1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách đối ngoại của obama với châu á TBD tiểu luận cao học môn quan hệ quốc tế

27 2,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 57,96 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thập kỷ mới của thế kỷ XXI tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển ảnh hưởng mạnh đến hòa bình và an ninh thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm nhiều nước tại châu Âu, Châu Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng dẫn đến chính quyền sụp đổ khắp nơi. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó, những quốc gia thuộc Châu Á Thái Bình Dương ( CATBD) lại nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường, chi phối nền kinh tế thế giới đặc biệt là Trung Quốc. Bên cạnh đó tại nơi này xung đột lãnh thổ, biên giới được tích tụ lâu ngày dần lộ diễn và nổ ra sau hàng loạt những sự kiện khơi mào của Trung Quốc. Tranh chấp chủ quyền biển đảo diễn ra nóng hơn bao giờ hết tại Biển Đông giữa năm nước một bên; giữa NhậtTrung; TrungHàn; Nhật Hàn. Và trầm trọng hơn là xung đột trên bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu leo thang sau hàng loạt vụ nổ súng, đấu khẩu của 2 bên. Tất cả những điều này đã biến nơi đây thành địa điểm dễ xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3. Hơn thế nữa sự nổi lên của Trung Quốc trong những năm gần đây cả về kinh tế và quân sự; đặc biệt qua những phát ngôn, hành động đã làm cộng đồng quốc tế e ngại. Trung Quốc trở thành nơi tập trung chú ý của hành động quốc tế. Chính trong hoàn cảnh đó, Mỹ tuyên bố quay trở lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương sau nhiều năm vắng bóng với những chính sách cụ thể, rõ ràng. Vậy vì sau Obama lại quay trở lại vào thời điểm này?; nó có tác động gì đến tình hình khu vực và thế giới không? Tất cả sẽ được thể hiện trong tiểu luận “ Chính sách đối ngoại của Obama với khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện nay” Tiểu luận còn nhiều sai sót, có những đánh giá mang tính chủ quan. Mong được sự đóng góp của thầy cô

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước sang thập kỷ mới của thế kỷ XXI tình hình thế giới và khu vực cónhiều biến chuyển ảnh hưởng mạnh đến hòa bình và an ninh thế giới Cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm nhiều nước tại châu Âu, Châu Mỹ lâmvào tình trạng khủng hoảng trầm trọng dẫn đến chính quyền sụp đổ khắp nơi Tuynhiên trong hoàn cảnh đó, những quốc gia thuộc Châu Á- Thái Bình Dương ( CA-TBD) lại nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường, chiphối nền kinh tế thế giới đặc biệt là Trung Quốc Bên cạnh đó tại nơi này xung độtlãnh thổ, biên giới được tích tụ lâu ngày dần lộ diễn và nổ ra sau hàng loạt nhữngsự kiện khơi mào của Trung Quốc Tranh chấp chủ quyền biển đảo diễn ra nónghơn bao giờ hết tại Biển Đông giữa năm nước một bên; giữa Nhật-Trung; Trung-Hàn; Nhật- Hàn Và trầm trọng hơn là xung đột trên bán đảo Triều Tiên có dấuhiệu leo thang sau hàng loạt vụ nổ súng, đấu khẩu của 2 bên Tất cả những điềunày đã biến nơi đây thành địa điểm dễ xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3

Hơn thế nữa sự nổi lên của Trung Quốc trong những năm gần đây cả vềkinh tế và quân sự; đặc biệt qua những phát ngôn, hành động đã làm cộng đồngquốc tế e ngại Trung Quốc trở thành nơi tập trung chú ý của hành động quốc tế.Chính trong hoàn cảnh đó, Mỹ tuyên bố quay trở lại khu vực Châu Á- Thái BìnhDương sau nhiều năm vắng bóng với những chính sách cụ thể, rõ ràng Vậy vì sauObama lại quay trở lại vào thời điểm này?; nó có tác động gì đến tình hình khuvực và thế giới không? Tất cả sẽ được thể hiện trong tiểu luận “ Chính sách đốingoại của Obama với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương hiện nay”

Tiểu luận còn nhiều sai sót, có những đánh giá mang tính chủ quan Mongđược sự đóng góp của thầy cô!

Trang 2

2 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu: cần phải làm rõ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương vì sao lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế, Mỹ như vậy? Chính sách đối ngoại của Obama tại đây là gì?; Nó có điểm gì khác so với chính sách của người tiền nhiệm? Và Tác động của chính sách này đến khu vực và trên thế giới

Mục đích nghiên cứu: Với tiểu luận này tôi mong muốn cung cấp cho các bạn những cái nhìn chung nhất về chính sách của Obama với Châu Á- Thái Bình Dương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Phạm vi nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Obama với khu vực châu Á- Thái Bình Dương từ sau khi lên cầm quyền (2008 đến nay)

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Tiểu luận được làm trên cơ sở đọc những bài phân tích về chính sách đối ngoại của Obama, Bush cả tiếng việt lẫn tiếng nước ngoài; đọc báo,

Phương pháp nghiên cứu: Để tiểu luận mang tính khách quan và chính xácphương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích, logic,tổng hợpvà phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan tới đề tài chủ yếu là các websitecó nguồn chính thống

5 Kết cấu đề tài

Chương I: Khái quát về khu vực Châu á – Thái bình dương

Chương II: Chính sách đối ngoại của Obama đối với Châu Á giai đoạn hiện nayChương III: Sự triển khai chính sách của Obama ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Trang 3

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG

CA-TBD là một khu vực rộng lớn nằm ở phía Tây Thái Bình Dương baogồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Đông Nam Á, Australasia và châuĐại Dương Đôi khi thuật ngữ này còn được sử dụng để chỉ những quốc giavùng Nam Á, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ dù các nước này nằm xa hoặc gần nhưkhông có liên hệ đến vùng Thái Bình Dương

1.1 Vị trí địa lý- Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý:

Khu vực CA-TBD nằm ở phía Đông lục địa Châu Á, tiếp giáp Thái BìnhDương Từ xa trong lịch sử nơi đây đã trở thành địa bàn giao tranh của nhiều lựclượng lớn trên thế giới do vị trí chiến lược của mình

Nơi đây có những cường quốc phát triển bậc nhất thế giới như Trung Quốc,Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… với tiềm năng kinh tế, quân sự cực kỳ mạnh.Đặc biệt tại đây còn có các căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ những đồng minhthân thiết như Nhật, Hàn, Đài Loan, Philippin,Austrailia

Có tuyến đường vận tải biển then chốt nối liền Châu Á với Châu Mỹ Đặcbiệt Biển Đông là con đường chiếm tới 60% lượng hàng hóa, nguyên nhiên liệucung cấp cho các nước lớn Chiếm giữ được khu vực này sẽ chi phối cả vùngChâu Á, Châu Mỹ, Thái Bình Dương rộng lớn

Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng, phong phú đặc biệt là dầu mỏ, khíđốt,… đã gây ra sức cạnh tranh rất lớn giữa các cường quốc đặc biệt là trong thếkỷ XXI khi mà nguồn năng lượng này đang cạn kiệt dần

CA-TBD cũng là khu vực tập trung sự trỗi dậy về kinh tế của nhiều nước,điển hình là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng những con rồng châu Á đangcó sức phát triển như vũ bão như Singapore, Hồng Kong, Đài Loan… Bên cạnh

Trang 4

đó, đây cũng là một khu vực đa dạng về thể chế chính trị với nhiều quốc gia theođuổi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội như CHDCND Trung Hoa, CHXHCNViệt Nam, CHDC Triều Tiên, CHDCND Lào

Điều kiện tự nhiên:

Nằm ở vị trí chiến lược nên khu vực CA-TBD cũng có nhiều thuận lợi vềmặt điều tự nhiên Đây là khu vực có địa hình đa dạng với phần diện tích rộng lớn

Đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú trong đó rừng là mộttrong những nguồn tài nguyên giàu có của khu vực này Khu vực Đông Nam Áđặc trưng với loại rừng nhiệt đới trong đới khí hậu nhiệt đới- xích đạo Đông Ávới đặc trưng rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới gió mùa

1.2 Tình hình kinh tế- xã hội khu vực CA-TBD từ 2000 đến nay:

Kinh tế:

Trước thế kỷ XXI kinh tế khu vực CA-TBD mặc dù phát triển mạnh nhưngvẫn đứng sau EU-Châu Âu Tuy nhiên bước sang thế kỷ XXI CA-TBD là một khuvực trụ cột của nền kinh tế thế giới Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 36% tỷtrọng kinh tế toàn cầu Châu Âu đứng thứ hai và Bắc Mỹ thứ ba Khu vực này làđộng cơ tăng trưởng kinh tế toàn cầu với những nền kinh tế lớn như Trung Quốc,Nhật Bản, Hàn Quốc… hay những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhưSingapore, Hồng Kong, Đài Loan…

Trong thập niên đầu thế kỷ 21, thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng kinhtế trầm trọng năm 2008 Sau cuộc khủng hoảng kéo dài, khu vực CA-TBD vươnlên trở thành khu vực dẫn đầu về phục hồi kinh tế CA-TBD trở thành khu vựcphục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâusắc của cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế toàn cầu

Dù vậy cũng không thể phủ nhận rằng cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008đã ảnh hưởng nặng nề đến khu vực CA-TBD Kể từ khi cuộc khủng hoảng toàn

Trang 5

cầu diễn ra tình trạng bất ổn về chính sách kinh tế ở khu vực đồng tiên chungChâu Âu và Hoa Kỳ đã làm cho GDP khu vực CA-TBD bị giảm sút 3% tươngđương thiệt hại 870 tỷ USD giá trị sản lượng

Do vậy có thể tổng kết sự thay đổi của kinh tế khu vực CA-TBD như sau:

Thứ nhất, sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này

tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới Hiện nay, xuất khẩucủa khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu của thếgiới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương vàMỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới

Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc một mặt đã đem đến cơ hội để kinh tế

các nước xung quanh phát triển Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giớisau khi đã vượt Pháp, Anh và Đức nhờ mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng10%/năm trong hai thập kỷ qua Quý III/2010, Trung Quốc chiếm ngôi vị á quânkinh tế của Nhật Bản xét về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP Nhưng mặt khác nógây ra sự e ngại và lo lắng đối với các nước trên thế giới trước sự cạnh tranh gaygắt thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện

Thứ ba, cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng tăng làm cho khả

năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng có phần tăng lên, cho dù để điều đó trởthành hiện thực còn là câu chuyện của tương lai. 

Xã hội:

Mức sống người dân: Khu vực CA-TBD có số dân số khoảng gần 4 tỷ

người (1/2 dân số thế giới) vì vậy mà nhu cầu cực kỳ lớn trở thành thị trường thuhút đầu tư, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Bên cạnh đó bước sang thế kỷ 21,CA-TBD đang khẳng định là nơi có mức sống cao nhất trên thế giới Số triệu phú

đô la ở khu vực này đã lên tới 3 triệu người trong năm 2009, tăng 25,8% so vớinăm 2008 và lần đầu tiên vượt châu Âu Tỷ lệ nghèo đói trên toàn khu vực tiếp tụcgiảm với số lượng người sống bằng số tiền ít hơn 2 USD là 565 triệu vào 2010

Trang 6

Tôn giáo: CA-TBD là khu vực có một bức tranh tôn giáo vừa đa sắc vừa

đặc biệt Tại đây có sự xuất hiện của hầu hết những tôn giáo lớn trên thế giới.Chính bởi sự phong phú như vậy nên vấn đề dân tộc, tôn giáo ở đây cũng khôngkém phần phức tạp Xung đột sắc tộc luôn khiến cho khu vực này rơi vào tìnhtrạng mất ổn định đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh chính trị, ảnh hưởng đến sự ổnđịnh phát triến của khu vực

Văn hóa: Châu Á Thái Bình Dương là cái nôi của nhiều nền văn minh cổ

đại rực rỡ như văn minh Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa Một thời gian dài tronglịch sử các quốc gia khu vực CA-TBD trở thành thuộc địa của các nước đế quốcphương Tây, đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than Từ sau chiến tranh thế giớithứ II các phong trào giải phóng dân tộc của các nước trong khu vực diễn ra mạnhmẽ, các quốc gia dần dần xây dựng được nền độc lập Hiện nay có những nướctrong khu vực tiến lên con đường XHCN, nhiều nước khác theo con đườngTBCN

An ninh chính trị

Bán đảo Triểu Tiên: Tình hình căng thẳng ở đây luôn là vấn đề quan tâm

chú ý của dư luận thế giới, từ đầu những năm 90 thế kỉ XX đến nay trên bán đảonày luôn xuất hiện hiện tượng đan xen phức tạp giữa căng thẳng và hòa dịu Từcuối năm 2002 trở lại đây sau một thời gian dài hòa dịu tình hình bán đảo TriềuTiên lại có chiều hướng nóng lên xung quanh cuộc khủng hoảng hạt nhân ởCHDCND Triều Tiên, đặc biệt từ sau năm 2010 với vụ nã pháo của Triều Tiênvào đảo Yeonpyong của Hàn Quốc đã đẩy quan hệ 2 nước đến vực thẳm Hàngloạt vụ thử tên lửa đạn đạo, phóng vệ tinh, tập bắn đạn thật diễn ra đã châm ngòicho chiến tranh Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên kéo dài và không giảiquyết được đã trở thành mối lo ngại an ninh hàng đầu ở khu vực Đông Bắc Á, làmối quan tâm không chỉ của các bên liên quan mà của cả dư luận thế giới

Đài Loan: Từ năm 2000 vấn đề ở khu vực này càng thêm căng thẳng, nóng

bỏng nhạy cảm và phức tạp trong quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước lớn ở

Trang 7

khu vực CA-TBD đặc biệt là Mỹ Các chính sách của Đài Loan gây quan ngại sâusắc như chính sách “loại bỏ Trung Quốc hóa” từ phương diện văn hóa- xã hội.Tiến hành xây dựng chiến lược quân sự riêng Trong khi đó Trung Quốc quanniệm rằng Đài Loan độc lập đồng nghĩa với chiến tranh, sự viện trợ quân sự ủnghộ hoạt động Đài Loan độc lập đồng nghĩa với sự xâm lược

Biển Đông là một điểm trong yếu địa chiến lược giữ vai trò quan trọng và

đang gây tranh chấp Có vị trí chiến lược về giao thông vận tải biển, là con đườnghuyết mạch trong vận tải biển quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.Chứa đựng trong nó nguồn tài nguyên to lớn về trữ lượng dầu mỏ ước tính là 4 tỷm3 và khoảng 300 tỷ m3 khí đốt Độc chiếm biển Đông là mục tiêu lâu dài củaTrung Quốc tại Đông Nam Á Nước này đã áp dụng rấy nhiều các biện pháp chiếnlược có tính hai mặt khôn khéo để đạt được điều này Sự phức tạp của vấn đề biểnĐông mang tính tổng hợp, tranh chấp ở biển Đông được coi là điểm dễ bùng nổtrong khu vực Đông Nam Á nói riêng và CA-TBD nói chung

1.3 Những điểm nổi bật của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương hiện nay

Lý do thứ nhất, xuất phát từ việc Mỹ ngày càng chuyển trọng tâm chiến

lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau hơn nửa thế kỷ tập trung vàochâu Âu (thời Chiến tranh lạnh) và một thập niên tập trung vào Trung Đông (thờichống khủng bố) Ngay từ khi đưa ra chiến lược xoay trục từ Tây sang Đông, Mỹđã không úp mở khi thừa nhận rằng tương lai của Mỹ cũng như thế giới sẽ phụthuộc vào châu Á - Thái Bình Dương, ít nhất trong vài ba thập niên tới Chính khuvực này, chứ không phải bất cứ nơi nào khác trên thế giới, trở thành thao trườngcủng cố, hay ở góc độ nào đó cũng sẽ thách thức, vị thế siêu cường số 1 của Mỹ.Trong năm qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhiều lần tiến hành cácchuyến thăm, đôi lúc cấp tập, tới các nước châu Á Chỉ 2 tuần sau khi tái đắc cửnhiệm kỳ 2, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã chọn đi thăm 3 nước châu Á

Trang 8

gồm Thái Lan, Myanma và Campuchia Các chuyến thăm này không chỉ giúp Mỹcủng cố quan hệ với các đồng minh cũ, tìm kiếm thêm các đồng minh mới, mà còntăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác trên cả ba lĩnh vực: Kinh tế, chính trịvà quân sự. 

Lý do thứ 2, Trung Quốc lúc nào cũng khẳng định chủ trương phát triển một

cách hòa bình, phát triển trong hòa bình và phát triển hướng tới hòa bình nhằmxây dựng một thế giới hòa bình thực sư nhưng những việc xảy ra trong năm 2012thì hoàn toàn khác hẳn Với mưu toan chiếm cả Biển Đông và Biển Hoa Đông,Trung Quốc đã không nề hà gây hấn, đe dọa hết nước này đến nước khác, liên tiếpđưa tàu đánh cá, tàu hải giám đến bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấpvới Philíppin, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản; thành lập vàxây dựng cơ sở hạ tầng của cái gọi là “thành phố Tam Sa” và cho lưu hành hộchiếu “đường lưỡi bò” ôm trọn vùng biển này Trung Quốc còn tuyên bố sẽ “chặngiữ, lục soát và khám xét” các tàu bè hoạt động ở Biển Đông bắt đầu từ ngày1/1/2013

Lý do thứ 3, các nước trong khu vực ngày càng tỏ rõ thái độ mạnh mẽ trước

những hành vi gây hấn của Trung Quốc Nhật Bản và Philíppin là những nước cóphản ứng quyết liệt nhất, khi cùng tuyên bố sẽ kiên quyết ngăn chặn âm mưu

“xâm lấn”, đồng thời tích cực đẩy mạnh liên minh với Mỹ để tăng cường năng lựcquốc phòng. 

Lý do thứ tư, những đột phá trên biển, trên không và vũ trụ đồng loạt “nở

rộ” ở châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2012 Trong năm qua, Trung Quốcchính thức ghi tên vào danh sách 10 quốc gia sở hữu tàu sân bay, chính thức khởiđộng nghiên cứu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, còn Triều Tiêntạm thời được coi là thành viên câu lạc bộ các cường quốc vũ trụ sau vụ phóng vệtinh hôm 12/12/2012 Sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốckhông khỏi khiến Mỹ và nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản, HànQuốc và Philíppin lo ngại Không chỉ thế, nước này còn cấp tốc đẩy mạnh kế

Trang 9

hoạch sắm 4 tàu sân bay thông thường vào năm 2015, một tàu sân bay hạt nhânvào năm 2020 và tiến hành thử nghiệm chiến đấu cơ J-31 thế hệ 5 đầu tiên

Lý do thứ năm: 2012 là năm bản lề cho việc hình thành một trật tự thế giới

mới Ở Nga, Trung Quốc và Mỹ đều sẽ diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực, chứngkiến những đổi thay to lớn và điều đó sẽ ảnh hưởng đến tham vọng chính trị và vịtrí của các nước này trên chính trường quốc tế Sức mạnh nổi lên của Trung Quốc,sự phục hồi của Nga tiếp tục làm cho Mỹ bận tâm Nhưng quan trọng không kém,mỗi nước đều đối mặt với những vấn đề khổng lồ về kinh tế, nhất là sau cuộckhủng hoảng nợ công tại Mỹ và các biến động lớn về kinh tế, tài chính trên toànthế giới. 

Có thể nói, 2012 là năm khởi đầu thế trận mới ở châu Á - Thái Bình Dươngvới những sự kiện đáng chú ý với cả các nước trong khu vực và thế giới Vớinhững diễn biến đó, cộng thêm những chuyển động chính trị phức tạp tại khu vựcnày trong thời gian tới sau khi cả cả ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốcđều đã bầu ra ban lãnh đạo mới giữ quan điểm cứng rắn, chắc chắn châu Á - TháiBình Dương sẽ vẫn là “điểm nóng” của thế giới trong năm 2013 và có thể cả nhiềunăm tiếp theo

Trang 10

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA OBAMA VỚI CHÂU Á

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Đôi nét về chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ G.Bush đối với khu vực châu Á- Thái bình dương

George Walker Bush sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946 là chính khách và tổngthống thứ 43 của Hoa Kỳ Ông thuộc Đảng cộng hòa và là thành viên của một giađình danh giá và quyền thế nhất nước Mỹ Năm 2000 ông được đảng Cộng hòachọn làm ứng cử viên tổng thống và trở thành ông chủ Nhà Trắng sau khi đánh bạiứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ Năm 2004, ông lại một lần nữa giữ chứcTổng thống khi tái đắc cử sau khi thắng Thượng nghị sĩ John Kerry

Trong thời kỳ Bush làm tổng thống, Mỹ xác định CA-TBD chính là điểmtrọng yếu số một sau khi “xoay trục” chính sách đối ngoại từ Âu sang Á Cácchính sách và các động thái của Mỹ thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng của Mỹđối với khu vực CA-TBD là điều không thể phủ nhận và nó được thể hiện khánhất quán trong chính sách của tổng thống B.Clinton đến tống thống G.Bush kếnhiệm với mức độ ngày càng tăng Đó chính là việc lấy châu Âu làm trọng điểmchỗ dựa chiến lược, lấy CA-TBD làm trọng điểm tiến thủ chiến lược

Chính quyền G.Bush đã thực thi chủ nghĩa hiện thực truyền thống và đãđược thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại như nâng cấp quan hệ Mỹ- Nhật lên vịtrí số một, coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược quan trọng, coi eo biển Đài Loanlà khu vực tác chiến chủ yếu, hâm nóng quan hệ Mỹ- Ấn, làm dịu quan hệ vớiTriều Tiên, thúc đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống kiềm chế và bao vây chiếnlược lấy đồngminh Mỹ- Nhật làm trung tâm, coi quan hệ quân sự song phương và

đa phương làm điểm tựa, hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường và vũ khí hạngnặng mới làm lực lượng răn đe Tất cả đều nhằm mục đích tăng nhanh mức độkiểm soát đối với khu vực CA-TBD

Trang 11

Nhằm thực hiện các lợi ích chiến lược của mình ở khu vực CA-TBD là loạibỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại cũng như các nước không đứng về phía Mỹ,lợi dụng và kiềm chế Trung Quốc cùng một số cường quốc khác, Mỹ tăng cườngquan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipines,Singapores, Malaysia, NewZealand và Australia, thao túng Đài Loan, lôi kéo ẤnĐộ, Pakistan liên minh với Mỹ, hình thành thế cô lập Nga, bao vây kiềm tỏaTrung Quốc Siết chặt vòng cung an ninh từ Nhật đến Philipin để bao vậy TrungQuốc, Nga

Với Đài Loan: Mỹ công khai sự không ủng hộ hoạt động ly khai của chínhquyền Đài Loan, tuy nhiên Mỹ vẫn khẳng định sẽ dùng mọi biện pháp hỗ trợ ĐàiLoan phòng vệ Duy trì hiện trạng căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan trongkhuôn khổ “Trung Quốc không sử dụng vũ lực, Đài Loan không được độc lập”

Đối với khu vực Đông Nam Á, chính quyền G.Bush nhận định đây là khuvực bất ổn về chính trị và mong manh về kinh tế, Đông Nam Á vẫn quan trọng đốivới an ninh quốc gia của nước Mỹ, Mỹ có lợi ích kinh tế rất lớn và đang gia tăngthương mại lẫn đầu tư ở Đông Nam Á Ở một khía cạnh nào đó, chính sách củachính quyền Bush vẫn là sự kế thừa các định hướng đã được xác lập dưới thờiClinton Tuy nhiên do chống khủng bố được coi là ưu tiên chiến lược hàng đầu,nên chính sách an ninh quân sự đối với khu vực được nhân mạnh hơn cả so vớicác lĩnh vực khác như kinh tế, dân chủ nhân quyền

Tuy nhiên có thể khẳng định dưới thời Tổng thống Mỹ Bush, chính sáchhướng về CA-TBD chưa thực sự rõ rêt, mạnh mẽ Nó chỉ được khẳng định từ cuốithời Bush, nhất là sau khi Obama lên làm tổng thống

2.2 Chính sách đối ngoại của Obama với Châu Á – Thái Bình Dương

2.2.1 Sơ qua về Tổng thống Obama và chính sách đối ngoại của ông

Barack Hussein Obama sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961, là Tổng thốngđương nhiệm Hoa Kỳ Ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ

Trang 12

này Năm 2004, Obama gây tiếng vang toàn quốc khi đọc bài diễn văn then chốttại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ vào tháng 7, sau đó vào tháng 11, ông đắc cửvào Thượng viện Hoa Kỳ Trong chiến dịch tranh cử tổng thống khởi đầu từ năm

2007, đến năm 2008, Obama thắng sít sao Hillary Rodham Clinton để nhận sự đề

cử của Đảng Dân chủ Ông đánh bại ứng cử viên Cộng hòa John McCain trongcuộc tổng tuyển cử, và tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ ngày 20 tháng 1,

2009 Đến năm 2012, ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau chiến thắng trước ứng cửviên Đảng Cộng hòa Mitt Romney

Các chính sách đối ngoại của Obama rất rõ ràng, ông và bộ máy của mìnhliên tục thực hiện những chuyến công du nhằm công bố một “kỷ nguyên mới”trong bang giao giữa Hoa Kỳ với Nga và Châu Âu Chính quyền Obama đã tìmcách né tránh hay ít ra hạn chế chủ nghĩa đơn phương và quân phiệt mà chínhquyền G.Bush đã theo đuổi trước đó Biểu hiện là B.Obama đã quyết định đóngcửa nhà tù Vịnh Guantanamo đặt ra thời hạn cho quân đội Mỹ rút khỏi Iraq, trở lạiđàm phán về biến đổi khí hậu, tiến hành ngoại giao “vươn bàn tay” với các nướcnhư Iran, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Venezuela và Myanmar đồng thời nỗ lựccải thiện quan hệ với thế giới Hồi giáo

Phương châm của ngoại giao Mỹ dưới thời tổng thống Obama là thêm đốitác, bớt đối thủ “Mỹ muốn là bạn của tất cả các nước”, xem Liên hợp quốc là tổchức quốc tế quan trọng nhất và sẽ hợp tác chặt chẽ với tổ chức lớn nhất này vìnền hòa bình và ổn định của thế giới Điều này thể hiện rất rõ rang trong việc cảithiện mối quan hệ giữa Mỹ với các nước lớn

2.2.2 Chính sách đối ngoại với Châu Á- Thái Bình Dương của Obama

Ngay từ khi mới lên nhâm chức tổng thống, Obama đã phải đối mặt với mộtnhiệm vụ đối ngoại khó khan và nặng nề Đối với khu vực CA-TBD, tổng thống

da màu phải kiềm chế tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, giải quyếtbài toán chiến lược với Trung Quốc, đưa ra những quyết sách hợp lí với khu vực

Trang 13

“nhạy cảm” Đông Nam Á… Gánh nặng đối ngoại trong bối cảnh khủng hoảng tàichính, suy thoái kinh tế toàn cầu buộc chính quyền tổng thống B.Obama phải tìm

ra hướng tiếp cận mới

Quan hệ lợi ích không thể loại bỏ giữa Mỹ và khu vực châu Á-Thái BìnhDương và rất nhiều thách thức sẽ phải đối mặt ở khu vực này là bối cảnh cơ bảnđể Chính quyền Obama thiết lập chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương Saukhi lên cầm quyền, trước tiên, Chính quyền Obama đã đưa ra những điều chỉnhlớn về quan niệm, do vậy Mỹ không những nhấn mạnh mình là một quốc gia ởchâu Á-Thái Bình Dương, mà còn nhấn mạnh mình là một nhà nước châu Á Bộtrưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rõ ràng rằng “Mỹ không phải làmột khách mời của châu Á, mà là một nước cư trú ở châu Á”, và cách nói nàynhiều lần được các nhà lãnh đạo khác của Mỹ trích dẫn trong các trường hợp côngkhai Ngày 21 tháng 1 năm 2010, tại cuộc điều trần trước quốc hội, Trợ lí Ngoạitrưởng phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Kurt M Campbell nói rấtrõ: “nhân dịp thế kỷ của châu Á-Thái Bình Dương đang đến, trong môi trườngquốc tế mới, Mỹ cần phải tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa vai trò lãnh đạo vàsự tham gia chiến lược của mình ở khu vực này.” Từ đó có thể thấy, mục tiêu chủyếu của chiến lược an ninh châu Á Thái Bình Dương của mình là: muốn tăngcường quyền lãnh đạo và quyền khống chế của mình đối với khu vực châu Á-TháiBình Dương. 

Ngày 12 tháng 1 năm 2010, trong bài phát biểu ở Honolulu, Hillary Clintonđã trình bày rõ ràng trọng điểm và nguyên tắc công việc của Mỹ ở khu vực châuÁ-Thái Bình Dương, trên thực tế những nguyên tắc và trọng điểm này là nội dụng

cơ bản của chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ:

Một là, tăng cường hệ thống liên minh của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình

Dương, và thúc đẩy quan hệ đối tác của Mỹ ở khu vực này Mỹ coi các nước đồngminh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philíppin và Thái Lan là lực lượng dựa vào chủ

Ngày đăng: 25/06/2016, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w