Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
3.2.1. Cách thức mở đầu và kết thúc tác phẩm
Đã trở thành truyền thống, các truyện kể dân gian thường có cách kết cấu theo trình tự
thời gian và điều này được tuân thủ một cách rất chặt chẽ. Cô Tấm (Tấm Cám) xuất hiện trước mắt người đọc từ thủa còn là một cô bé mồ côi, bị mẹ con mụ dì ghẻ bạc đãi, hãm hại, trải qua nhiều lần biến hoá, cuối cùng cô trở nên xinh đẹp bội phần, được nhà vua đón về cung và sống trọn đời hạnh phúc. Chàng Thạch Sanh (Thạch Sanh – Lí Thông) là chàng trai đốn củi mồ côi, nghèo khó, sống thui thủi bên gốc đa, một ngày kia bị mẹ con Lí Thông lừa gạt, đẩy vào chỗ
chết. Chàng đã dùng sức mạnh giết chết chằn tinh và cứu công chúa, giải thoát cho hoàng tử
con vua Thuỷ Tề. Cuối cùng, chàng được làm vua và sống hạnh phúc… Trong hầu hết các câu chuyện cổ tích, trật tự này không có sựđảo lộn.
Kiểu kết cấu theo trình tự thời gian vẫn rất phổ biến trong văn thơ trung đại. Truyện Kiều
của Nguyễn Du cũng mở đầu bằng cách giới thiệu rất đầy đủ về thời gian xảy ra câu chuyện, gia cảnh cũng như bản thân nhân vật:
… Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
Từ đó, ông đi cùng với cuộc đời, số phận nhân vật chính, từ cuộc sống êm đềm hạnh phúc của nàng Kiều thủa “Xuân xanh xấp xỉ đến tuần cập kê”, trải qua mười lăm năm lưu lạc với biết bao thăng trầm khổ nhục, cuối cùng kết thúc trong cảnh đoàn viên.
Khác với truyện kể dân gian và văn tự sự trung đại ở lối kết cấu tuyến tính khép kín, văn xuôi tự sự hiện đại nói chung và truyện ngắn hiện đại nói riêng mở ra nhiều dạng kết cấu rất khác nhau. Các nhà văn thường mởđầu tác phẩm khi sự việc đã xảy ra và kết thúc tác phẩm khi sự việc chưa được giải quyết một cách triệt để. Đọc truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Hoài … chúng ta thấy rất rõ kiểu kết cấu này. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được mở ra với thời hiện tại, khi Chí Phèo đã bị
nhà tù thực dân vằm nát bộ mặt người, huỷ hoại hết phần thiên lương trong sạch để trả anh về
làng Vũ Đại với hình hài của một “con quỷ dữ”. Nam Cao đã gieo vào lòng người đọc nỗi ám
ảnh thân phận của một kẻ bị tước đoạt nhân tính bằng tiếng chửi đầy tuyệt vọng của Chí ở đầu truyện cũng như tiếng thét phẫn nộ đòi được quyền lương thiện của con người này trước khi thiên truyện được khép lại. Truyện không kết thúc ở cái chết của Chí Phèo mà được mở ra với chi tiết: Thị Nở “ nhìn nhanh xuống bụng”, “đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại” [7]. Quả thực, với cách kết cấu này, Nam Cao
đã bắt đầu vượt ra khỏi quỹ đạo của kiểu kết thúc truyền thống, kéo người đọc vào quá trình
đồng sáng tạo nghệ thuật với mình.
Trong Bến Quê, Nguyễn Minh Châu lại bắt đầu câu chuyện bằng tâm trạng của một người đã lâu ngày nằm trên giường bệnh. “Nhĩ nằm im cho vợ chải những nhát lược cuối cùng” và kết thúc ở chỗ nhân vật ấy “cố gắng thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại đểđu mình nhô người ra ngoài”, mong trải lòng với cảnh vật trên bến sông thân thuộc.
Trong Mùa đông ấm áp, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng mở đầu bằng thời hiện tại của nhân vật: “Tôi đứng trên bến phà vừa rời từ Bãi Cháy sang Hồng Gai. Thành phố trên sông huyền ảo và lung linh lạ thuờng”, để từ đó đưa nhân vật trở về với quá khứ, với mối tình đẹp đẽ tuổi hai mươi. Đẫm mình trong dòng hoài niệm, nhân vật khắc khoải, xót xa trước thực tại thiếu vắng:
“Anh ở đâu? Sao tôi nhớ anh thế này? Bao nhiêu năm tôi đã sống và hiểu rằng, chẳng bao giờ
tôi gặp được người đàn ông nào thay thế anh trong tâm tưởng của tôi”.
Như vậy, cách mở đầu và kết thúc ở nhiều truyện ngắn hiện đại khác hẳn với cách kết cấu truyền thống. Ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, điều này lại khác nữa. Là một nhà văn
hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp kế thừa một cách rất hợp lí kết cấu của văn chương truyền thống
để tạo ra những nét riêng khó hòa lẫn trong nghệ thuật tự sự của mình.
Có khá nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mở đầu theo công thức truyền thống:
Thương nhớ đồng quê, Con gái thuỷ thần, Giọt máu, Kiếm sắc, Muối của rừng, Không có vua, Trái tim hổ, Con thú lớn nhất, Nạn dịch, Sói trả thù ... Với cách mở đầu này, người đọc có thể nắm bắt được lai lịch, xuất thân của nhân vật ngay từ khi mới tiếp xúc với tác phẩm.
Trong những câu chuyện nhỏ của chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát hầu như ở
phần mở đầu câu truyện tác giả thường đưa ra những lời giới thiệu hết sức ngắn ngọn về nhân vật: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên là Pùa. Sắc đẹp của nàng khắp các mường không ai bì kịp, da trắng như trứng gà bóc, tóc mượt và dài, môi đỏ như son. Chỉ khổ một nỗi là Pùa bị
liệt hai chân, suốt năm suốt tháng nằm một chỗ” (Trái tim hổ). Chính vẻ đẹp mê hồn của Pùa là nguyên nhân khiến cho bao chàng trai Hua Tát sẵn sàng liều mình đi tìm phương thuốc thần diệu chữa bệnh cho Pùa – trong đó có chàng Khó. Truyện Con thú lớn nhất giới thiệu về cặp vợ chồng tay thợ săn ngụ cư “Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở mường nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma. Nhà ấy chỉ có hai vợ chồng
đều luống tuổi. Người vợ lúc nào cũng âm thầm, im lặng suốt ngày không hề thấy nói một tiếng. Người chồng cao lớn, gầy guộc, mặt sắt lại, mũi như mỏ chim. Đôi mắt của lão đục và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo”. Bản chất nhân vật đã phần nào hiện ra ngay từ
những nét phác hoạ ban đầu về ngoại hình.
Ở đoạn văn mở đầu truyện ngắn Thương nhớ đồng quê, tác giả viết: “Tôi là Nhâm. Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê. Đi trên đường Năm nhìn về làng tôi chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng. Xa mờ là vòng cung Đông Sơn, trông thì gần nhưng từ làng tôi đến đấy phải năm mươi cây số. Làng tôi gần biển, mùa hè vẫn có gió biển thổi về”. Trong đó, tác giả
cung cấp người đọc rất nhiều thông tin có liên quan đến nhân vật chính: tên, thành phần xuất thân, địa hình, địa điểm của vùng quê nhân vật. Đồng thời qua cách giới thiệu đầy xúc cảm và tự hào về bản thân cũng như về quê quán người đọc còn hình dung được sợi dây gắn bó máu thịt của nhân vật với nơi chôn nhau cắt rốn xiết bao thân thương của mình.
Trong truyện ngắn Con gái thuỷ thần, ngay trong phần mở đầu tác phẩm, Nguyễn Huy Thiệp đã giới thiệu về lai lịch, xuất xứ của Mẹ Cả: “Chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè năm 1956. Trận bão ấy, ở bãi Nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗm đại thụ. Không biết ai nói trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc
sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thuỷ
thần để lại”. Huyền thoại Mẹ Cả trở thành nỗi ám ảnh thôi thúc Chương kiếm tìm suốt một thời trai trẻ.
Truyện Giọt máu, có cách mở đầu hơi dài dòng với rậm rà chi tiết: “Nửa đầu thế kỉ
trước, ở Kẻ Noi, huyện Từ Liêm, có ông Phạm Ngọc Liên là bậc đại phú. Ông Liên xây nhà trên miếng đất đầu làng. Miếng đất này bằng phẳng, rộng ba sào hai thước. Có người đi qua bảo rằng. “Đất này đẹp, hình bút, phát về văn học. Đã phát về văn học thì nước cạn, tàu ráo, hiếm con trai”. Ông Liên nghe xong, níu áo người đó bảo: “Tôi bình sinh là dân cày cuốc mong con cháu sau này có ít chữ nghĩa mở mặt với đời. Hiếm con cháu cũng được, miễn là có đức, thiên hạ nể trọng”. Song, chính từ những chi tiết này, người đọc không chỉ nắm được lai lịch nhân vật, lai lịch một dòng họ mà còn hiểu được những khát khao chính đáng của những con người trong dòng họ này, cũng như hiểu được vì sao họ cố gắng bằng mọi giá thực hiện lời “sấm truyền” của tiên tổ.
Trong Kiếm sắc, tác giả lại mở đầu bằng hàng loạt các chi tiết về lai lịch của một nhân vật vốn không có thật trong lịch sử: “Trong số người gần gũi với Thế tổ Nguyễn Phúc Ánh những năm nhằm mưu phục lại cơ đồ nhà Nguyễn có một hào kiệt mà không sử sách nào nhắc
đến. Người đó là Đặng Phú Lân. Lân quê ở Hưng Hoá, cha là Đặng Phú Bình, trước là thuộc tướng của Trịnh Bồng. Bình tính ngang tàng, võ công thâm hậu, thấy chúa Trịnh hèn mà cách xử thế keo kiệt, không xứng với bậc vương giả nên bỏ Trịnh Bồng vào Đàng Trong. Khi Tây Sơn nổi lên, Bình theo Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc không tin Bình, cho Bình là dân Bắc Hà trí xảo, không trung tín. Nhạc chỉ cho Bình làm một chức quan võ nhỏ ở sơn cước mãi Tây Bình Thuận, Bình bất đắc chí, suốt ngày uống rượu, nhiều khi say quá, cứ trông về phía trời Bắc mà khóc hu hu”. Xuất xứ và đặc điểm riêng của thanh kiếm lạ cũng được tác giả giới thiệu ngay trong phần mở đầu truyện: “Bình có một thanh kiếm gia truyền, sắc như nước, sống kiếm đổ
chì, sức chém khủng khiếp. Trước khi chết, Bình trao thanh kiếm lại cho Lân…”.
Trong truyện Những người thợ xẻ, quá khứ lẫy lừng cùng những thành tích đáng nể của nhân vật được nhà văn nhắc tới một cách đầy ẩn ý: “Bường là một tay anh chị khét tiếng. Trước kia Bường đi bộ đội, ở một đơn vị đặc công thuỷ. Năm 1975, anh dây dưa vào một vụ trộm phân đạm ở huyện, bị tù ba năm. Ra tù, Bường chẳng chịu làm ăn gì, mở một quán rượu thịt chó nhưng được hơn một năm thì phá sản. Thời gian Bường mở quán, trong làng tôi nhiều nhà bị mất trộm chó hết sức thần tình… Sau này, vì thua bạc, chán đời, Bường phóng hoả đốt quán.
Ít lâu sau Bường chuyển sang nghề buôn cây… Được hai năm, anh bỏ đi buôn bè trên mạn ngược. Lần này, Bường về lập một toán thợ xẻ theo anh lên rừng kiếm ăn…”. Tất cả những chi tiết ấy hợp thành một bức chân dung khá đầy đủ, toàn diện về nhân vật. Nó rất thống nhất, hợp lí và lô gíc. Nó giúp người đọc chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để dõi theo mọi hành vi của nhân vật trong suốt chiều dài của tác phẩm. Những sự kiện tiếp theo của Bường như: trộm gỗ bán lấy tiền, đánh nhau với Ngọc, uy hiếp ông Thuyết, giở trò đồi bại với Quy… chẳng qua là những biểu hiện cụ thể của bản chất “anh chị” trong hắn mà thôi.
Nếu trong văn xuôi truyền thống, người đọc đã rất quen với những kết thúc khép kín, nghĩa là ở đó người ta không chờ đợi một sự quay ngược hay thay đổi nào nữa của câu chuyện thì ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Mở đầu theo công thức truyền thống, dẫn đắt người đọc đi từ lai lịch, xuất xứ nhân vật, sự kiện nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã phá bỏ những phán đoán tuân theo quy luật lô gíc thông thường để tạo ra những cách kết thúc mới, buộc người đọc phải suy nghĩ, trăn trở. Nói cách khác là ông kéo người đọc vào quá trình đồng sáng tạo thực thụ với mình. Mở đầu theo lối truyền thống, kết thúc theo lối hiện đại, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trở thành những kết cấu không khép kín. Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy ông đã sáng tạo ra nhiều kiểu kết thúc không khép kín khá độc đáo: kết thúc bỏ lửng, kết thúc với nhân vật chính tiếp tục ra đi, kết thúc mở ra nhiều kiểu khác nhau trong việc giải quyết các xung đột và số phận nhân vật, kết thúc đảo ngược so với cổ tích, và thực tế lịch sử…
Cũng giống như một số nhà văn hiện thực khác như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng … trong một số truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng kiểu kết thúc bỏ lửng. Kết thúc khi sự việc chưa hoàn chỉnh, nhân vật chưa đi hết con đường đời của mình cũng như số phận của nhân vật chưa được ngã ngũ. Đọc Chí Phèo của Nam Cao, người đọc cũng từng trăn trở: Không biết rồi đây Thị Nở
sinh con trai hay gái? Số phận của đứa bé thế nào? Nó sẽ trở thành người lương thiện hay rồi sẽ
trở thành một kẻ giống như cha nó, hay giống những kẻ du thủ du thực khác đầy rẫy trong các vùng nông thôn ngột ngạt… Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người đọc sẽ triền miên trong cảm giác day dứt tương tự.
Không có vua, một truyện ngắn viết về hiện thực của cuộc sống thành thị được xem là khá thành công của Nguyễn Huy Thiệp. Trong số rất nhiều nhân vật và sự kiện, Nguyễn Huy Thiệp chọn ra và dừng lại khá kĩ ở một số các sự việc tiêu biểu của một đại gia đình không còn
tôn ti trật tự, và kết thúc ở “ngày thường”. Trong quỹ thời gian vô cùng , vô tận của dương thế
có biết bao nhiêu ngày là “ngày thường”? Bản chất con người có lẽ cũng dễ được biểu hiện trong những trạng thái cuộc sống bình thường như vậy. Cuộc sống của một gia đình với biết bao sự kiện lớn nhỏ đã xảy ra. Có người chết đi, có người được sinh ra, có người tiếp tục con
đường học vấn nhọc nhằn, có người nhăm nhe lập gia đình riêng …Và rốt cục, cuộc sống của gia đình họ sẽ thế nào? Đoài có buông tha cho Sinh? Cấn có đối xử tử tế hơn với vợ không khi con gái họ ra đời? Cuộc đời Khảm, Khiêm và Tốn sẽ thế nào? Không ai biết được, kể cả tác giả, và người đọc sẽ cứ băn khoăn, day dứt mãi với rất nhiều câu hỏi trước kiểu kết thúc bỏ lửng như vậy của tác phẩm.
Không gay gắt như Không có vua, Chăn trâu cắt cỏ dừng lại ở tâm trạng mơ hồ của cậu bé tên Năng: “Năng nhìn lên trời cao. Năng không biết mình đang ở đẩu ở đâu? Con trâu đen gặm cỏ bên cạnh, nhẫn nại bình thản. Nó đang nghĩ gì? Nó đang ở đẩu ởđâu?”. Sau những lần tiếp xúc, chuyện trò với sự Thịnh, sự Diệu Thuỷ, ông giáo Hội, sau khi tham gia hội tế Thành hoàng làng, tâm hồn trong sáng, giản đơn của Năng đã “ngộ” được những gì? Nhà văn không miêu tả hay kết luận cụ thể. Và khoảng trống bỏ ngỏ ấy đánh thức suy nghĩ trong lòng người
đọc. Các truyện ngắn khác như Thương nhớ đồng quê, Sống dẽ lắm, Những người thợ xẻ … cũng có chung kiểu kết thúc như vậy.
Một kiểu kết thúc khác mà ta có thể gặp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kiểu kết thúc mà cuối cùng nhân vật chính tiếp tục ra đi. Các truyện ngắn: Con gái thuỷ thần, Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn, Thiên văn …
Trong Con gái thuỷ thần, điều nung nấu tâm can Chương khiến anh từ bỏ tất cả để ra đi chính là sự vẫy gọi của huyền thoại Mẹ Cả. Trải qua rất nhiều thời gian tìm kiếm, dường như
Chương chỉ gặp toàn những thất bại. Cũng có lúc anh tưởng mình đã tìm thấy con gái thuỷ
thần, nhưng cuối cùng anh mới vỡ lẽ: Những người phụ nữ tên Phượng mà anh đã gặp chỉ là những mảnh vụn của nàng mà thôi. Không nản lòng, anh lại tiếp tục một cuộc hành trình mới,