Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
3.5.2. Thơ là những bài hát của các nhân vật trong truyện
Bên cạnh những câu thơ được dùng làm đề tựa cho truyện, Nguyễn Huy Thiệp còn đưa thơ vào truyện dưới hình thức là những bài hát. Ở nhiều truyện, nhà văn để cho nhân vật trực tiếp hát lên những bài ca ấy như: Không có vua, Tướng về hưu, Trương Chi, Chuyện tình kể
trong đêm mưa…
Trong Không có vua, nghĩ đến Tốn, người đọc nghĩ ngay đến một kẻ dị dạng về thể xác, bất bình thường về trí tuệ, chỉ có lòng tốt và sự tận tụy là vô bờ bến. Sự xuất hiện của nhân vật Tốn có vẻ như không can thiệp sâu sắc đến sự hình thành của cốt truyện, vậy nhưng – trong khi tất cả sáu nhân vật khác của truyện chỉ nói chuyện, miệt thị, mỉa mai, tán tỉnh, chửi bới, mắng nhiếc hoặc phàn nàn về nhau, với nhau, thì Tốn vẫn lặng yên không nói. Nó chỉ “ti tỉ hát”. Ta hãy nghe bài hát của Tốn:
“A ha … không có vua Sớm đến chiều say sưa Tháng với ngày thoi đưa
Tớ với mình dây dưa Tính với tình hay chưa?”
Bài hát này, nếu ngẫm nghĩ sâu xa không hẳn là những ngôn từ vô nghĩa, nhắng nhít của một kẻ dở người. Ngược lại, nó như một sự kìm giữ, một sự thức tỉnh. Phải chăng, mong muốn của nhà văn là dựa vào kẻ sáng trong nhất vể tâm hồn đểđánh thức, cảnh tỉnh những kẻ tăm tối, mê muội về tâm hồn, đồng thời khái quát lên thực trạng thối nát của một gia đình mà ở đó mọi phép tắc cũng như giá trịđạo đức bị chà đạp, dày xéo.
Trong truyện ngắn Tướng về hưu cũng có một bài hát của nhân vật không tên – hắn vốn là một đứa bạn cùng trong hợp tác xã xe bò của chú rể:
“Ừ ê cái con gà quay
Ta đi lang thang khắp miền giang hồ
Tìm nơi nào có tiền Tiền ơi mau vào túi ta
Tuy ngắn ngủi, chỉ với hơn ba mươi âm tiết nhưng bài hát mừng đám cưới ấy lại là một thứ ngôn từ hổ lốn sặc mùi tiền bạc. Không chỉ vậy, nó còn chuyển tải rất rõ nội dung tư tưởng của truyện, phản ánh rõ mục đích sống của nhiều con người trong cuộc sống hiện tại khi mà sức mạnh của đồng tiền lấn át mọi thứ tình cảm cũng như mọi giá trị đạo đức.
Khác với những truyện ngắn trên, Chuyện tình kể trong mưa đầy ắp những khúc hát về
tình yêu, khúc hát của những kẻ yêu nhau hướng về nhau, nồng nàn, da diết. Bạc Sinh Kì hát:
“Pò mệơi! Bố mẹơi… Pò mệ sinh con từ hang núi Nơi ấy có nhiều gió lạnh lắm Tiếng hổ gầm, tiếng chó sói hú Những con rắn, con trăn tìm mồi Bọn cáo chồn hôi hám rình mò… …
Con sờ soạng trong bóng đêm Và nhặt được một vật mềm ướt át Con sợ hãi, không biết vật gì
Nó phập phồng trong tay con Ôi đau quá, đau nhói ởđây Cái vật mềm ướt át ấy Là trái tim con rơi trên đất Mặt đất nhiều gió, lạnh lắm… …
Con ngửa mặt lên trời và hỏi:
“Đâu tình yêu? Đâu tự do? Đâu quê hương? Pò mệ ơi…”
Một bài hát đặc biệt, người hát cũng rất đặc biệt: “không lấy hơi, không rán sức, khi nhấn lời hoặc ngân nga thì dịu dàng không sao kể xiết, ngậm ngùi, tê tái mà không mủi lòng, tâm trạng cô đơn, lạnh buốt lẫn lộn với những khát khao nồng nàn…”. Bài hát có sức lay động bất cứ ai vì nó là lời thổ lộ chân thành của người hát về cuộc sống hiện tại cũng như những dự
cảm đầy bất trắc của tương lai. Còn nữa, bài hát của Muôn – người phụ nữ đang yêu cũng thật nồng nàn, tha thiết:
“ Nếu em xây nhà
Thì đó là ngôi nhà nhỏ với cửa sổ rộng Trong nhà có bếp lửa hồng
Trên bàn có cắm những bông hoa đỏ và những bông hoa trắng Chăn đệm mới thơm tho
Bên cạnh em có anh
Em muốn anh ở bên cạnh em …
Anh yêu ơi vềđây với em
Ta xây ngôi nhà nhỏ với cửa sổ rộng Anh yêu ơi, bây giờ đi đâu rồi? Người thương ơi bây giờ đi đâu rồi?
Bài hát là những mơ ước, khao khát rất đời thường, giản dị của một tâm hồn phụ nữ. Nhưng thật xót xa, những điều giản dị ấy cũng không thể trở thành hiện thực. Người đàn ông có thể chung tay xây dựng hạnh phúc với cô giờ đây không biết đang phiêu dạt nơi chân trời nào xa tít tắp? Lời nhắn gọi thiết tha nhưng dường như cũng là lời dã biệt cho một tình yêu không thành.
Còn rất nhiều bài hát nữa xuất hiện rải rác trong một số truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là những khúc ca đầy dự cảm và tiên tri của Ngô Thị Vinh Hoa trong Kiếm sắc, Phẩm tiết, là những khúc ca hướng về một tình yêu tuyệt đối của chàng Trương Chi trong truyện ngắn cùng tên, là tiếng hát của người mẹ bị ruồng bỏ trong nỗi mặc cảm về thân phận trong Đời thế mà vui. Một số bài ca là tiếng nói bên trong tâm hồn của một chàng trai mới lớn trước những ngổn ngang suy tư về con người, cuộc đời trong Thương nhớ đồng quê, của Đề
Thám trong Mưa Nhã Nam...
Thơ xuất hiện dưới hình thức những bài hát xen kẽ trong những trang văn xuôi của Nguyễn Huy Thiệp, dù được đặt vào bất cứ nhân vật nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì nó cũng đều chuyển tải những ý nghĩa nhất định. Nó là tấm gương phản ánh thế giới nội tâm nhân vật hoặc là nơi kí thác tâm tư, tình cảm của tác giả.
KẾT LUẬN
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Có thể nói, hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng nghệ thuật thiên bẩm với khát vọng dân chủ và đổi mới của văn nghệ sĩ mà sự vận động của ý thức xã hội cũng như ý thức văn học sau 1975 (đặc biệt là sau 1986) mang lại. Thời gian trôi qua, kể từ khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn
đàn đến nay thấm thoắt đã hơn hai mươi năm. Trong khoảng thời gian gần một phần ba đời người ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã từng bao phen trăn trở, vật vã trên cánh đồng chữ nghĩa đầy nhọc nhằn để mang đến cho đời sống văn học nước nhà một mùa bội thu. Cũng ở đó, nhà văn gặt hái cho mình cả những vinh quang, ngọt ngào xen lẫn những đắng cay.
Truyện ngắn là một thành tựu nổi bật nhất trong văn nghiệp của ông. Không chỉ vậy, nó còn là một thể loại đã tạo nên sức ám ảnh ghê gớm, làm trĩu nặng tâm tư mọi độc giả. Là một nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dựng cho mình một phong cách nghệ thuật riêng không thể nhầm lẫn.
Trước hết, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chuyển tải thành công các quan niệm nghệ
thuật và thông điệp văn chương của nhà văn. Đó là những quan niệm mới mẻ, táo bạo và độc
đáo. Thứ hai, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đa dạng về đề tài và cảm hứng, đặc biệt giữa hai phương diện này có một mối quan hệ tương ứng, rất hài hoà. Dù viết về miền núi, nông thôn,
đô thị, hay về lịch sử- văn hoá; dù ngợi ca, phê phán hay tự vấn, Nguyễn Huy Thiệp luôn chọn một chỗ đứng (và nhiều chỗ đứng) mang tính hiện đại và nhân văn. Cuộc sống trong truyện ngắn của ông hiện lên với tất cả vẻ bề bộn, phức tạp của cõi nhân sinh vốn đầy ắp nhọc nhằn. Với quan niệm văn chương phải “bất chấp hết”, phải “ngập trong bùn”, phải “sục tung lên”, ông đã lách sâu ngòi bút sắc lạnh của mình vào những hiện thực trần trụi của cuộc đời, bắt chúng phải hiện lên với cả những phần khuất tối – đôi khi sự thẳng thắn ấy khiến nhiều người
đọc phải e ngại. Trên sơ sởấy, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã thoát khỏi cái nhìn nguyên phiến, một chiều của một giai đoạn văn học trước đó để trở nên sống động, chân thực, đa diện, đa chiều … giống như những con người ta vẫn thường gặp trong cuộc sống thường nhật. Với quan niệm: dùng văn chương để phản ánh chân thực hiện trạng xã hội, Nguyễn Huy Thiệp thường khắc hoạ nhân vật từ góc độ con người xã hội. Cũng chính vì thế, nhân vật của ông ít khi là một tính cách toàn vẹn, mà chủ yếu hiện thân cho một trạng thái quan
hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại xã hội. Bằng các tác phẩm của mình, thông qua thế giới nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp thể hiện một sự đổi mới trong tư nhận thức và tư duy sáng tạo.
Để đi sâu, mở rộng quan niệm nghệ thuật về con người, cấu trúc tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp còn có những nét đặc trưng khó nhầm lẫn như: người kể chuyện, yếu tố thơ, yếu tố
triết lí, thế giới của những giấc mơ, yếu tố kì ảo … Những yếu tố này xuất hiện với mật độ khá dày đặc trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp để từ đó giúp ông có thêm những “kênh” mới để
khám phá và tìm hiểu đời sống cũng như bản chất con người theo những cách thức của riêng mình.
Đặc biệt, trong nghệ thuật kết thúc tác phẩm, Nguyễn Huy Thiệp không tuỳ tiện giải quyết các vấn đề bộn bề phức tạp của cuộc sống theo ý tưởng chủ quan của mình, ngược lại ông
để cho người đọc tự do hình dung, phán đoán, suy luận. Kết thúc để ngỏ trong khá nhiều truyện ngắn thực sự là cách thức mà Nguyễn Huy Thiệp tạo ra để vẫy gọi người đọc cùng tham gia vào quá trình đồng sáng tạo nghệ thuật với mình. Và cũng chính khi đó, người đọc có dịp chiêm nghiệm cũng như thấm thía hơn về ý nghĩa của cuộc sống cũng như ý nghĩa của sự sống, sự tồn tại của chính bản thân mình.
Có thể nói, với những tìm tòi, sáng tạo trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã dấn thân vào một cuộc thử nghiệm đầy sóng gió. Từ đó, ông đã thực sự mang đến cho người
đọc những day dứt, trăn trở khôn nguôi trước những vấn đề thực tế của cuộc sống. Và với những đóng góp lớn lao về cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật - truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng trở thành một món ăn tinh thần đầy hữu ích cho độc giả nhiều thế hệ cả ở