Bất ngờ của tình huống truyện được tạo ra khi con người được thiên nhiên dạy cho những bài học làm ngườ

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 95 - 97)

Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.3.2. Bất ngờ của tình huống truyện được tạo ra khi con người được thiên nhiên dạy cho những bài học làm ngườ

cho những bài học làm người

Muối của rừng là câu truyện được xây dựng bởi một tình huống khá độc đáo. Với khẩu súng săn hai nòng mà thằng con du học ở nước ngoài gửi về, cộng với tiết trời vào xuân ấm áp, ông Diểu nảy ra ý định đi săn khỉ. Sau một hồi tiếp cận thận trọng với đàn khỉ ông đã bắn bị

thương một con khỉ đực, nó nặng “dễ đến hơn yến” thịt. Đây là con khỉ bố trong một gia đình khỉ gồm ba thành viên: Hai vợ chồng khỉ và một con khỉ con. Mục đích của chuyến đi săn đã thành hiện thực, ông Diểu chỉ còn mỗi việc nhặt lấy thành quả lao động và trở về nhà. Song chính trong lúc đó, một điều mà ông hoàn toàn không ngờ tới đã xảy ra. Sau khoảnh khắc hoảng loạn bỏ chạy, con khỉ cái đã quay trở lại – bất chấp mọi hiểm nguy để giải thoát cho con khỉ đực, nó “lén nhìn ông vừa lao đến chỗ con khỉ đực. Nó ghì lấy con khỉ đực rất nhanh và khéo, cả hai cùng lăn tròn trên đất”, “hai con khỉ vừa chạy vừa dìu lấy nhau”. Con khỉ con

xuất hiện rất kịp thời, nó thu hút sự chú ý của ông Diểu để bố mẹ nó có cơ hội trốn thoát bằng cách “túm lấy dây súng của ông kéo lê trên đất”. Việc làm ấy đã đem đến cho nó một kết cục bi thảm, nó bị lăn xuống vực. Tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ đã làm ông Diểu kinh hoàng bỏ chạy “như ma đuổi”. Bình tâm trở lại, ông tiếp tục đuổi theo con khỉđực lúc này đã kiệt sức vì vết thương nặng ở bả vai. Song, trước tất cả những gì ông vừa trải qua, vừa chứng kiến, lại soi mình vào trong ánh mắt “đờ dại”, “cầu khẩn” tuyệt vọng của nó ông Diểu bỗng thấy “đau lòng”. Như một hành động vô thức, “ông Diểu vơ lấy một nắm cỏ Lào vò nát. Ông cho vào miệng nhai kỹ. Ông đắp nắm là vào miệng vết thương con khỉ. Nắm lá sẽ có tác dụng cầm máu cho nó”. Khi tránh nhìn vào đôi mắt “ươn ướt” như biết ơn của con khỉ chính là lúc ông đang

đối diện với chính mình, hẳn một nỗi ân hận lớn lao đang choán ngợp hồn ông. Đó không chỉ là sự “mủi lòng” của tuổi già mà chính là cảm giác hối hận trào dâng sau khi ông vừa phạm phải một tội ác. Hành động cởi chiếc quần lót để băng vết thương cho con khỉ và quyết định cuối cùng: thả con khỉđực về rừng với lời tuyên bố: “Thôi tao phóng sinh cho mày” chính là một sự

chuộc lỗi của ông Diểu. Từ một kẻ tàn phá thiên nhiên, ông Diểu đã được chính thiên nhiên dạy cho bài học làm người. Trở về sau chuyến đi săn, khẩu súng đã mất, trang phục chẳng còn, ông cứ mình trần thân trụi mà đi giữa thiên nhiên, giữa trời đất. Song, điều quan trọng là ông đã

được giải phóng ra khỏi những xấu xa, tội lỗi, và thật ngạc nhiên ông đã gặp hoa tử huyền –

“loài hoa cứ ba chục năm mới nở một lần …là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”. Từ tình huống truyện này, tác giả Nguyễn Huy Thiệp đã gửi gắm cho người đọc một thông điệp: Con người không nên vì những ý thích nhất thời của bản thân mà hủy hoại thiên nhiên.

Tình huống bất ngờ trong truyện Nguyễn Huy Thiệp khá phong phú, đa dạng. Truyện Sói tr thù cũng có một tình huống rất đáng chú ý, ở đó con người phải trả một giá quá đắt khi nhận được một bài học lớn từ thiên nhiên. Vốn là một thợ săn tài giỏi, lại “không biết sợ là gì”, ông Nhân đã thẳng tay với tất cả muông thú. Chính tay ông đã bắn chết một con sói mẹ khi nó

đang tìm mọi cách bảo vệ đàn con nhỏ. Thằng San đã đem con sói con “đẹp nhất trong đàn” về

nhà nuôi. Ngày ông Nhân làm lễ cúng ma cho thằng San tròn mười ba tuổi – một tình huống bi thảm đã xảy ra. Do vô ý, thằng San bị ngã đập miệng vào cái dây sắt buộc cổ con chó sói, và thật không may “vết máu đỏ từ miệng thằng San thức tỉnh từ trong tiềm thức mơ hồ của con dã thú một điều gì đấy. Nó chồm lên, nhe hàm răng nhọn và trắng nhởn tớp vào giữa cổ thằng San”. Nhìn thằng con trai duy nhất nằm chết trên vũng máu, ông San đau đớn đến tột cùng.

“Nước mắt ròng ròng” ông Nhân cầm rìu tiến về phía con sói. Mọi người mong chờ ông trút nỗi căm hờn bằng hàng trăm hàng ngàn nhát rìu bổ xuống đầu con vật – song, thật bất ngờ:

“ông Nhân vung rìu lên và cứ liên hồi chém vào sợi dây xích sắt. Lưỡi rìu quằn lại, các sợi xích

đứt tung. Con sói tru lên một tiếng rồi phóng chạy về phía rừng”. Hành động của ông Nhân khiến mọi người đứng quanh ông “sững sờ”, có lẽ họ không hiểu nổi vì sao ông Nhân lại tha chết cho con sói đáng chết như vậy. Có thể mọi người không hiểu nhưng ông Nhân thì rất hiểu. Cái chết tức tưởi và đau đớn của thằng con trai “đẹp như tiên đồng” đã thức tỉnh trong ông những điều rất sâu xa. Trong quá khứ, ông đã từng tàn phá, hủy hoại thiên nhiên, giờđây thiên nhiên trừng phạt lại ông như một sự báo ứng. Không muốn nhúng tay thêm vào tội ác, ông Nhân đã trả con sói trở về với rừng. Bài học đích đáng mà thiên nhiên dành cho ông Nhân cũng là bài học dành cho tất cả mọi người, những ai vẫn còn đang rắp tâm hủy hoại và tàn phá thiên nhiên.

Qua một số truyện ngắn tiêu biểu trên chúng ta có thể khẳng định rằng: Nguyễn Huy Thiệp luôn tạo ra trong tác phẩm của mình những tình huống hết sức độc đáo. Đây cũng là một trong những phương diện tạo nên sức hấp dẫn cho những thiên truyện của ông.

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)