Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
3.2.2. Nghệ thuật tổ chức chùm truyện
Bên cạnh những truyện ngắn tồn tại độc lập của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta còn thấy xuất hiện khá nhiều chùm truyện được tổ chức khá đặc biệt. Có thể kể đến: Những ngọn gió Hua Tát, Thương nhớ đồng quê, Con gái thuỷ thần, Chút thoáng Xuân Hương. Trong những tác phẩm này, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên sự gắn kết, thống nhất với nhau giữa các truyện nhỏ bằng những mối liên hệ đặc biệt, đó là không gian nghệ thuật chung, nhân vật chung, hệ
những sự việc xảy ra trong một bản nhỏ có tên là Hua Tát. Đây là nơi ở của người Thái Đen miền núi Tây bắc với không khí huyền thoại bao phủ hết sức đậm đặc. Nơi mà “Những người sống trong chuyện cổ bây giờ đều không còn nữa… họ đã biến thành đất bụi và tro than cả. Tuy vậy, linh hồn của họ vẫn bay thấp thoáng trên các khau cút nhà sàn. Như những ngọn gió”. Mười câu chuyện kể về những nhân vật mà đa số họ trước đây đều là người của bản Hua Tát: Pùa, Khó, Sạ, Nàng Bua, Nàng Sinh, Hà Thị E, Hà Văn Nó … Rất nhiều sự kiện khác nhau trong cuộc sống và sinh hoạt của dân bản: săn hổ dữ, kén rể, tiệc xoè, dịch bệnh, thiên tai…Nhưng tất cả đều có chung một bối cảnh, một không gian huyền thoại. Tuy là những câu chuyện kể về cuộc sống và con người trong một bản nhỏ nhưng lại là những câu chuyện của toàn xã hội, toàn nhân loại. Ở đó có sự xung đột giữa Thiện – Ác, Tốt – Xấu, có những khát vọng hoặc lớn lao hoặc rất đỗi bình dị của con người, mà ẩn sau đó là những quan niệm nhân sinh hết sức phong phú của tác giả. Trong thế giới nhân vật của chùm truyện, có sự xuất hiện trở lại của các nhân vật hoặc có những mối liên quan, ràng buộc chặt chẽ giữa những nhân vật. Nhân vật Hà Văn Nó - với tư cách là trưởng bản - xuất hiện ở hai truyện. Trong Tiệc xoè vui nhất, là người giám sát việc kén rể của cô con gái thông minh, sắc sảo Hà Thị E, trong Chiếc tù và bị bỏ quên chính ông lại là người dốc sức lo lắng tìm cách tiêu diệt nạn dịch sâu đen cho dân bản đến mức “gầy rộc” cả người. Chàng Khó (Trái tim hổ) xuất hiện với tư cách một tráng sĩ
tiêu diệt thú dữ để cứu người đẹp lại xuất hiện trong Nàng Sinh qua lời kể của dân bản: “Ở
Hua Tát, trên đường đi vào rừng ma, có cái miếu nhỏ. Miếu này thờ chàng Khó, người từng giết chết con hổ dữ thuở nào”. Ông Pành xuất hiện trong Đất quên với khát vọng đi tìm hạnh phúc có dịp trở lại trong truyện Sạ, với tư cách là “người từng lập nên cả một gia đình đông
đúc có tám người con và gần ba chục đứa cháu”. Nếu ông Pành là một ông già đặc biệt: “hơn tám mươi tuổi, hàm răng của ông vẫn còn đều tăm tắp như răng của chàng trai mười bảy tuổi. Cối đá giã gạo, ông dùng một tay cử lên như bỡn. Ông làm bằng ba người khác. Uống rượu cũng vậy, sức ông có thể chấp nổi muôn người. Tráng đinh trong bản Hua Tát nhìn ông kiêng nể”, thì Sạ - đứa con trai út của ông cũng là một chàng thanh niên đặc biệt không kém:
“ Từ nhỏ Sạ đã nghịch ngợm và thích phiêu lưu. Suốt đời chàng mơ làm nên sự tích phi thường. Bỏ qua hết thảy những lời khuyên nhủ, chàng chỉ khăng khăng làm theo ý thích của mình. Uống rượu ư? Ai có thể uống luôn một lúc hai mươi sừng rượu, hãy đọ với chàng! Săn hoẵng ư? Ai có thể đuổi theo con hoẵng hơn ba ngày trời để cho con hoẵng đến nỗi phải nằm ra đứt ruột, hãy đọ với chàng! Ai có thể ném còn được nhanh và khéo hơn chàng? Ai có thể làm cho chiếc
khèn bật ra âm thanh quyến rũ hơn chàng? Và nữa, và ai có thể chinh phục trái tim phụ nữ tài giỏi hơn chàng?”. Sự hiện diện của một thứ “ngẫu vật thiêng liêng”, một hòn đá chỉ “nhỏ
bằng nắm tay người” nhưng “sâu trong lớp đá có những vân đỏ li ti như mạch máu người” đặt trên bệ đá trong miếu thờ chàng Khó trong Nàng Sinh như một tín hiệu nghệ thuật thắp sáng lên trong lòng người bao nhiêu niềm tin vào những điều thánh thiện, tốt đẹp còn hiện diện ở
giữa cuộc đời này. Hòn đá ấy phải chăng là trái tim con hổ dữ đã bị đánh cắp trong cái đêm nó bị chàng Khó bị hạ gục trong truyện Trái tim hổ? Không một ai trong bản có thể nhấc nổi hòn
đá, và kì lạ thay, chỉ có nàng Sinh – cô gái bé nhỏ gầy gò – có thể “nhấc hòn đá trên tay dễ
dàng như bỡn” để rồi cuối cùng nàng trở nên “xinh đẹp lạ thường” được ra đi và sống hạnh phúc với một vị Hoàng đế.
Chùm truyện Chút thoáng Xuân Hương gồm ba truyện nhỏ. Sự xuất hiện lặp lại hình
ảnh Xuân Hương dưới nhiều góc độ: bảng lảng cổ tích (Truyện thứ nhất), đứng ngoài “tầm với” (Truyện thứ hai) hay gần gụi đời thường (Truyện thứ ba), nhưng tất cả đã làm nên một hình tượng Hồ Xuân Hương biểu trưng cho cái đẹp. Từ đó tác giả đem đến cho người đọc một cách nhìn, một cách cảm mới về một nữ sĩ tài hoa vốn tạo ra rất nhiều giai thoại trong thời trung đại. Xuyên suốt chùm truyện (đặc biệt là ở truyện thứ nhất và truyện thứ hai), Xuân Hương hiện lên trong cái nhìn của Nguyễn Huy Thiệp không phải với bản lĩnh ngang tàng ngông ngạo, kiểu “Ví
đây đổi phận làm trai được – Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” (Đề đền Sầm Nghi Đống) mà với vẻ đẹp của thiên chức, nữ tính. Một Xuân Hương chu đáo, tinh tế qua cảm nhận của Tổng Cóc: “ Tổng Cóc đứng dậy ra trước bàn thờ. Ông hài lòng thấy bàn thờ sạch sẽ. Nải chuối trứng cuốc bày trên đĩa sơn, một đĩa hoa thơm cạnh bên tinh khiết. Hôm nay mùng Ba tháng Ba. Chắc là Xuân Hương đã dọn bàn thờ từ sáng sớm”. Một Xuân Hương rất đỗi cô đơn sau cái chết của ông Phủ Vĩnh Tường, quên đi tất cả, bà “đang nức nở khóc cho nỗi cô đơn mênh mông của cõi đời”.
Nhân vật chính xuất hiện trong cả ba truyện nhỏ trong chùm truyện Con gái thuỷ thần là Chương - một thanh niên nông thôn bị ám ảnh bởi huyền thoại về Mẹ Cả. Anh dấn thân vào những cuộc hành trình tìm kiếm không biết mệt mỏi và hành trình ấy tưởng chừng như còn kéo dài mãi mãi, kể cả khi thiên truyện đã khép lại. Trong ba câu chuyện, có những lúc Chương tưởng mình đã tìm được con gái thuỷ thần qua sự hiện diện của những người phụ nữ anh từng gặp: cô giáo Phượng (Truyện thứ nhất), cô Phượng con ông trùm xứ đạo (Truyện thứ hai) và cô chủ Phượng (Truyện thứ ba). Song rút cục, anh ngộ ra rằng tất cả đều không phải và mãi mãi
không phải là người anh kiếm tìm. Vượt qua biết bao nhiêu khó khăn vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để ra đi, Chương vẫn tin rằng con gái thuỷ thần đang đợi anh, đang vẫy gọi anh ở một chốn xa xôi nào đó. Đốt lòng Chương là câu hỏi: “Nàng là ai? Nàng ở đâu?”. Và quyết tâm ra đi để tiếp tục được kiếm tìm: “ Tôi cứ đi, đi mãi … Vì cái gì? Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi?”.
Trong truyện “Thương nhớ đồng quê”, tác giả sử dụng thủ pháp “truyện lồng trong truyện”, có tới ba câu chuyện nhỏ về ba nhân vật khác nhau: Chuyện về sư Thiều, chuyện về
ông giáo Quỳ, và chuyện chú Phụng. Mặc dù vậy, những nhân vật này lần lượt hiện trong sự
mối liên quan khá mật thiết với nhân vật chính cũng như với toàn bộ câu chuyện.