1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế TRANH CHẤP QUẦN đảo HOÀNG SA, TRƯỜNG SA GIỮA

19 2,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 794 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Hiện nay, Biển Đông là một trong những khu vực hội tụ nhiều mâu thuẫn căng thẳng về kinh tế, chính trị, thu hút sự quan tâm không chỉ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà của hầu hết các nước lớn trên thế giới. Đây là một khu vực có vị trí rất quan trọng cả về tài nguyên biển và đường hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nơi có nguy cơ xảy ra xung đột, có thể coi là một “điểm nóng” tiềm tàng về an ninh và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông đã bắt đầu diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới II giữa nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines… ,điển hình là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó đến nay, vấn đề này vẫn không ngừng làm leo thang mâu thuẫn trong quan hệ giữa các quốc gia, có nguy cơ gây chiến tranh và trở thành vấn đề chính trị của toàn thế giới. Đề cập đến vấn đề này, các nhà báo, nhà nghiên cứu chính trị khắp nơi trên thế giới đã tốn không biết bao nhiêu công sức, giấy mực nhưng vẫn chưa tìm ra được giải pháp nào có thể giải quyết triệt để, xóa bỏ được mâu thuẫn đang ngày càng lớn này. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam một quốc gia trong cuộc đã tuyên bố lãnh thổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cần phải có một cái nhìn rõ ràng và những nước đi đúng đắn cho chính mình. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam chúng ta cần phải nắm bắt được tình hình hiện tại, hiểu chính xác bản chất vấn đề, tránh các luận điệu xuyên tạc, từ đó gấp rút tìm ra phương pháp xóa bỏ những căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực, bảo toàn được lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước hội nhập và phát triển.

Trang 1

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA GIỮA

TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

TIỂU LUẬN MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội, Ngày 23 - 5 - 2015

Trang 2

MỞ ĐẦU

Hiện nay, Biển Đông là một trong những khu vực hội tụ nhiều mâu thuẫn căng thẳng về kinh tế, chính trị, thu hút sự quan tâm không chỉ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà của hầu hết các nước lớn trên thế giới Đây là một khu vực có vị trí rất quan trọng cả về tài nguyên biển và đường hàng hải quốc tế Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nơi có nguy cơ xảy ra xung đột, có thể coi là một “điểm nóng” tiềm tàng về an ninh và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương Các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông đã bắt đầu diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới II giữa nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines… ,điển hình là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Từ đó đến nay, vấn đề này vẫn không ngừng làm leo thang mâu thuẫn trong quan hệ giữa các quốc gia, có nguy cơ gây chiến tranh

và trở thành vấn đề chính trị của toàn thế giới Đề cập đến vấn đề này, các nhà báo, nhà nghiên cứu chính trị khắp nơi trên thế giới đã tốn không biết bao nhiêu công sức, giấy mực nhưng vẫn chưa tìm ra được giải pháp nào có thể giải quyết triệt để, xóa bỏ được mâu thuẫn đang ngày càng lớn này Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam- một quốc gia trong cuộc đã tuyên bố lãnh thổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cần phải có một cái nhìn rõ ràng và những nước đi đúng đắn cho chính mình Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam chúng ta cần phải nắm bắt được tình hình hiện tại, hiểu chính xác bản chất vấn đề, tránh các luận điệu xuyên tạc, từ đó gấp rút tìm ra phương pháp xóa

bỏ những căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực, bảo toàn được lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước hội nhập và phát triển

Trang 3

CHƯƠNG 1: TRUNG QUỐC VÀ BIỂN ĐÔNG 1.1, Trung Quốc:

a, Địa lý:

Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km², có diện tích gấp 29 lần Việt Nam Từ Bắc sang Nam có chiều dài là 4000 km, từ Tây sang Đông là 5000 km, có đường biên giới với 14 quốc gia và lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông

Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan,

Myanma, Lào và Việt

Nam Cao và hiểm trở,

60% diện tích là núi

cao trên 1000 m Địa

hình cao về phía Tây

và thấp dần về phía

Đông

Địa lý Trung Quốc kéo

dài khoảng 5.026 km

ngang qua theo khối

lục địa Đông Á giáp

với biển Đông Trung

Hoa, vịnh Triều Tiên,

Hoàng Hải, và biển

Đông, giữa Bắc Triều

Tiên và Việt Nam trong

một hình dạng thay đổi của các đồng bằng rộng lớn, các sa mạc mênh mông

và các dãy núi cao chót vót, bao gồm các khu vực rộng lớn đất không thể ở được Nửa phía Đông của quốc gia này là các vùng duyên hải rìa các đảo là một vùng bình nguyên phì nhiêu, đồi và núi, các sa mạc và các thảo nguyên

và các khu vực cận nhiệt đới Nửa phía Tây của Trung Quốc là một vùng các lưu vực chìm trong các cao nguyên, các khối núi, bao gồm phần cao nguyên cao nhất trên trái đất

b, Chính trị:

Từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc giảm sút nhiều do tác động của sức mạnh phương Tây cũng như

Bản đồ Trung Quốc

Trang 4

sức mạnh khu vực của Nhật Bản Cuối thế kỷ 19 nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới, nhượng địa, thuộc địa và phần lớn nước này bị Nhật xâm chiếm vào Thế chiến thứ hai và người Nhật đã tách lãnh thổ Mãn châu ra khỏi Trung quốc, dựng nên chính phủ Mãn Châu Quốc Năm 1912, chế độ quân chủ tại Trung Quốc chấm dứt và Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) ra đời dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên; tuy nhiên Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ của THDQ đã hỗn loạn vì kiểu lãnh đạo quân phiệt, Chiến tranh Trung-Nhật lần II và nội chiến giữa Quốc Dân Đảng

và Cộng Sản Đảng

Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông sau khi giành chiến thắng đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào năm 1949, buộc chính phủ Trung Hoa Dân Quốc rút ra đảo Đài Loan, nơi mà họ tiếp tục được khối phương Tây và Liên Hiệp Quốc công nhận là chính quyền hợp pháp của toàn Trung Quốc mãi tới thập niên 1970, sau đó hầu hết các nước và Liên Hiệp Quốc chuyển sang công nhận CHNDTH CHNDTH và THDQ (từ năm 1949 đến nay) không công nhận ngoại giao lẫn nhau, vì hai bên đều tự cho là chính quyền kế tục hợp pháp của THDQ (thời Tôn Trung Sơn) bao gồm cả Đại lục và Đài Loan, CHNDTH liên tục phản đối những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan Những tranh cãi chủ yếu xoay quanh bản chất và giới hạn của khái niệm "Trung Quốc", khả năng tái thống nhất Trung Quốc và vị thế chính trị Đài Loan

1.2, Biển Đông và tình hình tranh chấp chủ quyền:

a, Biển Đông:

Biển Đông là một biển nửa kín

và là một trong những khu vực

chiến lược quan trọng bậc nhất

trên thế giới Vùng biển này trải

rộng từ khoảng vĩ tuyến 30 Nam

tới vĩ tuyến 230 Bắc và được bờ

biển của các nước Trung Quốc

(bao gồm cả đảo Đài Loan), Việt

Nam, Campuchia, Thái lan,

Malaysia, Singapore, Indonesia,

Brunei, Philippines bao bọc xung

quanh Với diện tích bề mặt

Trang 5

khoảng 1.148.500 hải lý vuông (tương đương 3.939.245 km2), biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới Khu vực biển Đông bao gồm những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất của thế giới, nối khu vực Đông Bắc

Á và Tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Trung Đông.Trên bản đồ giao thông vận tải thế giới, hầu hết các tuyến hàng không và hàng hải Quốc tế đều đi qua Biển Đông Trung bình một năm có khoảng hơn 41.000 lượt tàu biển qua lại khu vực này Các tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca (nằm ở cuối phía Tây Nam của biển Đông) nhiều gấp ba lần so với lượng tàu chở dầu đi qua kênh đào Suê, và nhiều gấp năm lần so với lượng tàu qua kênh đào Panama, hơn 80% lượng dầu khí nhập khẩu của Nhật từ Trung Đông, Brunei, Malaysia, Indonesia phải đi ngang vùng biển này Vùng biển này còn là khu vực cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho các đội tàu đánh cá của Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore và Thái Lan Ngoài việc đây là con đường hàng hải quan trọng thì Biển Đông cũng là một khu vực giàu tài nguyên gồm cả nguồn hải sản và tiềm năng dầu khí Các chuyên gia Trung Quốc ước tính là khu vực này chứa khoảng 225 tỷ barrels dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên Với công nghệ khai thác dầu khí như hiện nay, với những tiềm năng rất lớn về dầu khí trên các thềm lục địa và các khu vực biển khác thì biển Đông sẽ thực sự là một khu vực chiến lược quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trong khu vực và đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, một quốc gia đầy tham vọng muốn gây ảnh hưởng đến toàn thế giới

b, Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông:

Có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải trên vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó Bởi Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 hải lí (370,6 km) từ lãnh hải của họ, tất cả các nước quanh vùng biển có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền với những phần rộng lớn của nó Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển Những báo cáo gần đây cho thấy CHND Trung Hoa đang phát triển một nhóm tàu sân bay để bảo vệ những đường vận chuyển nhiên liệu ở Biển Đông Những vùng có nguy cơ tranh chấp gồm:

-Indonesia và CHNDTH về vùng biển phía đông bắc quần đảo Natuna

-Philippines và CHNDTH về những khu khai thác khí gas Malampaya và Camago

-Philippines và CHNDTH về bãi cát ngầm Scarborough

Trang 6

-Việt Nam và CHNDTH về vùng biển phía tây Quần đảo Trường Sa

-Một số hay toàn bộ quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp bởi Việt Nam, CHND Trung Hoa, THDQ (Đài Loan), Philippines, và một số nước khác -Quần đảo Hoàng Sa đang bị tranh chấp bởi Việt Nam và CHNDTH; CHND Trung Hoa quản lý một phần quần đảo từ năm 1956 và toàn bộ quần đảo từ năm 1974 đến nay

-Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam về những vùng ở Vịnh Thái Lan

-Singapore và Malaysia dọc theo Eo biển Johore và Eo biển Singapore

Cả Trung Hoa và Việt Nam đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm được 6 đảo năm 1974

và 18 binh sĩ đã thiệt mạng Quần đảo Trường Sa là nơi đã xảy ra xung đột hải quân khiến hơn bảy mươi lính thủy Việt Nam đã bị giết hại ở phía nam đá Gạc Ma vào tháng 3 năm 1988 Các nước tranh chấp thường xuyên thông báo

về các vụ va chạm giữa các tàu hải quân

ASEAN nói chung, và Trung Quốc nói riêng luôn muốn đảm bảo rằng những tranh chấp bên trong Biển Đông sẽ không leo thang trở thành xung đột quân

sự Vì vậy, các cơ cấu phát triển chung (Joint Development Authorities) đã được lập ra tại các vùng tranh chấp chồng lấn để cùng phát triển vùng và phân chia quyền lợi công bằng tuy nhiên không giải quyết vấn đề chủ quyền của vùng đó Điều này đã trở thành sự thực, đặc biệt là ở Vịnh Thái Lan Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không ngại dùng vũ lực để chiếm đoạt quần đảo Trường Sa

Trang 7

CHƯƠNG 2: TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA GIỮA TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

2.1, Các tranh chấp:

Trung Quốc từ lâu đã có ý định phát triển thành một cường quốc biển,

từ đó có thể thống trị thế giới Và trong ý đồ đó, biển Đông có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng Hiện nay, ngoài quần đảo Hoàng Sa đang là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), thì quần đảo Trường Sa cùng là đối tượng tranh chấp của Brunei, Trung quốc (bao gồm cả Đài Loan), Malaysia, Philippines và Việt Nam Các tranh chấp này bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố kinh tế, luật pháp, ngoại giao chiến lược và các lợi ích địa - chính trị khác nhau cùng đan xen Quan điểm của Trung Quốc cho rằng Biển Đông là biển đặc quyền của Trung Quốc và họ yêu sách chủ quyền đối với gần 80% Biển Đông thông qua ‘đường lưỡi bò’(*) Xem phụ lục

a, Tranh chấp Hoàng Sa:

Hoàng Sa nằm giữa một khu

vực có tiềm năng cao về hải sản

và trữ lượng dầu mỏ nhưng

không có dân bản địa sinh sống

Vào năm 1932, chính quyền

Pháp ở Đông Dương chiếm giữ

quần đảo này và Việt Nam tiếp

tục nắm giữ chủ quyền cho đến

năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm

và Linh Côn do Trung Quốc

chiếm giữ từ năm 1956) Trung

Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng

Sa từ năm 1974 sau khi dùng

hải quân, lính thủy đánh bộ và

không quân tấn công căn cứ

quân sự của Việt Nam Cộng

Hoà ở nhóm đảo phía tây trong

Hải chiến Hoàng Sa 1974 Đài

Loan và Việt Nam cũng đang

tuyên bố chủ quyền đối với

quần đảo này

Tranh chấp trên biển Đông

Trang 8

Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong đó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam Ngoài ra cũng có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, chứng cứ đó chính là sắc chỉ của triều đình nhà Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm

Ất Mùi, 1835)

Vào tháng 7/2012 ,báo chí Việt Nam đưa ra bằng chứng về chủ quyền của

Việt Nam đối với các quần đảo

ở Biển Đông đó là tấm bản đồ

của Nhà Thanh xuất bản năm

1904 trong đó điểm cực nam của Trung Hoa chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam mà không hề có Tây sa hay Nam sa mà Trung Quốc đang cố gắng chiếm giữ Tuy nhiên bên phía Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền bằng cách đưa ra các thông tin về một quần đảo ngoài khơi biển Nam Hải theo nhiều tài liệu xuất hiện từ rất sớm như Nguyên sử hay Trịnh Hòa hàng hải đồ, nhưng vẫn không có bằng chứng về việc xác nhận chủ quyền của họ trên quần đảo này vào thời điểm này Trong bản đồ thời Trịnh Hòa phía Trung Quốc đưa ra nhằm chứng minh cho chủ quyền của Trung Quốc, họ cho rằng địa danh Vạn

Lý Thạch Đường là quần đảo Hoàng Sa ngày nay, điều này đã được nhiều tài liệu của Việt Nam phản bác lại, trong bản đồ này không hề tồn tại cái tên Tây

Sa Quần Đảo

b, Tranh chấp Trường Sa:

Tranh chấp trong vùng quần đảo Trường Sa và các vùng gần đó không chỉ là tranh chấp chủ quyền đối với các đảo/đá mà còn là tranh chấp tài nguyên thiên nhiên như dầu khí và hải sản Đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa các nước về những tàu đánh cá nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và báo chí cũng thường đưa tin về những vụ bắt giữ ngư dân Nhiều nước tuyên bố chủ quyền cũng chưa cấp phép khai thác tài nguyên tại vùng biển thuộc quần đảo vì lo ngại hậu quả là một cuộc xung đột ngay lập tức

Trang 9

Từ năm 1956, Đài Loan đã chiếm giữ đảo Ba Bình đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa Trung Quốc tỏ thái độ hỗ trợ Đài Loan trong cuộc tranh chấp này Các thành viên sáng lập ASEAN có liên quan đến tranh chấp này chủ yếu đưa ra yêu sách dựa trên thuyết kéo dài thềm lục địa hơn là các yêu sách

về chủ quyền dựa trên các bằng chứng lịch sử Với sự lớn mạnh và bộc lộ những tham vọng chi phối khu vực này của Hải quân Trung Quốc, đã đặt khối ASEAN trước những thử thách to lớn Tuy nhiên, ngoại trừ Philippines và Việt Nam, các nước ASEAN khác đều chưa cảm thấy sự đe dọa trực tiếp từ các hành động của Trung Quốc đến an ninh của nước mình Dường như các quốc gia đang để mặc cho diễn biến cuộc tranh chấp theo hướng giữ nguyên hiện trạng vì ai cũng có những toan tính cho riêng mình Trong khi các quốc gia tranh chấp tăng cường việc sử dụng lực lượng quân sự để kiểm soát các đảo đá, điều đó đã dẫn tới các va chạm thường xuyên diễn ra

Tháng 3 năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đụng độ vũ trang trên biển về

quyền kiểm soát đá Gạc Ma, đá Cô Lin và đá Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa Trong sự kiện này, ba tàu frigate của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc là 502 Nam Sung, 556 Tương Đàm và 531 Ưng Đàm

đã đánh đắm ba tàu vận tải của Hải quân Nhân dân Việt Nam là 505,

HQ-604 và HQ-605, đồng thời gây ra cái chết cho sáu mươi tư binh sĩ Việt Nam

Tháng 5 năm 1992, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC)

và Crestone Energy (một công ty Mỹ có trụ sở ở Denver, tiểu bang Colorado)

đã ký một hợp đồng hợp tác để cùng thăm dò một khu vực rộng 7.347 hải lí vuông (gần 25.200 km²) mà họ gọi là Vạn An Bắc-21 (nằm giữa bãi Tư Chính

và bãi Phúc Tần; cách bờ biển Việt Nam 160 hải lí), nơi Trung Quốc xem là một phần của quần đảo Nam Sa trong khi Việt Nam xem là một phần của vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa và không liên quan đến quần đảo

Trường Sa Tháng 9 năm 1992, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã bắt giữ

hai mươi tàu chở hàng từ Việt Nam đến Hồng Kông từ tháng 6 năm 1992

nhưng không thả hết số tàu này.Tháng 4 và tháng 5 năm 1994, Việt Nam

phản đối công ty Crestone thăm dò địa chấn ở bãi Tư Chính, tái khẳng định bãi này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa của Việt Nam và không có tranh chấp gì ở đây

Tháng 2 năm 1995, xung đột diễn ra giữa Trung Quốc và Philippines khi

Philippines tìm thấy một số kết cấu trên đá Vành Khăn, khiến chính phủ nước này phải đưa ra một kháng cáo chính thức đối với hành động chiếm đóng của

Trung Quốc Ngày 25 tháng 3 năm 1995, Hải quân Philippines bắt giữ bốn

Trang 10

tàu Trung Quốc gần đá Suối Ngọc Cũng trong ngày 25 tháng 3, Việt Nam nói rằng lính Đài Loan trên đảo Ba Bình bắn vào tàu chở hàng của Việt Nam đang trên đường từ đá Lớn đến đảo Sơn Ca Thời gian sau đó, nhiều cuộc gặp

gỡ đã diễn ra giữa các bên tham gia tranh chấp và cả Indonesia nhưng thu được rất ít kết quả Đến năm 1998, Trung Quốc tuyên bố rằng "các chòi ngư dân" ở đá Vành Khăn bị hư hại do bão và điều bảy tàu đến vùng này để sửa chữa Lần này Philippines tiếp tục có các hành động đáp trả như cho hải quân bắn chìm một số tàu cá của Trung Quốc mà nước này cho rằng đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ

Tháng 6 năm 1999, Philippines phản đối Malaysia chiếm bãi Thám Hiểm và

đá Én Ca, hai thực thể mà Philippines gọi là Pawikan và Gabriela Silang Đến tháng 10, nước này còn cho máy bay do thám bãi Thám Hiểm khiến Malaysia cũng chỉ thị máy bay bay theo Tuy nhiên, không có đụng độ quân sự diễn ra Ngày 28 cùng tháng, Philippines cáo buộc quân đội Việt Nam trên đá Tiên

Nữ đã bắn vào máy bay của Philippines khi máy bay này bay thấp để nhìn rõ toà nhà ba tầng của Việt Nam vào ngày 13 tháng 10

Ngày 10 tháng 4 năm 2007, trước câu hỏi của phóng viên về phản ứng của

Trung Quốc trước việc chính phủ Việt Nam phân lô dầu khí, gọi thầu, hợp tác với hãng BP của Anh để xây dựng đường ống dẫn khí thiên nhiên (ở khu vực

mà Trung Quốc quan niệm thuộc Nam Sa và Việt Nam quan niệm thuộc vùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa) đồng thời tổ chức bầu cử Quốc hội Việt Nam (khóa XII) tại quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương trả lời rằng "Việt Nam đưa ra hàng loạt hành động mới xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Nam Sa, đi ngược lại với đồng thuận mà lãnh đạo hai bên Trung-Việt

đã đạt được về vấn đề trên biển", và "Trung Quốc đã biểu thị mối quan ngại sâu sắc và giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam" ngay trong thời gian Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang thăm chính thức nước này

Ngày 9 tháng 7 năm 2007, tàu hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số

thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, làm chìm một thuyền đánh cá của Việt Nam, khiến ít nhất một ngư dân thiệt mạng

và một số người khác bị thương

Ngày 31 tháng 5 năm 2011, chỉ vài ngày sau sự kiện tàu Bình Minh 02 khi

tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu địa chấn của Việt Nam, ba tàu Trung Quốc đã bắn đuổi các tàu cá Việt Nam tại một địa điểm nằm cách đá Đông 15 hải lí (27,8 km) về phía đông nam

Ngày đăng: 26/08/2016, 01:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w