reynau Từ đó, quảng cáo đã trở thành một trang cố định, xuất hiện trường kì trên Gia Định báo và cũng dần trở nên phổ biến ở nhiều báo khác Ở miền Nam, dưới thời Mỹ - Ngụy, nền kinh tế hàng hóa phát triển, quảng cáo cũng phát triển theo Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với đặc trưng là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Quảng cáo gần như mất hẳn Những năm 80 của thế
kỷ trước, trên báo chí (nhất là Sài Gòn giải phóng và Hà nội mới) xuất hiện những mẩu rao vặt ở chân trang 3, nhưng thường xuyên được nhắc nhở: “cẩn thận kẻo rơi vào quảng cáo!” Quảng cáo ở nước ta thực sự phát triển rầm rộ
từ những năm 90 của thế kỷ XX
Trong mười năm qua, Việt Nam có tốc độ phát triển cao, quảng cáo cũng phát triển đồ sộ Hầu hết các báo và tạp chí đều đăng quảng cáo Phát
Trang 6triển trong kinh tế thị trường, xu hướng sẽ giảm dần nguồn bao cấp cho nhiều
tờ báo (chỉ bao cấp cho một số tờ báo chính trị), buộc các cơ quan báo chí phải tự cân đối, do đó tăng tính chuyên nghiệp, tăng chất lượng các ấn phẩm
để tăng chỉ số phát hành, phát triển quảng cáo - dịch vụ và tăng nguồn thu mới có thể tồn tại và phát triển bình thường trong nền kinh tế thị trường hiện nay
II 3 Sự tương tác giữa quảng cáo, dịch vụ và báo chí
II.3.1 Đăng tải thông điệp quảng cáo là một trong những chức năng
xã hội cơ bản của truyền thông đại chúng
Một trong những chức năng không thể thiếu của báo chí là chức năng kinh tế- dịch vụ Trong chức năng kinh tế- dich vụ của báo chí thì quảng cáo
là vấn đề có ý nghĩa quan trọng Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quảng cáo có phải
là chức năng xã hội của báo chí hay không? Có hai quan điểm khác nhau về
vấn đề này: Quan niệm thứ nhất cho rằng quảng cáo trên các sản phẩm báo
chí không phải là chức năng xã hội mà là việc làm thêm, làm kinh tế qua hợp đồng Quan niệm này coi việc đăng tải thông tin quảng cáo chỉ là việc phát sinh, việc phụ thu cho hoạt động báo chí, là hoạt động thuần túy mang tính
chất hoạt động kinh tế, thương mại Quan niệm thứ hai, cho rằng đăng tải
thông điệp quảng cáo là chức năng xã hội cơ bản của báo chí Theo số liệu điều tra thăm dò ý kiến hơn 1.000 nhà báo của PGS.TS Nguyễn Văn Dững-Chủ nhiệm Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và tuyên truyền từ năm
1997-2007 cho thấy có đến 92% số người được hỏi cho rằng nên quan niệm quảng cáo là chức năng xã hội cơ bản của báo chí truyền thông
Có thể phân tích quan niệm thứ hai này dựa trên những lý do chính như: Quảng cáo là nhu cầu sống còn, nhu cầu phát triển của bản thân nền kinh
tế thị trường sản xuất hàng hóa trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển Cùng một mặt hàng, một loại sản phẩm nhưng có nhiều nhà sản xuất và sản xuất với khối lượng lớn, do đó cần phải cạnh tranh, cần nhanh chóng mở rộng những người mua hàng và thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ của sản phẩm
Trang 7hàng hóa -dịch vụ Báo chí thỏa mãn nhu cầu này của nền kinh tế tức là góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, vì nó kích thích, mở rộng và đẩy nhanh tốc
độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Chính bản thân các cơ quan báo chí cũng cần
có nguồn thu từ quảng cáo để tự hạch toán, trang trải thu chi, để thay đổi công nghệ làm báo, để nâng cao đời sống người lao động… và tăng sức cạnh tranh
Quảng cáo là nhu cầu sống còn, nhu cầu phát triển của chính bản thân nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa trong điều kiện khoa học- công nghệ phát triển Cùng một mặt hàng nhưng có nhiều nhà sản xuất và sản xuất với khối lượng lớn, do đó cần phải nhanh chóng mở rộng những người mua hàng
và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Truyền thông đại chúng thỏa mãn nhu cầu này của nền kinh tế tức là góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển,
vì nó kích thích, mở rộng và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Đăng tải quảng cáo cũng chính là nhu cầu của bản thân các cơ quan truyền thông đại chúng để thu lợi nhuận nhằm duy trì hoạt động và làm cho
cơ quan phát triển đi lên Bởi trên thực tế muốn tồn tại và phát triển, bản thân các cơ quan truyền thông đại chúng cũng cần có nguồn tài chính để phục vụ nhu cầu thu, chi, đổi mới công nghệ, quan hệ đối ngoại…
Việc nhận thức quảng cáo là chức năng xã hội của truyền thông đại chúng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, trước hết là tự nguyện thực hiện
nó một cách có nguyên tắc và mang tính chuyên nghiệp Nhưng cũng cần nhận thức đây là chức năng đặc biệt, trong quá trình thực hiện cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, những quy trình, cách thức, thể chế đặc thù Thông điệp quảng cáo cũng là thông tin kinh tế, nhưng là dạng thông tin đặc thù-xét về nội dung, hình thức, phương thức tồn tại, phương thức tác động
Trong cuộc cạnh tranh nhằm giữ chân công chúng và thu hút quảng cáo, báo in, báo mạng điện tử, phát thanh, truyền hình đều thay đổi khuôn khổ, cách thức tổ chức chương trình…thậm chí thay đổi cả phương thức hoạt động
Trang 8Trong kinh tế báo chí, nhất là báo in, tòa soạn có ít nhất hai nguồn thu chính là bán sản phẩm báo chí và quảng cáo, dịch vụ Nhờ quảng cáo, tờ báo vừa giảm giá bán báo dưới giá thành (bạn đọc được hưởng lợi); tăng được tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí; tờ báo đóng góp với nhà nước thông qua thuế giá trị gia tăng và thuế lợi tức, thông qua quảng cáo, đồng thời làm cầu nối và đối tác gần gũi giữa doanh nghiệp với công chúng xã hội Nhờ quảng cáo, tòa soạn có điều kiện tổ chức các hoạt động xã hội, nhất là việc khuyến học, việc làm và hoạt động xã hội, nhất là việc khuyến học, việc làm và hoạt động từ thiện; quảng cáo - dịch vụ tốt cũng
là một phương án tối ưu tăng chỉ số phát hành và mở rộng diện quan tâm của công chúng Như vậy, thực hiện tốt chức năng quảng cáo,báo chí, doanh nghiệp, công chúng xã hội và Nhà nước đều có lợi và lợi ích từ nhiều khía cạnh
III.3.2 Quảng cáo là cách sống hữu hiệu nhất của báo chí
Báo chí là phương tiện cung cấp thông tin và giao tiếp với dân cư trên phạm vi rộng lớn với tần suất ngày càng gia tăng, cho nên từ phương thức tồn tại độc lập, quảng cáo đã tìm đến với báo chí như một cách “ sống” hữu hiệu nhất Theo thống kê ở một số nước công nghiệp phát triển, quảng cáo trên báo
in chiếm 40%, trên phát thanh, truyền hình 30%, quảng cáo ngoài trời chiếm 20% trong tổng chi phí quảng cáo Hiện nay, tòa soạn có các phòng ban quảng cáo riêng.Các doanh nghiệp cũng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với báo chí
Quảng cáo trên báo in là loại hình quảng cáo có tuổi thọ lâu đời hơn bất
cứ các dạng quảng cáo khác ngày nay và hiện tại nó vẫn được các doanh nghiệp “gởi gắm” sản phẩm của mình Tiện ích của báo chí hay tạp chí là mức
độ lan truyền, nó có thể truyền tay từ người này sang người khác, khi đọc xong thông tin bạn có thể cất giữ nó để có thể tìm đọc lại khi bạn cần
Tạo nguồn thu, cân đối thu chi
Trang 9Theo ông Jim Chisholm, Cố vấn chiến lược-Hiệp hội báo chí thế giới, không cần phải phát hành lớn mới được coi là thành công về tài chính Theo cách giải thích của ông Jim, tiền thu từ quảng cáo mới là nguồn thu bền vững bởi chi phí cho phát hành đôi khi lớn hơn cả lợi nhuận Đó là chưa kể đến những biến động khác ảnh hưởng đến số lượng phát hành thì chi phí để giải quyết báo ế ( phí chuyên chở báo ế về kho hoặc phân hủy) là vô cùng tốn kém Và cách tính lợi nhuận của quảng cáo là chia doanh số quảng cáo cho số lượng phát hành
Có thể nói trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề tự phát triển kinh tế và
tự chủ kinh tế với báo chí đang là vấn đế cấp thiết đặt ra với các cơ quan báo chí (đặc biệt là đối với những cơ quan báo chí đang được bao cấp), quảng cáo hiện nay đã góp phần không nhỏ trong việc chi trả cho các hoạt động của các
cơ quan truyền thông Việc thu hút được nhiều quảng cáo cũng chứng minh được khả năng thu hút độc giả và tiềm lực phát triển của cơ quan báo chí
Các cơ quan truyền thông và báo chí hiện nay đang cố gắng thu hút quảng cáo, tài trợ và từ các hoạt động tự quảng bá hình ảnh của mình để tăng doanh thu từ quảng cáo và kinh doanh các sản phẩm báo chí để có thể tự chi trả cho các hoạt động của mình ( vì hầu hết các cơ quan báo chí tại Việt Nam hiện nay đang được sự bao cấp của nhà nước) Chính vì vậy quảng cáo đã trở thành một nguồn thu chính cho các cơ quan truyền thông và báo chí Quảng cáo trên báo chí không chỉ nhằm quảng bá cho sản phẩm của khách hành mà thông qua đó còn xây dựng thương hiệu cho báo chí ( Xây dựng hình tượng, thương hiệu để tiếp tục thu hút độc giả> thu hút quảng cáo> và tăng số lượng phát hành sản phẩm báo chí) Bên cạnh các hoạt động chuyên sâu trong hoạt động của các cơ quan báo chí như trang bị thiết bị kĩ thuật hiện đại, nâng cao trình độ của nhân viên…để nâng cao chất lượng của sản phẩm báo chí và tăng lượng phát hành thì các hoạt động quảng cáo dịch vụ không chỉ góp phần làm tăng doanh thu mà còn giúp cho độc giả biết đến các cơ quan báo chí nhiều hơn từ đó tăng thêm những khách hàng tiềm năng
Trang 10Góp phần phát triển nền truyền thông đại chúng
Báo in, báo mạng đều cạnh tranh giữ chân công chúng và thu hút quảng cáo Cạnh tranh dẫn đến phát triển: từ cải tổ phương thức hành động, cơ cấu
tổ chức, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức
Đặc biệt đối với báo in, quảng cáo làm giảm giá thành bán báo , do số trang quảng cáo được phát hành miễn phí, mặt khác, quảng cáo mang lại nguồn thu lớn dẫn đến giá thành hạ
II.4 Doanh thu từ quảng cáo trên báo chí
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế, số lượng các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt Do vậy công nghệ quảng cáo đóng góp vai trò quan trọng trong
kế hoạch của từng doanh nghiệp để tồn tại và phát triển
Trong khi các đối thủ khác đang “phô trương” sức mạnh của mình thì bắt buộc ta không thể ngồi yên Tuy nhiên trong thời kỳ bão giá và lạm phát như hiện nay, việc lựa chọn nội dung và hình thức quảng cáo sao cho phù hợp, cũng như đăng tải ở cơ quan báo chí nào để tạo nên sự phù hợp với mục tiêu cũng như tài chính của công ty khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu”
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Trưởng Khoa Báo chí- Học viện báo chí tuyên truyền), nguồn thu từ quảng cáo không còn là phụ thu để cải thiện đời sống có tính chất tình thế của các cơ quan báo chí mà đây là một trong những nguồn thu chính, cơ bản và lâu dài Nguồn thu này không chỉ góp phần quyết định trong khoản chi đổi mới hiện đại hóa công nghệ làm báo, tăng thu nhập và sức mạnh cho toàn soạn mà còn nộp thuế cho nhà nước Ở các nước phát triển, một cơ quan báo chí được coi là phát triển cân đối, nguồn thu từ quảng cáo chiếm trên dưới 50%, thậm chí đến 70% doanh thu
Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh mỗi số (số thường) có 24 đến 32 trang quảng cáo Doanh thu năm 2009 của tờ bá báo này đạt gần 800 tỷ đồng, trong đó đa phần là từ quảng cáo Trong khi nhiều tờ báo phải cắt cử, khuyến khích phóng viên chạy quảng cáo, thì tờ báo này khách hàng quảng cáo phải