Người kể chuyện không đáng tin cậy

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 77 - 79)

Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.1.2. Người kể chuyện không đáng tin cậy

Thông thường, với tư cách giữ vai trò “môi giới” giữa câu chuyện với độc giả, người kể

chuyện phải là người nắm rõ câu chuyện hơn ai hết. Truyện ngắn Mt ba no của Nam Cao kể

về một bà lão bị đói khát hành hạ lâu ngày. Suy nghĩ, tính toán mãi, cùng đường bà quyết định tìm đến nhà bà phó Thụ - nơi đứa cháu đang ở đợ. Sau khi được ăn một bữa no, trở về nhà, bà

đã bội thực mà chết trong vật vã, đau đớn. Bà lão loà trong truyện ngắn cùng tên của Vũ Trọng Phụng sau khi bị vợ chồng đứa cháu họ cố tình bỏ quên ngoài đường đê trong cơn mưa giông

đã bị gió thổi bay xuống ruộng, thân xác bà cuối cùng trở thành mồi cho lũ quạ. Sở dĩ có kết cục bi thảm này là vì đã từ lâu bà lão lòa trở thành món nợ đè nặng thêm đôi vai mòn yếu của hai vợ chồng bác đánh dậm…

Trong những câu chuyện như thế, người đọc có thể biết rất rõ về diễn biến cũng như kết thúc của câu chuyện. Song, trong nhiều truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp điều này lại không xảy ra. Người đọc không biết được kết thúc câu chuyện, thậm chí có khi chính người kể chuyện cũng không biết câu chuyện cuối cùng được kết thúc như thế nào. Vì vậy, những gì anh ta kể có khi không chiếm được sự tin cậy hoàn toàn từ phía người đọc.

Trong chùm truyện: Vàng la, Kiếm sc, Phm tiết, người kể chuyện hoàn toàn khác biệt với kiểu người kể chuyện truyền thống. Trong Vàng la, người kể chuyện không biết gì về

kết cục số phận của đoàn người đi tìm vàng trong câu chuyện anh ta kể bởi vì theo anh ta: “Hồi kí của người Bồ Đào Nha không viết gì thêm. Tôi, người viết truyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏi han nhiều bậc bô lão: Không có tài liệu gì và cũng không có ai biết gì về

thung lũng Quạ hoặc truyện của những người châu Âu thời vua Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu”. Hoá ra, người kể chuyện không phải là người chứng kiến câu chuyện, cũng không phải người biết rõ về nó. Anh ta chỉ làm nhiệm vụ thu thập những tư liệu còn sót lại từ một quyển nhật kí của một người xa lạ. Cuối cùng, vì không biết câu chuyện kết thúc như thế nào, người kể chuyện đành đưa ra ba kết thúc dự đoán khác nhau để người đọc dựa vào đó mà đưa ra những phán đoán của riêng mình. Với mỗi phán đoán, người đọc có thể

hoàn chỉnh câu chuyện theo một cách riêng. Các truyện ngắn Người sót li ca rng cười của Võ Thị Hảo, Mùa hoa ci bên sông của Nguyễn Quang Thiều cũng là những truyện ngắn mà trong đó người kể chuyện cũng không biết được kết thúc của câu chuyện như vậy.

Trong chùm truyện “giả lịch sử” này, người kể chuyện còn cố tình sử dụng những chi tiết mâu thuẫn với nhau một cách khá lộ liễu. Trong Kiếm sc, có chi tiết Nguyễn Ánh sai người chém cổ Lân bằng chính thanh kiếm gia truyền – bảo bối của y – vì Lân không hoàn thành

được sứ mệnh chiêu mộ danh sĩ Bắc Hà. Trong truyện có chi tiết: “Lân không nói năng gì, vươn cổ ra chịu chém… Khi chém đầu, máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại”. Nhưng đến đoạn kết của truyện lại có thêm một chi tiết hoàn toàn khác: “Ông Quách Ngọc Minh có nói tổ phụ ông tên là Đặng Phú Lân, có vợ tên là Ngô Thị Vinh Hoa vốn là một ca nữ, Lân và Hoa trốn vua Gia Long lên Đà Bắc, giả làm người Mường. Về sau lập trại, sinh con đẻ cái ở đây”. Nếu nhìn bề ngoài thì hai chi tiết trên có vẻ hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Song, đây lại là một sự sắp xếp có dụng ý của tác giả và đoạn kết này có một vai trò khá quan trọng trong câu chuyện. Dù được viết ởđiểm mốc hiện tại (khi ông Quách Ngọc Minh cho xem gia phả), nhưng rõ ràng câu chuyện rọi lại quá khứ, và cho thấy toàn bộ những điều đã

được kểở trên, xét vềđộ tin cậy, chỉ như một giai thoại, nghĩa là nó được coi như một khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống mà thôi.

Một điều nữa góp phần tạo ra sự thiếu tin cậy ở người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là anh ta thường thay thế lời kể của mình bằng những lời đồn đại không

được kiểm chứng về nguồn gốc. Mật độ của những lời đồn đại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá dày đặc. Khi người kể chuyện dừng lời để nhường chỗ cho những lời đồn đại thì tính chất khẳng định, xác thực của lời kể trở thành mơ hồ, không xác định. Trong truyện Chy đi sông ơi, người ta đồn đại về lão trùm Thịnh khá rùng rợn: “Lão mở quán mì vằn thắn … lão dùng thịt chuột đánh bả thạch tín. Bát mì vằn thắn mang cho chó ăn chó chết. Người ăn thịt chó cũng lại chết luôn. Quán mở nửa tháng thì lão dẹp tiệm, lão chất rơm vào trong quán rồi đốt đùng đùng. Có người kể rằng khi lửa bốc cao thì ở trong quán có con chuột to bằng bắp chân người phóng thẳng ra ngoài cứ cười hềnh hệch”. Mẹ Cả, nhân vật huyền thoại trong Con gái thu thn cũng xuất hiện dưới dạng những tin đồn. Người thì bảo nàng là “con thủy thần để lại”, người thì nói sau này “ông từ đền Tía đón về nuôi”, người khác lại đồn “thím Mòng trên phố chợ đón về nuôi”, có người lại đồn “các xơ trong nhà tu kín đón về, đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Gianna Đoàn Thị Phượng”. Chỉ là lời đồn đại không có thực, vậy mà Mẹ Cả trở thành đối tượng kiếm tìm suốt cuộc đời Chương. Truyện ngắn Qua sông

cũng kết thúc bằng lời đồn mang đậm những nét hoang đường kì ảo: “Ngày ấy, năm ấy, đồn rằng có một khách qua sông trên đò một mình, chẳng có chèo, chẳng có sào gì cả, mưa bão rất

lớn mà đò vẫn cập bến. Người ta bảo rằng đó là một thiên thần qua sông. Dấu chân để lại tên sạp đò rất lớn, cô lái đò ướm chân mình vào đấy về nhà mang thai”. Trong nhiều câu truyện khác, yếu tố lời đồn cũng góp phần tham dự vào việc thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Truyện ngắn Đất quên cũng xuất hiện lời đồn đại: “Người ta đồn rằng hôm sau ông Pành leo lên đỉnh núi, bập được nhát rìu đầu tiên vào gốc cây lim thì ông kiệt sức. Ông chết vì bị vỡ

tim”. Lời đồn này kết thúc những nỗ lực của nhân vật trong hành trình chinh phục hạnh phúc. Hay ở một câu chuyện khác, lời đồn mở ra một trang mới tươi đẹp cho cuộc đời nhân vật:

“Hôm sau, ông khách rời bản Hua Tát ra đi. Người ta đồn rằng về sau Sinh rất sung sướng. Ông khách là một hoàng đế cải trang vi hành” (Nàng Sinh). Lời đồn đại cũng có khi là lời giải

đáp cho kết cục cuối cùng của số phận nhân vật: “Buổi chiều hôm ấy, xổ số đặc biệt giải bảy trăm ngàn rơi vào con số 20437, đúng vào chiếc vé xổ số mà Hạnh đã ném trả bà Thiều … Nghe nói Hạnh đã phát điên. Ông chú họ vốn đạp xích lô đã phải đưa y đi viện tâm thần…”(Huyn thoi ph phường).

Song hành với sự xuất hiện của những lời đồn đại trong câu chuyện bao giờ cũng là thái

độ nửa tin, nửa ngờ của người đọc, bởi bản thân những lời đồn vốn có sự pha trộn của hai yếu tố thật - giả. Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo đưa vào trong truyện những lời đồn đại xen giữa những lời kể, làm giảm độ tin cậy của câu chuyện nhưng lại làm cho các nhân vật, sự kiện có thể hiện lên ở nhiều góc độ. Với người đọc, chúng tạo ra một sự thú vị riêng gọi mời họ khám phá, tìm hiểu.

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)