1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học về nghề báo, nhà báo đề tài luận về sự hiểu biết của mình về nghề báo, nhà báo

11 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 28,01 KB

Nội dung

Lời mở đầu: Trong thời đại hiện đại hóa ngày nay, xã hội càng ngày càng phát triển, tốc độ phát triển của xã hội càng cao thì con người càng có nhu cầu tiếp nhận thông tin nhanh chóng để kịp thời nắm bắt và xử lí thông tin một cách có hiệu quả nhất. Có rất nhiều cách thức,phương tiện truyền thông đại chúng giúp con người đáp ứng được những đòi hỏi nhu cầu trên như ti vi, đài báo,…và không thể không kể đến Báo chí Báo chí là một lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động báo chí cũng là một lĩnh vực của hoạt động thực tiễn. Xã hội càng phát triển vai trò của báo chí càng lớn, yêu cầu đối với báo chí càng cao, do vậy, làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên về đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp. Khi chúng ta cầm trong tay một tờ báo hay một cuốn tạp chí, đọc những bài viết đặc sắc, chúng ta luôn tự hỏi ai là người biên tập và viết nên tác phẩm hay bản tin này. Họ chính là những người mà ta đặt cho một danh từ chung là ” Nhà báo”. Nhưng đã bao giờ chúng ta ngồi lại và suy nghĩ “ Nhà báo “ là gì? Và người ta quan niệm như thế nào là” Nhà báo”? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ở các mặt và các khía cạnh khác nhau trong xã hội:

Trang 1

Tiểu luận: Đề tài luận về sự hiểu biết của mình về nghề báo, nhà báo

Lời mở đầu:

Trong thời đại hiện đại hóa ngày nay, xã hội càng ngày càng phát triển, tốc độ phát triển của xã hội càng cao thì con người càng có nhu cầu tiếp nhận thông tin nhanh chóng để kịp thời nắm bắt và xử lí thông tin một cách có hiệu quả nhất Có rất nhiều cách thức,phương tiện truyền thông đại chúng giúp con người đáp ứng được những đòi hỏi nhu cầu trên như ti vi, đài báo,…và không thể không kể đến Báo chí - Báo chí là một lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động báo chí cũng là một lĩnh vực của hoạt động thực tiễn Xã hội càng phát triển vai trò của báo chí càng lớn, yêu cầu đối với báo chí càng cao, do vậy, làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên về đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp

Khi chúng ta cầm trong tay một tờ báo hay một cuốn tạp chí, đọc những bài viết đặc sắc, chúng ta luôn tự hỏi ai là người biên tập và viết nên tác phẩm hay bản tin này Họ chính là những người mà ta đặt cho một danh từ chung là ” Nhà báo” Nhưng đã bao giờ chúng ta ngồi lại và suy nghĩ “ Nhà báo “ là gì? Và người ta quan niệm như thế nào là” Nhà báo”?

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ở các mặt và các khía cạnh khác nhau trong xã hội:

Trang 2

Phần I : Một số quan niệm, hiểu biết về nghề báo, nhà báo

1 Quan niệm:

Nhà báo - là người làm việc ở một cơ quan báo chí cụ thể, đảm trách một chức danh cụ thể trong cơ quan báo chí, coi báo chí là nghề nghiệp, là sự nghiệp của cả đời mình Nhưng nghề báo lại tác động thường xuyên và mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, đạo đức của con người, của xã hội

Trước đây, người ta cho rằng nhà báo là người hay chuyện, hay mách lẻo, hay xoi mói, hóng hớt,là người không giữ kín chuyện Những năm 50, 60 ở miền Nam người ta còn gắn cho nhà báo với “ thằng mõ”- người chuyên đưa tin hằng ngày cho dân chúng

Trong một tờ báo Bắc Ninh có một bài viết:

“ Đạo đức và phong cách làm báo của chủ tịch Hồ Chí Minh có viết rằng: Ở Bác Hồ dù là chủ bút, tác giả của báo chí hay cương vị chủ tịch Đảng chủ tịch nước, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan niệm “ Nhà báo trước hết là người cán bộ cách mạng, phải suốt đời đấu tranh vì sự nghiệp của Đảng quan vinh, dân tộc anh hùng và tận tụy phục vụ nhân dân Do vậy, cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng, cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”

Còn trong thư viện trực tuyến Việt Nam “ Nhà báo” theo nghĩa rộng là tất cả những người làm việc trong các cơ quan báo chí Luận văn- Đề án- Tiểu luận báo chí, phát thanh, tuyên truyền… Theo nghĩa hẹp là những người sống bằng nghề viết báo, những người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm báo chí: Tin, bài, ảnh cho các cơ quan thông tấn báo chí

Mặt khác, trong Wikipedia Tiếng việt lại định nghĩa ; “ Nhà báo” hay còn gọi là kí giả, là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: Phóng viên, Biên tập viên, thư kí tòa soạn, Tổng biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ Báo chí…

Trang 3

Như vậy, cùng là “ Nhà báo” nhưng lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau Nhưng dù hiểu theo cách nào thì nó cũng đều khái quát lên một ý nghĩa :

Đó là kí giả, người sống bằng nghề viết sáng tạo nên tác phẩm trên cơ sở các sự kiện đời sống, tin tức diễn ra hằng ngày trong xã hội mang lại cho mọi người sự hiểu biết tường tận về những gì đang diễn ra xung quanh mình, giúp họ nắm bắt thông tin cụ thể, kịp thời và chính xác nhất Đó cũng chính là điều đặc biệt để ta

có thể phân biệt được nhà báo với nhà văn, nhà giáo hay một nhà khoa học khác

2 Vị trí vai trò của nhà báo trong cơ quan báo chí và hoạt động báo chí

Nói đến vai trò xã hội đặc biệt của báo chí, cũng có nghĩa là nói đến vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nhà báo- với tư cách là chủ thể trực tiếp của hoạt động báo chí Muốn có một nền báo chí mạnh , đủ sức góp phần cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất thiết phải xây dựng một đội ngũ nhà báo giỏi về chuyên môn, vững vàng về chính trị và trong sáng về đạo đức, nhiệt thành với nghề nghiệp Để có thể trở thành nhà báo chuyên nghiệp, nhà báo cần thiết phải tích lũy nhiều loại tri thức, kinh nghiệm

Vị trí của nhà báo ngày càng quan trọng hơn trong cơ quan và hoạt động báo chí khi ngày nay báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đang

là hiện tượng đặc biệt phổ biến, hàng ngày hàng giờ tác động sâu xắc, toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống Không còn nghi ngờ gì nữa vì người ta khẳng định rằng, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đã và đang là yếu

tố động lực quan trọng không thể thiếu được trong xã hội hiện đại, trong cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc Do đó, nhà báo phải nắm vững quy luật khách quan của cuộc sống, cập nhật thông tin một cách chân thực sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống như Chính trị - tư tưởng, văn hóa, xã hội và kinh tế

Trang 4

Một cơ quan báo chí phát triển bền vững khi có đội ngũ nhà báo lành nghề và dồi dào kinh nghiệm Trong đó kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng cấu thành các phẩm chất quan trong của nhà báo chuyên nghiệp Một nhà máy, công

ty, hay xí nghiệp bao giờ cũng tuyển chọn những nhân viên có tài năng và trình

độ đó là quy luật tất yếu của cuộc sống Cơ quan báo chí cũng vậy, muốn đứng vững và được công chúng đón nhận thì nhân viên của họ phải thực sự tài năng Mỗi cơ quan báo chí khi đặt câu hỏi: Làm thế nào để được công chúng đón nhận sản phẩm của mình, thì họ luôn phải kèm theo câu trả lời: Phải có đội ngũ nhà báo giàu năng lực, nhà báo duy trì sự bền vững của cơ quan báo chí là người quyết định những thăng trầm của cơ quan đấy Nếu nội dung của báo không chân thực, bạn đọc có ý kiến phản hồi thì tên tuổi của nhà báo đặc biệt là mức

độ tin tưởng đối với cơ quan báo chí sẽ bị suy giảm rõ rệt Vì vậy nhà báo cần phải nhìn nhận thông tin một cách xác thực, đa chiều, sâu xắc để phản ánh đúng với bản chất của nó làm nổi bật tinh thần của một cơ quan báo chí trước công chúng

Trong cơ quan báo chí cũng như trong hoạt động báo chí , nhà báo như một viên tướng điều khiển mọi hướng đi Ở mỗi nước, báo chí phát triển bằng những con đường riêng của mình mà trong đó người ta không chỉ tính đến nền văn minh nhân loại và đặc biệt là những đặc điểm riêng của dân tộc mình Để lớn lên dần dần, các nước phải trải qua một chặng đường đầy gian khổ của nghiệp vụ nhà báo Đặc điểm của giai đoạn phát triển báo chí hiện nay trên thế giới là nó càng ngày càng vượt ra khỏi ranh giới của dân tộc, Những hình thù khác nhau của sự hợp tác nghề nghiệp như thế có sứ mệnh trước hết là làm giàu cho trường phái báo chí dân tộc, giúp cho việc khẳng định các nguyên tắc và chuẩn mực được mọi người thừa nhận trong thực tế công việc hằng ngày của chúng Thế nên một yêu cầu nữa được đặt ra trong nhà báo, dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên ứng dụng tiêu chuẩn của những người khác một cách thiếu suy xét theo khẩu hiệu “ của người ta tốt hơn mình”

Trang 5

Trong hoạt động báo chí, nhà báo luôn thể hiện tính độc lập cao, phải có

sự lựa chọn nào đó và đây là chính là bước đi của anh ta trong công cuộc tìm kiếm lập trường của mình ở trong công việc cũng như trong cuộc sống Tính độc lập chính là nhận biết, phân biệt nhà báo với chính bản thân anh với các nhà báo khác Nhưng “ độc lập” không phải là “ đối lập” Là nhà báo thì anh cần phải suy nghĩ về độc lập với ai? Độc lập với những nguyên tắc thuộc về hệ tư tưởng cũng như các nguyên tắc khác, hay độc lập với nhưng quan điểm chính trị cũng như Đảng của chính bản thân anh ta

Càng ngẫm ta càng thấy được vai trò hết sức to lớn của nhà báo trong hoạt động báo chí Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có những lời tâm sự hết sức chân thành:” Phần lớn các nhà báo không chọn báo chí như một nghề để kiếm sống, tôi tin báo chí đang và sẽ được nhìn nhận đúng như vai trò mà xã hội luôn chờ đợi ở mình, hành xử có trách nhiệm hơn với đất nước với dân tộc” Không thể có một xã hội phát triển lành mạnh theo đúng như chuẩn mực văn minh nếu trong xã hội đó thiếu sự công khai minh bạch, Ví dụ như vụ việc được báo chí đề tới : Hàm lượng chất 3-MCPD trong một số loại nước tương vượt quá giới hạn cho phép đã được phát hiện từ trước Thế nhưng từ các cơ quan chức năng cho đến các nhà sản xuất vẫn để các loại nước tương đó lưu hành cho đến khi kết quả kiểm nghiệm được thông tin trên mạng

3 Mô hình nhân cách nghề nghiệp của nhà báo

Có 2 cách tiếp cận về mô hình nhân cách nghề nghiệp của nhà báo:

Cách thứ nhất là nêu ra 4 nhóm phẩm chất nghề nghiệp cơ bản của nhà báo

- Nhóm phẩm chất chính trị, bao gồm tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm chính trị, lý tưởng và bản lĩnh chính trị, nhạy bén, linh cảm chính trị

- Nhóm tri thức tổng hợp, nền tảng tri thức bách khoa, kiến thức ngành, kiến thức lĩnh vực đề tài mà anh ta chuyên tâm theo dõi

Trang 6

- Nhóm Phẩm chất nghề nghiệp, bắt đầu từ việc nhận thức tự giác về đối tượng công chúng được phục vụ và lí tưởng hành nghề

- Nhóm trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu nghề Với cách tiếp nhận thứ hai thì không có sự khác biệt đáng kể so với cách tiếp cận thứ nhất, ngoại trừ việc phân chia và miêu tả chi tiết hơn các phẩm chất cần có trong mô hình được nêu ra

- Năng khiếu

- Tư chất cá nhân

- Năng lực

- Lập trường xã hội

- Kiến thức kinh nghiệm

- Kỹ năng tác nghiệp

- Đạo đức nghề nghiệp

- Trách nhiệm xã hội

4 Nhiệm vụ của báo chí

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “ Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung” Người khẳng định: Người làm báo phải dùng cây bút, trang giấy làm vũ khi sắc bén chiến đấu cho mục đích vẻ vang chứ không phải để” lưu danh thiên cổ” tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững vàng Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những công việc khác mới đúng được

Ở chương III, Luật báo chí cũng quy định nhiệm vụ của báo chí trong 5 điều sơ lược sau:

Trang 7

Thứ nhất, thông tin trung thực về mọi mặt và tình hình đất nước và thế giới

Thứ hai, Tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách chủ trương của Đảng pháp luật của nhà nước, thành tựu văn hóa, khoa học kĩ thuật trong nước

và thế giới theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa , tăng cường đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Thứ ba, Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân

Thứ tư, Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực của xã hội

Cuối cùng, Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau của các nước và dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Trong một cuốn sách giáo khoa còn dẫn ra những suy nghĩ của một nhà báo Mỹ nhiều trải nghiệm và khá nổi tiếng bởi sự khách quan của mình: “ Trách nhiệm lớn nhất của chúng ta là trách nhiệm trước độc giả Chúng ta cần quan tâm làm sao để họ có thể nhận ra được thông tin khách quan, Vì vậy chúng ta không thể nói rằng chúng ta đang tiến hành một trò chơi trung thực cùng họ, nếu như chúng ta cho phép một số cá nhân hoặc nhóm người quy định luật chơi

và can thiệp vào việc truyền bá thông tin này cũng như che đậy thông tin khác”

Như vâỵ, trách nhiệm của các nhà báo cũng hết sức to lớn Do đó nhà báo cần phải làm tròn nghĩa vụ và bổn phận của mình để thể hiện vai trò vị trí của nhà báo trong cơ quan cũng như trong các hoạt động báo chí

Trang 8

5 Tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà báo

Nhà báo chuyên nghiệp có tổ chức xã hội nghề nghiệp của mình Ở các nước khác nhau thì tên gọi của tổ chức xã hội như vậy cũng khác nhau: Hội Nhà báo; Liên đoàn các nhà báo; Hiệp hội các nhà báo

6 Ở Việt Nam - Hội Nhà báo Việt Nam

7 Hội Nhà báo Việt Nam có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương Các cấp tổ chức gồm:

8 - Hội nhà báo các tỉnh, thành phố; Các Liên Chi hội Nhà báo; Các Chi hội Nhà báo trực thuộc Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

9 - Liên Chi hội Nhà báo; Các Chi hội Nhà báo trực thuộc Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố

10 - Các Chi hội nhà báo là tổ chức cơ sở của Hội Nhà báo Việt Nam - nơi sinh hoạt trực tiếp của các nhà báo

Trang 9

Phần II : Con đường, cách thức để trở thành nhà báo

Con đường để trở thành một nhà báo giỏi thực sự không dễ dàng nhưng không hẳn là không thể đối với những con người luôn biết nỗ lực phấn đấu hết mình trong công việc,chúng ta cần rèn luyện những kĩ năng, phẩm chất đạo đức cần có của một nhà báo như:

1.1 Phẩm chất tâm lí

Phải trung thực khách quan đối với các thông tin, sự kiện, thẳng thắn phơi bày ra ánh sáng những điều còn chưa được làm rõ, hay phải chê, khen đúng đối tượng, con người, sự việc không lấy tình cảm cá nhân xen vào công việc

Sáng tạo, tò mò, năng động và nhạy bén: Một nhà báo giỏi là phải nhạy bén với thông tin, thâm nhập môi trường một cách nhanh chóng để tìm tòi thỏa mãn được tính tò mò khi gặp một vấn đề nóng hỏi đang cần sự quan tâm, ngoài

ra cần phải có sự sáng tạo để tránh sự nhàm chán và khác biệt so với các nhà báo khác

Hài hòa các mối quan hệ: Để nắm bắt thu thập được những thông tin quý giá, kịp thời và nhanh chóng nhất thì nhà báo phải có một mối quan hệ tương đối với các đối tượng liên quan vì vậy trong quá trình làm việc, nhà báo cũng cần phải có sự hài hòa giữa các mỗi quan hệ vì đó là một nguồn thông tin quý giá và chân thực nhất khi xâm nhập xã hội

1.2 Phẩm chất trí tuệ

Nghiệp vụ báo chí Luận văn- Đề án- Tiểu luận báo chí

Tri thức và vốn sống: Trong bối cảnh xã hội hiện nay, để phản ánh rõ được bản chất của sự việc thì các nhà báo cần phải có kiến thức, có vốn sống hiểu biết thực tiễn và có phương pháp khoa học

Trang 10

Năng khiếu báo chí: Để có một bản lĩnh vững vàng trong nghề báo, đòi hỏi nhà báo không chỉ có sự nỗ lực, đam mê hết mình đối với công việc mà cần phải có năng khiếu, nó chính là cái thúc đẩy sự nỗ lực và lòng đam mê nhiệt huyết đối với công việc nghề báo chứ không phải chỉ cần sự đam mê, nỗ lực là đủ

1.3 Phẩm chất ý chí

Phẩm chất chính trị: Làm báo là một nghề, nhưng là một nghề đặc biệt mang tính chất hoạt động chính trị xã hội, mỗi tác phẩm báo chí đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hướng dẫn dư luận xã hội, định hướng tư tưởng và hành

vi con người Vì thế Đảng và nhà nước ta thường xuyên quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng

Lòng dũng cảm : Cuộc sống khó khăn, không phải là cái cớ để nhà báo

tự dối mình,buộc phải viết những điều mà mình không tin, mỗi nhà báo cần phải

có một tinh thần bền bỉ, dám nghĩ dám viết miễn là đúng với sự thật Trung thực, dũng cảm để nhận biết tình hình một cách khách quan, chân thật, dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng vào 2 mặt thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, phân biệt giữa cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái gì cần ủng

hộ, cái gì cần phản đối

Lòng yêu nghề: Trong mỗi ngành nghề khác nhau trong xã hội, con người muốn hoàn thành thành công việc,ngành nghề mình tham gia thì ngoài những phẩm chất như nỗ lực, sáng tạo,kiên trì bền bỉ thì quan trọng hơn là cần phải có một lòng yêu nghề, sự đam mê nhiệt huyết với công việc Nếu không đam mê yêu nghề thì cho dù người đấy thực sự có tài năng đến đâu thì những tác phẩm báo chí họ làm ta đều không thể mang được cái hay cái đúng mà mỗi tờ báo mang lại cho người đọc

Ngày đăng: 27/08/2016, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w