1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước – tiềm năng và giới hạn ý nghĩa phương pháp luận trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay tiểu luận cao học môn chuyên đề kinh tế chính trị

32 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

1. Lí do chọn đề tài. Chủ nghĩa tư bản – hình thái kinh tế xã hội được hình thành và phát triển từ giữa thế kỷ XVI. Nhờ những thành tựu cuả cuộc cách mạng công nghiệp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được ra đời, đưa loài người tiến lên một nấc thang mới trong quá trình vận động và phát triển, đi đúng theo quy luật, chủ nghĩa tư bản ra đời đã thể hiện được tính tích cực, phát triển của nó hơn so cới các hình thái kinh tế xã hội trước đó. Nhờ việc cải tiến kỹ thuật, áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, ngay từ khi mới ra đời chủ nghĩa tư bản đã đem lại cho loài người những thành tựu mà nhân loại chưa từng được chứng kiến. Mác đã nhận xét: Trong vòng chưa đầy một thế kỷ thống trị của mình, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra được một sức sản xuất khổng lồ bằng tất cả các thế hệ loài người trước đó đã tạo ra. Chủ nghĩa tư bản trải qua quá trình vận động, phát triển cũng đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn, hạn chế trong sản xuất, quản lí – tổ chức cũng như phân phối sản phẩm. Hạn chế này trong chủ nghĩa tư bản được xác định do nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản suất với tính chất sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Bởi vậy để điều chỉnh nhằm xoa dịu những mâu thuẫn, hạn chế, chủ nhĩa tư bản đã thay đổi hình thức vận động bằng các giai đoạn phát triển khác nhau cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa tư bản độc quyền, sinh ra trong Chiến tranh thế giới I, sau là Anh, Pháp, Mỹ và trở thành phổ biến từ sau Chiến tranh thế giới II đến nay. Những đặc điểm kinh tế của nó đang trở thành đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện nay. Hiện nay, những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa tư bản hiện đại đang là đối tượng nghiên cứu phức tạp của các nhà khoa học thuộc nhiều trào lưu tư tưởng, chính trị xã hội khác nhau trên tất cả các khu vực trên thế giới. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đang còn có khả năng phát triển với những tiềm năng và giới hạn nhất định của nó. Nhận thức rõ điều đó trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay, bởi để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Việt Nam cần thiết và tất yếu phải kế thừa những thành quả của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Ở Việt Nam, từ sau đại hội VI năm 1986 của Đảng, chúng ta đã thực hiện chính sách mở cửa, mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh toàn cầu hoàn diễn ra mạnh mẽ, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang kinh tế tri thức, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã vận dụng rất linh hoạt, thành công những lí luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Với ý nghĩa trên tôi xin chọn vấn đề “ Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước – Tiềm năng và giới hạn. Ý nghĩa phương pháp luận trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay “ làm đề tài tiểu luận cho môn chuyên đề Kinh tế chính trị.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Chủ nghĩa tư bản – hình thái kinh tế xã hội được hình thành và phát triển từgiữa thế kỷ XVI Nhờ những thành tựu cuả cuộc cách mạng công nghiệp, phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa được ra đời, đưa loài người tiến lên một nấc thangmới trong quá trình vận động và phát triển, đi đúng theo quy luật, chủ nghĩa tư bản

ra đời đã thể hiện được tính tích cực, phát triển của nó hơn so cới các hình thái kinh

tế - xã hội trước đó Nhờ việc cải tiến kỹ thuật, áp dụng thành công những thành tựucủa cuộc cách mạng công nghiệp, ngay từ khi mới ra đời chủ nghĩa tư bản đã đemlại cho loài người những thành tựu mà nhân loại chưa từng được chứng kiến Mác

đã nhận xét: Trong vòng chưa đầy một thế kỷ thống trị của mình, chủ nghĩa tư bản

đã tạo ra được một sức sản xuất khổng lồ bằng tất cả các thế hệ loài người trước đó

đã tạo ra

Chủ nghĩa tư bản trải qua quá trình vận động, phát triển cũng đã bộc lộ nhiềumâu thuẫn, hạn chế trong sản xuất, quản lí – tổ chức cũng như phân phối sản phẩm.Hạn chế này trong chủ nghĩa tư bản được xác định do nguyên nhân sâu xa là mâuthuẫn giữa trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản suất với tính chất sởhữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Bởi vậy để điều chỉnh nhằm xoa dịu những mâuthuẫn, hạn chế, chủ nhĩa tư bản đã thay đổi hình thức vận động bằng các giai đoạnphát triển khác nhau cho phù hợp với điều kiện thực tiễn

Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạncao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độcquyền nhà nước Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển

và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đểthích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế - chính trị thế giới cuốithế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa

tư bản độc quyền, sinh ra trong Chiến tranh thế giới I, sau là Anh, Pháp, Mỹ và trởthành phổ biến từ sau Chiến tranh thế giới II đến nay Những đặc điểm kinh tế của

nó đang trở thành đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện nay

Trang 2

Hiện nay, những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa tư bản hiện đạiđang là đối tượng nghiên cứu phức tạp của các nhà khoa học thuộc nhiều trào lưu tưtưởng, chính trị xã hội khác nhau trên tất cả các khu vực trên thế giới Chủ nghĩa tưbản ngày nay đang còn có khả năng phát triển với những tiềm năng và giới hạn nhấtđịnh của nó Nhận thức rõ điều đó trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọngđối với phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay, bởi để xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội Việt Nam cần thiết và tất yếu phải kế thừa những thànhquả của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Ở Việt Nam, từ sau đại hội VI năm 1986 của Đảng, chúng ta đã thực hiệnchính sách mở cửa, mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Trong bối cảnh toàn cầu hoàn diễn ra mạnh mẽ, khoa học kĩ thuật, công nghệthông tin phát triển như vũ bão, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang kinh tếtri thức, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã vận dụng rất linh hoạt,thành công những lí luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong việc điềuhành nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần

Với ý nghĩa trên tôi xin chọn vấn đề “ Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước – Tiềm năng và giới hạn Ý nghĩa phương pháp luận trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay “ làm đề tài tiểu luận cho môn chuyên đề Kinh tế chính trị.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

2.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu tiềm năng, giới hạn của chủ nghĩa tư bản trong quá trình vậnđộng, phát triển thông qua những hình thức biểu hiện và ý nghĩa của nó trong quátrình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Trang 3

Lược, “Chủ nghĩa tư bản Khủng hoảng và tự điều chỉnh, nxb: Khoa học xã hội

-2002” “ Chủ nghĩa tư bản thế kỷ XXI “ (Đỗ Lộc Diệp, nxb CTQG – 2004 )”, “Mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản” ( Đỗ Lộc Diệp, nxb CTQG – 2001 ) Nhữngcông trình nghiên cứu trên đã mang lại những cái nhìn đúng đắn trong quá trìnhphát triển của chủ nghĩa tư bản Nhưng trong thực tế chủ nghĩa tư bản vẫn luôn vậnđộng và phát triển không ngừng, bởi vậy một nhu cầu cấp bách đặt ra là cần phảinghiên cứu sâu hơn nữa những tiềm năng, giới hạn của chủ nghĩa tư bản từ đó vậndụng những thành quả của chủ nghĩa tư bản vào trong quá trình phát triển kinh tếđất nước trong giai đoạn hiện nay

4 Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu.

4.1 Mục tiêu nghiên cứu.

Một là: Đi sâu tìm hiểu những vấn đề lí luận của chủ nghĩa tư bản độc quyềnnhà nước trong giai đoạn hiện nay

Hai là: Chỉ ra những tiềm năng, giới hạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhànước trong bối cảnh mới hiện nay

Ba là:Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra thông qua những tiềm năng, giớihạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tếthị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Lí luận: Làm sáng tỏ những vấn đề của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

từ đó chỉ ra những tiềm năng, giới hạn của nó trong giai đoạn hiện nay

Thực tiễn : Vận dụng những thành tựu của chủ nghĩa tư bản trong quá trìnhxây dựng nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp luận.

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-LêNin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa tưbản độc quyền nhà nước

Phương pháp nghiên cứu chung.

Đề tài được nghiên cứu đứng trên lập trường phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin: Đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Trang 4

Ngoài ra tiểu luận còn sử dụng các phương pháp đặc thù của khoa học chínhtrị như:

 Phương pháp logic lịch sử

 Phương pháp hệ thống

 Phương pháp phân tích, so sánh

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Đề tài có 3chương, 7 tiết

Trang 5

B NỘI DUNGChương 1 Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

1.1 Bản chất, nguyên nhân ra đời và sự phát triển cuả chủ nghiã tư bản độc quyền nhà nước.

1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

Giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

Trong mỗi giai đoạn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước cũng nhưđiều kiện quốc tế, thời đại mà có sự khác nhau về hình thức biếu hiện, trình độ pháttriển v.v…

Dựa vào các luận cứ khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tìm ra quy luật hìnhthành và phát triển của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh Trên cơ sở đó hai ông đã

dự kiến rằng: Tự do cạnh tranh sẽ đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuấtnày, khi phát triển tới một mức độ nào đó, lại dẫn tới độc quyền

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải là một giai đoạn mới củaphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ nghĩa mà chỉ là hình thức phát triển caocủa giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới lầnthứ nhất (1914 – 1918) đầu tiên là ở Đức Nó phát triển mạnh và trở thành phổ biến

ở các nước tư bản từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945) đến nay, trảiqua những giai đoạn phát triển khác nhau

Như vậy chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước theo nghĩa chung nhất: Đóchính là một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản độc quyền thuộc phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai lực lượng: Các tổchức tư bản độc quyền và nhà nước tư sản thành một cơ chế thống nhất

1.1.2 Nguyên nhân ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Quá trình chuyển từ chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độcquyền nhà nước do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Trang 6

Mâu thuẫn gay gắt giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất và sựchiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất Trình độ xã hội hóa cao của lực lượngsản xuất không còn phù hợp với khuôn khổ của quan hệ độc quyền tư nhân, tất yếuđòi hỏi sự điều tiết mạng tính chất “xã hội” đối với nền sản xuất xã hội Bởi vậy,nhà nước tư bản ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc điều tiếtnền kinh tế.

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển của cuộc cách mạngkhoa học – công nghệ hiện đại đã dẫn tới biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế, làmxuất hiện nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực nghiên cứu mới v.v…Bởi vậy như cầu tưbản ngày càng lớn Chỉ có nhà nước với nguồn ngân sách to lớn của nó mới có thểđáp ứng được Hơn nữa, có nhiều ngành do tính chất, đặc điểm không có lợi nhuậncao thậm chí có khả năng lỗ, cho nên tư nhân không muốn đầu tư, bởi vậy nhà nướccần phải đầu tư kinh doanh

Do các mâu thuẫn vốn có của nghĩa tư bản bao gồm mâu thuẫn giữa giai cấp

tư sản và giai cấp công nhân, mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau, mâu thuẫngiữa các nước tư bản với các nước khác trên thế giới v.v… đòi hỏi phải có sự canthiệp của nhà nước, cũng như sự kết hợp của nhà nước với tổ chức, công ty tư bảnnhằm điều hòa các mâu thuẫn nói trên

Do các cuộc đấu tranh với các mức độ, hình thức và phạm vi khác nhau củanhân dân thế giới vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cácnước xã hội chủ nghĩa đã đòi hỏi phải duy trì và phát triển chủ nghĩa tư bản trongmỗi nước và trên phạm vi quốc tế Trong điều kiện đó đòi hỏi cần có sự kết hợp củanhà nước tư sản với các tổ chức độc quyền

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước phát triển mạnh và trở thành phổ biến

ở hầu hết các nước tư bản, ở mỗi nước trải qua các nấc thang phát triển khác nhautùy thuộc vào điều kiện, năng lực lãnh đạo, tổ chức của mỗi quốc gia

1.1.3 Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải là một phương thức sảnxuất mới mà nó là hình thứ phát triển cao của giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.Với ý nghĩa đó chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được tìm hiểu ở đây khác với

Trang 7

chủ nghĩa tư bản đang tồn tại và phát triển ở các nước đang phát triển mà nó đượcthể hiện thông qua các nước tư bản có trình độ phát triển cao như Mỹ, Tây Âu… Mặc dù có sự khác nhau ở mỗi nước tư bản phát triển, song nhìn chung hìnhthức biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp chặtchẽ giữa các tổ chức tư bản độc quyền và nhà nước tư sản tạo thành một khối thốngnhất Một mặt nhà nước tăng cường vai trò lãnh đạo, can thiệp của mình vào nềnkinh tế; mặt khác, nhà nước lại phụ thuộc vào các tư bản độc quyền và phục vụ lợiích của họ Cùng với quá trình này là sự xuất hiện của khu vực kinh tế nhà nước –

sở hữu nhà nước tư bản phát triển trong một số ngành, khâu, lĩnh vực, xí nghiệptrọng yếu của nền kinh tế

Như vậy nhà nước tư sản - một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đã thực sựtham gia và có vị trí nhất định trong cơ sở hạ tầng Bởi vậy khi xem xét một cáchtoàn diện thì chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chính là một hình thức vận độngmới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

Từ sự phân tích nói trên có thể đi đến kết luận: Bản chất của chủ nghĩa tư bảnđộc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa, là sự dung hợp giữa các tổ chức tư bản độc quyền và nhà nước tư sản thànhmột tổ chức thống nhất có quyền lực và sức mạnh kinh tế, trong đó nhà nước phụthuộc nhiều vào tổ chức độc quyền và can thiệp vào quá trình kinh tế nhằm đem lạilợi nhuận độc quyền cho các tổ chức độc quyền và nhằm khắc phục những khókhăn, mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản

1.2 Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và các hình thức quốc tế của nó.

1.2.1 Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những hình thức biểu hiện chủ yếu:

Sự dung hợp giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản

Quá trình này được thực hiện bằng 2 cách:

Tạo sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước, thôngqua việc các tổ chức độc quyền cử người của mình nắm giữ các vị trí quan trọng của

bộ máy nhà nước Ngược lại, mhà nước cũng cử người nắm những chức vụ quantrọng trong các tổ chức độc quyền

Trang 8

Các tổ chức độc quyền thông qua tổ chức của mình với các tên gọi khác nhau

“ Hội tổ chức độc quyền ” ” Hội độc quyền “, “ Hiệp hội các tổ chức kinh tế “,…tìm mọi cách, mọi biện pháp để sử dụng và chi phối bộ máy nhà nước nhằm phục

vụ lợi ích của các tôe chức độc quyền

Hướng các chính sách kinh tế của nhà nước phục vụ lợi ích của các tổ chứcđộc quyền trong nước và quốc tế bằng cách nghiên cứu, đề xuất các chủ trương,chính sách kinh tế của nhà nước, các dự án,…

Thông qua các biện pháp trên, các tổ chức độc quyền đã trở thành một

“chính phủ thực sự”, bộ tham mưu “đứng sau chính phủ hình thức” , một “quyềnlực thực tế” đằng sau quyền lực của chính quyền nhà nước

Cần lưu ý rằng, ở những mức độ nhất định, giữa các nhà nước và các tổ chứcđộc quyền vẫn có tính độc lập tương đối khi cần xử lý các mâu thuẫn lợi ích nảysinh giữa các tầng lớp trong xã hội

Trong thời gian gần đây, việc kết hợp giữa các tổ chức độc quyền tư nhân vànhà nước tư sản đã có những thay đổi nhất định về biện pháp và hình thức biểuhiện: Như việc quy định cụ thể nhằm hạn chế hoạt động kinh doanh với tư cách là

tư bản độc quyền của các quan chức trong bộ máy nhà nước, luật pháp hạn chếtính chất độc quyền v.v…

Nhà nước tư sản thực hiện vai trò điều tiết kinh tế thông qua các công cụ vàbiện pháp thích hợp

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đến một mức độ nhất định đòi hỏi phải

có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm mục đích: một mặt, hạn chế những khuyếttật của cơ chế thị trường, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởngkinh tế, định hướng về sản lượng, về tốc độ tăng trưởng, cân đối ngân sách và cáncân thanh toán quốc tế, ổn định giá cả, khống chế lạm phát; mặt khác, giải quyếtnhững vấn đề xã hội như: công ăn việc làm, đời sống thu nhập, điều hòa các mâuthuẫn trong xã hội, góp phần giải quyết các mối quan hệ kinh tế quốc tế…

Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các biện pháphành chính và kinh tế với các công cụ: kế hoạch hóa nền kinh tế, xây dựng chiếnlược phát triển kinh tế, hệ thống hóa các chính sách xã hội, hệ thống pháp luật và sửdụng thực lực kinh tế của nhà nước Chẳng hạn:

Trang 9

Thông qua các doanh nghiệp nhà nước – đó là những doanh nghiệp thuộc sởhữu nhà nước sử dụng lực lượng ngân sách, ngân hàng phát hành, lực lượng dự trữquốc gia, hệ thống thông tin dự báo v.v….

Thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, các kế hoạch dài hạn,trung hạn…

Thông qua hệ thống pháp luật nhà nước: Luật hạn chế độc quyền, luật cạnhtranh, luật về buôn bán sòng phẳng, luật quảng cáo,…

Thông qua hệ thống chính sách kinh tế như: chính sách tài chính, tiền tệ,chính sách về nông sản,… trong những trường hợp cần thiết, nhà nước can thiệptrực tiếp vào cung cầu, giá trị, tiêu thụ, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên, quy địnhmực tiền lương tối thiểu, điều tiết nền kinh tế quá “ nóng” hoặc quá “ lạnh”

Sự hình thành và phát triển thị trường nhà nước và sở hữu nhà nước

Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản là một tấtyếu khách quan do trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất quyết định Bởivì: một mặt, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa đạt đến trình độ xã hội hóa cao đòi hỏikhách quan phải có sự điều tiết của nhà nước ở tầm vĩ mô, muốn vậy, ngoài nhữngcông cụ pháp luật, kế hoạch hóa, các chính sách và đòn bẩy kinh tê, nhà nước cầnphải có thực lực kinh tế mạnh, cũng như phải nắm được trong tay mình những “ đàichỉ huy “của nền kinh tế ; mặt khác, một số lĩnh vực, ngành kinh tế nhà nước cầnphải đảm nhận do tư nhân không thể và không muốn đầu tư nhưng lại cần thiết chonền kinh tế quốc dân Điều đó tất yếu dẫn đến sự hình thành khu vực kinh tế nhànước Tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi nước, tỉ trọng của khu vực kinh tế nhànước chiếm trong nền kinh tế quốc dân có sự khác nhau Nhưng thông thườngchiếm khoảng 30 – 45%, chúng đặc biệt phát triển trong học thuyết Keynes thốngtrị trong chính sách kinh tế của nhà nước tư sản Hình thái sở hữu kinh tế nhà nướcđược hình thành và phát triển thông qua các biện pháp như quốc hữu hóa có bồithường ( thực chất là mua lại doanh nghiệp tư nhân ); tham gia giữ cổ phiếu khốngchế trong các công ty cổ phần hoặc dùng ngân sách để xây dựng mới các công trình

Sự ra đời và phát triển của sở hữu nhà nước không mâu thuẫn với lợi ích củacác tổ chức độc quyền và chưa làm thay đổi căn bản về chất của quan hệ sản xuất tưbản chủ nghĩa

Trang 10

Những năm gần đây, trong các nước tư bản chủ nghĩa đang diễn ra quá trìnhđiều chỉnh lại khu vực kinh tế nhà nước theo hướng giảm dần tỷ trọng nhưng vẫnnắm được những vị trí then chốt, trọng yếu của nền kinh tế và cải tiến quản lí đểnâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này Mặt khác, ở các nước tư bảnhiện nay, khó khăn chủ yếu không phải nằm chủ yếu ở khâu sản xuất hàng hóa mà ởkhâu tiêu thụ hàng hóa ( H” – T” ) Nếu như sự xuất hiện sở hữu nhà nước về tư liệusản xuất là nhằm cung cấp những điều kiện, yếu tố của quá trình sản xuất cho các tổchức độc quyền tư nhân thì sự hình thành và phát triển thị trường nhà nước là đểgiải quyết khó khăn ở các khâu tiêu thụ hàng hóa cho các tổ chức đó.

Chủ nghĩa tư bản phát triển cùng với việc tăng lên các nhu cầu chi tiêu của bộmáy nhà nước : quân đội, cảnh sát, chi phí quốc phòng, chi phí cho các vấn đề xãhội, quốc tế ( viện trợ nhà nước, liên hiệp quốc….) Bởi vậy, thông qua các đơn đặthàng của nhà nước với khối lượng lớn, giá cao và ổn định, nhà nước trở thành mộtkhách hàng quan trọng góp phần đem lại những khoản lớn cho các tổ chức độcquyền tư nhân

Trong vài thập niên gần đây, mức độ, biện pháp can thiệp của nhà nước vào nềnkinh tế cũng có những thay đổi quan trọng Tuy rằng, ở mỗi nước có sự khác nhau,song xu hướng chung là: nhà nước tăng cường vai trò, vị trí của nó trong việc thực hiệnchức năng kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế Tăng cường khả năng vàhiệu quả điều tiết vĩ mô nền kinh tế và giảm đến mức cần thiết sự can thiệp trực tiếpcủa nhà nước vào nền kinh tế - giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước, giảm nhiều loạiphúc lợi xã hội dùng ngân sách nhà nước, tăng cường các hình thức bảo hiểm do ngườidân tự tham gia, nâng cao tính đa dạng trong nền kinh tế, biểu hiện ở sự đa dạng vềhình thức sở hữu, loại hình công ty, xí nghiệp, các loại quy mô…

Ngày nay, dưới những điều kiện phát triển mới của thực tiễn chủ nghĩa tư bảncòn có những biểu hiện đó là:

Sự phát triển chưa từng có và rộng khắp của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhànước Biểu hiện chủ yếu là:

Tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tăng lên rõrệt

Trang 11

Sự kết hợp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân cũng tăng lên nhanhchóng

Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quátrình tái sản xuất xã hội tăng

Sở dĩ như vậy là do:

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hoá cao đã đặt ra mộtloạt vấn đề mới đòi hỏi phải có sự giải quyết của nhà nước

Cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước gay gắt đòi hỏi nhànước phải đứng ra mở cửa thị trường

 Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản cũng có những biểu hiện mới:Vai trò kinh tế và phương thức điều tiết nền kinh tế thị trường hiện đại của nhànước tư bản độc quyền lại có những nét độc đáo và là đặc điểm cơ bản của chủnghĩa tư bản ngày nay

Mục tiêu của sự điều tiết kinh tế là nhằm khắc phục những khuyết tật củakinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hộinhằm tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Để điều tiết nền kinh tế, nhà nước tư bản độc quyền đã tổ chức bộ máy điềutiết gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có sự tham gia củanhững đại biểu của tập đoàn lớn và các quan chức nhà nước Đồng thời bên cạnh bộmáy này còn có hàng loạt các tiểu ban được tổ chức dưới những hình thức khácnhau

Cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là: Cơ chếkết hộp thị trường tự do cạnh tranh với tính năng động của tư bản độc quyền tư nhân

 Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn, phạm vi rộng hơn

1.2.2 Các hình thức quốc tế của chủ nghĩa tư bản độ quyền nhà nước.

Trong điều kiện độc quyền tư nhân, chủ thể thực hiện việc quốc tế hóa làcác tổ chức độc quyền tư nhân Nó được tổ chức dưới hình thức: cácten quốc tế,tơrớt quốc tế, xanhđica quốc tế, congooxiom quốc tế, công ty siêu quốc gia, công

ty đa quốc gia v.v…

Trang 12

Khi chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân chuyển sang hình thức chủ nghĩa tưbản độc quyền nhà nước thì có sự thay đổi chủ thể trong việc thực hiện quốc tế hóa.Chủ thể này là nhà nước tư sản độc quyền mà không phải là tư nhân.

Những hình thức quốc tế điển hình của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

là khối cộng đồng chung Châu Âu, khối mậu dịch tự do Bên cạnh đó còn có hìnhthức quốc tế của 7 nước tư bản phát triển ( G7 )

Đây là liên hợp độc quyền của nhiều nước tư bản, trong đó có độc quyền nhànước là chủ thể, một hình thức biến tướng và cao hơn của các tổ chức độc quyềnquốc tế ( tư nhân ) Đặc điểm hoạt động của chúng ta là chi phối hầu hết các yếu tốsản xuất Nó chi phối không chỉ về mặt kinh tế mà cử về mặt chính trị và xã hộigiữa các thành viên trong khối Nó còn là sức mạnh để bành chướng thế lực từ đóthực hiện ý đồ chi phố tình hình kinh tế, xã hội và chính trị trên thế giới

1.3 Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

1.3.1 Cơ chế kinh tế và các yếu tố cấu thành.

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn tự do cạnhtranh và giai đoạn độc quyền Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, tồn tạihai hình thức độc quyền: Độc quyền tư nhân và độc quyền nhà nước Tương ứng vớimỗi hình thức có cơ chế thích hợp Dưới hình thức chủ nghĩa tư bản độc quyền tưnhân có cơ chế hỗn hợp giữa cạnh tranh tự do và độc quyền Dưới hình thức chủnghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế kinh tế được xác định gồm 3 yếu tố sau đây;

Cạnh tranh tự do ( cung - cầu, lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất )là yếu tố

cơ sở gắn với sự điều tiết nền kinh tế Đây là cơ chế tự điều tiết của thị trường vớicác quy luật của nó

Độc quyền ( cung – cầu , lợi nhuận độc quyền, giá cả độc quyền ) là yếu tốquan trọng gắn liền với sự điều tiết nền kinh tế của độc quyền tư nhân

-Nhà nước thông qua các công cụ của mình với tư cách là các yếu tố xã hội đểđiều tiết nền kinh tế

Trong ba yếu tố trên, hai yếu tố đầu gắn liền với cơ chế kinh tế kinh tế hỗnhợp của chủ nghĩa tư bản độc quyền (tư nhân) Do vậy, sự khác nhau giữa cơ chếkinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước với cơ chế của chủ nghĩa tư bảnđộc quyền tư nhân là ở yếu tố thứ 3 đó là: Nhà nước thông qua các công cụ của

Trang 13

mình với tư cách là các yếu tố xã hội để điều tiết nền kinh tế Ở đây, vai trò điều tiếtkinh tế ở tầm vĩ mô của nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng.

1.3.2 Vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Keynes - nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra lý thuyết về vai trò của nhànước trong việc điều chỉnh nền kinh tế trong tác phẩm “ Lý thuyết chung về việclàm, lãi suất và tiền tệ “ năm 1936 Thực chất của thuyết này là nhà nước tư bản canthiệp vào quá trình tái sản xuất bằng những chính sách, biện pháp tài chính, tíndụng, v.v….Ngày nay, lí thuyết này được phát triển cùng với các lý thuyết chủnghĩa tư bản tự do mới và trở thành phương pháp luận cho việc nhà nước điều tiếtkinh tế vĩ mô trong hầu hết các nước tư bản

Ngày nay, không thể khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trườngnhư ( phá sản, khủng hoảng, phân hóa, thất nghiệp và hậu quả về mặt xã hội….) vàkhông thể thực thi vai trò thay mặt xã hội của nhà nước, nếu nhà nước đứng bênngoài hoặc bên trong quá trình sản xuất Nhà nước tư bản, bên cạnh tính chất giaicấp ( phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản độc quyền ) vẫn có tính nhân dân nhấtđịnh, nên nhà nước vẫn có tính độc lập tương đối khi xử lý những mâu thuẫn về lợiích trong mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia, dân tộc với các tổ chức kinh tế Đó làmột yếu tố khách quan

Sức mạnh cơ bản của cơ chế kinh tế trong kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn là thịtrường, cơ chế thị trường, song tính tự phát,khuyết tật của nó đã bị giới hạn bởi hệthống pháp luật, bảo đảm hầu hết các quan hệ hàng hóa – tiền tệ được thể chế hóa

và đều được kiểm soát

Theo Keynes nhà nước thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết những khuyếttật của nền kinh tế thông qua hàng loạt các chính sách như:

Chương trình đầu tư của nhà nước

Chính sách tín dụng, lưu thông tiền tệ

Thực hành lạm phát có mức độ

Mở rộng sản xuất theo quân sự, quân sự hóa nền kinh tế

Khuyến khích tiêu dùng cá nhân

Trang 14

Như vậy sự điều tiết của nhà nước tư bản đối với nền kinh tế bằng cách sửdụng các công cụ : kế hoạch hóa nền kinh tế, thực lực kinh tế của nhà nước, hệthống pháp luật, các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tài chính, tiền tệ, tíndụng, phát triển thị trường, can thiệp vào quan hệ quốc tế v.v… đã tạo ra được môitrường, điều kiện thuận lợi để duy trì bình thường quá trình tái sản xuất xã hội, bảođảm lợi nhuận độc quyền cao cho tổ chức độc quyền, đồng thời nhà nước tư bảnvẫn thực hiện được chức năng chính trị xã hội

Trang 15

Chương 2 Tiềm năng và giới hạn của chủ nghĩa tư bản ngày nay.

2.1. Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

2.1.1 Cơ sở vật chất - kỹ thuật.

Chủ nghĩa tư bản đã giải phóng con người ra khỏi “ đêm trường trung cổ “ của

xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền sản xuất tự nhiên - đưa loài người sang nềnsản xuất hiện đại, tiên tiến với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất nhờ thành tựu của cuộc cáchmạng khoa học kỹ thuật đã tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa tư bản rađời và phát triển Ngày nay dưới sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – côngnghệ hiện đại, chủ nghĩa tư bản đang làm chủ toàn bộ những công nghệ hiện đạinhất của thế giới, cùng với đó nền kinh tế tri thức cũng ra đời và phát triển ở cácnước tư bản chủ nghĩa phát triển Điều này được thể hiện qua sự phát triển nhanhchóng số lượng và chất lượng các yếu tố vật chất của sản xuất:

Sự thay thế từng bước của tư liệu sản xuất truyền thống sang những tư liệusản xuất hiện đại nhờ thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại

mà tập trung ở các lĩnh vực điện tử, công nghệ sinh học, viễn thông, phát triển hệthống tự động hóa bằng việc sản xuất những dây chuyền sản xuất mang tính tự độnghóa cao v.v…

Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy việc sảnxuất ra những ngành mũi nhọn được tập trung là “ chùm công nghệ cao “ như kỹthuật điện tư, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hảidương….đã tạo ra cho chủ nghĩa tư bản một “ cốt vật chất “ và đưa khoa học côngnghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, vai trò đó được thể hiện trực tiếp thôngqua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Chẳng hạn: theo đánh giá gần đây người tacho rằng những đổi mới công nghệ đã đóng góp tới 65% tăng trưởng kinh tê củaNhật Bản, 73% của Anh, 76% của Pháp và của cộng hòa Liên bang Đức

(theo kết quả thống kê của trung tâm khoa học – công nghệ quốc gia Tổngquan đánh giá tình hình phát triển kinh tế thế giới )

Như vậy với sự tiến bộ không ngừng của cơ sở vật chất – kỹ thuật đã giúp chochủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn cùng với sự phát triển nhảy vọt của lựclượng sản xuất

Trang 16

2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Trong cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa tư bản đang tiếp tục chuyển dịch theohướng ngày càng dựa vào những yếu tố vô hạn như (năng lượng mặt trời, nănglượng gió, năng lượng nước…) để chuyển dịch nền kinh tế từ việc phát triển côngnghiệp dựa vào nguồn tài nguyên khai khoáng vật chất thì bay giờ những yếu tố vậtchất của tư liệu sản xuất được thay thế bằng những tư liệu sẵn có, vô hạn

Như vậy chủ nghĩa tư bản sẽ tiếp tục tận dụng được nguồn tài nguyên mới củathế giới kết hợp với tài nguyên trí tuệ của con người, từ đó đưa chủ nghĩa tư bảnphát triển lên một nấc thang mới

Cùng với việ thay đổi cơ cấu ngành kinh tế chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnhcách thức tổ chức nền kinh tế: Chủ nghĩa tư bản đã trải qua kinh nghiệm phát triểnkinh tế thị trường hàng trăm năm nay và trong giai đoạn ngày nay khi mà nhữngmâu thuẫn trong xã hội vẫn chưa được giải quyết thì chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnhnhững mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản, chủ nghĩa tư bản định hướngphát triển khoa học – công nghệ, thông qua vai trò điều tiết của nhà nước để từ đóđưa lại hiệu quả cao nhất và giúp chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển

2.1.3 Người lao động cùng với xu thế của thời đại.

Chủ nghĩa tư bản hoạt động dựa trên quy luật giá trị thặng dư của người laođộng Ngày nay cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ,người lao động trong quá trình lao động, sản xuất cũng đã không ngừng được giảiphóng sức lao động cả về thể lực và trí lực

Đội ngũ người lao động trong phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản giai đoạnhiện nay đang không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹnăng công tác làm việc thể hiện trình độ chuyên môn hóa cao Họ là những ngườiđược đào tạo một cách có hệ thống về những khâu trong quá trình sản xuất, nắm chắc

về công nghệ, dây truyền cải tiến kỹ thuật Trong giai đoạn ngày nay đội ngũ nhữngngười công nhân này đủ tiêu chuẩn là đội ngũ công nhân trí thức của xã hội

Sự phát triển về trình độ của đội ngũ người lao động là một tất yếu khách quancủa quá trình sản xuất nhằm đuổi kịp những thành tựu của khoa học công nghệ.Người lao động không chỉ yêu cầu riêng về trình độ đồng loạt của các khâu sản xuất

mà phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản ngày nay còn yêu ccàu người lao động ở

Ngày đăng: 25/06/2016, 21:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chu Văn Cấp, Tập bài giảng về chủ nghĩa tư bản hiện đại: Dùng cho hệ đào tạo sau đại học, NXB Chính trị Quốc gia – 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng về chủ nghĩa tư bản hiện đại: Dùng cho hệđào tạo sau đại học
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia – 2002
2. Mai Ngọc Cường, Một số đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại, NXB Chính trị quốc gia -1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiệnđại
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia -1992
3. Đỗ Lộc Diệp, Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Những nét mới về thực tiễn Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội – 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Những nét mới về thực tiễn Mỹ,Tây Âu, Nhật Bản
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội – 2002
4. Đỗ Lộc Diệp, Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Mâu thuẫn nội tại, xu thế và triển vọng, NXB Khoa học xã hội – 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Mâu thuẫn nội tại, xu thế vàtriển vọng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội – 2003
5. Đỗ Lộc Diệp, Chủ nghĩa tư bản ngày nay: tự điều chỉnh kinh tế, NXB Khoa học Xã hội - 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản ngày nay: tự điều chỉnh kinh tế
Nhà XB: NXBKhoa học Xã hội - 1992
6. Đào Đại Dong, Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại, NXB Sự thật - 1955 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Nhà XB: NXB Sự thật - 1955
7. Trần Quang Lâm, Chủ nghĩa tư bản hiện đại , NXB Chính trị quốc gia - 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản hiện đại
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia -1995
8. Võ Đại Lược, Chủ nghĩa tư bản Khủng hoảng và tự điều chỉnh, NXB Khoa học xã hội - 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản Khủng hoảng và tự điều chỉnh
Nhà XB: NXBKhoa học xã hội - 2002
9. Đào Lê Minh, Chủ nghĩa tư bản hiện đại : Sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia - 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản hiện đại : Sự phát triển các quan hệ kinhtế quốc tế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - 1995
10. Lê Văn Sang, Chủ nghĩa tư bản hiện đại : Công nghệ và phát triển kinh tế, NXB Chính trị quốc gia - 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản hiện đại : Công nghệ và phát triển kinhtế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - 1995
11. Nguyễn Thi Quy, Chủ nghĩa tư bản hiện đại Hoa Kỳ đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản hiện đại Hoa Kỳ đầu thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội - 2004
12. Nguyễn Văn Sơn, Học thuyết giá trị thặng dư của Mác trong chủ nghĩa tư bản hiện Đại, NXB Chính trị quốc gia - 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết giá trị thặng dư của Mác trong chủ nghĩatư bản hiện Đại
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - 1997
13. Đỗ Quang Vinh, Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia Hà Nội - 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w